1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận PHÁP LUẬT VỚI ĐẠO ĐỨC pdf

25 4,7K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành và bảo vệ, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng các biện ph

Trang 1

Tiểu luận PHÁP LUẬT VỚI ĐẠO ĐỨC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Kính chào cô và các bạn!

Chúng ta biết rằng xã hội loài người cùng với sự phát triển của nó đã trảiqua 5 hình thái kinh tế - xã hội chính: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ,phong kiến, tư bản chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa Mỗi hình thái kinh tế - xã hộiđều có những đặc thù riêng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của xã hội loàingười Song,dù là hình thái kinh tế - xã hội nào đi chăng nữa thì vai trò của phápluật vẫn luôn được đề cao Bởi pháp luật chính là công cụ để quản lí xã hội củagiai cấp cầm quyền Pháp luật còn là phương tiện không thể thiếu đảm bảo cho sựtồn tại,vận hành bình thường của xã hội nói chung cũng như từng lĩnh vực (kinhtế,chính trị,văn hóa,giáo dục,đạo đức…) nói riêng Trong đó, pháp luật có vai tròđặc biệt quan trọng đối với việc hình thành và phát triển của ý thức đạo đức.Pháp luật và đạo đức đều là những bộ phận của hình thái ý thức xã hội.Giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, thường xuyên tác động, ảnh hưởngqua lại lẫn nhau mặc dù bản thân chúng có những đặc thù riêng biệt

Để làm rõ hơn về khía cạnh này,chúng ta phải đi vào phân tích mối liên hệmật thiết giữa pháp luật và đạo đức trong sự hình thành và phát triển xã hội nay,đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới của đất nước ta

Đó cũng chính là lý do nhóm chúng tôi thực hiện bài tiểu luận này, trongquá trình làm còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự ủng hộ và góp ý củathầy cô và các bạn!

Qua đây, chúng em chân thành cảm ơn cô Bùi Kim Dung, giảng viên hướngdẫn đã giúp chúng em hoàn thành bài tiểu luận này!

Chân thành cảm ơn!

Nhóm sinh viên thực hiện.

MỤC LỤC

Trang 3

I KHÁI NIỆM VỀ PHÁP LUẬT, ĐẠO ĐỨC VÀ MỐI QUAN

HỆ GIỮA CHÚNG ………3

1 Khái niệm………3

1.1 Pháp luật là gì? ……… 3

1.2 Đạo đức là gì? ……… 4

2 Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức……… 4

II ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT CỦA PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC………6

1 Sự giống nhau của pháp luật và đạo đức……… 6

2 Sự khác biệt giữa pháp luật và đạo đức 7

2.1 Về bản chất 7

2.2 Về phương thức điều chỉnh con người 8

2.3 Về kết quả đạt được 8

2.4 Về tính bền vững 9

III PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG CÁC LĨNH VỰC 10

1 Pháp luật và đạo đức trong kinh doanh 10

1.1 Tình hình kinh tế, đời sống doanh nghiệp 10

1.2 Vai trò của đạo đức và pháp luật trong kinh doanh 10

1.3 Kết luận ……….15

2 Pháp luật và đạo đức trong ngành y 16

3 Pháp luật và đạo đức trong văn hóa 19

4 Pháp luật và đạo đức trong nhà trường 21

4.1 Thực trạng hiện nay 21

4.2 Nguyên nhân và sự cần thiết của việc giáo dục pháp luật và đạo đức trong nhà trường 21

LỜI KẾT .23

Trang 4

I KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT, ĐẠO ĐỨC VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÚNG.

