1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TẬP VỀ NHÀ Môn học PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY pdf

7 447 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 73,5 KB

Nội dung

BÀI TẬP VỀ NHÀ. Môn học: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY. Họ và Tên Học Viên: Xa Xuân Thủy (05/05/1987) Đơn vị công tác: Trường TCN Kinh tế Kỹ Thuật Số 2. Đề Bài: Câu 1: Phân tích đặc điểm nội dung dạy học của ngành nghề mà các Anh ( Chị) đang giảng dạy, công tác, học tập ? Câu 2: Trình bày nhiệm vụ dạy học kỹ thuật- nghề? Liên hệ thực tiễn với ngành nghề mà Anh (Chị) đang giảng dạy, công tác, học tập? Bài Làm: Câu 1: Nội dung dạy học kỹ thuật- nghề của ngành “Dịch vụ Du lịch” có các đặc điểm sau: * Tính không đồng nhất: Do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, vì vậy mà khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm. Do đó vấn đề quảng cáo trong du lịch là rất quan trọng. * Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng sản phẩm du lịch xảy ra cùng một thời gian và địa điểm sản xuất ra chúng. Do đó không thể đưa sản phẩm du lịch đến khách hàng mà khách hàng phải tự đến nơi sản xuất ra sản phẩm du lịch. Ví dụ: như một chương trình du lịch 3 ngày 2 đêm được chào bán cho khách du lịch thì thời gian ấy chính là lúc sản phẩm du lịch vừa được hình thành đồng thời với hành trình của khách và cảm nhận của khách về chất lượng sản phẩm. * Tính mau hỏng và không dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống….Do đó về cơ bản sản phẩm du lịch không thể tồn kho, dự trữ được và rất dễ hỏng. *Tính phi vật chất: Đây là tính chất quan trọng nhất của sản xuất dịch vụ du lịch. Tính phi vật chất đã làm cho du khách không thể nhìn thấy hay thử nghiệm sản phẩm từ trước. Khách du lịch chỉ có thể được sử dụng sản phẩm dịch vụ du lịch khi họ chính thức bắt đầu mua sản phẩm và thông qua cảm nhận của họ, sản phẩm du lịch phi vật chất đó là hoàn hảo, tốt hay không tốt. Đánh giá qua cảm nhận của khách hoàn toàn do cảm nhận chủ quan hay khách quan của khách du lịch. Đó là đặc tính rất đặc biệt. Cho nên đối với du khách thì dịch vụ du lịch là trừu tượng khi mà họ chưa một lần tiêu dùng nó. Dịch vụ du lịch luôn được sử dụng song hành, đồng thời với những sản phẩm vật chất, có thể nhìn thấy được nhưng dịch vụ mãi mãi tồn tại tính phi vật chất của mình. Du khách thực sự rất khó đánh giá dịch vụ. * Khách du lịch đồng hành cùng quá trình tạo ra dịch vụ: Mối quan hệ mật thiết giữa khách hàng và nhà sản xuất trong sự tác động qua lại này trong dịch vụ được khẳng định sự phụ thuộc vào mức độ làm nghề, khả năng cũng như ý nguyện của người tiêu dùng và người cung cấp dịch vụ. Ngoài những đặc tính kinh tế, vai trò phục vụ của con người (những người phục vụ trực tiếp cũng như gián tiếp trong du lịch) đóng một vai trò rất quan trọng cho việc tạo nên ấn tượng tốt, xấu trong cảm giác, sự tin tưởng, tình thân thiện về cá nhân, mối liên kết và những mối quan hệ trong dịch vụ được coi trọng hơn như khi mua những hàng hoá tiêu dùng khác. Một khách du lịch có được một ấn tượng rất tốt đẹp về chuyến đi của họ không có nghĩa là thứ tạo nên ấn tượng đó là vẻ đẹp thiên nhiên, sự sang trọng của khách sạn, những món ăn ngon và những trò tiêu khiển, giải trí hấp dẫn, mà còn là sự hài lòng, sự thoả mãn sau một chuyến đi với những điều kiện dịch vụ tuyệt hảo, sự tận tình, chu đáo và thân thiện của những người phục vụ trong suốt cuộc hành trình, Mức độ hài lòng của khách hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự sẵn sàng cũng như khả năng của nhân viên làm dịch vụ, khả năng thực hiện được ý nguyện của khách hàng. Trong những trường hợp này thái độ và sự giao tiếp với khách hàng còn quan trọng hơn cả các tiêu chí kỹ thuật, sản xuất và tiêu dùng những loại dịch vụ này đòi hỏi phải tăng