1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Thăm làng Cù Lần của Văn Tuấn Anh ppt

10 278 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 704,91 KB

Nội dung

Thăm làng Lần của Văn Tuấn Anh Nằm yên bình giữa cây cối và núi đồi, làng Lần của doanh nhân Văn Tuấn Anh đã trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách khi đến với Lâm Đồng. Vốn là một người ẩn dật (điều này cũng gần giống với bản tính thích sống trong rừng của anh chăng?), bạn có tưởng tượng một con người làm kinh doanh với số vốn đầu tư hàng triệu đôla nhưng chỉ mới biết xài điện thoại di động cách đây vài năm? Và sẽ bất ngờ hơn khi bạn còn nghe thêm về điều này: ông là tác giả của các ca khúc: Trái tim thật thà gắn liền với ca sĩ Lê Hiếu, Bóng mẹ xa xôi với ca sĩ Trần Thu Hà, Mùa đông vắng anh với Hồ Quỳnh Hương Với một cái đầu lạnh của người kinh doanh nhưng lại mang trái tim nghệ sĩ, ông đã chọn Suối vàng của Đà Lạt để làm nơi lưu và vẻ đẹp từ thiên nhiên nơi đây đã giữ chân ông, khiến tình yêu với rừng của ông ngày càng mãnh liệt, hơn bao giờ hết. Để từ đó, làng Lần ra đời và hiện đang trở thành điểm đến số một của du lịch Lâm Đồng. KT&ĐS có một cuộc trò chuyện thú vị với “già làng” Văn Tuấn Anh (và ông thích được gọi như vậy hơn là doanh nhân, “nghe nó “kêu” quá!”, ông thú nhận) về triết lý sống của một ngôi làng bình yên nhưng vẫn sẵn lòng đón hàng ngàn du khách phương xa về đây trú tạm, dù chỉ là một vài giờ hay nhiều đêm. - Từ khi nào rừng chọn ông? Cách đây khoảng chừng 12 năm (2000), rừng là một phần đam mê của tôi. Phải nói rõ là tôi có nhiều đam mê: mê phụ nữ, mê nhạc hay, mê tranh đẹp Sau cùng là thiên nhiên nhưng từ khi bắt đầu vào rừng, tôi lại thấy ngược lại. Rừng chứa tất cả những điều đó, rừng có những người phụ nữ đẹp hoang sơ, những bản tình ca hay nhất cũng từ tiếng gió ca, suối reo đầy nhạc tính, đó là chưa kể tiếng cồng chiêng, những trường ca của những người con rừng (người dân tộc K’Ho) và rừng là một bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ. Cô nói rất đúng, khi vào rừng rồi mới thấy cái may mắn mình là người được chọn. Tôi yêu thiên nhiên và con người nơi này một cách tự nhiên như ruột thịt, như ở đâu trong tiềm thức giờ chỉ là sự trở về bản nguồn căn tính của tôi mà thôi. Từ đó, người dân tộc K’Ho ở đây cũng cho tôi lang thang cùng họ, ăn ngủ cùng họ, uống rượu cần cùng họ và thậm chí kể cho tôi rất nhiều câu chuyện về họ. Cũng nhờ đó, khi tôi tỏ ý chọn nơi này làm chốn cư lưu, họ đã đồng ý và giúp tôi xây dựng làng Lần bây giờ. Và hiện nay dù họ không còn ở nơi này, họ vẫn luôn sẵn lòng giúp tôi khi tôi cần đến. Có lẽ với họ, đó cũng là sự trở về. Ngôi làng đư ợc xây dựng dựa trên triết lý mượn rừng chứ không phá hoại rừng để xây dựng nên một nông trang hiện đại giữa rừng mà không phản rừng. - Và rồi ông thực hiện giấc mơ của mình: một người Việt sống nơi đô thị vẫn có thể xây dựng nên một nông trang hiện đại giữa rừng mà không “phản rừng”? Ở rừng rồi tôi mới thấy cái phần con người vay mượn của rừng, của tự nhiên để làm không gian sống cho mình, từ đó mới dẫn đến văn hoá. Chính điều này giúp tôi hoà hợp nhanh chóng với rừng và dân bản địa nơi này. Ban đầu tôi đến trong vai trò người quan sát thấy họ rất lạ, từ đó tôi học thêm về văn hoá của họ. Nhưng để họ tiếp cận với một “thằng người” của dân tộc khác, văn hoá khác thì không cách gì là mình phải giấu mình đi. Rồi từ đó tôi mới bắt đầu hoà nhập vào đời sống và hiểu họ đúng như họ. Trong thời gian xây dựng làng Lần, tôi đã gặp rất nhiều thất bại. Về con người, đầu tiên là tôi muốn xây dựng một đội ngũ lao động bằng người dân bản địa nhưng điều này là không thể, vì họ không có quan niệm tích luỹ. Họ làm theo hứng, họ không cần lương nhiều để dành tiền và lại càng không cần việc làm ổn định. Hôm nào họ thích làm thì họ tới làm ngay. Nhưng ngày mai có thể họ đến hoặc không đến nữa vì họ mắc đi chơi hay ngàn lý do khác. Vậy là kỷ luật lao động không áp dụng được với họ. Họ sống rất nghệ sĩ. Khác hẳn với chúng ta, bấy lâu nay làm để tích luỹ, giàu có hay vì mục đích nào đó. Còn họ làm chỉ đủ để tồn tại và chơi. Họ có thể chơi liên tiếp hai ba ngày. Tuy vậy, ngôi làng nơi này cũng đã bị hiện đại hoá. Lớp trẻ lớn lên bị ảnh hưởng đời sống đô thị. Nhưng nếu quan sát kỹ, nhập vào đấy vẫn thấy văn hoá tuyệt vời của họ vẫn tồn tại ví dụ như là tôn trọng thiên nhiên. Họ dạy tôi bài học về tôn trọng thiên nhiên, một bài học sống. Tinh thần kiến trúc mang tinh thần văn hoá Tây Nguyên và thực sự khiêm nhường trước thiên nhiên, như đứa con hiền lành nương vào lòng mẹ thiên nhiên. - Đó là bài học như thế nào? Họ tuyệt đối không phá rừng. Sẽ có người hỏi họ nếu không phá thì chỗ đâu mà ở, xây dựng nhà? Đầu tiên họ tìm đến nơi có nguồn nước, sau đó bắt đầu định canh định cư. Điều này cũng liên quan đến kiến trúc Tây Nguyên rất đặc biệt: họ nương vào địa hình của rừng để lập làng, vì vậy tất cả các làng của Tây Nguyên rất khác nhau. Họ nương vào vị trí của thiên nhiên đã ban sẵn cho họ địa hình để làm chứ không phá vỡ nó để dựng làng theo ý họ. Thuận theo tự nhiên là triết lý sống của người Tây Nguyên. Tôi học được điều này một cách sâu sắc từ cách xây dựng nhà ở, làm một trang trại và cả trong lối sống của họ. - Và làng Lần được xây dựng theo cách nương tựa vào thiên nhiên như thế nào? Tôi may mắn là tôi không tạo gì ra làng Lần cả vì đã có một cái làng của dân tộc K’Ho tồn tại từ đầu thế kỷ 20 nơi đây. Làng ở trong thung lũng tuyệt đẹp trong quần thể của Suối vàng và con Suối bạc nằm uốn quanh làng. Sở dĩ người ta gọi là Suối bạc vì mỗi dưới đáy suối có lớp đá sáng như meca (dân nơi này còn gọi là vàng non), khi ánh nắng chiếu xuống nó lấp lánh long lanh. Người dân làng sống bằng nghề chặt ngọn cây lần để làm con lần kiểu mỹ nghệ. Về mặt y học, khi bị đứt tay, có thể ngắt sợi lông trên thân cây là cầm máu liền. Ngoài ra dân làng này còn sống bằng nghề vào rừng nhặt con cù lần bỏ vào gùi đem ra chợ bán cho người thành thị nuôi như thú cưng. Đây cũng là ngôi làng duy nhất lọt thỏm giữa thung lũng được bao phủ bởi hàng ngàn hecta rừng, dù không còn nhiều hộ nhưng vì làng đã lâu đời và ổn định nên Nhà nước cấp chủ quyền đất đai cho họ khai thác. Vì mê nơi này mà tôi nghĩ đến việc xây một ngôi làng khang trang với đủ các loại hình để làm du lịch. Tôi cũng cho tiến hành chuẩn bị sau 5 năm thì mua được 25ha thung lũng (2004 – 2009). Năm 2004, mặt bằng giá đất để nông nghiệp chưa cao, tôi đến thương lượng giá cao hơn thị trường 20% và điều kiện duy nhất đặt ra là không được chặt bất kỳ một cây nào, họ chỉ giỡ nhà của họ mang đi. Dần dà tôi mua được toàn bộ, trong thời gian đó tôi không chạm gì đến rừng nhưng theo quy luật, làng không còn người ở thì rừng hoá xâm lấn lại. Cũng sau 5 năm tôi có được một thung lũng đã có nhịp điệu âm nhạc, đó là những nhấp nhô trập trùng đồi núi. Nói theo hội hoạ là nó đã được tạo hình rồi. Việc còn lại là tôn trọng môi trường tự nhiên. Đã có sẵn bài học nên tôi dùng kiến trúc Tây Nguyên để lập làng: nấp và nương theo địa hình. Đã từng sống chân thành như người con của rừng, tôi tự phác thảo thiết kế là sẽ xây một cái làng bằng suy nghĩ của một người dân K’Ho bản địa. Trước mắt mình có đá, có cỏ, có cỏ tranh, có gỗ cộng với cây le le (giống tre nhưng thân nhỏ mà chắc) làm chất liệu. Toàn là vật liệu tự nhiên. Tinh thần kiến trúc mang tinh thần văn hoá Tây Nguyên và thực sự khiêm nhường trước thiên nhiên, như đứa con hiền lành nương vào lòng mẹ thiên nhiên. Vấn đề còn lại là bên trong kiến trúc là gì? Người đô thị vẫn cần tiện nghi tối thiểu để phục vụ cho thói quen mới của con người: đặt lưng xuống thì giường nệm, tắm cần có nước nóng. Nhưng chúng cũng bị tôi giấu đi trong lòng của sự hoang sơ vĩ đại. - Có vẻ như ông rất tự hào được ví như là một người dân tộc ở rừng? Không biết kiếp trước tôi có phải người dân tộc hay không nhưng tôi mê rừng, mê làng, mê người Tây Nguyên lắm. Cái gì của họ cũng đẹp. Một người bạn nói với tôi: “Mọi sự rắc rối bắt nguồn từ ham muốn sở hữu”. Người dân tộc thì chỉ mượn rừng chứ không sở hữu rừng. Tuy vậy họ cũng có sở hữu, tôi dám khẳng định như vậy. Trong những ngày này tôi đang xây dựng một cây nêu ở giữa làng Lần có chiều cao 27m, quan niệm của người dân tộc rằng: nắng đổ vào bóng cây nêu đến đâu thì đất đai của mình nằm trong đó. Đó cũng là một thứ sở hữu nhưng cũng lại chỉ là một thời điểm, vô thường chứ không vĩnh cửu. Duy nhất với họ, rừng mới là thứ vĩnh cửu mà thôi. - Không chỉ là một người kinh doanh đơn thuần, ông còn là một nhạc sĩ sáng tác ca khúc. Chính phần người nghệ sĩ này đã dẫn dắt ông đến với rừng, đến với thiên nhiên, đến với cái đẹp? Một số kiến thức âm nhạc, hội hoạ và khả năng cảm nhận về mặt mỹ thuật giúp tôi rất nhiều. Nếu tôi không cảm được thiên nhiên thì tôi không có ngôi làng này. Biết tôi xây một khu du lịch ở đây, họ nói: “Cái thằng này lần thiệt. Người ta xây cái quán càphê ở hồ Xuân Hương mà còn vắng khách, xây cái gì trong này, ai đến”. Tôi nghe câu nói đó và ngẫm nghĩ. Chưa kể thời gian đó nghe toàn chuyện khủng hoảng kinh tế, mọi người bỏ kinh doanh nhiều lắm. Cuối cùng tôi vẫn quyết định làm. Lại có người nói: “Thằng này đi vào tâm bão”, “Thằng này khùng”, “Chắc cũng mắc bệnh ảo tưởng”.v.v. Sau này ngẫm lại, chính sự bạt mạng, liều lĩnh của con người nghệ sĩ trong tôi đã mách bảo và giúp tôi hình thành ra ngôi làng này. Chưa kể, thực tế là ngay cả trong giai đoạn làng Lần đã hoạt động trong một năm, có những mùa đông khách hay mùa tết, làng Lần đã đón trên 20.000 lượt khách. Các khu nhà nghỉ, lều trại, đoàn team building đều đông nghẹt. Doanh thu đã có, nguồn thu không đến nỗi nhưng trong năm 2012 vẫn chưa đóng nổi tiền lãi ngân hàng rõ là bạt mạng quá rồi. - Vậy anh tin vào điều gì mà anh vẫn liều? Vì tình yêu đã thôi thúc mà tôi phải làm, tuy nhiên xét ở lý trí, tôi tin chắc một ngôi làng như vậy sẽ tồn tại lâu dài trong đời sống vì con người, cuối cùng phải trở về với thiên nhiên thôi. - Thấy anh có vẻ hài lòng về cuộc đời mình như vậy, chắc anh không còn có tham vọng gì nữa? Tôi chưa có ý nghỉ ngơi trong giai đoạn này. Trước mắt công việc của tôi đang tốt với đủ mọi ý nghĩa của nó. Tôi tiếp tục phát triển những cụm làng du lịch khác, là vệ tinh của làng Lần. Tỉ dụ như sẽ có một làng Lần để sinh hoạt cồng chiêng, một làng Lần khác để nghỉ dưỡng. Rồi một làng Lần khác nữa cho bạn có một trải nghiệm được làm nông dân chính hiệu. Có thể tháng 6 năm nay tôi giao làng Lần hiện tại cho con gái học ở Mỹ về. Năm sau nữa con trai tôi đi học ở Úc về và tôi sẽ giao cho con tôi xây dựng tiếp những làng Lần mới theo như dự tính. - Một quần thể làng Lần với đủ các công năng phục vụ nhu cầu của mọi người. Anh làm thế nào để có thể giữ được bản sắc rất riêng mà vẫn “làm dâu trăm họ” được? Hiện làng Lần có các hạng mục: tham quan, nghỉ dưỡng, resort, team building phòng trưng bày các bộ sưu tập tranh của các hoạ sĩ qua các thời đại và xóm K’Ho. Riêng xóm K’Ho, tôi cất một dãy nhà rông của họ, tôi không sưu tập đồ cổ nhiều nhưng tôi đã có sẵn những nông cụ và đồ dùng hàng ngày của người K’Ho trưng bày ở đây để các em học sinh, sinh viên đến tìm hiểu đời sống của người K’Ho: làm nông thế nào, bếp lửa ra sao, tượng nhà mồ. Riêng phòng tranh, đó là lời cảm ơn của tôi đối với những người đến đây, như một món quà văn hoá. Tôi cũng mời nhiều hoạ sĩ đến nói chuyện về mỹ thuật. Ngoài ra còn có các dịch vụ như leo núi (phục vụ team building khác với những người leo núi chuyên nghiệp) dành cho cả đội leo lên đỉnh Trời ơi. Hay lên đỉnh cầu mưa để cảm nhận được văn hoá cầu mưa của người dân tộc K’Ho xưa. Hay Rước lửa là một nét văn hoá của người Tây Nguyên, giữ lửa rồi rước lửa về nấu cơm. Còn những trò hoạt động khác như bắt cá suối, chèo bè, cưỡi ngựa Riêng săn heo mọi là kỳ thú nhất. . Thăm làng Cù Lần của Văn Tuấn Anh Nằm yên bình giữa cây cối và núi đồi, làng Cù Lần của doanh nhân Văn Tuấn Anh đã trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách khi đến. việc của tôi đang tốt với đủ mọi ý nghĩa của nó. Tôi tiếp tục phát triển những cụm làng du lịch khác, là vệ tinh của làng Cù Lần. Tỉ dụ như sẽ có một làng Cù Lần để sinh hoạt cồng chiêng, một làng. trong lối sống của họ. - Và làng Cù Lần được xây dựng theo cách nương tựa vào thiên nhiên như thế nào? Tôi may mắn là tôi không tạo gì ra làng Cù Lần cả vì đã có một cái làng của dân tộc K’Ho

Ngày đăng: 25/03/2014, 08:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w