1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận : Chiến lược mở rộng xuất khẩu điều vào thị trường Mỹ pdf

22 484 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 392,64 KB

Nội dung

- 1 - Tiểu luận Chiến lược mở rộng xuất khẩu điều vào thị trường Mỹ - 2 - MỤC LỤC Phần mở đầu 2 Phần nội dung 3 Chương I: Giới thiệu về doanh nghiệp và sản phẩm 3 1.1 Giới thiệu vắn tắt về doanh nghiệp Vinalimex 3 1.2 Giới thiệu về sản phẩm và các đặc điểm sản phẩm 3 1.3 Lý do ban đầu chọn mở rộng tại thị trường Mỹ 4 Chương II: Giới thiệu thông tin thị trường 5 2.1 Các yếu tố môi trường chung 5 2.2 Các yếu tố môi trường kinh doanh cụ thể 6 Chương III: Phân tích SWOT 8 3.1 Các mặt mạnh 8 3.2 Các mặt yếu 8 3.3 Cơ hội 9 3.4 Thách thức 9 Chương IV: Chiến lược xuất khẩu giai đoạn 2012 – 2014 11 4.1 Chiến lược sản phẩm 11 4.2 Chiến lược phân phối 13 4.3 Chiến lược xúc tiến 15 4.4 Chiến lược giá 16 4.5 Tổ chức thực hiện 18 Phần kết luận 20 Danh mục tham khảo 21 - 3 - PHẦN MỞ ĐẦU Ngày nay thị trường thế giới đang mở ra nhiều triển vọng lớn, cùng với chính sách mở cửa của Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nông sản xuất khẩu phát triển. Kinh nghiệm của các nước đi trước cộng với lợi thế của mình, Việt Nam đã chọn xuất khẩu nông sản là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, hạt điều được coi là một trong 10 nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Dù xâm nhập thị trường điều thế giới muộn hơn các “lão thành” Ấn Độ, Brazin, Tanzania… với hàng trăm năm kinh nghiệm trong ngành, nhưng ngành xuất khẩu điều Việt Nam đã sớm tạo vị thế riêng cho thương hiệu điều nước nhà. Các nhà nhập khẩu điều thế giới tại Hội nghị tiêu chuẩn chất lượng nhân điều được tổ chức tại bang Florida (Hoa Kỳ) đã đánh giá Việt Nam đã vươn lên dẫn đầu về xuất khẩu điều, qua mặt cả Ấn Độ - quốc gia chế biến, xuất khẩu điều hàng đầu. Với nhiều năm hoạt động và đã thành công tại các thị trường khá khó tính như thị trường EU, Canada, Trung Quốc, Doanh nghiệp Vinalimex cũng đã mạnh dạn đưa sản phẩm của mình sang thị trường nhiều tiềm năng nhưng cũng không ít khó khăn và rủi ro – thị trường Mỹ . Để hiểu rõ hơn những hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp trong việc xâm nhập thị trường Mỹ, nhóm chúng tôi xin gửi đến đề tài “ Chiến lược mở rộng xuất khẩu điều vào thị trường Mỹ” - 4 - PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM 1.1 Giới thiệu vắn tắt về doanh nghiệp Vinalimex: Tên công ty: Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hạt điều và hàng nông sản thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh (VINALIMEX J. CO HOCHIMINH CITY) được thành lập năm 1984, là một trong những công ty hàng đầu về xuất khẩu nhân điều ở Việt Nam và cũng là một trong những thành viên sáng lập hiệp hội điều Việt Nam. Địa chỉ: 458B Nguyễn Tất Thành, P. 18, Q. 4, TP.HCM Điện thoại: 08.39408529 - Fax: 08.39410073 - Email: vinalimex@hcm.vnn.vn Website: www.vinalimex.com.vn Tổng giám đốc / Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Ánh Ngành nghề, Nhóm mặt hàng s ản xuất, kinh doanh chủ yếu - Chuyên kinh doanh hạt điều, nông lâm thủy sản và hàng công nghiệp thực phẩm, - Chế biến hạt điều xuất khẩu và chế biến các sản phẩm tận dụng từ các phế liệu của hạt điều Nhãn mác sản phẩm VINALIMEX Tiêu chu ẩn quản lý chất lư ợng ISO 9001 & HACCP Kim ng ạch xuất khẩu 14.886.266 USD Thị trường xu ất khẩu chủ yếu Mỹ, Trung Quốc… Danh sách các năm đ ạt doanh nghiệp uy tín 2008, 2009, 2010 Cho đến nay công ty đã có lịch sử hơn 25 năm hoạt động và đã đạt được nhiều thành tựu lớn.Với phương châm hoạt động “AN TOÀN – UY TÍN – CHẤT LƯỢNG” công ty luôn phấn đấu vì sự hài lòng và tín nhiệm của khách hàng, không những cố gắng cung cấp các loại sản phẩm đạt chất lượng cao mà còn luôn đảm bảo hài hòa lợi ích của cộng đồng, của khách hàng. 1.2 Giới thiệu về sản phẩm và các đặc điểm sản phẩm: Cây điều còn có tên là cây đào lộn hột, có nguồn gốc từ Brazil, vùng nhiệt đới ở Nam Mỹ và dần dần cây điều được phân tán đến châu Phi, Châu Á, Châu Úc… Cây điều - 5 - chịu được những điều kiện khí hậu đa dạng và khắc nghiệt. Là cây ưa nhiệt độ cao, nhạy cảm với giá lạnh, khí hậu nhiệt đới với một mùa khô rõ rệt là điều kiện thích hợp để cây điều phát triển tốt. Theo FAO trên thế giới hiện nay có 32 nuớc sản xuất điều thương mại thế nhưng cây điều chỉ phát triển tốt ở những nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như: Ấn Độ, Việt Nam, Brazil, Indonesia… Điều trở thành cây trồng chính thức đặc biệt được quan tâm phát triển, được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế rất cao tại một số nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Nhân điều là thành phần chính của cây điều, có giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt tốt cho những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, người béo phì ăn kiêng. Hơn nữa các sản phẩm điều đã qua chế biến có mùi vị bùi thơm ngon đặc trưng, vì vậy sản phẩm điều đang trở thành nguồn nguyên liệu mà các nhà nhập khẩu đánh giá rất cao. 1.3 Lý do ban đầu chọn mở rộng tại thị trường Mỹ: Thị trường Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn của công ty, hàng năm công ty xuất khẩu vào thị trường Mỹ hàng trăm tấn nhân điều. Hiện có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong thị trường này như Ấn Độ, Brazil, Hà Lan, Thái Lan… tất cả các nước này đều rất lớn mạnh về xuất khẩu điều. Thêm nữa, thời gian gần đây ngành điều nước ta nói chung và doanh nghiệp nói riêng đang phải đối mặt với khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu điều, trong thời gian tới công ty có thể sẽ mất dần thị phần xuất khẩuthị trường Mỹ nếu không sớm có những chiến lược kinh doanh mới. Vì những lí do trên nhóm chúng tôi trên cương vị của công ty quyết định chọn thị trường Mỹ với mục tiêu giữ vững thị trường xuất khẩu sản phẩm nhân hạt điều. - 6 - CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG 2.1 Các yếu tố môi trường chung: 2.1.1 Môi trường tự nhiên: Vị trí địa lý: Nằm ở giữa Bắc Mỹ, cách Việt Nam khoảng 13565 km. Diện tích: 9.631.420 km2 (đứng thứ 3 thế giới sau Liên bang Nga và Canada) chiếm 6,2% diện tích toàn cầu. Khí hậu: Mỹ gần như có tất cả các loại khí hậu: khí hậu ôn hòa (đa số các vùng), khí hậu nhiệt đới (ở Hawaii và miền nam Florida), khí hậu địa cực (ở Alaska), khí hậu hoang mạc (ở Tây nam), khí hậu Địa Trung Hải (ở duyên hải California), khí hậu khô hạn và nửa khô hạn. Dân số: 308.745.538 người (theo Cục thống kê Hoa Kỳ - ngày 01/04/2010), trong đó California là bang đông dân nhất. Từ những đặc điểm tự nhiên, ta có thể thấy Mỹthị trường rất lớn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên về vị trí địa lý thì Mỹ cách xa Việt Nam rất nhiều nên doanh nghiệp sẽ cần phải tập trung phát triển các hình thức vận chuyển sao cho giảm bớt được chi phí đến mức thấp nhất thì mới có thể cạnh tranh được với các đối thủ lớn. 2.1.2 Môi trường chính trị và pháp lý: Chính trị: Mỹ là quốc gia theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, chế độ lưỡng viện. Người Mỹ tự hào là mảnh đất “tự do” và mọi quan hệ đều được “luật hóa”. Nhưng năm gần đây nền chính trị Mỹ gặp khá