1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN “ PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN. LIÊN HỆ THỰC TIỄN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY” ppt

17 3,1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 516,66 KB

Nội dung

Vì vậy, mỗi doanh nghiệp trong quá trình hình thành và phát triển của mình luôn luôn chú trọng đến việc xác định được phương án tổ chức sản xuất hợp lý nhất và có hiệu quả cao nhất cho m

Trang 1

MỤC LỤC

Lời mở đầu 2

Phần 1: Giới thiệu về phương pháp sản xuất dây chuyền 4

I Khái niệm của tổ chức sản xuất 4

1 Khái niệm 4

2 Ý nghĩa của tổ chức sản xuất 4

3 Các phương pháp tổ chức sản xuất 4

II Phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền 6

1 Khái niệm 6

2 Đặc điểm 6

3 Phân loại sản xuất theo dây chuyền 7

4 Điều kiện sử dụng 8

5 Những ưu điểm và hạn chế 9

Phần 2: Liên hệ thực tiễn 10

I Tổng quan về công ty sữa đậu nành Viêt Nam VinaSoy 10

1 Lịch sử phát triển 10

2 Lĩnh vực hoạt đông 11

3 Tầm nhìn và sứ mệnh 11

4 Thành tích 11

II Dây chuyền sản xuất sữa đậu nành Fami 12

1 Các bước công việc cơ bản 12

2 Quy trình dây chuyền sản xuất 12

III Đánh giá 15

Phần 3: Kết luận 16

Trang 2

Lời mở đầu

Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản xuất và công nghệ sản xuất để xác định nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với hiệu quả cao trên cơ sở quán triệt ba vấn đề kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường : Sản xuất cái gì? Sản xuất bằng cách nào? Và sản xuất cho ai?

Về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy, tổ chức sản xuất hợp lý đem lại lợi ích rất lớn cho sự phát triển của doanh nghiệp, là nhân tố quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp Vì vậy, mỗi doanh nghiệp trong quá trình hình thành và phát triển của mình luôn luôn chú trọng đến việc xác định được phương án tổ chức sản xuất hợp lý nhất và có hiệu quả cao nhất cho mình, điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu, phân tích kĩ lưỡng để đưa sự lựa chọn phù hợp có lợi cho sự phát triển của mình

Trong số các phương pháp tổ chức sản xuất được biết đến hiện nay như

phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền, phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm, phương pháp sản xuất đơn chiếc, phương pháp sản xuất đúng thời hạn thì

phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền được đánh giá cao và ứng dụng phổ biến nhất hiện nay

Từ những năm 1900, nền công nghiệp sản xuất chế tạo trên thế giới có những bước tiến mới, nó đòi hỏi các doanh nghiệp, nhà máy phải có những phương pháp sản xuất hiệu quả hơn trước nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội Người

đi tiên phong trong việc đổi mới cách thức sản xuất, thay thế việc sản xuất thủ công bằng sản xuất trên các dây truyền công nghiệp chính là Henry Ford Ông đã phát hiện

ra ưu điểm và hiệu quả năng suất, chất lượng của việc sản xuất bằng dây chuyền và nhanh chóng đưa vào ứng dụng cho xưởng sản xuất xe hơi của mình từ năm 1908 Phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền bắt đầu được hình thành từ đây Và hiệu quả đầu tiên nó mang lại đó là biến Ford trở thành hãng sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới với số lượng sản phẩm xe hơi được sản xuất lớn nhất từ trước tới nay bên cạnh mức giá cả rẻ hơn rất nhiều so với trước đó Ford đã thay đổi bộ mặt của nền công nghiệp xe hơi khi chứng minh rằng xe hơi không chỉ dành riêng cho tầng lớp quý tộc.Cũng nên biết thêm rằng nước Mỹ không phải là quốc gia đã phát minh ra xe hơi, nhưng Henry Ford cùng với nước Mỹ đã trở thành biểu tượng của nền công nghiệp xe hơi trên thế giới Và cho đến nay phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền của ông vẫn được coi là một trong những phát kiến vĩ đại nhất của lịch sử công nghiệp của nhân loại

