Chuyên đề thực tập GVHD PGS TS Trần Quốc Khánh TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA BẤT ĐỘNG SẢN VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁT THEO HƯỚNG BỀ[.]
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA BẤT ĐỘNG SẢN VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬPĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁT THEO HƯỚNGBỀN VỮNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC KHỐNG
SẢN VÀ THƯƠNG MẠI SƠNG THƯƠNG
Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Trần Quốc KhánhSinh viên thực hiện: Nguyễn Hoài Thương
Mã sinh viên: 11123923
Lớp chuyên ngành: Kinh tế tài nguyên 54
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại Cơng ty Cổ phần khai thác khống sảnvà thương mại sông Thương, em đã được vận dụng những kiến thức được học trongsuốt bốn năm tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân vào môi trường làm việc thực tế.Q trình đó đã giúp em nắm vững hơn những kiến thức của mình, đồng thời hiểubiết thêm những kinh nghiệm cũng như cách làm việc bên ngoài xã hội.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô khoa Bất động sản và kinh tế tàinguyênTrường Đại học Kinh tế Quốc dân đã truyền đạt cho em những kiến thứcquý báu trong suốt thời gian em học tập tại trường Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơnchân thành nhất đếnPGS.TS Trần Quốc Khánh – người đã nhiệt tình hướng dẫn vàgiúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các cán bộ, nhânviêntrong Công ty Cổ phần khai thác khống sản và thương mại sơng Thương đãtạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập và thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, em xin kính chúc q thầy cơ, cùng tồn thể các cơ chú, anh chịtrong Cơng ty Cổ phần khai thác khống sản và thương mại sông Thương dồi dàosức khỏe và công tác tốt ạ!
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHAI THÁC CÁT 5
1 Khái niệm và đặc điểm của khai thác cát .5
1.1 Khái niệm 5
1.2 Đặc điểm 5
2 Vai trò của khai thác cát 8
2.1 Vai trò của cát .8
2.2 Vai trò của khai thác cát 9
3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác cát 12
3.1 Nhân tố tự nhiên 12
3.2 Nhân tố môi trường 13
3.3 Nhân tố công nghệ, kỹ thuật 13
3.4 Nhân tố lao động 14
3.5 Nhân tố chủ trương, chính sách của Nhà nước 14
4 Tình hình khai thác cát ở một số địa phương .15
4.1 Tình hình khai thác cát trên sơng Hồng (khu vực Hà Nội) .15
4.2 Tình hình khai thác cát trên sơng Hậu, Cần Thơ 16
4.3Một số bài học rút ra cho Công ty 17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁT TRÊN SÔNG THƯƠNGCỦA CƠNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC KHỐNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠISƠNG THƯƠNG 19
1 Giới thiệu chung về Cơng ty Cổ phần khai thác khống sản và thương mạisơng Thương .19
1.1 Q trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần khai tháckhống sản và thương mại sơng Thương 19
1.1.1 Giới thiệu về công ty 19
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty .19
Trang 41.1.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần khai thác khống
sản và thương mại sơng Thương 21
1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty cổ phần khai thác khống sản vàthương mại sơng Thương 22
1.2.1 Ban Giám đốc 23
1.2.2 Phịng Hành chính – Nhân sự 24
1.2.3 Phịng Tài chính – Kế tốn 25
1.2.4 Phịng khai thác và phát triển kinh doanh 25
1.2.5 Phòng Kỹ thuật 26
2 Thực trạng khai thác cát tại Cơng ty Cổ phần khai thác khống sản vàthương mại sông Thương 28
2.1 Thực trạng về địa bàn khai thác .28
2.2 Thực trạng về tổ chức khai thác cát của Công ty Cổ phần khai tháckhống sản và thương mại sơng Thương 33
2.2.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất khoáng sản khu vực .33
2.2.2 Điều kiện kỹ thuật và công nghệ khai thác cát của Cơng ty Cổ phầnkhai thác khống sản và thương mại sơng Thương .34
2.2.3 Quy trình khai thác cát tại Cơng ty Cổ phần khai thác khống sản vàthương mại sơng Thương 37
2.2.4 Tổ chức lao động khai thác 38
2.2.5 Đánh giá kết quả và hiệu quả khai thác cát của Công ty Cổ phần khaithác khống sản và thương mại sơng Thương giai đoạn 2012 – 2015 39
2.2.6 Tác động của việc khai thác cát đến môi trường và xã hội 42
2.3 Đánh giá chung từ việc khai thác cát của Công ty Cổ phần khai tháckhống sản và thương mại sơng Thương 46
2.3.1 Ưu điểm 46
2.3.2 Hạn chế 46
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 47
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁT THEO HƯỚNG BỀNVỮNG 48
1 Nhu cầu về cát và những định hướng khai thác, kinh doanh của Cơng tyCổ phần khai thác khống sản và thương mại sông Thương giai đoạn 2015 –2020 48
Trang 51.2 Những định hướng và kế hoạch khai thác cát của Cơng ty Cổ phần khai
thác khống sản và thương mại sông Thương giai đoạn 2016 – 2020 49
2 Các giải pháp nhằm khai thác cát theo hướng bền vững 51
2.1 Các giải pháp tăng cường khả năng khai thác 51
2.1.1 Về công nghệ sản xuất và thiết bị máy móc 51
2.1.2 Về tổ chức nhân cơng lao động 51
2.2 Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm cát và các loạikhống sản khác của Cơng ty 53
2.2.1 Tăng cường công tác điều tra, nghiên cứu thị trường 53
2.2.2 Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng 53
2.2.3 Giá cả sản phẩm 54
2.2.4 Mở rộng mạng lưới tiêu thụ 55
2.3 Các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường 55
2.3.1 Giảm thiểu ơ nhiễm do khí thải và tiếng ồn 55
2.3.2 Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt 56
2.3.3 Chống ô nhiễm bụi 56
2.3.4 Hạn chế tiếng ồn 57
2.3.5 Công tác hoàn nguyên và phục hồi thảm thực vật .57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .58
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu
Nền kinh tế phát triển tạo đà cho kiến thiết, xây dựng cơ sở hạ tầng tăng tốcmạnh dẫn đến các loại khoáng sản phục vụ cho ngành xây dựng đang dần trở thànhnhững sản phẩm có giá trị kinh tế lớn Chính vì thế, ngành khai thác khống sảnđang trở thành một trong những ngành cơng nghiệp mũi nhọn của nước ta hiện nay.Hàng năm ngành khai thác nước ta khống sản đóng góp vào GDP hàng chục ngàntỉ đồng, tạo công ăn việc làm cho hơn hai mươi vạn lao động, góp phần phát triểnkinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt là lao độngvùng sâu, vùng xa…Góp phần đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Và mỗi doanh nghiệp khống sản muốn tồn tại và phát triển được đềuphải có những chiến lược, giải pháp nhằm đạt được những mục tiêu mà mình đã đặtra Trong đó các giải pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanhcũng như góp phần bảo vệ mơi trường ln ln được chú trọng nghiên cứu và thựchiện.
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đơng bắc Bắc Bộ, phía đơng giáp tỉnhQuảng Ninh, phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh Thái Ngun và huyệnSóc Sơn (Hà Nội) và phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.Trên địa bàntỉnh Bắc Giang có 374 km sơng suối, trong đó ba sông lớn là sông Lục Nam, sôngThương và sông Cầu Sông Lục Nam chảy qua vùng núi đá vôi nên quanh nămnước trong xanh Sông Thương bắt nguồn từ hai vùng có địa hình và địa chất khácnhau nên nước chảy đơi dịng: bên đục, bên trong.
Trang 8thác Huống (đập Huống) tại khu vực trung tâm tỉnh Thái Nguyên và nối với sôngThương tại Bến Thôn thuộc khu vực tây bắc tỉnh Bắc Giang, sông Máng là một hệthống kênh dùng cho cả mục đích nơng nghiệp và giao thông, phục vụ chủ yếu chohuyện Phú Bình (Thái Nguyên), huyện Tân Yên (Bắc Giang) và hai xã: Minh Đứcvà Nghĩa Trung (huyện Việt Yên), các kênh dẫn nhỏ của sông cũng phục vụ tướitiêu cho nhiều khu vực khác trong tỉnh Bắc Giang, trên sơng có một hệ thống âuthuyền được xây dựng từ những năm 20 của thế kỉ 20 để đưa thuyền bè từ BắcGiang và các tỉnh đồng bằng tới Thái Nguyên Sông Sim bắt nguồn từ Thái Nguyênchảy qua các huyện Hiệp Hịa và huyện Việt n đến xã Đa Mai thì hợp lưu vớidịng sơng Thương.
