Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 65 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
65
Dung lượng
443,37 KB
Nội dung
Luận văn: Đadạngtrongcácgóibảohiểmduytrì
và đảmbảoantòanchokinhdoanh
1
Phần mở đầu
Trong những năm qua, thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần, vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh
tế nước ta đã có sự biến đổi sâu sắc và mạnh mẽ. Cùng với sự đi lên của nền kinh tế
Việt Nam, hoạt động kinhdoanhbảohiểm cũng phát triển hết sức sôi động. Thị
trường bảohiểm Việt Nam hiện nay đã xuất hiện nhiều nghiệp vụ bảohiểm mới
nhằm đáp ứng nhu cầu đadạng của người tham gia bảo hiểm. Trong số những
nghiệp vụ bảohiểm mới xuất hiện đó phải kể đến nghiệp vụ bảohiểm gián đoạn
kinh doanh, một nghiệp vụ đóng vai trò quan trọngtrong việc giảm thiểu những hậu
quả ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động sản xuất kinhdoanh của cácdoanh nghiệp,
góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế.
Trong thời gian thực tập tại phòng bảohiểm cháy và rủi ro hỗn hợp thuộc công ty
Bảo hiểm Hà Nội, được tiếp xúc với nghiệp vụ bảohiểm gián đoạn kinh doanh, tôi
nhận thấy tuy đây là một nghiệp vụ bảohiểm mới mẻ nhưng rất có tiềm năng trên
thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình triển khai nghiệp vụ này tại công ty Bảo
Việt Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn. Với mong muốn được nghiên cứu, tìm hiểu
tình hình triển khai nghiệp vụ gián đoạn kinh doanh, trên cơ sở đó đưa ra một số
giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ này, tôi đã chọn "Bảo hiểm gián đoạn kinh
doanh tại Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 1998 - 2001" làm đề tài choluậnvăn tốt
nghiệp của mình. Mặc dầu vậy, do thời gian quá ngắn cũng như phạm vi thực tập
chỉ giới hạn trong "Phòng bảohiểm cháy và rủi ro hỗn hợp" nên trongluậnvăn này
2
tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu về bảohiểm gián đoạn kinhdoanh sau cháy tại Công ty
Bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 1998 - 2001.
Kết cấu luậnvănbao gồm 3 chương:
Chương 1 : Lý luận chung về bảohiểm gián đoạn kinh doanh.
Chương 2 : Thực tiễn triển khai nghiệp vụ bảohiểm gián đoạn kinhdoanh
tại Công ty Bảohiểm Hà Nội.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động kinhdoanhbảohiểm gián đoạn kinhdoanh tại Công ty bảohiểm Hà Nội
Mặc dù rất cố gắng, song do thời gian quá eo hẹp và trình độ nghiên cứu có hạn, vì
vậy luậnvăn này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự
đóng góp chân tình từ phía các thầy cô giáo và độc giả để luậnvăn này được hoàn
thiện hơn.
Chương 1: Lý luận chungvề bảohiểm gián đoạn kinhdoanh
1.1. Sự cần thiết khách quan của bảohiểm gián đoạn kinhdoanh
1.1.1. Sự ra đời của bảohiểm gián đoạn kinhdoanh
Bảo hiểm là một hoạt động tài chính, có tính chất chuyên ngành mà thông qua các
hoạt động này các cá nhân và tổ chức kinh tế xã hội cùng tham gia đóng góp một
khoản tiền nhất định để tạo lập nên quĩ bảohiểmvà khoản đóng góp đó gọi là phí
bảo hiểm. Khi không may gặp phải những rủi ro, tổn thất ngoài mong đợi của các
thành viên đóng góp thì lúc đó quĩ bảohiểm sẽ phát huy tác dụng của nó là giúp đỡ
các thành viên này nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống, tiếp tục công việc
3
kinh doanh một cách bình thường. Ngày nay, hoạt động bảohiểm chủ yếu được
thực hiện thông qua hoạt động kinhdoanhbảohiểm của các tổ chức bảo hiểm.
