Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 42 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
42
Dung lượng
2,05 MB
Nội dung
BỘGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
Môn BốcụcchấtliệuSơn dầu
Hệ ĐHSP Mỹ thuật trường ĐHSP Nghệ thuật TW.
Người biên soạn: Th.s Nguyễn Thị Trang Ngà
HÀ NỘI 2011
MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
2
LỜI NÓI ĐẦU 3
HỌC PHẦN II: BỐCỤCCHẤTLIỆUSƠNDẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHẤTLIỆUSƠNDẦU 2
1.1. Khái quát chung về tranh sơndầu 2
1.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của tranh sơndầu 4
1.3. Tính chất và đặc điểm của tranh sơndầu 5
1.4. Chất liệu, dụng cụ vẽ sơndầu 6
1.5. Chuẩn bị vật liệu để vẽ 10
1.6. Phương pháp vẽ sơndầu 11
1.7. Kỹ thuật cơ bản thể hiện chấtliệusơndầu 17
CHƯƠNG II : NHỮNG KIẾN THỨC NÂNG CAO VỀ KỸ THUẬT VẼ TRANH
SƠN DẦU 32
2.1. Tính biểu cảm của chấtliệu 32
2.2. Nghiên cứu về kỹ thuật sơndầu cổ điển 33
2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật sơndầu hiên đại 33
2.4. Hướng dẫn thực hiện 37
KẾT LUẬN 39
LỜI NÓI ĐẦU
Sơndầu là một chấtliệu cơ bản và tốt nhất của nghệ thuật hội họa Tranh sơn
dầu được sáng tác ở nhiều nước trên thế giới và là chấtliệu dễ vẽ, dễ sử dụng.Ở nước
ta tranh sơndầu cũng rất phát triển, nó ra đời từ khi có trường Mĩ thuật Đông dương
và đi song hành cùng với sự phát triển của nền hội họa hiện đại. Trong đào tạo mĩ
thuật ở hệ đại học chấtliệusơndầu luôn được dùng trong nghiên cứu và sáng tác, gần
như là chấtliệu chính trong quá trình học tập.
Môn Bốcục – ChấtliệuSơndầu của chương trình Đại học Sư phạm Mỹ thuật
gồm 02 học phần: 01 học phần chính thức và 01 học phần tự chọn. Giáotrình này tập
trung vào nội dung của học phần chính gồm 5 đơn vị học trình (150 tiết). Nội dung
giáo trìnhBốcục – ChấtliệuSơndầu chia làm 2 chương. Chương 1 giới thiệu những
kiến thức cơ bản vẽ tranh sơn dầu: Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật tranh
sơn dầu, tính chất và đặc điểm của chất liệu. dụng cụ , nguyên vật liệu để vẽ ,phương
pháp vẽ tranh sơndầu và bài tập cơ bản bằng chấtliệusơn dầu. Chương 2 một số kiến
thức nâng cao về kỹ thuật sơndầu ,các tác phẩm và họa sĩ tiêu biểu của nghệ thuật sơn
đâu, tính biểu cảm của tranh sơn đâu, phương pháp sáng tác tranh sơn mài.
Học xong học phần, này người học hiểu phương pháp vẽ tranh sơn dầu, thấy được
giá trị và vẻ đẹp của nghệ thuật tranh sơn dầu. Người học nắm được kiến thức, kỹ
thuật cơ bản từ đó sáng tác được tranh bằng chấtliệu này.
Người biên soạn
HỌC PHẦN II: BỐCỤCCHẤTLIỆUSƠN DẦU
1. Mở đầu
Môn bốcụcchấtliệuSơndầu là 1 trong 3 chấtliệu hội họa thuộc bộmôn Bố
cục của chương trình ĐH hệ Hội họa trường ĐHSP Nghệ thuật TW đã được thực hiện
từ khi trường lên Đại học. Trên thực tế việc giảng dạy chấtliệusơndầu của hệ đại học
phần lớn các giảng viên bộmôn mới soạn giáo án theo kinh nghiệm vốn có từ thực tế
giảng dạy và sáng tác. Hiên tại chương trìnhmôn học sơndầu của trường ĐHSP nghệ
thuật TƯ mới chỉ ở dạng đề cương chi tiết.
