Mỹ học là khoa học nghiên cứu đời sống thẩm mỹ bao gồm khách thể thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và nghệ thuật
Trang 1So sánh bản chất của mỹ học thời kỳ Phục hưng và Cổ đại Hi Lạp
qua các vấn đề: Quan niệm về cái đẹp; Mẫu người lý tưởng thời đại; Bà
chúa nghệ thuật thời đại
BÀI THỨ NHẤT:
Mỹ học là khoa học nghiên cứu đời sống thẩm mỹ bao gồm khách thể
thẩm mỹ, chủ thể thẩm mỹ và nghệ thuật Trong đó cái đẹp là phạm trù cơ bản
và trung tâm, hình tượng là tiếng nói đặc trưng, nghệ thuật là đỉnh cao của
những thành tựu sáng tạo thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ là điểm tựa của sáng tạo
và thưởng thức nghệ thuật
Thuyết “Tổng sinh lực và sinh lực thừa” của Tiến sĩ Khoa học Đỗ Văn
Khang đã lý giải nguồn gốc cơ bản của nghệ thuật một cách khoa học nhất, đầy
đủ nhất khi cho rằng nghệ thuật xuất hiện khi con người đã đạt tới một trình độ
sáng tạo trong lao động bền bỉ đến mức đã tạo ra sinh lực thừa, làm nảy sinh nhu
cầu sống thẩm mỹ (sống đẹp) Như đã nói, cái đẹp là phạm trù cơ bản, trung tâm
của mỹ học, do đó, vạch ra bản chất của cái đẹp cũng chính là ta đã nắm bẳt
được bản chất của mỹ học Từ xưa đến nay, quan niệm về cái đẹp chưa bao giờ
được thống nhất ở các thời đại vì các nhà mỹ học ở mỗi thời lại xuất phát từ cơ
sở triết học khác nhau về cái đẹp Lịch sử mỹ học rất dài, nhưng có lẽ chỉ cần so
sánh hai thời kỳ Cổ đại Hi Lạp và Phục hưng cũng đủ để thấy được phần nào
những khác biệt về bản chất mỹ học ở các thời đại
Kinh tế tư bản hình thành và phát triển, xã hội đòi hỏi giải phóng con
người khỏi vòng kiềm toả của nhà thờ Thiên chúa, đó là hai cơ sở tạo ra cuộc
cách mạng văn hoá – tư tưởng nhằm chuẩn bị cho cách mạng tư sản 1789 Cuộc
cách mạng văn hoá – tư tưởng này được gọi bằng một thuật ngữ hành động
“Phục hưng” (Renaisanse) Lúc bấy giờ ai nói khác Kinh thánh đều bị coi là “tà
đạo” và bị đưa lên giàn hoả thiêu Muốn tránh điều đó chỉ có cách là khôi phục
lại một nền văn hóa rực rỡ đã có từ thời Cổ đại, cộng với những phát triển khoa
học mới có thể buộc nhà thờ thay đổi cách nhìn về thế giới và con người Như
Trang 2vậy, nền văn hoá Phục hưng là sự khôi phục lại nền văn hoá đã có từ xa xưa,
cách đó hơn hai thiên niên kỷ Nhưng không chỉ là sự phục hồi, khoảng cách
thời gian và những điều kiện của thời đại đã giúp cho thời kỳ Phục hưng có
những bước tiến hơn hẳn so với thời kỳ Cổ đại, cụ thể là Cổ đại Hi Lạp Lần
lượt so sánh các vấn đề sau ta sẽ thấy được bước tiến đó:
Quan niệm về cái đẹp:
Sự có mặt của đồ sắt vào thời Cổ đại là một phát kiến lớn lao, tạo cho con
người sức mạnh, đưa con người tới văn minh Bước tiến của nghệ thuật so với
thời nguyên thuỷ đó là các nhà nghệ thuật Hi Lạp Cổ đại đã phát hiện ra cá
nhân, tìm ra vẻ đẹp của con người, thần thánh hoá con người, coi “con người là
thước đo của muôn loài” (Prôtagorat), con người là chuẩn mực của cái đẹp