Ngày nay, trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động,, khi công nghệ tiên tiến phát triển mạnh mẽ, các dây chuyền sản xuất luôn được nâng cấp hiện đại hơn, khả năng tự động hóa cao hơn, khiến vai trò và tầm quan trọng của phương pháp tổ chức theo dây chuyền cũng được nâng lên Mức độ ảnh hưởng của nó với nền kinh tế cũng

Trang 3

sâu rộng hơn Và vì vậy không nằm ngoài mục đích tìm hiểu những tác động của phương pháp tổ chức theo dây chuyền trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, em đã

thực hiện đề tài “ PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN LIÊN HỆ THỰC TIỄN TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY” cho bài tiểu luận của

mình

 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là nêu bật được vai trò của phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền trong quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng như các tác nhân chi phối đến phương pháp này, vận dụng những kiến thức học được trên lý thuyết vào kiểm nghiệm thực tế, đồng thời đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả quản phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền

 Phạm vi nghiên cứu

Do những đặc điểm của phương pháp sản xuất dây chuyền nên để có thể có được cái nhìn cụ thể và thực tế nhất thì phạm vi nghiên cứu đề tài này sẽ chỉ tập trung ở kết cấu khâu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp làm mẫu đại diện, từ đó rút

ra kết luận chung

 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là dây chuyền sản xuất sữa đậu nành Fami của công ty sữa đậu nành Việt Nam VinaSoy Một trong những dây chuyền sản xuất sữa đậu nành hiện đại nhất tại Việt Nam Bên cạnh đó những thành công của VinaSoy trong một khoảng thời gian ngắn cũng là điều đáng quan tâm khi doanh nghiệp áp dụng phương pháp sản xuất dây chuyền tiên tiến cho sản phẩm của mình

 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin, phân tích, đánh giá

 Nội dung của bài tiểu luận bao gồm:

Phần 1: Cơ sở lý luận: Phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền

I Khái niệm tổ chức sản xuất

II Phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền

Phần 2: Liên hệ thực tiễn: Dây chuyền sản xuất sữa đậu nành Vinasoy

I Tổng quan về công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy

II Dây chuyền sản xuất sữa đậu nành Fami

III Đánh giá

Phần 3: Kết luận

Mong nhận được sự đánh giá nhận xét của thầy!

Trang 4

Ph n 1: C S LÝ LU N : ần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN : Ơ SỞ LÝ LUẬN : Ở LÝ LUẬN : ẬN :

PH ƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN NG PHÁP T CH C S N XU T DÂY CHUY N Ổ CHỨC SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN ỨC SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN ẢN XUẤT DÂY CHUYỀN ẤT DÂY CHUYỀN ỀN

I KHÁI NIỆM CỦA TỔ CHỨC SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN CH C ỨC SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT DÂY CHUYỀNN XUẤT DÂY CHUYỀNT

1 Khái niệm

Tổ chức sản xuất là các phương pháp, các thủ thuật kết hợp các yếu tố của quá trình sản xuất một cách hiệu quả.

Nếu coi tổ chức sản xuất như một trạng thái thì đó chính là các phương pháp, các thủ thuật nhằm hình thành các bộ phận sản xuất có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và phân bố chúng một cách hợp lý về mặt không gian

Mục tiêu của tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn , các khâu nhằm tạo ra năng suất chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối

đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất một dơn vụ đầu ra tới mức thấp nhất, rút ngắng thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ

Kết quả của quá trình này hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng và các

bộ phận phục vụ sản xuất hoặc dịch vụ và dây chuyền sản xuất Tổ chức sản xuất có quan hệ chặt chẽ với loại hình sản xuất, chiến lược kinh doanh, phương tiện, thiết

bị, nhà xưởng sẵn có của mỗi doanh nghiệp

2 Ý nghĩa của tổ chức sản xuất

Tổ chức sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng Nó được xây dựng trên cơ sở những lí do chủ yếu sau:

 Tạo ra một quy trình sản xuất có hệ thống, khoa học hơn, có lợi cho công tác kiểm tra, quản lý

 Nâng cao tốc độ, hiệu quả quá trình sản xuất; cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm

 Tận dụng và phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực vào sản xuất, giảm thiểu lãng phí nhân lực, vật lực

