Mườiđiềutâmniệm…để giao tiếpvàlàmviệc với trẻemTự Kỷ
1 Phải có động cơ đặc biệt thúc đẩy từ bên trong tâm hồn, để có thể
cống hiến cho trẻ em, một cách hăng say, tất cả con tim, khối óc và thì giờ
của chúng ta.
2 Phải có chuyên môn đặc biệt và thường xuyên cấp nhật hóa những
kiến thức chuyên môn, cũng như những tin tức mới nhất trong lãnh vực
khoa học.
3 Phải có một lối nhìn bao dung và chấp nhận, nhất là khi phải đối
diện những nét khác biệt hoàn toàn độc đáo của các em. Do đó, thái độ cơ
bản của chúng ta là tìm hiểu, lắng nghe, đón nhận… hơn là áp đặt, cưỡng
bức lề lối giáo dục « xưa bày nay làm ». Trong nhiều cơ hội và hoàn cảnh,
trẻ emTựKỷ « không làm được, vì không có điều kiện », chứ không phải
vì « ương ngạnh, khó tính, không muốn… »
4 Phải có khả năng « đặt mình vào vị trí của các em, NHÌN như trẻ
em nhìn, CẢM như trẻem cảm… », để tạo an toàn cho các em, nhất là
bằng cách tiên liệu và chuẩn bị những thay đổi trong chương trình sinh
hoạt hằng ngày.
5 Trong môi trường gia đình cũng như trường học, thực hiện một vài
trang bị hay là thay đổi cần thiết, để thích nghi với những nhu cầu cơ bản
của trẻem hay là để tránh những tai nạn như té ngã, điện giật, nước sôi,
những chất ngộ độc…
6 Thường xuyên lượng giá mức độ học tập và hiểu biết của trẻ em. Từ
đó, chúng ta « biết trở lui với mức độ tự lập và những sinh hoạt vui
thích », khi trẻem có những dấu hiệu lo hãi và rối loạn.
7 Tôn trọng tính cách cá biệt của mỗi trẻ em. Không có hai trẻemTự
Kỷ hoàn toàn giống nhau. Cho nên chúng ta cần thường xuyên kiểm chứng
và xét lại những kiến thức và phương thức hoạt động của chúng ta.
8 Để phục vụ một cách hữu hiệu, chúng ta chỉ có một bí quyết : SÁNG
TẠO, sáng tạo và sáng tạo. Với những trẻemTự Kỷ, chúng ta không có
sẵn « những con đường mòn », hay là những chân lý bất di bất dịch.
9 Những người làmviệcvớitrẻemTự Kỷ, cho dù thuộc ngành nghề
hoặc lãnh vực nào, cần hợp tác với nhau một cách mật thiết, để bổ túc và
trao đổi với nhau những câu hỏi cũng như những tin tức có liên hệ đến các
em.
10 Đểtrẻem có thể tiến bộ, trên con đường thành người, cha mẹ, thầy
cô, bác sĩ, cán sự y tế và xã hội cũng như các chuyên viên thuộc nhiều
ngành nghề khác nhau… cần phải LINH ĐỘNG, đổi mới thường xuyên,
thích nghi với những nhu cầu của trẻ em. Nói tóm lại, người lớn phải
HỌC, nhất là học làm người. Trẻem lúc bấy giờ mới có cơ may THÀNH
NGƯỜI « nhờ chúng ta vàvới chúng ta ». Để có thể làm người như vậy,
chúng ta cần lưu tâm một cách đặc biệt đến hai khả năng : thứ nhất là làm
chủ hay là kịp thời chuyển biến những xúc động đau buồn và tê liệt của
mình, thứ hai là ngày ngày kết dệt vớitrẻem những quan hệ năng động và
hài hòa, như « vừa biết XIN, vừa biết CHO, vừa có khả năng NHẬN, vừa
có khả năng TỪ CHỐI ».
***
Nói một cách vắn gọn, trong phương thức tiếp xúc vàgiáo dục, chúng
ta lưu tâm đến ba trọng điểm sau đây :
- Thứ nhất là biết xác định mục tiêu thực tế, khi dạy dỗ các em,
- Thứ hai là biết khen thưởng tức khắc khi trẻem có hành vi thích
ứng với mục tiêu,
- Thứ ba là lập tức « từ chối, nói KHÔNG » một cách cụ thể và chính
xác », khi trẻem có hành vi sai trái. Tuy nhiên, đồng thời với lời đánh giá
hành vi, chúng ta cũng bộc lộ những động tác tôn trọng và nâng đỡ con
người của trẻ em.
NGUYỄN văn Thành
Lausanne, Thụy Sĩ - Mùa Hè 2006
N.B. Xin tìm đọc thêm hai tác phẩm, cũng trên
www.chungnhanduckito.net
- 1 TrẻEmTựKỷ : phương thức giáo dục, năm 2005
- 2 Nguy Cơ TựKỷ nơi trẻemtừ 0 đến 7 tuổi, năm 2006.
. Mười điều tâm niệm… để giao tiếp và làm việc với trẻ em Tự Kỷ 1 Phải có động cơ đặc biệt thúc đẩy từ bên trong tâm hồn, để có thể cống hiến cho trẻ em, một cách hăng say,. SÁNG TẠO, sáng tạo và sáng tạo. Với những trẻ em Tự Kỷ, chúng ta không có sẵn « những con đường mòn », hay là những chân lý bất di bất dịch. 9 Những người làm việc với trẻ em Tự Kỷ, cho dù thuộc. lượng giá mức độ học tập và hiểu biết của trẻ em. Từ đó, chúng ta « biết trở lui với mức độ tự lập và những sinh hoạt vui thích », khi trẻ em có những dấu hiệu lo hãi và rối loạn. 7 Tôn trọng