Thực tế, các giảng viên của tổ Trang trí vẫn chỉ lên lớp với bài soạn theo kinh
nghiệm cá nhân và dựa vào đề cương bài giảng được xây dựng năm 2006 khi trường
lên Đại học, tham khảo các giáotrình khác của Bộ GD&ĐT và dựa trên những kinh
nghiệm trong giảng dạy, sáng tác. Chưa có giáotrình của hệ ĐHSP. Các tài liệu tham
khảo và hướng dẫn cũng chưa thống nhất về nội dung, cấu trúc và phương pháp dạy
học. Đa số sinh viên chưa có đủ những thông tin, kiến thức theo chuẩn thống nhất,
chưa có sự hướng dẫn về phương pháp học tập và nghiên cứu, đặc biệt là phương pháp
tự học theo xu hướng tích cực như hiện nay của chương trình ĐHSP Mỹ thuật.
Vừa qua, BộbộmônBốcục có tiến hành biên soạn giáotrình mới theo chương
trình đào tạo trình độ CĐSP. Tuy vậy, so với yêu cầu và sự đổi mới về nội dung,
phương pháp dạy học Mỹ thuật ở trình độ Đại học thì giáotrình này chỉ phù hợp cho
hệ Cao đẳng SP, vì thế cần phải có giáotrình phù hợp với chương trình ĐHSP và từng
chuyên khoa chấtliệu cụ thể là điều tất yếu.
2. Mục tiêu:
- Sinh viên hiểu được thể loại tranh sơn dầu
- Nắm vững được kỹ thuật sơn dầu.
- Thể hiện được các bài tập thực hành chấtliệusơn dầu.
-Nâng cao kiến thức chung và hiểu biết về nghệ thuật hội họa.
Điều cần biết trước:
- ĐÓ thực hiện tốt bài tập này, người học cần biết và nắm vững các kiểu kiến
thức cơ bản về chấtliệusơn dầu.
-Biết vận dụng các kiến thức từ những bài học môn hình họa, trang trí bố cục,
ký họa….
-Tìm hiểu xem trước các bức tranh, các tác phẩm nghệ thuật hội họa qua sách
báo, các cuộc triển lãm.
1
- SV được học về khái niệm, sự hình thành và phát triển của nghệ thuật tranh
sơn dầu, kỹ thuật thể hiện chấtliệu và thực hành tốt các bài tập về chấtliệusơn dầu.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHẤTLIỆUSƠN DẦU
1.1. Khái quát chung về tranh sơn dầu.
Tranh sơndầu là loại tranh dược vẽ bằng màu sơn (màu dầu) hay còn gọi là sơn
dầu, lên các chấtliệu khác nhau như trên tường nhà, trần nhà, trên kính, gỗ nhưng đại
đa số được sang tác trên vải ( toan) vì vậy thể loại tranh này cũng được lấy tên từ chất
liệu là màu vẽ và đó là tranh sơn dầu.
Tranh sơndầu là loại tranh xuất hiên sớm có nhiều và phổ biến ở nhiều nước
trên thế giới. Hầu hết các họa sĩ trên thế giới đều biết vẽ sơn dầu, nhiều tác phẩm hội
họa rất nổi tiếng được loài người biết tới đều là chấtliệusơn dầu.
Từ khi loài người biết vẽ, biết sáng tạo nghệ thuật họ luôn tìm các chất liệu
ngày càng mang tính bền vững trong đó có chấtliệusơn dầu. Ngày nay với sự phát
triển của khoa học kĩ thuật và ngành công nghiệp hóa chất thì chấtliệu này ngày càng
phong phú da dạng và mang tính bền vững.
Từ xa xưa các họa sĩ phương tây đều có xưởng vẽ riêng vừa là nơi sáng tác
,nghiên cứu đào tạo và đặc biệt là phải tự pha chế màu vẽ trong đó có chấtliệu sơn
dầu. Sơndầu là chấtliệu được chế tác từ màu vẽ được trộn và nghiền với dầu lanh tạo
ra một dạng nguyên liệu dẻo nhuyễn và sệt, màu sắc tươi thắm lâu khô trong tự nhiên
và tương đối bền vững. Nhiều tác phẩm được vẽ ở những thế kỉ trước đến nay vẫn còn
tồn tại và giữ được nguyên vẹn.