 Tác động trực tiếp đến chi phí và hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh

3 Các phương pháp tổ chức sản xuất

Phương pháp sản xuất dây chuyền

Sản xuất theo dây chuyền là một hình thức đặc biệt của hệ thống sản xuất chuyên môn hoá sản phẩm, được thiết kế để sản xuất một hoặc vài loại sản phẩm có quy mô sản xuất lớn, có tính chất đồng nhất về quy trình công nghệ và có quá trình

Trang 5

sản xuất ổn định Phương pháp sản xuất hàng hoá theo dây chuyền sản xuất liên hàng hóa liên tục với một tốc độ định trước Phương pháp này đòi hỏi sản phẩm chuyển động không ngừng từ công đoạn này sang công đoạn khác, không dừng lại để kiểm tra tại một điểm nào đó trong quá trình sản xuất

Phương pháp sản xuất theo nhóm

Sản xuất theo nhóm là một phương pháp làm việc đoàn kết được phân công theo từng tổ và từng bộ phận khác nhau Phương pháp này đòi hỏi mỗi một nhóm có một chuyên môn khác nhau, một công việc khác nhau Mỗi một nhóm thực hiện từng khâu công việc và có quan trong như nhau trong việc hoàn thành sản phẩm Phương pháp sản xuất theo nhóm có đặc điểm: không thiết kế qui trình công nghệ,

bố trí thiết bị, máy móc, dụng cụ để sản xuất từng loạt chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm, dùa vào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn Các chi tiết trong cùng nhóm được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy

Phương pháp sản xuất đơn chiếc

Tổ chức sản xuất đơn chiếc là tổ chức chế biến sản phẩm từng chiếc một hay theo từng đơn đặt hàng nhỏ Sản phẩm chỉ được sản xuất một lần, không lặp lại hoặc

có lặp lại thì cũng không có chu kỳ nhấtđịnh, không dự tính được trước

Phương pháp này người ta không lập qui trình công nghệ một cách tỷ mỷ cho từng chi tiết, sản phẩm mà chỉ quy định những bước công việc chung Công việc sẽ được giao cụ thể cho mỗi nơi làm việc phù hợp với kế hoạch tiến độ và trên cơ sở các tài liệu kỹ thuật, như bản vẽ, chế độ gia công Kiểm soát quá trình sản xuất yêu cầu hết sức chặt chẽ đối với các nơi làm việc vốn được bố trí theo nguyên tắc công nghệ, nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị Hơn nữa, sản xuất đơn chiếc còn yêu cầu giám sát khả năng hoàn thành từng đơn hàng

Phương pháp sản xuất đúng thời hạn

Mục đích chính của sản xuất vừa đúng lúc là có đúng loại sản phẩm ở đúng chỗ vào đúng lúc, hay nói cách khác là mua hay tự sản xuất các mặt hàng chỉ một thời gian ngắn trước thời điểm cần phải có chúng để giữ cho lượng tồn kho trong quá trình sản xuất thấp Thực tế không những chỉ hạ thấp nhu cầu vốn lưu động mà còn

hạ thấp nhu cầu sử dụng mặt bằng và rút ngắn thời gian sản xuất

Trang 6

II PH ƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN NG PHÁP T CH C S N XU T THEO DÂY CHUY N Ổ CHỨC SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN ỨC SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN ẢN XUẤT DÂY CHUYỀN ẤT DÂY CHUYỀN ỀN

1 Khái niệm:

Sản xuất dây chuyền là phương pháp tổ chức sản xuất mà ở đấy quá trình công nghệ được phân chia thành những bước công việc có thời gian lao động bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số với nhau và được xác định theo trình tự hợp lý

Các nơi làm được sắp xếp theo nguyên tắc đối tượng và được chuyên môn hoá Đối tượng lao động được vận chuyển liên tục theo một hướng nhất định và trong cùng một thời điểm được đồng thời chế biến trên tất cả các nơi làm việc của dây chuyền

