1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế

87 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK) chi nhánh Thừa Thiên Huế
Tác giả Lê Nguyễn Quỳnh Anh
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Hồ Phương Thảo
Trường học Trường Đại học Kinh tế Huế
Chuyên ngành Tài chính Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2019
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 710,8 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ (11)
    • 1. Lý do chọn đề tài (11)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
      • 2.1. Mục tiêu chung (12)
      • 2.2. Mục tiêu cụ thể (13)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
      • 3.1. Đối tượng nghiên cứu (13)
      • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (13)
    • 4. Phương pháp nghiên cứu (13)
      • 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính (13)
      • 4.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng (13)
    • 5. Kết cấu đề tài (14)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (15)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (15)
    • 1.1. Tổng quan về xếp hạng tín dụng Doanh nghiệp (15)
      • 1.1.1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng (15)
      • 1.1.2. Đối tượng của xếp hạng tín dụng (16)
    • 1.2. Vai trò của xếp hạng tín dụng Doanh nghiệp (16)
      • 1.2.1. Đối với ngân hàng thương mại (16)
      • 1.2.2. Đối với nhà đầu tư và thị trường chứng khoán (17)
      • 1.2.3. Đối với doanh nghiệp được xếp hạng (17)
    • 1.3. Các nguyên tắc và quy trình xếp hạng tín dụng (18)
      • 1.3.1. Nguyên tắc xếp hạng tín dụng (18)
      • 1.3.2. Quy trình xếp hạng tín dụng (19)
    • 1.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (19)
      • 1.4.1. Chất lượng nguồn thông tin (19)
      • 1.4.2. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin (20)
      • 1.4.3. Năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng (20)
      • 1.4.4. Những thay đổi trong cơ chế, quy định và chính sách của Nhà Nước (20)
    • 1.5. Các chỉ tiêu thường dùng để xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (21)
      • 1.5.1. Các chỉ tiêu tài chính (21)
        • 1.5.1.1. Các tỷ số thanh khoản để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của (21)
        • 1.5.1.3. Các tỷ số đòn bẩy tài chính để đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp (23)
        • 1.5.1.4. Các chỉ tiêu khả năng sinh lời để đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp 14 1.5.2. Chỉ tiêu phi tài chính (24)
        • 1.5.2.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh (25)
        • 1.5.2.2. Uy tín trong quan hệ với các tổ chức tín dụng (25)
        • 1.5.2.3. Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ (25)
        • 1.5.2.4. Trình độ quản lý của ban lãnh đạo (25)
    • 1.6. Một số phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được áp dụng trên thế giới (25)
      • 1.6.1. Mô hình toán học chấm điểm tín dụng Z-score (25)
      • 1.6.2. Phương pháp chuyên gia (27)
        • 1.6.2.1. Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Fitch (27)
        • 1.6.2.2. Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của S&P (29)
        • 1.6.2.3. Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Moody’s (30)
      • 1.6.3. Mạng nơ ron thần kinh (30)
    • 1.7. Một số hệ thống xếp hạng tín dụng ở Việt Nam (31)
      • 1.7.1. Hệ thống xếp hạng của trung tâm tín dụng CIC (31)
      • 1.7.2. Công ty cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam (CRV) (32)
      • 1.7.3. Công ty thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp (C&R) (32)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG (33)
    • 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (33)
      • 2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương Tín (33)
        • 2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của SACOMBANK-TT Huế (0)
        • 2.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh Thừa Thiên Huế (0)
        • 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh (0)
      • 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của SACOMBANK – Chi nhánh TT Huế trong (0)
    • 2.2. Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – SACOMBANK – Chi nhánh TT Huế (0)
      • 2.2.1. Khái quát về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng doanh nghiệp . 29 2.2.2. Hệ thống XHTD nội bộ đối với khách hàng Doanh nghiệp của SACOMBANK-Chi nhánh TT Huế (0)
        • 2.2.2.1. Đối tượng KHDN được XHTD tại SACOMBANK-Chi nhánh TT Huế (0)
        • 2.2.2.2. Nguyên tắc chấm điểm xếp hạng tín dụng KHDN tại SACOMBANK Chi nhánh TT Huế (0)
    • 2.3. Nghiên cứu về hệ thống chỉ tiêu trong mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng (0)
      • 2.3.1. Mô tả thống kê dữ liệu nghiên cứu XHTD KHDN tại SACOMBANK - Chi nhánh TT Huế (0)
        • 2.3.1.1. Thu thập số liệu (0)
        • 2.3.1.2. Thực hiện mô tả thống kê (0)
      • 2.3.2. Đánh giá hệ thống chấm điểm XHTD của SACOMBANK - Chi nhánh TT Huế (0)
    • 3.1. Định hướng của SACOMBANK về Tín dụng trong thời gian tới (69)
    • 3.2. Các giải pháp để hoàn thiện hệ thống Xếp hạng tín dụng khách hàng Doanh nghiệp tại SACOMBANK – Chi nhánh Thừa Thiên Huế (70)
    • 3.3. Kiến nghị (72)
      • 3.3.1. Về phía ngân hàng SACOMBANK - Hội sở chính (72)
      • 3.3.2. Về phía ngân hàng Nhà nước (73)
  • PHẦN 3: KẾT LUẬN (75)
    • 1. Kết luận (75)
    • 2. Hạn chế và hướng phát triển của đề tài (75)
  • PHỤ LỤC (78)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Tổng quan về xếp hạng tín dụng Doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về xếp hạng tín dụng