Nước sơng Thương vốn trong xanh nay có dịng nước đục thêm vào nên sơngcó hai dòng chảy song song, một bên trong, một bên đục Do đó hiện tượng này cóthể nhìn thấy được tới thành phố Bắc Giang.Sơng Thương có chiều dài 157 km,diện tích lưu vực: 6.640 km² Giá trị vận tải được trên 64 km, từ Phả Lại, tỉnh HảiDương đến thị trấn Bố Hạ, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.
Tỉnh Bắc Giang là địa bàn quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm tạiĐông Bắc Việt Nam Hiện nay, nhiều khu công nghiệp và khu khu dân cư đã vàđang được hình thành, đặc biệt là tốc độ đơ thị hoá và phát triển hạ tầng cơ sở cànglúc càng nhanh của khu kinh tế, địi hỏi phải có một số lượng lớn ngun vật liệu
xây dựng.Chính vì thế, câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để doanh nghiệp khai tháckhống sản có thể đạt được hiệu quả khai thác cao mà vẫn đảm bảo duy trì đượcnguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường?
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần khai thác khoáng sản và thương mại sông Thương, từ những kiến thức đã đượchọc tại trường cùng với những thông tin và số liệu thu thập được từ địa điểm thực tập, em lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Thực trạng và giải pháp khai thác cát theo hướng bền vững tại Công ty Cổphần khai thác khống sản và thương mại sơng Thương”
Trang 9Đánh giá hiện trạng khai thác cát trên cơ sở phân tích về tình hình khaithác cát hiện nay Từ đó đề ra giải pháp quản lý có hiệu quả và khai thác bềnvững nguồn tài nguyên cát trên sông Thương.
2.2Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ các cơ sở lý luận về khai thác tài nguyên bền vững.
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng khai thác tài nguyên cát trên sông Thương của Công ty Cổ phần khai thác khống sản và thương mại sơngThương.
- Đánh giá các tác động của việc khai thác cát đến môi trường, kinh tế xãhội.
- Đề xuất giải pháp quản lý khai thác bền vững nguồn tài nguyên cát trênsông Thương.
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là thực trạng và các giải pháp vềkhai thác cát trên sông Thương của Cơng ty Cổ phần khai thác khống sản và thương mại sông Thương.
3.2 Phạm vi nghiên cứua Không gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên sông Thương thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang Cụ thể là tại các mỏ cát thuộc khu vực xóm Thượng – xã Đồng Việt, xóm Bắc – xã Đồng Việt và xã Đức Giang, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Số liệu phân tích về địa bàn nghiên cứu và số liệu về tình hình khai thác cát trên sơng Thương được thu thập tại Cơng ty Cổ phần khai thác khống sản và thương mại sông Thương.
b Thời gian nghiên cứu
Trang 10Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo thì bàiChuyên đề được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về khai thác cát
Chương II: Thực trạng khai thác cát trên sông Thương của Công ty Cổ phần khaithác khống sản và thương mại sơng Thương giai đoạn 2012 – 2015
Trang 11CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHAI THÁC CÁT
1 Khái niệm và đặc điểm của khai thác cát1.1 Khái niệm
Cát là vật liệu dạng hạt nguồn gốc tự nhiên bao gồm các hạt đá và khoángvật nhỏ và mịn Khi được dùng như là một thuật ngữ trong lĩnh vực địa chất học,kích thước hạt cát theo đường kính trung bình nằm trong khoảng từ 0,0625mm tới2mm (thang Wentworth sử dụng tại Hoa Kỳ) hay từ 0,05mm tới 1mm (thangKachinskii sử dụng tại Nga và Việt Nam hiện nay) Một hạt vật liệu tự nhiên nếu cókích thước nằm trong các khoảng này được gọi là hạt cát
Trong thực tế, cát là một thể tập hợp của vụn nham thạch, cát là sản phẩmcủa sự nứt vỡ bề mặt các tầng nham thạch trong quá trình hàng triệu năm Một sốvụn nham thạch chịu tác dụng hoá học nào đó, dần dần hồ tan vào một thể dungdịch rất đặc, dung dịch đó về sau dần dần biến thành dầu mỏ Những vụn nhamthạch quá rắn hoặc có thể chịu được tác dụng hố học thì trở thành hạt mà người tagọi là cát Mỗi hạt cát thường có đường kính khoảng kích thước cát hạt cát theođường kính trung bình nằm trong khoảng từ 0,0625 mm tới 2 mm (thangWentworth sử dụng tại Hoa Kỳ) hay từ 0,05 mm tới 1 mm (thang Kachinskii sửdụng tại Nga và Việt Nam hiện nay).
Cát trên sơng được hình thành từ các lớp đất đá bị bào mòn do các điều kiệntự nhiên như mưa, gió Trải qua q trình vận chuyển theo các mùa nước lũ đổ từthượng nguồn xuống hạ nguồn gặp điều kiện thuận lợi của dịng xốy nước trênsơng lắng đọng hình thành nên những mỏ cát Nếu khơng được khai thác thì nhữngmỏ cát này sẽ nên những cồn cát ở giữa sông, những mỏ cát trên sông nếu khơngđược khai thác thì làm thay đổi dịng chảy, có thể gây lũ lụt cho các khu vực thấp
1.2 Đặc điểm
a Đặc điểm của cát
Trang 12- Nói về thành phần của cát, thành phần phổ biến nhất của nó tại các mơi
trường đất liền trong lục địa và các môi trường không phải duyên hải khu vực nhiệtđới là silica (điơxít silic hay SiO2), thường ở dạng thạch anh, là chất với độ trơ vềmặt hóa học cũng như do có độ cứng đáng kể, nên có khả năng chống phong hóakhá tốt.
Tuy nhiên, thành phần hợp thành của cát có sự biến động lớn, phụ thuộc vàocác nguồn đá và các điều kiện khác tại khu vực Các loại cát trắng tìm thấy ở cácvùng duyên hải nhiệt đới và cận nhiệt đới là đá vơi bị xói mịn và có thể chứa cácmảnh vụn từ san hô hay mai (vỏ) của động vật cùng các vật liệu hữu cơ hay cónguồn gốc hữu cơ khác Các đụn cát thạch cao ở Di tích quốc gia White Sands tạibang New Mexico (Hoa Kỳ) nổi tiếng vì màu trắng chói của nó Acco (arkose) làcát hay sa thạch với hàm lượng fenspat đáng kể, có nguồn gốc từ q trình phonghóa và xói mịn của đá granit ( thường là cận kề) Một vài loại cát còn chứamanhêtit, chlorit, glauconit hay thạch cao Cát giàu manhêtit có màu từ sẫm tới đen,giống như cát có nguồn gốc từ đá bazan núi lửa và opxidian (obsidian) Cát chứachlorit-glauconit thơng thường có màu xanh lục (cịn được gọi là cát lục), như cát cónguồn gốc từ bazan (dung nham) với hàm lượng olivin lớn Nhiều loại cát, đặc biệtcát ở Nam Âu, chứa các tạp chất sắt trong các tinh thể thạch anh của cát, tạo ra cátcó màu vàng sẫm Cát trầm lắng tại một số khu vực chứa ngọc hồng lựu và một sốkhống vật có sức kháng phong hóa tốt, bao gồm một lượng nhỏ các loại đá quý.
- Cát được gió và nước vận chuyển đi và trầm lắng thành các dạng bãi biển,bãi sông, cồn cát, đụn cát, bãi cát ngầm v.v…Cụ thể, về đụn cát, dưới tác dụng củagió, các hạt cát tụ lại một cách tự nhiên thành đụn Người ta gặp loại này ở các nơicó gió đều và thổi một hướng, có tương đối ít cát Chúng thường tạo thành các “ bãiđụn” gọi là hoang mạt cát Đụn cát hình liềm là loại đụn tiến triển rất nhanh (hàngchục mét mỗi năm) khiến chúng rất nguy hiểm ở những nước dễ bị sa mạc hố vàdo đó dễ bị cát bồi như Mauritania.
