Kế hoạch kinh doanh công ty CP vật tư kỹ thuật nông nghiệp Cần Thơ 2011 chi tiết.
[Like để đọc nhiều hơn trên] www.facebook.com/nguyenvanth evn Kế hoạch kinh doanh cty CP Vật tư kỹ thuật Nông Nghiệp Cần Thơ 2011 Là một doanh nghiệp hoạt động gắn liền với nông nghiệp: cung ứng phân bón, vật tư và các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp; thu mua gia công chế biến nông sản để xuất khẩu nên luôn luôn có nhiều cơ hội kinh doanh đến với Công ty. Tuy nhiên để tận dụng được các cơ hội, chúng ta cần phải có một dự đoán tổng quát những yếu tố chủ yếu của môi trường kinh doanh sẽ tạo thuận lợi và gây khó khăn cho Công ty trong năm kế hoạch. 1. Những thuận lợi và cơ hội cho công ty trong năm 2011: + Theo tổ chức phân bón thế giới (IFA), trong niên vụ 2009/2010 tiêu thụ phân bón toàn cầu ước tính tăng 5,2% đạt khoảng 163,7 triệu tấn. Cũng theo IFA, do giá các loại hàng hóa nông nghiệp tăng cao, niên vụ 2010/2011 dự báo tiêu thụ phân bón toàn cầu sẽ tiếp tục tăng 4,7% đạt khoảng 171,4 triệu tấn; tiêu thụ đạm có thể mức kỷ lục mới với mức tăng 1,6% đạt 104,2 triệu tấn. Lân sẽ tăng khoảng 6% và 16,3% đối với ka li, các nhà phân tích dự báo rằng giá phân bón vẫn sẽ gia tăng trong năm 2011. + Tại nước ta, năm 2011 lượng tiêu thụ phân bón ước tính từ 8,5 đến 9 triệu tấn. Trong đó urê khoảng 1,8 triệu tấn; NPK từ 2,5 đến 3 triệu tấn; phân lân 1,7 triệu tấn. DAP 750 nghìn tấn, phân bón SA 750 nghìn tấn, Kali 800 nghìn tấn. Theo đó với lượng tồn kho khoảng 300 nghìn tấn, dự kiến sản xuất trong nước năm 2011 khoảng 950 nghìn tấn urê (đạm Phú Mỹ 800 nghìn tấn, đạm Hà Bắc 150 nghìn tấn, còn lại phải nhập khẩu 500 nghìn tấn). Phân bón DAP dự kiến sản xuất được 300 nghìn tấn (từ nhà máy DAP Đình Vũ Hải Phòng), cộng với khoảng 100 nghìn tấn tồn kho, như vậy phải nhập khẩu khoảng 350 nghìn tấn. Về phân chứa lân (supe lân, lân nung chảy) và phân hỗn hợp NPK, trong nước có khả năng sản xuất đáp ứng cơ bản nhu cầu, phân SA và phân Kali phải nhập khẩu hoàn toàn. Như vậy, tổng lượng phân bón các loại phải nhập khẩu năm 2011 sẽ vào khoảng từ 2,5 đến 3 triệu tấn. + Ở tầm quốc gia, nhận thức doanh nghiệp là trung tâm cho sự phát triển kinh tế xã hội đã được khẳng định, từ nhận thức đó, chính phủ sẽ hoàn thiện và ban hành những chính sách kinh tế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh. + Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong hầu hết các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp; ở nước ta hiện nay còn trên 70% dân số sống nhờ vào thu nhập từ sản xuất nông nghiệp; chiến lược nông nghiệp- nông thôn và nông dân được Đảng và Chính phủ hết sức chú trọng phát triển sẽ tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. + Uy tín tuyệt đối của Công ty với các ngành hàng thương mại, các nhà cung cấp, các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành hàng sẽ tạo tiền đề cơ bản cho Công ty tận dụng được các cơ hội kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận. + Hệ thống các Đại lý bán hàng của Công ty thường xuyên được củng cố và phát triển, hơn nữa, qua hơn 30 năm cung ứng vật tư nông nghiệp ở Việt Nam mà trọng tâm là khu vực ĐBSCL nơi đặt trụ sở chính của Công ty, uy tín về quản trị và thương hiệu của TSC là một yếu tố rất quan trọng hỗ trợ cho Công ty tổ chức kinh doanh thành công. + Sự quyết tâm nỗ lực cao của tập thể HĐQT, Ban Kiểm Soát, Ban Điều hành cùng với chất lượng nguồn nhân lực của Công ty trong việc thực hiện ngày càng tốt hơn triết lý kinh doanh của TSC: đặt chữ Tâm và chữ Tín lên hàng đầu, tất cả vì quyền lợi của cổ đông sẽ là yếu tố quyết định đến kết quả kinh doanh của Công ty. [Like để đọc nhiều hơn trên] www.facebook.com/nguyenvanth evn + Sự chỉ đạo, hỗ trợ của của lãnh đạo Thành ủy, UBND Thành phố Cần Thơ, của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cùng với sự tài trợ của các ngân hàng thương mại mà Công ty có quan hệ tín dụng là những nhân tố đắc lực giúp cho Công ty tận dụng được các cơ hội kinh doanh. + Với quyết tâm của HĐQT cùng với các điều kiện kinh doanh tốt, tình hình tài chính của Công ty lành mạnh với một qui trình quản trị: Chính xác- Kịp thời- Công khai Minh bạch- Trung thực và đúng Pháp luật không chỉ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh mà cả trong công bố thông tin đã và sẽ tạo ra được sự tin tưởng cho các đối tác, cổ đông của Công ty và các cơ quan có quan hệ với Công ty. + Bộ máy quản lý điều hành và tập thể CB.CNV có trình độ, được đầu tư đúng mức để cập nhật kiến thức, luôn năng động, sáng tạo, nhạy bén thích ứng với tình hình, đủ sức vượt qua khó khăn, thách thức để nắm bắt cơ hội kinh doanh. 2. Những khó khăn chủ yếu sẽ tác động tới hoạt động kinh doanh của TSC trong năm 2011 : + Giá cả phân bón nhập khẩu (mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Công ty) trên thế giới biến động khó lường, nó không chỉ phụ thuộc vào nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp mà còn phụ thuộc vào mối quan hệ kinh tế - chính trị giữa các quốc gia cung ứng đầu vào cho sản xuất phân bón và quốc gia sản xuất phân bón lớn trên thế giới cũng như chính sách về năng lượng của các quốc gia xuất khẩu nhiều phân bón sang Việt Nam. + Chính sách điều hành hoạt động sản xuất- xuất nhập khẩu phân bón cũng như xuất khẩu gạo vẫn còn nhiều bất cập và chậm được khắc phục, tạo nên một môi trường kinh doanh chưa thực sự bình đẳng. + Các dự án sản xuất phân bón tại Việt Nam đang tăng tốc để đẩy nhanh tiến độ (dự án Đạm Cà Mau 800.000 tấn/năm; dự án Đạm Ninh Bình 560.000 tấn/năm) theo kế hoạch sẽ tung sản phẩm ra thị trường vào nửa cuối năm 2012, gây áp lực cho công ty trong việc vừa phải điều chỉnh hoạt động kinh doanh phân bón (giảm bớt hoạt động nhập khẩu và kinh doanh khi thị phần phân bón nhập khẩu trên thị trường Việt Nam bị thu hẹp, đẩy mạnh hoạt động Logistics trong lĩnh vực phân bón và nông sản) vừa phải đẩy mạnh các ngành hàng kinh doanh khác (chế biến nông sản xuất khẩu, gia công, sản xuất, xuất nhập khẩu thuốc BVTV và phân bón chuyên dụng) để ổn định và mở rộng qui mô kinh doanh của công ty. + Chi phí lãi vay đang ở mức cao, tỷ giá ngoại tệ biến đổi theo xu hướng tăng và khó lường sẽ làm gia tăng rủi ro cho công ty và làm giảm hiệu quả kinh doanh. + Các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh: nhiên liệu, năng lượng, dịch vụ, bao bì đóng gói, bốc xếp vận chuyển, lưu kho v.v biến động theo xu hướng tăng trong khi giá tiêu thụ sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào tình hình cung cầu trên thị trường mà còn phụ thuộc vào giá cả nông sản cũng như các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp của Chính phủ là những vấn đề Ban Điều hành công ty phải thường xuyên theo dõi, cập nhật và xử lý đúng mới mong đạt được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. + Áp lực về thủ tục hành chính vẫn còn rất nặng nề; trong khi doanh nghiệp chấp nhận đối đầu với các khó khăn, thách thức trên thương trường thì một bộ phận công chức trong khu vực [Like để đọc nhiều hơn trên] www.facebook.com/nguyenvanth evn quản lý nhà nước thờ ơ thậm chí vô cảm trước những yêu cầu chính đáng và đúng pháp luật của doanh nghiệp. + Thông qua hoạt động kinh doanh và tham gia công tác xã hội thương hiệu TSC đã trở nên thân thiện, có uy tín với bà con nông dân cả nước, thương hiệu đó gắn liền với chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt, gia cả phù hợp nhưng cũng chính vì thế mà nguy cơ về sản phẩm mang thương hiệu TSC bị làm giả luôn luôn rình rập. + Khi qui mô kinh doanh của Công ty ngày càng mở rộng thì yêu cầu quản trị phải được nâng cao về chất lượng, do đó áp lực về chất lượng nguồn nhân lực cũng rất lớn cho nên việc thu hút đào tạo nguồn nhân lực (và đào thải nếu không đáp ứng được yêu cầu) là vấn đề cấp bách tại Công ty mà HĐQT , Ban Điều Hành phải hết sức chú ý. + Cơ sở vật chất của hệ thống Cảng cũng như chất lượng dịch vụ của các Cảng khu vực Tp.HCM là những vấn đề Công ty phải tính toán, cân nhắc trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa vì với những điều kiện như hiện nay thì sự việc tàu vào tới phao số 0 nhưng không có bến để cập Cảng làm hàng hoàn toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. 3. Mục tiêu của kế hoạch 2011 : Đảm bảo sự an toàn tài chính của Công ty, phấn đấu mức tăng trưởng lợi nhuận kế toán trước thuế là 50% so với kết quả hoạt động năm 2010. 4. Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu năm 2011 : 4.1. Kế hoạch luân chuyển hàng hóa năm 2011: BẢNG 5 : CHỈ TIÊU VỀ SỐ LƯỢNG HÀNG HÓA LUÂN CHUYỂN STT Loại hàng hoá Đvt Tồn đầu kỳ (01/01/2011) Nhập trong kỳ Xuất bán trong kỳ Tồn cuối kỳ (01/01/2011) I Phân bón các loại Tấn 35.805,231 205.000,00 215.000,00 25.805,231 1 Phân DAP các loại Tấn 3.700,001 40.000,00 40.000,00 3.700,001 2 Kali CIS Tấn 3.120,374 55.000,00 55.000,00 3.120,374 3 Phân SA các loại Tấn 4.021,031 45.000,00 45.000,00 4.021,031 4 Urê các loại Tấn 24.963,825 60.000,00 70.000,00 14.963,825 5 Các loại khác Tấn - 5.000,00 5.000,00 - II Gạo, nếp xuất khẩu Tấn - 50.000,00 50.000,00 - III Thuốc BVTV 1000đ 8.018.514,591 1.500.000,00 9.518.514,591 - 4.2 .Các chỉ tiêu về tài chính : 1. Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh : 2.100.000.000.000 đ,00 Trong đó : Doanh thu hàng xuất khẩu : 370.000.000.000 đ,00 2. Giá vốn hàng bán : 1.924.000.000.000 đ,00 3. Lợi nhuận gộp : 176.000.000.000 đ,00 4. Tổng chi phí kinh doanh trong kỳ : 154.000.000.000 đ,00 + Chi phí bán hàng : 46.000.000.000 đ,00 [Like để đọc nhiều hơn trên] www.facebook.com/nguyenvanth evn + Chi phí quản lý doanh nghiệp : 18.000.000.000 đ,00 Trong đó : Tiền lương nhân viên : 9.000.000.000 đ,00 + Chi phí tài chính ( đã trừ thu nhập tài chính ) : 90.000.000.000 đ,00 Trong đó : chi phí lãi v a y : 84.000.000.000 đ,00 5. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế : 22.000.000.000 đ,00 6. Thuế thu nhập doanh nghiệp : 3.400.000.000 đ,00 7. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp : 18.600.000.000 đ,00 Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế / vốn điều lệ : 22,37% 8. Chi trả cổ tức cho cổ đông : 1.500 đ/cổ phần Trong điều kiện của thị trường hiện nay, việc xây dựng chỉ tiêu số lượng cũng như những chỉ tiêu khác chỉ mang tính định hướng. Công ty TSC Cần Thơ được thành lập và hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, với mục tiêu cao nhất của kế hoạch kinh doanh năm 2011 là đảm bảo sự an toàn tài chính của Công ty, phấn đấu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế 50% so với kết quả thực hiện năm 2010 để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông và tạo đà cho tăng trưởng bền