1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn - văn mẫu

4 6,2K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 11,62 KB

Nội dung

I - Gợi dẫn 1. Ca dao là những câu hát ngắn thể hiện tình cảm của người xưa. Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn,… là những bài ca thuộc mảng than thân, than cảnh nghèo túng khốn khó của người lao động. 2. Cả hai bài ca dao sử dụng môtip đếm […] phan tich an y man doi thoai giua hon truong ba va xac hang thit, suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn chiếc lược ngà, Csuy nghĩ của em về đức tính tự tin, hien tai la nguyen khi cua quoc gia, soạn lòng yêu nước, Van mau bai rung xa nu, ta ve mua xuan, bai van chung jminh cau tuc ngu that bai la me thanh conh, phan tich doan tholop lop may cao cung nho nhatrang giang cua huy can, giải thích câu tuc ngữ có chí thì nên

Trang 1

I - Gợi dẫn

1 Ca dao là những câu hát ngắn thể hiện tình cảm của người xưa Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn,… là những bài ca thuộc mảng than thân, than cảnh nghèo túng khốn khó của người lao động.

2 Cả hai bài ca dao sử dụng môtip đếm tháng, nhưng được triển khai theo hai mạch cấu tứ khác nhau, tạo

ra những nét sáng tạo riêng : sự tình ở bài 1 là “mất cái đó”, sự tình ở bài 2 là “quán bị đốt” Hai bài ca dao này có mối quan hệ “đại đồng tiểu dị”, “bình cũ rượu mới”

3 Cách đọc

Lời ca thứ nhất và lời ca thứ hai có câu mở đầu khá dài, cần đọc liền mạch Các câu ngắn đọc chậm hơn, giọng biểu cảm

II - Kiến thức cơ bản

Người xưa vẫn thường quan niệm : “Hoạ vô đơn chí, phúc bất trùng lai” Với những người dân lao động dưới chế độ phong kiến, sự khốn khó lại đến dồn dập hơn Nhưng với sức sống bất diệt của mình, họ vẫn

cố gắng tìm cách an ủi mình, tìm cách để vượt lên mọi sự bất hạnh để sống Và một phương thức phổ biến nhất họ giúp mình vượt lên mọi khốn khó là gửi gắm nỗi niềm tâm sự vào những câu hát dân gian :

Chớ than phận khó ai ơi !

Còn da, lông mọc, còn chồi nảy cây.

Hai bài ca dao thuộc mối quan hệ “đại đồng tiểu dị”, “bình cũ rượu mới” rất quen thuộc của ca dao Chúng có chung một môtíp, một kết cấu, nhìn bề mặt ngôn từ có nhiều nét giống nhau, nhưng không phải hoàn toàn thống nhất về phương diện nội dung Phần “tiểu dị” là phần làm nên linh hồn và giá trị riêng đặc sắc cho từng bài ca

Phần mở đầu, cả hai bài ca dao đều có cấu tứ “đếm tháng” – một cách mở đầu khá quen thuộc của chùm

ca dao than thân :

Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn

Đi vay đi tạm được tám quan hai

Xuống dưới chợ Mai

Mua một cái đó

Hay :

Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn

Đi vay đi tạm được một quan tiền

Ra chợ Kẻ Diên

Mua một vác tre

Trang 2

Về che cái quán

(Mua con gà mái)

Cách đếm thời gian ấy thể hiện ý thức về thời gian khổ nạn của người lao động Khó khăn không chỉ đến vào một thời điểm nào đó trong năm mà là “quanh năm” Tháng nào cũng là “tháng khốn tháng nạn” Thông thường, sự đói nghèo chỉ đến vào “tháng ba ngày tám”, còn với người lao động trong bài ca dao này thì đói nghèo khổ nạn là quanh năm Cái nghèo không chịu buông tha họ Không phải họ không biết chăm lo, họ tính toán, lo lắng, cố vùng vẫy để thoát khỏi nghèo đói, “đi vay đi tạm” để có vốn làm ăn Hi vọng hé mở, nhưng lập tức lại gặp bất trắc Cái nghèo lại dồn đuổi

Bài thứ nhất, bất trắc xảy ra là mất đó Cái đó là dụng cụ kiếm sống mà người dân lao động nghèo trông đợi vào để kiếm miếng ăn Nhưng rồi :

Trời mưa trời gió

Vác đó đi đơm

Chạy vô ăn cơm

Chạy ra mất đó !

Nhân vật trữ tình là một người khốn khó nay lại rơi vào con đường cùng Nhọc nhằn kiếm ăn vào lúc

“trời mưa trời gió” đã đủ cực lắm rồi Người nông dân vốn hay lam hay làm, muốn cố gắng để vượt qua cảnh đói nghèo Bao nhiêu hi vọng sống dồn cả vào việc “đi đơm” bởi chỗ tiền vay được đã dồn cho cái

đó Thế nhưng chỉ một chút sơ ý mà người lao động “mất cả chì lẫn chài” :

Chạy vô ăn cơm

Chạy ra mất đó !

Hành động chạy đi chạy lại đủ thấy nỗi cực nhọc của người lao động Thoáng đó mà công cụ kiếm cơm, niềm hi vọng đã tuột khỏi tay Dường như cái đó không bị mất trộm mà là bị cướp đi Giữa hi vọng và thất vọng chỉ là trong gang tấc Nỗi cực nhọc không chịu ngừng đeo bám người dân chài lam lũ

Bài ca dao không dừng lại ở việc nói chuyện “mất cái đó” mà nói chuyện lớn hơn, chuyện hi vọng và tuyệt vọng, chuyện đói nghèo cùng cực Cái đó là niềm hi vọng, là sự cố gắng để thoát khỏi cảnh đói nghèo, là kế sinh nhai của nhân vật trữ tình Hi vọng đến rồi lại đi thật nhanh, dường như bất hạnh vẫn không ngừng đeo bám Người lao động cất tiếng than thân :

Kể từ ngày ai lấy đó, đó ơi

Răng (sao) đó không phân qua nói lại đôi lời cho đây hay ?

Từ “đó” ở câu thơ cuối là từ đồng âm khác nghĩa với các từ “đó” còn lại, chỉ người lấy trộm đó, đối với

“đây” là nhân vật trữ tình của bài thơ ở đây dân gian dùng lối chơi chữ để thể hiện tâm sự chua chát của mình Chẳng có kẻ ăn trộm nào lại “phân qua nói lại” để giải thích việc mình làm cả Có thể họ cũng cùng cảnh bần hàn, “đói ăn vụng, túng làm càn” Lời than thân còn có ý nghĩa khái quát hiện thực nghèo đói của người lao động trong xã hội cũ Hai câu kết để lại dư âm đầy day dứt và tội nghiệp về cảnh nghèo khổ thương tâm của người lao động xưa

Bài ca dao thứ hai, bất trắc lại ở phương diện khác :

Ai thù ai oán

Đốt quán tôi đi ?

Trang 3

Cái quán là niềm hi vọng, là công cụ để kiếm sống Món tiền đi vay đi tạm được đã dồn cả vào đó, niềm

hi vọng đã bị huỷ hoại “Ai” là đại từ phiếm chỉ, được dùng để chỉ lực lượng gián tiếp đẩy người lao động vào cảnh khốn cùng Tâm trạng tiếc của, tiếc công và thất vọng của nhân vật trữ tình được gửi cả trong nỗi thương nhớ cái quán :

Tôi thương cái cột

Tôi nhớ cái kèo

Tôi thương cái đòn tay

Tôi nhớ cái cửa

Bạn nghèo gặp nhau.

Đối tượng nhớ là những bộ phận cụ thể của cái quán Bài ca dao sử dụng những hình ảnh gần gũi và quen thuộc trong cuộc sống để thể hiện tâm trạng Nỗi thất vọng, lời than thở cảnh nghèo được thể hiện một cách sáng tạo và rất trữ tình Bị rơi vào hoàn cảnh tuyệt vọng, người lao động vẫn tìm cách vươn lên, vẫn một lời than đầy tình nghĩa Câu kết là một lời tâm sự đầy cảm thông Nỗi thương nhớ cái quán là nỗi thương phận mình, thương những người cùng cảnh ngộ Than thân mà không gợi bi ai, tội nghiệp, thất vọng mà không vô vọng, đó là bản lĩnh sinh tồn của người dân lao động Niềm tin vào cuộc sống là tài sản quý giá nhất mà họ sở hữu, giúp họ không bị quỵ ngã trước mọi nỗi nhọc nhằn, trước mọi khó khăn của cuộc sống

Hai bài ca dao cùng than cảnh nghèo nhưng với những cách biểu hiện khác nhau đã làm nên sự đa dạng, phong phú và sức sống cho ca dao Đây cũng là nơi biểu hiện những nét đẹp của tâm hồn Việt Nam

III - Liên hệ

Đọc thêm bài ca dao :

Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn

Đi vay đi dạm được một quan tiền

Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái

Về nuôi hắn đẻ ra mười trứng

Một trứng : ung

Hai trứng : ung

Ba trứng : ung

Bốn trứng : ung

Năm trứng : ung

Sáu trứng : ung

Bảy trứng : ung

Còn ba trứng nở ra ba con :

Con : diều tha

Trang 4

Con : quạ bắt

Con : mặt cắt xơi

Đừng than phận khó ai ơi !

Còn da : lông mọc, còn chồi : nảy cây.

(Kho tàng ca dao người Việt, NXB Văn hoá Thông tin, 2001)

Ngày đăng: 26/03/2014, 17:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w