Tính cấp thiết của đề tài
Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, thực hiện Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, XHTDNB đã và đang trở thành công cụ quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay và kiểm soát rủi ro tín dụng rất hiệu quả của các NHTM nói chung và của Agribank nói riêng Thông qua xếp hạng khách hàng, ngân hàng có thể đánh giá năng lực kinh doanh của khách hàng đó đang ở mức nào Kết quả đánh giá, xếp hạng là căn cứ quan trọng để ngân hàng ra quyết định cho vay chính xác, hiệu quả.
Theo quyết định số 214/QĐ-NHNN ngày 30/01/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Agribank được chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu. Tháng 11/2011, Agribank được Chính phủ phê duyệt cấp bổ sung 8.445,47 tỷ đồng, nâng tổng số vốn điều lệ của Agribank lên 29.605 tỷ đồng Tính đến 31/12/2014, tổng tài sản của Agribank đạt 762.869 tỷ đồng; tổng nguồn vốn: 690.191 tỷ đồng; tổng dư nợ: trên 605.324 tỷ đồng Ngoài qui mô về vốn, Agribank còn là ngân hàng có quy mô về số lượng nhân viên, tổng tài sản, tổng dư nợ cũng như mạng lưới hoạt động rộng lớn hàng đầu trong hệ thống các NHTM Việt Nam [54]
Với vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Agribank vẫn duy trì hoạt động kinh doanh theo hướng một ngân hàng truyền thống, hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của Agribank: Dư nợ tín dụng chiếm xấp xỉ 79% tổng tài sản; thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tới khoảng 70% tổng thu nhập Do đó, rủi ro trong kinh doanh của Agribank có xu hướng tập trung vào hoạt động tín dụng Trong 03 năm từ 2012 đến nay, tăng trưởng dư nợ thấp và tỷ lệ nợ xấu tăng cao là nguyên nhân chính ảnh hưởng trực tiếp đến việc sụt giảm lợi nhuận của Agribank.[54]
Theo Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011, Agribank đã đưa vào sử dụng, vận hành hệ thống XHTDNB do Công ty Enrst&Young tư vấn xây dựng từ năm 2007 Trong thời gian qua, hoạt động XHTDNB đã có nhiều đóng góp tích cực cho việc hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Agribank Tuy nhiên, việc xây dựng và áp dụng XHTDNB hiện nay của Agribank còn tồn tại nhiều bất cập về nội dung, đối tượng khách hàng, bộ tiêu chí chấm điểm… Do đó, việc áp dụng hệ thống XHTDNB hiện nay chưa thực sự là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho ngân
13 hàng trong công tác đánh giá thực lực, tiềm năng cũng như rủi ro tiềm ẩn của khách hàng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Agribank và tác động không nhỏ đến hoạt động của các NHTM tại Việt Nam.
Từ thực tiễn vận hành và nghiên cứu, phân tích hệ thống XHTDNB của Agribank, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam” để nghiên cứu nhằm khắc phục những hạn chế trên cả về lý luận và thực tiễn.
Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Xây dựng mô hình XHTDNB theo phân khúc thị trường
+ Phân tích đánh giá tác động của các nhân tố từ phía khách hàng; phân tích về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố từ phía khách hàng theo từng vùng, miền; + Đánh giá thực trạng XHTDNB tại Agribank để xây dựng mô hình XHTDNB theo phân khúc thị trường.
+ Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống XHTDNB theo phân khúc thị trường tại Agribank.
Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu về công tác XHTDNB theo phân khúc thị trường
- Luận án tập trung xây dựng hệ thống XHTDNB theo phân khúc thị trường đối với khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng tại Agribank, bởi một số lý do sau:
Thứ nhất, khách hàng mục tiêu và cũng là khách hàng chiếm số lượng đông nhất của Agribank thuộc đối tượng khách hàng cá nhân Theo số liệu đến 31/12/2014, số lượng khách hàng còn dư nợ của Agribank là 4 triệu, trong đó, khách hàng cá nhân tại Agribank xấp xỉ 3,4 triệu chiếm xấp xỉ 85%; dư nợ của đối tượng khách hàng cá nhân đạt 370 ngàn tỷ đồng/690 ngàn tỷ đồng tổng dư nợ của Agribank chiếm 53,6% [1]
Thứ hai, Agribank có chủ trương “ tiếp tục tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất và cá nhân ” được nêu tại văn bản số 736/NHNo-HSX ngày 03/02/2015 của Tổng Giám đốc Agribank.
Thứ ba, việc chấm điểm XHTDNB đối với khách hàng là cá nhân ở Việt
Nam hiện nay còn rất nhiều hạn chế Vì: (1) Hệ thống thông tin về đối tượng khách hàng cá nhân ở Việt Nam còn thiếu; (2) Nhiều tiêu chí sử dụng để chấm điểm mang tính định tính Do đó, việc chấm điểm XHTDNB đối với đối tượng khách hàng này phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của người chấm điểm Đây là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến kết quả đánh giá, xếp hạng khách hàng và ra quyết định cho vay của ngân hàng.
Kết quả nghiên cứu sẽ làm tiền đề tiến đến nghiên cứu và áp dụng đối với tất cả các đối tượng khách hàng còn lại trong hệ thống Agribank trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, tác giả đi sâu vào nghiên cứu lý thuyết phân khúc thị trường; thực tiễn việc XHTDNB đối với các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng hộ sản xuất, khách hàng định chế tài chính… của Agribank và một số NHTM lớn tại Việt Nam, tác giả phân tích, đánh giá và rút ra kinh nghiệm, tồn tại, hạn chế của công tác XHTDNB theo phân khúc thị trường tại các NHTM Việt Nam hiện nay Trên cơ sở đó, đề xuất mô hình XHTDNB theo phân khúc thị trường đối với khách hàng cá nhân của Agribank trên lãnh thổ Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận án là nghiên cứu giải pháp XHTDNB theo phân khúc khách hàng cá nhân của Agribank trên lãnh thổ Việt Nam Kết quả của luận án sẽ là tiền đề để tiếp tục nghiên cứu hoạt động XHTDNB theo phân khúc thị trường đối với các đối tượng khách hàng còn lại của ngân hàng.
- Số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu về tín dụng, các khoản nợ xấu, các báo cáo về hoạt động tín dụng và những số liệu liên quan đến khách hàng tại hệ thống Agribank và các NHTM Việt Nam; các số liệu về mức sống, mức thu nhập… qua các trang mạng, thông qua số liệu của Tổng cục thống kê trong 5 năm từ năm 2010 đến 30/6/2015.
- Số liệu sơ cấp: Thông qua bảng hỏi gửi tới các khách hàng cá nhân của Agribank tại48/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam để xác định các thông tin cần điều tra phục vụ cho quá trình nghiên cứu Việc khảo sát được thực hiện từ tháng 11/2014 đến tháng4/2015 Dữ liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ các khách hàng cá nhân củaAgribank với quy mô mẫu là 1123 số phiếu có giá trị/1470 phiếu phát ra.
Phương pháp, câu hỏi và mô hình nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Đây là một đề tài khoa học mang tính ứng dụng thực tiễn, nên luận án được thực hiện trên cơ sở kết hợp của nhiều phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng và lịch sử để phân tích, rút ra các nhận định, đánh giá và đúc kết các phương pháp XHTDNB.
Nguồn dữ liệu: (1) Dữ liệu thứ cấp: được khai thác thông qua các báo cáo hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam và của Agribank; (2) Dữ liệu sơ cấp: được tác giả khai thác trực tiếp các khách hàng của Agribank thông qua bảng hỏi; phỏng vấn sâu đối với một số cán bộ tín dụng, cán bộ lãnh đạo của một số chi nhánh trong hệ thống Agribank.
4.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia nhằm làm sáng tỏ và biện chứng những nhận định, đánh giá, đặc biệt rút ra những điểm mạnh, điểm yếu trong việc thực hiện công tác xếp hạng doanh nghiệp tại các NHTM nhà nước hiện nay.
- Phương pháp phán đoán logic nhằm xác định cơ hội thách thức của hệ thống NHTM nhà nước nói chung và Agribank nói riêng, trong công tác XHTDNB.
4.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để kiểm định, đo lường vai trò các đặc trưng kinh tế - xã hội của khách hàng, nhằm nhận biết khả năng phân khúc khách hàng theo các tiêu chí khác nhau.
- Sử dụng mô hình kinh tế lượng dưới dạng hàm hồi qui nhị phân Binary Logistic ước lượng tác động của các nhân tố đến các chỉ tiêu chủ yếu phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó, đưa ra phương pháp phân khúc khách hàng.
- Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng; đề xuất mô hình XHTDNB theo từng khúc thị trường.
Câu hỏi nghiên cứu
Khả năng trả nợ của KH (Biến phụ thuộc)
Tác động theo từng phân đoạn thị trường
Các chỉ tiêu thuộc nhóm Quan hệ của KH với NH (đã có tác động ảnh hưởng của các nhân tố thuộc Thông tin thân nhân của KH)
Các chỉ tiêu thuộc nhóm Quan hệ của KH với NH (Biến phụ thuộc)
Tác động theo từng phân đoạn thị trường Các nhân tố thuộc nhóm Thông tin thân nhân của KH (Biến độc lập)
(1) Có thể phân khúc khách hàng theo những tiêu thức nào? Mối liên hệ giữa việc phân khúc khách hàng với việc hình thành hệ thống chỉ tiêu XHTDNB của Agribank?
(2) Làm thế nào để xây dựng được một hệ thống XHTDNB phù hợp với sự phân khúc khách hàng? Cách thức tính điểm cho từng chỉ tiêu để đánh giá chính xác năng lực của khách hàng?
Mô hình nghiên cứu
Tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu dưới đây:
Mô hình 1.1: Mô hình nghiên cứu
Những đóng góp mới của luận án
Phương diện lý thuyết
Thứ nhất , hệ thống hóa được những vấn đề lý luận chung về XHTDNB, hệ thống hóa các tiêu chí, các nhân tố có tác động đến kết quả XHTDNB Qua đó, kết quả của nghiên cứu đóng góp vào việc hoàn thiện khung lý thuyết về XHTDNB theo phân khúc thị trường cho các NHTM Việt Nam.
Thứ hai , tiến hành đánh giá định tính kết hợp với định lượng hệ thống các tiêu chí trong đánh giá XHTDNB theo phân khúc thị trường ở Việt Nam.
Thứ ba , nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu các chỉ tiêu, nhân tố tác động đến kết quả XHTDNB Vì vậy, những khiếm khuyết cũng như các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tiền đề để các nhà nghiên cứu sau này tiếp tục bổ sung và hoàn thiện công tác XHTDNB tại các NHTM Việt Nam.
Phương diện thực tiễn
Một là , kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng ngay vào công tác XHTDNB tại
Agribank, một NHTM Nhà nước có số lượng khách hàng lớn nhất Việt Nam.
Hai là, kết quả nghiên cứu giúp các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong ngành ngân hàng tại Việt Nam nói chung và Agribank nói riêng tiếp cận một phương pháp mới trong đo lường và đánh giá các tiêu chí của hệ thống XHTDNB.
Ba là , công trình sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến
XHTDNB tại các NHTM về phương pháp luận cũng như kiểm định, đo lường kết quả nghiên cứu.