vững trong thời gian tới. Chúng tôi đề nghị Đại Hội Đồng Cổ Đông thường niên lấy chỉ tiêu : Lợi nhuận trước thuế của TSC là 22 tỷ đồng làm chỉ tiêu pháp lệnh giao cho HĐQT và Tổng Giám Đốc Công ty tổ chức thực hiện. 5. Một số giải pháp chủ yếu để tổ chức thực hiện kế hoạch 2011 : Trên cơ sở dự đoán, phân tích những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2011. HĐQT và Tổng Giám đốc Công ty chú trọng đến một số giải pháp sau trong điều hành hoạt động năm 2011: + Khai thác tốt hơn lợi thế của Công ty để giữ vững qui mô kinh doanh và tiết kiệm chi phí : Thảo luận cụ thể với các đại lý, đặc biệt những đại lý là cổ đông của Công ty trong luân chuyển hàng hóa để có thể giảm bớt chi phí lưu kho khi thị trường diễn biến theo xu hướng xấu. Đi sâu đi sát với diễn biến thị trường phân bón trong nước và thế giới, liên tục cập nhật thông tin để tận dụng mọi cơ hội kinh doanh phân bón nhằm giữ vững vị thế về nhập khẩu phân bón của TSC và thực hiện xuất khẩu nếu có hiệu quả. Tiếp tục làm thủ tục đăng ký, thử nghiệm thêm một số loại thuốc BVTV cũng như kết hợp với các Viện, trường Đại Học nghiên cứu một số sản phẩm mới về phân hữu cơ để đưa vào danh mục và sẽ khai thác thương mại trong những năm tới. Đầu tư 52% vốn vào Công ty Cổ phần Nông Dược TSC và chính thức đưa Công ty này vào hoạt động từ 01/04/2011. Mở rộng công suất sản xuất, chế biến, tồn trữ sản phẩm nông sản dạng IQF để đủ cho nhu cầu xuất khẩu. + Giải pháp về nguồn nhân lực: Tuy môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của 01 doanh nghiệp nhưng đó chỉ là yếu tố bên ngoài, chính nội lực của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng quyết định đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, cho nên nguồn nhân lực có ý nghĩa [Like để đọc nhiều hơn trên] www.facebook.com/nguyenvanth evn cực kỳ quan trọng. công ty sẽ thông qua hoạt động đào tạo, đào tạo lại, đào thải (nếu cần thiết) và thu hút thêm nguồn nhân lực để không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có đủ Tâm và Tài để hoàn thành nhiệm vụ. Chú ý đúng mức đến thu nhập và đời sống của người lao động trong công ty để ổn định và thu hút thêm nguồn nhân lực. + Giải pháp về quản trị điều hành công ty: Trên cơ sở tiêu chí quản trị đã được xác định, Công ty tiếp tục thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lượng quản trị. Hoạt động quản trị của công ty phải đặc biệt chú ý đến việc tận dụng các cơ hội kinh doanh cũng như quản lý và phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra, cụ thể : * Về tài chính : chú ý đến việc luân chuyển vốn nhanh để giảm bớt chi phí sử dụng vốn, đặc biệt chú ý đến biến động tỷ giá ngọai tệ, hạn chế tối đa ảnh hưởng của biến động tỷ giá bằng cách đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cũng như dùng vòng quay của đồng Việt nam để chuẩn bị ngoại tệ phục vụ cho các hợp đồng nhập khẩu. Đặc biệt chú ý đến xu hướng biến động của lãi suất để điều chỉnh qui mô kinh doanh và đưa ra biện pháp kinh doanh phù hợp. * Về phát triển thương hiệu: Thông qua chất lượng bao bì, sản phẩm, hình ảnh công ty, văn hóa công ty để quảng bá thương hiệu; đặc biệt chú ý đến trách nhiệm đối với toàn xã hội ; với cộng đồng thông qua các hoạt động cụ thể, thiết thực để thương hiệu TSC ngày càng in dấu ấn đậm nét với nhà cung cấp, với khách hàng và với cộng đồng xã hội. * Về quan hệ với nhà đầu tư : là 01 doanh nghiệp đã niêm yết, tính minh bạch- trung thực và kịp thời trong công bố thông tin theo qui định của pháp luật là một điều phải được thực hiện nghiêm