Thông qua những thành tựu của nghệ thuật điêu khắc, hội hoạ, kiến trúc,
văn học, kịch chúng ta có thể rút ra được những quan điểm về cái đẹp của
người Hi Lạp Cổ đại Tư duy thẩm mỹ của họ là kiểu tư duy “Vũ trụ luận”,
nghĩa là kiểu tư duy gắn bó với sự quan sát các đặc tính của vật thể ngoài tự
nhiên Do đó người Hi Lạp Cổ đại đúc kết về cái đẹp: Cái đẹp trước hết là sự hài
hoà, đăng đối, trật tự, sự phối hợp giữa số lượng và chất lượng, sự thuần khiết,
trong sáng, mực thước, tiến bộ, phát triển, hoàn thiện Tóm lại , cái đẹp luôn
phải hướng tới Chân - Thiện - Mỹ Quan điểm về cái đẹp ảnh hưởng tới chuẩn
mực của nghệ thuật Do ảnh hưởng của tính mực thước (vừa độ), nhìn chung các
nghệ sĩ Hi Lạp ít làm những tác phẩm lớn quá hoặc bé quá Tác phẩm nào cũng
chứa đựng cái đẹp hài hoà, trong sáng, thuần khiết, hướng tới sự hoàn thiện con
người Tính mực thước là một đặc tính nổi bật của cái đẹp Hi Lạp, phản ánh cái
đẹp của văn minh nông nghiệp
Nếu như Cổ đại Hi Lạp lấy “con người là thước đo của muôn loài”, con
người là chuẩn mực của cái đẹp mực thước, hoàn thiện thì các nhà văn hoá Phục
hưng đã tiến thêm một bước khi đề xuất chủ nghĩa nhân văn, lấy con người làm
Trang 3trung tâm, bộc lộ một cách nhìn mới về con người Nội dung chính của chủ
nghĩa nhân văn Phục hưng gồm:
1 Thế giới do tự nhiên sinh ra, không phải do chúa trời tạo nên
2 Con người là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên chứ không phải do chúa
tạo ra từ “mẩu đất’’, hay cái “xương sườn cụt”
3 Cuộc sống không phải là nơi đày ải, mà là nơi con người có thể xây dựng
hạnh phúc nơi trần thế, không phải đợi ngày mai lên thiên đàng
4 Cuộc đời chứa đựng vô vàn cái đẹp, mà con người là trung tâm của cái
đẹp, vì thế con người phải trở thành đối tượng của nghệ thuật
Như vậy, Phục hưng đã sáng tạo ra một quan niệm mới mẻ về cái đẹp, đó
là, cái đẹp ở ngay trong cuộc đời này, con người có quyền được hưởng cái đẹp
nơi trần thế Nền nghệ thuật Phục hưng trước hết dựa trên quan niệm về cái đẹp
hài hoà, trong sáng, đầy khát vọng hướng tới ngày mai tiếp thu từ cổ đại Hi
Lạp, nhưng cái đẹp của nó là hướng tới cái đẹp ngoại cỡ, không tiếp thu cái đẹp
mực thước của Hi Lạp Cổ mà phát triển cái đẹp khổng lồ, nó muốn bộc lộ cái
đẹp vô biên của con người công nghiệp thay thế con người nông nghiệp
Mẫu người lý tưởng của thời đại:
Quan niệm cái đẹp kết hợp với lý tưởng xã hội đã nảy sinh lý tưởng thẩm
mỹ, đó là khát vọng hướng tới cái cao đẹp nhất, hoàn thiện, đáng mong muốn,
cái trở thành mẫu mực Lý tưởng thẩm mỹ phải gắn bó với hình tượng con người
đẹp nhất Có ba mẫu người được coi là lý tưởng mà người Hi Lạp Cổ đại muốn
phấn đấu noi theo là:
1 Người công dân anh hùng
Xã hội Hi Lạp là xã hội công dân, người anh hùng có khả năng bảo vệ
thành bang, có tinh thần thượng võ là mẫu người được thanh niên Hi Lạp yêu
