Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
20,52 MB
Nội dung
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG: 1
1. Khái niệm: 1
2. Những yếu tố cơ bản trong bốcục tranh 4
2.1. Ý tưởng 4
2.2. Hình mảng và đậm nhạt 5
2.3. Hình tượng 6
2.4. Đường nét và nhịp điệu 7
2.5. Màu sắc 11
3. Quan hệ giữa nội dung và hình thức 14
4.2. Bốcục hình tam giác 15
4.3. Bốcục hình chữ nhật và các dạng bốcục khác 16
5. Phương pháp xây dựng bốcục tranh 17
5.1. Nghiên cứu lựa chọn nội dung chủ đề, tìm ý tưởng bốcục 17
5.2. Tìm tư liệu để xây dựng bốcục tranh 18
5.3. Xây dựng hình tượng nhân vật 19
5.4. Lựa chọn hình thức bốcục 20
5.5. Phác thảo bốcục mảng đen trắng, màu 21
5.6. Thể hiện tranh( phóng hình, tìm hình, vẽ màu) 22
8. Bài tập thực hành : 25
8.1. Bài tập 1: Đề tài tự do 25 tiết (10 + 15) – Khổ giấy 30 cm x 40 cm 25
8.2. Bài tập 2: Đề tài Thiếu nhi 30 tiết (15+15) – Khổ giấy 40 cm x 60 cm 25
8.3. Bài tập 3: Đề tài sinh hoạt 30 tiết (15+15) – Khổ giấy 40 cm x 60 cm 26
8.4. Bài tập 4: Đề tài lễ hội 30 tiết ( 15+15) – Khổ giấy 45 cm x 60 cm 26
8.5. Bài thi học phần theo đề thi 30 tiết (15+15) – Khổ giấy 45 cm x 60 cm 27
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN: 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
BỐ CỤC 1
1. TÊN HỌC PHẦN: BỐCỤC 1 ( 5T lý thuyết + 145T bài tập nghiên cứu )
2. SỐ TÍN CHỈ : 02
3. TRÌNH ĐỘ: Đại học sư phạm mỹ thuật
MỞ ĐẦU
Bố cục là một môn học tổng hợp và nâng cao trong chương trình đào tạo sinh
viên mỹ thuật, nhằm rèn luyện khả năng cảm thụ và phát triển tư duy nghệ thuật, sáng
tạo ra cái đẹp nghệ thuật hội họa qua đó trở lại tác động tới các môn học khác trong
đào tạo mỹ thuật. Như vậy môn học bốcục rất quan trọng đối với người học mỹ thuật.
Mỗi năm học có những yêu cầu cụ thể về từng trình độ khác nhau. Trong học phần bố
cục 1 giúp các em bắt đầu làm quen với môn học hiểu được thế nào là bốcục trong hội
họa, những điều cơ bản nhÊt của việc xây dựng được một bức tranh bốcục và tập làm
quen với những bài tập thực hành đơn giản, sử dụng chất liệu bột màu.
Mục tiêu:
- Kiến thức: Nắm được những kiến thức cơ bản của Bốcục tranh
- Kỹ năng: Vẽ được một số tranh với những đề tài gần gũi cuộc sống của sinh
viên, có thể dạy tốt môn vẽ tranh ở các bậc học: Đại học, Cao đẳng, THCN, THCS và
Tiểu học
- Thái độ: Hiểu và nâng cao vẻ đẹp của Hiện thực, thấy được giá trị của tác
phẩm Hội họa trong đời sống
Điều cần biết trước:
- Để thực hiện tốt bài tập này, người học cần biết và nắm vững các kiến thức cơ
bản về màu sắc trong các bài học Trang trí.
-Biết vận dụng các kiển thức từ những bài học môn hình họa đậm, nhạt, tương
quan giữa các yếu tố tạo hình
- Nắm được kiến thức về Luật xa gần, Giải phẫu tạo hình
- Biết cách ghi chép lấy tư liệu phục vụ học tập bộmôn
NỘI DUNG:
1. Khái niệm:
Trong các loại hình nghệ thuật, Hội hoạ là loại hình nghệ thuật thị giác, nó
mang tính tạo hình trực tiếp thông qua các yếu tố hình khối, màu sắc, đường nét, nhịp
điệu. Hội họa còn là một loại hình nghệ thuật không gian, nó tái tạo không gian ba
chiều trên mặt phẳng hai chiều theo kiểu phương Tây hoặc là không gian ước lệ theo
tạo hình phương Đông. Để vẽ được một bức tranh mang giá trị nghệ thuật đòi hỏi
người học phải nắm được những cơ sở khoa học đó của hội họa, trong đó bốcục là
1
một môn học không thể thiếu của sáng tác hội họa. Bốcục chính là phương pháp tự
rèn luyện bằng nhận thức và thực hành, của học sinh- sinh viên mỹ thuật. Có thể nói,
bố cục là phương pháp tìm tòi, xác định một hình thức biểu đạt thích hợp cho một nội
dung tranh có trong ý đồ của người vẽ. Quá trình này vừa là quá trình làm việc vừa là
quá trình nghiên cứu thể nghiệm và sáng tạo.
Khái quát hơn nữa, bốcục là phương pháp làm việc mang tính chiến lược, trước
khi đi vào diễn tả hoàn chỉnh, nhằm xác định hình thức biểu đạt hữu hiệu nhất cho việc
xây dựng một hình tượng nghệ thuật- một nội dung. bằng ngôn ngữ của nghệ thuật
hội họa như: Đường nét, hình mảng, màu sắc, đậm, nhạt, chất cảm Người nghệ sĩ
bằng những năng lực sáng tạo của mình đã tái tạo hiện thực khách quan trên tác phẩm
nghệ thuật. Như vậy Bốcục là dùng ngôn ngữ của hội họa như hình mảng, đường nét,
đậm nhạt, màu s¾c, chất cảm để sắp xếp trên một mặt phẳng, trong một khuôn khổ
nhất định về một nội dung, chủ đề mà người vẽ cần thể hiện. Bốcục là sự sắp xếp, sắp
đặt các yếu tố của nghệ thuật tạo hình sao cho hợp lý và đẹp mắt.
Nói cách khác, bốcục là phương pháp rèn luyện cả bằng nhận thức và trong
thực hành của sinh viên mỹ thuật là phương pháp làm việc tổng hòa các yếu tố như
đường nét, hình thể, đậm nhạt, màu sắc, chất cảm,…tìm ra một giải pháp tối ưu cho
bức tranh. Bốcục còn gọi là sự tìm tòi, xác định một hình thức biểu đạt thích hợp
nhất cho một nội dung tranh có trong ý tưởng của tác giả. Quá trình này vừa là quá
trình làm việc, vừa là quá trình nghiên cứu, thể nghiệm và sáng tạo.
Bố cục còn được hiểu là sự sắp xếp các ngôn ngữ tạo hình bao gồm: Đường nét,
màu sắc, hình khối theo một trật tự logíc được tạo trên không gian, mặt phẳng. Tuỳ
thuôc vào mỗi loại hình Nghệ thuật mà có những cách thức bốcục khác nhau.
2
Hội họa diễn tả không gian ba chiều trên mặt phẳng hai chiều. Nói như vậy
không có nghĩa là không gian ước lệ của hội họa phương đông, không tả chiều sâu
khối tích thì không gọi là hội họa mà ở đây là do những quan niệm tạo hình khác nhau.
Với người Phương Tây thì thiên nhiều về “Tả”, là tả thực. Điều này thấy rất rõ trong
lịch sử Mỹ thuật Phương Tây. Còn với hội họa Phương Đông lại với quan niệm “Gợi”
chứ không “Tả”, và là Gợi cái gì? Đó là gợi cái thần, cái hồn, cái tình trong tranh. Vậy
nên nhìn vào một tác phẩm hội họa Phương đông không thể lấy tiêu chí của hội họa
Phương tây để nhận xét, không phải để xem họa sỹ tả khối, tả chất, tả ánh sáng, không
gian hay tả màu sắc như thế nào mà ở đó nó thuần túy về tinh thần, là vũ trụ quan, thế
giới quan, nhân sinh quan của họa gia lồng trong đó Hai quan điểm về nghệ thuật
không giống nhau dẫn đến cách xây dựng tác phẩm hội họa cũng khác nhau bởi vì thế
xây dựng một bốcục cũng không giống nhau. Với hội họa Phương tây từ ký họa, phác
thảo đến xây dựng hoàn thiện tác phẩm là một trật tự nhất định, nhưng đối với họa gia
Trung Quốc, Nhật Bản không cần phải như vậy. Sự tích luỹ sẽ tạo điều kiện cho sáng
tạo bốcục mà không cần phác thảo. Nó vẫn là một quá trình làm việc từ tiệm tiến đến
đột biến và thông qua thị giác trực tiếp. Đó là cách nghiên cứu của Từ Bi Hồng khi vẽ
ngựa.
3
Tranh ngựa của Từ Bi Hồng
2. Những yếu tố cơ bản trong bốcục tranh
2.1. Ý tưởng
Người vẽ vốn có thị giác nhạy cảm, không phải đối với những thông tin thông
báo mà chủ yếu là những thông tin thẩm mỹ, tức là cái đẹp. Do thị giác đem lại và có
những kích thích, những rung động hay còn gọi là những cảm hứng, nhạy bén với
thông tin thẩm mỹ và nhẹ hơn với thông tin lý trí. Nói cho đúng thì bất kỳ ở đâu, lúc
nào, đối với người vẽ cũng có thể phát hiện những ý vị hài hòa của thiên nhiên và cuộc
sống từ đó nảy sinh trong họ nguồn hứng khởi trực tiếp với đối tượng ghi nhận được.
Nhờ tiếp xúc nhiều lần những thứ đó nguồn cảm hứng sẽ đi vào trí nhớ. Từ những kích
thích ban đầu của thị giác và những cảm hứng, họ có nhiều diễn biến tâm lý khác nhau
do cá tính, do có liên tưởng họ sẽ có mong muốn được tái hiện bằng các yếu tố tạo
hình hoặc ở hình nét, màu sắc hoặc ở ánh sáng, không gian hay ở nhịp điệu cấu trúc …
ý đồ để nảy sinh nguồn hứng khởi là những điều vô cùng phong phú đa dạng, nhưng
chắc chắn rằng, người ta đã chấp nhận những khó khăn và trăn trở. Chúng ta biết có rất
nhiều bốcục đã được hình thành rất mau lẹ trong những giây phút nổi hứng của người
họa sĩ .Trong sáng tạo nghệ thuật ở bất cứ loại hình nào, sự cảm nhận trước thiên
nhiên, cuộc sống và con người là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của tác phẩm.
Thông qua các giác quan, người ta cảm nhận được thế giới bên ngoài. Sự cảm nhận
4
này tác động vào con người từ thiên nhiên, cuộc sống và xã hội. Nó được bắt nguồn từ
một cảm xúc hoặc từ một kích thích nào đó. Có nó cũng xuất phát từ một câu chuyện,
một giai thoại, tình huống có sẵn hay từ sự vận dụng có sẵn, suy nghĩ và suy luận liên
hệ bản thân từ mỗi con người trước hiện tượng sự vật đó. Những cảm nhận này được
xuất hiện hình thành từ nhu cầu sáng tạo, từ tác động của tư duy tình cảm và tinh thần
của người vẽ.
2.2. Hình mảng và đậm nhạt
Nghệ thuật hội hoạ là một nghệ thuật mặt phẳng vì trên đó chứa đựng toàn bộ
tất cả mọi hiệu quả mô tả. Giữa các hình thể có các mối liên hệ tương tác rất phong
phú. Mối liên hệ này thực ra không đơn giản, chúng có những mối liên hệ với nhau với
góp phần vào sự hoàn thiện của tác phẩm. Mối quan hệ tương tác giữa các hình mảng
dẫn đến những tác động thị giác, hiệu quả không gian thậm chí là cả những tác động
đến tâm sinh lý của con người. Về mặt thực tiễn, bất cứ hoạ sĩ nào từ xưa đến nay đều
phải xây dựng mối quan hệ các hình mảng và đậm nhạt để xây dựng tác phẩm nghệ
thuật. ở mỗi hoạ sĩ đều có cách thức sáng tạo riêng. Có thể nói lịch sử hội hoạ là lịch
sử của các trào lưu, các khuynh hướng tìm tòi khả năng biểu đạt của hội hoạ. Đến nay
các hình thức phối kết hợp các yếu tố tạo hình đã hết sức đa dạng và phong phú.
Đầu tiên con người nhận thức cảm xúc thẩm mỹ thông qua hình ảnh được
truyền tải qua kênh thị giác. Hình biểu hiện một thông tin nhận thức về sự vật cụ thể.
Người ta biểu hiện hình thể và đặc điểm của sự vật rất rõ nét có thể nói là rất hiện
thực. Đây là biểu thị sự quan sát và ghi nhớ hình thể có chú tâm và đầu tư trí nhớ về
hình dạng. Hình trong hội họa mang tính tổng hợp nhiều yếu tố tạo hình. Hình cảm
nhận qua thị giác mang ý nghĩa cái nhìn cụ thể, hình cơ bản mang ý nghĩa khái quát
biểu trưng, hình nhịp điệu phản ánh tính quy luật của tự nhiên, hình cấu trúc mang lý
trí con người, hình động thể hiện cái động và cái quy luật cân xứng - hài hòa. Hình
biểu đạt được rõ nét ý niệm của người vẽ, đồng thời nó biểu hiện cả ý niệm cảm xúc,
sáng tạo thẩm mỹ và cá tính riêng và khí chất của cá nhân nữa. Về phương pháp tổ hợp
hình có hai loại mang hai khuynh hướng khác nhau:
Thứ nhất là khuynh hướng phản ánh cái nhìn hiện thực. Hình là hình ảnh khái
quát hiện thực nhưng được thể hiện một cách biểu cảm hơn, sâu sắc hơn, thẩm mỹ hơn
và có cá tính hơn.
Thứ hai là khuynh phản ánh trí tưởng tượng, phản ánh giấc mơ, cảm giác, tâm
trạng, lý trí, tư tưởng, hoặc ý niệm siêu thực và trừu tượng của con người. Loại này
thường chỉ lấy một phần cái nhìn thị giác còn phần lớn phản ánh tư duy. Về phong
cách hình có bốn loại:
- Thiên về cấu trúc cân xứng ngang bằng xổ thẳng
- Thiên về cái động, cái nhịp điệu, cái liên tục
5
- Thiên về cái kỳ lạ, quái dị lạ mắt
- Thiên về cái đẹp mang tính trang trí.
Như vậy có nhiều xu hướng khác nhau với sự biểu hiện khác nhau của hình
nhưng tất cả đều mang một đặc điểm chung là để người xem cảm nhận được ý đồ sáng
tạo của họa sỹ và nó cũng biểu đạt một khuynh hướng cấu tạo nên hình.
Mảng là sự ghép nối giữa hai hoặc nhiều loại hình với nhau. Một mảng có vẻ
đẹp của nhiều loại hình, nó có chu vi không gợi rõ một hình mà chứa trong nó rất
nhiều hình, nhiều cấu trúc đường nét đậm nhạt, màu sắc, chất cảm, đặc- rỗng, mật độ
dày đặc hay thưa thớt. Từ nét và hình trong tranh người ta có thể bố trí một mảng hoặc
nhiều mảng xen kẽ là các khoảng trống. Trong mỗi mảng chứa đựng nhiều người, từ
đó xem suy ra ý nghĩa phản ánh của ý tưởng tác giả thông qua hình thể nhiều loại và
cả các yếu tố tạo hình khác được tổ hợp vào mảng mà thấu hiểu. Trên bề mặt của
mảng người ta có thể sử dụng đậm, nhạt, màu sắc nhất là các tổ hợp nét. Ta cảm nhận
được giá trị biểu đạt của ngôn ngữ trên mảng không chỉ có những nét độc lập mà còn
là sự liên kết của cả một hệ thống nét trên mảng, nét còn tạo ra những hướng chuyển
động trên mảng như tranh sóng của Nhật Bản. Hay tranh của Vangoth vẽ mây trên bầu
trời đêm, nét đã tạo cho cả bầu trời trình tự đang chuyển động. Trong tranh của Paul
Kilee và Mondriau sự cân bằng của mảng và màu được nét đóng khung tạo sự cân
bằng ổn định. Tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ mảng màu tuy thay đổi đậm nhạt theo
không gian xa gần và khối, nhưng nó đã được hệ thống nét làm rõ hình chi tiết và cả
sự ổn định trên mặt tranh.
2.3. Hình tượng
Hình tượng trong sáng tác được xây dựng bởi sự quan tâm của người vẽ. Không
như ở hình nghiên cứu mà nó phải tổ chức trong một kết cấu hoàn toàn mới nhưng dựa
trên cơ sở hình nghiên cứu, những tư liệu ghi chép từ thực tế mà người vẽ đã khai thác
hình tượng đưa vào tranh là hình được xây dựng trên sự cô đọng nhất của hình nghiên
cứu. Nó không còn giống hoàn toàn như hình ghi chép mặc dù cả hai cùng sử dụng
phương tiện tạo hình. Hình tượng đưa vào sáng tác tranh là sự kết hợp giữa hình có
thật và hình trong tư duy của người vẽ, giữa hình nhìn thấy và hình trong đầu (tưởng
tượng, ý niệm, hình bằng trí nhớ …) để làm cho hai cái đó hòa hợp thì người vẽ trải
qua quá trình suy ngẫm và tìm tòi để sáng tạo. Từ hình tưởng tượng trong ý thức của
người vẽ được thể hiện dần ngày càng rõ nét cụ thể … trở thành cái mà người ta có thể
cảm thấy được. Vì vậy hình tượng nghệ thuật vừa có cái thực vừa có cái hư cấu của
người vẽ. Sự cần thiết đầu tiên cho người vẽ là cần phải thông qua một hình thể để đi
tới sự biểu hiện của cảm giác, của tình cảm, ý thức, quan niệm, tư tưởng sáng tạo của
mình qua hình tượng đó. Chính vì vậy hình tượng vừa là nội dung lại vừa là hình thức
của tác phẩm nghệ thuật. Nó vừa là cái riêng của người họa sỹ nhưng phảI khái quát
6
được cả cái chung của xã hội, có như vậy hình tượng đó mới có được sức sống lâu dài.
Để làm được điều đó việc đầu tiên của người vẽ là sự kích thích, xúc cảm thị giác tiếp
theo là tình cảm và tài năng sáng tạo của người vẽ. Những yếu tố có thật tưởng như rời
rạc trong cuộc sống khi được đưa vào tranh như đưa vào trong một cái lò lớn phức tạp
chịu sự điều tiết của người vẽ với những: nét, mảng, hình, màu sắc, chất cảm … luôn
luôn thay đổi được xây dựng bởi hàng nghìn cách khác nhau để trở thành hình tượng
nghệ thuật.
