Tại bảo tàng, khu trưng bày về dân tộc này là khu đầu tiên nằm bên tay trái sau khi vào cửa chính của bảo tàng và được trưng bày chung với Nhóm ngôn ngữ Việt Mường gồm 4 dân tộc: Việt, M
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- KHOA NHÂN HỌC -
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ: NGƯỜI MƯỜNG
Khoa: K63 Nhân học Giảng viên: TS Phan Phương Anh
Trang 2Câu 1: Tộc người mà anh chị nghiên cứu thuộc ngữ hệ nào? Tại bảo tàng, các thông tin về ngữ hệ này được trình bày như thế nào?
Người Mường nói tiếng Mường, ngôn ngữ thuộc nhóm Việt Mường trong ngữ tộc Môn-Khmer Tại bảo tàng, khu trưng bày về dân tộc này là khu đầu tiên nằm bên tay trái sau khi vào cửa chính của bảo tàng và được trưng bày chung với Nhóm ngôn ngữ Việt Mường (gồm 4 dân tộc: Việt, Mường, Thổ, Chứt)
Đây là khung cảnh khi bước chân vào khu trưng bày của nhóm ngôn ngữ Việt – Mường với 1 chiếc cổng làng được tái hiện lại ngay chính bên trong bảo tàng:
Trang 3
Và không gian bên trong:
Những thông tin và hiện vật về bộ tộc Mường được trưng bày chủ yếu là ở khu phía sau “sân múa rối nước” và một ít ở khu vực tầng 2
Trang 6Ngoài ra, khu trưng bày ngoài trời cũng có một số cảnh vật sinh hoạt của dân tộc Mường được tái hiện lại:
Trang 8Câu 2: Tộc người này cư trú tập trung ở vùng nào ở Việt Nam? Ở những nước lân cân nào? Anh chị giới thiệu sợ bộ về dân số, sinh kế của họ?
“Dân tộc Mường có 1268963 người, cư trú ở tỉnh Hòa Bình, và miền núi các tỉnh Thanh Hóa, Phú Thọ, Sơn La, Hà Tây.” - tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam
Dân tộc Mường là dân tộc sống ở các khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, thường tập trung đông nhất ở tỉnh Hòa Bình và các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa, ngoài ra còn cư trú ở Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình Theo kết quả Điều tra dân số năm 2019 thì dân số của dân tộc Mường là 1.452.095 người
Về hoạt động sinh kế thì nông nghiệp ruộng nước và hoa màu chiếm vị trí hàng đầu Lúa được xem là cây lương thực chủ yếu, là nguồn sống chính của người Mường Bên cạnh cây lúa, người Mường còn trồng hoa màu, rau quả, cây công nghiệp như luồng, gai, đay, quế, cây thuốc, trẩu, sở, những loại cây này thường mang lại giá trị kinh tế tương đối cao Ngoài ra thì người Mường còn làm nương rẫy, chăn nuôi gia súc, săn bắn, đánh cá, hái lượm, và sản xuất thủ công nghiệp, dệt vải thổ cẩm… Những hoạt dộng kinh tế này tuy không đem lại nguồn sống chính cho người dân nhưng lại rất quan trọng, vì nó luôn được kết hợp với việc sản xuất và bảo vệ nương rẫy, cũng như mang lại một nguồn thu nhập đáng
kể cho họ trong khoảng thời gian nông nhàn Còn các sản phẩm thủ công nghiệp từ dệt, đan lát công
Trang 9cụ, gia cụ chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống hàng ngày, một phần dùng để làm vật trao đổi
Trang 13Câu 3: Anh chị có tìm thấy thông tin gì về chữ viết của tộc người này tại bảo tàng hay không?