Nhìn lại sự ra đời và phát triển của bảo hiểm, chúng ta thấy bảohiểm có nguồn gốc
từ rất xa xưa trong lịch sử nền văn minh nhân loại. Tuy vậy, khi mới ra đời thì các
nghiệp vụ bảohiểm không phong phú, đadạng như ngày nay. Xã hội ngày càng
phát triển, hoạt động kinhdoanh ngày càng hoàn thiện đã dần dần làm nảy sinh
nhiều nhu cầu bảohiểm mới. Bảohiểm gián đoạn kinhdoanh là một trongcác
nghiệp vụ bảohiểm mới đó. So với bảohiểm hàng hải hay bảohiểm hoả hoạn, bảo
hiểm gián đoạn kinhdoanh ra đời muộn hơn rất nhiều. Vào những năm đầu của thế
kỷ XX, mặc dù bị sự thúc ép của chính phủ và yêu cầu của các nhà sản xuất nhưng
các công ty bảohiểm ở Anh vẫn chưa tiến hành bất cứ loại hình bảohiểm "tổn thất
hậu quả" nào. Sự chậm trễ đó là do tính phức tạp trong việc phân tích các chi phí tài
chính, xác định phạm vi bảohiểmtrong điều kiện nền kinh tế chính trị chưa ổn
định. Sau đó, với sự ra đời của hai nguyên tắc Herry Booth & Commercial Union
(năm 1923) và Polikoff Ltd vs North British and Mercantile (năm 1936) mới thật sự
đặt nền móng chobảohiểm gián đoạn kinhdoanh hình thành và phát triển.
Khi mới triển khai, bảohiểm gián đoạn kinhdoanh được biết đến dưới tên gọi "bảo
hiểm mất lợi nhuận" hay "tổn thất hậu quả" do mục đích của nó là bồi thường cho
người được bảohiểm đối với trường hợp bị mất lợi nhuận vàcác chi phí phụ để tiếp
tục kinh doanh. Những tổn thất này thường xuất hiện sau một khiếu nại thiệt hại về
một vụ cháy hay sau những tổn thất được bảohiểm khác. Trong thực tế, những loại
bảo hiểm chính (như bảohiểm cháy, kỹ thuật) sẽ bảohiểmcho tổn thất hay thiệt hại
4
cơ bản, tuy nhiên người được bảohiểmvẫn chưa được đền bù hoàn toàn vì anh ta
phải chịu những chi phí bổ sung chưa được bảohiểm theo các đơn bảohiểm này.
Do đó, việc xuất hiện bảohiểm gián đoạn kinhdoanh là một nhu cầu hoàn toàn
khách quan, cần thiết.
Mặc dù "mầm mống" ra đời của bảohiểm gián đoạn kinhdoanhđã xuất hiện từ
những năm 1920 như đã đề cập ở trên, nhưng phải đến năm 1985 sự giao dịch của
bảo hiểm gián đoạn kinhdoanh mới xuất hiện tại Uỷ ban tổn thất hậu quả (một bộ
phận trong Uỷ ban bảohiểm hoả hoạn ở Anh). Đây là nơi đánh dấu sự ra đời bản
mẫu đầu tiên về đơn bảohiểm gián đoạn kinh doanh. Mẫu đơn này đã được thông
qua và sử dụng ở một số nước Tây Âu. Vào tháng 10 năm 1989, Hiệp hội các nhà
bảo hiểm London (ABI) đã xem xét lại mẫu đơn này trên cơ sở thống nhất lại phạm
vi bảohiểmvà sau đó chính thức phát hành. Từ đó đến nay, hầu hết các quốc gia
đều áp dụng theo mẫu đơn đó.
Ngày nay, ở các nước phát triển, bảohiểm gián đoạn kinhdoanhđã trở nên thông
dụng và phổ biến rộng rãi. Nó đã góp phần đắc lực vào việc ổn định tâm lý cũng
như antoàn sản xuất kinhdoanhchocácdoanh nghiệp.
