Kết quả cho thấy loại phân bón này ngoài việc làm tăng sinh trưởng của cây trồng dưa hấu tăng năng suất 32-40%, cà chua tăng 22,6% so với đối chứng, còn làm tăng khả năng chống một số bệ
Trang 1NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN LÁ BIO-HUNNIA
TRÊN CÂY SÚP LƠ
Nguyễn Trâm Anh, Dương Thị Thu Thủy, Đặng Đình Lợi
Summary
Study on influence of Bio-hunnia to cauliflower
Bio-hunnia is a foliar fertilizer made in Hungary It contains all vital meso and micro elements in high concentration without causing phytotocity Apart from that, it contains a composition of extracted compounds from over 60 kinds of plants including organic acid, vitamin In previous paper, we have researched the effect of Bio-hunnia on the growth of tomato and watermelon The result shows that this production not only made productivity highly but also increased the immune system of the plant Therefore in this paper we' ve researched the effect of Bio-hunnia on the growth and productivity of cauliflower The study results indicted that the application of Bio-hunnia with concentration of 0.1 and 0.2% increased yield from 16.7- 17.3% compared to non-treatment formular The contents of nitrate, heavy metals and pestiside analysed in cauliflower were under permitted limitation The application of 0.1% Bio-hunnia got the highest gain: the net profit was 179.153.333vnd/ha
Keywords: Foliar fertilizer, cauliflower, growth, Bio-hunnia
I ĐẶT VẤN ĐỀ
Sử dụng phân bón lá đang ngày càng
phổ biến vì nó tăng năng suất và chất lượng
cây trồng Trong các nghiên cứu trước
chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của
phân bón lá Bio-hunnia (một loại phân bón
mới trong thành phần có các chất chiết xuất
từ thực vật) đối với cà chua và dưa hấu Kết
quả cho thấy loại phân bón này ngoài việc
làm tăng sinh trưởng của cây trồng (dưa
hấu tăng năng suất 32-40%, cà chua tăng
22,6% so với đối chứng), còn làm tăng khả
năng chống một số bệnh hại Trong bài báo
này, chúng tôi tiếp tục tiến hành nghiên cứu
ảnh hưởng của phân bón lá Bio-hunnia đối
với sinh trưởng, phát triển, năng suất và
chất lượng cây súp lơ xanh
II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
- Giống nghiên cứu: Giống súp lơ xanh hoa sen, nhập nội từ Nhật Bản
- Phân bón lá Bio-hunnia
2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp bố trí thí nghiệm:
+ Diện hẹp 50 m2/ô gồm 5 công thức thí nghiệm: CT1-đối chứng (không phun), CT2 Bio-hunnia 0,05%, CT3 Bio-hunnia 0,1%, CT4 hunnia 0,2% và CT5 Bio-hunnia 0,3%
+ Diện rộng 5000 m2 bố trí 3 công thức thí nghiệm: CT1-đối chứng (không phun), CT2 Bio-hunnia 0,1%, CT3 Bio-hunnia 0,2%, mật độ trồng 9 cây/m2, khoảng cách cây cách cây 40 cm, theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, lặp lại 3 lần
- Cách sử dụng chế phNm: Sau khi
trồng cây ra ruộng 5-7 ngày bắt đầu phun phân bón lá Bio-hunnia ở các nồng độ thí nghiệm, khoảng cách giữa các lần phun là 7-10 ngày
