Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua sở giao dịch
Trang 1T¹p chÝ luËt häc sè 5/2006 67
TS Ph¹m v¨n TuyÕt * rong xu thế toàn cầu hoá, bất kì sự thay
đổi nào của nền kinh tế thế giới cũng
đều ảnh hưởng đến nền kinh tế nội bộ
của mỗi một quốc gia Việt Nam ngày nay
đã có quan hệ làm ăn, buôn bán với rất nhiều
quốc gia và từng bước hoà nhập vào nền
kinh tế thế giới Tiến trình này đã đem đến
cho Nhà nước ta nhiều thuận lợi trong việc
phát triển kinh tế đất nước nhưng theo đó
cũng kéo theo không ít các trở ngại, khó
khăn Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam vẫn chủ
yếu là kinh tế nông nghiệp với hàng hoá mũi
nhọn trong xuất khẩu là các sản phẩm nông
nghiệp, vì thế sự biến động về giá của các
sản phẩm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
tình hình sản xuất, làm cho người sản xuất
lâm vào tình trạng khó khăn vì thua lỗ do sự
rớt giá Họ sẽ không dám đầu tư cho năm sản
xuất tiếp theo nếu không nắm bắt được thông
tin về giá cả hoặc không có sự ổn định về giá
cả trên thị trường và có thể năm sau giá của
các nông sản vì thế mà lại tăng, họ lại đầu
tư Sự bất ổn đó trong sản xuất làm mất đi
tính chủ động của nhà sản xuất và dĩ nhiên
sẽ ảnh hưởng đến cả nền kinh tế của đất
nước Để khắc phục tình trạng này đồng thời
để tạo ra sự phù hợp với hoạt động thương
mại cũng như pháp luật thế giới, Nhà nước
ta đã xác định về một loại hợp đồng mới và
tạo cho nó môi trường hoạt động bằng pháp
luật Luật thương mại của Nhà nước ta đã quy định về các hành vi thương mại cụ thể
và trong đó có quy định về loại hợp đồng mua bán hàng hoá có tên gọi là: “Mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá”
Điều 63 Luật thương mại quy định:
“1 Mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai
2 Chính phủ quy định chi tiết về hoạt
động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch
hàng hóa”.
Theo quy định tại Điều 64 thì hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá bao gồm hai loại:
1) Hợp đồng k× h¹n: Là thỏa thuận, theo
đó bên bán cam kết giao và bên mua cam kết nhận hàng hoá tại một thời điểm trong tương lai theo hợp đồng Trong hợp đồng này, nếu các bên không có thoả thuận gì khác thì người bán buộc phải giao hàng theo hợp
T
* Giảng viên chính Khoa luật dân sự Trường Đại học Luật Hà Nội
Trang 268 T¹p chÝ luËt häc sè 5/2006
đồng, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và
thanh toán Trường hợp các bên có thoả
thuận về việc bên mua có thể thanh toán
bằng tiền và không nhận hàng thì bên mua
phải thanh toán cho bên bán một khoản tiền
bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận
trong hợp đồng và giá thị trường do sở giao
dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp
đồng được thực hiện
Nếu các bên có thoả thuận về việc bên
bán có thể thanh toán bằng tiền và không
giao hàng thì bên bán phải thanh toán cho
bên mua một khoản tiền bằng mức chênh
lệch giữa giá thị trường do sở giao dịch hàng
hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được
thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng
2) Hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng về
quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán là thỏa
thuận, theo đó bên mua quyền có quyền được
mua hoặc được bán một hàng hóa xác định
với mức giá định trước (gọi là giá giao kết) và
phải trả một khoản tiền nhất định để mua
quyền này (gọi là tiền mua quyền) Bên mua
quyền có quyền chọn thực hiện hoặc không
thực hiện việc mua hoặc bán hàng hóa đó
Trong hợp đồng này thì bên mua quyền
chọn mua hoặc quyền chọn bán phải trả tiền
mua quyền chọn để được trở thành bên giữ
quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán
Số tiền phải trả cho việc mua quyền chọn do
các bên thoả thuận Bên giữ quyền chọn mua
có quyền mua nhưng không có nghĩa vụ phải
mua hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng
Trường hợp bên giữ quyền chọn mua quyết
định thực hiện hợp đồng thì bên bán có