Thuật ngữ “credit ratings”- Xếp hạng tín dụng (XHTD) lần đầu được dùng cách đây hơn 100 năm (từ năm 1909) khi công ty Moody’s phát hành định kỳ các chỉ số thông tin tín nhiệm các doanh nghiệp trong ngành đường sắt Mỹ Tiếp theo đó, các công ty XHTD lần lượt ra đời như công ty Standard and Poor’s (1922), công ty Fitch Investor Service (1924), công ty xếp hạng trái phiếu Canada – Canadian Bond Rating service (1972) Hiện nay, dịch vụ XHTD đã mở rộng và phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới, trong đó 3 công ty Moody’s Investors Sevice (MCO), Standard &Poor (S&P) và Fitch Ratings là những tổ chức uy tín và quen thuộc trong ngành XHTD doanh nghiệp.

Theo công ty Moody’s, XHTD là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thông qua hệ thống ký hiệu Aaa-C

Theo công ty Standards & Poor, XHTD là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn.

Theo Fitch thì XHTD là đánh giá mức độ khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ như lãi suất, cổ tức ưu đãi, các khoản bảo hiểm hay các khoản phải trả khác của một tổ chức.

Từ những khái niệm được đưa ra bởi những tổ chức quốc tế uy tín trong cùng lĩnh vực, có thể hiểu về cơ bản XHTD là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện chí trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng được cấp tín dụng để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống phân loại xếp hạng theo kí hiệu. Ở các NHTM Việt Nam, việc XHTD thực hiện đối với cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân nhưng trong phạm vi của khóa luận, tác giả xin phép chỉ đề cập đến XHTD doanh nghiệp Hệ thống XHTD nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp là một chương trình được ngân hàng xây dựng, thiết lập với những chỉ tiêu chấm điểm được xác định trước, để phục vụ việc chấm điểm, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp.

1.1.2 Đối tượng của xếp hạng tín dụng Đối tượng của XHTD gồm những dữ liệu, thông tin của khách hàng tham gia vay vốn tại NHTM như: thông tin tài chính từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp , các thông tin phi tài chính (khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý và môi trường kiểm soát nội bộ, quan hệ với ngân hàng,…). Đối với các NHTM, việc XHTD không nhằm thể hiện giá trị của người vay mà kết quả XHTD chỉ là cơ sở để đưa ra ý kiến hiện tại dựa trên các nhân tố rủi ro, từ đó có chính sách tín dụng và hạn mức cho vay phù hợp Một khách hàng đi vay được XHTD cao không có nghĩa là chắc chắn ngân hàng cho vay sẽ thu hồi đầy đủ các khoản nợ gốc và lãi vay mà chỉ là cơ sở để đưa ra quyết định tín dụng phù hợp,đúng đắn đã được điều chỉnh theo dự kiến mức độ rủi ro tín dụng có liên quan đến khách hàng là người đi vay và tất cả các khoản vay của khách hàng đó.

Vai trò của xếp hạng tín dụng Doanh nghiệp

1.2.1 Đối với ngân hàng thương mại

Rủi ro tín dụng và hậu quả của nó luôn là mối đe dọa lớn đối với sự phát triển bền vững của mỗi NHTM và toàn hệ thống Vì vậy các ngân hàng luôn mong muốn đo lường và kiểm soát được rủi ro tín dụng ở mức mục tiêu.