Trang 13c Đặc điểm của khai thác cát
- Về chi phí và vốn đầu tư
Để đạt được nguồn thu nhập cao từ hoạt động khai thác cát thì địi hỏi ngườidân phải có một số ít tài chính nhất định Những cá nhân, gia đình có sẵn các phươngtiện, máy móc hoặc có sẵn tài chính thì việc tham gia vào hoạt động khai thác cát trênđịa bàn trở nên thuận tiện hơn và thu nhập đem lại cũng cao hơn so với những cánhân, gia đình phải lệ thuộc hồn tồn vào các doanh nghiệp khai thác lớn trên địabàn Bởi họ có thể chủ động trong q trình hoạt động cơng việc, tiết kiệm được chiphí th nhân cơng, phương tiện… trong bối cảnh giá nhân công ngày càng cao Dođó, đã có khơng ít cá nhân tự bỏ vốn ra mua các phương tiện như xe tải, máy kéo,máy xúc, máy hút… về phục vụ cho công cuộc khai thác cát trên địa bàn, điều này đãthu hút sự tham gia của nhiều gia đình trẻ, đặc biệt làđối với những thành viên, giađình chưa có việc làm ổn định hoặc ít đất canh tác Việc này đã giúp cho nhiều cánhân cũng như hộ gia đình có thể chủ động trong công việc,cải thiện được cuộc sốngvà cũng có khơng ít gia đình trở nên giàu có hơn từ cơng việc này Số kinh phí mà họphải bỏ ra để mua sắm các phương tiện, công cụ chỉ nằm ở mức trung bình, khơngq cao đối với nhiều người Chủ yếu là mua sắm các công cụ, phương tiện đơn giảnnhư xẻng, sàng lọc cát, máy hút, xe vận chuyển
- Tính phức tạp và độc hại của cơng việc khai thác cát
Để có được các khối cát theo như yêu cầu của khách hàng thì các cá nhân,doanh nghiệp khai thác cát, phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau, chứ khôngđơn giản chỉ duy nhất, một công đoạn như những công việc khác Người lao độngphải trải qua các khâu như tìm kiếm các loại cát phù hợp với yêu cầu, sau đó tiếnhành khai thác bao gồm các việc như xúc, hút, đãi, sàng, lọc, rửa… thì mới có thểcó được các khối cát theo như các yêu cầu của khách hàng Bên cạnh đó, mỗi côngđoạn người lao động phải mất rất nhiều thời gian để hồn thành nếu như khơng cósự hỗ trợ của máy móc
Trang 14trai mà con gái cũng làm được Tuy nhiên, công việc hằng ngày của những ngườitham gia vào hoạt động khai thác cát địi hỏi cần phải có sức khỏe thì mới có thể làmđược Bởi đây là công việc hầu như là diễn ra ở ngoài trời, người lao động phải đốimặt với mọi kiểu thời tiết từ nắng nóng cho đến mưa gió, lũ lụt, bụi bặm… và có thểhọ phải làm cả ngày lẫn đêm Vì vậy, để có thể làm tốt cơng việc này thì yếu tố sứckhỏe là điều quan trọng với họ.
- Về yếu tố địa hình của các địa bàn khai thác cát
Khai thác cát thường diễn ra ở lịng các con sơng, suối nên khi khai thác quásâu sẽ dễ gây sạt lở bờ sông, suối Đặc điểm này đòi hỏi các cá nhân, doanh nghiệpkhai thác cần phải có những kế hoạch khai thác, cụ thể: thăm dị khu vực và ướctính trữ lượng cát tại từng khu vực, trong quá trình khai thác thì những lớp đất đáphủ có độ dinh dưỡng cao phải cất giữ ở một nơi, khi công tác hoàn thổ ở khaitrường và bãi thải xong tiến hành trải đều lớp đất phủ lên bề mặt để tăng độ màumỡ.
Cát thường lẫn bùn đất nên khai thác cát dễ gây bụi làm ô nhiễm môi trườngdân cư sinh sống quanh khu vực Chính vì thế, để giảm thiểu lượng bụi phát sinh ramôi trường, các cá nhân, doanh nghiệp khai thác cần thực hiện đúng tiêu chuẩntrong cơng tác đặt vị trí mỏ cũng như thực hiện các biện pháp làm ẩm mơi trườngkhơng khí…
Các mỏ cát trên sơng thường có quy mơ nhỏ, trải dài dọc theo sườn các consông, suối nên việc khai thác cát thường phải di chuyển nhiều Đây cũng là một bấtlợi không hề nhỏ đối với các cá nhân khai thác cát nhỏ lẻ, khi khơng có phương tiệnvận chuyển thì họ phải áp dụng những cách truyền thống bằng sức người Như vậysẽ rất tốn thời gian và hiệu quả mang lại khơng cao.
2 Vai trị của khai thác cát2.1 Vai trò của cát
Trong nền kinh tế hiện nay, khi các nhu cầu về kiến thiết và xây dựng cơ sởhạ tầng đang ngày một gia tăng thì vai trị của cát càng trở nên quan trọng và khôngthể thay thế bởi một loại khoáng sản nào khác Cụ thể:
Trang 15- Một vài loại cát (như cát vàng) là một trong các thành phần chủ yếu trong sảnxuất bê tông.
- Cát tạo khuôn là cát được làm ẩm bằng nước hay dầu và sau đó tạo hình thànhkhn để đúc khn cát Loại cát này phải chịu được nhiệt độ và áp suất cao, đủxốp để thốt khí và có kích thước hạt nhỏ, mịn, đồng nhất, khơng phản ứng vớikim loại nóng chảy.
- Là một trong các thành phần chủ yếu để sản xuất thủy tinh.
- Cát đã phân loại bằng sàng lọc cũng được dùng như là một vật liệu mài mịntrong đánh bóng bề mặt bằng phun cát áp lực cao hay trong các thiết bị lọc nước.- Các xí nghiệp sản xuất gạch ngói có thể dùng cát làm phụ gia để trộn lẫn với đất
sét và các vật liệu khác trong sản xuất gạch.
- Cát đôi khi được trộn lẫn với sơn để tạo ra bề mặt ráp cho tường và trần cũngnhư sàn chống trượt trong xây dựng.
- Các loại đất cát thích hợp cho một số loại cây trồng như dưa hấu, đào, lạc cũngnhư là vật liệu được ưa thích trong việc tạo nền móng cho các trang trại chănni bị sữa vì khả năng thốt nước tốt của nó.
- Cát được sử dụng trong việc tạo cảnh quan như tạo ra các ngọn đồi và núi nhỏ,chẳng hạn trong xây dựng các sân golf.
- Cát được dùng để cải tạo các bãi tắm.
- Các bao cát được dùng để phòng chống lũ lụt và chống đạn.
- Xây dựng lâu đài cát cũng là một hoạt động khá phổ biến Có nhiều cuộc thi vềnghệ thuật xây dựng các lâu đài cát.
- Hoạt hình cát là một kiểu nghệ thuật biểu diễn và là công cụ kỹ thuật để sảnxuất phim hoạt hình.
- Các bể ni sinh vật cảnh đôi khi cũng dùng cát và sỏi.
- Trong giao thông đường bộ và đường sắt người ta đôi khi sử dụng cát để cảithiện khả năng bám đường của bánh xe trong một số điều kiện thời tiết khắcnghiệt.
2.2 Vai trò của khai thác cát
Trang 16quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, là nhân tố góp phần xây dựngnước ta đi theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo nên một nền kinh tế đadạng về lĩnh vực ngành nghề, đồng thời cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng tích cực.
- Việc khai thác cát lịng sơng nếu thực hiện đúng kỹ thuật, tại những địa điểmdòng chảy bị ảnh hưởng bởi cát, luồng khơng thơng thống lại có tác dụng có lợi,làm cho dịng chảy lưu thông, luồng lạch đảm bảo cho hoạt động của tàu thuyền.Đây chính là mặt mạnh của khai thác cát lịng sông cần phát huy.
- Tạo công ăn việc làm và trau dồi trình độ chun mơn cho lao động quanhđịa bàn khai thác Bên cạnh những chuyên gia, kỹ sư có trình độ học vấn về lĩnhvực kinh tế, kỹ thuật thì các doanh nghiệp khai thác cát ln ln trú trọng đến việctuyển dụng các công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình khai thác tại địa phương.Điều này tạo nên một đội ngũ lao động có nghiệp vụ khai thác cơ bản và gia tăngthu nhập cho người dân địa phương.
- Khai thác cát góp phần làm tăng trưởng GDP, tăng nguồn thu cho Ngân sáchNhà nước thông qua các khoản thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, thuế khai tháckhoáng sản…
1 Sự cần thiết của việc khai thác cát theo hướng bền vững
- Việc khai thác là cần thiết nhưng nếu khai thác bừa bãi, khơng có sự tínhtốn, quy hoạch, thêm vào đó là các tổ chức, cá nhân vì lợi ích kinh tế khai thác tàinguyên thiên nhiên quá mức sẽ đem lại những hệ lụy khơn lường như làm biến đổidịng chảy, luồng chạy tàu, gây sạt lở đất đai canh tác và ảnh hưởng đến mơi sinh,mơi trường, các cơng trình trên sông, ven sông, đê, kè, thuỷ lợi, thất thốt tàingun quốc gia, gây mất trật tự an tồn giao thông trên các tuyến sông Đặc biệt,khi mưa lớn, nước sông dâng cao tạo ra những "mũi khoan nước" khổng lồ xốy sâuvào các chân cầu, bãi sơng làm vỡ, đẩy trôi từng mảng đất lớn ven bờ, lấn sâu vàobãi vườn, nương ruộng sản xuất của nhân dân.