nhiều bất ổn, do việc tranh cãi nâng trần nợ công. Pháp lý: Hệ thống luật pháp của Mỹ khá đa dạng, mỗi tiểu bang mỗi khác, do đó doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ càng và nắm bắt luật thật chắc chắn hơn nữa trong thời gian tới khi muốn tiếp tục xuất khẩu vào Mỹ. Tuy chính trị bất ổn nhưng bù lại hệ thống pháp lý rất chặt chẽ nên việc bảo vệ doanh nghiệp vẫn ở mức độ đảm bảo. 2.1.3 Môi trường kinh tế: Hệ thống kinh tế: hệ thống kinh tế hỗn hợp. Mức độ phát triển kinh tế: Mỹ là nền kinh tế thị trường lớn mạnh nhất thế giới, công nghiệp hùng mạnh, trung tâm thương mại, tài chính và có nền nông nghiệp hiện đại bậc - 7 - nhất thế giới. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng sản phẩm quốc nội GDP năm 2010 của Mỹ là 14.700 tỷ USD tăng 2,9%, tính theo PPP là 14.600 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người 47.702 USD (Nguồn: Global Finance). Chỉ số HDI của Mỹ tính đến năm 2011 là 0,910 tăng 0,002 so với năm 2010. Mức độ ổn định kinh tế: được đánh giá là nền kinh tế có tính ổn định cao. Tuy nhiên với những diễn biến trong năm 2011, kinh tế Mỹ hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. 2.1.4 Môi trường văn hóa: Mỹ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc, truyền thống, và giá trị - là một nền văn hóa hỗn hợp. Tôn giáo tại Mỹ cũng rất đa dạng về các tín ngưỡng và lễ nghi, và có số lượng tín hữu khá cao. Đa số người Mỹ (78%) là tín hữu Kitô giáo. Trong giao tiếp, người Mỹ có xu hướng nói to, thích nhìn thẳng vào người đối diện và hay đòi hỏi quyền lợi một cách công khai. Hãy nói chuyện với người Mỹ càng đơn giản càng tốt, nhưng phải thật logic. Trong kinh doanh, doanh nhân Mỹ sử dụng hợp đồng như một cách tự bảo vệ bằng pháp lý. Việc tạo dựng quan hệ thân thiết hay các thủ pháp xoa dịu tinh thần với họ hầu như không cần thiết vì đã ký thì cứ theo hợp đồng mà làm. Các nhà đàm phán Mỹ rất khó chịu với việc khi một cuộc đàm phán kết thúc mà không có một quyết định nào được đưa ra mà phải đợi đến vài ngày sau hoặc lâu hơn, bởi nó đồng nghĩa với việc họ đang tiếp xúc với một người không có quyền quyết định vấn đề. Người Mỹ không có thói quen tạo dựng quan hệ làm ăn thông qua hoạt động giải trí, ăn uống như người Việt. Đặc điểm đa văn hóa của thị trường Mỹ là một đặc điểm quan trọng nhất vì nó đòi hỏi các sản phẩm của doanh nghiệp luôn phải đổi mới và đa dạng, không chỉ thế người Mỹ quan tâm nhiều về chất lượng hơn là nhãn mác của sản phẩm nên doanh nghiệp cần tập trung vào đặc điểm này khi có hướng phát triển hoặc giữ vững thị phần sản phẩm. 2.2 Các yếu tố môi trường kinh doanh cụ thể cho sản phẩm đã chọn: 2.2.1 Mức độ phù hợp của sản phẩm Văn hóa ẩm thực của người Mỹ rất ưa chuộng các loại hạt ngũ cốc nên sản phẩm của công ty sẽ có triển vọng trụ vững lâu trong thị trường này. Tại Mỹ có khoảng 9 triệu - 8 - người mắc bệnh béo phì trên tổng số khoảng 100 triệu dân, đây sẽ là lượng khách hàng tiêu thụ tiềm năng. Công ty đã có thâm niên trong việc xuất khẩu qua thị trường Mỹ, nên sản phẩm đã được khảo sát và nghiên cứu trong thời gian dài trước đây. 2.2.2 Quy và tiềm năng của thị trường Như đã phân tích ở điều kiện tự nhiên, Mỹ là một thị trường rất lớn đối với doanh nghiệp. Đáp ứng được hết thị trường này là điều không thể đối với doanh nghiệp nên doanh nghiệp chỉ tập trung ở một số thị trường chính: các tiểu bang có người Việt sinh sống như tiểu bang California, Quận Cam, San Jose và Houston,Texas. Tuy nhiên, tình hình kinh tế Mỹ năm 2011 được đánh giá là khoảng thời gian tồi tệ đối với nền kinh tế Mỹ. Rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công lớn nhất từ trước đến giờ, nước Mỹ phải hứng chịu những cú sốc liên tục từ sau ngày 2-8-2011. - Thất nghiệp tiếp tục duy trì ở mức cao: Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vẫn duy trì ở mức rất cao 9,1% (Nguồn: Bộ lao động Hoa Kỳ) - Lạm phát gia tăng: Người tiêu dùng Mỹ đang phải c h i trả nhiều hơn cho các nhu yếu phẩm bởi giá cả đã và đang tăng cao hơn so với sự kỳ vọng. Như vậy, ngoại trừ sự sụt giảm trong tháng 6, chỉ số giá tiêu dùng tại Mỹ đã tăng liên tục trong suố t 12 tháng qua, và so với cùng kỳ năm trước giá hàng hóa và dịch vụ đã tăng 3.6%. Đứng trước những diễn biến này của nền kinh tế Mỹ, doanh nghiệp trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển xuất khẩu tại thị trường Mỹ, đòi hỏi phải có những chiến lược kinh doanh xuất sắc hơn nữa để có thể đứng vững. Trên đây là một số đặc điểm về môi trường chung mà doanh nghiệp cần biết và lưu ý khi có những chiến lược cụ thể về sản phẩm tại thị trường Mỹ. Trong các chương tiếp theo nhóm sẽ phân tích và có những tính toán chi tiết để bám trụ vững hơn vào thị trường Mỹ vô cùng “béo bở” nhưng cũng rất “khó nuốt”. - 9 - CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH SWOT 3.1 Các mặt mạnh (Strengths): Doanh nghiệp có khả năng giữ vững thị phần cao tại thị trường Mỹ vì đã có kinh nghiệm xuất khẩu qua Mỹ nhiều năm cộng với việc học hỏi, đúc kết kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đi trước. Với phương châm “An toàn – Uy tín – Chất lượng”, công ty không ngừng phấn đấu vì sự hài lòng và tín nhiệm của khách hàng, không những cố gắng cung cấp loại sản phẩm đạt chất lượng cao mà còn luôn đảm bảo hài hòa lợi ích của cộng đồng, của khách hàng. Doanh nghiệp cũng đã có Nhà máy lớn đủ tiêu chuẩn để cạnh tranh với nước ngoài nhờ sở hữu kỹ thuật chế biến không nước nào có được để phát triển và khẳng định vị trí trên thị trường quốc tế, chất lượng hạt điều VN được các nhà nhập khẩu đánh giá là ngon nhất. Công nghệ chế biến hạt điều của công ty luôn được chú trọng đầu tư đổi mới như: đã áp dung hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2008 và HACCP Rva vào trong sản xuất; được cấp chứng nhận bởi Bureau Veritas Certifition Vietnam nhằm giảm chi phí đầu vào, tạo giá cả cạnh tranh hơn so với đối thủ xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Từ những kinh nghiệm kinh doanh tại các thị trường khác như Trung Quốc, các nước Tây Âu, doanh nghiệp đã nhanh chóng thành lập văn phòng đại diện tại Mỹ nhằm tạo lợi thế không bị ép giá khi đàm phán với các nhà phân phối sở tại, đảm bảo giá trị cho các hợp động xuất khẩu. 3.2 Các mặt yếu (Weaknesses): Doanh nghiệp đang thiếu lao động trầm trọng trong khâu tách vỏ và chế biến, trong khi đặc thù của ngành này cần rất nhiều lao động thủ công (từ 30 – 40%), chưa kể năng suất của người lao động hiện nay vẫn còn thấp. Tại doanh nghiệp, các khâu thực hiện để ra được sản phẩm xuất khẩu đa phần đều là thủ công, khiến cho năng suất chưa được cao. Hơn nữa, chủng loại đơn điệu, giá cả phụ thuộc rất nhiều vào thị trường xuất khẩu. Sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp chủ yếu là sản phẩm sơ chế, rồi sau đó được các hãng trên thế giới nhập khẩu - chế biến - đóng nhãn hiệu - cung cấp cho thị trường. Do đó, người tiêu dùng trên thế giới không biết mình đang dùng sản phẩm điều từ doanh nghiệp. Hệ quả là phần lớn lợi nhuận trong chuỗi cung ứng điều rơi vào tay các hãng nước ngoài, trong khi lẽ ra doanh nghiệp chúng ta là người được hưởng quyền lợi đó! - 10 - Xảy ra điều này, vì hạt điều Việt Nam chưa