Công tác XHTD có vai trò quan trọng trong việc phân tích, đánh giá khách hàng cả trước và sau khi cấp tín dụng từ đó giúp ngân hàng quản trị rủi ro tốt hơn, hỗ trợ công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Khi khách hàng có đề nghị vay vốn, kết quả XHTD có được dựa trên các thông tin thu thập và phân tích số liệu sẽ giúp ngân hàng giảm chi phí và thời gian ra quyết định cho vay Đồng thời, dựa vào mức xếp hạng để áp dụng các chính sách tín dụng phù hợp Sau khi cấp tín dụng, công tác xếp hạng giúp ngân hàng quản lý tốt hơn danh mục cho vay, việc giám sát và đánh giá các khoản tín dụng cho biết khoản vay có chất lượng tốt hay đang có xu hướng xấu đi từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời Ngân hàng cũng thực hiện XHTD khách hàng không trả nợ đúng hạn nhằm phân tích rủi ro tín dụng và đưa ra các biện pháp giảm tổn thất cho ngân hàng.

1.2.2 Đối với nhà đầu tư và thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán của Việt Nam mới được chính thức hình thành từ những năm 2000 và trở thành thị trường tài chính thu hút vốn quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp và toàn nền kinh tế Tuy nhiên, thị trường chứng khoán gặp một số khó khăn do thông tin kém minh bạch nên chưa tạo được sự lành mạnh cho thị trường Vì vậy sự ra đời của XHTD có ý nghĩa lớn đối với các nhà đầu tư nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung.

- Kết quả XHTD là một nguồn cung cấp những thông tin cần thiết cho nhà đầu tư về tình trạng của nhà phát hành để lựa chọn khi đầu tư vào một chứng khoán thích hợp từ đó thu hẹp được sự chênh lệch thông tin giữa người cho vay và người đi vay, giúp cho thị trương chứng khoán minh bạch hơn.

- XHTD tạo điều kiện huy động vốn trên thị trường chứng khoán thực hiện được dễ dàng, thuận lợi hơn, đồng thời giảm được chi phí huy động vốn Các tổ chức cần huy động vốn, nhà phát hành chứng khoán sử dụng kết quả XHTD để tạo niềm tin với nhà đầu tư, từ đó vừa huy động được lượng vốn như mong muốn vừa giảm được chi phí huy động.

1.2.3 Đối với doanh nghiệp được xếp hạng

-XHTD giúp các doanh nghiệp biết được sự đánh giá khách quan của cơ quan bên ngoài về khả năng tài chính và tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

-Với việc được đánh giá độc lập và khách quan của bên thứ ba, doanh nghiệp khẳng định được vị thế và uy tín của mình đối với các nhà đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước.

-XHTD cũng giúp duy trì sự ổn định nguồn tài trợ cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp được xếp hạng cao có thể duy trì được thị trường vốn hầu như trong mọi hoàn cảnh, ngay cả khi thị trường vốn có những biến động bất lợi XHTD càng cao thì chi phí huy động vốn càng giảm, các nhà đầu tư sẵn sàng nhận một mức lãi suất thấp hơn cho một chứng khoán an toàn hơn.

Các nguyên tắc và quy trình xếp hạng tín dụng

1.3.1 Nguyên tắc xếp hạng tín dụng

 Nguyên tắc 1: Phân tích các yêu tố định tính và định lượng

(1) Các dữ liệu định lượng: Là những quan sát được đo lường bằng số, các dữ liệu được lấy trên các báo cáo tài chính Ví dụ như các tỷ số khả năng thanh toán, chi phí trả lãi vay, vốn lưu động,…

(2) Các dữ liệu định tính: Đó là những quan sát không đo lường được bằng số. Trong tập dữ liệu định tính mỗi quan sát sẽ và chỉ thuộc về một kiểu loại nào đó Ví dụ tình hình cạnh tranh, xu hướng thị trường, vị thế kinh doanh của công ty, trình độ quản lý của ban lãnh đạo,…

 Nguyên tắc 2: Phân tích từ các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến doanh nghiệp đến các yếu tố của bản thân doanh nghiệp theo trình tự:

(1) Phân tích rủi ro mang tính vĩ mô về xu hướng của quốc gia, ngành như tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia, sự ổn định về chính trị, chính sách tài chính, sự mở cửa thị trường …;

(2) Phân tích rủi ro hoạt động kinh doanh như tình hình cạnh tranh, xu hướng thị trường, vị thế kinh doanh của công ty, sự đa dạng hoá hoạt động và các quy định;

(3) Phân tích rủi ro tài chính bao gồm hàng loạt chỉ tiêu phụ thuộc vào từng ngành nghề, kết hợp so sánh giữa rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh, xem xét độ linh hoạt tài chính cũng như chính sách tài chính;

(4) Phân tích hướng phát triển của công ty như chất lượng ban quản lý và chiến lược kinh doanh;

(5) Phân tích tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.

 Nguyên tắc 3: Xây dựng thang điểm các chỉ tiêu đơn giản, dễ hiểu, dễ so sánh.

Các chỉ tiêu được cho điểm, sau đó tổng hợp lại và phản ánh qua ký hiệu xếp hạng.

1.3.2 Quy trình xếp hạng tín dụng

Tùy vào chính sách tín dụng và các quy định có liên quan mà mỗi ngân hàng sẽ có một quy trình XHTD khác nhau nhưng tựu chung một quy trình XHTD bao gồm các bước cơ bản sau:

(1) Thu thập thông tin liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá, được thiết lập trong hệ thống XHTD nội bộ của ngân hàng như xác định ngành và quy mô doanh nghiệp, các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính,… Trong quá trình thu thập thông tin, ngoài những thông tin do chính khách hàng cung cấp, CBTD phải sử dụng nhiều nguồn thông tin khác từ các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin từ các tổ chức xếp hạng uy tín, thông tin từ trung tâm tín dụng ngân hàng CIC,…

(2) Phân tích và chấm điểm các chỉ tiêu bằng mô hình để đưa ra kết quả xếp hạng Mô hình chấm điểm sử dụng đồng thời chỉ tiêu tài chính và phi tài chính nhằm đánh giá tổng quát nhất khả năng trả nợ của khách hàng Các chỉ tiêu tài chính thiên về định lượng được chấm điểm dựa trên các thông tin, số liệu từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp Các chỉ tiêu phi tài chính thiên về định tính nên đòi hỏi phải được sử dụng khách quan, linh hoạt và phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh Hệ thống chấm điểm sẽ tự động đưa ra kết quả về tổng số điểm đạt được, mức xếp hạng và tình trạng phân loại nợ tương ứng Kết quả xếp hạng tín dụng tại các TCTD chỉ mang tính nội bộ và thường không được công bố rộng rãi.

(3) Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng được xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạng, các thông tin điều chỉnh được lưu giữ Tổng hợp kết quả xếp hạng so sánh với thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiện đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng.

Một số nhân tố ảnh hưởng đến kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Chất lượng nguồn thông tin đóng vai trò quan trọng trong quá trình chấm điểm Những thông tin này chính là yếu tố đầu vào của công tác XHTD, thông tin có đầy đủ và độ tin cậy cao thì kết quả XHTD mới phản ánh càng chân thực hơn đối tượng xếp hạng Trong thực tế hiện nay thì việc thu thập thông tin còn gặp nhiều khó khăn, tính trung thực của các thông tin do doanh nghiệp cung cấp còn chưa cao khiến các NHTM khó tiếp cận nguồn thông tin về hồ sơ xác thực khi đưa dữ liệu vào phân tích.

1.4.2 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin Để có được kết quả xếp hạng, các NHTM phải triển khai phần mềm XHTD nội bộ, được thiết kế riêng phù hợp với dữ liệu thông tin nội bộ và khả năng kết nội phần mềm quản trị ngân hàng Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ thông tin hiện đại sẽ đảm bảo phục vụ tốt cho toàn bộ quá trình từ thu thập, khai thác, quản lý dữ liệu cho đến phân tích đánh giá các chỉ tiêu Công nghệ thông tin tài chính ngân hàng chính là hạ tầng để các NHTM đổi mới, nâng cấp và hoàn thiện hơn hệ thống XHTD nội bộ của mình.