mến noi theo Trong nghệ thuật có các tác phẩm tiêu biểu thể hiện hình tượng
này: Nữ thần chiến thắng, Những chiến binh anh hùng Trong văn học có hình
Trang 4tượng Asin, Hecto cùng các anh hùng khác bảo vệ thành Troa và cả những anh
hùng đánh chiếm thành Troa
2 Nhà hiền triết có tài
Không chỉ tôn trọng sức mạnh võ nghệ, họ còn phát hiện ra và đánh giá
cao sức mạnh trí tuệ của con người, vì thế họ vẽ hình, tạc tượng của các nhà hiền
triết như Platon, Arixtôt, Đêmôkrit , họ còn sáng tạo ra những nhân vật mưu trí
như Uylitxơ với mưu con ngựa gỗ thành Troa nổi tiếng
3 Nhà quán quân thể thao
Người Hi Lạp Cổ đại coi thể thao là sự hoàn thiện nhân loại, hoàn thiện
bản thân con người, vì thế “Nhà quán quân thể thao” cũng là mẫu người lý
tưởng của thời đại Họ đã tạc rất nhiều tượng đẹp để tôn vinh các nhà quán quân
thể thao như tượng Người ném đĩa của Mirôn, tượng Người ném lao, Thiếu nữ
đoạt giải thi chạy là những tượng đẹp, có giá trị nghệ thuật
Từ quan niệm về cái đẹp của mình, nghệ thuật Phục hưng cũng đã sáng
tạo ra ba mẫu người lý tưởng, trong đó kế thừa hai mẫu người xuất sắc của thời
Cổ đại là người công dân anh hùng và nhà hiền triết có tài (người có trí tuệ),
nhưng thêm vào đó cái tính cách khổng lồ của thời đại:
1 Người công dân anh hùng có tầm vóc khổng lồ
Cũng là mẫu người công dân anh hùng, nhưng khác với cổ đại Hi Lạp,
mẫu người công dân anh hùng thời Phục hưng là con người khổng lồ về tầm
vóc, về năng lực, sẵn sàng đối mặt với thử thách Tiêu biểu cho hình tượng này
là tác phẩm Đavit của Mikenlăng Tượng cao 5,5m mô tả Đavit (một nhân vật có
tính chất thần thoại trong Kinh thánh) đang trong tư thế sẵn sàng đón nhận
nhiệm vụ Cái mới của Mikenlăng là đã tạo ra một hình tượng rất người, một
trang thanh niên đầy sức sống và trách nhiệm trước cộng đồng Bức tượng thể
hiện khát vọng về một số sức mạnh vô biên của con người đương thời
2 Hình tượng con người có đầu óc khổng lồ, có nội tâm phong phú
Người ta lấy sự kiện Cristophơ Colombô tìm ra châu Mỹ làm biểu tượng
thời Phục hưng bởi sự kiện đó đã thúc đẩy châu Âu phát triển và Cristophơ là
một trong những người có đầu óc khổng lồ thời Phục hưng, như Leona đờ
Trang 5Vanhxi (1452-1520), Mikenlănggiơ (1475-1564), Raphaen (1483-1520) Họ đều
là những con người khổng lồ về trí tuệ, về tài năng, không chỉ ở một phương
diện, mà trên nhiều lĩnh vực Lêona đờ Vanhxi giỏi về giải phẫu, toán, lý, hội
hoạ và điêu khắc Chân dung tự hoạ của ông biểu hiện một tư chất không bao
giờ chịu ngưng nghỉ trong sáng tạo
Phục hưng còn phát hiện ra con người có nội tâm phong phú Thời kỳ này
“cái Tôi” đã xuất hiện và đi vào nghệ thuật với nhiều chiều sâu bên trong Các
tác phẩm nổi tiếng biểu hiện con người có nội tâm phong phú là Môna Lida,
Bữa tiệc ly biệt - cả hai đều của Lêona đờ Vanhxi; Đức mẹ (ở nhà thờ Xichtin)
của Raphaen
Điển hình là bức Môna Lida được vẽ năm 1503, thể hiện chân dung một
phụ nữ Italia phúc hậu, đôi tay nuột nà, mắt nhìn hơi nghiêng về phía trái Đặc
sắc của tác phẩm này là nụ cười mỉm, nhưng rất mung lung, huyền ảo, biểu hiện
một nội tâm cực kỳ phong phú nhưng cũng rất bí ẩn của con người thời đại
3 Nhà thương gia tài năng
Đây là mẫu người xuất sắc thứ ba, là sáng tạo hoàn toàn mới của thời
Phục hưng Mỗi giai đoạn lịch sử lại cần có nhân vật thời đại của mình, đó là
con người có khả năng đáp ứng nhu cầu mới của cuộc sống Thời đại bước vào
xã hội tư bản thì việc phát hiện ra vai trò của nhà doanh nghiệp tài năng là một
sự phù hợp cần thiết đối với một xã hội vận hành theo kinh tế thị trường
Hình tượng này xuất hiện đầu tiên trong nghệ thuật là tác phẩm Thương
gia George Gisze của hoạ sĩ Hans Hobbein (1532) Nhân vật trong tác phẩm là
nhân vật có thật trong lịch sử, có ảnh hưởng lớn trong giới thương gia châu Âu
Ông được khắc hoạ là một người lém lỉnh, có cái nhìn liếc xéo về một bên như
thấu suốt mọi diễn biến của thương trường Tính chất thương gia được khắc hoạ
đặc biệt ở đôi tay: tay phải cầm một đồng tiền vàng chỉ vào sổ “thanh toán” ở
tay trái Ngoài ra, đặc điểm của doanh gia còn thể hiện ở bộ đồ ông mặc và
những vật dụng trong văn phòng ông đang ngồi
Nghệ thuật Phục hưng là một bước tiến lớn, song vẫn có những hạn chế
quan trọng: tuy lấy con người làm trung tâm, đã khắc hoạ được thế giới nội tâm
Trang 6sâu sắc của con người, nhưng đó vẫn là con người nói chung, chưa gắn với hoàn
cảnh xã hội đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt Chỉ đến cuối thời Phục hưng,
Sêchxpia thông qua các tác phẩm của mình mới đưa vào nghệ thuật những xung
đột gay gắt của thời đại, đồng thời phát hiện ra nguồn gốc của mọi xung đột, đấy
là vàng, là lối “trả tiền mặt lạnh lùng” Mikenlăng qua tác phẩm điêu khắc
Người khổng lồ bị trói cũng đã phát hiện ra: thời đại Phục hưng là thời đại của
những người khổng lồ, nhưng là người khổng lồ đã bị trói bằng “dải lụa”, tuy
sức vóc khoẻ mạnh nhưng anh ta cũng không thể thoát ra được “Dải lụa” ấy
phải chăng là quan hệ đồng tiền, cái quan hệ có vẻ lỏng lẻo, nhưng nó trói con
người không cựa được Quan hệ đó được Sêchxpia vạch trần bằng nghệ thuật
sân khấu
Bà chúa nghệ thuật của thời đại:
Mỗi thời đại đều có bà chúa nghệ thuật của mình, hay là lĩnh vực nghệ
thuật phát triển nhất , đạt được nhiều thành tựu rực rỡ nhất
Bà chúa nghệ thuật của Cổ đại Hi Lạp là điêu khắc
Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật tạo hình bằng cách phối các mảng
khối, nét trong không gian đa chiều để biểu hiện các giá trị tinh thần của con
người cũng như các phương diện của đời sống Màu sắc trong điêu khắc chỉ có
tính bổ trợ; khối mảng, nét trong không gian ba chiều hoặc hai chiều rưỡi mới là
ngôn ngữ cơ bản của điêu khắc Điêu khắc chia thành:
Tượng tròn: là nghệ thuật tạo hình bằng cách phối các mảng khối trong
không gian ba chiều.Khi thưởng thức ta phải đi quanh bức tượng, do vậy phần
nào của bức tượng cũng phải đẹp và cho chúng ta một hình tượng hiển hiện
trong không gian vật lý như chính nó tồn tại trong thực tế
Phù điêu: chạm nổi hình ảnh trong bối cảnh một mặt phẳng của không
gian hai chiều rưỡi mà nó lệ thuộc
Điêu khắc còn chia thành: Tượng đài kỷ niệm mang tính hoành tráng,
thường đặt ngoài trời; tượng trang trí thường gắn vào công trình kiến trúc hoặc
Trang 7đặt ở trong phòng Ngoài ra còn có thể phân chia theo chất liệu: tượng đá, tượng
gỗ, tượng đồng, tượng đất nung
Nếu thời nguyên thuỷ, nghệ thuật chưa khắc phục được vẻ đẹp của con
thú thì nghệ thuật tạo hình Hi Lạp đã khám phá ra con người, hơn thế họ còn đề
cao con người Như đã nói, trong các thước đo, họ coi “con người là thước đo
của muôn loài” Từ đó, nghệ thuật điêu khắc Hi Lạp Cổ đại tuy có cái vỏ bên
ngoài là các vị thần, nhưng thực chất đó là hình tượng mang tính chất siêu
người, hay là hình ảnh về con người hoàn thiện, hoàn mỹ, trong sáng với tinh
thần lạc quan và ý chí anh hùng thượng võ
Những công trình điêu khắc ban đầu còn cứng nhắc, nhưng dần dần nó
vượt ra khỏi chủ nghĩa công thức, vươn tới chủ nghĩa hiện thực, tới thế kỷ V- IV
tr.CN, nghệ thuật điêu khắc đã đạt tới trình độ phát triển nhất, trở thành nghệ
thuật chủ đạo của thời đại Các tên tuổi nghệ sĩ tài ba như Polignos, Miron đã
thể hiện các tác phẩm sinh động và có tính tư tưởng sâu sắc Các tác phẩm đẹp
nhất là: Thiếu nữ dâng hoa bên mộ, Venuýt đờ Milô, Apôlông, Áctêmít, Người
ném lao, Người ném đĩa Tượng Thần Athena và Marchiatte của Miron đã
diễn tả tinh tế nội tâm của nhân vật Những công trình kiến trúc tổng hợp của Hi
Lạp cũng thể hiện nét tài hoa của nghệ thuật điêu khắc ở các bức chạm nổi và
tượng đài
Những thành tựu điêu khắc của Hi Lạp đã trở thành cổ điển mà các nghệ
sĩ sau đó thường mô phỏng theo
Bà chúa nghệ thuật của thời Phục hưng là hội hoạ
Hội hoạ được tôn vinh là “Bà chúa” của cái đẹp màu sắc, bởi lẽ đây là
nghệ thuật dùng các biện pháp phối màu, tạo hoà điệu hoặc đối chọi sáng, tối,
tạo nhịp điệu của đường nét và hình thái trong không gian hai chiều để tạo nên
sức mạnh biểu cảm Hội hoạ là nghệ thuật phát triển khả năng thưởng ngoạn tối
đa của tri giác trực tiếp và cảm quan cụ thể đối với nhân vật và hiện tượng tái
hiện trong tranh Hội hoạ còn là “lát cắt ngang” của cuộc sống, chụp lại “khoảnh
khắc” của cuộc sống vốn không ngừng vận động Hội hoạ chia ra thành: hội hoạ
hoành tráng kết hợp với kiến trúc nơi công cộng, sử dụng các chất liệu bền vững
Trang 8như đá mầu, gốm, đồng để tạo nên các tranh thánh; hội họa vẽ thể hiện một
mặt nào đó của cuộc sống con người, có kích cỡ vừa đủ để treo trên tường, trong
phòng Hội hoạ còn được phân chia theo chất liệu (sơn dầu, sơn mài, lụa ) hoặc
theo chủ đề (phong cảnh, tĩnh vật, chân dung )
