Trước khi bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp, bạn phải lập một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh, từ khâu phát triển một ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị trường, tính khả thi của ý tưởng, v
Trang 1Cách viết 1 kế hoạch kinh doanh hoàn hảo
Viết kế hoạch kinh doanh cần chuẩn bị những gì?
Trang 2Trước khi bắt đầu khởi sự một doanh nghiệp, bạn phải lập một kế hoạch kinh
doanh hoàn chỉnh, từ khâu phát triển một ý tưởng kinh doanh, nghiên cứu thị
trường, tính khả thi của ý tưởng, và quản lý các hoạt động kinh doanh hàng ngày
Tại sao cần phải lập kế hoạch kinh doanh ?
Làm kinh doanh mà không lập Kế hoạch, nghĩa là bạn đang Lập kế hoạch cho sự
thất bại.
& đó chính là lý do phải lập kế hoạch kinh doanh
Nếu như không có một kế hoạch kinh doanh tốt, cho dù bạn có những ý tưởng kinh doanh vĩ đại đến mức nào thì cũng rất khó thành công, thậm chí còn là thất bại nặng nề
Một kế hoạch kinh doanh tốt không những quyết định sự thành công trong việc
biến ý tưởng kinh doanh ban đầu trở thành hiện thực mà còn giúp cho bạn duy trì
sự tập trung sau khi đã thành công
Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nên bao gồm 10 nội dung cơ bản sau:
1 Ý tưởng kinh doanh (bussiness ideas):
Trang 3Bạn phải nung nấu trong đầu một ý tưởng kinh doanh và suy nghĩ kỹ về những ý
tưởng đó Lịch sử đã chứng minh, ý tưởng, dù cho điên rồ hay vĩ đại, thì cũng đều
có những khả năng thành công
Ví dụ như Bill Gates từ bỏ trường đại học để thành lập công ty thì lúc đó, nhiều
người coi đó là điên rồ nhưng cuối cùng, thế giới ai cũng biết đến sự thành công
của ông
2 Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (objectives and goals):
Đây chính kết quả mà trong ý tưởng kinh doanh cần đạt được Bạn sẽ phải trả lời
những câu hỏi sau: Bạn sẽ đạt được cái gì từ việc kinh doanh của bạn về mặt thời
gian, tiền bạc và kinh nghiệm? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công của
việc kinh doanh đó (ví dụ như tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, bao nhiêu nhân
công, bao nhiêu thị phần) Sau bao lâu thì có thể đo lường mức độ thành công đó
(1 năm, 2 năm hay 5 năm)?
Mục tiêu phải SMART (thông minh) trong đó S là Specific (Cụ thể), M là
Measurable (có thể đo lường được), A là Achievable (Có thể đạt được), R là
Realistic (Thực tế) và T là Timely (thời hạn)
Trang 43 Nghiên cứu và phân tích thị trường:
Phải xem trên thị trường đã có những công ty, tổ chức nào đã kinh doanh trong lĩnh
vực đó, sự thành công của họ như thế nào, khách hàng của họ là ai, nhu cầu của thị
trường trong tương lai như thế nào
4 Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis):
Bạn phải biết thế mạnh và điểm yếu của bạn khi thực hiện mục tiêu kinh doanh đó
Ví dụ như bạn là một chuyên gia máy tính và bạn muốn kinh doanh trong lĩnh vực
máy tính thì đó là điểm mạnh trong lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh nhưng điểm
yếu có thể là bạn chưa có kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm marketing…Phân tích
thị trường cũng gíúp cho bạn dự đoán những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự
thành công của ý tưởng kinh doanh đó khi bắt tay vào thực hiện
5 Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh:
Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, bạn sẽ chọn 1 trong những loại hình kinh
doanh như sau: doanh nghịêp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty
hợp doanh… Dựa vào phân tích hạn chế và lợi thế của từng hoại hình doanh
Trang 5nghiệp, bạn sẽ quyết định đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp nào
6 Lên kế hoạch marketing:
Làm sao để lôi kéo khách hàng và giữ khách hàng khi đã sử dụng sản phẩm và dịch
vụ của bạn
Làm thế nào để khách hàng biết sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp ?
Chiến lược marketing nào là tốt nhất để làm điều đó ?
Dù cho sản phẩm và dịch vụ của bạn tốt đến mức nào đi nữa
nhưng sẽ là vô nghĩa nếu như không ai biết đến doanh nghiệp của bạn
Ba nguyên tắc cơ bản trước khi lập một kế hoạch marketing là:
Segment (phân loại khách hàng)
Target (chọn khách hàng mục tiêu)
Position (Định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng)
Khách hàng phải là điểm xuất phát, đồng thời là điểm chốt cuối cùng của mọi hoạt
động marketing
7 Lập kế hoạch hoạt động:
Trang 6Tập trung vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, ví dụ: nhân sự, thiết bị,
quy trình,
Những văn bản pháp lý nào điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của
bạn
8 Có sẵn kế hoạch quản lý con người:
Lên cơ chế kiểm soát sự vận hành công việc kinh doanh, bao gồm đội ngũ quản lý,
nhân viên và những kỷ năng và trình độ của họ
Phân công công việc và phân quyền rõ ràng
Thường xuyên có các buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của các phòng ban
Có kế hoạch đào tạo và phát triển nhân viên và các cấp quản lý
9 Kế hoạch tài chính:
Nguồn tài chính nào để tài trợ cho kế hoạch kinh doanh (Vay, vốn VCSH, khác)
& Các nguồn tài chính đó sẽ được sử dụng như thế nào
Lập dự toán ròng tiền hàng năm Vốn luân chuyển là nguyên nhân mà nhiều doanh
nghiệp thất bại
Do vậy, bạn nên lập kế hoạch chi tiết cho vấn đề này - vấn đề sống còn
Trang 7Ví dụ như bạn cần phải đảm bảo rằng trong khi bạn đang trông chờ các nguồn thu
vào thì đã có đủ một khỏan tiền để trang trải các chi phí cho nhà cung cấp Nếu bạn
không cân nhắc đến yếu tố này một cách nghiêm chỉnh, bạn có thể gặp thất bại
mặc dù đó là một bản kế hoạch kinh doanh có thể thành công Nếu như bạn không
có chuyên môn về tài chính, tốt nhất nên tham gia các lớp học ngắn hạn đào tạo về
tài chính cho nhà quản lý
10 Kế hoạch thực hiện:
Liệt kê các hoạt động chi tiết để doanh nghiệp đạt được mục đích đề ra và càng chi tiết càng tốt
Đặt ra những ưu tiên và thời hạn cho mỗi công việc
Lưu ý dành thời gian cho những công việc phát sinh và những khó khăn khách
quan trong quá trình thực hiện
Sau khi có kế hoạch kinh doanh chi tiết, hãy thường xuyên rà soát lại và bổ sung
thêm
Luôn đặt mục tiêu cho mỗi công việc cụ thể và đánh giá mức độ thành công của
mỗi mục tiêu đó
Trang 8Cuối cùng, một kế hoạch kinh doanh dù hoàn hảo cũng sẽ khó thành công nếu như
bạn không tính đến cuộc sống cá nhân
Kết hợp mục tiêu kinh doanh + Mục tiêu cá nhân
Là động lực lớn nhất để giúp bạn đạt mục tiêu hơn bất cứ thứ gì khác
Viết kế hoạch kinh doanh cần chuẩn bị những gì?
Viết một kế hoạch kinh doanh dường như là một nhiệm vụ rất “chán nản” vì mất rất nhiều thời gian cũng như công sức Do vậy, 10 bước chuẩn bị sau đây
sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được thời gian khi bắt tay vào công việc đầy khó khăn này.
1 Hãy tự hỏi mình: Tại sao mình lại viết kế hoạch kinh doanh? Nó có làm tăng
thêm vốn hoặc hướng dẫn cho việc kinh doanh phát triển nhanh hơn không?
2 Lập danh sách những mục tiêu cho việc kinh doanh khởi đầu và nơi mà bạn
sẽ kinh doanh trong 2-3 năm đầu
Trang 9
3 Xác định rõ ràng những khách hàng tiềm năng
4 Viết một bảng nội dung về những thứ mà bạn cần phải nghiên cứu và tìm dữ
liệu để hoàn thành bản kế hoạch kinh doanh
5 Lập một danh sách về những dữ liệu mà bạn sẽ cần sử dụng trong quá trình
nghiên cứu Ví dụ, bạn sẽ cần đến những số liệu thống kê về những khách
hàng, những đối thủ, về thị trường…
6 Nghiên cứu danh sách những nguồn tin hữu ích nhất như Hoovers , Dun &
Bradstreet, hoặc AllBusiness.com Bởi vì những nguồn tin này có nhiều
thông tin hữu ích để cho bạn tham khảo
7 Lập ra danh sách những người sẽ giúp bạn quản lý các phòng ban trong công
ty Nếu bạn không chắc chắn về về khả năng của những con người này thì
đây là thời gian để bạn quyết định lại xem có tuyển họ hay không
8 Bắt đầu sưu tập những tài liệu về tài chính cho công ty Công việc này bạn
có thể làm trễ hơn các công việc khác khi lập kế hoạch kinh doanh
Trang 10
9 Đọc những kế hoạch kinh doanh tương tự Bởi vì, có vô số kế hoạch kinh
doanh trước đó Bạn hãy tìm những mẫu kế hoạch kinh doanh giống với
ngành nghề của bạn nhất Đặc biệt là những bản đầu tiên, nó sẽ định hướng
cho bạn rất nhiều Bạn cũng có thể nói chuyện với những người chủ kinh
doanh – người mà đã viết những kế hoạch kinh doanh trước đó và tìm hiểu
những ý kiến chuyên môn của họ
10 Xác định rõ những chương trình phần mềm mà bạn sẽ phải sử dụng để viết
kế hoạch Bạn có thể sử dụng bất kỳ chương trình cơ bản nào cho bảng phần
mềm kinh doanh của mình
Một khi bạn đã sẵn sàng, hãy bắt đầu kế hoạch kinh doanh của mình với những sự
am hiểu sâu sắc về những việc cần làm cho công việc kinh doanh của mình Chúc
bạn thành công!