- Việc khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả cho từng thời kỳ vớitừng loại khoáng sản, cụ thể là cát là nhiệm vụ quan trọng được đặt ra cho các nhàhoạch định chính sách, các nhà quản lý và doanh nghiệp khai thác cát nhằm đáp ứngyêu cầu và thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Trang 17cho thấy là để có thể tồn tại và phát triển được, các công ty khai thác phải đề ranhững giải pháp để thực hiện khai thác bền vững của mình, như:
- Tìm kiếm, cam kết và hỗ trợ đối thoại về sản xuất-kinh doanh của cơng ty;- Khuyến khích thực hiện xun suốt trong công ty để đạt được quản lý tàinguyên bền vững ở những nơi mà họ hoạt động;
- Tiến hành mọi hoạt động sản xuất -kinh doanh với độ hoàn hảo cao, minhbạch và tinh thần trách nhiệm cao;
- Bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho người lao động và cộng đồng, đóng góp vàosáng kiến tồn cầu nhằm thúc đẩy sản xuất-kinh doanh, sử dụng và tái sử dụngkhoáng sản một cách an tồn và thân thiện với mơi trường;
- Tìm cách giảm thấp nhất ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến môi trườngvà đa dạng sinh học thơng qua các bước phát triển, từ thăm dị đến đóng cửa mỏ;
- Hợp tác với cộng đồng để họ quan tâm phát biểu những vấn đề liên quan đếncác khu vực khai thácmới.
- Tiếp tục hoàn thiện điều hành thông qua ứng dụng công nghệ mới, phát minhsáng kiến và ứng dụng tốt nhất trong mọi góc cạnh của hoạt động sản xuất;
- Tôn trọng quyền con người, đối xử cơng bằng, tơn trọng nhân phẩm; Tơntrọng văn hố, tập tục và giá trị con người tham gia hoạt động sản xuất;
- Cơng nhận và tơn trọng vai trị, đóng góp và quan tâm đến người dân bảnđịa;
- Tơn trọng tất cả các luật lệ và qui định của mỗi nước mà các công ty đanghoạt động và áp dụng các tiêu chuẩn trong hướng dẫn tổng thể và cam kết đối vớinhững thông lệ quốc tế;
Trang 18- Có trách nhiêm đối với cộng đồng, đối với nhu cầu và mối quan tâm thôngqua tất cả các giai đoạn từ thăm dò, phát triển, khai thác cát;
Trang 193 Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác cát3.1 Nhân tố tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, đặc điểm địa chất khu vực, đặcđiểm địa chất thủy văn… Đây là nhóm các nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến việckhai thác cát Vị trí các mỏ cát khác nhau, cấu tạo địa chất tại các khu vực khácnhau hay chế độ nước sông khác nhau sẽ tạo ra những sản phẩm cát có thành phầncấu tạo khác nhau, trữ lượng và chất lượng cát cũng khác nhau Điều này có ảnhhưởng lớn đến năng suất khai thác cũng như chất lượng cát khai thác được của cácdoanh nghiệp
Ví dụ, xem xét khu vực khai thác nằm trong trũng An Châu, cấu thành bởicác thành tạo lục nguyên thuộc hệ tầng Hòn Gai, hệ tầng Nà Khuất và các thành tạobởi bở rời được xếp vào hệ Đệ tứ Sau đây là đặc điểm các phân vị địa chất:
HỆ TẦNG NÀ KHUẤT
Hệ tầng phân bố chủ yếu ở phía Đơng và Tây khu vực thăm dị, chiếm diệntích nhỏ hẹp, một phần nhỏ thuộc xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng còn lại chủ yếu làthuộc địa phận tỉnh Hải Dương bao gồm các dải đồi đỉnh tròn, sườn thoải.
Thành phần gồm: sét vôi, bột kết, cát kết, đá, đá phiến sét, đá vơi.HỆ TẦNG HỊN GAI
Hệ tầng phân bố chủ yếu ở phía Đơng nam khu vực thăm dị, chiếm diện tíchnhỏ hẹp, chủ yếu là thuộc địa phận Hải Dương, bao gồm các dải đồi đỉnh tròn, sườnthoải.
Thành phần gồm: cuội kết, sạn kết, đá phiến sét.
HỆ TẦNG VĨNH PHÚC
Các thành tạo thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc phân bố ở phần nhơ cao khu vựcthăm dị, chiếm diện tích khá lớn, là nơi dân cư lập làng bản sinh sống ở phần địahình cao.
Thành phần gồm sét bột màu loang lổ.
HỆ TẦNG HẢI HƯNG
Trang 20Thành phần gồm sét bột, cát màu xám lẫn mùn thực vật.HỆ TẦNG THÁI BÌNH
Các thành tạo trầm tích bở rời hệ Đệ tứ lộ ra, phân bố ở lịng sơng và dọctheo hai bên bờ sơng được xếp vào hệ tầng Thái Bình có nguồn gốc sơng hiện đạiđược phân chia như sau:
- Phần dưới: phân bố dọc theo hai bên bờ sông gồm cát, cuội sỏi hạt nhỏ đếnlớn màu vàng, nâu xám có ít vảy mica màu trắng.
- Phần trên: phân bố ở lịng sơng gồm cát cuội sỏi lẫn đá cuội tảng.
3.2 Nhân tố môi trường
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệmật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sựtồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.Vì vậy, yếu tố mơi trường có ảnhhưởng đến năng suất khai thác và ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.
Tiếng ồn, rung sóc trong sản xuất: Tiếng ồn là âm thanh gây khó chịu chocon người, nó phát sinh do sự chuyển động của các chi tiết hoặc bộ phận của máydo va chạm… Rung sóc thường do các dụng cụ cầm tay bằng khí nén, do các độngcơ nổ… tạo ra Trong khai thác khống sản, sự chuyển động của các máy mócchun dùng lớn như máy ủi, máy súc, máy đầm, các dàn khoan, các côngtenơ vậnchuyển…và sự tác động mạnh tới lịng đất tạo nên những tiếng ồn và rung sóc lớntrong quá trình khai thác và sản xuất Làm việc trong điều kiện có tiếng ồn và rungsóc quá giới hạn cho phép dễ gây các bệnh nghề nghiệp như: điếc, viêm thần kinhthực vật, rối loạn cảm giác, rối loạn phát dục, tổn thương về xương khớp và cơ;hoặc làm giảm khả năng tập trung trong lao động sản xuất, giảm khả năng nhạybén… Người mệt mỏi, cáu gắt, buồn ngủ…Tiếp xúc với tiếng ồn lâu sẽ bị giảmthính lực, điếc nghề nghiệp hoặc bệnh thần kinh Tình trạng trên dễ dẫn đến tai nạnlao động.
3.3 Nhân tố công nghệ, kỹ thuật
Trang 21nghệ khai thác hiện đại sẽ đem lại năng suất cao, tiết kiệm sức lao động và giảmthiểu tác động xấu đến môi trường.
Để đáp ứng quá trình khai thác hiệu quả, các doanh nghiệp khai thác cát hiệnnay cũng đã trang bị hầu hết các loại máy móc, thiết bị và cơng cụ để phục vụ choquá trình khai thác cát Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật và ứng dụng công nghệ trongq trình sản xuất vẫn cịn nhiều mặt hạn chế, đa phần vẫn sử dụng sức lao độngcủa con người là chính, việc tiếp cận với các loại máy móc hiện đại của các doanhnghiệp cịn gặp nhiều khó khăn Việc sử dụng các công nghệ cũ, chủ yếu sử dụngsức lao động con người khiến cho hiệu quả sản xuất thấp, chi phí và giá thành bịđẩy lên cao.
3.4 Nhân tố lao động
Lao động trong lĩnh vực khai thác cát của doanh nghiệpchủ yếu là nam giới.Do vậy, nguồn lao động khá dồi dào Công ty sử dụng đa phần là những công nhânđịa phương tại địa điểm khai thác của cơng ty, họ có trình độ học vấn không cao, làlao động phổ thông, lao động thời vụ do nghỉ mùa màng hoặc do thất nghiệp tạmthời…Trình độ kỹ thuật,chun mơn tay nghề cịn kém.Chỉ có một số lượng laođộng nhỏ có trình độ cao: Giám đốc, kỹ sư khai thác, quản lý đội, kỹ sư máy móc,kế tốn,…tuy nhiên vẫn cịn hạn chế.