ở Việt nam, nghiệp vụ này mới được triển khai khoảng chục năm trở lại đây trên cơ
sở mẫu đơn của nước Anh. Tuy mới triển khai nhưng loại hình này đã khẳng định
được vị trí, vai trò và tiềm năng cũng như những ưu điểm không thua kém gì các
nghiệp vụ "đàn anh, đàn chị" khác. Những năm gần đây, nghiệp vụ này đã thu hút
được sự chú ý của nhiều nhà bảo hiểm. Vào thời gian từ 18 đến 22/08/1997 tại Hà
nội đã diễn ra hội thảo bảohiểm ngừng trệ kinhdoanh (hay bảohiểm gián đoạn
5
kinh doanh) do Muniche và Vinare đồng tổ chức. Từ đó đến nay, hàng năm các
công ty bảohiểm đều liên kết với nhau tổ chức hội thảo đề cập tới vấn đề này. Điều
này khẳng định vai trò quan trọng của bảohiểm gián đoạn kinhdoanhtrong việc
đảm bảo hoạt động sản xuất kinhdoanhcho mọi thành phần kinh tế, tạo tâm lý ổn
định chocác nhà đầu tư,
Tóm lại, nếu ta coi bảohiểm thiệt hại vật chất là điều kiện cần thì bảohiểm gián
đoạn kinhdoanh sẽ là điều kiện đủ trong một đơn bảohiểm hỗn hợp.
1.1.2. Vai trò kinh tế xã hội của bảohiểm gián đoạn kinhdoanh
1.1.2.1. Bảohiểm gián đoạn kinhdoanh là "lá chắn kinh tế" của cácdoanh
nghiệp, góp phần giảm thiểu những hậu quả ảnh hưởng của các rủi ro đến hoạt động
sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp
Trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của mỗi
doanh nghiệp đôi khi xảy ra những rủi ro bất ngờ mà không ai lường trước được.
Các rủi ro đãvàđang gây nên những tổn thất, thiệt hại về tài sản, về tính mạng của
con người, làm gián đoạn quá trình sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật
được ứng dụng trong sản xuất kinh doanh, từ đó làm cho qui mô của hoạt động sản
xuất kinhdoanh ngày càng mở rộng. Do vậy, giá trị tài sản của doanh nghiệp ngày
càng lớn. Nếu chẳng may rủi ro thiệt hại xảy ra thì hậu quả thường rất nặng nề và
ảnh hưởng lâu dài không chỉ tới bản thân chính doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng
đến cả cácdoanh nghiệp, cá nhân thường xuyên có quan hệ với doanh nghiệp. Sự ra
đời của các công ty bảohiểmđã giúp các đơn vị sản xuất kinhdoanh ổn định tình
6
hình sản xuất, đảmbảo công việc kinhdoanh được tiến hành bình thường. Thông
qua việc bồi thường một cách kịp thời, chính xác, trung thực đã giúp chocácdoanh
nghiệp nhanh chóng khắc phục được hậu quả thiệt hại. Bên cạnh đó, với sự chuyển
đổi của cơ chế quản lý, Nhà nước đ• chủ động giao vốn chocácdoanh nghiệp, chủ
yếu là cácdoanh nghiệp Nhà nước. Trong việc bảo tồn và phát triển vốn, cácdoanh
nghiệp không có sự hỗ trợ nhiều của Nhà nước như trong thời kỳ bao cấp trước đây.
Nếu khi có thiệt hại gì xảy ra, doanh nghiệp không được quyền ghi giảm vốn đặc
biệt là những thiệt hại gây ra bởi các rủi ro các công ty bảohiểmtrong nước đã triển
khai hay với các loại hình tương tự. Vì vậy bảohiểm sẽ là "lá chắn kinh tế" để đảm
bảo sự bảotoàn vốn chocácdoanh nghiệp khi không may gặp phải những thiệt hại
của thiên tai hoặc do sự sơ suất vô ý của người lao động.
Trên thực tế, sau khi rủi ro xảy ra đối với một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh
doanh thì hầu như mọi hoạt động không thể tiến hành bình thường như kế hoạch đã
đặt ra trước. Từ đó dẫn đến nhiều khoản tổn thất không được bồi thường trong đơn
bảo hiểm tài sản như chi phí về thuê nhà, trụ sở, chi trả lương công nhân viên Để
khắc phục tình trạng doanh nghiệp có thể bị phá sản hoặc lâm vào tình thế khó khăn
khi phải đối mặt với các tổn thất đó, tham gia bảohiểm gián đoạn kinhdoanh là
cách tốt nhất để bù đắp thiệt hại. Khi tham gia loại hình bảohiểm này, nếu tổn thất
xảy ra, các cơ quan, doanh nghiệp không những được bồi thường cho những khoản
chi phí nói trên mà còn được bù đắp phần lợi nhuận ròng bị mất mát mà lẽ ra họ có
thể nhận được nếu như không có tổn thất xảy ra. Vậy cùng với đơn bảohiểm tài
sản, bảohiểm gián đoạn kinhdoanhđã góp phần làm hạn chế đến mức tối thiểu
7
những hậu quả ảnh hưởng của các rủi ro tới hoạt động sản xuất kinhdoanh của các
doanh nghiệp.