Kết cấu của luận án
Ngoài các phần: Lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục… theo qui định, Luận án được kết cấu gồm phần mở đầu và 05 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về XHTDNB theo phân khúc thị trường của NHTM tại Việt Nam.
Chương 3: Thực trạng XHTDNB theo phân khúc thị trường tại Agribank. Chương 4: Quy trình nghiên cứu khảo sát và xử lý số liệu.
Chương 5: Mô hình XHTDNB theo phân khúc thị trường tại Agribank; Kết quả và một số kiến nghị.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Một số mô hình xếp hạng tín dụng
1.1.1 Mô hình chấm điểm Đây là mô hình XHTD đã có từ lâu nhằm đánh giá khách hàng vay vốn qua các hoạt động phân tích của cán bộ tín dụng ở NHTM thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính Mô hình này là một trong những mô hình hết sức đơn giản và dễ thực hiện để XHTD Được các công ty xếp hạng tín nhiệm (Credit Rating Agency) trên thế giới sử dụng một cách phổ biến như: Moody’s; Standard and Poor; Fitch.
- Các chỉ tiêu tài chính: Các chỉ tiêu tài chính mà các cán bộ tín dụng thường được sử dụng để đánh giá khách hàng vay vốn của mình bao gồm:
+ Các tỷ số thanh khoản để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như: Hệ số thanh khoản hiện thời (ngắn hạn); hệ số thanh khoản nhanh; hệ số khả năng thanh toán tổng quát; hệ số khả năng trả lãi….
+ Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động để đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp chẳng hạn như: Vòng quay hàng tồn kho; vòng quay khoản phải thu; kỳ thu tiền bình quân; vòng quay tổng tài sản.
+ Các tỷ số đòn bẩy tài chính để đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp như: Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu; hệ số nợ so với tổng tài sản; hệ số tài trợ vốn chủ sở hữu; hệ số nợ dài hạn; phân tích hệ số khả năng hoàn trả lãi vay; hệ số khả năng trả nợ.
+ Các chỉ tiêu khả năng sinh lời để đo lường khả năng của doanh nghiệp, như: Hệ số thu nhập trên tổng tài sản; khả năng sinh lời so với doanh thu; ROE; ROA…
- Các chỉ tiêu phi tài chính: Các chỉ tiêu phi tài chính được thu thập từ các nguồn thông tin trong và ngoài DN bao gồm: Lĩnh vực hoạt động kinh doanh, uy tín trong quan hệ với các TCTD, khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý của nhà lãnh đạo DN, môi trường kinh doanh của DN, khả năng ứng phó của DN trên thương trường… Thông thường việc phân tích các chỉ tiêu phi tài chính được thông qua mô hình 6C gồm: Tư cách người vay (Character); năng lực của người vay (Capacity); thu nhập của người vay (Cash); bảo đảm tiền vay (Collateral); các điều kiện (Conditions); kiểm soát (Control) [4]
Có thể thấy rằng đây là một mô hình khá phổ biến đang được thực hiện tại các NHTM Việt Nam, bởi lẽ mô hình này có nhiều lợi thế và khá phù hợp với các NHTM trong điều kiện Việt Nam hiện nay, cụ thể là:
Thứ nhất, đây là mô hình tương đối đơn giản, tận dụng được kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu của các cán bộ tín dụng, các chuyên gia tài chính – ngân hàng để phân tích các chỉ tiêu tài chính Việc phân tích dựa trên công nghệ giản đơn, hệ thống lưu trữ thông tin ổn định, sử dụng hồ sơ sẵn có, sử dụng các yếu tố không mang tính lượng hoá.
Thứ hai, vì đây là mô hình đơn giản, nên ngân hàng chỉ cần có tiềm lực công nghệ trung bình với một đội ngũ cán bộ tín dụng tương đối tốt cùng với một hệ thống thông tin quản lý cập nhật là có thể thực hiện được [4]
Thứ ba, có thể áp dụng cho các khoản vay riêng lẻ, chịu tác động của yếu tố vùng, miền, phong tục tập quán…
Hạn chế của mô hình :
Thứ nhất, đây là mô hình tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của cán bộ tín dụng (CBTD) Như vậy, kết quả đánh giá thường mang tính chủ quan và phụ thuộc gần như hoàn toàn vào khả năng đánh giá, phân tích và nhận định của CBTD.
Thứ hai, các NHTM sử dụng mô hình này sẽ chịu chi phí cao, tốn nhiều thời gian để đánh giá và đòi hỏi phải có đội ngũ CBTD phải có tính chuyên nghiệp, có thâm niên, kỹ năng, kiến thức chuyên môn cao.
Thứ ba, mô hình này rất khó khăn đo lường các yếu tố XHTD, vì vậy không có tác dụng tư vấn đối với khách hàng cũng như đối với việc thẩm định hồ sơ khoản vay.
1.1.2 Mô hình điểm số của Altman Để khắc phục những hạn chế của mô hình chấm điểm và nâng cao tính khách quan qua việc lượng hóa, hiện nay, một số ngân hàng tiếp cận phương pháp XHTD qua phương pháp định lượng Đây là một mô hình định lượng dựa trên việc mô hình hoá các mối quan hệ giữa các biến qua đó phản ánh chất lượng tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng từ phía khách hàng.
Mô hình điểm số Z do Altman khởi tạo từ năm 1986 và thường được sử dụng để xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp Mô hình này dùng để đo xác suất vỡ nợ của khách hàng thông qua các đặc điểm cơ bản của khách hàng Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro đối với người vay và phụ thuộc vào 05 chỉ số tài chính của người vay (Xj ) Từ mô hình này tính được xác suất vỡ nợ của người vay trên cơ sở số liệu trong quá khứ Altman đã xây dựng mô hình cho điểm như sau:
X1 = Tỷ số “Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản”
X2 = Tỷ số “Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản”
X3 = Tỷ số “Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/Tổng tài sản”
X4 =Tỷ số “Thị giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”
X5 = Tỷ số “ Doanh thu/Tổng tài sản”
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến XHTDNB
Ngoài một số phương pháp và mô hình XHTD đã được áp dụng trên thế giới và Việt Nam nêu trên, đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về XHTDNB Các công trình này có thể coi là “lăng kính đa chiều” trong việc nhìn nhận, đánh giá và giải pháp về những vấn đề còn vướng mắc, tồn tại của hệ thống XHTDNB.
1.2.1 Luận án Tiến sĩ “Những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”
Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Hữu Thủy, năm1996, đã đề cập đến một số khó khăn chủ yếu trong việc hạn chế rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam như: Mở rộng quy mô tín dụng vượt quá khả năng quản lý, điều hành; cạnh tranh giữa các ngân hàng không lành mạnh dẫn đến việc hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá khách hàng trong hoạt động cấp tín dụng; thông tin tín dụng không đầy đủ, thiếu độ chính xác và lạc hậu; trình độ, năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế trong việc phân tích, đánh giá và nắm bắt môi trường kinh doanh của ngân hàng cũng như của các khách hàng.
Phân tích trên đây cho thấy những khó khăn trong việc đánh giá XHTDNB của các NHTM các yếu tố hiện nay.
1.2.2 Luận án Tiến sĩ “Các biện pháp của NHTM nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay đối với các doanh nghiệp”
Luận án Tiến sĩ của tác giả Lê Thị Hiệp Thương (2012) “Các biện pháp của NHTM nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay đối với các doanh nghiệp” Tác giả khẳng định rủi ro tín dụng là rủi ro cơ bản trong hoạt động cho vay Qua đó, luận án đã đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay đối với doanh nghiệp như công tác quản trị, kiểm soát cho vay…, đồng thời tác giả cũng đề cập đến một trong những phương pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng là XHTDNB.
1.2.3 Luận án Tiến sĩ “Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam”
Tác giả luận án Tiến sĩ là Lê Thị Huyền Diệu (2009) Luận án đã hệ thống hóa rõ nét nội dung cơ bản của quản lý rủi ro tín dụng Trên cơ sở đó, đưa ra các mô hình quản lý rủi ro và điều kiện áp dụng Tác giả đã đề cập đến việc áp dụng 03 mô hình quản lý rủi ro của các NHTM Việt Nam gồm: Mô hình tổ chức, quản lý rủi ro; mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro Theo đó, tác giả cũng nghiên cứu và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng có liên quan mật thiết đến mô hình đánh giá XHTDNB tại các NHTM.
1.2.4 Luận án Tiến Sĩ "Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín nhiệm trong phân tích tín dụng của các NHTM Việt Nam"
Với luận án này, tác giả Trần Thị Kỳ (2003) đã giải quyết được một số những vấn đề liên quan đến việc XHTD tại các NHTM Thông qua hệ thống số liệu thực tế, tác giả đã minh chứng vai trò quan trọng của tín dụng ngân hàng cũng như rủi ro tín dụng tồn tại một cách tất yếu khách quan Do vậy, để nâng cao được chất lượng, hiệu quả của công cụ XHTD cần dựa trên việc phân tích các rủi ro tín dụng tại các NHTM.
1.2.5 Luận án Tiến sĩ “Xây dựng mô hình XHTD đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế chuyển đổi”
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hòa (2009), tác giả của luận án đã nghiên cứu sâu về các mô hình XHTD trên thế giới và tại Việt Nam, nghiên cứu về sự chuyển đổi của nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng và giải quyết các vấn đề mang tính vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam Tác giả đã xây dựng mô hình XHTD cho các doanh nghiệp Việt Nam Trên cơ sở kế thừa những mô hình XHTD hiện hành trên thế giới,tác giả đã đưa ra một mô hình XHTD rất chi tiết, mang tính thực tiễn cao dành cho các doanh nghiệp với những đặc thù của nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này vào các NHTM vẫn còn gặp nhiều khó khăn do sự phức tạp của mô hình và sự thiếu phù hợp đối với một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở các khu vực nông nghiệp nông thôn.
Trên cơ sở hệ thống hóa về lý luận và thực tiễn của XHTD, luận án vận dụng và tiến hành phân tích và đánh giá các kết quả đã được nghiên cứu trước đây cũng như thực trạng ở Việt Nam hiện nay Tác giả khẳng định: “Không có một phương pháp hay mô hình nào là toàn năng mà phải xây dựng mô hình riêng phù hợp với đặc điểm của quốc gia đó …” Việc XHTD cần phải đảm bảo tính khách quan, khoa học, phù hợp với từng chủ thể trong nền kinh tế đặc biệt trong một nền kinh tế còn nhiều bất cập: thiếu cơ sở pháp lý, thông tin bất cân xứng…
Một số bài báo, bài nghiên cứu chuyên đề liên quan đến XHTD
Ngoài những công trình nghiên cứu của Việt Nam trên đây còn có rất nhiều bài viết phân tích chuyên sâu về phương pháp luận đã được công bố trên tạp chí LBF, như phân tích DA tiếp đó là phân tích mô hình logistics Trong bài viết của Alman trên tạp chí JBF tháng 6 năm 1967 đã phát triển mô hình phân biệt là cơ sở cho mô hình tiếp cận theo phương pháp này Các kết quả này đã được sử dụng làm cơ sở cho việc phát triển các mô hình ở hơn 25 quốc gia Lawrence (1992) sử dụng mô hình logistics dự báo xác suất vỡ nợ của những người vay mua nhà có thế chấp. Smith và Lawrence (1995) sử dụng mô hình logistics trong lựa chọn biến tốt nhất khi dự báo vỡ nợ của các quốc gia Họ cho rằng, sử dụng dữ liệu trả nợ trong quá khứ là quan trọng nhất trong dự báo vỡ nợ…
Những mô hình đo lường rủi ro tín dụng mới (Newer models of credit risk measurement), với cơ sở lý thuyết chắc chắn được gọi là mô hình “rủi ro của phá sản” Ở đó, phá sản được hiểu một cách đơn giản nhất, doanh nghiệp đi đến phá sản khi giá trị thị trường của tài sản nhỏ hơn giá trị của các khoản nợ phải trả Những mô hình này được đưa ra bởi Wilcox (1973) và Scott (1981) Theo nhận định củaScott mô hình rủi ro phá sản là một trường hợp đặc biệt của mô hình định giá quyền chọn (OPM – Option Pricing Model) của Back và Scholes, Merton (1974) cũng như của Hull và White (1995).