Hội hoạ thời kỳ này phát triển rực rỡ gắn với tên tuổi các danh hoạ kinh
điển như Lêona đờ Vanhxi, Raphaen, Vêrônegiơ,Bốttiseli
Vì Phục hưng mang tính chất cuộc cách mạng văn hoá – tư tưởng nên các
tác phẩm hội hoạ Phục hưng liên tiếp đưa ra những “tuyên ngôn bằng nghệ
thuật” sau:
Tác phẩm Mùa xuân (1478 – Bôttiseli) với nội dung đầy thách thức lại
Kinh thánh, đã mô tả thiên đường là một “mùa xuân” trĩu quả, con cháu của Eva
và Ađam tha hồ tự do thưởng thức “trái cấm”, chúng rất hồn nhiên, trẻ trung và
tự tin nên Chúa đành chịu Thấy vậy, nữ thần sắc đẹp và tình yêu vội cử tiểu
thần Amua bay tới bắn những mũi tên vàng tới tấp đến họ, để tuổi trẻ biết thổn
thức yêu đương
Tác phẩm Hằng nga tái sinh (1485 – Bôttseli) dựa vào hình tượng nữ thần
sắc đẹp và tình yêu của Cổ đại thể hiện cái đẹp vượt thoát khỏi sự giam hãm, tối
tăm, vươn tới tự do và ánh sáng
Tác phẩm Mar và Venus (Veronese) là tác phẩm cực đẹp cả về kỹ thuật
biểu hiện và nội dung tư tưởng Toàn bộ tác phẩm được thể hiện rất kỹ bằng bút
pháp điêu luyện và một ý nghĩa triết luận sâu sắc: Trung cổ đã hết thời, một thế
giới mới đang mở ra, trên cơ sở không phủ định sạch trơn mà có tiếp thu những
tinh hoa thời Cổ đại Hi Lạp
Tác phẩm Trường Aten (Raphaen) là tác phẩm có ý nghĩa đấu tranh về
quan niệm xã hội và quan niệm xã hội giữa Trung cổ và Phục hưng Tác giả đã
mượn cuộc tranh luận giữa thầy trò Platon và Arixtot để nói lên sự lỗi thời của
Trung cổ và nó được thay thế bằng quan niệm mới mẻ do Phục hưng sáng tạo ra,
đó là quan niệm cái đep ở ngay trong cuộc đời này và con người có quyền được
hưởng cái đẹp dưới trần thế
Trang 9Từ những so sánh trên ta thấy, dù đề cao cái đẹp mực thước hay cái đẹp
ngoại cỡ, cả hai thời đều khẳng định con người là trung tâm của cái đẹp Bản
chất mỹ học thời kỳ Phục hưng là tiếp thu, kế thừa có phát triển, sáng tạo trên cơ
sở những thành tựu nghệ thuật của Cổ đại Hi Lạp Những bước tiến về quan
niệm cái đẹp đã chi phối sự khác biệt hình mẫu lý tưởng và bà chúa nghệ thuật
của mỗi thời Phục hưng chính là thời kỳ một thế giới mới đang mở ra, trên cơ
sở không phủ định sạch trơn mà có tiếp thu những tinh hoa thời Cổ đại Hi Lạp
BÀI THỨ HAI:
Trong cuộc sống, khi con người ta đã dư thừa về của cải vật chất, con
người sẽ có nhu cầu về mặt tinh thần và, các môn nghệ thuật được ra đời để đáp
ứng nhu cầu đó Qua thời gian, nghệ thuật được nuôi dưỡng ngày càng phát triển
và đạt được những thành tựu đáng kể Chúng ta có nghệ thuật phương Tây và
phương Đông Mỗi thành tựu nghệ thuật đều có những mốc quan trọng với
những thay đổi lớn có ảnh hưởng tới thời đại Đối với nghệ thuật phương Tây,
thì đó chính là thành tựu nghệ thuật Cổ đại Hi Lạp và Phục hưng
Thời kì cổ đại vào khoảng thế ki6 hoặc 5 tr.Cn Đây chính là thời kì văn
minh đồ sắt và linh thiêng hóa đồ sắt, và nhờ vậy đã đưa con người đến văn