1.1.2.2. Bảohiểm gián đoạn kinhdoanh góp phần mang lại sự antoàntrong
xã hội
Trong điều kiện nền kinh tế mở cửa như hiện nay, nước ta đã thu hút được lượng
lớn vốn đầu tư không những của các nhà đầu tư trong nước mà còn của các nhà đầu
tư nước ngoài. Các nhà đầu tư, vì mục đích kinhdoanh của mình, luôn quan tâm
đến việc bảotoànvà phát triển vốn, làm sao có thể antoàn nhất tránh các rủi ro
đáng tiếc xảy ra với đồng vốn của họ. Tuy nhiên, trong sản xuất kinhdoanh có
nhiều yếu tố rủi ro mang tính ngẫu nhiên xảy ra bất cứ lúc nào và không loại trừ bất
cứ ai. Các công ty bảohiểm là cácdoanh nghiệp kinhdoanh hoạt động trên cơ sở
xử lý, chuyển giao, phân tán rủi ro, vì vậy để hoạt động kinhdoanh có hiệu quả hơn,
cần thiết cácdoanh nghiệp bảohiểm phải tìm cách giảm thiểu xác suất xảy ra rủi ro.
Một trong số các biện pháp mà cácdoanh nghiệp bảohiểmđang áp dụng rất hiệu
quả đó là biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất nhằm bảo vệ đối tượng bảo hiểm.
Hàng năm, các công ty bảohiểm thường trích ra một khoản theo tỉ lệ nhất định trên
cơ sở nguồn phí thu được để thực hiện các biện pháp phòng tránh cần thiết có hiệu
quả nhất. Phí thu được từ các đơn bảohiểm gián đoạn kinhdoanh tất yếu sẽ có phần
đóng góp trong đó. Vì vậy, có thể nói bảohiểm gián đoạn kinhdoanh góp phần đề
phòng, hạn chế tổn thất, mang lại sự antoànchocácdoanh nghiệp sản xuất kinh
doanh nói riêng vàchotoàn xã hội nói chung.
8
1.1.2.3. Bảohiểm gián đoạn kinhdoanh góp phần tăng thu cho ngân sách Nhà
nước, thúc đẩy kinh tế phát triển
Cũng như nhiều nghiệp vụ bảohiểm khác nói riêng và những loại hình kinhdoanh
dịch vụ khác nói chung, bảohiểm gián đoạn kinhdoanh góp phần tăng thu cho ngân
sách Nhà nước, đặc biệt tăng nguồn thu từ ngoại tệ cho Nhà nước. Một phần nguồn
phí thu được từ nghiệp vụ bảohiểm này hàng năm được đóng góp vào ngân sách
Nhà nước để sử dụng vào các mục đích chính trị, xã hội. Ngoài ra, một phần phí thu
được tạm thời nhàn rỗi từ các hợp đồng bảohiểm gián đoạn kinhdoanhđã tạo ra
lượng vốn lớn để phát triển nền kinh tế thông qua việc đầu tư.
Tất cả những gì đã nêu trên là minh chứng rõ ràng và đầy đủ cho sự cần thiết của
việc tham gia bảohiểm gián đoạn kinh doanh.