Tổ chức lao động: việc phân công, hiệp tác, chế độ nghỉ ngơi và kỷ luật laođộng trong doanh nghiệp đang dần mang lại hiệu quả cao Người lao động làm việctrong điều kiện lao động khó khăn, cơng ty đã có các chính sách khuyến khíchngười lao động để họ gắn bó lâu dài với cơng việc Từ cơng tác tổ chức đến các yếutố vềan toàn lao động đã đượcdoanh nghiệp chú trọng.
3.5 Nhân tố chủ trương, chính sách của Nhà nước
Trang 22của Thủ tướng, các Bộ, ban ngành, địa phương về hoạt động quản lý, khai thác, chếbiến khống sản.
Ngồi mặt lợi ích của việc ban hành các chủ trương, chính sách giúp Nhànước quản lý tốt việc khai thác, chế biến và kinh doanh khống sản thì các doanhnghiệp khai thác khống sản trong đó có Cơng ty Cổ phần khai thác khống sản vàthương mại sơng Thươngđang chịu rất nhiều khó khăn từ việc ban hành các quyđịnh, chủ trương, chính sách của nhà nước như: Thủ tục pháp lý còn rườm rà, nhiềuđơn vị cùng quản lý khiến cho doanh nghiệp khó khăn trong việc báo cáo và hoạtđộng.
4 Tình hình khai thác cát ở một số địa phương
4.1 Tình hình khai thác cát trên sông Hồng (khu vực Hà Nội)
Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc, chảyqua Việt Nam và đổ ra biển Đông Đoạn chảy qua Việt Nam dài 510 km Đây là consơng chính của thành phố Hà Nội Sơng bắt đầu chảy vào thành phố ở huyện Ba Vìvà ra khỏi thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên, tiếp giáp với tỉnh Hưng Yên.
Đứng trên cầu Thăng Long nhìn xuống sẽ thấy 2 bên thượng lưu và hạ lưusông là những bãi cát khổng lồ Hàng ngày có hàng chục phương tiện nối đuôi nhauchờ vào bến bốc cát lên, cịn dưới sơng là các loại tàu hút dung vịi rồng hút cát lênbãi
Dọc tuyến sơng Hồng qua khu vực Hà Nội, từ xã Thượng Cát, huyện TừLiêm đến xã Lĩnh Nam, huyện Thanh Trì cả hai bên tả ngạn hữu sơng Hồng có tớicả chục mỏ cát và điểm khai thác cát Trong đó, địa bàn có nhiều bến bãi, mỏ cátnhất là xã Hải Bối, huyện Đơng Anh.
Tồn thành phố Hà Nội hiện có 122 bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựngven sơng nhưng có tới 108 mỏ và điểm mỏ cát hoạt động không phép, chiếm tới88,5%.
Tác động xấu từ việc khai thác cát sông Hồng đoạn qua khu vực Hà Nội
Ảnh hưởng tới luồng chảy:
Trang 23Nạn hút cát trái phép dưới lịng sơng khiến nhiều khúc sơng bị thay đổi dịngchảy, ảnh hưởng đến an tồn chạy tàu trên sơng.
Ảnh hưởng tới sự sạt lở, an tồn đê điều:
Hiện tượng sạt lở hiện nay khơng cịn giống như sạt lở của những năm trướclà đất bị sóng đánh sạt dần xuống mà thực tế, đất ở đây đang sụp xuống từng mảnglớn Điều này chứng tỏ bên dưới giáp vỉa sông đang xuất hiện những “hàm ếch” mànguyên nhân chính là do nạn đào, hút cát xơ bồ, bừa bãi nhiều năm qua gây ra.
Hiện tượng sạt lở thực tế trên địa bàn phường Ngọc Thụy đã diễn ra từ năm2005, tốc độ sạt lở mỗi năm tới 100 mét đất bãi, bờ bãi có cấu tạo địa chất xấu,nhưng không loại trừ ảnh hưởng của khai thác cát ở lịng sơng, bãi sơng.
Ảnh hưởng tới mơi trường:
Các đơn vị khai thác cát trên sơng Hồng ít đầu tư về đường giao thông, hệthống đèn điện chiếu sáng, rửa xe, vệ sinh môi trường nên khi các phương tiện chởcát đi qua thường xảy ra tình trạng mất vệ sinh môi trường tại các điểm khai thác vàcác tuyến đường lân cận
Mặt khác, do chạy theo lợi nhuận nên các chủ phương tiện thường chở cát,vật liệu rời cao quá thành xe nên gây bụi bẩn và rơi vãi ra đường Theo tính tốn,lượng xe chở vật liệu rời trong một ngày đêm lên tới hàng nghìn lượt xe Riêng bếnBạc, vào thời gian cao điểm có 7.000 lượt xe mỗi ngày.
4.2 Tình hình khai thác cát trên sông Hậu, Cần Thơ
Trong phạm vi nghiên cứu sông Hậu dịng chảy chủ yếu theo hướng TâyBắc- Đơng Nam với tổng chiều dài gần 55 km, chiều rộng sông từ l.000m –1.800mlà ranh giới của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long với Cần Thơ Đặc điểm
dịng sơng Hậu là tương đổi thẳng, lịng sơng có dạng hình chữ U, lưu lượng dịng
chảy của sơng khơng ổn định chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều và theomùa Mực nước trong ngày thay đổi từ 0,6 – 1,5 m, lịng sơng có nhiều khu vực uốnlượn về phía Cần Thơ và lồi về phía Vĩnh Long gây sạt lở bờ, và lịng sơng ở phíaCần Thơ và bồi tụ về phía Vĩnh Long.
Trang 24khu vực, đến nay trên tồn tuyến sơng Hậu, Cần Thơ đã có 11 mỏ cát đang trongquả trình quản lý khai thác Cát ở dịng sơng Hậu có lẫn nhiều tạp chất nên được sửdụngchủ yếu cho san lấp mặt bằng , các cơng trình xây dựng dân dụng Trước đâyviệc xét duyệt trữ lượng khai thác thuộc thẩm quyền của Bộ Công Nghiệp và Bộ Tàinguyên và Môi trường, hiện nay việc thăm dò và duyệt trữ lượng khai thác thuộcthẩm quyền của UBND thành phố Cần Thơ xem xét và phê duyệt.
Hiện nay trên địa bàn 5 quận của thành phố Cần Thơ đều có các mỏ cát đangtrong quá trình khai thác Hiện trạng khai thác qua các năm theo ở các quận trongthành phố được thống kê ở bảng 5.
Bảng 1: Hiện trạng khai thác cát hằng năm tại cácquận trong thành phố cần thơ
Đơn vị tính: m3
Như vậy hiện nay cát được dùng để san lấp mặt bằng ở Cần Thơ được khaithác chủ yếu là trên tuyến sông Hậu, Cần Thơ, với sản lượng khai thác hàng năm làtương đối lớn Theo số liệu ở bảng 5 thì năm 2013 khai thác được 702.988 m3, năm2014 khai thác được 399.727m3 và năm 2015 tổng sản lượng khai thác được là749.844 m3 Với trữ lượng khai thác đó các cơ quan chức năng đã cấp nhiều giấyphép khai thác cho nhiều tổ chức, cá nhận đăng ký khai thác cát.
4.3Một số bài học rút ra cho Công ty
- Bài học về nâng cao năng suất, hiệu quả khai thác cát thông qua các biệnpháp như:
+ Đổi mới công nghệ: thay thế các thiết bị máy móc thơ sơ sang các thiết bị
Năm201320142015
Quận Thốt Nốt287.241202.919299.675
Quận Ơ Mơn221.4065.100233.120
Quận Bình Thủy và Ninh Kiều84.176122.11895.176Quận Ninh Kiều và Cái Răng110.16569.590121.873
Tổng702.988399.727749.844
Trang 25hiện đại nhằm tiết kiệm thời gian và sức lao động cho công nhân.
+ Tìm kiếm thị trường, mở rộng mạng lưới xuất khẩu ra thị trường quốc tế+ Nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động thông qua các buổi tập huấn,
đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ khai thác mỏ.