Những nghiên cứu của người vẽ trở thành hình tượng nghệ thuật ví dụ khi vẽ chân
dung, tĩnh vật trở thành một tác phẩm những hình tượng nghệ thuật mang giá trị nghệ
thuật. Người vẽ đã khái quát, điển hình hơn được hình tượng. Nó vượt qua sự nghiên
cứu cơ bản, ghi chép thật như bức tranh Lagiocong của Léoner de vinci. Nhưng để đạt
được như vậy thì trước đó người vẽ phải nghiên cứu nhiều, nắm vững được phép cơ
bản của hội họa. Tóm lại hình tượng nghệ thuật được xây dựng theo ý tưởng của người
vẽ về cuộc sống và con người tạo vật hình thể là sự kết hợp một hoặc nhiều các loại
hình nghiên cứu của người vẽ phải học tập, thấu hiểu thuần thục để làm cơ sở cho việc
sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật. Từ những loại hình nghiên cứu:
- Hình thị giác (hình họa, con người, tạo vật, thiên nhiên …).
- Hình tư duy, hình khái quát, kỷ hà
- Hình chuyển động - tĩnh.
- Hình của trí tưởng tượng.
- Hình thẩm mỹ trang trí
Người vẽ phải nắm vững các chức năng, ngôn ngữ của các hình nghiên cứu cơ
bản mới có thể tổ hợp thành hình tượng nghệ thuật.
Hình tượng nghệ thuật có vai trò rất quan trọng trong việc sáng tạo và xây dựng
tác phẩm nghệ thuật. Trong quá trình phát triển của nghệ thuật, việc xây dựng hình
tượng nghệ thuật, cách thức xây dựng hình tượng nghệ thuật của mỗi thời kỳ, giai
đoạn và các vùng địa văn hoá có những nét đặc trưng khác nhau. Thông qua sáng tác
của mình người nghệ sĩ càng truyền đạt đườc nhiều và đầy đủ thời đại của mình bao
nhiêu, sự cảm thụ cuộc sống, cá tính của hoạ sĩ càng xúc tích, phong phú và lớn lao
bấy nhiêu. Sự kết hợp nhiều yếu tố, sự hài hoà cái chung với cái riêng độc đáo trong
nghệ thuật gọi là điển hình hoá là một điều kiện thiết yếu nhất định phải có để tạo nên
hình tượng nghệ thuật.
2.4. Đường nét và nhịp điệu
Nét biểu hiện một khối bằng ranh giới của khối đó với xung quanh, nét mặt
phẳng hóa các khối. Có lúc nét triệt tiêu hoàn toàn ấn tượng về khối. Như vậy người ta
có thể vẽ bằng cách biểu thị ranh giới của các sự vật trước hết nối một cái nền trung
gian là mặt phẳng sau là ranh giới của vật đó với vật khác. Đây là một cách chuyển
7
hóa tất cả các thu nhận thị giác, ấn tượng thị giác đưa hình khối thành đường nét đặc
trưng, xúc tích, khai thác triệt để những đặc thù của sự vật đạt những hiệu quả theo ý
đồ sáng tạo. Nghệ sĩ Ai Cập diễn tả các nhân vật bằng đường viền uyển chuyển và sự
kết hợp cái nhìn ở các diện khác nhau, trên một mặt phẳng. Thân người trên một mặt
phẳng được nhìn đồng thời ở ba góc độ nhìn khác nhau, đầu và chân tay vẽ theo hướng
nghiêng trong khi mắt, ngực tả hướng chính diện, bụng và hông vẽ nghiêng 3/4. Mỗi
bộ phận của cơ thể được miêu tả bằng những nét đại cương nhất về hình thái. Không
phải diễn tả bằng một điểm nhìn thông thường của quy luật thị giác, bằng phương
pháp kết hợp nhiều điểm nhìn trên cùng một đối tượng nhưng nhờ sự biểu đạt của nét
hình tượng trong tranh không bị phi lý mà ngược lại nó còn tạo ra một hình ảnh trọn
vẹn và đầy đủ hơn, vẫn hài hoà với thị giác thông thường của người xem.
Săn chim, bích hoạ Ai Cập cổ đại
Đường nét trong một bức tranh đôi khi hiện ra mạnh mẽ, rõ ràng như trong các
tác phẩm của Gau Giun, Matisse … Cũng có khi nét ẩn biến đi chỉ còn là giới hạn giữa
sự vật với không gian như phong cách ấn tượng, khi đó trên bức tranh chỉ còn là
những nhát bút ngẫu hứng đầy sức biểu cảm.
8
Hai thiếu nữ bên bờ biển. 1891, tranh sơn dầu của Gauguin
Cô gái cầm ô. 1875, tranh sơn dầu của Monet
Trong các tác phẩm tạo hình, ngoài vấn đề nét mô tả hình thù đối tượng của thị
giác mà còn thể hiện sự chuyển động, diễn đạt không gian sáng tối, diễn tả chất của
nét. Tổ hợp lại là tính biểu cảm của nét đạt đến cái đẹp thẩm mỹ và thể hiện rõ ý đồ tư
tưởng của một bức tranh. Từ những tính chất của nét, người vẽ luôn tìm đến một
phương pháp biểu tả, biểu cảm phù hợp với đối tượng nhân vật trong tác phẩm. Thông
9
[...]... và cả trí tuệ nữa để suy nghĩ, sắp xếp, bốcục hình mảng con người và sự vật sao cho đẹp, hợp lí và rõ ý, nêu bật được nội dung chủ đề một cách sâu sắc nhất Đó là tìm phác thảo bốcục Trong quá trình tìm phác thảo bốcục ( thường vẽ trên khổ giấy nhỏ bằng 1/2 tờ giấy A4) luôn phải tìm phác thảo theo nhiều dạng, nhiều góc độ khác nhau Phải vẽ nhiều phác thảo bốcục với sự sắp xếp đơn giản trước, tức... nhau có cần đến những bốcục khác nhau không? 5 Hãy trình bầy về kỹ thuật sử lý chất liệu bột màu? 24 8 Bài tập thực hành : 8.1 Bài tập 1: Đề tài tự do 25 tiết (10 + 15) – Khổ giấy 30 cm x 40 cm 8.1.1 Mục tiêu - Nắm được phương pháp xây dựng tranh bố cục, vẽ được 1 tranh bốcục đơn giản, có nhóm chính, phụ rõ, thể hiện được một nội dung đã chọn 8.1.2 Yêu cầu thực hiện - Đọc kĩ giáo trình trước khi tới... có hiệu quả 8.4.3 Kết quả đạt được - Vẽ được một tranh Bốcục đề tài lễ hội có Bốcục riêng hình mảng thay đổi, màu sắc phong phú toát lên được nội dung chủ đề - Làm chủ được chất liệu, có cách nhìn thẩm mỹ tốt, có kiến thức bốcục cơ bản vững để tiếp tục sử dụng các chất liệu Hội họa thể hiện tranh - Biết vận dụng kiến thức Bốcục vào học tập các môn học Mỹ thuật 8.5 Bài thi học phần theo đề thi 30... đúng quy trình làm bài Có ý thức, thường xuyên tới thư viên, triển lãm, bảo tàng để học tập ở các tác phẩm hội họa 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Phi Hoanh Lịch sử Mỹ thuật Việt nam, nhà xuất bản Văn hoá - Hà nội 1978 2 Jacques charpier và Pierre Sechers Nghệ thuật Hội họa (Dịch Lê Thanh Lộc) NXB trẻ 1996 3 Đặng Quý Khoa Giáo trình bố cục Trường ĐH Mỹ thuật 1992 4 Đàm Luyện Giáo trình Bố cục tập 1,2,3... quả 8.2.3 Kết quả đạt được - Vẽ được một tranh Bốcục đề tài thiếu nhi có Bốcục tương đối vui mắt, hình mảng ngộ nghĩnh thay đổi, màu sắc vui tươi 8.3 Bài tập 3: Đề tài sinh hoạt 30 tiết (15+15) – Khổ giấy 40 cm x 60 cm 8.3.1 Mục tiêu - vẽ được 1 tranh bố cục, có nhóm chính, phụ rõ, thể hiện được chủ đề về đề tài sinh hoạt, biết sử dụng các dạng thức bốcục phong phú phù hợp với nội dung đề tài - Bước... nghiên cứu tư liệu sử dụng vào bài tập có hiệu quả 8.3.3 Kết quả đạt được - Vẽ được một tranh Bốcục đề tài sinh hoạt có Bốcục riêng hình mảng thay đổi, màu sắc phong phú 8.4 Bài tập 4: Đề tài lễ hội 30 tiết ( 15+15) – Khổ giấy 45 cm x 60 cm 8.4.1 Mục tiêu - vẽ được 1 tranh bốcục về đề tài lễ hội có bố cục, phong cách riêng, thể hiện được tương quan tốt, có tình cảm gợi được cảm xúc cho người xem... lại cho nhân dân Pháp và vì nó người ta sẵn sàng chiến đấu hy sinh Cách bốcục đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn, màu sắc tương phản Với sự mạnh mẽ trong một hiện thực phi thường Delacroix đã đặt niềm tin vào tương lai của những người khởi nghĩa đang chiến đấu và sẽ chiến thắng 4.3 Bốcục hình chữ nhật và các dạng bốcục khác Bốcục theo hình vuông, hình chữ nhật được các nghệ sĩ sử dụng sắp xếp hình... mạnh với những người lính hình đen đậm Sông Nêva xaxa - Sự đối lập về bố cục, về tạo hình cộng với hòa sắc đơn giản làm cho bức tranh toát lên sự kịch tính rõ rệt Ngoài các dạng bốcục cổ điển còn có các dạng Bốcục đối lập; đó là khuynh hướng đối lập các yếu tố tạo hình: âm- dương; cứng- mềm; cong- thẳng; đặc- rỗng; tĩnh- động…, bốcục đậm- nhạt- ánh sáng; thay đổi cấu trúc hình thể; thay đổi hệ thống... điều cơ bản của Bốcục Tài liệu dịch của Trường Đại học mỹ thuật TP Hồ Chí Minh 1992 7 Đặng Bích Ngân (chủ biên), Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông, NXB Giáo dục, 2002 8 Nguyễn Quân Nghệ thuật tạo hình Việt nam hiện đại Nhà xuất bản Mỹ thuật 1997 9 Tạ phương Thảo- Nguyễn Lăng Bình Kí họa và Bốcục NXB Giáo dục 1998 10 Đặng Ngọc Trâm Cấu trúc Hội họa NXB Mỹ thuật 2000 11 Nguyễn Văn Tỵ Bốcục và các loại... khi đưa vào tranh luôn luôn phải được coi trọng để khi thể hiện bố cục, toàn bộ sự hoạt động của nhân vật và bối cảnh không gian hòa quyện vào một tổng thể chung cùng góp phần diễn đạt chủ đề Có như vậy tác phẩm mới đạt được nội dung sâu sắc và gây nhiều ấn tượng thẩm mĩ cho người xem 5.4 Lựa chọn hình thức bốcục Có nhiều hình thức bốcục và mảng hình khác nhau Sau khi đã có chủ đề cụ thể theo một . 4.3. Bố cục hình chữ nhật và các dạng bố cục khác 16 5. Phương pháp xây dựng bố cục tranh 17 5.1. Nghiên cứu lựa chọn nội dung chủ đề, tìm ý tưởng bố cục 17 5.2. Tìm tư liệu để xây dựng bố cục. LIỆU THAM KHẢO 29 BỐ CỤC 1 1. TÊN HỌC PHẦN: BỐ CỤC 1 ( 5T lý thuyết + 145T bài tập nghiên cứu ) 2. SỐ TÍN CHỈ : 02 3. TRÌNH ĐỘ: Đại học sư phạm mỹ thuật MỞ ĐẦU Bố cục là một môn học tổng hợp. Như vậy môn học bố cục rất quan trọng đối với người học mỹ thuật. Mỗi năm học có những yêu cầu cụ thể về từng trình độ khác nhau. Trong học phần bố cục 1 giúp các em bắt đầu làm quen với môn học