Để thực hiện được mục tiêu hàng dệt may Việt Nam giành thắng lợi trongcạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh vàđưa ra các giải pháp nhằm tăng khả
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Từ hơn một thập kỷ nay, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoátrở thành một xu thế khách quan và diễn ra nhanh chóng, vừa tạo cơ hội cho cácnền kinh tế vừa tăng sức ép cạnh tranh Cạnh tranh là một trong những quy luậtkinh tế cơ bản của kinh tế thị trường, là công cụ để thúc đẩy phát triển kinh tế, tạodựng nên những doanh nghiệp thành đạt đủ sức cạnh tranh trên thị trường trongnước và quốc tế
Vì thế doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có khả năng cạnh tranhcao Đặc biệt đối với ngành sản xuất dệt may là ngành có tốc độ phát triển nhanhchóng sản phẩm dệt may luôn chiếm tỷ trọng lớn và đứng vị trí thứ hai sau dầu thôcủa nước ta, có khả năng thâm nhập không chỉ những thị trường quy định hạnngạch mà cả những thị trường không có hạn ngạch
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2003 đạt 3,6 tỷ USD, tăng thêm30% so với năm 2002 là một mốc son mới của ngành dệt may, trong vòng 3 nămkim ngạch xuất khẩu tăng gần hai lần
Do có đặc điểm là không đòi hỏi vốn lớn, lại thu hồi vốn nhanh và sử dụngnhiều lao động, là ngành hầu hết các nước đang phát triển tham gia nên mức độcạnh tranh càng cao
Từ năm 1995 đến nay, với những lợi thế so sánh về lao động, chi phí, hàng dệtmay Việt Nam đã từng bước chiếm lĩnh được thị trường quốc tế, trong đó có ba thịtrường lớn: thị trường EU, thị trường Nhật Bản và thị ttrường Mỹ Nhưng chỉ cònchưa đầy chín tháng nữa Hiệp định hàng dệt may trong khuôn khổ WTO sẽ đượcthực hiện hoàn toàn Thương mại thế giới bước vào giai đoạn mới - giai đoạn tự dohoá thương mại hàng dệt may Khi hàng dệt may thế giới( ATC) chấm dứt, chuyển
từ chế độ bảo hộ bằng hạn ngạch sang cạnh tranh thực sự giữa các nước xuất khẩudệt may trong tổ chức thương mại thế giới thì cạnh tranh quốc tế sẽ ngày càng gaygắt Hơn thế nữa sức cạnh tranh của phần lớn sản phẩm dệt may của Việt Nam cònyếu cả về chất lượng và giá cả Cánh cửa duy nhất đảm bảo thành công là nâng caosức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế vì đó là vấn đềsống còn của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện nay
Trang 2Để thực hiện được mục tiêu hàng dệt may Việt Nam giành thắng lợi trongcạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế, cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh vàđưa ra các giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh đối với hàngdệt may ViệtNam trên thị trường quốc tế.
Đó cũng là lý do mà em chọn đề tài: “ Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế”.
Nội dung của đề án:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, đề án gồm những phần chính sauđây:
Chương I: Một số vấn đề về khả năng cạnh tranh.
Chương II: Thực trạng về khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trưòng quốc tế.
Do trình độ còn hạn hẹp và thời gian hạn chế nên đề án không tránh khỏinhững thiếu sót nhất định.Mong được sự góp ý, điều chỉnh, bổ sung của thầyNguyễn Đình Trung để đề án của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn Em xin cảm
ơn thầy
Trang 3CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
I - Khái niệm
1 Cạnh tranh là gì?
Ngày nay, hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải thừa nhận trongmọi hoạt động kinh tế đều phải có cạnh tranh và coi cạnh tranh không những làmôi trường, động lực của sự phát triển nói chung, thúc đẩy sản xuất kinh doanhphát triển và tăng năng suất lao động, hiệu quả của các doanh nghiệp nói riêng màcòn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội
Một trong những khó khăn là không có một sự đồng nhất trong quan niệm về cạnhtranh Lý do là thuật ngữ này được sử dụng để đánh giá cho tất cả các doanhnghiệp, các ngành, các quốc gia và cả khu vực liên quốc gia
Khi xác định tính cạnh tranh của một doanh nghiệp hay của một ngành côngnghiệp chỉ cần xét đến tiềm năng sản xuất một hàng hoá hay dịch vụ ở một mứcgiá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không phải có trợ cấp
Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống Mỹ sử dụng địnhnghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia như sau:
“Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó dưới các điều kiện thị trường
tự do và công bằng , có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòihỏi của các thị trường quốc tế , đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực
tế của nhân dân nước đó”
Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là:
“Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mứcsống nghĩa là đạt được các tỉ lệ tăng trưởng kinh tế kinh tế cao được xác định bằng
sự thay đổi của tổng sản phẩm quốc nội(GDP) trên đầu người theo thời gian”
Trang 4Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức Hợp tác và pháttriển kinh tế (OECD) đã chọn định nghĩa về cạnh tranh, cố gắng kết hợp các doanhnghiệp , ngành và quốc gia như sau :
“ Khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việclàm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”
Định nghĩa trên phù hợp vì nó phản ánh khả năng cạnh tranh quốc gia nằmtrong mối liên hệ trực tiếp với hoạt động cạnh tranh của các doanh nghiệp và lợithế cạnh tranh trở thành một nhân tố quan trọng trong hoạt động kinh tế
2 Khả năng cạnh tranh là gì ?
Thuật ngữ “khả năng cạnh tranh” được sử dụng rộng rãi trong các phương tiệnthông tin đại chúng, trong sách báo chuyên môn, trong giao tiếp hàng ngày của cácchuyên gia kinh tế, các nhà kinh doanh… Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một sựnhất trí cao trong các học giả và giới chuyên môn về khái niệm khả năng cạnhtranh ở cả cấp quốc gia lẫn cấp ngành, công ty, xí nghiệp Lý do cơ bản là ở chỗ cónhiều cách hiểu khác nhau về khả năng cạnh tranh
Đối với một số người, khả năng cạnh tranh chỉ có ý nghĩa rất hẹp, được thểhiện qua các chỉ số về tỷ giá thực và trong mối quan hệ thương mại.Trong khi đó,đối với những người khác, khái niệm khả năng cạnh tranh lại bao gồm khả năngsản xuất hàng hoá và dịch vụ đủ sức đáp ứng đòi hỏi của cạnh tranh quốc tế và yêucầu bảo đảm mức sống cao cho các công dân trong nước
Trong cuốn sách nổi tiếng “Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia”của M.Porter
đã cho rằng chỉ có năng suất là chỉ số có ý nghĩa khi nói về khả năng cạnh tranhquốc gia
Còn Krugman(1994) thì lại cho rằng : Khái niệm về khả năng cạnh tranh chỉphù hợp với cấp độ công ty, đơn giản là vì nếu một công ty nào đó không đủ khảnăng bù đắp chi phí của mình, thì chắc chắn phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản
II Phân loại khả năng cạnh tranh
Khả năng cạnh tranh của nền kinh tế gồm khái niệm cạnh tranh quốc gia, kháiniệm cạnh tranh doanh nghiệp và khái niệm cạnh tranh của hàng hoá và dịchvụ.Trong đó, khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ là nhiệm vụ trọng tâm
Trang 5và cơ bản để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
1 Khả năng cạnh tranh quốc gia
Đây là một khái niệm phức hợp, bao gồm các yếu tố ở tầm vĩ mô, đồng thờicũng bao gồm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cả nước Khả năngcạnh tranh được định nghĩa là khả năng của một nền kinh tế đạt được tăng trưởngbền vững, thu hút được đầu tư bảo đảm ổn định kinh tế xã hội, nâng cao đời sốngcủa người dân
2 Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và
mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranhtrong nước và quốc tế
Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm và dịch vụ
Vì vậy mà có phân biệt khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với khả năng cạnhtranh của sản phẩm, dịch vụ
3 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đótrên thị trường
Giữa ba cấp độ khả năng cạnh tranh có mối quan hệ qua lại mật thiết vớinhau, tạo điều kiện cho nhau, chế định và phụ thuộc lẫn nhau Một nền kinh tế cókhả năng cạnh tranh cao phải có nhiều doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh.Ngựơc lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, môi trườngkinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi, các chính sách kinh tế vĩ mô phải rõràng, có thể dự báo được, nền kinh tế phải ổn định, bộ máy nhà nước phải trongsạch, hoạt động có hiệu quả, có tính chuyên nghiệp
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện qua hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp được đo thông qua lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp, thểhiện qua chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Là tế bào của nền kinh tế , khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp tạo cơ sở cho khả năng cạnh tranh quốc gia Đồng thời khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng thể hiện qua khảnăng cạnh tranh của các sản phẩm mà doanh nghiệp đó kinh doanh Doanh nghiệp
Trang 6có thể kinh doanh một hay một số sản phẩm có khả năng cạnh tranh Khả năngcạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chính sách quốc gia, vào năng lực và hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp.
III - Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của dệt may Việt Nam
1 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam
1.1 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn
Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của ngành dệt may làcuộc cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.M.Porter- Giáo sư trường kinh doanh Havard nói: cuộc cạnh tranh giữa các đối thủnói chung cũng có hình thức như một cuộc đua ngựa để giật giải, sử dụng cácchiến thuật như cạnh tranh về giá, các cuộc chiến về quảng cáo, giới thiệu sảnphẩm và tăng cường phục vụ khách hàng…”
Có thể nói khi xâm nhập vào thị trường dệt may thế giới đặc biệt là thịtrường EU, Nhật Bản, Mỹ bằng con đường xuất khẩu thì đối thủ cạnh tranh khổng
lồ và đáng gờm nhất đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là Trung Quốc.Trung Quốc giữ vị trí hàng đầu trong ngành dệt may thế giới về sản lượng sợibông, vải bông và sản phẩm may mặc và đứng thứ hai về sợi hoá học
Kể từ đầu những năm 90, Trung Quốc luôn là một trong những nước đứngđầu thế giới về xuất khẩu hàng dệt và may mặc Kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷtrọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch buôn bán hàng dệt may toàn cầu Trungbình kim ngạch xuất khẩu hàng may chiếm 20% kim ngạch xuất khẩu toàn cầutrong đó các thị trường truyền thống là: Nhật Bản, Hồng Kông, Mỹ, EU Bốn thịtrường chính này chiếm trên 80% tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may của TrungQuốc năm 2002 Sau khi gia nhập WTO, đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàngmay của Trung Quốc sẽ chiếm đến 47% thị trường may mặc của thế giới( theo dựđoán của các chuyên gia nghiên cứu thế giới) Ngành dệt may của Trung Quốc làmột ngành có sức cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường thế giới vì ngành này cónhiều lợi thế rất lớn từ nguyên liệu bông, xơ, hóa chất, thuốc nhuộm đến máy mócthiết bị sợi, dệt hoàn tất đều do các ngành sản xuất trong nước cung cấp cộng với
Trang 7giá nhân công thấp và các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc
đã làm cho ngành này phát triển nhanh chóng
Bên cạnh Trung Quốc thì các đối thủ cạnh tranh khác như: Hàn Quốc, ĐàiLoan, Thái Lan, Singapore, Philippines… là các nước xuất khẩu hàng may với kimngạch xuất khẩu cao hơn Việt Nam bởi họ tạo được nhiều lợi thế hơn so với cácsản phẩm hàng dệt may củaViệt Nam Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu hàng maycủa Thái Lan bằng 4 lần, Trung Quốc bằng hơn 25 lần của Việt Nam
Ngoài ra, Ấn Độ, cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên cũng là những nhàsản xuất tơ lụa có tiếng mà các doanh nghịêp Việt Nam phải tính đến khi tham giavào thị trường khu vực và thế giới
Rõ ràng đối với ngành dệt may Việt Nam có quá nhiều đối thủ cạnh tranhnặng ký Điều này làm cho mức độ cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu thế giớirất gay gắt và quyết liệt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải đầu tư đúng mức vềmọi phương diện để trụ được một cách vững vàng trên thị trường thế giới
12 Nhà cung ứng
Trong sản xuất dệt may , nguyên liệu đóng vai trò quan trọng và có ảnhhưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất Ngành dệt mayViệt Nam sử dụng các nguyên liệu chính là: bông xơ, xơ sợi tổng hợp, len, đay ,tơtằm, xơ liber khác, các loại hoá chất cơ bản khác và thuốc nhuộm…trong đó quantrọng nhất là bông xơ và xơ sợi tổng hợp
Do không chủ động được nguồn nguyên liệu(80%% nguyên liệu sử dụngcho ngành dệt may phải nhập từ nước ngoài)nên ngành dệt may Việt Nam phảichịu sức ép nặng nề của việc tăng giá nguyên liệu trên thế giới Mặt khác, nguồnnguyên liệu phụ thuộc vào nhập khẩu mà không thống nhất ở một vài đơn vị cóchức năng nhập và do nhiều đầu mối, thậm chí không phải ngành dệt may vẫnđứng ra nhập và phân phối theo nhiều loại giá khác nhau, làm cho biến động giáđầu vào khiến đầu ra không ổn định.Hiện nay phần lớn nguyên liệu sử dụng chongành dệt may phải nhập từ Trung Quốc Ngoài ra còn nhập của một số nướcnhư:Thái Lan,Australia,Hàn Quốc,Pakistan…làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tếcủa ngành dệt may, gây nên tình trạng bị động trong điều hành sản xuất…
1.3 .Khách hàng
Trang 8Thị trường được hiểu là những nhóm khách hàng Quyền lực thương lượngcủa nhóm khách hàng này xét về tổng thể là một trong những lực lượng cạnh tranh
cơ bản quyết định khả năng sinh lợi tiềm tàng của một ngành Các khách hàng làkhác nhau, việc lựa chọn khách hàng là một yếu tố chiến lược.Sự lựa chọn kháchhàng có thể tác động mạnh đến tỉ lệ tăng trưởng của ngành và có thể giảm tới mứctối thiểu quyền lực của khách hàng
Hàng dệt may Việt Nam hiện đang xuất khẩu vào hai khu vực : thị trường cóhạn ngạch và thị trường phi hạn ngạch
Trong thị trường có hạn ngạch quan trọng nhất là thị trường EU.Thời giangần đây, việc xuất khẩu hàng dệt may vào EU trở nên khó khăn hơn vì kiểm trachất lượng gắt gao và phía EU gây sức ép đối với ta
Mỹ là thị trường xuất khẩu dệt may rất hấp dẫn,có thể khai thác lợi thế từđặc điểm của thị trường Mỹ.Tuy nhiên vào thị trường Mỹ cần phải chú ý đến cácvấn đề như: quy dịnh rất khắt khe về nhãn hiệu, biểu tượng hàng may…
Nhật Bản là thị trường phi hạn ngạch quan trọng nhất Nhưng trong thời giangần đây, xuất khẩu sang thị trường này cũng gặp nhiều khó khăn do nền kinh tếNhật Bản vẫn tiếp tục suy thoái, làm giảm sức mua của người dân
2 Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
2.1.Marketing
Marketing là thực hiện các công việc bao gồm việc định giá, xúc tiến bánhàng, quảng cáo và phân phối giúp cho doanh nghiệp bán được hàng hoá và giữđược vị trí trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh Đặc biệt các doanh nghiệpdệt may cần quảng bá sản phẩm hàng hóa của mình để tiêu thụ được sản phẩm trênthị trường quốc tế Xúc tiến rhương mại là vấn đề bức xúc của hoạt động xuấtkhẩu, để đạt được hiệu quả cao, công tác nàyphải được đẩy mạnh ở cả 3 cấp: chínhphủ, các bộ, các cơ quan xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm khác hàng qua các biện pháp xúctiến xuất khẩu như: Internet, hội chợ, triển lãm, đại lý… Hợp tác liên kết mở vănphòng đại diện thương mại tại các thị trường xuất khẩu Việc định ra được các
Trang 9chính sách Marketing thích hợp sẽ giúp cho các doanh nghiệp cạnh tranh với cácđối thủ cạnh tranh trên thị trường để chiếm lĩnh và mở rộng được thị trường.
2.2 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực có vai trò quyết định và ảnh hưởng tới sự thành bại của mộtdoanh nghiệp Lao động của doanh nghiệp là một yếu tố đầu vào cơ bản của quátrình sản xuất Doanh nghiệp sử dụng lao động có kỹ năng càng cao thì càng hiệuquả và thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh hơn và chính xác hơn so với các laođộng có kỹ năng thấp Do vậy nguồn nhân lực tốt là một đảm bảo cho sự phát triểnlâu dài và bền vững Các doanh nghiệp dệt may cần một đội ngũ lớn công nhânlành nghề, cán bộ quản lý, kỹ sư thực hành, nhà thiết kế thời trang, thiết kế mẫu
mã cho đến giám đốc doanh nghiệp và cán bộ quản lý cấp cao để đảm bảo hoạtđộng có hiệu quả, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt mayđặc biệt là trên thị trường quốc tế
2.3 Tài chính
Tài chính của các doanh nghiệp có thể tạo lập điểm mạnh hay điểm yếu.Thực vậy, khả năng tài chính có thể ảnh hưởng đến khả năng của doanh nghiệp đốivới việc xây dựng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ mà yêu cầu cần cónhững khoản đầu tư thích hợp Khả năng tạo lập vị thế tài chính của một doanhnghiệp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp lập kế hoạch cho sự phát triển của nó nhưthế nào theo cách nhìn của ngân hàng và các nhà đầu tư Đối với ngành sản xuấtdệt may, do có đặc điểm là không đòi hỏi vốn lớn, lại thu hồi vốn nhanh và sửdụng nhiều lao động nên mức độ cạnh tranh của ngành này rất cao Do vậy,doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có nguồn lực về tài chính khá cao
2.4 Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng giúp cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả
và là môi trường trong đó tất cả các hoạt động tạo ra giá trị khác diễn ra Trướchết, cơ sở hạ tầng giúp cho doanh nghiệp có thể thúc đẩy, duy trì hiệu qủa trênphạm vi doanh nghiệp và khuyến khích sự hợp tác giữa các bộ phận chức năngtrong việc theo đuổi mục tiêu hiệu quả
Trang 10Các doanh nghiệp cầnphát triển cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện thuận lợi chocác bộ phận chức năng đạt được hiệu quả siêu ngạch, nâng cao khả năng cạnhtranh cho các sản phẩm của doanh nghiệp
Trang 11CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY
VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ
I – Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong những năm qua
Ngành may Việt Nam thực sự khởi săc từ thập niên 90 và có tốc độ tăngtrưởng khá nhanh Số liệu về tốc độ tăng xuất khẩu của hàng dệt may Việt Namtrên ba thị trường chủ yếu: Mỹ , EU và Nhật Bản đã phản ánh những cố gắng lớncủa ngành này trong hơn mười năm qua
Hàng may Việt Nam xuất khẩu giai đoạn 1994-2000 sang thị ttrường Mỹchưa đáng kể , tốc độ tăng xuất khẩu đạt trung bình 52,6 % / năm Nhưng với sự
mở đường của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ thì kim ngạch xuất khẩuvào Mỹ đã tăng nhanh từ 49 triệu USD năm 2001 lên 975 triệu USD năm 2002 vàtheo Hiệp định dệt may Việt Nam - Hoa Kỳ vừa ký, hạn ngạch nhập khẩu hàng dệtmay của Việt Nam năm 2003 ước đạt 1,7 tỷ USD và triển vọng tăng trưởng ổnđịnh trong những năm tới
EU được coi là thị trường chính, khá quen thuộc của ngành may Việt Nam,khi Việt Nam ký Hiệp định hàng Dệt- May vào năm 1992 thì từ năm 1993 đến
1997, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may đạt hơn 23%/ năm Và hạn ngạchgiai đoạn 1998 -2000 tăng thêm 40% so với giai doạn trước và thoả thuận sơ bộcho giai đoạn 2003-2005 có mức tăng từ 50- 70% tuỳ theo nhóm hàng.Tuy nhiên,
2 năm 2001 và 2002 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU đang có xuhướng giảm từ 617 triệu USD năm 2001 xuống còn 540 triệu USD năm 2000( giảm 12%)
Nhật bản là thị trường không hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam với kimngạch xuất khẩu tăng nhanh, đặc biệt kể từ năm 1994 Năm 1997, Việt Nam đã trởthành một trong bẩy nước xuất khẩu quần áo lớn nhất vào Nhật Bản với thị ttrườnghàng dệt thoi là 3,6% và dệt kim là 2,3% Nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệtmay sang Nhật Bản đang trong chiều hướng giảm, năm 2000 đã đạt 619 triệu USDtăng 5% so với năm trước nhưng năm 2001 giảm 0,5% còn 616 triệu USD và năm
2002 là 419 triệu USD, giảm 20% Tuy nhiên, cũng như ở các thị trường khác,
Trang 12hàng may Việt Nam cũng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ bé trong tổng nhập khẩu của thịtrường này: năm 2001 tỷ trọng hàng dệt may Việt Nam là 3,18%.
Trong 10 năm trở lại đây ngành dệt may đã chứng tỏ là một ngành côngnghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế, có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vựcxuất khẩu Từ năm 1991 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nước takhông ngừng tăng Năm 1991, tổng giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam chỉđạt 158 triệu USD, đến năm 1998 đã gấp 9,18 lần, đạt 1450 triệu USD, tươngđương với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 43,5% tức khoảng 160 triệuUSD/năm Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 2 tỷ USD gấp 16,9lần so với năm 1990 và chiếm tỷ trọng 13,25% trong cơ cấu các mặt hàng xuấtkhẩu Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2003 đạt 3,6 tỷ USD, tăng thêm30% so với năm 2002 là một thắng lợi lớn của ngành dệt may Nó không chỉ gópphần đưa kim ngạch xuất khẩu nói nhung của cả nước tăng 20% mà còn tạo cơ sởvững chắc cho sự tăng trưởng xuất khẩu trong những năm sau
Hàng dệt may Việt Nam hiện đang xuất khẩu vào hai khu vực thị trường :thị trường có hạn ngạch và thị trường phi hạn ngạch.Trong các thị trường xuấtkhẩu đó thì ba thị trường quan trọng nhất là: thị trường Mỹ ,thị trường Eu và thịtrường Nhật Bản với tình hình xuất khẩu như sau:
1.Tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ
1.1.Kim ngạch xuất khẩu
Hoa Kỳ là nước đứng đầu thế giới về nhập khẩu hàng may mặc Hàng nămHoa Kỳ nhập khẩu khoảng 50-60 tỷ USD hàng may mặc và dệt Kim ngạch xuấtkhẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng dần lên qua cácnăm, từ 19,74 triệu USD năm 1994 lên tới 26,34 triệu USD năm 1998 và đạt 49,57triệu USD năm 2000 Năm 2002 con số này là 975 triệu USD và ước đạt 1,7 tỷUSD năm 2003.Tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Namxuất khẩu sang Mỹ lại có xu hướng giảm dần Nếu năm 1998 chiếm 8,4% sang Mỹthì đến năm 1999 là 5,8% và năm 2001 chỉ còn 4,4% trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu, trong khi kim ngạch xuất khẩu tuyệt đối vẫn tăng
Mỹ nhập khẩu hàng dệt may chủ yếu là từ Hồng Kông, Đài Loan, HànQuốc, Trung Quốc Những nước này chiếm 1/2 khối lượng hàng dệt may Nhập
Trang 13khẩu vào Mỹ Hiện nay, Hiệp định thương mại đã có hiệu lực, mức thuế hàng maymặc giảm từ 68,9% xuống còn 13,4%và hàng dệt từ 51,1% xuống còn 10,3% Nếutới đây, Việt Nam được hưởng mức thuế suất này thì chắc chắn kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ gia tăng mạnh mẽ
1.2 Chủng loại hàng
Hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ chủ yếu là: sơ mi nam, com lê, áokhoác nam, găng tay đan móc, áo sơ mi đan móc của nữ Còn các mặt hàng khácnhư:áo Jacket, bộ quần áo, áo Blu nam nữ cho người lớn, áo nịt nam nữ cho trẻ
em, hàng may cho trẻ sơ sinh, váy ngắn, váy dài, đồ ngủ, đồ lót, áo gối , chăn…chỉ
ở vị trí khiêm tốn Còn các sản phẩm dệt kim chưa thâm nhập được vào thị trường
Mỹ mà ngược lại còn phải nhập khẩu từ Mỹ
2 Tình hình xuất khẩu sang thị trường EU
2.1.Kim ngạch xuất khẩut
EU là thị trường có hạn ngạch quan trọng và tiêu biểu nhất Là một thịtrường đông dân khoảng 380 triệu người với sức tiêu dùng vải cao(17 kg/người) Trước năm 1990, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giữa Việt Nam - EU hết sứcnhỏ bé, do quan hệ hai bên chưa được bình thường hoá Kể từ khi Hiệp định buônbán hàng dệt may ký ngày 15/12/1992và có hiệu lực ngày1/1/1993, trải qua bốnlần sửa đổi, bổ sung Năm 1992, Việt Nam xuất khẩu sang EU khoảng gần 200triệu USD nhưng đến năm 2002, sau 10 năm Việt Nam đã xuất khẩu sang EUkhoảng 550 triệu USD hàng dệt may hàng năm Trong lần đàm phán mới nhất từ12-15 /2/2003, EU đã dành cho Việt Nam mức tăng trưởng đột phá.Tất cả các catnóng, EUđều tăng cho Việt Nam từ 50-70% Đến năm 2003,hy vọng các doanhnghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu sang EU khoảng 550 triệu USD
3 Tình hình xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
3.1.Kim ngạch xuất khẩu
Trang 14Nhật Bản là thị trường không hạn ngạch lớn nhất, đứng thứ 3 trong các nướcnhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam Với số dân trên 127 triệu dân, là một thịtrường rất tiềm năng Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang NhậtBản tăng hàng năm, đến năm 2000 đạt cao nhất là 620 triệu USD và thị phần đạtkhoảng 29% Sau đó đến năm 2001 lại giảm 5% so với năm 2000 còn 592 triệuUSD, năm 2002 lại giảm 20% so với năm 2001 đạt 419 triệu USD Năm 2003 ViệtNam xuất khẩu sang Nhật khoảng 480 triệu USD trong tổng kim ngạch xuất khẩusản phẩm dệt may ( 3,7 tỷ USD)
3.2 Chủng loại hàng
Các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản chủ yếu là hàng maymặc như: áo Jacket, quần áo thể thao, quần âu, sơ mi nữ, sơ mi nam, quần áo lótcho nam, nữ, quần áo dệt kim của nam nữ Còn các mặt hàng khác xuất khẩu sangNhật Bản vẫn còn hạn chế
Trang 15
Bảng1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong những năm qua Đơn vị: triệu USDNăm Tổng
knxk
Knxk sangNhật Bản
Knxk sangEU
Knxk sangMỹ
Knxk sangthị trường khác
Nguồn: Bộ thương mại và tổng công ty VINATEX
Cơ cấu hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam được biểu hiện qua biểu đồ
Đơn vị : Triệu USD
4500
27102000
1892
01000