1.4.3 Năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng

Công nghệ dù có hiện đại, tiên tiến thì vẫn không thể thiếu yếu tố con người Một hệ thống chỉ tiêu đánh giá dù có tốt đến đâu cũng chỉ phản ánh được những nội dung cơ bản cho phần lớn các trường hợp XHTD Trong quá trình thao tác thực tế, cán bộ thực hiện công tác xếp hạng phải hiểu được bản chất của vấn đề phân tích và nắm bắt được tình huống trong từng điều kiện cụ thể Yếu tố con người, chuyên môn cùng với những kinh nghiệm nhạy bén đóng vai trò quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kết quả XHTD.

1.4.4 Những thay đổi trong cơ chế, quy định và chính sách của Nhà Nước

Mọi hoạt động của các TCTD nói chung và NHTM nói riêng đều không nằm ngoài khuôn khổ các quy định, cơ chế cũng như chính sách của NHNN và ChínhPhủ NHNN với vai trò quản lý thường xuyên ban hành các quy định, quy chế nhằm quản trị rủi ro tín dụng, duy trì tính thanh khoản và phòng ngừa những tổn thất không đáng có cho các NHTM Tình đến thời điểm hiện nay, khung pháp lý liên quan đến hoạt động XHTD có các quy định 57/2002/QĐ-NHNN, quyết định493/2005/QĐ-NHNN xuất phát từ hiệp định Basel II thông qua năm 2004, Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm Các kênh thông tin chung quan trong mà các NHTM có thể truy cập là CIC, cơ quan thuế, ủy ban giám sát tài chính quốc gia… Hoạt động của các cơ quan này cùng với những quy định, chính sách phải có sự thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn để phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt khi nền kinh tế Việt Nam, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động.

Các chỉ tiêu thường dùng để xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

1.5.1 Các chỉ tiêu tài chính Đây là các chỉ tiêu định lượng được lấy trực tiếp hoặc kết quả tính toán đựa trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ) Các chỉ tiêu tài chính mà các cán bộ tín dụng thường được sử dụng để đánh giá khách hàng vay vốn của mình bao gồm:

1.5.1.1 Các tỷ số thanh khoản để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

+ Khả năng thanh toán hiện hành: Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt Chỉ số này càng thấp ám chỉ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn đối với việc thực hiện các nghĩa vụ của mình nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.

Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn

+ Khả năng thanh toán nhanh: chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp.

Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn

+ Khả năng thanh toán tức thời: Thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằng số tiền đang có của DN Do tiền có tầm quan trọng đặc biệt quyết định tính thanh toán nên chỉ tiêu này được sử dụng nhằm đánh giá khắt khe khả năng thanh toán ngắn hạn của DN.

Chỉ số thanh toán tức thời = Tiền và các khoản đương tiền / Nợ ngắn hạn

+ Khả năng thanh toán lãi vay: Hệ số này đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay cho chủ nợ Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho chúng ta biết được số vốn đi vay đã được sử dụng tốt tới mức nào và đem lại khoản lợi nhuận là bao nhiêu, có đủ bù đắp lãi vây phải trả hay không.

Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)/Lãi vay phải trả

1.5.1.2 Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động để đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp

+ Vòng quay vốn lưu động: Chỉ số này đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp dựa trên cơ sở một đồng vốn lưu động đã tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Ví dụ chỉ số này bằng 3 thì với mỗi đồng vốn lưu động của doanh nghiệp có khả năng tạo ra 3 đồng doanh thu cho doanh nghiệp này Số vòng quay càng lớn, doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả.

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu / Vốn lưu động bình quân

+ Vòng quay hàng tồn kho: Đối với một doanh nghiệp, việc lưu trữ hàng tồn kho nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô và lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động Việc lưu trữ hàng tồn kho nhiều sẽ là lợi thế trong một số ngành, tuy nhiên lại không có lợi ở một số ngành khác Chính vì vậy để đánh giá tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp một cách chính xác hơn, ta cần tính tần suất mà hàng tồn kho được luân chuyển trong kỳ Đó cũng chính là vòng quay hàng tồn kho Chỉ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp quản trị hàng tồn kho càng tốt.

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Bình quân hàng tồn kho

+ Vòng quay khoản phải thu: Chỉ số cho biết khả năng thu được các khoản doanh thu của doanh nghiệp, được dùng để đánh giá mức độ rủi ro thực tế về các khoản phải thu cũng như chính sách tín dụng mà doanh nghiệp đang áp dụng đối với người mua hàng Chỉ số số càng thấp, rủi ro càng cao.

