NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Tổng quan về thị trường vàng
1.1.1.1 Vai trò tiền tệ của vàng
Trong 5.000 năm lịch sử loài người thì vàng luôn thể hiện đầy đủ tính chất là phương tiện lưu thông tiền tệ trên 3 chức năng cơ bản sau:
Thứ nhất, thước đo giá trị hoàn hảo Govett & Govett (1982) cho rằng các
NHTW có thể tự chủ động phát hành tiền nhưng điều này không thể với vàng do số lượng vàng trên hành tinh là hạn chế, do đó giá trị của vàng luôn được đảm bảo khi các đồng tiền của quốc gia mất giá Thứ hai, phương tiện thanh toán Vàng thể hiện chức năng này với tất cả giao dịch lớn hay nhỏ, đặc biệt là những giao dịch lớn khi mà đồng tiền pháp định có giá trị thấp và không được người dân tin dùng (Chang, Chang,
& Huang, 2013; Sjaastad, 2008) Thứ ba, phương tiện cất giữ giá trị Theo Harmston Stephen (1998), bất chấp sự biến động liên tục của giá vàng nhưng vàng vẫn duy trì giá trị về sức mua thực trong thời gian dài ở Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản Về mặt lịch sử, vàng đã chứng tỏ là kho lưu trữ tài sản có hiệu quả, đồng thời cũng là một thiên đường cất giữ an toàn trong thời gian bất ổn kinh tế và xã hội.
1.1.1.2 Phân loại vàng như tài sản tài chính của IMF
Theo Hệ thống tài khoản kế toán của IMF (EC, IMF, OECD 2008) thì các phân loại tài sản tài chính như sau: “Tài sản tài chính là tài sản kinh tế đồng thời cũng là công cụ tài chính Hầu hết các tài sản tài chính là các khoản nợ tài chính phát sinh từ các mối quan hệ hợp đồng được ghi nhận khi một đơn vị tổ chức cung cấp vốn cho người khác.” (EC, IMF, OECD 2008) Xét trên khía cạnh là tài sản tài chính thì vàng bao gồm: vàng tiền tệ (monetary gold) và SDR Trong đó: “Vàng tiền tệ là vàng mà các cơ quan tiền tệ (hoặc những người khác chịu sự kiểm soát hiệu lực của các cơ quan tiền tệ) có tiêu đề và được giữ như là một tài sản dự trữ Vàng tiền tệ được nắm bởi các cơ quan tiền tệ bao gồm trong tài sản dự trữ.” Các giao dịch bằng vàng tiền tệ bao gồm việc mua bán vàng giữa các cơ quan tiền tệ Mua (bán) vàng tiền tệ được ghi nhận trong tài khoản tài chính của cơ quan tiền tệ trong nước khi tăng (giảm) tài sản, và các khoản tương ứng được ghi nhận là giảm (tăng) tài sản của các nước khác thế giới.
“SDRs (Quyền rút vốn đặc biệt) là tài sản dự trữ quốc tế do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tạo ra và được phân bổ cho các thành viên để bổ sung các tài sản dự trữ hiện có Tỷ lệ phân bổ cho các thành viên theo tỷ lệ phần vốn đóng góp của mình.” Khái niệm của IMF đưa ra được sử dụng và kế thừa trong luật NHNN của nhiều quốc gia. Tại Luật NHNN Việt Nam 2010 đã nêu rõ: Dự trữ Ngoại hối bao gồm: Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước Tại nghị định số 24/2012/NĐ-CP: “NHNN được bổ sung vàng miếng vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước” Do đó theo quy định của NHNN thì vàng miếng được coi là một tài sản tài chính Đồng thời Nghị định 24 quy định về tiêu chuẩn để phân biệt vàng miếng: “Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.” Theo quy định của Quyết định số 1623/QĐ-NHNN thì: “NHNN tổ chức sản xuất vàng miếng hàm lượng 99,99%, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của Công ty SJC (sau đây gọi là vàng miếng SJC).”
1.1.1.3 Quy chuẩn đo lường và cách tính giá vàng quy đổi
- Quy chuẩn đo lường: ở Việt Nam, tiêu chuẩn đơn vị đo lường được chấp nhận chung của vàng là Cây (Lượng) hoặc Chỉ Trong đó: 1 cây vàng = 37,5 gram; 1 chỉ vàng
Quy chuẩn thế giới đơn vị của vàng là troy ounce (ký hiệu oz), trong đó 1 troy ounce (ozt) tương đương 31,1034768 g.
- Tuổi vàng: Tuổi (hay hàm lượng) vàng được xác định theo thang độ K (Karat) Một Karat tương đương 1/24 vàng nguyên chất Riêng ở Việt Nam thì tuổi vàng được xác định theo hàm lượng vàng 10 Vàng 99,99% tương đương với 24K Hàm lượng của vàng 18K xấp xỉ 75% vàng 24K.
- Công thức quy đổi giá vàng quốc tế thành giá vàng trong nước biểu thị như sau: VNGOLD = (INTERGOLD + phí vận chuyển + phí bảo hiểm) x (1 + thuế suất thuế nhập khẩu) / 0.82945 x tỉ giá USD/VND
Các xác định đơn giản theo các đơn vị kinh doanh vàng: VNGOLD = Z + m Trong đó: Z là phí tổn (giá vốn), m là lợi nhuận của các đơn vị kinh doanh vàng.
1.1.2 Lý luận về thị trường vàng
1.1.2.1 Khái niệm thị trường vàng
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2015) tổng hợp và đưa ra khái niệm “Thị trường vàng là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh các sản phẩm của vàng Cơ chế vận thành thị trường giống với thị trường hàng hoá và có nét tương đồng với TTCK Mức giá được quyết định bởi điều kiện thị trường Do tính chất đặc biệt của hàng hoá này nên thị trường vàng được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của NHTW các nước”.
Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của tác giả đã giới hạn vàng được coi như một tài sản tài chính Do đó, tác giả đề xuất khái niệm: “Thị trường vàng là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh các sản phẩm của vàng – với tư cách là tài sản tài chính, là một bộ phận của thị trường tiền tệ Mức giá được quyết định bởi điều thị trường, việc quản lý thị trường vàng là một chức năng quan trọng của NHTW”.
1.1.2.2 Phân loại thị trường vàng a Theo loại hình sản phẩm của thị trường
- Thị trường vàng giao ngay: Đây là thị trường cơ bản nhất và được dùng để làm tiêu chuẩn xác định giá trị cho các hoạt động kinh doanh vàng quốc tế khác, tại đó các thành viên trực tiếp trao đổi với nhau Đây là thị trường có tính thanh khoản cao và diễn ra liên tục trong 24 giờ trong ngày, không giới hạn về phạm vi địa lý Việc định giá gồm 10 thành viên của Hiệp hội thị trường vàng London (LBMA - London Bullion Market Association) Các trung tâm chính gồm London, New York và Zurich.
- Thị trường vàng vật chất: Đây là những thị trường lâu đời và phổ biến nhất giao dịch những lượng vật chất hiện hữu như vàng miếng, vàng thỏi, trang sức Những thị trường vàng vật chất tiêu biểu của thế giới là: London là thị trường vàng vật chất lớn nhất, đồng thời cũng là thị trường lâu đời nhất Các thành viên của của LBMA đống vai trò quan trọng trong giao dịch trên thị trường; Sàn giao dịch vàng Thượng Hải (SGE) là sàn giao dịch vàng vật chất lớn có tính định hướng, tầm ảnh hưởng của khu vực châu Á; Thị trường vàng bạc Hồng Kông là thị trường có tính định hướng quan trọng tại khu vực Châu Á; Thị trường vàng Ấn Độ, được đặc trưng bởi sàn giao dịch MCx, với đặc tính “ưu thích vàng” của người Ấn Độ thì sàn giao dịch vàng vật chất luôn sôi động và có giá trị lớn.
- Thị trường vàng kỳ hạn: chủ yếu diễn ra giao dịch các sản phẩm vàng phái sinh: Hợp đồng tương lai là việc kinh doanh vàng ở các kỳ hạn (khối lượng và giá cả) được quyết định tại thời điểm hiện tại, nhưng có hiệu lực trong tương lai Ngày thanh toán là thời điểm trao đổi thực tế đã diễn ra - tức là khi người mua trả tiền và bên bán giao sản phẩm vàng Các kỳ hạn hợp đồng thường từ 3 tháng trở lên Các giao dịch thực hiện theo phương thức bán hoặc mua các hợp đồng đã mua hoặc bán trước thời hạn thanh toán.Bằng cách này, các tổ chức có thể giao dịch với số lượng lớn hơn nhiều, và chấp nhận rủi ro lớn hơn cho lợi nhuận lớn hơn Đặc điểm chung là thị trường hiện đại và được tổng hợp từ các tiến bộ về công nghệ, cách thức tổ chức Các sàn giao dịch vàng tương lai nổi bật của thế giới: Sàn giao dịch hàng hóa New York; Sàn giao dịch Chicago (CBOT); Sàn giao dịch Hàng hóa Tokyo (TOCOM); 2 sàn giao dịch (MCX) và (NCDEX) tại Ấn Độ; Dubai Gold and Commodity Exchange (DGCX); Sàn giao dịch vàng Thượng Hải (SGE). b Theo cơ cấu tổ chức của thị trường
- Thị trường phi tập trung (Over the Counter – OTC) với các đại diện là: London LBMA, Zunch, New York, Hong Kong (SGE), Singapore, Trung Đông Đặc điểm là những người tham gia tiến hành giao dịch với nhau theo cơ chế giá thỏa thuận, các giao dịch đều không được tiêu chuẩn hóa về giá trị, khối lượng và thời hạn thanh toán hợp đồng Trong thị trường OTC thì vai trò chủ đạo của thị trường là các nhà sáng lập. Các giao dịch OTC các yếu tố giá cả không nhất thiết phải công bố cho công chúng, không phải chịu giám sát chặt chẽ do đó hạn chế rất lớn về tính minh bạch và kiểm soát rủi ro Việc thanh toán các hợp đồng dưới hình thức thanh toán trực tiếp hay gián tiếp thông qua hệ thống thanh toán bù trừ điện tử Sàn OTC giao dịch hầu hết các sản phẩm vàng, các sản phẩm đa dạng phụ thuộc vào nhu cầu của các đối tượng tham gia, trong đó các sản phẩm phái sinh đều có nhu cầu bảo hiểm cao Tính thanh khoản của thị trường OTC là rất lớn do các sản phẩm được thiết kế phù hợp và linh hoạt với từng đối tượng tại từng thời điểm Thị trường vàng phi tập trung OTC có chung đặc điểm có trình độ phát triển cao về sản phẩm, tổ chức và hệ thống pháp lý Các đối tượng tham gia có đủ tiềm lực tài chính để chủ động hơn về các giao dịch vàng nhằm đảm bảo mức lợi nhuận kỳ vọng luôn cao.
- Thị trường tập trung – Trung tâm giao dịch với các đại diện là COMEX (Hoa Kỳ): có quy mô lớn nhất và chi phối cao nhất, CBOT (Hoa Kỳ), TOCOM (Nhật Bản), MCX (Ấn Độ), DGCx (Dubai), SGE (Trung Quốc), Việc mua bán được thực hiện theo phương thức đấu giá, khớp lệnh Toàn bộ các giao dịch được tiến hành theo cách thức trung gian qua Sở giao dịch, được giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý Giao dịch giữa các chủ thể là các giao dịch có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đã được niêm yết tại sở giao dịch Tất cả những sản phẩm đều được chuẩn hóa, đồng bộ hóa và quản lý tập trung thông qua Sở giao dịch, nhờ đó hạn chế được rủi ro vận hành và rủi ro đạo đức của loại hình tổ chức này.
1.1.2.3 Các thành viên tham gia thị trường vàng
Lý luận về QLNN đối với thị trường vàng
1.2.1 Khái niệm chính sách QLNN với thị trường vàng
Khái niệm QLNN được trình bầy theo Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế (Đại học kinh tế Quốc dân 2005) là: “Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân
(hoặc viết tắt là quản lý nhà nước về kinh tế) là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền nhà nước lên nền KTQD nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra, trong điều kiện hội nhập và giao lưu quốc tế.” Quá trình quản lý luôn là một sự vận động liên tục những công cụ của nhà nước bao gồm: các chính sách pháp luật, các công cụ hành chính, các biện pháp can thiệp và các công cụ cụ thể khác lên đối tượng được quản lý Quá trình này hướng tới mục tiêu tạo điều kiện và môi trường tốt nhất để đối tượng bị quản lý hoàn thành tốt các mục tiêu đề tổ chức quản lý Quản lý mang tính đặc thù do mỗi hệ thống đều có tính chất đặc thù riêng, hệ thống có tính chất đóng mở, phân cấp, duy trì tương tác liên quan đến cơ chế vận hành Mục tiêu - cơ cấu - và cơ chế có mối liên hệ tương hỗ chặt chẽ trong việc điều khiển hệ thống Sự ăn khớp giữa 3 nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành của toàn hệ thống (Đỗ Hoàng Toàn &Mai Văn Bưu, 2005).“QLNN đối với thị trường vàng là công tác quản lý về phương diện vĩ mô của Nhà nước đối với các công tác quản lý tổ chức nhằm tạo điều kiện phát triển của thị trường vàng.” (Vũ Thuý Nga, 2010).
Kế thừa những khái niệm theo các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất khái niệm phục vụ cho luận án là “Chính sách QLNN đối với thị trường vàng là hệ thống các chủ trương chính sách của Nhà nước định hướng, tổ chức vận hành, giám sát thị trường vàng nhằm phát triển thị trường vàng một cách ổn định bền vững, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế đất nước.”
1.2.1.2 Sự cần thiết của QLNN với thị trường vàng
(i) Về cơ sở lý luận:
- Theo Đỗ Hoàng Toàn & Mai Văn Bưu (2005) thì QLNN là hoạt động tất yếu đối với bất kỳ nền kinh tế tại bất kỳ quốc gia nào Thị trường vàng là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế, tồn tại và hoạt động của thị trường vàng mang tính lịch sử và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế vĩ mô QLNN với thị trường vàng là tất yếu, Nhà nước quản lý thị trường chủ yếu bằng các công cụ pháp luật.
- Ngăn ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của thị trường vàng đối với nền kinh tế Đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế vĩ mô, suy giảm năng lực điều hành của NHNN trong thực thi CSTT.
- Bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho nhà đầu tư Yếu tố tâm lý luôn đóng vai trò là yếu tố tác động quan trọng trong thị trường vàng, khi những thông tin về thị trường vàng không chính xác sẽ tác động lớn đến nhà đầu tư, gây những cơn sốt vàng do sự khuếch đại của tâm lý đám đông Do đó NHNN đứng ra quản lý thị trường vàng sẽ đảm bảo tính minh bạch, nâng cao chất lượng thông tin công bố trong các hoạt động kinh tế giúp đảm bảo lợi ích cho các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường vàng.
- Tạo dựng sự ổn định thị trường vàng góp phần ổn định môi trường kinh tế vĩ mô trong bối cảnh nền kinh tế ngày một tự do luân chuyển tài khoản vốn Thị trường vàng trong nước và quốc tế có sự tự do di chuyển vốn thiếu kiểm soát luôn chứa đựng những rủi ro vĩ mô đối với nền kinh tế Do vậy NHNN phải kiểm soát thị trường vàng để hạn chế những rủi ro hệ thống ảnh hưởng đến an ninh tài chính.
(ii) Về cơ sở thực tiễn:
Lịch sử cho thấy, QLNN thị trường vàng luôn là một trong những chính sách trọng tâm của các quốc gia Thời kỳ Bản vị vàng, vàng được coi là nền tảng của tiền bạc, một loại tiền tệ quốc tế có thể được XNK tự do Đối với giao dịch trong một quốc gia, vàng được coi như một đồng tiền chung Khi xẩy ra sự mất cân bằng trong hoạt động ngoại thương quốc tế, các quốc gia thâm hụt có thể trả bằng vàng để bù đắp sự chênh lệch QLNN thị trường vàng được coi là kiểm soát cơ sở tiền tệ của quốc gia, do đó các chính sách QLNN thị trường vàng được đưa vào vị trí trung tâm của NHTW. Đến năm 1944, do tính không phù hợp của lịch sử nên hệ thống Bản vị vàng bị xoá bỏ thay vào đó là Hệ thống Bretton Woods Hệ thống này yêu cầu cố định tỷ giá hối đoái theo đồng USD và một mức giá không đổi của vàng Trong hệ thống tiền tệ Bretton Woods, chức năng của vàng trong lưu thông hoặc vai trò của nó trong dự trữ quốc tế đã giảm, và đồng USD đã trở thành người đóng vai trò chính trong hệ thống Tuy nhiên, vì vàng là rào cản cuối cùng cung cấp sự ổn định cho hệ thống tiền tệ nên NHTW vẫn chú trọng kiểm soát biến động về giá và xu hướng vận động của dòng vốn bằng vàng Quản lý và điều tiết thị trường vàng trở thành chinh sách quan trọng của NHTW Sự biến động của giá vàng là một công cụ hiệu quả để đo lường giá trị nội tại của đồng tiền và phần nào thể hiện được năng lực vận hành của nền kinh tế Hơn nữa, vàng đóng vai trò là tài sản dự trữ quan trọng Tính đến năm 2005, các NHTW trên thế giới đã nắm giữ tổng cộng 32.400 tấn vàng được chỉ định là dự trữ ngoại hối Con số này tương đương 22% tổng sản lượng vàng được sản xuất trong hai nghìn năm trước đó Vàng tư nhân là khoảng 24.000 tấn Tổng số lượng tương đương với 37% tổng lượng vàng trên thế giới vào năm 2005 Tại ViệtNam thị trường vàng lịch sử lâu đời, đặc biệt tâm lý của người dân rất ưa thích vàng nên tác động đến nền kinh tế rất lớn Do vậy QLNN đối với thị trường vàng Việt Nam luôn mang tính cấp bách.
1.2.1.3 Mục tiêu của chính sách QLNN với thị trường vàng
Theo Đỗ Hoàng Toàn & Mai Văn Bưu (2005) thì chính sách QLNN của thị trường vàng phải đạt được 3 mục tiêu cụ thể như sau:
-Đảm bảo và duy trì được sự ổn định của thị trường vàng, nâng cao tính thích nghi và cạnh tranh của thị trường trước những biến đổi của các nhân tố bên ngoài Trong đó yếu tố ổn định được nhấn mạnh vì nó là tiền đề cho việc tạo lập được thị trường có tính kỷ luật cao, đảm bảo được hiệu lực chính sách QLNN Quá đó góp phần củng cố được tính ổn định của hệ thống tài chính.
-Đảm bảo tính đồng bộ trong thực thi chính sách ổn định kinh tế vĩ mô Mục tiêu này xuất phát từ đặc điểm hàng hoá tiền tệ đặc biệt của vàng: vừa là hàng hoá thông thường, vừa là hàng hoá có tính chất tiền tệ Chính sách QLNN với thị trường vàng phải được xem xét trong bối cảnh CSTT, CSTG để đảm bảo ổn định các yếu tố kinh tế vĩ mô như: tỷ giá, lạm phát…
-Bảo vệ lợi ích nhà đầu tư, nâng cao tính minh bạch của thị trường Chính sách QLNN phải đảm bảo cho các thành viên tham gia tránh được các tác động tiêu cực xẩy ra trên thị trường vàng như hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường Trong đó các các thành viên luôn được đối xử bình đẳng như nhau, nằm trong khuôn khổ pháp luật và vì lợi ích chung.
1.2.1.4 Vai trò của chính sách QLNN đối với thị trường vàng
Vai trò QLNN với thị trường vàng được gắn chặt với mục tiêu đảm bảo hiệu lực các CSTT, qua đó góp phần là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô Vai trò của chính sách chính sách QLNN với thị trường vàng được thể hiện qua những khía cạnh sau:
Thứ nhất, định hướng thị trường thông qua các công cụ điều tiết đến các hình thức kinh doanh, chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Thứ hai, xây dựng hành lang và công cụ pháp lý để các chủ thể quản lý có thể triển khai được chức năng của mình.
Thứ ba, xây dựng cơ chế thanh tra, kiểm soát mang tính chức năng cho các hoạt động của thị trường Hướng tới xây dựng mô hình quản trị giám sát dựa trên rủi ro.
Thứ tư, tạo dựng khuôn khổ pháp lý thích hợp để phối kết hợp các hoạt động mang tính chất QLNN đối với thị trường vàng.
Thứ năm, xây dựng những công cụ dự báo với những bất ổn của kinh tế vĩ mô Qua đó cơ quan điều hành xây dựng được các phương án hành động phù hợp.
1.2.1.5 Nội dung của QLNN thị trường vàng a Chính sách quản lý thị trường giao dịch
Thị trường vàng có tính chất toàn cầu, hoạt động kinh doanh vàng có tính chất hết sức phức tạp do vàng có vai trò là hàng hóa đặc biệt Việc xây dựng chính sách liên quan đến quản lý thị trường vàng sẽ giúp hoạt động QLNN đối với thị trường vàng được thực hiện chủ động vè hiệu quả Chính sách QLNN đối với thị trường vàng là các quy định được xây dựng một cách cụ thể về: Mô hình tổ chức thị trường; Bộ máy quản lý điều hành thị trường; Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thị trường; Thành viên giao dịch thị trường b Chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng miếng
Kinh nghiệm quốc tế QLNN đối với thị trường vàng và bài học kinh cho Việt Nam
Tác giả đã chọn 2 quốc gia để nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm về QLNN thị trường vàng cho Việt Nam là: Trung Quốc, Ấn Độ Lý do chọn vì 2 nước Trung Quốc, Ấn Độ có những điều kiện tương đồng với Việt Nam về các khía cạnh như xã hội, văn hoá Khi đó nghiên cứu quản lý thị trường vàng tại 2 quốc gia này sẽ mang lại nhiều bài học giá trị cho Việt Nam.
1.3.1 Chính sách QLNN đối với thị trường vàng tại Trung Quốc
1.3.1.1 Quan điểm, phương thức quản lý thị trường vàng tại Trung Quốc
Sau năm 1979 tư duy quản lý kinh tế tại Trung Quốc đã có nhiều thay đổi theo hướng tự do hội nhập, điều này thể hiện bằng những chính sách cải cách cơ bản nền kinh tế tạo điều kiện cho thị trường nội địa được tiếp xúc với những nguồn vốn phát triển từ quốc tế Tuy nhiên luôn có sự thận trọng trong chính sách kiểm soát các dòng vốn luân chuyển giữa nội bộ và quốc tế, chính phủ xây dựng các kịch bản khác nhau cho việc kiểm soát liên thông các thị trường và sẵn sàng can thiệp vào thị trường ngoại hối và thị trường vàng nếu có dấu hiệu bất ổn ảnh hưởng đến các mục tiêu phát triển kinh tế Năm 1996 PBoC tuyên bố chấm dứt độc quyền quản lý thị trường vàng, tuy nhiên vẫn duy trì việc kiểm soát các dòng vốn bằng vàng không bị thất thoát ra bên ngoài lãnh thổ Trong giai đoạn này Trung Quốc đạt được những bước tiến rất xa trong phát triển kinh tế và tăng cường hội nhập kinh tế thế giới Tuy nhiên Trung Quốc vẫn thận trọng duy trì các biện pháp kiểm soát các dòng vốn, trong đó mỗi một động thái mở rộng thị trường đều được cân nhắc rất kỹ Đến tháng 3/2001 PBoC tuyên bố thay đổi phương thức QLNN thị trường vàng, chuyển từ độc quyền Nhà nước sang một hình thức kinh doanh vàng tự do và việc bãi bỏ dần kiểm soát đối với XNK vàng.Năm 2001, Hiệp hội Vàng Trung Quốc (CGA) đã thành lập, chịu sự kiểm soát bởi ký
Tiêu dùng Vàng đã tái chế: vàng – tiền
Khu vực trang sức Khu vực ngân hàng
Tái chế vàng: vàng- vàng
Sản xuất trang sức được cấp phép
Sàn giao dịch vàng Thượng Hải (SGE)
Tái chế vàng: vàng- tiền và vàng-
Vàng Nhập khẩu chính thức và
Nhập khẩu (qua Hong Kong và trực tiếp qua những khu vực chính Trung Quốc )
Xuất khẩu tới phần còn lại
Các khu Khu vực kỹ Ủy ban Kinh tế và Thương mại Nhà nước Vào tháng 10 năm 2002, Sàn Giao dịch Vàng Thượng Hải (SGE) được công bố, 4 ngân hàng ICBC, BoC, CCB và ABC đóng vai trò người tạo dựng thị trường Xuyên suốt trong quá trình quản lý, điều tiết thị trường vàng Trung Quốc là sự thống nhất với quỹ đạo phát triển thị trường tài chính chung của cả nước Yếu tố thận trọng trong quản lý nguồn vốn để hạn chế tối đa những tiêu cực của việc mở cửa thị trường luôn được ưu tiên hàng đầu Đồng thời sự phối hợp của PBoC và SGE tạo ra một nền tảng thị trường tương đối mạnh và vững để kiểm soát các giao dịch bằng vàng, Trung Quốc luôn xác định tầm nhìn dài hạn đối với thị trường vàng của mình sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng và có tầm ảnh hưởng trên thị trường quốc tế.
1.3.1.2 Mô hình và cách thức hoạt động của SGE
31/10/2002 SGE được chính thức đi vào hoạt động, Sàn được giám sát chặt chẽ bởi PBoC Tất cả các nền tảng giao dịch của SGE đều là điện tử SGE cung cấp giao dịch mua bán vàng giao ngay, và các hợp đồng quyền chọn Các giao dịch đều được thanh toán qua trung tâm thanh toán bù trừ Trong đó nổi bật nhất là cơ chế định giá và kiểm soát thị trường vàng hoàn toàn thay đổi, thay vì kế hoạch hóa giá cả mua bán vàng ấn định của PBoC thì giá cả được thị trường hóa thông quá SGE PBoC lúc này chỉ cả 1 thành viên sáng lập và điều tiết giao dịch trên SGE và sàn giao dịch phi tập trung (OTC).
Hình 1.8: Mô tả hoạt động của SGE
Nguồn: Alistair Hewitt, Louise Street, Krishan Gopaul và cộng sự (2013)
Giao dịch SGE diễn ra trên nền tảng giao dịch điện tử, nơi các lệnh mua và bán tiến hành liên tục trên cơ sở khớp lệnh tự động SGE cho phép các bên tham gia thị trường chuyển đổi ngoại hối, các sản phẩm vàng kỳ hạn, song song trên thị trường OTC và sau đó xác nhận các chi tiết giao dịch này bằng cách sử dụng bảng giá niêm yết của SGE, sau đó thanh toán bù trừ các giao dịch thông qua hệ thống thanh toán của SGE Thành viên của Hội đồng Quốc tế có thể cho thuê, cầm cố và trao đổi sản phẩm vàng giao ngay lẫn nhau và với các thành viên trong nước của SGE có giấy phép nhập khẩu vàng Trong SGE có một bộ phận quan trọng là Sàn Giao dịch Vàng Quốc tế Thượng Hải - SGEI; SGEI mang sứ mệnh quan trọng là: tạo ra một kênh đầu tư quan trọng có kiểm soát vào thị trường vàng Trung Quốc với các nhà đầu tư quốc tế.
Hình 1.9: Mô tả cách thức hoạt động của SGE và SGEI
Nguồn: Alistair Hewitt, Louise Street, Krishan Gopaul và cộng sự (2013)
Hoạt động vận hành của SGE luôn được giám sát chặt chẽ của PBoC thông qua các cơ chế cảnh báo và kiểm soát rủi ro, đặc biệt là những rủi ro xuất phát từ hoạt động giao dịch của các tổ chức, thành viên quốc tế Đồng thời cả SGE và Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải SHFE đều chịu sự điều phối và giám sát trực tiếp của Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC); đây là một cơ quan cấp Bộ trực thuộc Hội đồng nhà nước Hiện tại CSRC đang định hướng SGE và SHFE cải cách hành chính và phương thức hoạt động, giám sát theo nguyên tắc và chuẩn mực của Ủy ban Chứng khoán Quốc tế (IOSCO) Các cơ chế bao gồm: Giám sát tổng thế thị trường từ các thông tin nội bộ thị trường, bối cảnh kinh tế nói chung; Các quy định liên quan đến ký quỹ để chống rủi ro thị trường; Khống chế biên độ giao động của giá cả giao dịch; Kiểm soát thông tin trên thị trường; Thực hiện cập nhật và báo cáo liên tục các giao dịch theo ngày
1.3.1.3 Chính sách thuế GTGT đối với vàng tại Trung Quốc Để điều tiết và quản lý các giao dịch trên thị trường vàng Trung Quốc đã sử dụng thuế GTGT như một công cụ gián tiếp hiệu quả Hiện tại vàng ở Trung Quốc được phân loại thành 3 nhóm đối tượng chịu thuế riêng biệt là vàng, sản phẩm trang sức từ vàng và quặng vàng Trong đó thì nhóm đối tượng vàng được chia thành 2 đối tượng vàng tiêu chuẩn và không tiêu chuẩn Vàng tiêu chuẩn được giao dịch tại SGE và SHFE bao gồm vàng miếng hoặc vàng thỏi 9999, 9995, 999 hoặc 995 và có trọng lượng 50gram, 100gram, 1kg, 3kg hoặc 12,5kg Vàng không tiêu chuẩn là các đối tượng còn lại không thỏa mãn tiêu chí vàng tiêu chuẩn Các đơn vị nhập khẩu vàng (bao gồm vàng tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn) vào nội địa Trung Quốc thì được miễn thuế GTGT nếu có giấy phép nhập khẩu của PBoC Nếu những nhà sản xuất và các công ty môi giới bán vàng phi tiêu chuẩn ra khỏi SGE thì được miễn thuế GTGT, tuy nhiên nhóm đối tượng này nếu bán vàng tiêu chuẩn ra khỏi SGE và SHFE thì sẽ chịu mức thuế suất GTGT 17% Vàng tiêu chuẩn nếu được giao dịch nội bộ giữa SGE và SHFE thì được miễn thuế GTGT Đối với các sản phẩm trang sức từ vàng thì mức thuế suất GTGT cho nhập khẩu và bán ra khỏi SGE, SHFE là 17% (tuy nhiên có nhiều mã sản phẩm trang sức từ vàng lại có những mức thuế GTGT khác 17%).
1.3.1.4 Chính sách QLNN thị trường vàng và hoạt động kiểm soát vốn ở Trung Quốc
Trung Quốc đang đóng vai trò là một người chơi lớn trong nền kinh tế toàn cầu,đồng Nhân dân tệ được trở thành một phần của giỏ tiền tệ thế giới và chỉ số tài chính toàn cầu bao hàm cả thị trường chứng khoán Trung Quốc; đồng thời các chính sách điều hành nền kinh tế của chính phủ Trung Quốc có hiệu lực lan tỏa đến toàn cầu Tuy nhiên nhận thức được sự bất ổn tiềm tàng khi nền kinh tế có sự luân chuyển tự do tài khoản vốn mạnh mẽ với thế giới, Trung Quốc đã xây dựng cho mình một mô hình điều hành nền kinh tế riêng biệt trong đó chú trọng đến yếu tố kiểm soát các dòng vốn Bài học này được rút ra từ những bất ổn kinh tế từ 2 cuộc khủng hoảng kinh tế Đông Nam Á năm 1997 và toàn cầu năm 2008 Mô hình điều hành kinh tế được xây dựng trên 3 trụ cột: 1, Đồng Nhân dân tệ được duy trì trong “vùng an toàn” là 6,2 đến 7CNY/USD, lượng dự trữ ngoại hối phải đảm bảo ở ngưỡng tượng trưng là 3.000 tỷ USD; 2, Trung Quốc xác lập và phân tách những kênh vốn đầu tư khác nhau như chứng khoán, trái phiếu, vàng để chính phủ có thể kiểm soát riêng bằng các biện pháp điều tiết lẫn hành chính hóa; 3, Nâng cao vai trò kiểm soát thị trường, nếu xu hướng thị trường gây ảnh hưởng bất lợi đến ổn định kinh tế, chính phủ xây dựng các công cụ dự báo và sẵn sàng can thiệp khi tỷ giá vượt biên độ an toàn hay dòng vốn qua các kênh trở nên khó kiểm soát Mô hình kinh tế nhằm tạo ra các chính sách “đàn áp tài chính” để tạo ra các cú hích cho tăng trưởng đầu tư nội địa và thúc đẩy xuất khẩu Cô lập hóa thị trường nội địa với quốc tế tạo ra một thị trường tín dụng trong nước phát triển, đẩy mạnh tăng trưởng GDP, tự chủ tài chính trong nước tuy nhiên cũng có những ảnh hưởng tiêu cực là nợ xấu, phân bổ vốn không đều do chính phủ ưu tiên doanh nghiệp nhà nước được vay lãi suất thấp Tuy nhiên các biện pháp kiểm soát nền kinh tế của Trung quốc đang gặp phải rất nhiều những khó khăn nhất định Giới hạn về dòng vốn sẽ trở nên kém hiệu quả hơn và có thể gây ra biến động khi thặng dư tài khoản hiện tại thu hẹp hơn nữa Năm 2016 Trung Quốc chứng kiến sự đảo chiều nguồn vốn ra nước ngoài dẫn tới tỷ giá tiệm cận 7,0CNY/GDP, để bảo vệ tỷ giá PBoC liên tục can thiệp vào thị trường ngoại hối bằng cả biện pháp trung hòa và hành chính khi mức dự trữ ngoại hối về dưới mức 3.000 tỷ USD; PBoC thiết lập các chính sách khóa các kênh vốn tư nhân chuyển tiền ra ngoài thông qua Hồng Kong và Macao Bằng các biện pháp áp chế tài chính để ưu tiên nội địa và xuất khẩu thì cán cân vãng lai CAB và dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đều tăng Từ đó tạo ra một áp lực gia tăng trong lạm phát trung hạn của Trung Quốc Chỉ số CPI theo tháng đã tăng 3,6% trong 2012-2016, cho thấy xu hướng gia tăng lạm phát ở Trung Quốc và sự tương quan dương giữa cung tiền và lạm phát Do vậy, Trung Quốc đã có những chiến lược riêng của mình với thị trường vàng Chính phủ Trung Quốc khuyến khích dân mình tích trữ vàng và trao đổi vàng được kiểm soát chặt chẽ Trong trường hợp Trung Quốc phá giá đồng NDT thì sẽ thúc đẩy xuất khẩu và góp phần tăng trưởng GDP, tuy nhiên sức mua của người dân Trung Quốc vẫn được đảm bảo do có lượng tích trữ vàng của mình PBoC sẽ định giá vàng theo thị trường trên bảng cân tài khoản khi giá vàng đảo chiều và đồng USD sụt giảm; tổn thất bằngUSD sẽ được bù đắp bằng lợi nhuận của vàng.
1.3.2 Chính sách QLNN đối với thị trường vàng tại Ấn Độ
1.3.2.1 Cơ sở hạ tầng điều tiết thị trường vàng tại Ấn Độ
Do nắm vai trò đặc biệt với nền kinh tế nên thị trường vàng Ấn Độ được phân mảng rất rõ các cơ quan quản lý với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau Cụ thể như sau:
Hình 1.10: Các đơn vị quản lý và lĩnh vực quản lý thị trường vàng ở Ấn Độ
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo của Shri Ratan P Watal (2018)
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI), với vai trò là cơ quan quản lý tiền tệ, điều tiết và giám sát hệ thống tài chính, có vai trò chi phối rất lớn thị trường vàng Trong RBI có 3 Cục trực tiếp quản lý thị trường vàng: Cục Hoạt động và Đầu tư nước ngoài:Giám sát lượng vàng dự trữ chính thức và chịu sự kiểm soát Ủy ban Thường vụ về
Vàng và kim loại quý (bao gồm thành phần tham dự đại diện cho 2 Bộ: Tài chính; Thương mại và Công nghiệp trong việc tư vấn các chính sách liên quan đến vàng); Cục Quản lý Ngoại hối: Kiểm soát vàng như một tài sản tài chính trong rổ ngoại tệ; Cục Điều hành và Phát triển Ngân hàng (DBOD): Cấp phép và giám sát các ngân hàng được cấp chứng nhận nhập khẩu vàng thỏi và thiết kế Chương trình Tiền gửi vàng. Đồng thời luôn duy trì kết nối giữa các Bộ ban ngành khác nhau ở Ấn Độ trong quản lý điều tiết thị trường vàng Tuy nhiên theo báo cáo của Shri Ratan P Watal
(2018) thì quản lý thị trường vàng Ấn Độ chưa có một cơ quan thống nhất điều tiết toàn bộ thị trường, dẫn tới trong việc điều hành thị trường có sự phân mảng và thiếu phối hợp đồng bộ.