nghĩa vụ phải bán hàng hoá cho bên giữ
quyền chọn mua Trường hợp bên bán không
có hàng hoá để giao thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn mua một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thoả thuận trong hợp đồng và giá thị trường do sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện Bên giữ quyền chọn bán có quyền bán nhưng không có nghĩa vụ phải bán hàng hoá đã giao kết trong hợp đồng Trường hợp bên giữ quyền chọn bán quyết định thực hiện hợp đồng thì bên mua
có nghĩa vụ phải mua hàng hoá của bên giữ quyền chọn bán Trường hợp bên mua không mua hàng thì phải thanh toán cho bên giữ quyền chọn bán một khoản tiền bằng mức chênh lệch giữa giá thị trường do sở giao dịch hàng hoá công bố tại thời điểm hợp đồng được thực hiện và giá thoả thuận trong hợp đồng Trường hợp bên giữ quyền chọn mua hoặc giữ quyền chọn bán quyết định không thực hiện hợp đồng trong thời hạn hợp đồng có hiệu lực thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực
Theo nội dung của các điều luật trên thì hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá được quy định trong Luật thương mại của nước ta giống với hợp đồng giao sau đã được nhiều quốc gia trên thế giới quy định Đây là một loại hợp đồng đã tồn tại và rất phát triển trong thực tiễn hoạt động thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới
và cũng được ghi nhận và điều chỉnh bằng pháp luật của các quốc gia đó
Trên thế giới hiện đã có trên 40 quốc gia
có thị trường giao sau là môi trường giao dịch cho các bên trong hợp đồng giao sau với sự quy định chặt chẽ của pháp luật để điều chỉnh nó
Trang 3T¹p chÝ luËt häc sè 5/2006 69
Hợp đồng giao sau là cam kết pháp lí của
các bên được lập thông qua sở giao dịch để
mua hoặc bán một lượng hàng hoá ở một mức
giá xác định tại thời điểm đã được định trước
trong tương lai, hợp đồng có thể được thanh
toán bù trừ trước ngày đáo hạn hợp đồng
Theo định nghĩa trên thì hợp đồng giao
sau được chia thành hai loại:
Thứ nhất, hợp đồng giao sau được chấm
dứt sau khi giao hàng và trả tiền: Là hợp
đồng mà người bán hàng phải giao hàng một
cách thực sự cho người mua theo đúng thời
điểm đã xác định trong hợp đồng
Thứ hai, hợp đồng giao sau được chấm
dứt trước ngày giao hàng ghi trong hợp đồng:
Là loại hợp đồng không có sự giao hàng thực
sự trong thực tế, các bên chấm dứt nghĩa vụ
của mình đối với bên kia bằng cách các bên
mua hoặc bán lại chính loại hàng hoá đó để
đảo ngược vị thế trong hợp đồng của mình
trước đó và thực hiện nghiệp vụ thanh toán bù
trừ thông qua hoạt động của sở giao dịch
Sự tăng giảm đột biến về giá cả của hàng
hoá luôn mang đến rủi ro cho người sản xuất
cũng như cho người buôn bán Nếu hàng hoá
rớt giá, người mua có cơ hội ép giá và người
sản xuất gánh chịu rủi ro và ngược lại, nếu
hàng hoá tăng giá thì người sản xuất có cơ
hội giữ lại hàng hoá để tăng thêm giá thì rủi
ro lại thuộc về người mua Trên thế giới, để
tránh tình trạng trên, thương gia và nông dân
đã tìm đến với nhau trước đó để thoả thuận
trước về giá cả Các thoả thuận đó được gọi
là hợp đồng giao sau Tuy nhiên, các hợp
đồng này ở giai đoạn khởi thuỷ của nó chỉ
đơn thuần là sự thoả thuận trước về giá cả
cho một loại sản phẩm sẽ hình thành vào
một thời điểm trong tương lai Vì thế, hợp đồng này chỉ có tác dụng nhỏ bé là phần nào định hướng và giữ sự ổn định trong sản xuất, kinh doanh Còn nếu giá cả tăng thì người bán vẫn chịu thiệt, giá cả giảm thì người mua chịu thiệt Dần dần, người ta nghĩ đến việc mua đi, bán lại các hợp đồng đó để kiếm lời hoặc tránh thua lỗ lớn Thương nhân không muốn mua sản phẩm thì có thể bán lại cho người khác để hưởng một khoản lời nếu giá
cả tiệm cận với thời điểm giao sản phẩm cao hơn giá cả được thoả thuận trước đó hoặc để giảm bớt khoản lỗ nếu giá cả ở thời điểm tiệm cận thấp hơn giá đã thoả thuận Hoặc người sản xuất nếu không muốn giao hàng thì có thể bán lại hợp đồng cho người khác cũng với một trong hai mục đích nói trên Hoạt động mua đi bán lại các hợp đồng này