Vòng quay khoản phải thu = Doanh thu / Bình quân khoản phải thu

+ Vòng quay khoản phải trả: Chỉ số phản ánh khả năng doanh nghiệp chiếm dụng vốn của nhà cung cấp Chỉ số cao có thể chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh Chỉ số càng thấp, doanh nghiệp nắm giữ khoản vốn đó càng lâu, dẫn đến tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh toán Tuy nhiên việc chiếm dụng nguồn vốn cũng có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Vòng quay khoản phải trả = Mua hàng / Bình quân khoản phải trả

+ Vòng quay tổng tài sản: Đây là thước đo khái quát nhất hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp Vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sử dụng tài sản vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả Nếu chỉ số này bằng 2 tức là với 1 đồng tài sản, doanh nghiệp đã tạo ra được 2 đồng doanh thu.

Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu / Tài sản bình quân

1.5.1.3 Các tỷ số đòn bẩy tài chính để đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của doanh nghiệp

+ Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) phản ánh quy mô tài chính của doanh nghiệp, cho ta biết về tỷ lệ nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu là một trong những tỷ lệ đòn bẩy tài chính thông dụng nhất.

Hệ số nợ/Vốn CSH = Tổng nợ / Vốn CSH

+ Hệ số nợ so với tổng tài sản: Hệ số nợ trên tổng tài sản (D/A) đo lường mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản Điều này có nghĩa là trong tổng số tài sản hiện tại của doanh nghiệp được tài trợ khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay.

Hệ số nợ/Tổng tài sản = Tổng nợ / Tổng tài sản

+ Hệ số khả năng hoàn trả lãi vay: Hệ số chi trả lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi của một doanh nghiệp.

Hệ số chi trả lãi vay = EBIT / Chi phí lãi vay

+ Hệ số khả năng trả nợ: hệ số này cho biết để chuẩn bị cho mỗi đồng trả nợ gốc và lãi, doanh nghiệp có bao nhiêu đồng có thể sử dụng được.

Hệ số khả năng trả nợ = (Giá vốn hàng bán + Lợi nhuận trước thuế

+ Khấu hao)/(Nợ gốc + Chi phí lãi vay) 1.5.1.4 Các chỉ tiêu khả năng sinh lời để đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp

+ Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (ROS): Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS có ý nghĩa là một đồng doanh thu thuần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Tỷ số này càng cao thì càng tốt.

ROS = Tổng lợi nhuận sau thuế / Tổng doanh thu thuần * 100%

+Tỷ suất lợi nhuận của tài sản (ROA): Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp

ROA = Lợi nhuận ròng / Bình quân tổng tài sản * 100%

Một số phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được áp dụng trên thế giới

1.6.1 Mô hình toán học chấm điểm tín dụng Z-score

Mô hình Altman Z-score được công bố năm 1968 bởi Giáo sư Edward I. Altman, đại học New York Mô hình Z-score là một trong những mô hình tính toán khả năng vỡ nợ tài chính của doanh nghiệp với lợi thế dễ tính toán do sử dụng các dữ liệu từ báo cáo tài chính Z-score sử dụng mô hình tuyến tính bậc nhất giữa các chỉ tiêu tài chính được lượng hóa bằng các hệ số Mô hình sử dụng phương pháp hồi quy dựa trên cơ sở dữ liệu trong quá khứ và từ đó đưa ra dự báo cho tương lai.

Mặc dù được phát minh và công bố ở Mỹ nhưng hiện nay mô hình z-score đã được nhiều nước công nhận và sử dụng rộng rãi Ban đầu giáo sư Altman sử dụng

22 chỉ tiêu tài chính khác nhau để tính toán chỉ số z-score, sau này ông phát triển thêm và rút gọn lại chỉ còn sử dụng 5 chỉ tiêu cụ thể được kí hiệu từ X1, X2, X3, X4, X5:

X1 = Tỷ số “Vốn Lưu Động/Tổng Tài Sản” (Working Capitals/Total Assets) X2 = Tỷ số “Lợi Nhuận Giữ Lại/Tổng Tài Sản” (Retain Earnings/Total Assets) X3 = Tỷ Số “Lợi Nhuận Trước Lãi Vay và Thuế/Tổng Tài sản” (EBIT/Total Assets) X4 = Tỷ Số “Giá Trị Thị Trường của Vốn Chủ Sỡ Hữu/Giá trị sổ sách của

Tổng Nợ” (Market Value of Total Equity/Book values of total Liabilities)

X5 = Tỷ số “Doanh Thu/Tổng Tài Sản” (Sales/Total Assets)

Từ mô hình điểm số Z Giáo Sư Edward I Altman đã phát triển ra Z’ và Z’’ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp, như sau:

 Mô hình 1: Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất

 Z>2.99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

 1.8

Ngày đăng: 03/12/2022, 09:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Loại hình doanh nghiệpChấm điểm chỉ tiêu tài chính Chấm điểm chỉ tiêu phi tài chínhTổng hợp điểm và xếp hạng - Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế
o ại hình doanh nghiệpChấm điểm chỉ tiêu tài chính Chấm điểm chỉ tiêu phi tài chínhTổng hợp điểm và xếp hạng (Trang 44)
Bảng 2.3: Thang điểm XHTD và phân loại nhóm nợ đối với khách hàng doanh nghiệp - Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế
Bảng 2.3 Thang điểm XHTD và phân loại nhóm nợ đối với khách hàng doanh nghiệp (Trang 49)
Bảng 2.4: Bảng ký hiệu quy ước các chỉ tiêu tài chính trong XHTD tại SACOMBANK - Chi nhánh TT Huế - Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế
Bảng 2.4 Bảng ký hiệu quy ước các chỉ tiêu tài chính trong XHTD tại SACOMBANK - Chi nhánh TT Huế (Trang 50)
15 Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại PTC15 - Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế
15 Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại PTC15 (Trang 51)
Chi tiết bảng dữ liệu được ghi trong Phụ lục - Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế
hi tiết bảng dữ liệu được ghi trong Phụ lục (Trang 53)
Bảng 2.5: Bảng thống kê mô tả theo Scoring Tổng điểm - Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế
Bảng 2.5 Bảng thống kê mô tả theo Scoring Tổng điểm (Trang 54)
Bảng 2.6: Bảng thống kê mô tả theo hạng Xếp hạng - Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế
Bảng 2.6 Bảng thống kê mô tả theo hạng Xếp hạng (Trang 55)
Bảng 2.7: Bảng thống kê mô tả theo Ngành kinh doanh Ngành - Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế
Bảng 2.7 Bảng thống kê mô tả theo Ngành kinh doanh Ngành (Trang 55)
Bảng 2.8: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính - Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế
Bảng 2.8 Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính (Trang 56)
Bảng 2.9: Bảng thống kê mơ tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính - Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế
Bảng 2.9 Bảng thống kê mơ tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính (Trang 57)
Bảng 2.10: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính - Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế
Bảng 2.10 Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính (Trang 58)
Bảng 2.11: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Phi tài chính Các chỉ tiêu Phi tài chính - Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế
Bảng 2.11 Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Phi tài chính Các chỉ tiêu Phi tài chính (Trang 59)
Bảng 2.12: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính - Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế
Bảng 2.12 Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính (Trang 60)
Bảng 2.14: Bảng thống kê mơ tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính - Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế
Bảng 2.14 Bảng thống kê mơ tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính (Trang 62)
Bảng 2.15: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính - Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế
Bảng 2.15 Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính (Trang 63)
Bảng 2.16: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính - Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế
Bảng 2.16 Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính và Phi tài chính Các chỉ tiêu Tài chính – Phi tài chính (Trang 64)
Bảng 2.17: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính Các chỉ tiêu Tài chính - Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế
Bảng 2.17 Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính Các chỉ tiêu Tài chính (Trang 65)
Bảng 2.20: Bảng thống kê mơ tả theo Các chỉ tiêu Tài chính Các chỉ tiêu Tài chính - Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế
Bảng 2.20 Bảng thống kê mơ tả theo Các chỉ tiêu Tài chính Các chỉ tiêu Tài chính (Trang 66)
Bảng 2.19: Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính Các chỉ tiêu Tài chính - Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế
Bảng 2.19 Bảng thống kê mô tả theo Các chỉ tiêu Tài chính Các chỉ tiêu Tài chính (Trang 66)
Bảng 2.21: Bảng phân bố theo mức rủi ro - Khóa luận nghiên cứu hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (SACOMBANK) chi nhánh thừa thiên huế
Bảng 2.21 Bảng phân bố theo mức rủi ro (Trang 67)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN