Cáckiểuquanhệgiữacácgene
allele đốivớimộttínhtrạng
1. Cáckiểu trội hoàn toàn, không hoàn toàn và đồng trội
Kể từ sau năm 1900, người ta còn phát hiện thêm một số trường hợp trội khác
nhau, bổ sung cho tỷ lệ 3 trội :1 lặn của Mendel.
1.1. Trội hoàn toàn (complete dominance)
Đây là trường hợp di truyền trội-lặn Mendel. Trong hầu hết các trường hợp,
allele bình thường (hay kiểu dại) trội hoàn toàn so vớicácallele đột biến.
Điều này có thể lý giải dựa trên cơ sở di truyền sinh hóa ở chỗ, allele trội cho
sản phẩm protein hoạt động chức năng bình thường trong khi allele đột biến
không tạo ra được sản phẩm có hoạt tính. Do đó các cá thể đồng hợp về allele
lặn không hoàn thành được con đường chuyển hóa có liên quan đến gene này.
Ở người, đó là trường hợp của cácallele đột biến lặn gây bạch tạng, bệnh
phenylxêtôn-niệu (phenylketonuria = PKU)
Tuy nhiên, ở một số trường hợp, allele đột biến trội hơn kiểu dại; nghĩa là
allele kiểu dại là lặn. Ví dụ: ở người, kiểu lùn phổ biến do không tạo được
sụn là trội, cho nên các thể dị hợp biểu hiện kiểu hình đột biến.
1.2. Trội không hoàn toàn (incomplete dominance)
Khi lai giữa hai giống hoa bốn giờ (four-o'clock; Mirabilis jalapa) thuần
chủng có hoa màu đỏ và hoa màu trắng, Carl Correns thu được tất cả các cây
F
1
có hoa màu hồng, kiểu hình trung gian giữa hai bố mẹ. Sau khi cho các
cây F
1
tự thụ phấn, tỷ lệ kiểu hình ở F
2
là 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng. Mặc dù tỷ lệ
kiểu hình này có hơi lệch so với của Mendel, nhưng thực tế nó tương ứng với
tỷ lệ kiểugene 1:2:1 (hình 2.1). Nếu sử dụng quy ước gene A- đỏ là trội
không hòan toàn so với a- trắng, ta có sơ đồ lai sau:
P
tc
Hoa đỏ (AA) × Hoa trắng (aa)
F
1
Aa (Hoa hồng)
F
2
Tỷ lệ kiểugene ¼ AA : ½ Aa : ¼ aa
Tỷ lệ kiểu hình ¼ đỏ : ½ hồng : ¼ trắng
Hình 2.1 Sự di truyền trung gian đốivới màu sắc hoa ở nhiều thực vật.
Bởi kiểu hình của thể dị hợp là trung gian giữa hai thể đồng hợp, vì vậy ta có
thể lý giải trên phương diện sinh hóa rằng hàm lượng sản phẩm tích lũy do
một allele trội kiểm soát là không đủ để thể hiện kiểu hình màu đỏ như trong
trường hợp có mặt cả hai allelele trội.
1.3. Đồng trội (codominance)
Đồng trội là hiện tượng cả hai allele khác nhau trong một thể dị hợp cùng
biểu hiện ra các sản phẩm có hoạt tính khác nhau trong tế bào. Cácallele như
thế được gọi là cácallele đồng trội. Điển hình là trường hợp nhóm máu AB
của hệ nhóm máu ABO (hình 2.2; xem giải thích ở mục 3 bên dưới) và nhóm
máu MN của hệ nhóm máu M-N ở người.
Hình 2.2 Kiểu hình các nhóm máu A, AB và B. (Ở đây cho thấy sự đồng
trội ở nhóm máu AB. Nhóm máu O không có kháng nguyên nào).
Hệ nhóm máu M-N (do một locus thuộc nhiễm sắc thể thường kiểm soát) có
hai allele L
M
và L
N
. Như thế, trong mộtquần thể sẽ có ba kiểugene L
M
L
M
,
L
M
L
N
và L
N
L
N
(có thể viết gọn là MM, MN và NN) tương ứng với ba kiểu
hình hay nhóm máu là M, MN và N. Nếu cho rằng các phép hôn phối thuận
nghịch là tương đương, thì có thể có sáu kiểu hôn phối vớicác tỷ lệ kiểugene
kỳ vọng ở đời con được cho ở bảng 2.1.