Trang 26CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁT TRÊN SÔNG THƯƠNGCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC KHỐNG SẢN VÀ THƯƠNG MẠI
SƠNG THƯƠNG
1 Giới thiệu chung về Cơng ty Cổ phần khai thác khống sản và thương mại
sơng Thương
1.1 Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ phần khai thác khốngsản và thương mại sông Thương
1.1.1 Giới thiệu về công ty
- Tên công ty: Cơng ty Cổ phần khai thác khống sản và thương mại sôngThương
- Tên viết tắt: Song Thuong Co., Ltd
- Địa chỉ: Số 39A, thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang- Điện thoại: 02403638810
Công ty Cổ phần khai thác khống sản và thương mại sơng Thương đượcthành lập ngày 30/04/2010 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:2400494727 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang Công ty hoạt động trênlĩnh vực khai thác khoáng sản xây dựng, là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, tựchủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, mở tài khoản tại Ngân hàng nông nghiệp vàphát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang và chịu sự quản lý của Nhà nước về mọi hoạtđộng kinh tế.
1.1.2 Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty
Trước đây, khi mới thành lập, Công ty chủ yếu đi sâu vào ngành nghề khaithác khoáng sản phục vụ xây dựng như: cát, sỏi, đá, đất sét…, sản xuất và bán vậtliệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng Hiện nay, do thị yếu của người tiêu ang tronglĩnh vực xây dựng đã trở nên đa dạng và cấp thiết hơn, nên Công ty đã mở rộng loạihình kinh doanh của mình, bao gồm:
- Sản xuất đồ gỗ trong xây dựng
- Mua bán và lắp đặt các thiết bị, dây truyền máy móc cho các nhà máy, khucông nghiệp
Trang 27- Cho thuê máy móc và các thiết bị xây dựng hữu hình- Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ
- Tư vấn thiết kế và lắp đặt hệ thống thiết bị trong xây dựng…
Cơng ty Cổ phần khai thác khống sản và thương mại sông Thương đangtừng bước phát triển sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Ngày nay,Công ty đã và đang trở thành một trong những doanh nghiệp mạnh trong lĩnh vựckhai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng từ khoáng sản trên địa bàn tỉnh BắcGiang.
1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và quy mô của Công ty
a Chức năng
- Tổ chức sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký với cơ quanchức năng của Nhà nước.
- Thực hiện theo đúng quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vềviệc ký kết các hợp đồng lao động, đồng thời ưu tiên sử dụng nguồn nhân lựcdồi dào từ địa phương.
- Tìm kiếm, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác trong vàngoài nước.
- Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê định kỳ theo quy định của Nhà nước.b Nhiệm vụ
- Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất, kinh doanh của Công ty vớiphương châm năm sau cao hơn năm trước.
- Thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về việc nộp đầy đủ các khoản tiền choNgân sách Nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Thực hiện tốt chính sách cán bộ, tiền lương, làm tốt công tác quản lý laođộng, đảm bảo công bằng trong thu nhập, bồi dưỡng để không ngừng nângcao nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ, công nhân viên của Công ty.
- Thực hiện tốt những cam kết trong hợp đồng kinh tế với các đơn vị nhằmđảm bảo đúng tiến độ sản xuất.
Trang 28- Thực hiện tốt cơng tác bảo vệ an tồn lao động, trật tự xã hội và bảo vệ môitrường.
c Quy mô của Công ty- Vốn và tài sản
Nguồn vốn của công ty bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn quayvịng từ lợi nhuận kinh doanh của cơng ty và vay ngắn hạn của ngân hàng đồng thờinhận vốn góp từ các bạn hàng để đầu tư kinh doanh.
Năm 2010 tổng nguồn vốn của công ty là 6.635.645.662 đồng trong đó vốncố định là 517.705.110 đồng Số vốn này được tăng dần qua các năm, điều này thểhiện công ty làm ăn có hiệu quả và được sự tin tưởng của đối tác kinh doanh Đếnnăm 2012 tổng số vốn của cơng ty đã lên 31.029.965.964 đồng trong đó vốn cố định3.028.004.674 đồng Vốn cố định chủ yếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng máy móc thiếtbị của cơng ty như ơtơ, máy tính… Hiện cơng ty đã trang bị được 4 chiếc ôtô đểphục vụ cho nhân viên đi khảo sát, công tác.
Vốn lưu động chiếm gần 90% tổng số vốn, chủ yếu tập trung vào hàng hoá,tiền gửi ngân hàng …
1.1.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Cơng ty Cổ phần khai thác khống sảnvà thương mại sông Thương
Công ty đã tiếp cận thành công với các công nghệ hiện đại phục vụ cho việckinh doanh phát triển, mở rộng quy mơ của mình Thơng qua hoạt động sản xuấtkinh doanh cung ứng vật liệu trong xây dựng các cơng trình, Cơng ty đã khai thácmột cách có hiệu quả nguồn vốn vật tư, tài ngun khống sản cũng như nguồnnhân lực của đất nước để giữ vững và nâng cao hơn nữa uy tín và vị thế cạnh tranhcủa mình trên thị trường khai thác khống sản phục vụ ngành xây dựng, đảm bảocho cuộc sống của tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong Cơng ty.
Trang 291.2 Đặc điểm tổ chức quản lý của Cơng ty cổ phần khai thác khống sản vàthương mại sơng Thương
Trang 30Phịng tài chính - kế tốnPhịng kỹ thuậtPhịng khai thác và phát triển kinh doanhPhịng hành chính nhân sựBan Giám đốc
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC KHỐNG SẢN VÀTHƯƠNG MẠI SƠNG THƯƠNG
1.2.1 Ban Giám đốc
- Ban giám đốc là những người quản lý cao nhất của Cơng ty, có tồn quyền nhân
danh Cơng ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi củaCơng ty, có nhiệm vụ đề ra các kế hoạch, chiến lược kinh doanh tổng thể và giaocác nhiệm vụ cụ thể cho các phòng ban chức năng, Điều hành quản lý, kiểm trađốc thúc tất cả các phòng ban đảm bảo các phòng ban hoạt động trơn tru, hiệuquả nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt được các chỉ tiêu đề ra.
- Ban giám đốc bao gồm giám đốc, 1 phó giám đốc phụ trách khai thác khống
sản và kinh doanh, 1 phó giám đốc phụ nhân sự.
a Giám đốc:
- Chịu trách nhiệm về các mặt hoạt động của công ty trước hội đồng thành viên vàpháp luật hiện hành.
- Chịu trách nhiệm về công tác đối ngoại.
- Là người quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của cơngty.
- Phê duyệt tất cả các quyết định áp dụng trong nội bộ của công ty
Trang 31- Đề xuất các chiến lược kinh, đầu tư cho hội đồng thành viên.
- Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong khu vực và trên thế giới.- Trực tiếp ký các hợp đồng sản xuất kinh doanh.
- Quyết định các chi tiêu về tài chính
- Giám sát tồn bộ hệ thống hoạt động của cơng ty
b Phó giám đốc phụ trách khai thác khoáng sản và kinh doanh:- Điều hành và quản lý mọi hoạt động của phòng kinh doanh- Chuẩn bị các phương án kinh doanh theo chiến lược của cơng ty.- Thiết lập các chỉ tiêu hồn thành cho các mục tiêu kinh doanh.- Tổ chức các sự kiện thương mại để hỗ trợ kinh doanh.
- Huấn luyện và đào tạo nhân viên thuộc cấp.
- Theo dõi các đối thủ cạnh tranh và đề xuất giải pháp hành động.- Tham gia tuyển dụng nhân viên kinh doanh, gặp gỡ khách hàng.
- Báo cáo lên ban giám đốc thông tin về tình hình hoạt động của cơng ty.c Phó giám đốc nhân sự
- Quản lý nhân sự: thực hiện các chế độ BHXH,BHYT… và các chế độ khác theoquy định của nhà nước, công ty
- Quản lý thời gian làm việc cảu nhân viên các bộ phận theo nội quy lao động.- Thực hiện các chính sách khen thưởng, kỷ luật nhân viên.
- Tìm các biện pháp để liên kết mọi người làm việc hiệu quả, cùng hướng tới mụctiêu chung theo mục tiêu của công ty đề ra.
- Xây dựng nội quy lao động, thành lập cơng đồn, thoả ước lao động tập thể,thang bảng lương, phụ cấp lương….
1.2.2 Phịng Hành chính – Nhân sự
Phịng Hành chính – Nhân sự có trách nhiệm quản lý tất cả các vấn đề vềnhân sự của tồn cơng ty, bao gồm:
- Cơng tác tuyển dụng lao động bố trí lao động, theo dõi ngày công của cán bộcông nhân viên, tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên
Trang 32- Bên cạnh đó phịng cịn đảm nhận việc tiếp khách, đối tác, bạn hàng, các hoạtđộng phúc lợi cho người lao động Đồng thời phối hợp với các phòng ban khácthực hiện tốt nhiệm vụ đã được giao phó nhằm đưa cơng ty ngày càng phát triểnđi lên.