cường sự liên hệ của người sản xuất với khách hàng. Trong thời gian cung cấp dịch vụ những chức năng truyền thống đã gắn liền hai người bạn hàng (đối tác) với nhau trên thị trường. Người tiêu dùng đồng thời trở thành người đồng sáng tạo trong quá trình sản xuất dịch vụ. Người tiêu dùng tham gia hoặc là về mặt thể chất, trí tuệ hay là về mức độ tình cảm trong quá trình tạo ra dịch vụ, xác định thời gian cũng như các khả năng sản xuất. Các vấn đề có tính chất biểu trưng dó có thể thấy được tại các quán ăn nhanh Mcdonald, khách sạn, cửa hàng, ngân hàng, bảo hiểm và dịch vụ giao thông vận tải. Ở đây, sự tham gia về trí tuệ của khách hàng trong quá trình tạo ra dịch vụ này được xác định như sự phối hợp cùng sản xuất. *Tính không chuyển đổi quyền sở hữu dịch vụ: Đólà sự khác biệt rõ nét nhất với các hàng hoá vật chất thông thường mà con người hàng ngày vẫn tiêu dùng, sử dụng. Với các mặt hàng được sản xuất ra tại một thời điểm và sau đó được đem bán tới người tiêu dùng Ở một thời điểm khác thông qua các kênh phân phối sản phẩm, thì người tiêu dùng chỉ cần bỏ tiền ra mua hàng hoá đó là được quyền sở hữu sản phẩm. Nhưng đối với dịch vụ khi được thực hiện thì không có quyền sở hữu nào được chuyển từ người bán sang người mua. Người mua chỉ là đang mua quyền đối với tiến trình dịch vụ. Chẳng hạn, khi đi du lịch, khách du lịch được Ở trong những khách sạn sang trọng, được sử dụng phương tiện vẫn chuyển để đi lại, được chơi các trò chơi giải trí hấp dẫn, được thoải mái tắm và nghỉ ngơi trên bãi biển nhưng trên thực tế họ không có quyền sở hữu đối với chúng. * Tính không thể di chuyển của dịch vụ du lịch: Vì các cơ sở du lịch vừa là nơi sản xuất, vừa là nơi cung ứng dịch vụ nên dịch vụ du lịch thuộc loại không di chuyển được, khách muốn tiêu dùng dịch vụ thì phải đến các cơ sở du lịch. Chẳng hạn, dịch vụ du lịch là một cơ sở lưu trú hay dịch vụ tài nguyên du lịch . Do đó để nâng cao chất lượng dịch vụ và đem lại hiệu quả kinh doanh khi xây dựng các điểm du lịch cần lựa chọn địa điểm thoả mãn các điều kiện tự nhiên: địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí tượng, tài nguyên, môi trường sinh thái và điều kiện xã hội: dân số, dân sinh, phong tục tập quán, chính sách kinh tế, khả năng cung cấp lao động, cơ sở hạ tầng. Đặc điểm này của dịch vụ du lịch đòi hỏi các cơ sở (doanh nghiệp) du lịch tiến hành các hoạt động xúc tiến, quảng bá mạnh mẽ để kéo được du khách đến với điểm du lịch. * Tính thời vụ của dịch vụ: Dịch vụ có đặc trưng rất rõ nét ở tính thời vụ, ví dụ các khách sạn ở các khu nghỉ mát thường vắng khách vào mùa đông nhưng lại rất đông khách vào mùa hè, các nhà hàng trong khách sạn thường đông khách ăn vào trưa hoặc chiều tối, hoặc các khách sạn gần trung tâm thành phố thường đông khách vào ngày nghỉ cuối tuần. Chính đặc tính cầu cao điểm của dịch vụ dẫn đến tình trạng cung cầu dịch vụ dễ mất cân đối vừa gây lãng phí cơ sở vật chất lúc trái vụ và chất lượng dịch vụ có nguy cơ giảm sút khi gặp cầu cao điểm. Vì vậy, các đơn vị thường đưa ra các chương trình khuyến mại khách đi nghỉ trái vụ khi cầu giảm hoặc tổ chức quản lý tốt hàng chờ khi cầu cao điểm. *Tính trọn gói của dịch vụ du lịch: Dịch vụ du lịch thường là dịch vụ trọn gói bao gồm các dịch vụ cơ bản, dịch vụ bổ sung, dịch vụ đặc trưng. Dịch vụ cơ bản là những dịch vụ chính mà nhà cung ứng du lịch cung cấp cho khách hàng nhằm thoả mãn nhu cầu cơ bản, không thể thiếu được với khách hàng như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ phòng, dịch vụ nhà hàng, bar v v Dịch vụ bổ sung là những dịch vụ phụ cung cấp cho khách hàng nhằm thoả mãn các nhu cầu không bắt buộc như dịch vụ cơ bản nhưng phải có trong chuyến hành trình của du khách. Nhiều khi dịch vụ bổ sung lại có tính chất quyết định cho sự lựa chọn của khách và có ảnh hưởng quan trọng đến sự