Nợ xấungân hàng: Vẫncòntìnhtrạng…
giấu bệnh
Xét về cơ cấu nợ, các chỉ số nợ gần với nợxấu nhất (nợ có khả năng mất vốn) có
tăng lên, song tỷ lệ nợxấu trong tổng dư nợ của các ngân hàng gần như không
biến động so với kỳ (quý) trước. Về nguyên lý thị trường, tỷ lệ nợxấu tăng là điều
dễ hiểu trong bối cảnh thị trường và doanh nghiệp chồng chất khó khăn như hiện
nay. Vì thế, theo tôi, các chỉ số nợxấu trong tổng dư nợ được phân tích trên BCTC
của các ngân hàng niêm yết tính đến cuối tháng 6/2012 đã không phản ánh sát
thực tế.
Đó có phải là hiện tượng bất thường?
Có thể có một con số không nhỏ nợxấu không được đưa vào tổng dư nợ. Hay có
không ít trường hợp ngân hàng tài trợ hàng trăm tỷ đồng cho khách hàng, nhưng
lách dưới vỏ bọc một giao dịch nào đó như tạm ứng thanh toán, đặt cọc giao
dịch… Bên cạnh đó là những thủ thuật như mua bán nợ, ủy thác quản lý nợ…
Ngoài ra, ngay trong chính phần chỉ số nợxấu trong tổng dư nợ cũng chưa chắc đã
phản ánh chính xác số nợ xấu, bởi ngân hàng có thể đã gia hạn nợ rồi giữ nguyên
tình trạng nhóm nợ như trước khi gia hạn, theo chính sách hiện nay.
Con số “vênh” quá lớn như trên cho thấy một con số khổng lồ nợxấu đang ẩn náu
trong khối nợ tốt. Đây là một nguy cơ lớn, dẫn đến tình trạng không bắt đúng
bệnh, dùng thuốc không đủ liều. Nếu tình trạng này vẫn kéo dài, Việt Nam sẽ để
tuột cơ hội xử lý nợxấu một cách tiết kiệm nhất và đặc biệt là người dân nghi ngờ
về sự minh bạch, rõ ràng, bài bản, nghiêm túc, chính xác của ngân hàng.
Theo ông, Việt Nam nên làm gì để chặn đứng xu hướng tăng nợ xấu?
Căn nguyên của nợxấu là doanh nghiệp đình trệ sản xuất - kinh doanh, dẫn đến
không trả được nợ vay. Vì vậy, muốn giải quyết nợ xấu, trước hết phải khôi phục
được khả năng tiêu thụ hàng hoá đang ứ đọng - nút thắt lớn nhất. Tiếp đến là giải
toả áp lực nợxấu cho ngân hàng. Trong điều kiện bình thường, ngân hàng thường
có tỷ lệ nợxấu dưới 3%, còn trong thời kỳ khủng hoảng, tỷ lệ nợxấu tăng lên đến
5 - 7% mới là bình thường. Vì thế, NHNN nên chấp nhận tỷ lệ nợxấu đó, để hạn
chế tình trạng các ngân hàng giấunợ xấu, khiến việc “bắt đúng bệnh” của ngân
hàng trở nên khó khăn.
Thực chất thì nợxấu là sản phẩm của cả nền kinh tế, do vậy, trách nhiệm xử lý nợ
xấu không chỉ của riêng ngành ngân hàng. Các ngân hàng không thể một mình
đứng ra chặn đứng, xử lý nợ xấu. Vì vậy, cần nhiều giải pháp từ hỗ trợ trực tiếp
cho doanh nghiệp, tăng sức cầu của nền kinh tế và đặc biệt, cần nhanh chóng giải
toả và cô lập hoá nợxấu thông qua cơ chế mua bán nợ, khoanh nợ và xoá nợ.
Về phía ngân hàng, cần tập trung xử lý tài sản bảo đảm, cơ cấu lại cơ sở khách
hàng và hoàn thiện các nghiệp vụ quản trị rủi ro, để phòng ngừa các rủi ro tín dụng
trong tương lai.
Về phía doanh nghiệp, cần cơ cấu lại hoạt động để tiết giảm chi phí, giảm giá
thành, tăng năng lực cạnh tranh Cơ chế phá sản, giải thể doanh nghiệp cũng cần
được áp dụng cho những doanh nghiệp quá yếu, để tạo điều kiện cho những doanh
nghiệp còn lại hồi sinh cũng như những doanh nghiệp mới ra đời.
Ngoài ra, ngành ngân hàng cần hệ thống tòa án, thi hành án hỗ trợ trong việc xử lý
tài sản thế chấp. Sự hỗ trợ ở đây là về các thủ tục tố tụng được tiến hành đúng thời
gian, các chứng cứ được xem xét đúng bản chất và sự công bằng xét xử được bảo
đảm thực thi. Cần loại bỏ những nhận thức xung đột về khía cạnh hình thức của
giao dịch bảo đảm trong thời gian qua để xử lý bản chất giao dịch theo hướng cho
phép ngân hàng nhanh chóng xử lý tài sản để thu hồi nợ.
. Nợ xấu ngân hàng: Vẫn còn tình trạng… giấu bệnh Xét về cơ cấu nợ, các chỉ số nợ gần với nợ xấu nhất (nợ có khả năng mất vốn) có tăng lên, song tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ của các ngân. thế, NHNN nên chấp nhận tỷ lệ nợ xấu đó, để hạn chế tình trạng các ngân hàng giấu nợ xấu, khiến việc “bắt đúng bệnh của ngân hàng trở nên khó khăn. Thực chất thì nợ xấu là sản phẩm của cả nền. lý nợ Ngoài ra, ngay trong chính phần chỉ số nợ xấu trong tổng dư nợ cũng chưa chắc đã phản ánh chính xác số nợ xấu, bởi ngân hàng có thể đã gia hạn nợ rồi giữ nguyên tình trạng nhóm nợ như