Sơn dầu đã được coi là chấtliệu hội họa tốt nhất so với các chấtliệu khác trước
đó. Họa sĩ Trần Văn Cẩn đã từng viết:” Phải chờ đợi khi được Van Eyck tìm tòi cho
chất liệu tăng khả năng tả nó mới được sử dụng nhiều hơn để rồi đi đến thay thế hẳn
cách vẽ lòng trắng trứng cổ đại…’’Khả năng biểu tả cảm xúc, khả năng tả chất tả khối
của sơndầu có thể nói là hàng đầu trong các chấtliệu hội họa. Sơndầu là chấtliệu có
thể vẽ trực tiếp trước đối tượng do đó có thể ghi lại những cảm xúc còn tươi nguyên,
trong trẻo của họa sĩ trước đối tượng. Chấtsơndầu trong trẻo, độ phủ cao thấp khác
nhau đã làm nên đặc tính riêng với nhiều lối vẽ, bút pháp phong phú.
Cùng với các họa sĩ vẽ chấtliệu này thì trong quá trình đào tạo cũng như truyền
nghề từ xa xưa ở các nước phương tây các học viên, sinh viên đều được thực hành chất
liệu sơn dầu. Ở nước ta nhiều họa sĩ đã nổi tiếng với loại tranh này như họa sĩ Tô Ngọc
Vân với tác phẩm “ Thiếu nữ bên hoa huệ” ,Họa sĩ Trần Văn Cẩn: tác phẩm “ Em
Thúy” .Họa sĩ Bùi Xuân Phái với nhiều tác phẩm vẽ phố Hà nội…Nền hội họa Việt
nam hiện đại có rất nhiều họa sĩ vẽ thể loại sơndầu phần lớn tại các triển lãm mĩ thuật
2
thì tranh sơndầu luôn chiếm đại đa số.Trong đào tạo mĩ thuật ở hệ đại học chất liệu
sơn dầu luôn được dùng trong nghiên cứu và sáng tác, gần như là chấtliệu chính trong
quá trình học tập.
Tranh sơndầu được sáng tác ở nhiều nước trên thế giới và là chấtliệu dễ vẽ, dễ
sử dụng.Ở nước ta tranh sơndầu cũng rất phát triển, nó ra đời từ khi có trường Mĩ
thuật Đông dương và đi song hành cùng với sự phát triển của nền hội họa hiện đại.
Van Eyck : Đức mẹ năm 1439
3
Leonardo da Vinci: Mona Lisa
Tô Ngọc Vân: Thiếu nữ bên hoa huệ
1.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của tranh sơn dầu.
Nền văn minh cổ xưa nhất ở vùng Địa trung Hải, bao gồm La Mã, Hy Lạp và
Ai cập ( t.k.6 TCN- t.k 4 ) đẫ biết trộn các hạt màu tìm thấy trong thiên nhiên với sáp
ong để vẽ. Từ cuối thời La Mã cổ đại( t.k 4) cho đến đầu thời kỳ Phục Hưng( thế kỷ 15
) kỹ thuật cổ đó dần được thay thế bằng sơndầu và tempera ( màu trộn lòng đỏ trứng
gà). Lúc đầu, ở Hy Lạp và Ý người ta dùng dầu ooliu có nhược điểm là rất lâu khô.