1.2.3 Phịng Tài chính – Kế tốn
- Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế tốn theođúng quy định của nhà nước về chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán…
- Theo dõi sự vận động vốn của cơng ty dưới mọi hình thái và cố vấn ban giámđốc các vấn đề liên quan.
- Tham mưu cho Ban giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ kếtoán qua từng thời kỳ trong các hoạt động kinh doanh.
- Tham gia xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý mơi trường.- Ghi chép, tính tốn, phản ánh số hiện có, tình hình ln chuyển và sử dụng tài
sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh và sử dụng vốncủa cơng ty
- Phổ biến chính chế độ quản lý tài chính cảu nhà nước với các bộ phận liên quankhi cần thiết.
- Cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh,kiểm tra và phân tích hoạt động tài chính, phục vụ cơng tác theo dõi kế hoạch.- Cung cấp số liệu bảo cáo cho các cơ quan hữu quan theo chế độ báo cáo tài
chính, kế tốn hiện hành.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Ban giám đốc Công ty.
1.2.4 Phòng khai thác và phát triển kinh doanh
a Bộ phận khai thác khoáng sản
- Chức năng: Là bộ phận đảm nhiệm và cung ứng phần lớn mặt hàng kinh doanhcủa Công ty Bộ phận được phân chia làm nhiều tiểu bộ phận nhỏ, đảm bảo khaithác đúng tiến độ và hiệu quả nhất trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Bắc Giang.- Quyền hạn: Bộ phận khai thác khoáng sản quản lý trữ lượng cát, sỏi, đá khai
thác trên từng địa bàn, hạch toán lỗ lãi độc lập, tự quyết định phương án khaithác có hiệu quả nhất.
Trang 33b Bộ phận Phát triển kinh doanh
- Chức năng: Là bộ phận đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả, trực tiếp chịutrách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp thị - bán hàng tới các khách hàng tiềmnăng trong nước và quốc tế của Công ty nhằm đạt mục tiêu về doanh số, thịphần…
- Nhiệm vụ:
+ Lập kế hoạch kinh doanh các nguyên vật liệu, khống sản, máy móc thiết bị xâydựng
+ Thực hiện các cơng việc nhập, xuất hàng hóa, ngun vật liệu phục vụ thi cơngcơng trình
+ Quản lý và lưu trữ các tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Cơngty.
1.2.5 Phịng Kỹ thuật
- Chức năng:
+ Quản lý, thực hiện và kiểm tra công tác kỹ thuật, thi cơng nhằm đảm bảo tiến độ,an tồn, chất lượng, khối lượng và hiệu quả kinh tế trong tồn Cơng ty
+ Quản lý sử dụng, sửa chữa, mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động sảnxuất kinh doanh trong tồn Cơng ty.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng phương án thi công, phương án kỹ thuật cho các dự án, các loạiphương tiện xe máy thiết bị thi công, các sản phẩm khác để tổ chức thực hiệntrong tồn Cơng ty.
+ Kiểm tra, xác định khối lượng, chất lượng, quy cách vật tư, mức hao phí laođộng trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật được duyệt; Xây dựng phương án thicơng, phương án an tồn lao động và vệ sinh mơi trường đối với các cơng trìnhlớn trọng điểm; Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập và duyệt phương án thicơng, phương án phịng chống cháy nổ, phương án an tồn lao động, vệ sinh mơitrường đối với các cơng trình nhỏ.
Trang 34+ Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong quá trình sản xuấtvề mặt kỹ thuật, chất lượng, tiến độ, an tồn lao động, máy móc thiết bị và vệsinh môi trường.
+ Hướng dẫn và cùng các đơn vị trực thuộc lập hồ sơ nghiệm thu công trình, phốihợp với chủ đầu tư nghiệm thu bàn giao cơng trình.
+ Quản lý, bảo quản, sửa chữa, điều động tồn bộ xe, máy thiết bị thi cơng trongtồn Cơng ty Lập kế hoạch sửa chữa, mua sắm thiết bị máy móc hàng q, năm.Phối hợp cùng Phịng kinh doanh, Phịng tài chính kế tốn khốn quản ca xe,máy các loại tại Cơng ty và các đối tác ngồi Cơng ty.
+ Trực tiếp tổ chức thi cơng cơng trình do Giám đốc Cơng ty quyết định.
+ Phối hợp với Phịng hành chính – Nhân sự xây dựng kế hoạch kiểm tra tay nghề,đào tạo, đào tạo lại, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực củaCông ty.
+ Quản lý cơng tác an tồn lao động, vệ sinh mơi trường, phịng chống cháy nổ,mạng lưới an tồn viên, vệ sinh viên, lực lượng phòng chống cháy nổ đến cácđơn vị trực thuộc trên phạm vi tồn Cơng ty.
+ Nghiên cứu xây dựng kế hoạch, phương án đổi mới công nghệ, trang thiết bị đápứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty Ứng dụng các tiến bộ khoa họckỹ thuật, các sáng kiến, sáng chế vào sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Đề xuất với lãnh đạo Công ty về các biện pháp tăng cường công tác quản lýnâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuậtvà tiến bộ KHKT vào trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Đình chỉ thi cơng đối với đội trưởng, cá nhân và cơng trình khi phát hiện có sựvi phạm nghiêm trọng trong cơng tác quản lý kỹ thuật, an tồn lao động, an tồnPCCN và báo cáo Giám đốc Cơng ty có biện pháp xử lý kịp thời.
+ Phối hợp với các phịng ban nghiệp vụ khác để cùng hồn thành nhiệm vụ đượcgiao.
2 Thực trạng khai thác cát tại Cơng ty Cổ phần khai thác khống sản vàthương mại sông Thương
2.1 Thực trạng về địa bàn khai thác
Trang 35Khu vực khai thác nằm cách trung tâm huyện n Dũng khoảng 10km vềphía Đơng nam, thuộc khu vực Ao Giời (Xóm Bắc) xã Đồng Việt và xã Đức Giang,Xóm Thượng xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Tổng diện tích khai thác trung bình hằng năm xấp xỉ 84ha/năm Được giớihạn trong khung tọa độ có các điểm góc từ 1 đến 32.
Diện tích khai thác chia làm 2 khu vực:
- Khu vực Ao Giời (xóm Bắc) xã Đồng VIệt và xã Đức Giang, huyện n Dũng,tỉnh Bắc Giang, diện tích khai thác trung bình hằng năm xấp xỉ 34 ha/năm, đượcgiới hạn bởi điểm góc từ 1 đến 14
- Khu vực xóm Thượng xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, diện tíchkhai thác trung bình hằng năm xấp xỉ 50ha/năm, được giới hạn bởi điểm góc từ15 đến 32.
Bảng 2: Bảng tọa độ các điểm góc khu vực khai thác
Khu vựcĐiểm góc
Trang 3617 2339921 63712718 2339699 63718319 2339409 63718120 2338918 63708921 2338686 63700422 2338179 63677723 2337868 63661324 2337576 63642925 2337434 63632326 2337534 63619327 2337758 63636328 2338061 63655629 2338697 63688430 2339083 63696131 2339888 63697932 2340156 636887Nguồn: Phòng Kỹ thuật
Địa bàn khai thác như vậy đem đến những thuận lợi và khó khăn cho Cơngty, cụ thể:
- Thuận lợi:
+ Khoảng cách của các mỏ cát không quá cách xa nhau, do vậy, việc quản lýcũng như vận chuyển trở nên dễ dàng hơn.
+ Các mỏ cát nằm gần khu dân cư sinh sống, do đó tạo nên nguồn lao động dồidào cho Cơng ty.
- Khó khăn:
+ Do nằm gần nhà dân nên việc vận chuyển sẽ gặp một số vấn đề như: đườnglàng nhỏ hẹp, cát bụi ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí nơi đây.
+ Âm thanh lớn, tiếng ồn của máy móc làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạtcủa nhân dân…
Trang 37Diện tích khu vực khai thác nằm trong lịng sơng Thương, thuộc khu vực AoGiời (Xóm Bắc), xã Đồng Việt và xã Đức Giang, Xóm Thượng, xã Đồng Việt,huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang Cát lịng sơng Thương được tạo thành do tích tụdịng chảy của sơng, tạo nên các bãi bồi thấp ngập nước hoàn toàn vào các mùatrong năm.
Hai bên bờ sông, chạy dọc theo khu vực khai thác là dải địa hình tương đốibằng phẳng được cấu thành bởi các thành tạo bở rời được xếp tuổi Đệ tứ thuộc hệtầng Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội Ra xa hơn, về phía Đơng nam và Tây bắc là dảiđịa hình đồi núi thấp Đây là diện phân bố của các thành tạo trầm tích lục nguyên hệtầng Hòn Gai, hệ tầng Nà Khuất, độ cao lớn nhất là 365m, các dải đồi thường cóđỉnh trịn, sườn thoải.