1.2. Những nội dung cơ bản của bảohiểm gián đoạn kinhdoanh
1.2.1. Đặc điểm của bảohiểm gián đoạn kinhdoanh
Bảo hiểm gián đoạn kinhdoanh "bảo hiểmchocác tổn thất mất giảm thu nhập thực
tế và tiềm năng cũng như các phụ phí phát sinh từ hậu quả của tổn thất vật chất"
[3,5/7]. Do vậy, nó có một số các đặc điểm riêng biệt so với các loại bảohiểm khác
như sau:
- Đặc điểm về đối tượng bảo hiểm:
Khi có một rủi ro xảy ra, ví dụ một vụ hoả hoạn, gây thiệt hại tài sản, người được
bảo hiểm sẽ được bảohiểm theo đơn bảohiểm tài sản (cụ thể là đơn bảohiểm hoả
hoạn vàcác rủi ro đặc biệt). Với số tiền bảohiểm nhận được, người được bảohiểm
có thể có đủ khả năng khôi phục lại cơ sở hạ tầng, mua lại các thiết bị, máy móc,
9
phục vụ cho việc sử dụng như trước khi xảy ra rủi ro. Tuy vậy, nếu như số tài sản bị
thiệt hại đang được sử dụng cho mục đích sản xuất kinhdoanh thì nhà kinhdoanh
sẽ phải chịu cả những thiệt hại về mặt kinhdoanh như mất lợi nhuận, mất khả năng
kinh doanhtrong một thời gian nhất định. Hơn thế nữa, anh ta phải chịu những chi
phí như chi phí thuê nhà xưởng, chi phí trả lương cho công nhân viên, lãi suất ngân
hàng, mặc dù không thực hiện sản xuất kinhdoanh hoặc những chi phí thuê nhà
xưởng, máy móc tạm để tiếp tục sản xuất kinhdoanhtrong thời gian sửa chữa, phục
hồi cơ sở sản xuất. Nói cách khác, tuỳ vào mức độ thiệt hại gây ra mà công việc
kinh doanh bình thường của người được bảohiểm sẽ bị ngưng trệ hoặc giảm sút.
Chúng ta hãy cùng xem xét ví dụ minh hoạ sau đây:
Hình dưới đây miêu tả tổn thất về doanh thu có thể xảy ra sau một vụ cháy nghiêm
trọng. Cần chú ý rằng doanh thu (số tiền doanh nghiệp thu được) sẽ chỉ trở lại bình
thường sau 9 tháng kể từ khi có vụ cháy xảy ra cho dù công việc xây dựng lại chỉ
mất 3 tháng. Trường hợp này xảy ra do nguyên nhân một số khách hàng không chắc
chắn được liệu công ty có tiếp tục kinhdoanh nữa hay không và nếu khách hàng có
thể dễ dàng tìm ra những hãng cung cấp thay thế thì thời gian hồi phục kinhdoanh
sẽ bị kéo dài. Khác hẳn với thiệt hại vật chất, thiệt hại mà nhà kinhdoanh phải gánh
chịu trong trường hợp bị ngừng trệ kinhdoanh là rất trừu tượng và được cụ thể hoá
vào thời điểm trong tương lai khi mà doanh nghiệp của người được bảohiểm trở lại
tình trạng vốn có như trước khi tổn thất xảy ra. Nói tóm lại, đối tượng của bảohiểm
gián đoạn kinhdoanh là đối tượng vô hình.
[...]... cơ bản trong hợp đồng bảohiểm nói chung vàtrong hợp đồng bảohiểm gián đoạn kinhdoanh nói riêng 1.2.2.1 Hợp đồng bảohiểm 1.2.2.1.1 Khái niệm hợp đồng bảohiểm "Hợp đồng bảohiểm là một thoả thuận giữa bên mua bảohiểmvàdoanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảohiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảohiểm phải trả tiền bảohiểmcho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảohiểm khi... bảohiểm Đơn yêu cầu bảohiểm chính là cơ sở của hợp đồng bảohiểmvà là một phần không thể thiếu trong hợp đồng bảohiểm * Đơn bảohiểmvà giấy chứng nhận bảo hiểm: Sau khi đơn yêu cầu bảohiểm được trình bày hợp lý và công ty bảohiểm chấp nhận đơn đó, công ty bảohiểm sẽ cấp cho người được bảohiểm đơn bảohiểm kèm theo giấy chứng nhận bảohiểm Đơn bảohiểmvà giấy chứng nhận bảohiểm là bằng 14 chứng... nhận được các thông tin liên quan tới rủi ro sẽ được bảohiểm Đối với hầu hết các loại bảo hiểm, người yêu cầu bảohiểm sẽ điền vào đơn yêu cầu bảohiểmvà nộp cho công ty bảohiểmCác đơn này có thể do công ty bảohiểm gốc hoặc môi giới bảohiểm hay trung gian bảohiểm cung cấp Trong hầu hết các đơn bảohiểm thường có những câu