Trang 2- Các chỉ tiêu theo dõi: Các chỉ tiêu về
sinh trưởng, năng suất và hàm lượng nitrate
(theo phương pháp so màu), dư lượng thuốc
BVTV (phương pháp FDA- Mỹ), hàm
lượng một số kim loại nặng (phương pháp
AOAC- Mỹ) trong súp lơ khi phun phân
bón lá Bio-hunnia ở các nồng độ khác nhau
- Thời vụ nghiên cứu: Thí nghiệm được
theo dõi vào đông xuân năm 2007 (tại xã
Biên Giang, Hà Đông, Hà N ội), vụ đông
xuân năm 2008 (tại xã Yên N ghĩa, Hà
Đông, Hà N ội)
- Xử lý số liệu theo phần mềm
IRRISTAT
III KẾT QUẢ N GHIÊN CỨU
1 Ảnh hưởng của phân bón lá Bio-hunnia đối với cây súp lơ trên diện nhỏ
1.1 Ảnh hưởng của phân bón lá Bio-hunnia đối với sinh trưởng cây súp lơ
Cây con sau khi trồng ra ruộng từ 5-7 ngày bắt đầu phun phân bón lá Bio-hunnia theo các công thức Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá Bio-hunnia đối với sinh trưởng của cây súp lơ thể hiện trên bảng 1
Bảng 1 Ảnh hưởng của phân bón lá Bio-hunnia đối với sinh trưởng cây súp lơ sau 49
ngày (vụ đông xuân 2007- xã Biên Giang, Hà Đông, Hà 3ội)
Số lá Tăng so ĐC (%) Cao cây (cm) Tăng so ĐC (%)
Kết quả bảng 1 cho thấy phân bón lá
Bio-hunnia có tác dụng làm cho cây súp lơ
sinh trưởng tốt hơn so với đối chứng
(không sử dụng phân bón lá) Số lá và chiều
cao cây đều tăng so với công thức đối
chứng Ở công thức 3 và 4 (sử dụng
Bio-hunnia ở nồng độ 0,1% và 0,2%) cho số lá
và chiều cao cây tăng cao nhất và tăng có ý
nghĩa so với công thức khác và công thức
đối chứng, số lá tăng 10,4%, chiều cao cây tăng 4,0-4,4%
1.2 Ảnh hưởng của phân bón lá Bio-hunnia đối với năng suất cây súp lơ
Số liệu về ảnh hưởng của phân bón lá Bio-hunnia đối với năng suất súp lơ được trình bày ở bảng 2
Bảng 2 Ảnh hưởng của phân bón lá Bio-hunnia đến năng suất cây súp lơ
(vụ đông xuân 2007- xã Biên Giang, Hà Đông, Hà 3ội)
Công thức Đường kính hoa (mm) Khối lượng hoa (g/cây) Năng suất (kg/ô) Tăng năng suất so
đ/c (%)
Trang 3CT4 191,2 813,3 24,4 22,0
Kết quả bảng 2 cho thấy đường kính hoa
lơ và khối lượng hoa lơ tăng hơn so với đối
chứng Các hoa lơ sau thu hoạch cũng xanh
và chắc hơn So với đối chứng không phun,
các công thức sử dụng phân bón lá làm tăng
năng suất rõ rệt từ 6,5-22,0% Ở công thức 4
(sử dụng phân bón lá Bio-hunnia nồng độ
0,2%) cho đường kính hoa lơ (191,2 mm),
khối lượng hoa lơ (813,3g/cây), năng suất
(24,4 kg/ô) là cao nhất
Từ những thí nghiệm về ảnh hưởng của
phân bón lá Bio-hunnia đối với cây súp lơ
trên diện nhỏ, thấy rằng sử dụng phân bón
Bio-hunnia ở nồng độ 0,1% và 0,2% cho sinh trưởng và năng suất cao nhất
2 Ảnh hưởng của phân bón lá Bio-hunnia đối với cây súp lơ trên diện rộng
2.1 Ảnh hưởng của phân bón lá Bio-hunnia đối với sinh trưởng cây súp lơ trên diện rộng
Kết quả phun chế phNm vào các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây súp lơ trên diện rộng được thể hiện trên bảng 3