Sản xuất theo dây chuyền lần đầu tiên được áp dụng bởi Henry Ford trong dây chuyền sản xuất xe hơi Nhờ áp dụng dây chuyền sản xuất Henry Ford đã biến tập đoàn Ford trở thành tập đoàn sản xuất xe hơi hàng đầu thế giới với số lượng xe khổng lồ được xuất xưởng hàng năm Phương pháp này cũng mở ra một kỉ nguyên mới cho nền công nghiệp trên thế giới

2 Đặc điểm:

Phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền là trường hợp đặc biệt của phương pháp tổ chức chức thực hiện công việc theo chuyên môn hóa công việc, tức là các công việc có cùng một tính chất chuyên môn trong các gói công việc khác nhau được gom lại để giao cho từng tổ đội nhân lực chuyên nghiệp với biên chế

cố định, sử dụng một số lượng máy móc ổn định, thực hiện tuần tự theo thời gian lần lượt từ gói công việc này sang gói công việc khác nhưng chỉ trên những phần việc theo đúng chuyên môn của tổ đội đó thôi Nhưng khác với phương pháp tổ chức chức thực hiện công việc theo chuyên môn hóa (sự thực hiện tuần tự theo thời gian có thể

là không liên tục hoặc liên tục), trong phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền từng công việc chuyên môn trên các gói công việc, được thực hiện liên tục theo thời gian, tạo thành một chuỗi liên tục không ngừng nghỉ các công tác chuyên môn giành cho tổ đội chuyên môn hóa thực hiện được gọi là dây chuyền đơn vị (hay dây chuyền đơn)

Trong thực hiện dự án, do tính hữu hạn của dự án nên dây chuyền đơn cũng có

độ dài hữu hạn (các tổ đội chuyên nghiệp biên chế cố định thực hiện tuần tự một cách liên tục các công tác chuyên môn lần lượt trên một số hữu hạn các gói công việc khác nhau) Còn trong sản xuất công nghiệp, do sản xuất hàng loạt trên các dây chuyền sản xuất, nên dây chuyền đơn vị mang tính chất vô thời hạn (có thể sản xuất sản phẩm với số lượng vô hạn mà không bị khống chế trước như trong dự án)

Trang 7

NƠI LÀM VIỆC 1

NƠI LÀM VIỆC n

NƠI LÀM VIỆC 3

NƠI LÀM VIỆC 2

NGUYÊN

LIỆU

SẢN PHẨM HOÀN THÀNH

2

5 8

Tổ chức sản xuất theo dây chuyền có hiệu quả nhất đối với loại hình sản xuất lặp lại, thường được sử dụng để thiết lập luồng sản xuất sản phẩm thông suốt, nhịp nhàng, khối lượng lớn Mỗi đơn vị đầu ra đòi hỏi cùng một trình tự các thao tác từ đầu đến cuối Các nơi làm việc và thiết bị thường được bố trí thành dòng nhằm thực hiện đúng trình tự các bước công việc đã được chuyên môn hoá và tiểu chuẩn hoá, có khả năng sắp xếp quá trình tương ứng với những đòi hỏi về công nghệ chế biến sản phẩm Máy móc, thiết bị chế biến có thể sắp đặt theo một đường cố định như các băng tải để nối liền giữa các hoạt động tác nghiệp với nhau, hình thành các dây chuyền Căn cứ vào tính chất của quá trình sản xuất, đường di chuyển của nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm, người ta chia thành dây chuyền sản xuất hoặc lắp ráp

Dây chuyền sản xuất có thể được bố trí theo đường thẳng hoặc đường chữ U

Có thể biểu diễn như sơ đồ sau:

Sơ đồ tổ chức theo đường thẳng:

Sơ đồ bố trí hình chữ U

3 Phân loại sản xuất dây chuyền:

 Nếu xét trên phương diện tính ổn định sản xuất trên dây chuyền ta có thể chia ra hai loại

Dây chuyền cố định:

Là loại dây chuyền chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhất định, quá trình công nghệ không thay đổi trong một khoảng thời gian dài, khối lượng sản phẩm lớn Trên dây chuyền cố định, các nơi làm việc hoàn toàn chỉ thực hiện một bước công việc

Trang 8

nhất định của quá trình công nghệ Loại dây chuyền này thích hợp với loại hình sản xuất khối lượng lớn

Dây chuyền thay đổi:

Là loại dây chuyền không chỉ có khả năng tạo ra một loại sản phẩm, mà nó còn

có khả năng điều chỉnh ít nhiều để sản xuất ra một số loại sản phẩm gần tương tự nhau Các sản phẩm sẽ được thay nhau chế biến theo từng loạt, giữa các loạt như vậy dây chuyền có thể tạm dừng sản xuất để thực hiện các điều chỉnh thích hợp Loại hình sản xuất hàng loạt lớn và vừa có thể sử dụng loại dây chuyền này

 Các dây chuyền còn khác nhau ở trình độ liên tục trong quá trình hoạt

động của nó

Dây chuyền sản xuất liên tục:

Là loại dây chuyền mà trong đó các đối tượng được vận chuyển từng cái một, một cách liên tục từ nơi làm việc này qua nơi làm việc khác, không có thời gian ngừng lại chờ đợi Trong loại dây chuyền này đối tượng chỉ tồn tại ở một trong hai trạng thái, hoặc là đang vận chuyển, hoặc là đang được chế biến Sự liên tục có thể được duy trì bởi nhịp điệu bắt buộc hoặc nhịp điệu tự do Với nhịp điệu bắt buộc, thời gian chế biến trên tất cả các nơi làm việc phải bằng nhau hoặc lập thành quan

hệ bội số Băng chuyền sẽ duy trì nhịp điệu chung của dây chuyền với một tốc độ

ổn định Dây chuyền nhịp điệu tự do áp dụng trong điều kiện mà thời gian các công việc vì một lý do nào đó gặp khó khăn khi làm cho chúng bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số một cách tuyệt đối, chỉ có thể gần xấp xỉ Nhịp sản xuất sẽ phần nào

do công nhân duy trì và để cho dây chuyền hoạt động liên tục người ta chấp nhận

có một số sản phẩm dở dang dự trữ có tính chất bảo hiểm trên các nơi làm việc

Dây chuyền gián đoạn:

Là loại dây chuyền mà đối tượng có thể được vận chuyển theo từng loạt, và có thời gian tạm dừng bên mỗi nơi làm việc để chờ chế biến Dây chuyền gián đoạn chỉ có thể hoạt động với nhịp tự do Các phương tiện vận chuyển thường là những loại không có tính cưỡng bức (như băng lăn, mặt trượt, mặt phẳng nghiêng )

Dây chuyền còn có thể phân chia theo phạm vi áp dụng của nó Như thế, sẽ bao gồm dây chuyền bộ phận, dây chuyền phân xưởng, dây chuyền toàn xưởng Hình thức hoàn chỉnh nhất là loại dây chuyền tự động toàn xưởng Trong đó hệ thống các máy móc thiết bị sản xuất, các phương tiện vận chuyển kết hợp với nhau rất chặt chẽ, hoạt động tự động nhờ một trung tâm điều khiển

4 Điều kiện sử dụng

Kết cấu được chế tạo trong điều kiện sản xuất hàng loạt phải có tính công nghệ cao Quy trình công nghệ phải được tiến hành bằng các phương pháp gia công tiên tiến, phải được cơ khí hóa và tự động hóa

Điều kiện thiết yếu để sản xuất dây chuyền đạt hiệu quả là quy trình ổn định đảm bảo được các chế độ kĩ thuật, chế độ phục vụ và chế lao động

Trang 9

Chế độ kỹ thuật: Chế độ kỹ thuật đòi hỏi các phương pháp gia công phải ổn định

và có khả năng lặp lại các nguyên công một cách hệ thống trong nhũng điều kiện định trước

Chế độ phục vụ: Chế độ phục vụ đòi hỏi cung cấp cho dây chuyền tất cả những yếu

tố cần thiết để cho dây chuyền hoạt động bình thường như phôi, dụng cụ, các thiết bị sửa chữa,

Chế độ lao động: Chế độ lao động đòi hỏi công nhân phải tuâ thủ các nguyên tắc

làm việc trên dây chuyền để đảm bảo nhịp sản xuất được ổn định Trên các dây chuyền liên tục thường các công nhân được giải lao 5-10 phút khi dây chuyền ngừng hoạt động