hỏi chung như sau: Tên, địa chỉ của người yêu cầu bảohiểm (nếu bảohiểm liên... hợp đồng, trong đó bao gồm mọi chi tiết về việc bảohiểmTrong đơn bảohiểmvà giấy chứng nhận bảohiểm phải đề cập được các nội dung sau: Tên, địa chỉ doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảohiểm hoặc người thụ hưởng Đối tượng bảohiểm Số tiền bảo hiểm, giá trị tài sản được bảohiểm đối với bảohiểm tài sản Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảohiểm Thời hạn bảohiểm Mức phí bảo hiểm, phương... gián đoạn kinhdoanh là đối tượng vô hình Khác với các loại nghiệp vụ bảohiểm thiệt hại vật chất có đối tượng bảohiểm là hữu hình, đối tượng bảohiểmtrongbảohiểm gián đoạn kinhdoanh do đặc tính trừu tượng như vậy đã gây rất nhiều khó khăn chocác nhà bảohiểm Đây cũng chính là lý do khiến cho một nghiệp vụ bảohiểm rất quan trọng như bảohiểm gián đoạn kinhdoanhđã ra đời quá muộn so với các nghiệp... với các công ty liên doanhvàcác công ty 100% vốn nước ngoài Hầu hết các đơn bảohiểm được cấp thông qua môi giới Chúng ta có thể xem qua tỉ trọng của doanh thu bảohiểm gián đoạn kinhdoanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội Số liệu bảng 1 cho thấy tỷ lệ doanh thu bảohiểm gián đoạn kinhdoanh chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn so với tổng doanh thu của Bảo Việt Hà Nội Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy rằng doanh. .. chi hoa hồng cho từng nghiệp vụ bảohiểm chỉ trong hạn mức cho phép đã tránh tình trạng nổi cộm trong hoạt động bảohiểm trước đây, đó là hiện tượng trả hoa hồng cao quá mức dẫn đến nguy cơ không đảmbảo hiệu quả kinhdoanh của các công ty bảohiểm Nói cách khác, sự ra đời của Luật kinhdoanhbảohiểmvàcácvăn bản hướng dẫn đã tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động bảohiểm Ngoài ra,... khâu của bảohiểm gián đoạn kinhdoanh tại Bảo Việt Hà Nội sẽ được xem xét một cách cụ thể 2.3.1 Công tác khai thác bảohiểm 34 Trên thực tế, nghiệp vụ bảohiểm gián đoạn kinhdoanh được coi là một nghiệp vụ bảohiểm mới tại Bảo Việt Hà Nội Loại hình nghiệp vụ này từ ngày triển khai cho tới nay tại Bảo Việt Hà Nội hầu như chỉ có cácdoanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp... việc kinhdoanhbảohiểmvà họ cảm thấy 32 bi quan, không tin tưởng vào hoạt động của các công ty bảohiểm nên chỉ tham gia một cách dè dặt hoặc không dám tham gia bảohiểm Mặt khác, về phía công ty bảo hiểm, do bảohiểm gián đoạn kinhdoanh sau cháy là một nghiệp vụ mới, công việc xác định chính xác số tiền bảo hiểm, giá trịbảo hiểm, số tiền thiệt hại về lợi nhuận gộp là rất khó khăn, nên trong quá trình... Theo đơn bảohiểm qui chuẩn của Anh quốc mà ngày nay rất nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang sử dụng thì đối tượng bảohiểm của bảohiểm gián đoạn kinhdoanh là "tổn thất mang tính hậu quả do việc ngừng trệ hay gián đoạn" [5, 6] 1.2.2.2.3 Số tiền bảohiểm Khác với số tiền bảohiểmtrongcác nghiệp vụ bảohiểm thiệt hại vật chất được xác định dựa trên giá trịbảo hiểm, số tiền bảohiểm của bảohiểm gián . Luận văn: Đa dạng trong các gói bảo hiểm duy trì và đảm bảo an t an cho kinh doanh 1 Phần mở đầu Trong những năm qua, thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng. gián đoạn kinh doanh. 1.2. Những nội dung cơ bản của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh 1.2.1. Đặc điểm của bảo hiểm gián đoạn kinh doanh Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh " ;bảo hiểm cho các tổn. đồng bảo hiểm "Hợp đồng bảo hiểm là một thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo