2.3. Nghiên cứu về kỹ thuật sơn dầu hiên đại
+ Sự phát triển
Đối với hội họa sự biểu đạt của nét cũng rất khác nhau, mỗi một thời kỳ, một khuynh hướng nghệ thuật lại bộc lộ một tiếng nói riêng. Với hội họa cổ điển kỹ thuật chất liệu đóng một phần quan trọng trong việc xây dựng tranh, nó mang tính chuẩn mực. Nhưng sang đến hội họa Ấn tượng kỹ thuật mang tính ngẫu hứng tức thời hơn, nó phụ thuộc vào xúc cảm của họa sỹ trước diễn biến sinh động của màu sắc, ánh sáng. Đến hội họa hiện đại, như Max Enst, Joan Mizo cách vẽ trở nên hồn nhiên, ngây thơ giống như nét của trẻ thơ, với khuynh hướng lập thể ví như hội họa của Lergié là phong cách khoẻ, đậm, cứng đan chồng lên nhau, đến Mondrrian thì nó trở về với các nét hình học, nét tự thân, giàu chất bố cục, gắn với kiến trúc. Người vẽ khi sáng tác tranh trước tiên phải nắm bắt được khả năng sức mạnh biểu đạt, biểu cảm của đường nét để tạo được nhịp điệu của đường nét khi xây dựng tranh nắm vững bố cục để thể hiện ý đồ tư tưởng của mình. Để tìm được một bố cục hợp lý không đơn giản, ta không thể quá dễ dãi trong việc sắp xếp cấu trúc tổ hợp của đường nét hình mảng, đậm nhạt màu sắc, nhịp điệu khi thể hiện.
Kỹ thuật chất liệu sơn dầu là một hình thức biểu đạt ý tưởng của người nghệ sĩ, rất đa dạng. Trong hoạt động thực tiễn, thị giác của con người cảm nhận được hình thức của đường nét với tính năng của sự vật, từ đó dẫn tới những liên tưởng trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Vì vậy ta có thể nói"chất liệu sơn dầu là sự biểu hiện thống nhất giữa cảm tính thị giác và lý tính phân tích" Đường nét không chỉ biểu hiện vật thể hữu hình mà còn biểu hiện ý tượng vô hình, vì thế trở thành một trong những hình thức cơ bản của hội hoạ. Chất liệu còn có khả năng biểu đạt sự tưởng tượng và ảo giác của con người. Độ thô mảnh và độ đan chồng của nét xếp không giống nhau sẽ tạo ra hiệu quả khác nhau và nó làm thành giá trị của tác phẩm nghệ thuật.
+ kỹ thuật vẽ của một số họa sĩ
Giảng viên giới thiệu về quá trình làm việc của một số họa sĩ vẽ tranh sơn dầu + Phân tích một số tác phẩm tiêu biểu
Phân tích một số tác phẩm tiêu biểu về cách xử lý kỹ thuật chất liệu sơn dầu. 4.Nghiên cứu về phương pháp sáng tác:
Nền hội họa hiện thực châu Âu đã đạt đến đỉnh cao của phương pháp biểu hiện hình thể. Trong việc miêu tả tự nhiên, phong cách hội họa tả thực đã sử dụng nhuần nhuyễn các phương tiện tạo hình, diễn đạt một cách sinh động mối quan hệ của các thành tố hình khối, ánh sáng màu sắc, chất cảm không gian tồn tại trong thế giới vật chất. Điều đó khiến cho tác phẩm hội họa có tái tạo hiện thực khách quan một cách sinh động. Như vậy hình tượng trong nghệ thuật tạo hình lấy cái chuẩn là tả thực. Đối với hội họa để xây dựng hình tượng có hai phương thức biểu hiện.
Thứ nhất là lối vẽ diễn hình lấy theo cái chuẩn của quy luật thị giác. Phương thức này gắn với phong cách tả thực. Hình tượng không xa rời với hình ảnh tự nhiên tuy nhiên nó trở nên chân thực và sâu sắc hơn với tình cảm con người. Ví dụ như các hình tượng ta thấy trong tranh Phục hưng, trong tranh Cổ điển, Hiện thực v.v.
Những người mót lúa, tranh sơn dầu của Milet
Phương thức thứ hai là lối vẽ biến dạng hình thể, khi ấy hình ảnh mang tính giả ước, không đồng nhất với tự nhiên, nhưng có sức mạnh biểu hiện tự nhiên nhưng nó biểu hiện sâu sắc tư tưởng, tình cảm của họa sỹ. Ví dụ như “Nhảy múa” của họa sỹ Matisse đạt đến cao độ của sự biến dạng hình thể. Các cơ thể con người trong tác phẩm đều được cường điệu mạnh mẽ với nét bút vô cùng phóng khoáng của họa sỹ,
“Nhảy múa” là một sự chuyển động mạnh, nó như hút người xem vào trong tác phẩm
.
Như đã nói hình tượng nghệ thuật vừa là nội dung vừa là hình thức của tác phẩm nghệ thuật nên hình tượng nghệ thuật còn là một phương thức phản ánh nội dung tác phẩm do vậy ở các mức độ tình cảm, ý đồ sáng tạo, tư tưởng nghệ thuật của người vẽ xuất hiện trong quá trình xây dựng hình tượng. Đó là sự chi phối trong lúc cọ sát giữa hình sáng trong tư duy và hình thực tế của quan sát. Hình tượng nghệ thuật là sự biểu đạt về lý tưởng thẩm mỹ mà người vẽ muốn gửi đến cho công chúng, để họ có thể trực tiếp cảm thụ được những mặt khác nhau của cuộc sống mà người vẽ đã tái tạo lại qua lăng kính chủ quan của mình, nó là sự hàI hòa giữa tình cảm riêng của họa sỹ với cái chung của thị hiếu thẩm mỹ cũng như tư tưởng thẩm mỹ của người xem. Muốn đạt sự phù hợp ấy, không thể dùng những ký hiệu quy ước như toán học mà chỉ có cách vận dụng phương tiện tạo hình để biểu hiện. Trong lúc vận dụng ấy, hình ghi chép, những nghiên cứu cơ bản không còn là đối tượng của người vẽ nữa. Nhưng những nghiên cứu tư liệu đó đã ăn sâu vào người vẽ, để người vẽ có đủ năng lực thả sức biểu hiện nội dung mình cần đưa lên tranh. Người Trung Hoa đã đúc kết sự biểu hiện đó bằng câu "Nhìn ở mặt, hiểu ở lòng, ứng ra tay, hiện ra bút". Cho nên việc rèn luyện kỹ thuật rất công phu gian khổ, lâu dài và thường xuyên phải rèn luyện đến mức điêu luyện, có vậy mới xây dựng được hình tượng nghệ thuật có giá trị nghệ thuật cao
Để sử dụng tối ưu tính biểu đạt của chất liệu là cả một quá trình dài của sự tìm tòi khám phá và thể nghiệm. Từ thời phục hưng, việc nghiên cứu hình thể đã đạt đến độ chính xác cao nhưng biểu đạt của màu sắc vẫn chưa đạt được như mong đợi. Cùng với sự phát triển và thay đổi lịch sử, nhiều khuynh hướng và trường phái hiện đại ra đời đã làm thay đổi cảm quan thẩm mỹ của con người về hội họa. Hình và màu được nhìn nhận dưới nhiều góc độ. Những cuộc cách mạng về quan niệm màu sắc đã tạo nên sự sinh động trong việc diễn tả không gian. Chính những chủ kiến về không gian trong hội họa đã làm thay đổi ngôn ngữ đó với những cách sử dụng táo bạo và phóng khoáng. Các chủ nghĩa Lãng mạn, Ấn tượng, Tượng trưng, Dã thú … đã có cách nhìn, cách cảm, cách biểu đạt riêng về màu và họ đã đạt được những thành tựu rõ rệt. Không gian ba chiều phản ánh thực tế đã nhường chỗ cho không gian nội tâm. Các chủ nghĩa ra đời đã khẳng định vai trò của màu sắc và càng ngày càng chứng tỏ khả năng tiềm ẩn của nó.
BÀI TẬP NGHIÊN CỨU:
Bài 3 : Vẽ 1 bức tranh bố cục sơn dầu
1. Hướng dẫn sinh viên xây dựng bố cục tranh Nghiên cứu tài liệu, kí họa
2. Xây dựng bố cục tranh 2.1 Chọn hình thức bố cục 2.1.1. Các hình thức bố cục cơ bản 2,1,2. Các hình thức bố cục nâng cao 2.2. Làm phác thảo đen trắng 2.3 Tìm hình bằng khuôn khổ 2.4 Làm phác thảo màu 3. Thể hiện + Yêu cầu: - KK 60 x 80 cm
- Thời gian: 15 tiết + 15 tiết SV tự học
- Thể hiện đặc điểm nhân vật được lựa chọn theo ý tưởng bố cục - Sử dụng chát liệu thể hiện có kỹ thuật và biểu cảm
- Bố cục có nhịp điệu, phối hợp mảng. nét phong phú, màu sắc hài hòa, có hòa sắc tốt.
Một số bài tập sơn dầu của sinh viên
Bài 4: Bố cục theo đề tài ( bài thi học phần)
15 tiết + 15 tiết tự học 1. Nghiên cứu đề tài
1.1. Xây dựng ý tưởng
1.2. Sưu tầm, lựa chọn tư liệu
1.3. Chọn hình thức bố cục phù hợp với nội dung đề tài 2. Xây dựng bố cục cho nội dung đề tài:
2.2. Làm phác thảo màu 2.3 Tìm hình bằng khuôn khổ 3. Thể hiện
3.1 Phác hình lên toan 3.2 Lên lớp màu lót
3.3 Đẩy sâu, hoàn chỉnh bức tranh 4. Bài thi học phần:
4.1. Đề tài theo đề thi từng năm học
4.2. Thời gian: 15 tiết trên lớp + 15 tiết tự học 4.3 Khuôn khổ: 70x 90 cm
4.4 Yêu cầu:
- Bố cục độc đáo có ý tưởng sáng tạo
- Cấu trúc hình thể nhân vật có đặc điểm, có sự hợp lý thống nhất về động tác các nhân vật
- Sử dụng chất liệu thể hiện nắm vững kỹ thuật và biểu cảm.
2.4. Hướng dẫn thực hiện
- Học phần được thực hiện trong học kỳ V
- Giảng viên cung cấp kiến thức, kinh nghiệm thể hiện chất liệu. Hướng dẫn sinh viên tuân thủ nghiêm ngặt các bước thể hiện, tạo chất, diễn chất để sinh viên chủ động trong thể hiện, sáng tạo trong tạo hình. Nhất thiết GV phải duyệt phác thảo sau khi sinh viên trình bày ý tưởng cá nhân về bài tập.
- Tổ chức lớp từ 15 đến 20 sinh viên/ lớp ( giảng viên lên lớp 50%) - Có đầy đủ các điều kiện học tập.
- Học tại lớp và thực tế kể cả giờ tự học. - Hướng dẫn sinh viên tự học
+ Đọc thêm tài liệu tại thư viện, trên mạng internet, các tạp chí
+ Xem nghiên cứu các tác phẩm tranh sơn dầu có giá trị về mặt thẩm mỹ, nội dung tốt, hình thức thể hiện đẹp, phong phú
+ Theo dõi ghi chép, tiến trình tự làm bài ở nhà và có sự góp ý, hướng dẫn cụ thể
- Hình thức kiểm tra học trình và học phần là các bài tập nghiên cứu và sáng tác. - Tài liệu học tập có liên quan
+ Giáo trình Bố cục chất liệu sơn dầu- hệ ĐHSP Mĩ thuật + Kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu của Nguyễn Đình Đăng Một số phiên bản tranh các chất liệu
KẾT LUẬN
Dùng sơn dầu để vẽ như thế nào là điều rất quan trọng đối với người học vẽ đó là sự liên quan đến việc tạo ra một hiện thực bằng tranh. Điều này có thể sánh ngang kỹ thuật chạy ngón tay, dùng cổ tay, cơ thể để làm ra âm thanh đối với một nghệ sĩ piano, hay toán học và kỹ thuật lập chương trình đối với nhà vật lý lý thuyết, bởi thiếu nó mọi cảm xúc trực cảm của nghệ sĩ hay nhà khoa học sẽ chỉ dừng ở mức nghiệp dư, không mấy giá trị . Tính tự do trong biểu hiện chỉ trở thành nghệ thuật chừng nào cảm xúc được chế ngự bởi kiến thức, lý trí và kinh nghiệm. Những ai quan tâm, nghiên cứu muốn thực hành hay viết về hội họa cũng cần biết về kỹ thuật vẽ sơn dầu cho dù ở các mức độ khác nhau. Lí do thật đơn giản: Nếu không hiểu kỹ thuật vẽ sơn dầu thì không thể khen đúng hoặc chê đúng một bức tranh sơn dầu. Nghiên cứu về chương trình môn bố cục và kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu giúp cho giảng viên có thêm cơ sở lý luận để phục vụ cho công tác giảng dạy, đồng thời đây cũng là nguồn tài liệu giúp định hướng cho sinh viên có cách làm việc khoa học, chuyên nghiệp trong quá trình thể hiện các bài tập chuyên khoa sơn dầu trong chương trình đào tạo sư phạm mỹ thuật.