Bài tập thực hành :

Một phần của tài liệu Giáo trình môn Bố cục doc (Trang 26 - 30)

8.1. Bài tập 1: Đề tài tự do 25 tiết (10 + 15) – Khổ giấy 30 cm x 40 cm

8.1.1. Mục tiêu

- Nắm được phương pháp xây dựng tranh bố cục, vẽ được 1 tranh bố cục đơn giản, có nhóm chính, phụ rõ, thể hiện được một nội dung đã chọn.

8.1.2. Yêu cầu thực hiện

- Đọc kĩ giáo trình trước khi tới lớp

- Sưu tầm, xem trước một số tranh của các họa sĩ tiêu biểu, phân tích tranh theo các dạng thức bố cục và yêu cầu về đường nét, hình mảng mầu sắc trong tranh

- Khai thác được nội dung phù hợp (chủ đề gần gũi, hiểu biết và yêu thích) - Phác thảo mảng đen trắng, màu mỗi loại ít nhất 5 cái kích thước 13x18 cm

- khai thác tư liệu ngoài giờ lên lớp (ghi chép, kí họa), nghiên cứu tư liệu sử dụng vào bài tập có hiệu quả.

- Thực hiện đầy đủ các bước xây dựng tranh bố cục. 8.1.3. Kết quả đạt được

- Vẽ được một tranh Bố cục đề tài tự chọn có Bố cục tương đối chặt chẽ, hình mảng có sự thay đổi, có hòa sắc vui mắt.

8.2. Bài tập 2: Đề tài Thiếu nhi 30 tiết (15+15) – Khổ giấy 40 cm x 60 cm

25 tiết (10 + 15) – Khổ giấy 30 cm x 40 cm

8.2.1. Mục tiêu

- vẽ được 1 tranh bố cục đơn giản, có nhóm chính, phụ rõ, thể hiện được chủ đề về thiếu nhi

- Bài vẽ có cảm xúc và thể hiện được tình cảm yêu mến trẻ em 8.2.2. Yêu cầu thực hiện

- Nắm chắc được phương pháp xây dựng tranh bố cục - Biết sử dụng ký họa trong việc sắp xếp các nhóm hình

- Tuân thủ các bước xây dựng tranh bố cục, mỗi bước có sự sáng tạo thêm - Bước đầu biết sử dụng màu chủ đạo, hợp với nội dung tranh.

- Sưu tầm, xem trước một số tranh của các họa sĩ tiêu biểu, phân tích tranh theo các dạng thức bố cục và yêu cầu về đường nét, hình mảng mầu sắc trong tranh

- Khai thác được nội dung phù hợp (chủ đề gần gũi, hiểu biết và yêu thích) - Phác thảo mảng đen trắng, màu mỗi loại ít nhất 5 cái kích thước 13x18 cm

- khai thác tư liệu ngoài giờ lên lớp (ghi chép, kí họa), nghiên cứu tư liệu sử dụng vào bài tập có hiệu quả.

8.2.3. Kết quả đạt được

- Vẽ được một tranh Bố cục đề tài thiếu nhi có Bố cục tương đối vui mắt, hình mảng ngộ nghĩnh thay đổi, màu sắc vui tươi.

8.3. Bài tập 3: Đề tài sinh hoạt 30 tiết (15+15) – Khổ giấy 40 cm x 60 cm

8.3.1. Mục tiêu

- vẽ được 1 tranh bố cục, có nhóm chính, phụ rõ, thể hiện được chủ đề về đề tài sinh hoạt, biết sử dụng các dạng thức bố cục phong phú phù hợp với nội dung đề tài

- Bước đầu hiểu được yếu tố nhịp điệu trong tranh và ứng dụng vào bài vẽ . 8.3.2. Yêu cầu thực hiện

- Nắm được các yếu tố tương phản, nhịp điệu, động tĩnh trong tranh - Biết sử dụng ký họa trong việc sắp xếp các nhóm hình

- Tạo được các mảng hình phong phú trên cơ sở hình vẽ chắt lọc từ thực tế. - Tuân thủ các bước xây dựng tranh bố cục, mỗi bước có sự sáng tạo thêm

- Biết sử dụng màu chủ đạo, hợp với nội dung tranh, biết diễn chất bột màu phong phú.

- Khai thác được nội dung, có hình thức thể hiện phù hợp

- Phác thảo mảng đen trắng, màu mỗi loại ít nhất 5 cái kích thước 13x18 cm

- khai thác tư liệu ngoài giờ lên lớp (ghi chép, kí họa), nghiên cứu tư liệu sử dụng vào bài tập có hiệu quả.

8.3.3. Kết quả đạt được

- Vẽ được một tranh Bố cục đề tài sinh hoạt có Bố cục riêng hình mảng thay đổi, màu sắc phong phú.

8.4. Bài tập 4: Đề tài lễ hội 30 tiết ( 15+15) – Khổ giấy 45 cm x 60 cm

8.4.1. Mục tiêu

- vẽ được 1 tranh bố cục về đề tài lễ hội có bố cục, phong cách riêng, thể hiện được tương quan tốt, có tình cảm gợi được cảm xúc cho người xem.

8.4.2. Yêu cầu thực hiện

- Biết sử dụng tư liệu triệt để và chắt lọc, biết khai thác vẻ đẹp của đối tượng trong thực tế

- Tạo được các mảng hình (tạo hình) phong phú trên cơ sở hình vẽ chắt lọc từ thực tế. - Tuân thủ các bước xây dựng tranh bố cục, mỗi bước có sự sáng tạo thêm

- Biết sử dụng màu chủ đạo, hợp với nội dung tranh, biết diễn chất bột màu phong phú.

- Biết gợi được không gian, chiều sâu trong tranh, tạo được chất phong phú - Khai thác được nội dung, có hình thức thể hiện phù hợp

- Phác thảo mảng đen trắng, màu mỗi loại ít nhất 5 cái kích thước 13x18 cm

- khai thác tư liệu ngoài giờ lên lớp (ghi chép, kí họa), nghiên cứu tư liệu sử dụng vào bài tập có hiệu quả.

8.4.3. Kết quả đạt được

- Vẽ được một tranh Bố cục đề tài lễ hội có Bố cục riêng hình mảng thay đổi, màu sắc phong phú toát lên được nội dung chủ đề.

- Làm chủ được chất liệu, có cách nhìn thẩm mỹ tốt, có kiến thức bố cục cơ bản vững để tiếp tục sử dụng các chất liệu Hội họa thể hiện tranh

- Biết vận dụng kiến thức Bố cục vào học tập các môn học Mỹ thuật

8.5. Bài thi học phần theo đề thi 30 tiết (15+15) – Khổ giấy 45 cm x 60 cm

(yêu cầu cần đạt được như bài 4)

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:

- Thực hiện học phần Bố cục 1 ở kỳ 2

- Quỹ thời gian học trên lớp hạn chế nên Giảng viên dạy 50% số giờ của chương trình, 50% sinh viên tự học ngoài ra sinh viên phải đi lấy tài liệu ngoài giờ hoăc vào các đợt thưc tế chuyên môn

- Giảng viên hướng dẫn cách khai thác, ghi chép tài liệu và sử dụng tài liệu phục vụ nội dung đề tài.

- Kết thúc mỗi học trình sinh viên treo bài trên lớp để so sánh tương quan, đánh giá sự tiến bộ trong nhận thức và kết quả học tập của mỗi SV. Mỗi sinh viên tự nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm bài của mình và nhận xét, xếp loại bài của tất cả thành viên trong lớp. Giảng viên phân tích, nhận xét bổ sung kiến thức, điều chỉnh và đánh giá kết quả từng bài.

- Sinh viên: Yêu cầu chuẩn bị đủ đồ dùng dụng cụ học tập, và thực hiện đúng quy trình làm bài. Có ý thức, thường xuyên tới thư viên, triển lãm, bảo tàng để học tập ở các tác phẩm hội họa

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Phi Hoanh. Lịch sử Mỹ thuật Việt nam, nhà xuất bản Văn hoá - Hà nội 1978

2. Jacques charpier và Pierre Sechers. Nghệ thuật Hội họa (Dịch Lê Thanh Lộc) NXB trẻ. 1996

3. Đặng Quý Khoa. Giáo trình bố cục. Trường ĐH Mỹ thuật 1992

4. Đàm Luyện. Giáo trình Bố cục tập 1,2,3. NXB Đại học sư phạm .2006

5. Vương Hoằng Lực. Nguyên lí Hội họa đen trắng. NXB mỹ thuật 2002

6. Manhize (Nga) Bàn về những điều cơ bản của Bố cục. Tài liệu dịch của Trường Đại học mỹ thuật TP Hồ Chí Minh. 1992

7. Đặng Bích Ngân (chủ biên),Từ điển thuật ngữ Mỹ thuật phổ thông, NXB Giáo dục, 2002.

8. Nguyễn Quân. Nghệ thuật tạo hình Việt nam hiện đại. Nhà xuất bản Mỹ thuật 1997

9. Tạ phương Thảo- Nguyễn Lăng Bình. Kí họa và Bố cục. NXB Giáo dục. 1998

10. Đặng Ngọc Trâm. Cấu trúc Hội họa. NXB Mỹ thuật. 2000

11. Nguyễn Văn Tỵ. Bố cục và các loại tranh khác. Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin 2000.

Một phần của tài liệu Giáo trình môn Bố cục doc (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w