túc. Bên cạnh đó, trong điều kiện có thể, Người đứng đầu doanh nghiệp sẽ kết hợp với các Công ty Chứng Khoán, các Quỹ Đầu tư để tiếp xúc trực tiếp với nhà đầu tư để truyền tải những thông tin cần thiết tới nhà đầu tư. * Về sự phối hợp giữa HĐQT, Ban Điều Hành và Ban Kiểm Soát Công ty: Gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng, hay ý kiến của Hiệp Hội Các Nhà Đầu Tư Tài Chính Việt Nam nêu vấn đề về vai trò của Ban Kiểm Soát Công ty; Đối với TSC, từ khi cổ phần hóa đến nay, tất cả các cuộc họp thường lệ, họp đột xuất của HĐQT đều mời các thành viên Ban Kiểm Soát và Ban Tổng Giám Đốc tham dự và trong thời gian tới, chúng tôi vẫn duy trì việc này vì suy cho cùng thì cho dù mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều chung một mục đích: Vì sự phát triển của công ty và quyền lợi của cổ đông. + Giải pháp về nguồn hàng và thị trường: Tiếp tục cập nhật thông tin, tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa TSC với các nhà cung cấp nước ngoài , mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành hàng để có sản phẩm có chất lượng, giá cả cạnh tranh cung ứng ra thị trường; tiếp tục lựa chọn, sàng lọc và mở rộng hệ thống đại lý của Công ty đảm bảo cho quá trình kinh doanh được thông suốt nhằm giảm chi phí kinh doanh. + Giải pháp về phòng ngừa rủi ro :Trong điều kiện suy thoái kinh tế việc xảy ra các rủi ro liên quan tới hợp đồng thương mại xuất nhập khẩu; rủi ro về tỷ giá, rủi ro về tài sản là điều có [Like để đọc nhiều hơn trên] www.facebook.com/nguyenvanth evn thể xảy ra, công ty sẽ thông qua các công cụ hiện có như bảo hiểm, quyền chọn v v để phòng ngừa các rủi ro này. Trong tình hình hiện nay, chỉ với sự cố gắng, nỗ lực cao nhất của toàn thể công ty mới mong hoàn thành được nhiệm vụ. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng rất mong nhận được ý kiến góp ý của cổ đông trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch để tiếp sức cho chúng tôi đưa công ty của chúng ta ngày càng phát triển. Là doanh nghiệp niêm yết, chúng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm đã trình bày với quý vị trong lần Đại hội trước: suy cho cùng thì chính sức khỏe của doanh nghiệp và sự minh bạch trong công bố thông tin sẽ là yếu tố quyết định đến giá cổ phiếu; do đó cách duy nhất để giữ vững uy tín và phát triển thương hiệu của một doanh nghiệp cũng như bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư là không ngừng phát triển kinh doanh trên cơ sở hiệu quả trong khuôn khổ các quy định của pháp luật gắn liền với một qui chế quản trị Công ty phù hợp, một qui chế công bố thông tin kịp thời, trung thực và minh bạch. Là người đứng đầu doanh nghiệp, Tôi cam kết trước toàn thể cổ đông sẽ thực hiện tốt tất cả các điều đó. Cố gắng hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch năm 2011 do Đại Hội Đồng Cổ Đông giao. . trên] www.facebook.com/nguyenvanth evn Kế hoạch kinh doanh cty CP Vật tư kỹ thuật Nông Nghiệp Cần Thơ 2011 Là một doanh nghiệp hoạt động gắn liền với nông nghiệp: cung ứng phân bón, vật tư và các yếu tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp; . vào thu nhập từ sản xuất nông nghiệp; chiến lược nông nghiệp- nông thôn và nông dân được Đảng và Chính phủ hết sức chú trọng phát triển sẽ tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong. sách kinh tế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh. + Là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong hầu hết các khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp; ở nước ta hiện nay còn trên