Bảng 3 Ảnh hưởng của phân bón lá Bio-hunnia đối với sinh trưởng cây súp lơ sau 49 ngày trên diện rộng (vụ đông xuân 2008-xã Yên 3ghĩa, Hà Đông, Hà 3ội)
Số lá Tăng so ĐC (%) Cao cây (cm) Tăng so ĐC (%)
Phân bón Bio- hunnia Đối chứng
Trang 4Hình 1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng của súp lơ
Kết quả thu được trên bảng 3 cho thấy
cây súp lơ được phun phân bón lá
Bio-hunnia cho sinh trưởng tốt hơn đối
chứng Công thức 3 phun phân bón lá
Bio-hunnia nồng độ 0.2% cho số lá (tăng
3.5%) và chiều cao cây (tăng 18,8%)-tăng
cao nhất so với đối chứng Kết quả nghiên
cứu còn cho thấy khi sử dụng phân bón lá
Bio-hunnia, lá cây sinh trưởng phát triển tốt hơn, lá cứng và xanh hơn
2.2 Ảnh hưởng của phân bón lá Bio-hunnia đối với năng suất cây súp lơ trên diện rộng
Ảnh hưởng của phân bón lá Bio-hunnia đối với năng suất cây súp lơ trên diện rộng được trình bày ở bảng 4
Bảng 4 Ảnh hưởng của phân bón lá Bio-hunnia đối với năng suất cây súp lơ trên diện rộng
(vụ đông xuân 2008- xã Yên 3ghĩa, Hà Đông, Hà 3ội)
Năng suất
Công thức NSLT (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) Tăng NS so đ/c (%)
Kết quả bảng 4 cho thấy cả NSTT và
NSLT ở công thức 2 và 3 đều cao hơn so
với công thức đối chứng Công thức 3 năng
suất tăng 17,8% so với đối chứng và công
thức 2 tăng 17,3% so với đối chứng
2.3 Ảnh hưởng của phân bón lá
Bio-hunnia đến chất lượng súp lơ
Hàm lượng nitrate và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tích luỹ trong rau là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng của rau Kết quả phân tích hàm lượng nitrate, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và một số kim loại nặng chủ yếu trong súp lơ được trình bày trên bảng 5 và 6
Bảng 5 Hàm lượng nitrate và dư lượng thuốc BVTV trong súp lơ
(vụ đông xuân 2008-xã Yên 3ghĩa, Hà Đông, Hà 3ội)
CT Hàm lượng một số chất trong súp lơ (mg/ kg)
NO 3 - Acephate Cypermethrin Metalaxyl
Ghi chú: nd-Không phát hiện, TCQĐ-Tiêu chuNn quy định
Trang 5Qua bảng 5 cho thấy: Các công thức thí
nghiệm và đối chứng đều có hàm lượng
NO3- đảm bảo trong giới hạn cho phép
≤ 500 mg/ kg (theo Quy định số
04/2007/QĐ- BNN ngày 19/1/2007) Các
mẫu súp lơ khi phân tích đều không phát hiện thấy dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định của WHO/FAO năm 1994
về dư lượng tối đa cho phép của một số thuốc BVTV trên rau tươi)
Bảng 6 Hàm lượng một số kim loại nặng trong súp lơ (vụ đông xuân 2008-xã Yên 3ghĩa, Hà Đông, Hà 3ội)
CT Hàm lượng một số kim loại nặng trong súp lơ (mg/ kg)
CT1 < 0,01 1,57 < 0,01 < 0,001 < 0,01 CT2 < 0,01 1,41 < 0,01 < 0,001 < 0,01 CT3 < 0,01 1,47 < 0,01 < 0,001 < 0,01 TCQĐ ≤ 0,5- 1 ≤ 5,0 ≤ 0,02 ≤ 0,005 ≤ 0,2
PP thử AOAC 989,11 AOAC 999,11 AOAC 999,11 AOAC 971,21 AOAC 986,15 Ghi chú: TCQĐ-Tiêu chuNn quy định
Kết quả phân tích hàm lượng các kim
loại nặng như Pb, Cu, Cd, Hg, As trong súp