thoả mãn toàn bộ của khách hàng đối với dịch vụ trọn gói của doanh nghiệp. Chẳng hạn, nếu khách sạn có số lượng dịch vụ bổ sung càng phong phú, chất lượng của dịch vụ cao thì ngay cả khi giá cả không rẻ khách vẫn đến đông và khi đó khách sạn kinh doanh sẽ rất có hiệu quả vì hệ số sử dụng phòng cao, khách lưu trú dài ngày và tỷ lệ khách quay lại thường cao hơn so với loại khách sạn có ít dịch vụ. Dịch vụ đặc trưng là những dịch vụ thoả mãn nhu cầu đặc trưng của du khách như tham quan, tìm hiểu, vui chơi giải trí .v.v Việc thoả mãn các nhu cầu này cũng chính là nguyên nhân và là mục đích của chuyến du lịch. Tính chất trọn gói của dịch vụ du lịch xuất phát từ nhu cầu đa dạng và tổng hợp của du khách. Mặt khác nó cũng đòi hỏi tính chất đồng bộ của chất lượng dịch vụ. Câu 2: Nhiệm vụ dạy học kỹ thuật- nghề của ngành “dịch vụ Du Lịch” sẽ trang bị cho người học các nội dung sau: a. Nhiệm vụ giáo dưỡng kỹ thuật- nghề: *Những kiến thức, hiểu biết về kỹ thuật –nghề phù hợp với thực tiễn: - Những khái niệm cơ bản về: Du lịch, khách du lịch, Tài nguyên du lịch; Điểm và khu du lịch, Tuyến du lịch, Hướng dẫn viên du lịch; các khách sạn, nhà hàng. - Các loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, Du lịch văn hóa, Du lịch chữa bệnh,Du lịch nghỉ ngơi giải trí, Du lịch thể thao, Du lịch công vụ, Du lịch tôn giáo, Du lịch khám phá , Du lịch thăm hỏi , Du lịch quá cảnh… Các loại khách sạn, nhà hàng như: khách sạn từ 1 5 sao; các nhà hàng từ bình dân đến sang trọng, các nhà hàng theo phong cách chủ đạo riêng biệt. - Các thông tin liên quan đến du lịch như: qui định của nhà nước về xuất –nhập cảnh; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, cơ sở hạ tầng… - Các mối quan hệ của du lịch đối với môi trường và con người: Hoạt động du lịch tác động lên môi trường tự nhiên: Tác động đến môi trường nước, Tác động tới môi trường không khí, Tác động tới môi trường đất, Tác động tới môi trường sinh vật. *Kỹ năng kỹ thuật: - Kỹ năng thuyết trình, trò chuyện với du khách. - Kỹ năng xử lý các tình huống khi tham gia hoạt động du lịch. - Kỹ năng quản lý các nhà hàng, khách sạn. b. Nhiệm vụ giáo dục kỹ thuật – nghề: Nhiệm vụ giáo dục nhân cách người học được lồng ghép trong các bài dạy kỹ thuật-nghề với các nội dung cụ thể như sau: - Ý thức bảo vệ môi trường: do hoạt động du lịch có rất nhiều các tác động đến môi trường tự nhiên. Vì vậy, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức khi tham gia vào hoạt động này cần phải có ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường hiện tại nhằm tạo ra sự phát triển bền vững cho tương lai. - Ý thức đạo đức nghề nghiệp. - Ý thức chất lượng dịch vụ du lịch. b. Nhiệm vụ hình thành và phát triển tư duy kỹ thuật – năng lực hoạt động kỹ thuật: - Giao các bài kiểm tra dạng trắc nghiệm, và tự luận. - Cung cấp cho học sinh những đoạn video clip và các hình ảnh của các loại hình du lịch thực tế để trả lời bài kiểm tra. - Hướng dẫn học sinh khảo sát thực tế các loại hình du lịch, làm báo cáo và phân tích các loại hình du lịch và chức năng vị trí của từng người hướng dẫn và làm dịch vụ du lịch. . BÀI TẬP VỀ NHÀ. Môn học: PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY. Họ và Tên Học Viên: Xa Xuân Thủy (05/05/1987) Đơn vị công tác: Trường TCN Kinh tế Kỹ Thuật Số 2. Đề Bài: Câu 1: Phân tích đặc điểm nội dung dạy. dạy học của ngành nghề mà các Anh ( Chị) đang giảng dạy, công tác, học tập ? Câu 2: Trình bày nhiệm vụ dạy học kỹ thuật- nghề? Liên hệ thực tiễn với ngành nghề mà Anh (Chị) đang giảng dạy, . nghề? Liên hệ thực tiễn với ngành nghề mà Anh (Chị) đang giảng dạy, công tác, học tập? Bài Làm: Câu 1: Nội dung dạy học kỹ thuật- nghề của ngành “Dịch vụ Du lịch” có các đặc điểm sau: * Tính không

Ngày đăng: 25/03/2014, 17:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w