1 Khái niệm.

1.1 Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan

hệ xã hội do Nhà nước ban hành và bảo vệ, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền

và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước

Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kiểu Nhà nước và một kiểupháp luật tương ứng Lịch sử xã hội loài người đã trải qua 5 hình thái xã hội khácnhau,và có các kiểu pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến, pháp luật tư sản vàpháp luật xã hội chủ nghĩa Tuy xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có nhà nướccũng chưa hề biết đến pháp luật là gì, nhưng cũng đã có một trật tự nhất định chocuộc sống cộng đồng; trật tự xã hội đó hình thành trên các cơ sở chuẩn mực xãhội như tập quán, tín điều tôn giáo, đạo đức… cũng mang tính quyền lực, nhưngtheo Mác thì đó chỉ là quyền lực xã hội chứ không phải là pháp luật vì nó nhằmphục vụ cho cả cộng đồng Pháp luật hoàn toàn không phải là sản phẩm thuần túycủa lý tính hay bản tính tự nhiên phi giai cấp của con người như học thuyết phápluật tự nhiên quan niệm Theo Mác – Ph.Ăngghen phân tích thì pháp luật chỉ phátsinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, có Nhà nước; bản chất củapháp luật thể hiện ở tính giai cấp của Nhà nước Tuy nhiên, pháp luật cũng mangtính xã hội, bởi vì ở mức độ nhất định, nó phải thể hiện và bảo đảm những yêucầu chung của xã hội về văn hóa, phúc lợi, môi trường sống… Về mặt này thìpháp luật xã hội chủ nghĩa có sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội

Pháp luật còn là một bộ phận quan trọng của cấu trúc thượng tầng xã hội

Nó do cơ sở hạ tầng quyết định, nhưng có tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng.Nếu như pháp luật phản ánh đúng đắn các quy luật vận động và phát triển của xãhội, nhất là các quy luật kinh tế thì pháp luật sẽ có tác động tích cực đối với pháttriển kinh tế - xã hội Ngược lại, pháp luật sẽ kìm hãm sự phát triển đó

Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị, được thể hiện thành luật lệ Như

vậy, có nghĩa pháp luật "là biện pháp chính trị" Điều này được C Mác và Ph.

Ăng-ghen khái quát khi nói về pháp luật tư sản rằng, pháp quyền của các ông chỉ

Trang 5

là lý trí của giai cấp tư sản đề lên thành luật pháp, cái ý chí mà nội dung trong đó

là do những điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp quyết định Pháp luật đã trởthành hình thức thể hiện tập trung, trực tiếp chính trị của giai cấp cầm quyền, làmột công cụ sắc bén thể hiện quyền lực của Nhà nước thực hiện những yêu cầu,mục đích, nội dung chính trị của nó Do đó, Nhà nước nào, pháp luật ấy Nhữngthuộc tính cơ bản của pháp luật là tính quy phạm, tính cưỡng chế, tính kháchquan, tính Nhà nước, tính hệ thống và tương đối ổn định

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không đưa ra định nghĩa trực tiếp về đạo đức mà

sử dụng cách đối lập giữa các sự việc, hiện tượng để nêu khái niệm đạo đức:

“Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ Ngày nay, thời đại

mới, đạo đức cũng phải mới Phải trung với nước Phải hiếu với toàn dân, với đồng bào”(1) Người cũng lấy sự thống nhất giữa quyền lợi và nghĩa vụ của công

dân để định nghĩa đạo đức công dân: “Tuân theo pháp luật nhà nước, tuân theo

kỷ luật lao động, giữ gìn trật tự chung, đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số , hăng hái tham gia công việc chung, bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ Tổ quốc”(2)

Ở đây chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất rằng: Đạo đức là hệ thốngnhững chuẩn mực xã hội, những tiêu chuẩn, nguyên tắc nhằm điều chỉnh hành viđối xử giữa con người với con người, giữa cá nhân với gia đình, tập thể, với xãhội… Chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnhcủa dư luận xã hội Đạo đức không chỉ là các giá trị trong quan hệ giữa người vàngười, giữa con người với xã hội, mà còn là tính tự trọng, sự tự ý thức về danh

dự, nhân phẩm mỗi con người

Như vậy, đạo đức là cái tốt ở bên trong nhưng được đánh giá bằng biểuhiện ở bên ngoài Chúng ta khẳng định được là đạo đức không phải là hành vihay lời nói bên ngoài Đạo đức chỉ chi phối hành vi và lời nói bên ngoài ấy.Điều đó chứng tỏ rằng đạo đức chính là cái gốc của những hành vi, lời nói tốtđẹp bên ngoài