1.3.2.2 Hoạt động XNK vàng ở Ấn Độ
Nhu cầu vàng hàng năm ở Ấn Độ tương đương với 800 tấn, đứng nhì thế giới. Tuy nhiên khai thác, sản xuất trong nước chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nên Ấn Độ phải tiến hành nhập khẩu vàng đáp ứng như cầu vàng nội địa Do vậy tác động rất lớn đến thâm hụt tài khoản vãng lai (CAD), ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định kinh tế vĩ mô Chính sách xuất nhập khẩu vàng của Ấn Độ luôn lấy trọng tâm là làm giảm CAD, trong đó có 3 nhóm giải pháp chính là: Khuyến khích các sản phẩm tài chính tiết kiệm hỗ trợ bởi vàng thay cho việc tích trữ vàng vật chất; Tăng cường nguồn cung vàng từ thị trường nội địa thông qua khai thác, tái chế lại vàng trang sức để giảm áp lực nhập khẩu Ấn Độ hiện đang thúc đẩy những chính sách nâng cao năng lực sản xuất, tái chế trong nước; Nâng cao giá trị xuất khẩu Ấn Độ phần lớn xuất khẩu vàng trang sức sang UAE, Hoa Kỳ, Anh Quốc, các nước Châu Á như Hồng Kong, Singapore, Hàn Quốc… Hai trụ cột xuất khẩu trang sức quan trọng cho ngành trang sức Ấn Độ là B2B và B2C.
Do có sự phù hợp với các nhóm khách hàng nhỏ lẻ và được hỗ trợ bởi công nghệ toàn cầu hóa nên hoạt động xuất khẩu thông qua B2C chiếm tỷ trọng cao Đồng thời Ấn Độ nâng cao vai trò của NHTM trong việc xuất khẩu vàng vì tận dụng được mạng lưới và uy tín của các NHTM này.
1.3.2.3 Cấu trúc thuế đối với vàng tại Ấn Độ
Hiện nay, Ấn Độ đã tiến hành hợp nhất thuế đối với hoạt động XNK, trao đổi,chế tác vàng vào chung với thuế Hàng hóa và dịch vụ (Goods and Services Tax -GST) Trước chế độ GST, có nhiều quy định ưu đãi cho phép các đơn vị xuất khẩu kim hoàn được quyền nhập khẩu vàng và các nguyên liệu thô khác vào Ấn Độ, đồng thời tiến hành xuất khẩu thành phẩm tương ứng với số lượng nhập mà không phải thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước Trong đó, các loại thuế đối với sản phẩm vàng nội địa bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) 1%, thuế GTGT gián thu trong khoảng 0- 4% (trong đó chiếm tỷ trọng lớn là 1,5%) Thuế đối với dịch vụ không được áp dụng vào công việc liên quan đến đồ trang sức mang tính lao động thủ công, nó được coi là một chu trình của quá trình sản xuất, tinh chế vàng Thuế TTĐB 1%, trong năm 2016-
17 được áp dụng với các sản phẩm vàng có thương hiệu được dập nổi trên đồ trang sức.
Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
1.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài về thị trường vàng
Các tài liệu kinh tế và tài chính đã mang lại một số lượng lớn trong nghiên cứu chuyên sâu liên quan đến các khía cạnh quan trọng của vàng, thị trường vàng, đánh giá ảnh hưởng của chính sách đến giá vàng… trong đó có thể được tạm chia các nhóm chính như sau.
-Nghiên cứu định tính về cấu trúc thị trường vàng
Gary O’Callaghan (1993) đã giới thiệu và phân tích một cách chi tiết tính đa dạng về cấu trúc của thị trường vàng, cơ chế hoạt động và các sản phẩm tồn tại trong từng hoạt động Đồng thời tác giả cũng xây dựng một bức tranh khái quát nhất về thị trường vàng quốc tế, mối tương quan và chi phối giữa những thị trường vàng Y.V.Reddy (1997) Bài nghiên cứu đề cập tới sự thay đổi chính sách quản lý vàng củaNHTW Ấn Độ cụ thể là: 1, việc nhập khẩu vàng sẽ được điều chỉnh theo nhu cầu sử dụng bao gồm việc dùng cho sản xuất và phi sản xuất 2 NHTW sẽ phát huy vớiNHTM trong vai trò tạo ra các công cụ đầu tư vàng hiệu quả 4, Sẽ áp dụng những kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, với những nước tương đồng về điều kiện nhưThổ Nhĩ Kỹ, khối SAARC 5, NHTW sẽ quản lý cao nhất về thị trường vàng 6,NHTW sẽ hoạch định các khu vực kinh doanh vàng riêng biệt Sun Zhaoxue (2011) đã chỉ rõ mối quan hệ giữa thị trường vàng với sức khỏe của nền kinh tế, đồng thời cũng đưa ra một cái nhìn khái quát về công nghiệp vàng ở Trung Quốc Trong đó nêu bật vai trò, sứ mệnh phát triển thị trường vàng, cách thức tổ chức phù hợp với mục tiêu.