Kết quả nghiên cứu gần đây nhất cho thấy sơndầu đã được dùng để vẽ từ thế kỷ 5-7
tại Tây Afganistan ( 12 trong số 50 hang tại Bamiyan). Các nhà khoa học từ 3 trung
tâm nghiên cứu của Nhật, Pháp và Mỹ đã dùng các phương pháp khác nhau để phân
tích hàng trăm mẫu thử. Họ phát hiện ra rằng hàng trăm những bức họa trên tường
hang ở Bamiyan được vẽ bằng màu, trong đó có vermillion ( sulfide thủy ngân) và
lapislazuli ( gần bamyian có mỏ lapis lazuli ) trộn với dầu hạt thuốc phiện và dầu
walnutt ( hạt cây óc chó), với một kỹ thuật vẽ nhiều lớp, có cả láng màu, tương tự như
kỹ thuật vẽ sơndầu của thời Trung cổ sau này. Từ đó có vẻ như kỹ thuật vẽ sơndầu đã
được lan truyền sang phương tây theo con đường tơ lụa. Tu sĩ Theophilus (- 1070-
1125) là người công bố cuốn sách đầu tiên đề cập tới kỹ thuật vẽ tranh sơndầu nhan
4
đề ‘ Latin, về các nghệ thuật khác nhau’’. Cuốn sách viết bằng tiếng Latin gồm 3
tập.Tập 1 viết về cách chế tạo và sử dụng họa phẩm. Tập 2 viết về chế tạo kính màu và
kỹ thuật vẽ trên kính. Tập 3 viết về kỹ thuật kim hoàn và cách chế tạo đàn đại phong
cầm. Đó là cuốn sách đầu tiên trong lịch sử đề cập tới tranh sơn dầu. Trong thế kỷ 19
và 20 cuốn sách đã được dịch ra 9 thứ tiếng ( Anh, Pháp, Ba lan, Hung, Đức, Nhật,
Rumani và Nga).
Ở thời cổ đại con người đã biết trộn màu với dầu để mong muốn tạo ra chất liệu
đẹp và bền vững. Tuy nhiên đến thời an hem họa sĩ Van Eyck khoảng những năm
(1390-1441) họ đã có những thành công về chấtliệusơndầu và phát triển kĩ thuật vẽ
chất liệu này. Ở thời kì này màu sắc sơndầu tươi thắm hơn và có độ bóng đẹp, không
thấm nước ,bền vững và có khả năng chịu được thử thách với thời gian. Từ đó chất
liệu sơndầu được phát triển rộng rãi và được dùng ở hầu hết các nước trên thế giới. Có
thể nói đây là cuộc cách mạng lớn đã làm chuyển biến và nâng cao nghệ thuật vẽ
tranh. Từ những thế kỉ trước nhiều nước phương tây và trên thế giới tranh sơndầu đã
trở lên nổi tiếng với rất nhiều tác phẩm. Các họa sĩ đều có xưởng vẽ và sáng tác song
hành với việc vẽ thì việc chế tác màu vẽ nói chung và sơndầu nói riêng tạo ra chất liệu
vẽ ngày càng bền vững và phong phú. Thời kì đầu nguyên liệu này được lấy từ thiên
nhiên và nhanh chóng trở thành nguyên liệu chính của các họa sĩ. Các tác phẩm ngày
càng có nhiều và thể loại tranh sơndầu cũng được hình thành từ đó.
Đầu thế kỉ 20 do sự phát triển của nền văn minh phương tây được du nhập vào
Việt nam là một tất yếu.Cùng với sự phát triển của nhiều ngành nghệ thuật, Trường
Cao đẳng Mĩ thuật đông dương được thành lập 1925.Đây là ngôi trường đào tạo mĩ
thuật đầu tiên ở Việt nam, nó trở thành nơi mà tài năng hội họa được phát triển, khởi
đầu cho sự phát triển mĩ thuật nói chung và hội họa nói riêng trong đó phải kể tới hội
họa tranh sơn dầu.
Người Pháp đã xây dựng một chương trình đào tạo được dập khuôn ở Pháp. Và
mang theo ảnh hưởng của chủ nghĩa ấn tương tại Pháp thời bấy giờ.Với người Việt thì
đây là một ảnh hưởng lớn sự khám phá cho sáng tạo, phá vỡ các cách nhìn truyền
thống lâu nay của các nghệ nhân đó là cách nhìn còn nhiều giới hạn. Nhiều họa sĩ Việt
nam đã học tại trường cũng như được du học tại Pháp và tham gia nhiều cuộc triển lãm
trong nước cũng như ở châu âu.
1.3. Tính chất và đặc điểm của tranh sơn dầu.
1.3.1.Tính chất
Tranh sơndầu có tính chất chung giống các loại tranh khác, nhưng ngoài ra
tranh sơndầu có những đặc tính riêng biệt bởi ở chỗ đó chính là chất liệu:
5
- Là loại tranh dễ vẽ: do đặc tính chấtliệu này có nhiều và dễ chế tác ở nhiều
hãng và nhiều nước trên thế giới đồng thời nó cũng là chấtliệu dễ vẽ và dễ sử dụng.
Đây là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong sáng tác cũng như học tập mĩ thuật.
- Là loại tranh có thể vẽ nhiều thời gian: Từ xưa đã có những tác phẩm được
sáng tác trong nhiều năm bởi do những đặc tính của chất liệu
- Là loại tranh có thể vẽ nhiều lớp:
- Là loại tranh có khả năng diễn tả phong phú:
- Là loại tranh có độ bền cao:
- Là loại tranh được nhiều họa sĩ yêu thích:
- Là loại tranh có nhiều tác phẩm đóng góp cho sự phát triển của nền hội họa:
1.3.2.Đặc điểm của tranh sơn dầu
- Nếu như sơn mài đặc biệt ở kỹ thuật thì cái tạo nên đặc điểm của sơn dầu
chính là chất gai để trộn màu. Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông định nghĩa sơn
dầu là một loại màu bột nghiền kỹ trộn với dầu lanh ( hay dầu cù túc). So với bảng
màu đặc biệt của sơn mài thì bảng màu sơndầu phong phú xứng đáng được coi là
những phím đen, phím trắng trên cây đàn dương cầm
- Khả năng biểu cảm
- Nguyên vật liệu :
+ màu
+ Đặc tính của màu:
+ Cách pha trộn màu
+ Dung môi, chất trung gian
- Kỹ thuật vẽ:
1.4. Chất liệu, dụng cụ vẽ sơn dầu.
1.4.1. Vật liệu đỡ: thường được chia làm 3 nhóm:
- Vật liệu có mật độ trung bình: bảng gỗ ép
- Vật liệu nhẹ: vải
- Vật liệu mỏng: giấy sợi bông tốt nhất, giấy thường, bìa, giấy bồi.Mặt phải đủ
ráp để sơn dính vào nhưng lại không được hút sơn để khỏi bị xuống màu, không được
co giãn nhiều quá khi nhiệt độ thay đổi để sơn khỏi bị nứt vỡ.Vì thế vật liệu phải được
xử lý phủ, lót.
1.4.2.Sơn dầu :
6
Sơn dầu (Oil Colour):
Chất (medium) dùng pha chế mầu (pigment) của sơndầu tất nhiên là dầu. Sơn
dầu bán ngoài thị trường mang nhiều nhãn hiệu. Sơn càng đậm đặc pigment bao nhiêu
mầu càng rực rỡ bấy nhiêu, và thường đắt tiền hơn. Không nhất thiết phải vẽ sơn cùng
một nhãn hiệu. Một công ty nào đó chế một vài mầu khá tốt, nhưng những mầu còn lại
phải mua của những hiệu khác, vì độ pigment yếu quá, sơn lỏng quá khó dùng, nhất là
khi vẽ impasto (vẽ những nét đường gồ ghề) trong lối vẽ alla prima (vẽ trên lớp sơn
còn ướt).
Do những chất pha chế sơn khác nhau, một số mầu lâu khô hơn một số mầu
khác. Mầu trắng và màu vàng (white and pale yellow) lâu khô nhất; mầu nâu (burnt
umber) mau khô nhất.
Có ba mầu nguyên thủy (Primary colours) là những mầu người vẽ không tự pha
trộn được từ những mầu khác. Theo nguyên tắc khi pha trộn với nhau theo những tỷ lệ
khác nhau mầu nguyên thủy sẽ sinh ra vô số mầu phụ. Ba mầu nguyên thủy đó là:
Vàng (Process yellow/Pale yellow), Thiên thanh (Cyan/Mầu xanh dương), Đỏ hạt lựu
(Process red/Magenta). Ba mầu này rất tinh tuyền- mầu này không vương chút nào hai
mầu kia cả. Tất cả những mầu khác đều có thể pha ra từ ba mầu này. Trong kỹ thuật ấn
loát và phân mầu (trên computer chẳng hạn) người ta ghi tắt là: YMCK (Yellow –
Magenta – Cyan và Black), thực tế trong ngành in người ta thường dùng thêm mầu
đen, vì độ chính xác của máy in, nhiều khi trộn ba mầu nguyên thủy không đạt được
mầu đen như ý. Xin nói chuyện ngoài đề: Những nhà nghiên cứu tâm lý thấy rằng trẻ
em rất mê thích mầu nguyên thủy hay những mầu sát với mầu nguyên thủy.