lơ ở cả 3 công thức đều ở dưới mức giới
hạn quy định, phù hợp với tiêu chuNn các
chỉ tiêu chất lượng theo Quy định số
04/2007/QĐ-BNN ngày 19/01/2007
Như vậy có thể thấy sử dụng phân bón
lá Bio-hunnia theo quy trình đã đưa ra thu
được sản phNm có hàm lượng NO3- đảm
bảo an toàn, không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàm lượng kim loại nặng đảm bảo trong giới hạn cho phép
2.4 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng Bio-hunnia cho cây súp lơ
Kết quả xác định sử dụng phân bón ở nồng độ nào là có hiệu quả nhất căn cứ hiệu quả kinh tế được trình bày trên bảng 7
Bảng 7 Hiệu quả kinh tế khi sử dụng Bio-hunnia cho cây súp lơ
Tổng chi 36.130.000 41.030.000 42.080.000
Tổng thu 187.566.667 220.183.333 221.033.333
Lãi thuần 151.436.667 179.153.333 178.953.333
Trang 6T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
6
Tổng kết hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha thu hoạch súp lơ ở công thức 2 là cao nhất (179.153.333 đ), tiếp theo là công thức 3 (178.953.333 đ) Thấp nhất là công thức đối chứng (151.436.667 đ) Như vậy sử dụng Bio-hunnia ở nồng độ 0,1% cho hiệu quả kinh
tế cao hơn
IV KẾT LUẬN
Sử dụng phân bón lá Bio-hunnia nồng độ từ 0,05-0,3% kích thích sự sinh trưởng và phát triển của súp lơ so với đối chứng không phun Số lá tăng có ý nghĩa so với đối chứng
từ 2,1-10,4%, năng suất tăng có ý nghĩa từ 6,5-22%
Sử dụng Bio-hunnia nồng độ 0,1% và 0,2% trên diện lớn cho số lá tăng 1,5- 3,5%, chiều cao cây tăng 12,7- 18,8%, các chỉ số cấu thành năng suất, năng suất tăng 16,7-17,3% Sử dụng phân bón Bio-hunnia ở hai nồng độ này cho chất lượng súp lơ đảm bảo an toàn (hàm lượng nitrate, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hàm lượng một số kim loại nặng đều ở dưới ngưỡng cho phép)
Sử dụng phân bón lá Bio-hunnia với nồng độ 0,1% và 0,2% trên diện lớn cho hiệu quả kinh tế cao hơn đối chứng, trong đó sử dụng phân bón Bio-hunnia với nồng độ 0,1% cho hiệu quả kinh tế cao nhất (lãi thuần là 179.153.333 đ/ha)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 3guyễn Trâm Anh, Phương Công Thành, 2007 "Ảnh hưởng của phân bón lá
Bio-hunnia trên cây cà chua" TC Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 12+13/2007
2 3guyễn Trâm Anh, Phương Công Thành, Dương Thị Thu Thuỷ, Tạ Thế Hùng, 2008
“Ảnh hưởng của phân bón lá Bio-hunnia trên cây dưa hấu” Tạp chí Nông thôn mới,
số 232, kỳ 1 tháng 10/2008, trang 38-40
3 Đỗ Ánh, Võ Đình Quang, Đặng Thọ Lộc, 2001 "Nhận xét hiệu lực của một số loại
phân bón mới" Tạp chí Khoa học đất, số 15, trang 90-96
4 3guyễn Xuân Thành, Trần Thị Tố Linh, 2001 "Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong
môi trường đất ở những vùng sản xuất rau sạch thuộc thành phố Hà Nội và một số ý kiến nhìn từ góc độ môi trường" Tạp chí Khoa học đất, số 14, trang 78-87
0gười phản biện: 0guyễn Văn Viết