Khoảng trống nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan về thực hiện XHTD hiện nay cho thấy còn tồn tại một số khoảng trống sau:
Một là, việc sử dụng phương pháp XHTD và xây dựng hệ thống chỉ tiêu, thang điểm, cách tính điểm số ở mỗi NHTM có sự khác biệt, dẫn đến kết quả xếp hạng của cùng 01 đối tượng được xếp hạng có thể khác nhau.
Hai là , hệ thống chỉ tiêu xếp hạng không được xây dựng riêng cho từng nhóm đối tượng có những đặc điểm kinh tế, sinh sống khác nhau, dẫn đến việc đánh giá xếp hạng chưa thực sự sát với khả năng sử dụng vốn, khả năng trả nợ của đối tượng được chấm điểm.
Ba là, các chỉ tiêu ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng chưa có cách tính điểm cụ thể mà thường được xác định bằng phương pháp chuyên gia, dẫn đến kết quả chấm điểm còn hạn chế.
Bốn là, chưa đi sâu vào nghiên cứu XHTD đối với khách hàng cá nhân – khách hàng có hệ thống thông tin nhân thân rất khó xác định một cách chính xác. Đây là trở ngại lớn cho các NHTM trong hoạt động XHTDNB cho đối tượng khách hàng này.
Các công trình, bài viết thường tập trung giải quyết các vấn đề còn tồn tại đối với hệ thống chỉ tiêu định lượng trong hệ thống XHTD doanh nghiệp mà chưa quan tâm nhiều đến nghiên cứu cho đối tượng khách hàng cá nhân Tại nghiên cứu về mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam của Stefanie Kleimeier và Đinh Thị Thanh Huyền và mô hình chấm điểm XHTD cá nhân của Ernst & Young (E&Y) đã đề cập đến mức ảnh hưởng của các biến số đến rủi ro tín dụng và qua đó thiết lập một mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này không đưa ra cách tính điểm cụ thể cho từng chỉ tiêu, để vận dụng được mô hình này đòi hỏi các NHTM phải tự thiết lập thang điểm cho từng chỉ tiêu phù hợp với thực trạng và hệ thống cơ sở dữ liệu cá nhân của ngân hàng mình.
Luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu các khoảng trống nêu trên để hoàn thiện mô hình XHTDNB Đặc biệt Luận án sẽ đi sâu nghiên cứu XHTD khách hàng cá nhân tại Agribank - Ngân hàng có lượng khách hàng cá nhân lớn nhất Việt Nam hiện nay thông qua phân khúc thị trường nhằm mục tiêu đánh giá khách hàng một cách khách quan và chính xác hơn.
Chương 1 của luận án, tác giả đã nghiên cứu tổng quan một số công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến đề tài nghiên cứu cụ thể là:
- Nghiên cứu một số mô hình xếp hạng tín dụng như: Mô hình chấm điểm theo các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, mô hình điểm số của Altman, mô hình Logistic, mô hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO, mô hình điểm số tín dụng cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam của Stefanie Kleimeier và Đinh Thị Thanh Huyền, mô hình chấm điểm XHTD cá nhân của Ernst & Young.
- Tóm tắt một số bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến XHTDNB như Luận án Tiến sĩ của các tác giả: Nguyễn Hữu Thủy (1996), Lê Thị Hiệp Thương (2012),
Lê Thị Huyền Diệu (2009), Trần Thị Kỳ (2003), Nguyễn Trọng Hòa (2009)… và một số bài báo, bài nghiên cứu chuyên đề trên thế giới Trên cơ sở phân tích,đánh giá kết quả đã đạt được và những hạn chế tồn tại của các công trình nghiên cứu, tác giả đã tìm ra 04 vấn đề còn tồn tại là khoảng trống của các nghiên cứu vềXHTDN, nhằm nghiên cứu để khắc phục trong Luận án ở những chương tiếp theo.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ THEO PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
Phân khúc thị trường của ngân hàng thương mại
2.1.1 Thị trường của NHTM Ở mỗi góc độ tiếp cận khác nhau, ở mỗi giai đoạn trong quá trình phát triển kinh tế hàng hoá, thị trường có thể được khái niệm theo nhiều cách khác nhau. Theo David Begg (2008), “Thị trường là tập hợp các sự thoả thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ” [5] Theo cách hiểu này thì người ta nhấn mạnh đến các quan hệ trao đổi cũng như thể chế và các điều kiện thực hiện việc mua bán.
Theo Philip Kotler(2008): “Thị trường là tập hợp những người mua hàng hiện tại và tương lai” [31] Với cách tiếp cận này, ông cho rằng khách hàng là thị trường và quy mô của thị trường vô cùng rộng lớn Khả năng phát triển thị trường hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng mở rộng khách hàng.
Như vậy thị trường có thể được hiểu:
Theo nghĩa hẹp thì thị trường là cụm từ chỉ nơi gặp gỡ giữa người bán, người mua, ở đó diễn ra các hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa và tiền tệ Phạm vi của thị trường không bị giới hạn về mặt thời gian và không gian; ở đâu có sự trao đổi, buôn bán, có sự lưu thông hàng hoá thì ở đó có thị trường Đây là cách hiểu thị trường gắn với yếu tố địa lý của hành vi tham gia thị trường, đòi hỏi phải có sự hiện hữu của đối tượng được đem ra trao đổi.
Theo nghĩa rộng, thị trường là các hiện tượng kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi và lưu thông hàng hoá cùng với các quan hệ kinh tế giữa người và người trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá và các dịch vụ.
Theo đó, thị trường không nhất thiết phải là một địa điểm cụ thể Theo đó,người bán và người mua có thể không trực tiếp trao đổi, mà có thể qua các phương tiện khác để thiết lập nên thị trường.
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm về thị trường như sau: Thị trường là sự kết hợp giữa cung và cầu trong đó người mua, người bán bình đẳng cạnh tranh, số lượng người bán nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô của thị trường lớn hay nhỏ. Việc xác định giá cả trên thị trường là do cung và cầu quyết định.
Thị trường có 03 chức năng sau:
(1) Là nơi công dụng của hàng hóa (giá trị xã hội) và chi phí của hàng hóa (gồm cả chi phí lao động, chi phí nguyên vật liệu…) được công nhận thông qua việc hàng hóa đó được mua – bán và sử dụng;
(2) Thị trường cung cấp thông tin về nhu cầu xã hội như: Số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu của các loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hóa cho người sản xuất và người tiêu dùng;
(3) Thông qua việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thị trường có thể kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Từ cơ sở lý thuyết như vậy, có thể khái quát về thị trường hoạt động kinh doanh của các NHTM là nơi các khách hàng được các NHTM hướng dẫn sử dụng và thỏa mãn nhu cầu về các dịch vụ về tài chính – ngân hàng.
2.1.2.Phân khúc thị trường của NHTM
Với mỗi khu vực, địa phương, quốc gia khác nhau, thị trường có lượng cầu, lượng cung khác nhau Mỗi thị trường khác nhau cũng có thế mạnh, điểm yếu khác nhau Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp nắm bắt được chính xác những thông tin của thị trường sẽ có sự đầu tư đúng hướng đem lại hiệu quả kinh tế cao Nắm bắt được điều này, ngày nay các doanh nghiệp đều tổ chức nghiên cứu thị trường để xác định ra những khách hàng, thị trường tiềm năng để đưa ra các sản phẩm dịch vụ có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng Việc nghiên cứu thị trường và phân nhóm khách hàng như vậy được hiểu là phân khúc thị trường hay còn gọi là phân đoạn thị trường. Đã có nhiều nhà nghiên cứu thị trường đưa ra khái niệm về phân khúc thị trường.Theo Philip Kotler (2008) “Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm khách hàng khác nhau theo những tiêu thức nhất định như nhu cầu, ước muốn và các đặc tính hay hành vi” [31] Trong đó đoạn thị trường là một nhóm người tiêu dùng có đòi hỏi (phản ứng) như nhau đối với cùng một tập hợp kích thích marketing.
Cũng theo Philip Kotler (2012) Phân đoạn thị trường là quá trình xác định và phân chia một thị trường lớn đồng nhất thành các đoạn xác định rõ ràng sự cần thiết, mong muốn, nhu cầu hoặc đặc điểm giống nhau Mục tiêu của nó là để đưa ra phương thức tiếp thị hỗn hợp chính xác, phù hợp với sự mong đợi của khách hàng.
[32] Theo Charles D.Schewe và Alexander Hiam (2013) “Phân khúc thị trường có nghĩa là chia một thị trường lớn không đồng nhất ra thành nhiều nhóm nhỏ và đồng nhất hơn” [3]
Phân khúc thị trường là tiến hành phân chia thị trường thành những bộ phận người tiêu dùng theo một số tiêu chuẩn nào đó trên cơ sở những quan điểm khác biệt về nhu cầu, ví dụ: phân chia theo lứa tuổi, theo giới tính, theo thu nhập, theo nghề nghiệp, theo nơi cư trú [22, tr 52]
Phân đoạn thị trường là việc chia nhỏ một thị trường không đồng nhất thành nhiều thị trường nhỏ hơn và thuần nhất hơn nhằm thỏa mãn tốt nhất các khách hàng có những thuộc tính tiêu dùng và nhu cầu khác nhau [38, Tr 269]
Vậy, phân khúc thị trường có thể được hiểu là việc phân chia khách hàng từ một thị trường chung thành những khúc (đoạn) khác nhau Trong đó ứng với mỗi khúc thị trường là một nhóm khách hàng sẽ được cung ứng một hoặc một số sản phẩm, dịch vụ nhất định và được hưởng những chính sách và quyền lợi nhất định nhằm mục đích cuối cùng là đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng nói chung.
XHTDNB tại các ngân hàng thương mại
XHTD được sử dụng xuất phát từ thuật ngữ “Credit Rating”- xếp hạng tín dụng do John Moody đưa ra năm 1909 trong cuốn “Cẩm nang chứng khoán đường sắt” Thuật ngữ này được Moody sử dụng để phân tích trái phiếu của 250 công ty. Ông đã đưa ra một hệ thống ký hiệu gồm 03 chữ cái A,B,C được xếp lần lượt theo thứ tự tín nhiệm giảm dần từ (AAA) đến C để thực hiện xếp hạng về chất lượng của các trái phiếu Hiện nay ký hiệu này đã trở thành chuẩn mực quốc tế Thuật ngữ
“Credit Rating” được dịch với nhiều nghĩa khác nhau như xếp hạng tín dụng, xếp hạng tín nhiệm, phân loại tín dụng
Theo Moody's, XHTD là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thông qua hệ thống ký hiệu Aaa-C.[23]
Theo Standards & Poor’s, XHTD là việc đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, khả năng sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi một cách đầy đủ và đúng hạn của một chủ thể phát hành, như một doanh nghiệp, một chính phủ … Qua đó, đánh giá được chất lượng tín dụng [35]
Theo Fitch, XHTD là đánh giá khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ như lãi suất, cổ tức ưu đãi, các khoản bảo hiểm hay các khoản phải trả khác của một tổ chức.[23] Định nghĩa của Viện nghiên cứu Nomura (Tokyo – Nhật Bản) trong “XHTD là đánh giá hiện tại về mức độ sẵn sàng và khả năng trả gốc hoặc lãi đối với chứng khoán nợ của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó” [35]
Theo Bohn, John A (2009) “XHTD là sự đánh giá về khả năng một nhà phát hành có khả năng thanh toán đúng hạn cả gốc lẫn lãi đối với một chứng khoán nợ trong suốt một thời gian tồn tại của nó” [16],
Theo Samir EL Daher, XHTD (2002) là việc đánh giá mức độ tín nhiệm của người vay nợ xét về góc độ chấp nhận các qui định tài chính Cụ thể, đó là một nhóm qui định hay chỉ là một chương trình tài chính nhỏ nào đó như một hợp đồng thương mại Việc phân loại dựa trên xác suất nguy cơ phá sản, đây là tiêu chí phản ánh khả năng và sự sẵn sàng trả nợ của người vay cả gốc, lãi đúng hạn theo qui định của khoản vay [16]
Dưới góc độ là một người nghiên cứu về thị trường chứng khoán, Trần Đắc Sinh (2007) cho rằng: “XHTN là việc đưa ra các nhận định hiện tại về mức độ tín nhiệm của nhà phát hành đối với một trách nhiệm tài chính nào đó, hoặc là đánh giá mức độ rủi ro gắn liền với các loại đầu tư khác nhau Các loại đầu tư có thể dưới dạng chứng khoán như là trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi và giấy nhận nợ, hoặc các công cụ cho vay khác như vay và gửi tiền tại ngân hàng, các thương phiếu [35]
Theo Trần Đại Sinh (2007): Xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp là đánh giá uy tín tín dụng tổng quát của các doanh nghiệp trong việc thực hiện đúng và đủ các cam kết tài chính đối với các đối tác (ngân hàng, nhà cung cấp, cổ đông…) trong một khoảng thời gian nhất định [34]
Theo Agribank: “Xếp hạng tín nhiệm khách hàng là một quy trình đánh giá xác suất một khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính của mình đối với một ngân hàng như không trả được lãi và gốc nợ vay khi đến hạn hoặc vi phạm các điều kiện tín dụng khác” [26, tr91]
Hệ thống XHTD được các công ty xếp hạng xây dựng trở thành công cụ để tính toán, đo lường rủi ro, mức độ tín nhiệm của các tổ chức, các quốc gia của các nhà đầu tư.
Qua các khái niệm trên đây cho thấy, XHTD là công cụ để các nhà đầu tư sử dụng để phân tích và phân loại chủ thể sử dụng vốn theo khả năng hoàn trả vốn cả gốc và lãi trước khi ra quyết định vay hoặc đầu tư Kết quả XHTD được tính toán dựa trên việc phân tích sự ảnh hưởng của một hệ thống các yếu tố trong quá khứ và hiện tại của người có nhu cầu sử dụng vốn theo những phương pháp khác nhau Kết quả XHTD là căn cứ quan trọng để nhà quản trị nguồn vốn đầu tư đưa ra quyết định thích hợp và hiệu quả.
Như vậy, xét ở góc độ quy mô, hệ thống XHTD là công cụ hỗ trợ việc đo lường rủi ro và mức độ tín nhiệm của các tổ chức, các hãng, công ty và các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới và ở Việt Nam nói riêng.
Hệ thống XHTDNB được sử dụng trong nội bộ các NHTM là công cụ để các NHTM tính toán, đo lường mức độ rủi ro hay mức độ tín nhiệm của khách hàng trong hoạt động tín dụng Từ đó, giúp các NHTM cảnh báo, phát hiện những rủi ro tiềm ẩn trong việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ đặc biệt trong hoạt động cấp tín dụng.
Theo tác giả, dưới góc độ nghiên cứu về hoạt động XHTDNB một NHTM có thể đưa ra khái niệm về XHTDNB như sau: XHTDNB là một công cụ đo lường rủi ro tín dụng của NHTM trên cơ sở phân tích, đánh giá, chấm điểm khách hàng thông qua hệ thống thông tin khai thác được liên quan đến khách hàng.
2.2.2 Phương pháp XHTDNB Để phòng ngừa và phát hiện rủi ro vô cùng đa dạng, phức tạp trong hoạt động tín dụng, các NHTM đã xây dựng và áp dụng nhiều phương pháp XHTD để đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng Hiện nay, có 02 phương pháp điển hình được sử dụng tại các NHTM trên thế giới và Việt Nam là: Phương pháp chuyên gia; phương pháp phân tích, đánh giá cho điểm dựa trên các chỉ số tài chính sử dụng mô hình toán.
XHTDNB theo phân khúc thị trường của NHTM
2.3.1 Khái niệm XHTDNB theo phân khúc thị trường
Trên cơ sở khái niệm về XHTDNB của một NHTM đã được đề cập tại mục 2.2.1 Thuật ngữ XHTDNB: “XHTDNB là một công cụ sử dụng một hệ thống thông tin khai thác được từ phía khách hàng để phân tích, đánh giá về khả năng hoàn trả cả gốc lẫn lãi khi khách hàng có giao dịch vay vốn của ngân hàng”
Khái niệm về phân khúc thị trường được đưa ra tại mục 2.1.2.2 Phân khúc thị trường:“Phân khúc thị trường là phân chia tổng thể khách hàng của ngân hàng thành những nhóm khách hàng nhỏ hơn có nhu cầu tương đồng về sản phẩm, dịch vụ; về tập quán, văn hóa, thói quen, sở thích; về quy mô tài sản; về tiềm năng huy động hoặc vay vốn…”
Kết hợp khái niệm về XHTDNB và khái niệm phân khúc thị trường trên đây, có thể đưa ra khái niệm: XHTDNB theo phân khúc thị trường là việc xếp hạng, đánh giá về khả năng hoàn trả của khách hàng khi phát sinh quan hệ tín dụng với một NHTM dựa trên hệ thống tiêu chí được xây dựng phù hợp với tính chất, đặc điểm của khách hàng theo từng khúc thị trường phù hợp với hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó.
2.3.2 Đặc trưng của XHTDNB theo phân khúc thị trường
Khác với hệ thống XHTDNB hiện nay các NHTM ở Việt Nam và trên thế giới đang sử dụng, hệ thống XHTDNB theo phân khúc thị trường có một số dặc trưng sau:
Một là , hệ thống XHTDNB được xây dựng dựa trên cơ sở phân khúc thị trường trong nội bộ NHTM.
Hai là, hệ thống XHTDNB có hệ thống chỉ tiêu đánh giá phù hợp với những nhóm khách hàng ở cùng một khúc thị trường.
Ba là , hệ thống chỉ tiêu khác nhau trên những khúc thị trường khác nhau.
Trên thực tế, mỗi vùng miền, khu vực có mặt bằng dân trí, mặt bằng về trình độ khoa học kỹ thuật, mặt bằng về mặt nhận thức rất khác nhau Ví dụ: Nếu lấy chỉ số đánh giá về trình độ học vấn ở thành phố cao nhất là tiến sĩ; ở một số địa phương, chỉ số này cao nhất là đại học Do vậy, trên thực tế, việc đánh giá chung các tiêu chí giống nhau đối với tất cả khách hàng có điều kiện sống, điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội khác nhau chưa phản ánh đúng mức độ rủi ro hay khả năng trả nợ của các khách hàng.
2.3.3 Vai trò của việc XHTDNB theo phân khúc thị trường đối với NHTM
2.3.3.1 Trong quản trị rủi ro tín dụng
Như nội dung đã phân tích, hoạt động chiếm tỷ trọng về vốn lớn nhất, có khả năng mang lại lợi nhuận lớn nhất của các NHTM tại Việt Nam hiện nay là hoạt động tín dụng Tuy nhiên, hoạt động này luôn phải gắn liền với rủi ro cao Để giúp các NHTM tăng cường hiệu quả nguồn vốn đầu tư, một trong những phương pháp rất hữu hiệu mà các NHTM hiện đang nỗ lực thực hiện đó là xây dựng và hoàn thiện hệ thống XHTDNB.
Việc phân chia khách hàng từ một thị trường lớn thành những thị trường nhỏ hơn, đồng nhất hơn sẽ giúp ngân hàng quản trị khách hàng hiệu quả hơn Thông qua việc thu thập, phân tích số liệu từ phía khách hàng, các NHTM có thể đánh giá được khả năng thanh toán, mức độ rủi ro của các khoản vay của từng khách hàng tương đối chính xác Từ kết quả XHTDNB theo phân khúc thị trường, ngân hàng có những giải pháp, quyết định mức đầu tư, phương án xử lý và chính sách cụ thể và phù hợp đối với từng đoạn thị trường, qua đó giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng của các NHTM.
2.3.3.2 Trong quản lý khách hàng
Việc phân khúc thị trường tạo điều kiện cho các NHTM quản lý khách hàng thuận lợi hơn Các khách hàng được quản lý theo từng nhóm không chỉ hỗ trợ ngân hàng nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng mà còn là công cụ đắc lực nâng cao hiệu quả trong việc nhận định đánh giá khách hàng về nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng Đây cũng là mục đích quan trọng mong muốn hướng tới của bất kỳ một NHTM nào Qua các thông tin của khách hàng đã được đăng ký, cập nhật, ngân hàng có thể nhận rõ khách hàng nào đã được ngân hàng phục vụ tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ; khách hàng nào còn nhiều tiềm năng; khách hàng nào phải tăng hoặc giảm hạn mức tín dụng để tránh rủi ro thanh khoản cho chính bản thân khách hàng Từ đó đưa ra giải pháp tiếp cận khách hàng tiềm năng; giám sát chặt chẽ đối với khách hàng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn; có tư vấn hiệu quả giúp khách hàng nâng cao hiệu quả vốn vay của ngân hàng.
2.3.3.3 Trong hoạch định chính sách
Trên cơ sở thị trường khách hàng đã được phân khúc, các NHTM có thể nghiên cứu đưa ra chính sách đối với từng đoạn thị trường Ví dụ:
- Chính sách cấp tín dụng: Tùy thuộc vào kết quả xếp hạng, ngân hàng có thể đưa ra hạn mức, cung ứng các sản phẩm dịch vụ gia tăng, đi kèm Một mặt, tăng doanh thu cho ngân hàng, mặt khác tăng tiện ích cho khách hàng.
- Chính sách phí: Qua kết quả XHTDNB đã được phân khúc thị trường, ngân hàng hoàn toàn có khả năng nhận biết được lợi thế, điểm hạn chế, tiềm năng… của từng nhóm khách hàng Do đó, việc đưa ra chính sách phí phù hợp sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng phục vụ khách hàng tốt hơn và khách hàng có điều kiện thanh toán phu hợp hơn.
- Chính sách về tài sản đảm bảo: Việc XHTDNB theo phân khúc thị trường nhằm mục tiêu lớn nhất là hỗ trợ các NHTM quản trị rủi ro tín dụng Trong hoạt động tín dụng, tài sản đảm bảo là một nội dung không thể thiếu khi xem xét, thẩm định một món vay Khi khách hàng đã được chấm điểm XHTD theo “khúc” thị trường, đồng nghĩa với việc ngân hàng có thông tin đầy đủ để quyết định chính sách tài sản đảm bảo đối với từng nhóm khách hàng nhằm quản lý tốt vốn đầu tư.
Thực trạng công tác XHTDNB theo phân khúc thị trường tại các NHTM Việt Nam, bài học kinh nghiệm
2.4.1 Sự hình thành và quá trình phát triển XHTDNB theo phân khúc thị trường tại các NHTM Việt Nam
2.4.1.1 Thời kỳ thực hiện nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung (1952 -1988) Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thành công, miền Bắc bước vào khôi phục và xây dựng kinh tế theo cơ chế kế hoach hóa tập trung mang tính bao cấp chi phối mọi mối quan hệ kinh tế Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975, cơ chế kế hoach hóa tập trung được áp dụng thực thi trong cả nước Hệ thống ngân hàng là hệ thống một cấp đó là: Ngân hàng vừa thực hiện chức năng của một ngân hàng trung ương vừa thực hiện chức năng của một NHTM.
Trong cơ chế kế hoạch hóa, các doanh nghiệp được nhà nước giao kế hoạch chỉ tiêu số lượng hàng hóa sản xuất ra; cung ứng toàn bộ nguyên vật liệu đầu vào và bao tiêu toàn bộ sản phẩm hàng hóa sản xuất ra Vì vây, các doanh nghiệp thường ít gặp phải rủi ro trong sản xuất nên việc hoàn trả nợ cho ngân hàng thường ít gặp khó khăn Trong giai đoạn này, các ngân hàng không quan tâm đến công tác quản trị rủi ro tín dụng Hệ thống XHTDNB tại Việt Nam chưa có điều kiện ra đời. Để phân loại các doanh nghiệp kinh doanh tốt và chưa tốt dựa trên kết quả kinh doanh trong giai đoạn này, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định 172/HĐBT/1982 Quyết định này đã có những tác động tích cực đến hoạt động tín dụng ngân hàng Ngân hàng đã dựa vào Quy định này để ra quyết định cho vay. Chất lượng tín dụng được quan tâm hơn.
Như vậy, trong giai đoạn này, do rủi ro tín dụng là không đáng kể nên việc phân tích và XHTDNB tại các ngân hàng chưa được quan tâm thực hiện.
2.4.1.2 Giai đoạn nền kinh tế chuyển đổi từng bước sang cơ chế thị trường (từ năm 1989 đến nay) Đại hội VI của Đảng đã quyết định chuyển đổi nền kinh tế của nước ta sang vận hành theo cơ chế thị trường, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN Tiếp theo Nghị quyết đại hội VII, VIII và XI đều nhất quán và khẳng định con đường đổi mới theo định hướng đó Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng VI, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định 53/HĐBT ngày
26/3/1988 chính thức chuyển hoạt động của hệ thống ngân hàng từ mô hình một cấp sang mô hình hai cấp: Hệ thống Ngân hàng Nhà nước và hệ thống Ngân hàng chuyên doanh Ngày 24/5/1990, Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Lệnh số 37/LCT/HĐNN8) quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước là bước chuyển đổi cơ bản hoạt động ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng phát triển Ngày 16/6/2010, căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung, Quốc hội đã ban hành Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 thay thế Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997/QH10 năm
1997 Với sự ra đời của một loạt văn bản pháp quy đã tạo hành lang pháp lý vững vàng cho hoạt động ngân hàng nói chung và cho hoạt động quản trị rủi ro nói riêng. NHNN đã ban hành rất nhiều qui định để kiểm soát và quản lý tình hình nợ xấu tại các NHTM như: Thông tư số 02/2013/TT-NHNN về phân loại nợ (có hiệu lực từ tháng 6/2014; thành lập công ty VAMC (Vietnam Asset Management Company) nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế Tuy nhiên, tỷ lệ rủi ro của các NHTM có xu hướng tăng dần, đặc biệt từ năm 2009 - 2013 Theo các tổ chức xếp hạng độc lập cũng như các nhà kinh tế khác nhận định, mức nợ xấu được các NHTM công bố chính thức còn thấp hơn thực tế rất nhiều Theo giới chuyên gia kinh tế nhận định, tỷ lệ nợ xấu trung bình của các NHTM có thể vượt quá 10%.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Việt nam từ 31/ 12/ 2004 – 31/12/2014
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động của NHNN, Tạp chí Tài chính.vn
Line 1 Đứng trước yêu cầu cấp thiết phải thắt chặt việc quản lý rủi ro tín dụng, NHNN đã quan tâm khuyến khích các NHTM chủ động xây dựng và thực hiện chấm điểm XHTDNB NHNN đã ban hành một số văn bản như: Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN ngày 24/1/2002 về triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp; Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng.
XHTDNB được đề cập lần đầu trong nội dung đề án phân tích, XHTD doanh nghiệp Tại Quyết định số 57/2002/QĐ-NHNN, NHNN đã cho phép Trung tâm Thông tin tín dụng triển khai thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng theo lĩnh vực kinh doanh như: Doanh nghiệp ngành nông, lâm, ngư nghiệp; ngành thương mại dịch vụ; ngành xây dựng; ngành công nghiệp Xếp hạng theo quy mô như: Quy mô lớn; quy mô vừa; quy mô nhỏ.
Theo sự chỉ đạo của NHNN, một số NHTM nhà nước ở Việt Nam đã triển khai hoạt động XHTD như: Ngân hàng Công thương Việt Nam năm 1994, Ngân hàng Đầu tư và PTVN đã tổ chức phân loại doanh nghiệp từ năm 1995, năm 1998 (theo văn bản số 493/NHĐT về tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp theo phương thức tính điểm); Agribank đã có thông báo số 1963/NHNo ngày 18/8/2000 về phân loại khách hàng; và bắt đầu xây dựng hệ thống XHTDNB từ cuối năm 2009, chính thức thực hiện XHTDNB vào tháng 11/2011; việc chấm điểm XHTDNB tại Vietcombank được thực hiện theo công văn số 117/QĐ-VCB.CSTD ngày 17/3/2010 về việc ban hành hệ thống XHTDNB và Công văn số 410/QĐ- VCB.CSTD ngày 16/9/2010 về việc ban hành quy trình chấm điểm XHTDNB… Đến nay, đã có rất nhiều NHTM đã xây dựng xong và được NHNN cho phép áp dụng XHTDNB.
Mỗi NHTM khác nhau, mô hình XHTDNB được xây dựng với nhiều chỉ tiêu khác biệt Hệ thống XHTDNB được xây dựng cho một số đối tượng khách hàng như: Khách hàng doanh nghiệp; khách hàng hộ/cá nhân kinh doanh; khách hàng cá nhân; khách hàng là các định chế tài chính Đối với các doanh nghiệp, các NHTM cũng đã xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu theo ngành và quy mô kinh doanh.Một số NHTM như VCB, …chưa có hệ thống XHTDNB đối với một số đối tượng khách hàng như khách hàng doanh nghiệp nhỏ hoặc tổ chức tài chính (FI) Hay nói cách khác, còn một số đối tượng khách hàng chưa được chấm điểm XHTDNB. Ngoài việc chấm điểm xếp hạng theo một số đối tượng khách hàng nói trên, hệ thống XHTDNB chưa được các NHTM xây dựng đa dạng, phù hợp với một số nhóm khách hàng tại những khúc thị trường khác nhau.
2.4.2 Thực trạng công tác XHTDNB theo phân khúc thị trường tại một số NHTM Việt
2.4.2.1 Về mô hình XHTDNB theo phân khúc thị trường Để đảm bảo đánh giá khách hàng vay vốn một cách toàn diện, nhiều NHTM đã xây dựng và thực hiện đánh giá XHTDNB thông qua một hệ thống chỉ tiêu như sau:
-Đối với khách hàng doanh nghiệp: Gồm các chỉ tiêu tài chính như: (1) Nhóm chỉ tiêu thanh khoản gồm: Khả năng thanh toán hiện hành; khả năng thanh toán nhanh; khả năng thanh toán tức thời (2) Nhóm chỉ tiêu hoạt động như: Vòng quay vốn lưu động; vòng quay hàng tồn kho; vòng quay các khoản phải thu; hiệu suất sử dụng tài sản cố định (3) Nhóm chỉ tiêu cân nợ gồm: Tổng nợ phải trả/tổng tài sản; nợ dài hạn/vốn chủ sở hữu (4) Nhóm chỉ tiêu thu nhập gồm: Lợi nhuận gộp/doanh thu thuần; lợi nhuận sau thuế/doanh thu thuần; lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu; lợi nhuận sau thế/ tổng tài sản bình quân; lợi nhuận trước thuế và lãi vay/lãi vay phải trả.
Chỉ tiêu phi tài chính gồm: (1) Nhóm các yếu tố môi trường: Môi trường bên ngoài và môi trường nội bộ; (2) Nhóm đánh giá khả năng quản lý, khả năng cạnh tranh; (3) Nhóm các yếu tố tác động khác…
-Đối với khách hàng cá nhân: Để đánh giá nhu cầu và khả năng sử dụng vốn vay cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, các ngân hàng đã thực hiện đánh giá thông qua một loạt các chỉ tiêu về thân nhân; chỉ tiêu về quan hệ với ngân hàng.
-Đối với khách hàng hộ/cá nhân kinh doanh: Ngoài các chỉ tiêu đối với khách hàng cá nhân các ngân hàng còn sử dụng một hệ thống chỉ tiêu liên quan đến phương án kinh doanh Khác với hoạt động của các doanh nghiệp, mô hình hoạt động của đối tượng khách hàng cá nhân/ hộ kinh doanh có quy mô nhỏ lẻ, khó kiểm soát thông tin về tài chính Do đó các ngân hàng buộc phải dựa trên một hệ thống chỉ
KHÁCH HÀNG HỘ/CÁ NHÂN KD/HỘ NÔNG DÂN KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VAY TIÊU DÙNG
PHÂN KHÚC ĐỐI TƯỢNG CHẤM ĐIỂM
TỔNG HỢP ĐIỂM ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI KHÁCH HÀNG
BỘ CHỈ TIÊU PHI TÀI CHÍNH
BỘ CHỈ TIÊU PHI TÀI CHÍNH
CHẤM ĐIỂM THEO BỘ CHỈ TIÊU
VỀ THÂN NHÂN/ CHỦ HỘ
VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA NGƯỜI VAY
VỀ TÀI SẢN ĐẢM BẢO tiêu về phương án kinh doanh làm cơ sở để đưa ra quyết định đầu tư vốn đối với nhóm khách hàng này.
THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ THEO PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG TẠI AGRIBANK
Tổng quan về Agribank
3.1.1 Sự hình thành và phát triển của Agribank
Ngày 26/3/1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHNo, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB-NHNo ngày 16/08/1994 xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và cấp trực tiếp kinh doanh Đây thực sự là bước ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau này Ngày 15/10/1996, Ngân hàng được đổi tên lần thứ hai là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT Việt Nam) tên tiếng Anh là: Vietnam Bank For Agriculture and Rural Development Viết tắt tiếng Anh là: Agribank.
Ngày 31/01/2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam, Agribank được chuyển đổi hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn, là DNNN hạng đặc biệt và là 1 trong 5 NHTM Nhà nước của Việt Nam Agribank hoạt động theo Luật Các tổ chức tín dụng và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam.
Mô hình Tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Agribank được cụ thể theo mô hình dưới đây:
CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
HỆ THỐNG CÁC BAN CHUYÊN MÔN TSC
SGD, HỆ THỐNG CÁC CHI NHÁNH LOẠI I, II
NH LIÊN DOANH, CÔNG TY
HỆ THỐNG CÁC TRUNG TÂM CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP
KẾ TOÁN TRƯỞNG TRƯỞNG BAN KTKSNB
UBQL TÀI SẢN ỦY BAN NHÂN SỰ
BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Mô hình 3.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Agribank
Nguồn: Tác giả nghiên cứu ỦY BAN
HỆ THỐNG CÁC CHI NHÁNH LOẠI
Nguồn vốn Dư nợ Tài sản
3.1.2 Khái quát chung về hoạt động của Agribank
Tốc độ tăng trưởng của Agribank từ năm 2010 đến 2015 luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao So với 2010, đến 31/7/2015 nguồn vốn, dư nợ, tài sản tăng tương ứng: 71%, 72%, 70% Do gặp một số khăn về biến động nhân sự cấp cao, tình hình kinh tế trong nước và thế giới, khó khăn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, từ cuối năm 2014 đến 31/7/2015 tốc độ tăng trưởng về dư nợ của Agribank đạt thấp nhất kể từ khi thành lập đến nay là 3,1%
Tính đến 31/7/2015, vị thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định trên nhiều phương diện:
Tổng tài sản: 797.959 tỷ đồng
Tổng nguồn vốn: 742.473 tỷ đồng.
Vốn điều lệ: 29.605 tỷ đồng.
Tổng dư nợ: 607.242 tỷ đồng
Nhân sự: 40.000 cán bộ, nhân viên.
Biểu đồ 3.1: Quy mô tài sản, nguồn vốn, dư nợ của Agribank từ năm 2010 -31/7/2015
Nguồn: Báo cáo của Agribank
Năm 2015 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nông thôn,kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nông” Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý Ưu tiên đầu tư cho “tam nông”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 75,2%/tổng dư nợ Tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước: Nguồn vốn từ 11%-13%; dư nợ tăng 9%- 11%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 70%/tổng dư nợ; nợ xấu dưới 3%; tỷ lệ thu ngoài tín dụng tăng 10%; hệ số an toàn vốn (CAR) theo chuẩn quốc tế. Để đạt được các mục tiêu trên, Agribank tập trung toàn hệ thống thực hiện đồng bộ các giải pháp, đó là: Thực hiện các biện pháp huy động vốn thích hợp đối với từng loại khách hàng, vùng, miền; tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, tập đoàn kinh tế, tổng công ty; triển khai quyết liệt đề án cơ cấu lại hoạt động theo Quyết định số 450/NQ-HĐTV ngày 24/12/2013 về việc thông qua phương án triển khai đề án tái cơ cấu của Agribank giai đoạn 2013-2015;
3.1.2.3 Mạng lưới và khách hàng
Agribank là NHTM lớn nhất Việt Nam, có mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc với 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch được kết nối trực tuyến Trụ sở chính của Agribank đặt tại Hà Nội, 03 văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện miền Trung (đóng tại Đà Nẵng), văn phòng đại diện miền Nam (đóng tại TP Hồ Chí Minh); văn phòng đại diện miền Tây đóng tại Cần Thơ; 9 công ty con Năm 2010, Agribank bắt đầu mở rộng mạng lưới ra nước ngoài khi chính thức khai trương chi nhánh đầu tiên tại Vương quốc Campuchia.
Mạng lưới hoạt động của Agribank được phủ rộng khắp cả nước góp phần tạo nên thế mạnh vượt trội của Agribank trong việc nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn hội nhập nhưng nhiều thách thức.
Agribank luôn chú trọng mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý trong khu vực và quốc tế Hiện nay, Agribank có quan hệ ngân hàng đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ Agribank đã tiến hành ký kết thỏa thuận với nhiều ngân hàng trên thế giới nhằm mục đích triển khai thực hiện thanh toán biên mậu, đem lại nhiều ích lợi cho đông đảo khách hàng cũng như các bên tham gia.
Tính đến 31/12/2014, Agribank có số lượng khách hàng lớn, xấp xỉ 4 triệu. Trong đó: Khách hàng cá nhân tại Agribank xấp xỉ 3,4 triệu, chiếm 85%; khách hàng hộ và doanh nghiệp xấp xỉ: 600 ngàn, chiếm 15%.
Agribank hiện là một trong những ngân hàng có hệ thống công nghệ thông tin quy mô, tốc độ xử lý và tổng lượng xử lý giao dịch bình quân lớn nhất với mức độ hiện đại cao về công nghệ ngân hàng trong cả nước.
Với việc triển khai chương trình Ipcas II trên toàn hệ thống 2300 chi nhánh và phòng giao dịch từ thành phố đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi, hải đảo của Agribank được nối mạng Với hệ thống công nghệ hiện đại đã tạo cơ sở cho Agribank mở rộng và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam với số lượng cán bộ công nhân viên lớn nhất trong cả nước Tính đến 31/12/2014, Agribank có 4 vạn cán bộ viên chức trong đó: Trên 70% cán bộ có trình độ từ đại học trở lên Trong đó: Thạc sĩ: 1.636 người, chiếm 4,1%; Tiến sĩ: 50 người chiếm 0,125%.
Lực lượng lao động dồi dào với chất lượng ngày càng được nâng cao, trình độ nghiệp vụ ngày càng chuyên sâu, phong cách làm việc không ngừng được đổi mới đây được coi là lợi thế và cũng là thách thức của Agribank trong thời kỳ hội nhập.
3.1.2.6 Các sản phẩm dịch vụ
Agribank hoạt động kinh doanh đa năng, cung ứng từ các sản phẩm truyền thống đến các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện lợi phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước Hiện nay, Agribank cung ứng 253 sản phẩm dịch vụ, chia thành 08 nhóm sản phẩm chính: (1) Nhóm huy động vốn gồm 36 sản phẩm; (2) Nhóm tín dụng gồm 50 sản phẩm; (3) Nhóm thanh toán trong nước gồm 14 sản phẩm; (4) Nhóm thanh toán ngoài nước gồm 30 sản phẩm; (5)Nhóm dịch vụ tài chính gồm 22 sản phẩm; (6) Nhóm đầu tư gồm 5 sản phẩm; (7)Nhóm dịch vụ thẻ gồm 18 sản phẩm; (8) Nhóm E Banking gồm 15 sản phẩm phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Agribank
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng vẫn tiếp tục phải đối mặt với những diễn biến thất thường, phức tạp và nhiều khó khăn thử thách, nhưng Agribank vẫn duy trì và đạt được sự tăng trưởng vượt bậc về cả nguồn vốn, tín dụng, tổng tài sản, mạng lưới hoạt động cũng như cơ sở khách hàng và đội ngũ cán bộ nhân viên Nhờ vậy, Agribank vẫn giữ vững vị trí chủ đạo, chủ lực trong thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn, đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và ổn định nền kinh tế vĩ mô.
Tính đến 31/12/2014, hoạt động kinh doanh của Agribank đã đạt được kết quả ở một số chỉ tiêu hoạt động với số liệu ở bảng dưới đây:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank và một số NHTM
Việt Nam từ 2012 đến 31/12/2014 Đơn vi tính: Ngàn tỷ đồng
Danh mục Agribank BIDV VCB Vietinbank
Nguồn: Báo cáo của các ngân hàng:Agribank, BIDV, VCB, Vietinbank
Qua các năm, Agribank luôn giữ được nhịp độ tăng trưởng về tài sản, tín dụng và nguồn vốn tăng trưởng tương đối ổn định Chất lượng tài sản được cải thiện với nợ xấu được cải thiện Kết quả vốn huy động thị trường đến 31/12/2014 đạt 690.191 tỷ đồng, tăng 56.801 tỷ (+8,7%) so với cuối năm 2013, hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2014 (tăng từ 6%-8%) Đến cuối năm 2014, Agribank vẫn dẫn đầu trong hệ thống các NHTM Việt Nam về thị phần trên các lĩnh vực như: Huy động vốn, tín dụng, thẻ phát hành lần lượt là: 16.6%; 17%; và 20%
Các NHTM quốc doanh khác Các NHTM cổ phần
Biểu đồ 3.2: Thị phần huy động vốn của một số NHTM Việt Nam đến 31/12/2014
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Agribank năm 2014
Biểu đồ 3.3: Thị phần tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam đến 31/12/ 2014
Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Agribank năm 2014
Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại
Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM Việt Nam trong đó có Agribank đã thúc đẩy phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng một cách đa dạng Mặc dù thu nhập của Agribank từ hoạt động cung ứng dịch vụ ngoài tín dụng đã ngày càng gia tăng trong những năm qua, tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn là lĩnh vực mang lại lợi nhuận chủ yếu Chính vì vậy, để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, Agribank đã không ngừng nghiên cứu thị trường đề đảm bảo đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay vốn của khách hàng Với mục tiêu “Mang phồn thịnh đến khách hàng”, trên cơ sở nắm bắt nhu cầu của các đối tượng khách hàng,Agribank đã quan tâm đến việc phân khúc khách hàng trong việc thiết kế và cung ứng các sản phẩm dịch vụ nói chung và tín dụng nói riêng Xây dựng và ngày càng hoàn thiện hệ thống XHTDNB là một trong những giải pháp lớn giúp Agribank có thể đánh giá chính xác khả năng sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng. Một mặt, tạo cơ sở cho Agribank có thể cung ứng tối đa nhu cầu về vốn cho khách hàng Mặt khác, XHTDNB hỗ trợ phòng ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả trong hệ thống.
3.2.1 Thực trạng phân khúc thị trường tín dụng tại Agribank
3.2.1.1 Phương pháp phân khúc thị trường tín dụng tại Agribank
Hiện nay, trong hệ thống Agribank chưa có văn bản nào qui định riêng về việc phân khúc thị trường tín dụng Tuy nhiên, phân tích nội dung ban hành của hệ thống văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng trong hệ thống cho thấy, việc phân khúc khách hàng tín dụng tại Agribank được phân định rất rõ trong từng văn bản chỉ đạo hoạt động tín dụng của hệ thống như: Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank được ban hành kèm theo quyết định số 66/QĐ-HĐTV- KHDN; quyết định 32/QĐ-HĐTV-KHDN về một số chính sách tín dụng; quy chế cho vay đối với khách hàng cá nhân; quy chế cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp… Tại Điều 2, đối tượng áp dụng của Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank đã phân định rõ từng nhóm khách hàng lớn của Agribank đó là: Các tổ chức, Hộ gia đình, Cá nhân, tổ hợp tác Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và nước ngoài Cụ thể:
- Khách hàng là tổ chức, gồm các đối tượng khách hàng sau: (1) Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; (2) Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
(3) Doanh nghiệp nước ngoài thành lập và hoạt động theo luật nước ngoài thực hiện các dự án, phương án tại Việt Nam; (4) Các đơn vị sự nghiệp có thu, các tổ chức khác là pháp nhận theo quy định của Bộ Luật Dân sự.
- Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, gồm các đối tượng khách hàng sau:
(1) Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác Việt Nam; (2) Khách hàng là cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam. Đối với mỗi nhóm khách hàng khác nhau, Agribank đều ban hành các qui định củ thể nhằm phù hợp với đặc điểm của từng nhóm khách hàng.
Qua nghiên cứu hệ thống văn bản, có thể hệ thống hóa phân khúc thị trường tín dụng tại Agribank theo trình tự các bước như sau:
Bước 1: Phân khúc đối tượng khách hàng thành 02 nhóm khách hàng lớn: Khách hàng là tổ chức và khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác.
Bước 2: Phân khúc khách hàng theo mô hình hoạt động theo 02 nhóm lớn thành các nhóm nhỏ hơn cụ thể:
- Khách hàng là tổ chức: chia thành 04 nhóm:
(1) Các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp;
(2) Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
(3) Doanh nghiệp nước ngoài thành lập và hoạt động theo luật nước ngoài thực hiện các dự án, phương án tại Việt Nam;
(4) Các đơn vị sự nghiệp có thu, các tổ chức khác là pháp nhận theo quy định của Bộ Luật Dân sự
- Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác, chia thành 02 nhóm:
(1) Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác Việt Nam;
(2) Khách hàng là cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam
Bước 3: Phân khúc theo lĩnh vực hoạt động của khách hàng
- Các nhóm khách hàng tổ chức: được phân khúc thành các nhóm khách hàng: doanh nghiệp, các định chế tài chính, …
- Các nhóm khách hàng là hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác: được phân chia thành các khách hàng hộ gia đình; khách hàng cá nhân; khách hàng tổ HTX.
Bước 4: Phân khúc theo mục đích vay vốn và ngành sản xuất kinh doanh:
- Khách hàng doanh nghiệp: phân khúc theo 34 ngành sản xuất kinh doanh.
- Khách hàng hộ: Phân khúc thành 02 nhóm: Hộ sản xuất, hộ kinh doanh
- Khách hàng cá nhân: Phân khúc thành 02 nhóm: Cá nhân vay tiêu dùng; cá nhân vay để sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh việc phân khúc khách hàng tín dụng nêu trên, Agribank cũng quản trị hoạt động tín dụng theo 10 vùng theo Phụ lục 23 đính kèm
Với cách phân chia quản lý tín dụng theo vùng trên đây của Agribank cho thấy, phân khúc thị trường của Agribank khá tương đồng với cách phân chia vùng kinh tế của Tổng cục Thống kê được trình bày tại chương 2.
Agribank là một ngân hàng 100% vốn nhà nước, phục vụ theo chỉ đạo củaChính phủ với sứ mệnh là: “Agribank là ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu
Việt Nam giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam” Do đó, tùy theo từng giai đoạn cụ thể, Agribank có thể phân khúc khách hàng thành từng nhóm nhỏ hơn thuộc các diện chính sách, những đối tượng khách hàng được ưu đãi đặc biệt… để đảm bảo cung ứng vốn phục vụ phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam.
3.2.1.2 Đánh giá việc phân khúc thị trường tín dụng tại Agribank Phân khúc thị trường tín dụng của Agribank đã đã đạt được những kết quả như sau:
Một là , phân khúc thị trường tín dụng đã giúp Agribank có những chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng Nhờ đó, Agribank đã thực hiện thành công chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc thực thi các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân và xóa đói giảm nghèo.
Hai là , phân khúc thị trường tín dụng đã tạo điều kiện cho Agribank từng bước “mang phồn thịnh đến khách hàng” Các đối tượng khách hàng của Agribank được tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn cho vay của ngân hàng hơn Qua đó, khách hàng của Agribank có điều kiện thuận lợi để vay vốn, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ba là, phân khúc thị trường tín dụng đã khơi thông đầu ra cho nguồn vốn của
Agribank, nâng cao hiệu quả kinh doanh của hệ thống.
Bốn là , phân khúc thị trường tín dụng giúp Agribank giảm thiểu rủi ro tín dụng do bám sát và quản trị khách hàng có quan hệ tín dụng hiệu quả hơn.
Với việc phân khúc trên đây, Agribank đã tiếp cận và đáp ứng sát với nhu cầu vay vốn của mọi đối tượng khách hàng.
3.2.2 Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Agribank
3.2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển XHTDNB theo phân khúc thị trường tại
Thực hiện qui định tại Điều 7, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày22/4/2005 của NHNN về việc ban hành qui định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, hệ thống XHTDNB được Agribank thuê công ty Enrst& Young tư vấn xây dựng từ năm 2007 Hệ thống XHTDNB của Agribank được phân khúc với 40 bộ chỉ tiêu cho 03 nhóm khách hàng lớn khác nhau gồm: Tổ chức kinh tế; định chế tài chính; hộ gia đình, cá nhân.
- Hệ thống XHTDNB doanh nghiệp được xây dựng và áp dụng các bộ chỉ tiêu khác nhau, áp dụng riêng cho từng ngành nghề, quy mô doanh nghiệp và hình thức sở hữu.
- Hệ thống XHTDNB dành cho hộ sản xuất và cá nhân được xây dựng riêng cho các loại hình cá nhân vay tiêu dùng, hộ kinh doanh và hộ nông dân.
- Hệ thống XHTDNB dành cho các định chế tài chính gồm 03 bộ chỉ tiêu áp dụng cho
03 loại hình tổ chức khác nhau: Ngân hàng, công ty chứng khoán và công ty tài chính.
Đánh giá thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường tại Agribank
Từ tháng 7/2011 triển khai thực hiện chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống XHTDNB, đến nay hoạt động XHTDNB của Agribank đã thu được nhiều kết quả khả quan Qua từng giai đoạn, từng bước Agribank đã thực hiện XHTD đối với toàn bộ khách hàng có quan hệ tín dụng trong hệ thống Thực tế triển khai chấm điểm xếp hạng khách hàng qua hơn 03 năm đã khẳng định rõ hiệu quả của công tác XHTDNB Bên cạnh đó, hệ thống này cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới.
Thứ nhất, mô hình chấm điểm xếp hạng khách hàng của Agribank được xây dựng theo khung hướng dẫn của NHNN nhưng có sự điều chỉnh cho phù hợp với hoạt động kinh doanh và tính đặc thù của khách hàng Agribank.
Thứ hai, Agribank đã dần từng bước thực hiện đề án tái cơ cấu Agribank giai đoạn 2013-2015 được ban hành kèm theo Quyết định số 53/QĐ-NHNN củaNHNN Theo đó, để nâng cao hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ,Agribank cần triển khai áp dụng hệ thống XHTDNB, xây dựng các tiêu chí để nhận dạng, đo lường, kiểm soát rủi ro trong tất cả các lĩnh vực hoạt động trong đó đặc biệt quan tâm đến hoạt động tín dụng.
Thứ ba, việc triển khai hệ thống XHTDNB là nền tảng để Agribank từng bước tăng cường quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế mà cụ thể là Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn (Basel II).
Thứ tư, Agribank đã ban hành các văn bản về chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trên cơ sở kết quả triển khai hệ thống XHTDNB; ban hành các qui định nội bộ về cấp tín dụng và quản lý khoản vay trên cơ sở thông tin, số liệu khách hàng và kết quả xếp hạng khách hàng trên hệ thống XHTDNB.
Thứ năm, mô hình chấm điểm đã phân khúc theo 04 đối tượng khách hàng cá nhân, khách hàng hộ, khách hàng doanh nghiệp và khách hàng là các định chế tài chính.
Thứ sáu, hệ thống XHTD đối với khách hàng doanh nghiệp đã được xây dựng trên cơ sở phân khúc khách hàng theo ngành, theo qui mô và hình thức sở hữu của doanh nghiệp Đây là cơ sở đề ngân hàng có thể đánh giá hiệu quả các doanh nghiệp thông qua việc phân tích yếu tố tác động đến ngành sản xuất, kinh doanh của khách hàng.
3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất là: Về triển khai một số văn bản liên quan đến thực hiện
Việc phân kỳ báo cáo kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng quy định hàng quý gửi Tổng Giám đốc là chưa phù hợp.
Nguyên nhân: Do đặc thù của Agribank, với số lượng khách hàng rất lớn, mỗi cán bộ tín dụng quản lý nhiều khoản vay nên việc quy định về báo cáo kết quả thu thập thông tin và đánh giá khách hàng hàng quý là vô cùng khó khăn.
Thứ hai là: Về hệ thống chỉ tiêu trong chấm điểm XHTDNB
-Một số chỉ tiêu của mô hình chưa được lượng hóa và quá phụ thuộc vào chủ quan của người đánh giá, như: “Đánh giá về nhân thân của người thân trong gia đình”;
“Đánh giá của CBTD về tính khả thi của phương án kinh doanh của khách hàng ”; “Gia cảnh người vay”; “ Tính năng động, nhạy bén với thị trường”.
-Việc xác định hệ thống chỉ tiêu còn nhiều bất cập Khi đưa ra hệ thống chỉ tiêu không có sự giải thich rõ ràng về tác động, ảnh hưởng của các chỉ tiêu đó đối với khả năng trả nợ của khách hàng Các chỉ tiêu chưa được đánh giá thông qua các thông số kiểm định định lượng Dựa trên kết quả thống kê ở Điểm a, Mục 2.4.2.2, Chương 2, cho thấy trong số 05 NHTM lớn ở Việt Nam, hệ thống XHTD cá nhân chỉ trùng 07 chỉ tiêu Như vậy, việc xác định các chỉ tiêu thực sự chưa có cơ sở xác thực Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng chấm điểm của các NHTM nói chung và Agribank nói riêng.
- Chưa có phương pháp xây dựng hệ thống XHTDNB thống nhất cho hệ thống NHTM Việt Nam.
- Hệ thống công nghệ không được đầu tư đồng bộ trong hệ thống NHTM Việt Nam.
- Trình độ của các chuyên gia còn nhiều hạn chế dẫn đến kết quả việc đánh giá, phân tích sự ảnh hưởng các chỉ tiêu chưa đạt kết quả như mong muốn.
Thứ ba là: Về hệ thống điểm số và thang điểm
Cũng như hệ thống các chỉ tiêu, việc xác định hệ thống thang điểm và điểm số gán cho từng chỉ tiêu cũng không có cơ sở rõ ràng Điều này thể hiện sự khác nhau về thang điểm, về tỷ trọng điểm của các nhóm chỉ tiêu của các NHTM Việt Nam đã được đề cập ở Mục 2.4.2.2, Chương 2 Hạn chế này cũng được thể hiện rõ trong kết quả chấm điểm XHTD tại Mục 3.2.3, khi có sự mâu thuẫn giữa kết quả chấm điểm XHTD và thực trạng cơ cấu các khoản vay tại Agribank.
Bên cạnh đó việc chấm điểm quy mô doanh nghiệp cũng phát sinh những bất cập khi Agribank cũng như các NHTM đều cho rằng: Doanh nghiệp có vốn kinh doanh, doanh thu thuần càng lớn thì tỷ lệ rủi ro càng giảm.
Nguyên nhân: Các chỉ tiêu chưa được khảo sát đánh giá theo phương pháp chuyên gia Do đó, hệ thống điểm, trọng số được hình thành do ước lượng của các chuyên gia thực hiện xây dựng hệ thống XHTDNB.
3.3.2.4 Về phân khúc thị trường trong XHTDNB
Trong 04 nhóm khách hàng lớn của các NHTM trong đó có Agribank, chỉ có nhóm khách hàng doanh nghiệp được phân khúc rõ nét theo ngành sản xuất, kinh doanh của khách hàng; khách hàng thuộc nhóm khách hàng định chế tài chính được phân chia thành 03 nhóm Riêng đối với 03 nhóm khách hàng còn lại là: khách hàng cá nhân, khách hàng hộ nông dân và khách hàng hộ kinh doanh, cho đến nay mỗi nhóm chỉ có 01 bộ chỉ tiêu chấm điểm áp dụng chung cho tất cả các khách hàng.
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU
Quy trình thực hiện nghiên cứu
Chương 4 trình bày quy trình nghiên cứu, trong đó bao gồm:
- Mô tả cách thức xây dựng thang đo;
- Thiết kế bảng câu hỏi;
- Quá trình khảo sát sơ bộ, khảo sát chính thức trong quy trình nghiên cứu;
- Các kết quả phân tích dữ liệu.
Với việc tập trung mục tiêu vào việc xây dựng mô hình đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng, tác giả lựa chọn phương pháp phân tích hồi quy binary logistic với các biến phụ thuộc được mã hóa dưới dạng nhị phân Các kỹ thuật phân tích được sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình, đưa ra cách thức xác định xác xuất trả nợ của các khách hàng cá nhân từ các nhân tố trong mô hình.
Thông qua những nhận định, phân tích mà tác giả đã đưa ra đối với thực trạng XHTDNB đối với khách hàng cá nhân tại Agribank, đã góp phần làm rõ lý thuyết về phân khúc thị trường tại chương II là: Ở mỗi vùng khác nhau, các yếu tố thể hiện đặc điểm của khách hàng cá nhân có tác động, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng khác nhau Vì thế, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu để đánh giá sự khác biệt này cũng như xác định được khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tương ứng với từng vùng Để thực hiện được việc nghiên cứu, tác giả thực hiện theo trình tự gồm hai phương pháp nghiên cứu chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Bước nghiên cứu định tính được khởi đầu bằng việc xây dựng thang đo sơ bộ, trong đó tập trung vào việc thu thập các dữ liệu đánh giá của các chuyên gia, các đối tượng khảo sát sơ bộ về tính phù hợp và thiết thực của thang đo khảo sát.
4.1.1.1 Thiết kế thang đo sơ bộ
Thang đo khảo sát sơ bộ được tác giả thiết kế dựa trên việc tổng hợp các thông tin từ phía ngân hàng; các công trình nghiên cứu tổng quan tại Chương I; hệ thống chỉ tiêu được đưa ra trong hệ thống XHTD cá nhân của các NHTM tại chương II Các câu hỏi nghiên cứu được sử dụng là các câu hỏi cung cấp thông tin của khách hàng Do đó, các kiểm định về độ tin cậy và tính hội tụ đối với thang đo sơ bộ là không phù hợp Việc điều chỉnh thang đo sơ bộ chủ yếu dựa trên ý kiến thu thập từ phía các chuyên gia trong ngành ngân hàng, và lãnh đạo các chi nhánh trong
07 vùng đã được phân chia.
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được thực hiện để đánh giá lại tính phù hợp của các chỉ tiêu được đưa ra khảo sát Các chuyên gia góp ý về sự cần thiết của các chỉ tiêu cũng như có ý kiến về thêm, bớt các chỉ tiêu trong nghiên cứu chính thức. Các chuyên gia được phỏng vấn trực tiếp bao gồm 15 chuyên gia làm việc trong ngân hàng Agribank, mỗi chuyên gia được phỏng vấn riêng, và tác giả tổng hợp các ý kiến của từng người để hiệu chỉnh thang đo trước khi khảo sát sơ bộ Kết quả phỏng vấn cho thấy, 100% chuyên gia đồng tình với hệ thống chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu, vì thế các chỉ tiêu được tiếp tục sử dụng cho công việc khảo sát sơ bộ.
Phỏng vấn sơ bộ được thực hiện tại các chi nhánh của Agribank trên cả nước, mỗi chi nhánh phỏng vấn 02 lãnh đạo về các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu Tổng số mẫu khảo sát sơ bộ là 118 mẫu hợp lệ, trong đó có đầy đủ 07 vùng đã được phân chia tại chương II Tương tự với việc khảo sát chuyên gia, bước khảo sát sơ bộ chủ yếu ghi nhận các ý kiến về sự phù hợp của các chỉ tiêu đánh giá, bao gồm thông tin khách hàng (24 chỉ tiêu), mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng (07 chỉ tiêu).
4.1.1.4 Kết quả phỏng vấn sơ bộ
Kết quả phỏng vấn sơ bộ được tổng hợp theo bảng dưới đây:
Bảng 4.1: Kết quả phỏng vấn sơ bộ
Vùng Số lượng khảo sát Các câu hỏi loại bỏ
Nguồn: Tác giả thực hiện
Kết quả sơ bộ cho thấy, các lãnh đạo chi nhánh cũng có sự đồng tình cao với việc sử dụng các chỉ tiêu đo lường đặc điểm khách hàng và mối quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng Vì thế, thang đo sau khi đã kháo sát sơ bộ sẽ được sử dụng để khảo sát chính thức.
Thang đo khảo sát chính thức gồm hai nhóm chính: Nhóm thứ nhất là các câu hỏi nhằm xác định đặc điểm của đối tượng khảo sát bao gồm 24 đặc điểm khác nhau của khách hàng, nhóm thứ hai, gồm 07 câu hỏi đánh giá về mức độ quan hệ của khách hàng với ngân hàng Bảng khảo sát được trình bày tại phụ lục 8 đính kèm Các chỉ tiêu được mã hóa và nêu cụ thể trong Thang đo nghiên cứu chính thức tại Phụ lục 9 đính kèm.
Hệ thống thang đo sẽ được tác giả sử dụng trong khảo sát chính thức đối với khách hàng cá nhân của Agribank để thu thập dữ liệu phục vụ việc phân tích.
4.1.2 Nghiên cứu định lượng về mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân
4.1.2.1 Tổng thể đối tượng khảo sát chính thức
Khảo sát chính thức được thực hiện với cỡ mẫu khảo sát: Số phiếu phát ra là
1470 phiếu = 7 (chi nhánh)*30 (khách hàng) * 07 (vùng).
Danh sách khách hàng cá nhân tại các vùng được khảo sát dựa trên việc lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách khách hàng của các chi nhánh trên địa bàn 07 vùng. Kết quả khảo sát thu về có 1400 phiếu và có 1123 phiếu khảo sát là hợp lệ Dữ liệu từ các phiếu khảo sát hợp lệ được tiến hành mã hóa và sử dụng để phân tích được trình bày theo bảng dưới đây:
Bảng 4.2.: Mô tả các biến trong mô hình
Nhóm STT Tên biến Nhãn biến Mã hóa
Nhóm Thông tin về thân nhân
(Nhóm biến độc lập tác động trực tiêp lên 07 biến thuộc nhóm biến
Quan hệ với ngân hàng, tác động gián tiếp đến biến
Khả năng trả nợ của khách hàng)
1 Gioitinh Giới tính Nam=1, Nữ=0
2 Tuoi Tuổi Nhóm tuổi: 1= Dưới 25, 2= 25-34,
3 GĐ Tình trạng hôn nhân Đã kết hôn=1, Chưa kết hôn =0
4 TTNT Thành thị/Nông thôn Thành thị =1, Nông thôn=0
5 v04 Loại hình sản xuất KD Nông nghiệp =1, Phi nông nghiệp=0
6 v05 Vay vốn: 0= Không vay; 1= Có vay v05.1 Vay vốn SXKD Đúng=1, Không đúng=0 v05.2 Vay vốn mua sắm tài sản Đúng=1, Không đúng=0 v05.3 Vay vốn Đi học Đúng=1, Không đúng=0
7 v06 Chuyên môn kỹ thuật Trên ĐH=1, ĐH=2, CĐ=3, TC=4, Dưới
8 v07 Học vấn Không đi học =1, Học từ: 1-5 năm=2,
9 v08 Chủ hộ Chủ hộ=1, không CH=0
10 v09 Tình trạng chỗ ở Nhà riêng =1, Nhà thuê =2, Ở cùng cha, mẹ=3, Ở nhờ người khác =4
11 v10 Phân loại nhà Biệt thự=1, Mái bằng=2, Mái ngói=3,
12 v11 Số người ăn theo trực tiếp 0=1, 1=2, 2=3,3=4, 4 trở lên=5
13 v12 Số lao động có thu nhập 1=1, 2=2, 3=3, 4 trở lên =4
14 v13 Số người trong độ tuổi đi học 0=0, 1=1, 2=2, 3=3, 4 trở lên =4
15 v14 Số năm làm việc Làm việc từ 1 đến 2 năm =1;2-4 năm=2; 4-7 năm = 3; Từ 7 năm trở lên
16 v15 Nghề nghiệp hiện nay 1= Công chức, 2= Làm thuê ngoài, 3=
Tự kinh doanh, 4= Công nhân nông dân, 5= Khác
1= Tập quán nơi sinh sống 2= Truyền thống gia đình 3= Sở thích của bản thân 4= Mức thu nhập 5= Không có
18 v17 Vị trí công việc 1= Chủ DN, 2= Quản lý, 3= Chuyên viên, 4= Lao động nghề, 5= Khác
19 v18 Tham gia BH 1= Có, 0= Không v18.1 BHXH Đúng=1, Không đúng=0
Nhóm STT Tên biến Nhãn biến Mã hóa v18.2 BHYT Đúng=1, Không đúng=0 v18.3 BHTS Đúng=1, Không đúng=0 v18.4 BH thân thể Đúng=1, Không đúng=0 v18.5 BH khác Đúng=1, Không đúng=0
21 v20 Thu nhập cá nhân/năm trên 120tr=1, 80-120=2, 40-80=3, 10-
22 v21 Thu nhập gia đình/năm 240tr +=1, 160-240=2, 80-140=3, 20-
23 v22 Đánh giá mức sống Giàu=1, Khá=2, Trung bình=3,
Nhóm Quan hệ với ngân hàng
(Nhóm biến phụ thuộc chịu sự tác động của 24 biến
Thông tin thân nhân Đồng thời là nhóm biến độc lập tác động lên biến Khả năng trả nợ của khách hàng sau tác động ảnh hưởng của 24 biến Thông tin thân nhân)
1 v24 Số lần vay vốn Không vay =0, Vay từ 5 lần trở lên=1,
Vay từ 3-4 lần=2, Vay từ 1-2 lần =3
2 v25 Số lần sử dụng DV Không SD =0, từ 5 lần trở lên=1, từ 3-
3 v26 Trả nợ gốc Chưa bao giờ quá hạn=1, Quá hạn 250 tr=1, 160-250tr=2, 80-160tr=3,
Biến Khả năng trả nợ của khách hàng
K Khả năng trả nợ của khách hàng
Trả nợ đúng hạn =1, Quá hạn