đã làm hình thành trong thực tế một thị trường có tên gọi là thị trường giao sau
Ở nước ta đã từng hình thành và tồn tại rất nhiều các hợp đồng giữa người sản xuất
và thương gia (người buôn bán) hoặc với nhà sản xuất khác với nhiều tên gọi khác nhau như: “Bán lúa non” (một loại hợp đồng mua bán các sản phảm nông nghiệp khi chưa đến vụ thu hoạch nhưng các bên
đã thoả thuận trước về giá cả), “hợp đồng bao tiêu” (một loại hợp đồng, trong đó bên mua cam kết sẽ mua sản phẩm mà bên bán
sẽ tạo ra trong tương lai nhưng giá cả sẽ được xác định theo thời giá thị trường vào thời điểm giao sản phẩm đó) Các hợp đồng này chỉ có tác dụng là giúp người sản xuất định hướng ổn định về đầu ra của sản phẩm nhưng không giúp được họ về những rủi ro khi giá của sản phẩm tăng, giảm Trong các
Trang 470 T¹p chÝ luËt häc sè 5/2006
loại hợp đồng trên thì hợp đồng “bán lúa
non” có nhiều tính chất tương tự với dạng
hợp đồng giao sau đã xuất hiện ở các quốc
gia khác trên thế giới
Để tránh được tình trạng trên nhà sản
xuất cần được cập nhật các thông tin về giá
cả trên thế giới cũng như cần tới một biện
pháp nào đó để đảm bảo về giá tiêu thụ sản
phẩm Vì thế, xác định môi trường pháp lí
cho sự tồn tại của thị trường giao sau ở Việt
Nam là một công việc hết sức cần thiết
Trong hai loại hợp đồng mua bán hàng
hoá qua sở giao dịch hàng hoá đã được quy
định trong Luật thương mại của nước ta thì
hợp đồng kì hạn có tính chất tương tự với
loại giao dịch thứ nhất của hợp đồng giao
sau, hợp đồng quyền chọn có tính chất
tương tự với loại giao dịch thứ hai của hợp
đồng Trong hai loại giao dịch này thì loại
thứ hai là loại giao dịch thứ cấp và chính vì
có loại này nên mới hình thành thị trường
giao sau và việc hợp đồng giao dịch nhộn
nhịp trong thị trường này là do các giao
dịch thứ cấp tạo ra Chính vì thế loại hợp
đồng giao sau này mang nặng tính thương
mại, tài chính Tuy nhiên, bên cạnh đó, loại
hợp đồng giao sau thứ nhất lại hoàn toàn chỉ
mang tính chất dân sự
Để phù hợp với thực tế của sự hình thành
loại hợp đồng này cũng như xu hướng ghi
nhận và điều chỉnh nó bằng pháp luật nên
loại tài sản là vật được quy định trong BLDS
năm 1995 (vốn là đối tượng chủ yếu của các
hợp đồng) đã được sửa lại trong BLDS năm
2005 với nội dung như sau: Trong BLDS
năm 1995 quy định vật chỉ là tài sản nếu đó
là một “vật có thực” (Điều 172) Như vậy,
theo quy định này, pháp luật chỉ thừa nhận là tài sản đối với các vật hiện hữu và vì thế, các bên chỉ được giao kết hợp đồng để thực hiện việc trao đổi, lưu thông các vật đã có một cách thực tế vào thời điểm giao kết hợp đồng Quy định trên không còn phù hợp với
xu thế hình thành và tồn tại của hợp đồng mua bán hàng hoá tương lai (hay hợp đồng giao sau) Vì lí do đó, BLDS sửa đổi năm
2005 quy định như sau: “Tài sản bao gồm
vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” (Điều 163) Như vậy, theo quy định của BLDS năm 2005 thì các chủ thể có thể giao kết với nhau các hợp đồng để mua bán trao đổi các vật chưa có trong thực tế và vì vậy, ở một góc độ nhất định thì hợp đồng giao sau là một loại hợp đồng đã được luật dân sự thừa nhận
Theo chúng tôi, xét về bản chất và hậu quả pháp lí thì loại hợp đồng này chỉ khác hợp đồng mua bán tài sản ở chỗ tài sản mua bán chưa có vào thời điểm hợp đồng được giao kết Từ các hợp đồng này sẽ làm phát sinh một thị trường giao dịch qua sở giao dịch hàng hóa với các hành vi thương mại của các thương nhân, trong khi các hành vi thương mại được điều chỉnh bằng luật thương mại còn hợp đồng mua bán tài sản luôn được điều chỉnh bằng luật dân sự, bên cạnh đó, phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân
sự năm 2005 còn bao gồm các quan hệ thương mại Vì thế, khi giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hoá ngoài việc phải tuân thủ các quy định của Luật thương mại, các chủ thể còn phải tuân thủ các nguyên tắc chung về hợp đồng mà Bộ luật dân sự đã quy định./