Bảng 2.1 Các tỷ lệ kỳ vọng ở đời con đốivớihệ nhóm máu M-N
Bố mẹ Đời con
L
M
L
M
L
M
L
N
L
N
L
N
L
M
L
M
× L
M
L
M
1
─
─
L
M
L
M
× L
M
L
N
½ ½
─
L
M
L
M
× L
N
L
N
─
1
─
L
M
L
N
× L
M
L
N
¼ ½ ¼
L
M
L
N
× L
N
L
N
─
½ ½
L
N
L
N
× L
N
L
N
─
─
1
Một ví dụ khác là allele lặn gây bệnh hồng cầu hình liềm. Ở những người dị
hợp tử về allele này (Hb
A
Hb
S
), cả hai allele đều được biểu hiện và các tế bào
máu của họ chứa cả hemoglobin bình thường và bất thường.
2. Tác động của gene gây chết (lethal)
Các allele gây chết là những đột biến có thể trội hoặc lặn làm giảm sức sống
hoặc gây chết đốivớicác cá thể mang nó và do đó, làm biến đổi tỷ lệ 3:1 của
Mendel. Nhiều gene có cácallele ảnh hưởng lên tỷ lệ chết chứ không gây
chết; cácallele này được gọi là cácallele có hại (deleterious).
Hình 2.3 Biến đổi màu lông ở chuột. Hình 2.4 Mèo Manx không đuôi.
Nói chung, cácallele gây chết thường là lặn và gây chết ở các thể đồng hợp.
Ví dụ, đột biến bạch tạng ở thực vật làm cho cây chết ở giai đoạn non vì
không có diệp lục để quang hợp. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở người
(xem mục II) có thể gây chết với tỷ lệ đáng kể ở tuổi trưởng thành khi allele
đột biến lặn này ở trạng thái đồng hợp.
Tuy nhiên, một số allele gây chết là những đột biến trội. Điển hình là thí
nghiệm lai về màu sắc lông ở chuột của Lucien Cuénot năm 1904. Khi lai
giữa hai chuột thân vàng (allele vàng là trội; Hình 2.3), ông thu được tỷ lệ
xấp xỉ 2 vàng : 1 kiểu dại. Mặt khác, khi lai giữacác chuột vàng với chuột
kiểu dại (màu agouti), ông thấy rằng đời con có tỷ lệ xấp xỉ 1:1. Cuénot kết
luận rằng tất cả các chuột vàng đều là những thể dị hợp, còn các thể đồng hợp
về allele vàng đều bị chết ở giai đoạn phôi.
Bố mẹ Yy (vàng) × Yy (vàng)
Đời con ¼ YY : ½ Yy : ¼ yy
(chết) 2 vàng : 1 agouti
Hiện tượng "không đuôi" ở mèo Manx (được phát hiện đầu tiên ở đảo Manx
năm 1935; Hình 2.4) là mộttínhtrạng khác gây ra bởi mộtallele đột biến trội
M; nó có hiệu quả trội ở các thể dị hợp và gây chết ở các thể đồng hợp. Vì
vậy khi lai giữacác mèo Manx (Mm × Mm) bao giờ cũng thu được ⅔ mèo
Manx không đuôi và ⅓ có đuôi bình thường.
3. Hiện tượng đa allele (multiple allelelism)
Trên thực tế, mỗi mộtgene không chỉ có hai allele mà có thể có nhiều hơn
hai allele, gọi là đa allele. Cácallele là những trạng thái cấu trúc khác nhau
của cùng mộtgene phát sinh do đột biến (xem chương 8).
Nói chung, nếu mộtgene trên nhiễm sắc thể thường (autosome) có n allele
khác nhau, thì trong quần thể có thể có n(n+1)/2 kiểu gene, trong đó có n kiểu
đồng hợp và n(n −1)/2 kiểu dị hợp (xem bảng 2.2). Đây chính là cơ sở của
hiện tượng đa hình (polymorphism) quan sát được trong cácquần thể tự
nhiên.
Bảng 2.2 Mối quanhệ số lượng giữacácallele và cáckiểugene
Số allele Số thể đồng hợp Số thể dị hợp T
ổng số kiểu gene
1 1 0 1
2 2 1 3
3 3 3 6
4 4 6 10
n n n(n −1)/2 n(n+1)/2
Ví dụ: Sự di truyền hệ nhóm máu ABO ở người được kiểm soát bởi một gen
autosome có ba allele chính là I
A
, I
B
và I
O
; trong đó I
O
là lặn, còn cácallele I
A
và I
B
là đồng trội. Trong mộtquần thể, nói chung có sáu kiểu gen tương ứng
với bốn kiểu hình hay nhóm máu sau đây:
Kiểu hình A B AB O
Kiểu gene I
A
I
A
, I
A
I
O
I
B
I
B
,
B
I
O
I
A
I
B
I
O
I
O
Bây giờ ta hãy tìm hiểu cơ sở di truyền miễn dịch của hệ nhóm máu ABO
này. Sự khác nhau giữacác nhóm máu là do sự có mặt của các loại kháng
nguyên và kháng thể . Các kháng nguyên (antigen) ở đây là những phân tử
kết hợp protein-đường bám trên bề mặt của các tế bào hồng cầu và chúng xác
định tên nhóm máu tương ứng. Các cá thể mang allele I
A
và/hoặc allele I
B
có
kháng nguyên tương ứng A và/hoặc B; còn allele I
O
không tạo được bất kỳ
kháng nguyên nào (nên những người đồng hợp về allele lặn này có kiểu hình
O, nghĩa là "không" có kháng nguyên A hoặc B nào cả trên bề mặt các tế bào
hồng cầu).
Các kháng thể (antibody) là những protein do hệ thống miễn dịch tạo ra với
một số lượng lớn nhằm đáp ứng vớicác kháng nguyên đặc thù từ bên ngoài.
Cụ thể, trong huyết thanh ở những người mang nhóm máu O thấy có cả hai
loại kháng thể kháng-A và kháng-B gọi là α và β; ở những người nhóm máu
AB không có bất kỳ loại kháng thể nào; còn ở những người nhóm máu A và
B chỉ có một loại kháng thể tương ứng là α và β.
Ý nghĩa lâm sàng của nguyên tắc truyền máu là ở chỗ khi truyền sai nhóm
máu sẽ xảy ra phản ứng ngưng kết chết người do phản ứng giữa kháng
nguyên bề mặt của hồng cầu người cho (donor), mà lượng huyết thanh là
không đáng kể, với kháng thể có trong huyết thanh của người nhận
(recipient). Vì thế, những người có cùng nhóm máu thì có thể cho và nhận
của nhau. Đặc biệt, nhóm máu O do thiếu cả hai loại kháng nguyên A và B
nên có thể truyền cho một người mang bất kỳ nhóm máu nào; ngược lại
người mang nhóm máu AB có thể nhận bất kỳ nhóm máu nào.
Hiện tượng đa allele tồn tại phổ biến trong cácquần thể sinh vật khác nhau.
Ví dụ, gene kiểm soát màu mắt đỏ-trắng ở ruồi giấm gồm một chuỗi 12
allele, vớitính trội giảm dần từ đỏ kiểu dại cho đến trắng đột biến lặn (w)
theo thứ tự từ trái sang phải và trên xuống như sau:
Allele
W
+
W
sat
W
co
W
w
W
ap3
Màu đỏ dại satsuma coral wine apricot3
Allele
W
e
W
bl
W
ap
W
i
W
t
Màu eossin blood apricot ivory tinged
Một số gene ở người, chẳng hạn như cácgeneđốivới kháng nguyên bạch cầu
người HLA (human leukocyte antigen) xác định các kháng nguyên trên bề
mặt của hầu như tất cả các tế bào có thể có nhiều allele. Ví dụ, gene HLA-B
có nhiều hơn 30 allele được xác định khác nhau về mặt kháng nguyên trong
một số quần thể. Kết quả của sự đa dạng này là, trong mộtquần thể có rất
nhiều kiểugene ở gene HLA-B (465 kiểugene khác nhau, với 30 kiểu đồng
hợp và 435 kiểu dị hợp), thực sự tạo nên một dãy biến dị kiểugene rộng.
. Các kiểu quan hệ giữa các gene allele đối với một tính trạng 1. Các kiểu trội hoàn toàn, không hoàn toàn và đồng trội Kể từ sau năm 1900, người ta còn phát hiện thêm một số trường. dạng này là, trong một quần thể có rất nhiều kiểu gene ở gene HLA-B (465 kiểu gene khác nhau, với 30 kiểu đồng hợp và 435 kiểu dị hợp), thực sự tạo nên một dãy biến dị kiểu gene rộng. . 3. Hiện tượng đa allele (multiple allelelism) Trên thực tế, mỗi một gene không chỉ có hai allele mà có thể có nhiều hơn hai allele, gọi là đa allele. Các allele là những trạng thái cấu trúc