Mầu đã được pha chế bán ngoài thị trường có khi hơi lỏng,có khi hơi đặc cho một
người. Có khi lại khô chậm quá, hay khô nhanh quá. Vì vậy ngoài mầu, cũng cần có một số
chất khác để giúp người vẽ dễ xử dụng mầu. Coi như cần thiết:
- Dầu pha lỏng sơn: Dầu ở vào một trong hai nhóm: loại dễ bay hơi và loại
không bay hơi mà khi khô thì cứng lại theo mầu.
Nhóm thứ nhất để pha lỏng sơn, chùi sơn, lau cọ…biến chế từ những chất lấy từ
thảo mộc hay động vật và có nhiều tên khác nhau thông như người ta gọi là Thinner
hay Turpentine Loại không mùi, đắt tiền hơn nhưng không làm cho phòng vẽ bị
ngộp. Loại đắt tiền dùng rửa cọ trong thời gian lâu không dùng sẽ giúp cọ ít bị đóng
cứng.
Nhóm thứ hai dùng để pha chút ít vào mầu giúp cọ đưa lướt nhẹ nhàng hơn.
Nhóm này không bay hơi, từ từ khô đi và đóng cứng lại với mầu. Thông dụng nhất
trong nhóm này là Linseed Oil.
7
[...]... nếu màu cũng bắt đầu thôi ra + Dầu tạo màng dàu thực vật dùng để trộn hạt màu làm nên màu sơn dầu, chủ yếu gồm: dầu lanh dầu thuốc phiện, dầu rum, dầu hạt óc chó Dầu lanh thường được 9 un lên khiến dầu được cao phân tử hóa và oxi hóa trở nên đặc sánh hơn Tuy nhiên ngày nay dầu lanh đun thực ra chỉ là một lớp hợp chất của dầu lanh sống, dung môi dầu tây và hóa chất làm khô Dầu lanh được sử lý nhiệt bằng... riêng Các màu sơn được chế tạo bởi nguyên liệu khoáng chất thường cho ta chấtsơn tốt hơn cả Người vẽ cần có kiến thức về chất liệusơndầu thì tranh mới bảo tồn được lâu Ví dụ: nếu dùng sơn pha ít dầu quá thì dễ gây nứt rạn tranh, nếu dùng dầu lanh pha với màu sáng sẽ làm màu ấy mau ngả vàng, Người sản xuất sơndầu thường lập ra bảng phân loại hoặc dùng kí hiệu in trực tiếp lên ống sơn để giới thiệu... hiện tốt các bước của bài vẽ - Hạn chế về tài liệu và ý tưởng bốcục - Chưa làm tốt phác thảo đen trắng và màu trong quá trình thực hiện bài vẽ - Tinh thần tự học, tự nghiên cứu còn chưa tốt, đặc biệt là chưa có ý thức rèn luyện kỹ năng, kỹ thuật sử dụng chất liệusơndầu (nói riêng ) Trong hệ thống bài học thực hành của khoa SPMT Bài vẽ bốcục chất liệusơndầu có thể nói là những bài học thực hành sáng... ngoài ra không nên dùng quá nhiều chất pha sơn vì khi khô mầu bi xỉn, mất rực rỡ là một đặc tính của sơndầu - Có một số chất phụ khác tuy không dùng thường xuyên nhưng cũng nên biết như chất làm cho sơn mau khô, chất bảo vệ tranh khi đã hoàn tất và sơn đã thật sự khô (matte varnish/gloss varnish) Lạm dụng chất làm sơn mau khô khiến sơn sau khi khô dễ bị nứt nẻ Chỉ dùng chất phun lên tranh để bảo vệ và... định Sơn vẽ sau béo hơn sơn vẽ trước” (Fat over lean} hay vẽ trên nền sơn ít độ dầu Đây là một nguyên tắc họa sỹ sơndầu nào cũng phải tuân theo khi vẽ để tránh những sai 17 lầm căn bản có thể làm hỏng bức tranh khi sơn khô Fat over lean có nghĩa là mình đang vẽ sơndầu trên một cái base ít