Chữ viết của người Mường được giới thiệu vô cùng rõ ràng nhờ vào “Bảng từ vị các tộc người nhóm ngôn ngữ Việt Mường” được trưng bày trong bảo tàng Bảng chữ được dịch qua 4 thứ tiếng: Việt, Mường, Thổ, Chứt
Trang 14Được biết rằng, dân tộc Mường đã xuất hiện từ lâu và vốn có ngôn ngữ riêng của mình nhưng chưa có
bộ chữ viết chính thức Những ký hiệu đầu tiên của chữ viết người Mường xuất hiện vào khoảng thế ki
XV, XVI trên mỗi thẻ tre trong lịch que tre của người Mường (ghi những kí hiệu chỉ các tháng trong năm, cũng như ký hiệu chỉ ngày tốt, xấu, các ngày trong tuần) Chữ viết gắn liền với cách tính lịch độc đáo và các nghi lễ tâm linh, bái tế của người Mường (Mo Mường) mang đậm tính bản sắc dân tộc
Đến những năm 2015, 2016, bộ chữ Mường chính thức mới được sáng lập dựa theo bảng chữ Latinh và không chỉ đóng vai trò truyền đạt thông tin mà chữ Mường còn là công cụ để lưu lại những giá trị văn hóa lịch sử cũng như bản sắc dân tộc trước kia chỉ được truyền miệng Cho đến ngày nay, chữ Mường vẫn đang được lưu truyền và phát triển với mục đích giữ được bản thể của “Mường Mo”
Câu 4: Nêu lịch sử, hiện trạng của việc sử dụng cũng như truyền dạy hệ thống chữ của tộc người
mà anh chị nghiên cứu
Dân tộc Mường thì đã xuất hiện từ rất lâu kể từ thời Bắc thuộc và cũng đã có ngôn ngữ riêng của dân tộc tuy nhiên thì chưa có chữ viết chính thức Những ký hiệu đầu tiên của chữ viết người Mường xuất hiện vào khoảng thế ki XV, XVI, các kí hiệu được khắc trên mỗi thẻ tre trong lịch que tre của người Mường tượng trưng cho các tháng trong năm, cũng như ký hiệu chỉ ngày tốt, xấu, các ngày trong tuần
Trang 15Chỉ đến những năm 2015, 2016 thì chữ viết chính thức của dân tộc này mới bắt đầu được thai nghén và thành hình Trước đây, dân tộc Mường không có chữ viết riêng, điều này khiến cho văn hóa tộc người Mường dễ dàng bị tác động bởi ngôn ngữ của tộc người chủ thể - người Kinh sống bên cạnh Vì vậy, qua thời gian, các di sản văn hóa phi vật thể phong phú của dân tộc này bị mai một, biến đổi vì chỉ được truyền lại thông qua các phương pháp truyền miệng Và vì thế trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã nêu rằng : “Chú trọng việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể các dân tộc; tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, lợi thế về thiên nhiên, con người, bản sắc văn hóa các dân tộc, tổng hợp kết quả kiểm kê, lập hồ sơ di sản văn hóa trình Bộ VH- TT&DL quyết định công nhận Mo Mường, Chiêng Mường là di sản văn hóa cấp quốc gia; xây dựng lộ trình lập hồ sơ khoa học trình UNESCO công nhận Sử thi Mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.”
Ngày 8/9/2016, UBND tỉnh Hòa Bình có Quyết định số 2295/QĐ-UBND về việc phê chuẩn Bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình Với mục đích đưa Bộ chữ dân tộc Mường được phê chuẩn vào đời sống dân tộc Mường tại tỉnh, ngày 27/10/2016, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 118/KH-UBND về triển khai ứng dụng Bộ chữ dân tộc Mường tại tỉnh Hoà Bình Theo đó, Bộ chữ dân tộc Mường gồm 28 chữ cái; 24 phụ âm đầu; 1 âm đệm Tiếng Mường có 14 nguyên âm gồm 11 nguyên âm đơn và 3
nguyên âm đôi âm cuối tiếng Mường gồm 9 phụ âm và 2 bán nguyên âm Tiếng Mường có 5 thanh điệu, 152 vần… Và cũng từ đây, chữ Mường được đưa vào đời sống, giảng dạy hay công việc hàng ngày với những nghị quyết và quy định rõ ràng về bộ chữ này:
“Kế hoạch của UBND tỉnh cũng xác định 5 nội dung cụ thể như: Tuyên truyền sâu rộng dưới nhiều hình thức về Bộ chữ dân tộc Mường; xây dựng bộ gõ chữ Mường phù hợp với đặc điểm của Bộ chữ dân tộc Mường đã được phê chuẩn; biên soạn sách học tiếng Mường được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức dạy học tiếng Mường trong mọi tầng lớp trên địa bàn; biên soạn Từ điển song ngữ đối chiếu Việt - Mường, Mường - Việt; sử dụng chính thức Bộ chữ dân tộc Mường trong các hoạt động văn hoá, tuyên truyền, giáo dục… Đồng thời, kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban Tuyên giáo
Trang 16Tỉnh ủy; Sở VH-TT&DL; Sở GD&ĐT; Sở Nội vụ; Trường Chính trị tỉnh; Sở TT&TT; Báo Hòa Bình; Đài PT&TH tỉnh; Sở KH&ĐT; Sở Tài chính; Sở KH&CN; UBND các huyện, thành phố để triển khai thực hiện.”
Mặc dù sau khi bộ chữ này được công bố và áp dụng thì đã xảy ra rất nhiều những tranh cãi và các ý kiến trái chiều khiến bộ chữ này cũng đã trải qua một khởi đầu tương đối khó khăn Nhưng sau đó, người dân cũng đã dần tiếp thu bộ chữ này Việc xuất hiện bộ chữ chính thức của người Mường cũng là một sự khẳng định vị thế, vai trò của dân tộc Mường trong cộng đồng các dân tộc thiểu số nói riêng và cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung Qua đó cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch các vùng Mường thông qua các nghiên cứu về văn hóa Mường
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Thông tin tại Bảo tàng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, Thái Nguyên
2 Hương Lan (2017), Bộ chữ Mường là chữ viết chính thức, góp phần đắc lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc, Báo Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình
3 Diệp Đình Hoa (2008), Khổ đoay - Lịch que tre Mường và những ký hiệu đầu tiên của chữ viết Mường Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Số 383 (Tháng 3/2008), 30-37