có thương hiệu. Điều này sẽ là khó khăn lớn cho doanh nghiệp trong tương lai nếu không có chiến lược xây dựng một thương hiệu riêng cho mình. 3.3 Cơ hội (Opportunities): Mỹ là cường quốc kinh tế đứng thứ nhất thế giới. Mức sống người dân cao, thu nhập cao, trình độ dân trí cao Vì vậy thường rất khó tính trong việc sử dụng một loại dịch vụ hay sản phẩm. Đối với họ, chất lượng quan trọng hơn giá cả nên một khi đã hài lòng về loại sản phẩm hay dịch vụ này rồi thì họ sẽ trung thành với nó suốt đời. Như vậy, nếu sản phẩm của doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường này thì sự phát triển của công ty sẽ tăng đáng kể. Thương vụ Việt Nam tại Mỹ luôn phối hợp hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bằng cách cung cấp thông tin thị trường và các chính sách của Chính phủ Mỹ nhằm tạo điều kiện phát triển thuận lợi. Ngoài ra, Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS) luôn đồng hành cùng với doanh nghiệp trong việc cung cấp các thông tin biến động của thị trường thế giới, giúp doanh nghiệp linh hoạt trong quá trình điều tiết hoạt động sản xuất và xuất khẩu sang thị trường. Hệ thống siêu thị bán lẻ tại thị trường Mỹ ngày càng mở rộng tạo nên một kênh phân phối chuyên nghiệp cho sản phẩm bên cạnh các văn phòng đại diện giới thiệu sản phẩm của công ty. Năm 2010, lượng người Mỹ gốc Việt ở Mỹ là 1.737.433 người. Tốc độ tăng dân số người Mỹ gốc Việt đứng thứ 9 trong các cộng đồng người Mỹ gốc châu Á. Điều này mang lại một cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp khi đang chú trọng cung cấp sản phẩm của mình qua thị trường Việt Kiều ở Mỹ. 3.4 Thách thức (Threats): Doanh nghiệp có quy lớn tại Việt Nam nên những biến động gây ảnh hưởng đến ngành điều cả nước cũng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Các khu vực xuất khẩu điều thô cho Việt Nam (Châu Phi, Tây Á, Nam Á) hiện chưa phát triển công nghệ chế biến điều, một khi các nước này học hỏi được kinh nghiệm sản xuất chế biến sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp VINALIMEX nói riêng. Doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu nguyên liệu có thể không đạt tiêu chuẩn sẽ làm giảm uy tín, gây ảnh hưởng xấu đến sản phẩm của công ty. [...]... nước này Những yếu tố khác: Thuế xuất nhập khẩu điều của nước ta còn cao so với các nước trong ngành Cụ thể tại Ấn Độ, mức thuế này là 0 thì Việt Nam tồn tại từ 5% và 7,5% 4.4.2 Chiến lược cụ th : Mục tiêu cụ thể trong chiến lược gi : mở rộng thị phần” Giá hạt điều nhân xuất khẩu của doanh nghiệp (tháng 11/2010 ): $6,190.63/kg Sử dụng chính sách giá thống nhất, vì nguyên vật liệu điều thô hiện có mức độ... phí này đồng loại tăng từ 15-20% (Ngày 1/11/2011) Thị trường và nhu cầu: Thị trường: Xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn trong những tháng cuối năm 2011 và trong năm 2012 Do các chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ sau khi nâng trần nợ công và nền kinh tế của thị trường này vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc Và khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Việt Nam vẫn gặp phải khó khăn bởi những rào cản... cho thấy kinh doanh điều ở Việt Nam vẫn là một ngành hấp dẫn nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp mới tham gia Và doanh nghiệp Vinalimex cũng có những chiến lược nhằm giữ vững và mở rộng xuất khẩu điều tại thị trường Mỹ - 11 - CHƯƠNG IV: CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 Trong giai đoạn 3 năm 2012-2014, doanh nghiệp cấn tập trung đầu tư nâng cấp thiết bị, công nghệ bảo quản và chế biến, nâng... cao, sản phẩm chủ yếu là nhân hạt điều - Mục tiêu mở rộng: khách hàng mục tiêu là người tiêu dùng Mỹ tiêu thụ trực tiếp: sản phẩm chủ yếu là hạt điều rang vàng, tẩm muối hay trộn với đường mạch nha… 4.1 Chiến lược sản phẩm: 4.1.1 tả sản phẩm: Nhân hạt điều là sản phẩm thu được sau khi tách vỏ hạt điều và bóc vỏ lụa, nhân có màu trắng ngà, xám tro nhạt Nhân hạt điều được sấy khô, có hình dạng đặc... nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thiếu và bấp bênh, diện tích trồng điều giảm, năng suất và sản lượng điều đạt thấp Dẫn đến việc doanh nghiệp thu mua hạt điều của người dân trồng không đủ cho việc chế biến cũng như xuất khẩu Do vậy, đôi lúc, phải nhập hạt điều thô từ ngoài nước về Giá nhân điều xuất khẩu trên thị trường thế giới những năm gần đây tăng mạnh Tuy nhiên, giá điều tăng đang hàm chứa nhiều... cùng với chiến lược tiếp thị, quảng cáo thương hiệu, sản phẩm một cách có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp chế biến đưa ra những sản phẩm giá thành thấp, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường Mỹ Với mục tiêu của doanh nghiệp đối với thị trường Mỹ bao gồm: - Mục tiêu giữ vững: khách hàng mục tiêu là các nhà nhập khẩu hạt điều cho chế biến, cụ thể hơn là cho ngành công nghiệp sản xuất bánh... ngành điều Việt Nam đều đang băn khoăn rất nhiều Vì vậy thời gian tới doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư phát triển một dòng sản phẩm điều chế biến riêng, xuất khẩu thử nghiệm vào các thị trường lớn như Mỹ và nếu có kết quả khả quan thì doanh nghiệp sẽ tiến hành những thủ tục để đăng kí thương hiệu cho sản phẩm 4.2 Chiến lược phân phối: 4.2.1 tả các yếu tố cơ sở hạ tầng và hệ thống kênh phân phối ở M :. .. nặng 4.5 Tổ chức thực hiện: Thời gian doanh nghiệp muốn thực hiện các chiến lược trên là từ năm 20122014 Trong giai đoạn này doanh nghiệp tiến hành thực hiện liên tục tất cả các chiến lược nêu trên Vì đặc điểm của doanh nghiệp là tiến hành giữ vững và có thể là mở rộng - 19 - thêm thị trường nên các chiến lược này phải tiến hành liên tục thì mới đạt được yêu cầu mà chiến lược đưa ra Phân công người... nêntiểu luận, nhất là phần phân tích SWOT, chưa đạt được sự sâu sắc và logic như mong đợi, do đó chưa cung cấp được một cái nhìn cụ thể, rõ ràng và chính xác để có thể đánh giá, nhận định được thị trường một cách toàn diện và hoàn hảo, cũng như đưa ra chiến lược cho việc xuất khẩu hạt điều vào thị trường này Nhóm thực hiện xin chân thành cảm ơn! - 21 - DANH MỤC THAM KHẢO - Trang web của “Hiệp hội điều. .. người tiêu dùng Mỹ Thích nghi hóa và đa dạng hóa sản phẩm: Vì lí do thị trường Mỹ có vị trí địa lý khá xa so với Việt Nam, nên việc bảo quản hạt điều là rất quan trọng Nhân hạt điều được vận chuyển bằng các phương tiện khô, sạch, kín, không có mùi lạ Bốc xếp phải cẩn thận, nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh để hạn chế nhân hạt điều bị vỡ và hỏng bao bì Nâng cao chất lượng sản phẩm: Vì Mỹthị trường có những . 1 - Tiểu luận Chiến lược mở rộng xuất khẩu điều vào thị trường Mỹ - 2 - MỤC LỤC Phần mở đầu 2 Phần nội dung 3 Chương I: Giới thiệu về doanh. phẩm điều đang trở thành nguồn nguyên liệu mà các nhà nhập khẩu đánh giá rất cao. 1.3 Lý do ban đầu chọn mở rộng tại thị trường M : Thị trường Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu nông. gia. Và doanh nghiệp Vinalimex cũng có những chiến lược nhằm giữ vững và mở rộng xuất khẩu điều tại thị trường Mỹ. - 12 - CHƯƠNG IV: CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 Trong giai đoạn

Ngày đăng: 24/03/2014, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w