Quan niệmvềcáiđẹp nhục cảm
của ẤnĐộcổđại
Quan niệmvềcáiđẹp nhục cảmcủaẤnĐộcổđại qua sử thi Ramayana
Phụ nữ ẤnĐộ
Mĩ học ấn Độ, trước tiên, là “mĩ học tôn giáo”, bản chất cáiđẹp nằm trong sự giải
thoát. Nhưng, mĩ học ấnĐộ còn là mĩ học mang tính “vật chất”, với “chất cụ thể của
nhục cảm (sensual) cộng với sự huyền bí”. Điều này có nghĩa, cáiđẹp trong quan
niệm ấnĐộ luôn hài hoà hai yếu tố tôn giáo và thế tục, siêu thoát và trần tục.
1. Mĩ học ấn Độ, trước tiên, là “mĩ học tôn giáo”, bản chất cáiđẹp nằm trong sự giải
thoát. Nhưng, mĩ học ấnĐộ còn là mĩ học mang tính “vật chất”, với “chất cụ thể của
nhục cảm (sensual) cộng với sự huyền bí”. Điều này có nghĩa, cáiđẹp trong quan
niệm ấnĐộ luôn hài hoà hai yếu tố tôn giáo và thế tục, siêu thoát và trần tục. Nhục
cảm chính là khía cạnh trần tục củacáiđẹp trong cảmquanấn Độ. “Nhục cảm”
vốn là thuật ngữ của mĩ học, được dùng để chỉ loại khoái cảmdoăn uống, do thoả
mãn nhục dục… đem lại. Trong nghệ thuật ấn Độ, nhụccảm được thể hiện rõ nhất
qua những bức phù điêu tả cảnh nam nữ giao hoan, cảnh phụ nữ ở trần và sự cường
điệu các bộ phận sinh sản. Với người ấn Độ, nhụccảm là một giá trị thẩm mĩ mang
tính xã hội. Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu quan niệmvềcáiđẹp nhục cảm
của người ấnĐộcổđại qua sử thi Ramayana. Vấn đề này vốn đã được đề cập tới
nhiều. Song, ở đây, chúng tôi tập trung tìm hiểu hai phương diện: phương diện bản
thể (cái đẹpnhụccảm là gì) và phương diện sinh tồn (cái đẹpnhụccảm tồn tại như
thế nào), từ đó, đi đến một khái niệm hoàn chỉnh vềcáiđẹpnhụccảm trong cảm
quan củaấnĐộcổ đại.
2. Trong cảmquanấn Độ, cáiđẹpnhụccảm là giá trị phổ biến của thế giới. Nếu như
vẻ đẹp thân thể của các nhân vật trong sử thi Hi Lạp chỉ được thể hiện qua các định
ngữ ngắn gọn, kiểu như: “Hêlen xinh đẹp”, “Bridêit má hồng”, “nữ tì tóc quăn xinh
đẹp”… thì các nhân vật của sử thi Ramayana, từ nhân vật phụ nữ cho đến nhân vật
anh hùng, từ nhân vật là con người đến nhân vật là thần linh hay yêu quỷ, từ nhân
vật phe thiện đến nhân vật phe ác, phần lớn, được miêu tả thân thể đầy gợi cảm:
Xita “hông đầy đặn”, “đùi… tròn trĩnh như vòi voi”, “ngực nở nang với đôi vú đầy
và nhọn”, “đùi núng nính tròn trĩnh như vòi voi…”; các cung nữ của Ravana “đôi
hông là bờ suối”, “eo lưng là sóng gợn lăn tăn”; Rama: “chân tay chàng cân đối”,
“bắp vế, nắm tay của chàng rắn chắc”, “rốn sâu, bụng và ngực phủ những vệt lông
tơ”; Ravana có “bộ ngực rắn khoẻ… xoa bột đàn hương”… Không chỉ con người,
ngay cả thiên nhiên trong sử thi Ramayana cũng đặc biệt ấn tượng ở đường nét,
hình dáng của thân thể nữ, hơn nữa là thân thể nữ trong trạng thái hành lạc. Điều
này thể hiện rõ nhất qua các phép so sánh, qua việc miêu tả thế giới động thực vật ở
thời điểm dậy tình. Quanniệm coi cáiđẹp thân thể là giá trị phổ biến, tất yếu của
thế giới, con người trong vị trí nào đều hướng tới cáiđẹpcủa thân thể lí tưởng mang
dấu ấn dân chủ của thời đại anh hùng. Nó khác với thời kì xã hội phân chia giai cấp,
khi cáiđẹpnhụccảm được coi là đặc quyền của các cá nhân ưu tú; như nhận định
của Evanina: “ở thời Trung cổ, người ta cho rằng các nhân vật văn học chính diện
nhất định phải đẹp. Cáiđẹp này phản ánh cáiđẹp bên trong. Bởi thế mà người ta
cho rằng, chỉ cần kể vềcáiđẹp bên ngoài củacô gái là đủ”(1).
3. Như vậy, trong cảmquanấnĐộcổ đại, cáiđẹpnhụccảm tồn tại phổ biến trong
thế giới. Tuy nhiên, cáiđẹpnhụccảmđó gắn với khả năng sinh nở của vạn vật.
Sử thi Ramayana xuất hiện dày đặc, đặc biệt là phần đầu tác phẩm, mô típ sinh sôi,
mô típ cầu con nối dõi, trạng thái giao hoan của vạn vật, như chuyện Đaxaratha lập
đàn tế lễ cầu tự, chuyện cuộc giao phối của thần Mahađêva và vợ là Xakti Uma,
chuyện con bò cái Xavala có khả năng sinh sản kì diệu… Đây là dấu ấncủa tín
ngưỡng phồn thực, theo đó, nhụccảm là giá trị phổ biến, tất yếu nhưng không tồn
tại cho nó, mà phải thực hiện chức năng đối với thế giới: chức năng duy trì giống
nòi, qua đó duy trì sự sinh tồn của thế giới. Quan niệmvềcáiđẹp nhục cảm như vậy
được cố định thành luật (luật Manu). Theo đó, con người có quyền thoả mãn nhu
cầu khoái lạc thể xác; không có khoái lạc tình dục và hạnh phúc thể xác, cuộc sống
gia đình không thể tồn tại, dòng giống sẽ bị tuyệt diệt.
Việc xác định nội hàm khái niệmcáiđẹpnhụccảm trên cho thấy con người ấnĐộ
vừa mơ mộng, vừa thực tế; vừa coi nhụccảm là phần tất yếu của cuộc sống vừa yêu
cầu nhụccảm phải có ý nghĩa với sự sống. Điều này khiến thủ tướng Nehru từng
thốt lên: “Thật thú vị nhận thấy rằng vào buổi bình minh của lịch sử ấn Độ, đất
nước này đã… không xa rời các mặt của cuộc sống, không chìm đắm trong mơ
mộng về một thế giới siêu nhiên mơ hồ, không thực tế, mà nó đã đạt được… những
lạc thú của cuộc đời”(2).
Trong cảmquanấn Độ, nhụccảm còn là sắc thái không thể thiếu của tình yêu đích
thực. Có thể thấy điều này qua việc đối sánh tâm trạng nhân vật Rama trước và sau
khi Xita bị bắt cóc. Trước khi Xita bị bắt cóc, Rama không một lần quan tâm đến
thân thể Xita. Nhưng khi vắng Xita, ở đâu Rama cũng thấy bóng dáng thân thể kiều
diễm của nàng. Trong nỗi đau tê dại, Rama tưởng tượng Xita vẫn đang phủ trên
thân thể nàng đầy hoa Axôka, “đùi của em thon thả như cây chuối nước, và em che
giấu nó sau lùm cây chuối”(3). Rama đắm chìm trong đại dương đau khổ khi tưởng
tượng thân thể mĩ miều của Xita đang bị kẻ thù giày vò: “Bộ ngực tròn trắng của
nàng ngào ngạt mùi đàn hương vàng, chắc chắn đã đầm đìa máu”(4), “khuôn mặt
mà trên đó mái tóc cuốn búp buông xuống như sóng lượn, chắc chắn đã bị cướp mất
vẻ đẹp như mặt trăng trong sự kìm kẹp của Rahu”, “Có thể bọn Raksaxa khát máu
đã xé nát cáicổ mềm mại đeo dây chuyền vàng của con người mà ta yêu dấu”(5).
Nhìn cảnh vật, chàng thấy cáiđẹp thân thể hằn in khắp nơi. Trong hương sen của
hồ Pampa, Rama thấy đó là hơi thở nhẹ nhàng của Xita; trong cây Tilaka nở hoa,
chàng thấy bóng dáng mĩ nhân chuếnh choáng hơi men; trong cây xoài đang độ nở
hoa, chàng thấy một mĩ nhân trang sức lộng lẫy bị những ham muốn ái ân giày vò…
Không những thế, cảnh vật trong mắt Rama đâu đâu cũng say trong hoan lạc. So
sánh bức tranh thiên nhiên ở chương 38 khúc ca II và bức tranh thiên nhiên ở
chương 23, 25 khúc ca IV, chúng ta thấy rõ điều này. Cùng là thiên nhiên của khu
rừng ở ẩn, cùng là những con vật ấy nhưng sắc thái khác nhau. Thiên nhiên ở
chương 38 khúc ca II hiện lên thơ mộng với trạng thái vốn có; còn thiên nhiên trong
khúc ca IV ngập tràn trong trạng thái giao hoan.
Thử thách là sự bất thường của cuộc sống, nhưng chính nó lại bộc lộ phần bản chất
hàng ngày bị che lấp; là bước đệm để cuộc sống trở về với quỹ đạo thường cócủa
nó. Sự kiện Xita bị bắt cóc đã làm phát lộ sắc thái trần tục nhất – vốn cócủa tình
yêu: sắc thái nhục cảm.
Tuy nhiên, một phản đề khác được đặt ra là, người ấnĐộ chấp nhận tình yêu mang
màu sắc nhụccảm nhưng không chấp nhận tình yêu chỉ có màu sắc nhục cảm. Nhục
cảm luôn cân bằng, hài hoà với tâm hồn thánh thiện, trong sáng, với lòng chung
thủy, đức hi sinh…
Thực ra, quan điểm coi cáiđẹpnhụccảm gắn với tình yêu đã có trong thần thoại.
Các nhà nghiên cứu khi dẫn câu chuyện thần Siva bị trúng mũi tên của thần Kama
thường chỉ để nói lên truyền thống nhân đạo, nhân văn đề cao tình yêu trong văn
hoá ấn Độ. Tuy nhiên, nếu chú ý hơn đến sự sắp xếp của các sự kiện, vai trò của sắc
đẹp Uma sẽ thấy rõ quanniệmcủa người ấnĐộvềquan hệ giữa nhụccảm và tình
yêu. Vẻđẹp gợi tình của Uma không thể tự dưng khêu gợi được dục tình của Siva.
Chỉ đến khi trái tim ông tổ của chủ nghĩa khổ hạnh nhức nhối bởi tình yêu thì cái
đẹp nhục thể của Uma mới được chấp nhận.
Từ quanniệmcáiđẹpnhụccảm gắn với khả năng sinh sản đến quanniệmcáiđẹp
nhục cảm gắn với tình yêu là bước phát triển của tư duy ấn Độ, truyền thống nhân
đạo củaấn Độ. Đó chính là biểu hiện củacái nhìn có văn hoá đối với nhục cảm.
Rama và Sita, tranh của Indischer Maler 1780
4. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là khái niệmcáiđẹpnhụccảm hoàn chỉnh trong
quan niệmấn Độ. Cáiđẹpnhụccảm không chỉ là phương tiện duy trì sự sinh tồn
của thế giới mà còn là phương tiện thanh lọc thế giới. Điều này xuất phát từ đặc
trưng của đất nước ấnĐộ coi trọng sự rèn luyện đạo đức, chế ngự tinh thần.
Người ấnĐộ đề cao cáiđẹp thân thể người phụ nữ nhưng phải gắn với tư cách,
nghĩa là sự trinh tiết, lòng chung thuỷ… Người phụ nữ gợi cảm mà không trinh tiết,
đó là người phụ nữ dâm dục, đĩ thoã, lăng loàn… và nhất định bị trừng phạt. Có thể
thấy điều này qua sự phân chia nhân vật nữ trong sử thi Ramayana thành hai giới
tuyến: người phụ nữ trinh thuận (tiêu biểu nhất là Xita) và người phụ nữ lăng loàn
(Tara, những người phụ nữ thành Lanka,…). Hai giới tuyến này giống nhau ở cái
đẹp thân thể. Song nếu như Xita một lòng sắt son với Rama thì Tara ngay sau khi
Vali (chồng Tara) chết đã nhanh chóng vùi mình trong vòng tay của kẻ giết chồng
mình là Xugriva, hàng ngày hàng giờ bị thú nhục dục lôi cuốn. Hình ảnh nàng Xita
đứng vững trên bờ vực của ham muốn nhục dục mới chính là người phụ nữ lí tưởng
theo quanniệmấn Độ. Nhụccảm là giá trị tự nhiên, song phải gắn với lòng chung
thuỷ, đức trung trinh. Nhụccảm không chung thủy, trung trinh đồng nghĩa với dâm
loạn, đàng điếm. Có thể thấy điều này qua nhân vật Ahalya thất tiết với chồng, chịu
hàng ngàn năm trong am, ngủ trên giường tro, ăn bằng không khí, sống hối hận
không ai trông thấy; mụ Xuanapakha lăng loàn, bị lòng dục mê hoặc, hết đòi làm vợ
Rama lại đòi làm vợ Lakmana phải chịu hình phạt thê thảm: cắt tai, xẻo mũi…
Tiêu chí về lòng chung thuỷ, đức trung trinh đó đã trở thành luật củaấn Độ. Tước
đi tính chất hà khắc vô lí của các hủ tục, chúng ta thấy việc đặc biệt coi trọng đức
hạnh người phụ nữ thật sự cần thiết để thế giới tồn tại và phát triển trong trạng thái
cân bằng, trong sạch. Nếu coi nhụccảm là giá trị duy nhất, tuyệt đối, thế giới nhanh
chóng sẽ ngập trong đồi bại, loạn luân… Nhụccảm gắn với đạo đức mới có chức
năng gìn giữ thế giới.
5. Với người ấn Độ, nhụccảm là giá trị tự nhiên phổ biến nhưng nếu con người chấp
thủ, coi nhụccảm là giá trị duy nhất, khi đó, nhụccảm đồng nghĩa với tham lam,
dục vọng – mầm mống của diệt vong.
Sử thi Ramayana chỉ ra nhục dục là nguyên nhân đẩy con người vào hố sâu đau
thương; nó là nguyên nhân đảo lộn mọi chân lí. Điều này có thể thấy rõ qua sự kiện
vua Đaxaratha truất quyền lên ngôi của Rama. Cơ chế điều khiển hành động phi lí
này là lòng dâm dục của con người. Lòng dục còn nhấn cả nhân loại trong bể khổ
đau, từ người đứng đầu vương quốc là Đaxaratha đến thần linh, dân chúng… Sử thi
Ramayana miêu tả nỗi đau của vua Đaxaratha thật tinh tế: “Ta đang rơi vào một
biển cả mênh mông đau buồn vì Rama vắng mặt, những tiếng thở dài là sóng và
xoáy lốc của nó, những cử động của tay là cá, tiếng khóc là tiếng thầm thì sâu thẳm
của nó… Những giọt nước mắt giống như những con sông đang dào dạt xông vào
nó”(6). Nhiều phép so sánh được tung ra để đặt tình cảnh vướng mắc không gỡ
được của vua Đaxaratha vào lòng dâm dục: “Nhà vua tự trói buộc mình bằng một
lời nguyền để rồi tự tiêu diệt mình, như một con hươu bị mắc bẫy bởi một sợi dây
oan nghiệt”(7), “ông ngày càng đau khổ như một con hươu lúc thấy một con hổ
cái”(8), “ông quằn quại như một con rắn độc ngạt thở vì bị bùa mê”(9)… Các hình
ảnh đưa ra để so sánh ở đây diễn tả đúng tình cảnh bị động của vua Đaxaratha. Dục
vọng đã cướp đi sức mạnh của con người. Trước dục vọng, con người bị tha hoá.
Tóm lại, câu chuyện Đaxaratha cho thấy tác hại của lòng dục, đúng như Rama nhận
xét: “nhục dục là mối dục vọng mãnh liệt nhất trong con người, thậm chí mạnh hơn
cả lòng tham vàng. Kẻ nào đeo đuổi lòng ham muốn mà quên đi mọi quyền lợi, sẽ
mang lại nỗi cơ cực cho những người như vua Đaxaratha”(10).
Quan niệmvềcáinhục cảm, nhục dục như vậy liên quan đến triết lí nhân sinh nhà
Phật cho rằng nguyên nhân của khổ là “cái nhân dục vô nhai, nó làm cho con người
tái sinh hoài; dục vọng đó kết hợp với sự ham thích, dâm dật, lúc nào cũng muốn
thoả mãn cho được, nguyên nhân là cái ham mê, ham mê cái thực thể”(11). Triết lí
nhà Phật trong khi chỉ ra căn nguyên của nỗi khổ, cũng vạch ra con đường thoát
khổ là diệt dục. Phải tẩy chay lòng hám dục, cuộc sống mới an bằng, tránh được hoạ
diệt vong.
Không phải ngẫu nhiên mà sử thi Ramayana dành 2 chương (chương 8, 9 khúc ca
V) kể về buồng ngủ của Ravana. Hình ảnh những phụ nữ nằm ngủ chồng chất tạo
thành không khí dâm dục đặc quánh bao quanh Ravana: “nàng thì gối đầu lên ngực
của nàng khác trong khi một người thứ ba ngả lên đầu người này; một nàng đang
nằm trên vạt áo người khác, trong khi một người thứ ba lại ngủ trên ngực của người
này. Cứ thế đấy, họ ngủ chung ngủ chạ, kẻ này tựa vào vai kẻ kia”(12). Hơn nữa,
khi miêu tả phòng múa của Ravana, hình ảnh những phụ nữ này được xếp lẫn lộn
với đống đồ đạc, thức ăn thức uống của chủ nhân (gà, công, nai quay, thịt lợn xông
khói tẩm bơ, gà gô, cá và thỏ”, “các thức uống ngon: xúp mặn, vị hơi chua…) cho
thấy xu hướng vật chất hóa, dung tục hóa cáinhụccảmcủa Ravana. Trong sử thi
Ramayana, Ravana biểu tượng cho lòng ham muốn vô độcủa con người. Quá trình
Rama tiết diệu Ravana chính là hành trình gian khổ của mỗi cá nhân thực hành diệt
dục để đạt được hạnh phúc đích thực, hành trình con người “thoát khỏi mọi nỗi đau
khổ nhờ tự huỷ diệt được mình – theo nghĩa tinh thần” để đạt đến cõi Niết Bàn – sự
“an tính”, cân bằng, giao hòa.
Như vậy, việc chú ý đến cáinhụccảmcủaấnĐộ chỉ là “cách thức lấy vẻđẹpcủa thế
giới vật chất như một phương tiện để hướng đạo khát vọng các tín đồ tới vẻđẹp tâm
linh của giác ngộ chân thành(13). Tại các chùa chiền ấn Độ, sự xuất hiện các bức
tranh phụ nữ gợi cảm là để nhấn mạnh vào bức thông điệp của Đấng giác ngộ về sự
chế ngự, vượt qua cạm bẫy quyến rũ của dục vọng. Vượt qua cái ảo ảnh, giả nguỵ
của cái đẹp, con người sẽ tìm thấy cáiđẹp đích thực ở cõi thanh tĩnh, an bằng.
Như thế, nhụccảm một khi đã tước bỏ tất cả ý nghĩa xã hội văn hoá nó trở thành
lực cản cho sự tồn tại của thế giới. Nhụccảm phải gắn với thế giới thanh sạch, hài
hoà, an bằng mới là cáiđẹp đích thực trong cảmquanấn Độ.
Đến đây, chúng ta có thể hình thành một cách cơ bản quan niệmvềcáiđẹp nhục
cảm củaấnĐộ qua sử thi Ramayana: cáiđẹpnhụccảm là giá trị phổ biến, tự nhiên
của cuộc sống, gắn với khả năng sinh sản để duy trì sự sinh tồn của thế giới; gắn với
những hành vi văn hoá của con người như tình yêu, đức hạnh, nhân cách… để gìn
giữ sự an bằng, sạch trong của thế giới.
Quan niệmcáiđẹpnhụccảm như trên xuất phát từ đặc trưng tôn giáo chi phối mọi
mặt của đời sống trong truyền thống văn hoá ấn Độ. Tuy nhiên, “mặc dù được chỉ
dẫn theo các quy luật, cách thức của mĩ học tôn giáo nhưng cảm xúc vẫn luôn chi
phối trong quá trình sáng tạo nên họ không thể không mang vào… những tình cảm
nhân bản”(13). Điều này chính Krishna Kripalani trong cuốn Literature of Modern
India – A panoramic glimpse đã khẳng định: “Sự biểu đạt đầy tính dục rõ ràng
không mâu thuẫn với trạng thái thăng hoa về tinh thần và lòng mộ đạo một cách
sùng kính” (“Such erotic expression was obviously not inconsistent with flights of
spiritual ecstasy or moral piety”) (14).
. Quan niệm về cái đẹp nhục cảm của Ấn Độ cổ đại Quan niệm về cái đẹp nhục cảm của Ấn Độ cổ đại qua sử thi Ramayana Phụ nữ Ấn Độ Mĩ học ấn Độ, trước tiên, là “mĩ học tôn giáo”, bản chất cái. bản thể (cái đẹp nhục cảm là gì) và phương diện sinh tồn (cái đẹp nhục cảm tồn tại như thế nào), từ đó, đi đến một khái niệm hoàn chỉnh về cái đẹp nhục cảm trong cảm quan của ấn Độ cổ đại. 2 thì cái đẹp nhục thể của Uma mới được chấp nhận. Từ quan niệm cái đẹp nhục cảm gắn với khả năng sinh sản đến quan niệm cái đẹp nhục cảm gắn với tình yêu là bước phát triển của tư duy ấn Độ,