Trang 6

Ngoài ra đạo đức còn mang tính giai cấp Đạo đức chiếm vị trí chi phối,giữ địa vị thống trị đạo đức xã hội là đạo đức của giai cấp cầm quyền.

2 Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức.

Theo quan điểm của C Mác và Ph.Ăng-ghen, việc nghiên cứu đạo đức nếuchỉ đơn thuần xuất phát từ các mối quan hệ kinh tế thì sẽ không thể làm sáng tỏbản chất và đặc trưng của đạo đức, mà còn cần phải nghiên cứu nó trong sự tácđộng qua lại với các hình thái ý thức xã hội khác, như chính trị, pháp luật, kinh

tế, khoa học, văn hoá nghệ thuật Với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạođức không phải là kết quả do tác động của một yếu tố riêng biệt, duy nhất nào.Tính phức tạp, thống nhất và biện chứng trong sự phát triển của nó luôn gắn liềnvới nhiều tác động lớn, trong đó quan hệ giữa đạo đức và pháp luật là đáng chú

ý hơn cả

Bất kỳ một giai cấp nào, một nhà nước của giai cấp cầm quyền nào cũngđều có ý thức trong việc sử dụng hai hình thái ý thức này phục vụ cho lợi íchcủa mình Thông thường, pháp luật, đạo đức là của một giai cấp cụ thể nào đótrong một hình thái xã hội cụ thể nào đó Chúng là các hệ thống những nguyêntắc, quy tắc, quy phạm chung tham gia quy định, điều chỉnh các hành vi và hoạtđộng xã hội của con người, nhằm bảo vệ lợi ích kinh tế, lợi ích chính trị của giaicấp thống trị Pháp luật có vai trò bảo vệ, duy trì và củng cố một kiểu đạo đạonhất định; ngược lại, đạo đức cũng có tác dụng củng cố, bảo vệ hệ thống phápluật nhất định Đấy chính là nghệ thuật của quyền lực chính trị

Pháp luật phải dựa trên đạo đức, là chuẩn của đạo đức, pháp luật và đạođức gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau

Đạo đức là để hành động, hành động thì phải có chuẩn đích rõ ràng, phải

có kỷ luật thúc đẩy Cho nên, nếu đạo đức là gốc của pháp lý, thì pháp lý là chuẩncủa đạo đức Pháp luật và đạo đức đều là những chuẩn mực giá trị định hướng chohành động của con người Đạo đức là cái nền thì pháp luật đảm bảo cho chuẩnmực đạo đức được thực hiện và bảo vệ nếu bị vi phạm Chuẩn mực cao nhất củađạo đức phong kiến là tôn quân (vua) tuyệt đối thì vua có quyền tuyệt đối, kể cảquyền đứng trên pháp luật và giết vua là tội nặng nhất trong pháp luật phong kiến.Còn trong xã hội ngày nay nếu vi phạm pháp luật, sẽ bị chính tòa án lương tâm vàtòa án pháp quyền xử lý Bản chất của sự kết hợp pháp luật và đạo đức trong quản

lý xã hội của nhà nước chính là phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chế của hai

Trang 7

công cụ pháp luật và đạo đức Ở phương Tây có câu thành ngữ: “Cuộc đi săn

không đáng sợ bằng lúc chia phần”, cho thấy phương Tây đề cao pháp luật hơn

đạo đức, kết quả là xã hội nhiều luật nhưng đạo đức thì ít đến tối thiểu, ngay cảhôn nhân cũng là kết quả của những tính toán về lợi ích Điều đó được thể hiệnqua các vụ ly lị, chia tay, họ thường đấu tranh, kiện tụng, nhờ luật sư can thiệp để

có được phần tài sản “bồi thường” sao cho lớn nhất Còn ở phương Đông, đạo đứclại là yếu tố được đề cao hơn, điển hình là trong trường phái Nho gia (Khổng –Mạnh) hay trong các bài giảng đạo của Phật giáo