- Đặc điểm mạng lưới sông suối
Mạng lưới sông suối thuộc diện tích khai thác khá phát triển Sơng Thươnglà một trong ba tuyến sơng chính chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang Đoạn sơngchảy qua khu vực khai thác có lịng sơng rộng, dịng đơi nơi dịng chảy tương đốisâu, xu hướng thấp dần từ đông bắc đến tây nam, sơng thường bị uốn lượn khơngtheo phương cố định Ngồi ra, có những con suối ngắn đổ vào sơng Thương nhưnglưu lượng nước không đáng kể nên không ảnh hưởng đến cơng tác khai thác cátlịng sơng Khu vực thăm dị thuộc bãi bồi lịng sơng, hai bên bờ sơng là đồi thấphoặc thềm sông.
Chế độ thủy văn của sông Thương phụ thuộc theo mùa Mùa mưa lũ thườngbắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 (chậm hơn thời gian mùa mưa 1 tháng), tuy nhiêncũng có năm lũ xuất hiện sớm hoặc muộn hơn, dao động trong khoảng 1 tháng,song tần suất không lớn Lượng nước trên các sông trong mùa lũ thường chiếmkhoảng 75 – 85% tổng lượng dịng chảy trong năm, tuy nhiên phân bố khơng đềugiữa các tháng Lưu lượng lớn nhất thường xuất hiện vào tháng 7 (tại Bắc Giang) là3.600m3/s
Vào mùa khô, bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, lượngnước trên các sông chỉ chiếm khoảng 15 – 25% tổng lượng nước trong năm Thángcó lưu lượng nhỏ nhất trong năm thường là các tháng 1, 2, 3
Trang 38nguyên được xếp vào Hệ tầng Nà Khuất có tính chất cơ lý cao nên tốc độ xói lởchậm, khơng làm ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài đến các cơng trình trên đó Đoạn sơngcó bờ bồi thường nằm ở các khúc sông thẳng mà phía trên lịng sơng hẹp, phía dướimở rộng hoặc những khúc sơng có bờ cong lồi Đây là nơi thuận lợi cho việc hìnhthành các bãi cát lịng sơng.
Ngồi hệ thống sơng chính cịn có những hệ thống suối nhánh chảy vào sôngThương với lưu lượng nước nhỏ.
Chế độ thủy văn sông Thương ảnh hưởng lớn đến điều kiện khai thác của Cơngty Mùa khơ là thời điểm thích hợp cho việc khai thác, và ngược lại, mùa mưa làkhơng thích hợp vì lượng nước trên sơng q lớn, gây bất lợi cho việc thăm dòvà khai thác cát.
- Đặc điểm khí hậu
Khu vực khai thác cát của Cơng ty Cổ phần khai thác khống sản và thươngmại sơng Thương nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùavới 2 mùa rõ rệt:
Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 9, khí hậu thường nóng bức, độ ẩm cao, mưanhiều và tập trung gây nên lũ lụt, thường có gió Đơng nam từ biển Đơng thổi tới.
Mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh giá, khơ hanh và ítmưa
Lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.300 – 1.800 mm, phân bố không đềutrong năm, tập trung chủ yếu vào mùa hè (chiếm 81% tổng lượng mưa trung bình cảnăm) Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 1, 2, 11, 12 Tháng mưa nhiều nhất làtháng 6, 7, 8.
Từ những đặc điểm về khí hậu, sự phân chia 2 mùa rõ rệt cho thấy thời điểmthích hợp cho việc khai thác của Cơng ty là vào mùa đơng, vì mùa này lượngmưa thấp và ít xảy ra lũ lụt.
c Đặc điểm kinh tế, xã hội và nhân văn tại khu vực khai thác
Trang 39nhân lực dồi dào cho Cơng ty Cổ phần khai thác khống sản và thương mại sôngThương.
- Dân cư trong khu vực khai thác sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nôngnghiệp, trồng cây cơng nghiệp và chăn ni gia súc Ngồi ra cịn tham gia các hoạtđộng sản xuất cơng nghiệp, dịch vụ thương mại phục vụ cho đời sống và cung cấpcho các vùng lân cận.
Với lực lượng lao động nông nghiệp dồi dào này xã Đồng Việt và xã ĐứcGiang, huyện Yên Dũng cũng có những thuận lợi đáng kể, song đó cũng là nhữngkhó khăn, hạn chế như là: dư thừa sức lao động lúc nông nhàn, giá trị ngày cơng laođộng cịn thấp… Hiện nay tồn xã có 2193 hộ với số nhân khẩu bình qn là 4,56người/hộ.
d Điều kiện giao thông và thông tin liên lạc
Khu vực khai thác có mạng lưới giao thơng thuận lợi cả về đường bộ vàđường thủy.
- Giao thông đường bộ tới vùng nghiên cứu có thể đi như sau:
Từ thành phố Bắc Giang theo quốc lộ 31 sau đó theo đường tỉnh lộ ĐT.299hoặc tỉnh lộ 284 đến thị trấn Neo (Trung tâm huyện Yên Dũng) tiếp tục theo hướngtỉnh 284 đến khu vực khai thác.
Ngồi trục giao thơng chính, từ khu vực khai thác tới các xã lân cận đều cóđường đất, đường trải đá cấp phối nên điều kiện giao thơng đường bộ trong vùngkhá phát triển, có thể dung các loại xe có trọng tải vừa đến nhỏ để vận chuyểnnguồn nguyên liệu cát khai thác cung cấp cho thị trường Hệ thống giao thôngthường xuyên được sửa chữa nên có thể đi lại quanh năm.
- Giao thông đường thủy:
Khu vực khai thác, nơi sông Thương chảy qua có lịng sơng rộng và khá sâumột nửa sơng là địa phận tỉnh Hải Dương Vào mùa nước lớn có thể sử dụng thuyềnhoặc xà lan trọng tải vừa và lớn để chuyên chở nguồn nguyên liệu cát khai thác đitiêu thụ và thuận lợi cho tập kết vật liệu tại bãi của Công ty.
- Thông tin liên lạc:
Trang 402.2 Thực trạng về tổ chức khai thác cát của Công ty Cổ phần khai thác khốngsản và thương mại sơng Thương
2.2.1 Lịch sử nghiên cứu địa chất khoáng sản khu vực
Lịch sử nghiên cứu địa chất và điều tra khống sản trong diện tích khu vựcthăm dị nói riêng và tồn tỉnh Bắc Giang nói chung phải kể đến các cơng trình nhưsau:
- Bản đồ địa chất Miền Bắc Việt Nam, tỷ lệ 1/500.000, do A.E.Dovjikov thànhlập năm 1965.
- Bản đồ địa chất tờ Hải Phịng – Nam Định, tỷ lệ 1/200.000, do Hồng NgọcKỷ thành lập năm 1977.
Ngồi các cơng trình điều tra nghiên cứu cơ bản nêu trên, còn một số đề tàinghiên cứu, dự án quy hoạch khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã được triểnkhai Đối với khoáng sản cát sỏi lịng sơng đã được đề cập trong báo cáo “Lập bảnđồ khoanh vùng định hướng phát triển công nghiệp khai khoáng tỉnh Bắc Giang đếnnăm 2000” và báo cáo chuyên đề thực trạng khai thác cát trên các tuyến sông,phương án quản lý các mỏ cát; Báo cáo quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến vàsử dụng khoáng sản tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.
Năm 2008, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang đã phối hợp vớiĐoàn địa chất 207 – Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Bắc khảo sát và lập quy hoạchthăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng sông trên địa bàn tỉnh Bắc Giangđến năm 2020 Theo đó, điểm cát lịng sơng thuộc khu vực Ao Giời (xóm Bắc) xãĐồng Việt và xã Đức Giang, xóm Thượng xã Đồng Việt, huyện Yên Dũng, tỉnh BắcGiang được đưa vào quy hoạch thăm dị.
Tháng 01 năm 2010, Cơng ty Cổ phần khai thác khống sản và thương mạisơng Thương phối hợp với Đoàn địa chất 207 – Liên đoàn Bản đồ Địa chất miềnBắc tiến hành khảo sát lập dự án thăm dị cát lịng sơng thuộc khu vực Ao Giời(xóm Bắc) xã Đồng Việt và xã Đức Giang, xóm Thượng xã Đồng Việt, huyện YênDũng, tỉnh Bắc Giang.
2.2.2 Điều kiện kỹ thuật và công nghệ khai thác cát của Cơng ty Cổ phần khaithác khống sản và thương mại sông Thương