5 Những ưu điểm và hạn chế

 Nâng cao năng suất lao động nhờ chuyên môn hóa công việc có hệ thống, giảm thiểu thời gian hao phí

 Nâng cao chất lượng sản phẩm nhờ quy trình công nghệ khép kín, dễ dàng kiểm tra, quản lý

 Hạ giá thành sản phẩm nhờ tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất, chi phí quản lý trên một sản phẩm,…

 Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh

 Chi phí đơn vị sản phẩm thấp

 Chuyền môn hoá lao động, giảm chi phí, thời gian đào tạo và tăng năng xuất

 Việc di chuyển của nguyên liệu và sản phẩm dễ dàng

 Mức độ sử dụng thiết bị và lao động cao

 Hình thành thói quen, kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ổn định

 Dễ dàng hơn trong hạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trữ và khả năng kiểm soát hoạt động sản xuất cao

 Hệ thống sản xuất không linh hoạt với những thay đổi về khối lượng sản phẩm, thiết kế sản phẩm và quá trình

 Hệ thống sản xuất có thể bị ngừng khi có một công đoạn bị trục trặc

 Chi phí bảo dưỡng, duy trì máy móc thiết bị lớn

 Không áp dụng được chế độ khuyếnh khích cá nhân do tăng năng suất lao động của một công nhân không có tác dụng thực tế

 Phân công lao động quá sâu, mỗi công nhân chỉ thực hiện một vài động tác đơn giản, trạng thái lao động đơn điệu buồn tẻ

Ph n 2: LIÊN H TH C TI N ần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN : Ệ THỰC TIỄN ỰC TIỄN ỄN

Trang 10

Dây chuy n s n xu t s a đ u nành Fami c a công ty s a đ u ền sản xuất sữa đậu nành Fami của công ty sữa đậu ản xuất sữa đậu nành Fami của công ty sữa đậu ất sữa đậu nành Fami của công ty sữa đậu ữa đậu nành Fami của công ty sữa đậu ậu nành Fami của công ty sữa đậu ủa công ty sữa đậu ữa đậu nành Fami của công ty sữa đậu ậu nành Fami của công ty sữa đậu

nành Vi t Nam Vinasoy ệt Nam Vinasoy

I T NG QUAN V CÔNG TY S A Đ U NÀNH VI T NAM VINASOY Ổ CHỨC SẢN XUẤT DÂY CHUYỀN ỀN ỮA ĐẬU NÀNH VIỆT NAM VINASOY ẬU NÀNH VIỆT NAM VINASOY Ệ

VinaSoy là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam chuyên về sữa đậu nành Qua 15 năm kinh nghiệm, đến nay VinaSoy đang dẫn đầu thị phần sữa đậu nành bao bì giấy của cả nước và là Nhà máy sữa đậu nành có công suất lớn nhất Việt Nam

1 Lịch sử phát triển:

Năm 1997: Khi ngành công nghiệp sữa đậu nành tại Việt Nam còn mới mẻ,

VinaSoy được ra đời với tên gọi Nhà Máy Sữa Trường Xuân, sản xuất và cung ứng sản phẩm sữa các loại

Năm 2003: Xuất phát từ nhu cầu và xu hướng ưa chuộng thực phẩm, đồ uống

từ thiên nhiên, an toàn & tiện lợi của người Việt, VinaSoy chuyển sang chuyên sản xuất, cung ứng sữa đậu nành & đã trở thành doanh nghiệp duy nhất và đầu tiên tại Việt Nam chuyên về sữa đậu nành

Năm 2005: Ngày 15 tháng 5 năm 2005 đổi tên thành Công Ty Sữa Đậu Nành

Việt Nam và sử dụng tên thương hiệu VinaSoy để thể hiện cam kết luôn mang đến cho khách hàng sức khỏe tốt nhất và hương vị thơm ngon nhất từ đậu nành thiên nhiên

Năm 2007: VinaSoy đã có những bước phát triển vững chắc & trở thành doanh

nghiệp dẫn đầu về sữa đậu nành bao bì giấy trên cả nước Tốc độ tăng trưởng bình quân từ năm 2003 đến nay là 161%/năm chiếm khoảng 50% thị phần tiêu thụ của cả

Ngày đăng: 24/03/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w