Vai trò của pháp luật đối với đạo đức, trước hết là đảm bảo thực hiện đạo

đức:“Để thực hiện chữ Liêm, trước hết phải có tuyên truyền và kiểm soát, giáo

dục và pháp luật từ trên xuống, từ dưới lên trên” Nếu đạo đức bị xâm hại thì

pháp luật cũng bị vi phạm: “Do bất liêm mà đi đến tội ác, trộm cắp”, khi đó pháp

luật thể hiện vai trò không thể thay thế trong việc đưa xã hội trở lại ổn định, đồng thời khôi phục, bảo vệ đạo đức: “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm” (3)

II ĐẶC ĐIỂM VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT:

1 Sự giống nhau của pháp luật và đạo đức.

Như đã trình bày ở trên, pháp luật và đạo có sự thống nhất với nhau ở mụctiêu của nó là điều chỉnh hành vi của con người để bảo đảm hoạt động của xã hội.Một người vi phạm đạo đức thường là vi phạm pháp luật và ngược lại vi phạmpháp luật cũng chính là vi phạm đạo đức Đạo đức và pháp luật không phải tựnhiên mà có, bỗng dưng mà xuất hiện Để con người có được ý thức đạo đức và ýthức pháp luật đều là kết quả giáo dục và tiếp thu lâu dài Giáo dục cho con người

có đạo đức cũng là giáo dục cho con người biết tôn trọng pháp luật, kỷ cươngphép nước Giáo dục pháp luật cho con người cũng là để bảo vệ giá trị đạo đức,nhân văn, truyền thống và nâng cao nhận thức con người Tuy nhiên đạo đức vàpháp luật có những đặc điểm và tính chất khác nhau trong quá trình điều chỉnhhành vi con người Điều đó sẽ được nêu ở phần dưới đây

2 Sự khác biệt giữa đạo đức và pháp luật.

Pháp luật là cả một hệ thống quy tắc, nguyên tắc được thể hiện bằng cácvăn bản, đạo luật, sắc lệnh, nghị định , được xây dựng trên cơ sở đời sống xã hội

Trang 8

nhằm định hướng và điều chỉnh hành vi của mọi thành viên trong xã hội Đằngsau hệ thống pháp luật là cả bộ máy Nhà nước đồ sộ cùng với những cơ quan đặcbiệt khác để bảo đảm thực thi pháp luật Trong khi đó, đạo đức là những gì thuộc

về bên trong con người, trong ý thức và tiềm thức, nó không được quy định trênvăn bản hay đạo luật…mà đạo đức của xã hội lại được bắt đầu ngay từ khi loàingười bước vào lịch sử của mình và ban đầu, nó được biểu hiện thông qua phongtục, tập quán nguyên thủy

Như vậy, pháp luật và đạo đức có những điểm biểu hiện sự khác biệt, có sựvận động tương đối độc lập, mặc dù đều mang tính giai cấp trong xã hội có giaicấp

2.1 Về bản chất

Đạo đức mang tính chung, bao quát nhằm định hướng cho con người Vìvậy đòi hỏi con người tự tìm tòi, tự khám phá và qua dư luận mà tự điều chỉnhhành vi của mình.Trái lại pháp luật thông qua những pháp quy, quy chế, điềuchỉnh hành vi con người rất rõ và cụ thể