dầu hơn Tranh sơndầu khô rất lâu Có thể cần sáu tháng đến một năm mới hoàn toàn khô Trong thời gian này, dầu. .. bản nhất của chất liệusơndầu - Cần tạo điều kiện, phương tiện dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy hoc như: phòng học đủ diện tích, ánh sáng, bàn ghế, giá vẽ - Giảng viên cần luu ý hướng dẫn nhắc nhở Sv cách hoàn chỉnh , trình bày tác phẩm bài học khi chấm 31 CHƯƠNG II : NHỮNG KIẾN THỨC NÂNG CAO VỀ KỸ THUẬT VẼ TRANH SƠNDẦU 2.1 Tính biểu cảm của chấtliệu Tranh sơndầu mang đầy đủ tính chất của nghệ... loãng sơn ra và dùng nó vẽ trên lớp sơndầu (chưa khô hẳn), như vậy lớp trên sẽ khô nhanh vì ít dầu hơn Khi lớp dước khô sau sẽ khiến bức tranh bị bong ra hoặc nứt nẻ Bởi vậy khi vẽ sơn dầu, ta luôn luôn nhớ nguyên tắc “Fat Over Lean” Có nhiều cách vẽ fat over lean: - từ từ tăng độ dầu trong sơn, khi vẽ - giảm bớt lượng dầu (pha loãng với turpentine) trong những lớp sơnđầu khi vẽ - Dùng những mầu sơn. .. những thành công bất ngờ Nhưng tóm lại quá trình chuẩn bị từ kiến thức, tư liệu, tay nghề vẫn là quan trọng nhất 13 1.6.3 Xây dựng bốcục Trong quá trình làm tranh bố cục, phương pháp xây dựng bốcục tranh các em sinh viên đã được học ở những học phần trước Cách thức làm việc thì vẫn thế tức là tuần tự từ nghiên cứu nội dung chủ đề đến xây dựng hình và thể hiện bốcục nhưng càng học lên cao phương pháp... đẹp của mầu sau khi sơn đã hoàn toàn khô, thông thường là sáu tháng đến một năm tùy lớp sơn vẽ dầy hay mỏng Sơndầu là các màu vẽ dùng cho họa sĩ được pha chế sẵn Chất liệuSơndầu là loai họa phẩm sắc tố ở dạng bột được nghiền kĩ với dầu lanh (cây gai) hay là cây cù túc tạo ra dạng dẻo nhuyễn Tuy nhiên để chế ra loại họa phẩm này phải đòi hỏi có sự nghiên cứu, có kiến thức chuyên môn thì màu mới có... đối tượng chính, điều này có thể khiến mắt nhìn bị “lạc hướng” Tóm lại: Việc xây dựng bốcục là một khâu quan trọng của hội họa Từ xưa tới nay, các thế hệ họa sĩ luôn đề cao vai trò của bốcục trong một bức tranh Họ đã nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo nên kỹ thuật bố cục, nghệ thuật bốcục như ngày hôm nay Có thể nói, bốcục chính là bộ khung nhựa sống của nghệ thuật tạo hình Một tác phẩm hội họa thể hiện . Người biên soạn HỌC PHẦN II: BỐ CỤC CHẤT LIỆU SƠN DẦU 1. Mở đầu Môn bố cục chất liệu Sơn dầu là 1 trong 3 chất liệu hội họa thuộc bộ môn Bố cục của chương trình ĐH hệ Hội họa trường ĐHSP Nghệ. mĩ thuật ở hệ đại học chất liệu sơn dầu luôn được dùng trong nghiên cứu và sáng tác, gần như là chất liệu chính trong quá trình học tập. Môn Bố cục – Chất liệu Sơn dầu của chương trình Đại học Sư. II: BỐ CỤC CHẤT LIỆU SƠN DẦU 1 CHƯƠNG I: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CHẤT LIỆU SƠN DẦU 2 1.1. Khái quát chung về tranh sơn dầu 2 1.2. Khái quát về sự hình thành và phát triển của tranh sơn dầu