minh để tạo ra sức mạnh phát hiện vẻ đẹp con người và thần thánh hóa con
người, Prôtagỏat cho rằng Con người là thước đo của muôn loài Còn thời kì
Phục hưng vào khoảng thế kỉ 14 đến 16 s.Cn, đây là thời kì kinh tế tư bản hình
thành và phát triển, xã hội đòi hỏi phải giải phóng con người khỏi vòng kiểm
soát của nhà thờ Thiên chúa Cấc nhà văn hóa Phục hưng đã tiến thêm một
bước so với quan niệm về con người của thời cổ đại, và đề xuất Chủ nghĩa nhân
văn, lấy con người làm trung tâm bộc lộ cách nhìn mới về con người
Người Hi Lạp cổ đại có tư duy, thẩm mĩ là kiểu tư duy vũ trụ luận, nghĩa
là kiểu tư duy gắn bó với sự quan sát các đặc tính cuả vật thể ngoài tự nhiên do
đó, người Hi Lạp cổ đại thường gắn cái đẹp với các đặc tính như: hài hòa đăng
đối, trật tự, sự phối hợp giữa số lượng và chất lượng, sự thuần khiết, trong sáng
Trang 10mực thước, tiến bộ phát triển, hoàn thiện…Chính vì vậy đã tạo ra những tác
phẩm không lớn quá như: Người ném lao, người ném đĩa…tác phẩm nào cũng
chứa đựng cái đẹp hài hòa, trong sáng thuần khiết, hướng về sự hoàn thiện con
người và đặc biệt tính mực thước là đặc tính nổi bật của Hi Lạp cổ đại, đó chính
là một đặc tính phản ánh cái đẹp của văn minh nông nghiệp Còn nghệ thuật
Phục hưngtrước hết cũng dựa trên quan niệm về cái đẹp của thời cổ đại Hi Lạp,
nhưng cái đẹp của có là hướng tới cái đẹp ngoại cỡ, không tiếp thu cái đẹp mực
thước của Hi Lạp mà phát triển cái đẹp khổng lồ, nó muốn bộc lộ khát vọng vô
biên của con người công nghiệp thay thế con người nông nghiệp, lấy máy hơi
nước thay thế cối xay gió
Thời cổ đại Hi Lạp có lí tưởng thẩm mĩ là khát vọng hướng tới cái đẹp
nhất, hoàn thiện, đáng mong muốn, cái trở thành mẫu mực Lý tưởng thẩm mĩ
phải gắn bó với hình tượng con người đẹp nhất Có 3 mẫu người được coi là lí
tưởng mà người Hi Lạp cổ đại mong muốn:
Người công dân anh hùng: Hi Lạp là một nhà nước chiếm hữu nô lệ,
nhưng lại mang tính chất của một quốc gia dân chủ xã hội, cho nên họ đã xây
dựng hình tượng người anh hùng có khă năng bảo vệ thành bang, có tinh thần
thượng võ, xã hội rất cần mẫu người này đẻ làn gương cho dân chung noi theo,
đặc biệt là những thanh niên Hi Lạp, và họ luôn được yêu mến Trong nghệ
thuật có nữ thần chiến thắng, trong văn học có Asin, Hécto
Nhà hiền triết có tài: Người Hi Lạp cổ đại không chỉ tôn trọng sức mạnh
võ nghệ, họ cũng biết, và phát hiện ra sức mạnh của trí tuệ, đây là một phát hiện
hết sức quan trong, nó giúp cho xã hội được phát triển toàn diện hơn, không chỉ
thuần túy về mặt cơ bắp Vì thế họ vẽ hình tạc tượng các nhà hiền triết như
Platôn, Arixtốt, Đêmôkrít…và đặc biệt là nhân vật Uylitxo trong cuộc chiến
thành Troa
Nhà quán quân thể thao: Không chỉ có người công dân anh hùng, nhà
hiền triết có tài, người Hi Lạp cổ đại còn tạc rất nhiều tượng đẹp để tôn vinh các
nhà quán quân thể thao, tượng người ném đĩa của Mirôn, tượng người ném lao