Đạo đức có lời khuyên: “Lá lành đùm lá rách” hay “Một con ngựa đau, cảtàu bỏ cỏ”, tức là muốn khuyên con người nên giúp đỡ nhau những lúc hoạn nạn,khó khăn Thế khi nào biết họ khó khăn và cần sự giúp đỡ? Để biết được điều đó,con người phải tự tìm hiểu chuẩn mực chung về đạo đức của xã hội đương thời để

tự điều chỉnh hành vi của mình sao cho đúng, sao cho phù hợp Nhưng pháp luậtthì quy định một cách rõ ràng rằng: chứa chấp bao che tội phạm là vi phạm phápluật, hoặc thấy người bị nạn mà không cứu giúp nếu xảy ra hậu quả nghiêm trọng

sẽ bị truy tố theo quy định của pháp luật… Như vậy pháp luật ở đây không phảiđịnh hướng như đạo đức mà nó quy định hành vi con người một cách rõ ràng và

cụ thể

Tuy nhiên pháp luật cũng chịu ảnh hưởng của các đạo đức khác trong xãhội Cái cốt lõi, chung nhất của giá trị đạo đức và pháp luật là lẽ công bằng

2.2 Về phương thức điều chỉnh hành vi con người.

Đạo đức và pháp luật khác nhau ở chỗ đạo đức thì tình cảm và mềm dẻo,pháp luật thì bắt buộc và cứng rắn Bởi khi nhắc đến đạo đức là ta nghĩ ngay đếnvới sự khen chê về một vấn đề nào đó Ví dụ như thầy cô giáo khen một học sinh

Trang 9

giỏi, chăm ngoan và luôn giúp đỡ bạn bè trong học tập: “Em này có đạo đức tốt”, hay mọi người hay mắng những đứa trẻ ngỗ nghịch, quậy phá: “Tụi nó đạo đức

không tốt” Bằng tập thể, xã hội, mọi người xung quanh để điều chỉnh hành vi của

con người Nếu hành vi đó là tốt con người tiếp tục duy trì và phát huy, còn nếu làxấu, là không tốt con người nên thay đổi hành vi đó Nhưng con người có thay đổihay không là tuỳ suy nghĩ và nhân cách mỗi người

Nhưng pháp luật lại khác Nhắc đến pháp luật là nhắc đến sự việc có tínhbắt buộc, muốn hay không con người cũng phải thay đổi hành vi của mình chophù hợp với pháp luật, xã hội Cá nhân không có quyền lựa chọn Bởi khi khôngthực hiện đúng pháp luật thì đó là vi phạm pháp luật, mà đã vi phạm pháp luật thì

sẽ bị xử lý theo luật pháp

Ví dụ: Việc hút thuốc lá nơi công cộng hay bất cứ nơi đâu, không những có

hại cho sức khỏe của bản thân mà còn có gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe củanhững người xung quanh Nếu vẫn cứ hút thuốc nơi đông người như thế thì đó làcoi thường sức khỏe, tính mạng người khác, việc làm đó là thiếu đạo đức, thiếu ýthức, không nên Cái “không nên” ở đây có nghĩa rằng điều đó vẫn có thể xảy ra.Nhưng về mặt pháp luật thì bắt buộc và quy định rằng: “Không được hút thuốcnơi công cộng” Nếu như anh cố tình hay chỉ vô tình vi phạm thì sẽ bị xử lý theoluật pháp đã định

Tóm lại, đạo đức thì tình cảm và mềm dẻo, linh động trong từng trườnghợp, còn pháp luật thì lạnh lùng và cứng rắn

2.3 Về kết quả đạt được.

Để có được hành vi đạo đức đúng đắn, chuẩn mực, cần trải qua cả một quátrình giáo dục lâu dài và lặp lại nhiều lần của gia đình, của xã hội cho đến lúc conngười tự ý thức được hành động của mình và tự điều chỉnh hành vi của mình saocho đúng mực Ngược lại, pháp luật lại đạt được kết quả nhanh chóng khi thựchiện

Ví dụ: Để những bạn học sinh biết về việc không nên lái xe khi chưa đủ

tuổi là một kết quả của sự giáo dục lâu dài của gia đình, của nhà trường, của xãhội, giúp cho những bạn trẻ ý thức được và thực hiện đúng Trái lại thì pháp luậtlại đòi hỏi kết quả ngay lập tức Hành vi đó phải được điều chỉnh ngay nếu không

Trang 10

thì chính các bạn trẻ, bố mẹ hay người giám sát phải chịu trách nhiệm vì đã để cácbạn vi phạm luật giao thông đường bộ.

2.4 Về tính bền vững.

Như đã nói ở trên, đạo đức là kết quả của sự giáo dục lâu dài, khi conngười ý thức được hành vi họ sẽ tự nguyện, tự giác điều chỉnh hành vi đó Điềuchỉnh đây là tự thân vận động, là nội lực của người biểu hiện hành vi, không ai cóthể tác động trực tiếp vào hành động Do đó một hành vi đạo đức có được, sẽ cótính bền vững ít thay đổi; vì vậy mới có “đạo đức truyền thống” Ngược lại, phápluật là sự cưỡng bức, ép buộc, sự tác động từ bên ngoài, dù muốn hay không thìngười đó cũng phải thay đổi hành vi của mình để đúng với pháp luật Sự thay đổinày có thể là không bền vững vì nó có thể lập lại ở nơi này hay nơi khác nếu vắngbóng pháp luật

Ví dụ: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông Để mọi người hiểu biết

và hành động cho đúng thì đó là kết quả giáo dục và tuyên truyền Nhưng khi conngười đã hiểu và tự điều chỉnh hành vi của mình thì họ sẽ không bao giờ mắc sailầm về chuyện không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông Hành vi đó trởthành bền vững Với góc độ pháp luật thì hành động không đội mũ bảo hiểm khitham gia giao thông là vi phạm luật giao thông đường bộ, lập tức pháp luật cóbiện pháp xử lý, người vi phạm phải điều chỉnh ngay hành vi của mình, phải nộptiền phạt… Nhưng nếu ở đâu vắng bóng cảnh sát giao thông thì hành động khôngđội mũ bảo hiểm có thể lại xảy ra

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã đưa ra dự báo rằng, pháp luật sẽ mất đi cùng với

sự xóa bỏ xã hội có giai cấp Đến lúc đó, đạo đức sẽ "ngự trị" hoàn toàn, nó thay thế

luật pháp để điều hòa các hành vi, hoạt động của con người Tất nhiên, từ giờ chotới lúc đó còn là một quá trình phát triển rất lâu dài Nhưng, có thể đưa ra mộtnhận xét rằng, phạm vi điều chỉnh của đạo đức rộng hơn so với pháp luật Tráchnhiệm đạo đức được biểu hiện thông qua dư luận xã hội Dư luận xã hội không chỉlên án những hành vi phản đạo đức, mà còn cổ vũ, khuyến khích những hành vitích cực biểu hiện nếp sống văn hóa, văn minh của xã hội hiện đại

Dựa vào đặc tính này có thể đưa ra một kết luận rằng: xét dưới góc độ

chuẩn mực xã hội, pháp luật là đạo đức tối thiểu, còn đạo đức là pháp luật tối đa.

Trang 11

III PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG CÁC LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.

1 Pháp luật và đạo đức trong kinh doanh.

1.1 Tình hình kinh tế, đời sống doanh nghiệp.

Nền kinh tế thế giới hiện nay nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đangnhường chỗ cho nền kinh tế thị trường đầy sôi động và hấp dẫn với mọi người.Nhiều sản phẩm hàng hóa thủ công nghiệp ra đời với sự phong phú và đa dạngnhằm phục vụ cho cuộc sống của con người cùng với đó là những dịch vụ vuichơi, giải trí Cuộc sống của con người ngày càng được hoàn thiện và đầy đủhơn.Song cũng vì thế mà xã hội ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực.Nổicộm lên là vấn đề vi phạm pháp luật và suy thoái đạo đức trong xã hội nói chung

và từng lĩnh vực của đời sống nói riêng

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển lâu dài của Nhà nước,phápluật đã phát huy được sức mạnh của mình trong việc giữ gìn sự ổn định xã hộitrong từng giai đoạn phát triển của nó Pháp luật đã trở thành một bộ phận khôngthể thiếu của Nhà nước trong quá trình quản lí xã hội,nó có vai trò đặc biệt quantrọng trong các lĩnh vực kinh tế,đời sống-xã hội.Trong đó không thể không nhắcđến vai trò của pháp luật trong kinh doanh-một hoạt động kinh tế sôi nổi của nước

ta trong thời đại công nghiệp hóa,hiện đại hóa hiện nay

1.2 Vai trò của đạo đức và pháp luật trong kinh doanh.

Pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh.

Thứ nhất, pháp luật có vai trò đặc biệt đối với tự do kinh doanh vì nó biếnnhu cầu kinh doanh thành một quyền pháp định và thậm chí cao hơn, là quyềnHiến định Nhu cầu kinh doanh là một nhu cầu mang tính xã hội Vì vậy, biến nhucầu xã hội này thành quyền Hiến định hay pháp định là tiền đề thực hiện tự dokinh doanh Như chúng ta đã thấy, ngay cả trong nền kinh tế kế hoạch hóa tậptrung trước đây, sự tồn tại nhu cầu tự do kinh doanh là điều không thể phủ nhận,mặc dù sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất lúc đó rất bị hạn chế và phân biệt đối

xử Tuy nhiên, do những lý do khác nhau, tự do kinh doanh không được pháp luậtcông nhận và thực tế nó không tồn tại Trong các văn bản pháp luật cũng như cácvăn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước ta lúc đó khó có thể tìm thấy kháiniệm tự do kinh doanh, tự do sở hữu tư liệu sản xuất Khó có thể có sự tồn tại kinhdoanh đối với cá nhân khi sở hữu về tư liệu sản xuất chỉ được áp dụng đối với một

số hộ kinh doanh cá thể, quy mô không lớn

Trang 12

Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong kinh doanh

Thứ hai, pháp luật thể chế hóa các đòi hỏi của tự do kinh doanh Nhưchúng ta biết, tự do kinh doanh có những đòi hỏi riêng của nó Kinh doanh là hành

vi mang tính xã hội hóa cao của chủ thể Muốn thực hiện hành vi này, chủ thể cầnphải có những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định Khác với nhiều hành

vi đơn giản khác, kinh doanh hàm chứa những đòi hỏi phong phú, đa dạng vàdưới nhiều phương diện khác nhau

Thứ ba, khi tiến hành kinh doanh, chủ thể phải thực hiện một hành vi mangtính chất tiền đề khá quan trọng Đó là hành vi đăng ký kinh doanh Về bản chất,đăng ký kinh doanh được xem xét dưới hai góc độ: thứ nhất, hành vi của chủ thểnhằm thực hiện nhu cầu kinh doanh của mình; và thứ hai, đó là hành vi quản lýcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền Với tư cách hành vi của chủ thể thì đâyđược coi là việc chủ thể muốn xác lập quyền tự do kinh doanh của mình

Thực tế ở nước ta cho thấy, quyền tự do kinh doanh cho dù được khẳngđịnh trong luật hay Hiến pháp thì việc thực hiện nó phụ thuộc rất nhiều vào cơ chếđăng ký kinh doanh Cơ chế đăng ký kinh doanh được xác lập trong Luật Công ty(1990) là ví dụ cho cách tiếp cận này Ngược lại, việc đăng ký kinh doanh sẽ tạođiều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức thực hiện quyền tự do kinh doanh nếu

nó được xây dựng trên quan điểm vì sự tăng trưởng của nền kinh tế Do Nhà nước

Ngày đăng: 24/03/2014, 08:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w