-Nghiên cứu về cơ chế vận hành thị trường vàng
Sau khi hệ thống Bretton Woods tan rã, các thành viên IMF đã ký Hiệp định Jamaica chính thức sử dụng hệ thống tỷ giá thả nổi vào năm 1976 Nhà kinh tế học Alberto (1983) đã cung cấp một mô tả đầy đủ về chức năng vàng trong hệ thống Jamaica Ông đã chứng minh phương tiện tích trữ giá trị của vàng bằng cách phân tích sự biến động của sức mua và tiền tệ của đồng tiền ở các quốc gia khác nhau. McKinnon (1993) đã nghiên cứu các quy tắc của việc trao đổi vàng theo hệ thống Bản vị trao đổi vàng (Gold Exchange Standard System), nghiên cứu chỉ ra hoạt động ổn định của hệ thống tiêu chuẩn vàng cổ điển trước Thế chiến thứ nhất phụ thuộc vào tất cả các nước theo các nguyên tắc quan trọng: (1) giá vàng chính thức cố định vẫn được duy trì; (2) vàng có thể được nhập và đưa ra tự do; (3) tất cả các loại tiền xu và tiền giấy ngân hàng phải được dự trữ vàng quốc gia hỗ trợ; (4) giá danh nghĩa nên được xác định nội tại theo cung, cầu thị trường vàng thế giới Marcuzzo và Rosselli (1987) chỉ ra hành vi của thị trường trong việc hình thành xu hướng giá vàng thông qua cơ chế luân chuyển vàng được đưa ra khi vàng được chuyển từ các quốc gia thâm hụt sang các nước trên thế giới để điều chỉnh và khôi phục sự cân bằng của thanh toán quốc tế Salant và Henderson (1978) đã xem xét sự không phù hợp giữa sự biến động giá vàng và mô hình nguồn lực suy giảm do chính phủ điều chỉnh theo nhu cầu lượng dự trữ vàng trên thị trường Việc điều chỉnh lượng dự trữ vàng chính thức của chính phủ sẽ làm tăng sự không chắc chắn của thị trường Soenen và Aggarwal (1988) nghiên cứu hiệu quả của thị trường vàng trong đó coi vàng là một tài sản tài chính và đề xuất rằng thị trường vàng ở Mỹ hiệu quả và thị trường vàng tương lai của Hoa Kỳ đã có thể đưa ra được nhận định giá vàng một cách hợp lý và hiệu quả Bertus và Stanhouse (2001) cho rằng cung vàng không nên có sự biến động mạnh vì lượng vàng tích trữ lớn hơn sản lượng vàng hàng năm Ngoài ra, việc kinh doanh vàng liên tục 24 giờ trên khắp thế giới có thể giúp đảm bảo rằng bất kỳ giá vàng có thể được điều chỉnh một cách nhanh chóng Blose (1996) trình bày một mô hình ước tính độ co giãn lý thuyết của giá vàng để xác định hiệu quả kinh tế đầu tư vào các công ty khai thác mỏ bằng các quỹ tương hỗ và kết luận rằng vàng có thể là một công cụ tốt để phòng ngừa rủi ro hệ thống Scott-Ram (2001) đã so sánh việc thêm trái phiếu và vàng vào một danh mục đầu tư để đầu tư vàng dài hạn và tìm thấy có hiệu quả hơn trong việc phân tán rủi ro R Michaud,Robert Michaud và K Pulvermacher (2006) đã kết luận trong báo cáo WGC của họ rằng việc thêm 2-4% vàng vào danh mục đầu tư cung cấp những lợi ích chiến lược rõ ràng.Hillier và cộng sự (2006) phân tích dữ liệu từ năm 1976 đến năm 2004 đưa ra nhận định rằng rằng các kim loại quý bao gồm vàng có khả năng phòng ngừa rủi ro, đặc biệt là trong giai đoạn biến động "bất thường" diễn ra trên thị trường chứng khoán Dempster (2008) nghiên cứu sự biến động giá vàng trong bối cảnh môi trường suy thoái kinh tế năm 2008 và chỉ ra rằng giá vàng có cơ chế điều chỉnh độc đáo; dó đó có thể giảm được những ảnh hưởng tiêu cực đến danh mục đầu tư trong thời kỳ suy thoái Baur và McDermott (2010) đã kiểm tra vai trò của vàng trong hệ thống tài chính và coi vàng ổn định hơn về lợi nhuận so với cổ phiếu, trái phiếu, công cụ tài chính khác.
-Các yếu vĩ mô ảnh hưởng đến giá vàng
Lãi suất: Koutsoyiannis (1983) khi phân tích 316 quan sát hàng ngày về giá vàng trong giai đoạn từ 01/1980 đến 03/1981 đã có những kết luận chính từ nghiên cứu thực nghiệm của thị trường vàng thỏi là: 1 Các thị trường vàng hoạt động theo cách phù hợp với lý thuyết kinh tế và những người tham gia thị trường cư xử một cách hợp lý và có thể dự đoán, phản ứng với một bộ các yếu tố kinh tế và phi kinh tế được xác định rõ ràng 2 Giá vàng, được tính bằng đô la Mỹ, tương quan chặt chẽ đến tình trạng nền kinh tế Mỹ: sức mạnh của đồng đô la Mỹ, lạm phát của Mỹ và lãi suất hiện tại của Mỹ là những yếu tố quyết định quan trọng của giá vàng Fortune (1987) sau khi ước lượng mô hình với dữ liệu hàng quý của Hoa Kỳ trong thời kỳ từ quý III/1973 đến quý II/
1980, đã trình bày rằng dự báo tăng lãi suất sẽ làm cho điều chỉnh ngược chiều với giá vàng Sự tăng giá trong tương lai sẽ khiến người ta chuyển đổi tài sản "thanh khoản" hiện tại sang vàng Harmston (1998) đã nghiên cứu dữ liệu về các khoản tín phiếu Kho bạc Hoa Kỳ và trái phiếu chính phủ dài hạn từ năm 1896 đến năm 1996 và cho thấy sự tương quan âm giữa xu hướng giá vàng và giá trị các trái phiếu dài hạn khác.
Tỷ giá và chỉ số giá USD: Sherman (1983) bằng cách sử dụng hồi quy OLS trong thời gian 11 năm từ 1972 đến 1983 đã cho thấy tương quan âm giữ log (giá vàng) và tỷ giá USD Dooley, Isard và Taylor (1995) đã sử dụng mô hình VAR gồm các biến giá vàng, tỷ giá hối đoái cuối tháng giữa đô la Mỹ và ba đồng tiền chính khác (bảng Anh, đồng Yên Nhật và Deutsche mark) trong giai đoạn 1976-1990 Nghiên cứu cho thấy các chuyển động giá vàng thể hiện sự giải thích rất mạnh với các chuyển động tỷ giá Trên cơ sở khái niệm vàng là "một tài sản không quốc gia", nghiên cứu đã lập luận rằng những thay đổi về quản lý của đất nước sẽ được phản ánh một cách có hệ thống vào giá vàng Larry và Fabio (1996) đã áp dụng các mô hình lý thuyết và sử dụng dữ liệu từ tháng 10/1991 đến tháng 06/1996 đối với giá vàng giao ngay, tỷ giáUSD, bảng Anh, yên Nhật Qua đó cung cấp các bằng chứng thực nghiệm chứng minh rằng kể từ sụp đổ của Bretton Woods, thị trường vàng thế giới bị chi phối bởi khối đồng tiền tệ châu Âu, sự đánh giá cao hoặc mất giá của đồng tiền châu Âu có ảnh hưởng mạnh đến giá vàng ở các loại tiền tệ khác Capie, Mills and Wood (2004) và
Tully và Lucey (2007) bằng cách áp dụng mô hình GARCH đã chỉ ra giá vàng và tỷ giá của các loại tiền tệ so với USD và thấy rằng giá vàng tính theo USD đi theo chiều ngược lại USD và vàng là công cụ hiệu quả nhất để ngăn ngừa tổn thất do giảm giá của đồng USD Sjaastad (2008) đã khảo sát các mối quan hệ lý thuyết và thực nghiệm giữa tỷ giá hối đoái quan trọng như USD, Bảng Anh, Yên Nhật và giá vàng sử dụng dữ liệu sai số dự báo và cho rằng biến động tỷ giá hối đoái giữa các tiền tệ chính là nguyên nhân gây mất ổn định giá vàng Tỷ trọng các nươc sử dụng đồng USD lớn nên sự tăng giá hoặc giảm giá của đồng đô la Mỹ có ảnh hưởng mạnh đến giá vàng trong các loại tiền tệ khác.
Lạm phát: Sherman (1983) cho rằng giá vàng có tương quan dương với mức độ lạm phát, bất kể sự tồn tại của lạm phát dự tính Baker và Tassel (1985) kiểm tra giá vàng hàng tháng trong những năm 1973-1984 và kết luận rằng nếu lạm phát được kỳ vọng thì tỷ lệ tăng giá vàng sẽ lớn hơn phần trăm giảm giá trị của đồng USD Mahdavi và Zhou (1997) đã phân tích đối chiếu hiệu quả của giá vàng với hàng hóa khác nhằm biểu thị về lạm phát Họ phân tích số liệu hàng quý từ năm 1970 đến 1994, nhưng không thấy bằng chứng về tương quan giữa CPI với giá vàng London Họ cho rằng giá hàng hóa có thể là chỉ báo cho CPI tốt hơn Taylor (1998) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa lạm phát với giá kim loại quý (vàng, bạc và bạch kim) từ năm 1914 đến năm
1937 và năm 1968 đến năm 1996 và phát hiện ra rằng trong giai đoạn trước năm 1939 và xung quanh cú sốc dầu thứ hai của OPEC năm 1979, xét trong ngắn, dài hạn thì vàng vẫn là công cụ phòng ngừa lạm phát Ranson và Wainwright (2005) cho rằng giá vàng là chỉ số chỉ báo về lạm phát và thị trường trái phiếu, và nó có thể đóng vai trò như một nhân tố dự báo về lạm phát, lãi suất danh nghĩa ngắn hạn và dài hạn Bởi vì giá vàng biến động theo cùng chiều với lạm phát, do đó đây là một công cụ tốt để xây dựng danh mục đầu tư để tránh thiệt hại do lạm phát Laurence E Blose (2010) đã phân tích các thông tin CPI từ tháng 03/1988 đến tháng 02/2008 và cho thấy CPI không ảnh hưởng đến giá vàng giao ngay, do đó nhà đầu tư không thể xác định kỳ vọng lạm phát của thị trường bằng cách kiểm tra giá vàng.
Các sự kiện địa chính trị: Barkoulas (2008) chỉ ra trong một sự kiện địa chính trị bất thường xẩy ra, trong ngắn hạn, giá vàng tăng lên trong khi giá cổ phiếu các công ty khai thác vàng giảm Melvin & Sultan (1990) đã kiểm tra ảnh hưởng của bất ổn chính trị Nam Phi tác động thế nào tới thị trường vàng Kết quả ngiên cứu đã chứng minh rằng không có mối quan hệ đặc biệt nào giữa tình trạng bất ổn của Nam Phi và giá vàng tương lai.
Các nhân tố khác: Levin and Wright (2006) đã phân tích số liệu từ tháng 01/1976 đến tháng 08/2005 để kiểm tra các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển động ngắn hạn và dài hạn của giá vàng và đưa ra một số kết luận quan trọng Tồn tại tương quan dài hạn, cố định và tích cực giữa giá vàng và mức giá của Mỹ; trong dài hạn vàng có thể được coi là công cụ phòng ngừa rủi ro lạm phát Trong ngắn hạn, có một số yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến giá vàng: lạm phát Mỹ; rủi ro tín dụng ảnh hưởng thuận chiều đến giá vàng; tăng chỉ số đô la Mỹ và lãi suất thực tế làm giảm giá vàng; và lạm phát thế giới, thu nhập toàn cầu và rủi ro vàng không có ảnh hưởng đáng kể Ngoài ra, các tác giả tin rằng rủi ro chính trị của các nước sản xuất dầu và khủng hoảng kinh tế là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự biến động của giá vàng Baker and Tassel (1985) đã tiến hành hồi quy OLS giá vàng hàng tháng trong giai đoạn 1973-1984 với các biến tỷ giá, lãi suất, CPI, thay đổi giá cả hàng hoá và đầu tư Kết quả hồi quy và kiểm định thể hiện mối liên hệ đáng kể giữa giá vàng với USD, lạm phát và thay đổi trong giá hàng hóa, nhưng không có tương quan đáng kể giữa giá vàng và lãi suất Dhillon và cộng sự (1997) so sánh sự biến động của các hợp đồng tương lai vàng tại Hoa Kỳ và Nhật Bản Họ chỉ ra rằng sự biến động của hợp đồng vàng tương lai ở thị trường Mỹ sẽ mạnh hơn Nhật Bản và sự khác biệt này có thể do truyền tải thông tin khác nhau. Graham Smith (2001) cho thấy hệ số tương quan của biến động giá vàng với các chỉ số chứng khoán các nước công nghiệp chủ chốt hoàn toàn đáng kể Có mối tương quan ngược chiều yếu giữa chúng Sự biến động và dao động giá cổ phiếu khác nhau có ảnh hưởng nhẹ đến giá vàng nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp Adrangi, Chatrath và David (2000) đã sử dụng dữ liệu hợp đồng vàng và bạc tương lai New York Mercantile Exchange từ 27/12/1993 đến ngày 30/12/1995, nghiên cứu chỉ ra liên kết chiến lược giữa giá vàng và hợp đồng bạc tương lai Ciner (2001) đã phân tích xu hướng giá vàng trong dài hạn và hợp đồng bạc tương lai tại Nhật Bản Kết quả thể hiện quan hệ ổn định giữa giá vàng với bạc biến mất vào những năm 1990 Malliaris et al.
(2009) sử dụng phương pháp phân tích mô hình mạng thần kinh (ANN - a neural network) thu thập dữ liệu về vàng, dầu và đồng euro từ 04/01/2000 đến 31/12/2007. Kết quả phân tích chuỗi thời gian chỉ ra rằng có mối quan hệ ngắn và dài hạn: dầu theo sự thay đổi của giá vàng, đồng euro và dầu tác động rất mạnh đến giá vàng; liên hệ giữa vàng với đồng euro là yếu nhất.
-Nghiên cứu tính chất tiền tệ quốc tế của vàng
Cohen (1971) đã định nghĩa vàng là tiền tệ quốc tế từ quan điểm của các chức năng tiền tệ; các chức năng của đồng tiền quốc tế là mở rộng chức năng tiền tệ trong nước ở nước ngoài Hartmalm (1998) tiếp tục mở rộng định nghĩa của Cohen và phân loại các chức năng khác nhau của đồng tiền quốc tế Nghiên cứu cho rằng vàng như một phương tiện thanh toán, một đồng tiền quốc tế hoạt động như một đồng tiền trung gian trong giao dịch quốc tế trực tiếp và trao đổi hai loại tiền tệ khác cũng như một công cụ can thiệp thị trường ngoại hối được sử dụng bởi khu vực chính thức để cân bằng thanh toán quốc tế Mathieson (1994) tin rằng vàng là một đồng tiền quốc tế có thể hoạt động như một thước đo chung về giá trị tương tự như đồng tiền kim loại trên thế giới; nó đóng vai trò một đồng tiền thanh toán quốc tế, và có thể được các chính phủ và các NHTW giữ bằng các quỹ bình ổn ngoại hối nhằm can thiệp trên thị trường ngoại hối Tavlas (1997) cho rằng khi vàng là một loại tiền tệ hoạt động như một thước đo giá trị, phương tiện trao đổi, cất trữ giá trị trong các giao dịch quốc tế mà không có sự tham gia của các nước phát hành tiền tệ, điều đó tạo ra sự quốc tế hóa tiền tệ.
-Nghiên cứu tác động của CSTT đến giá vàng
William D Lastrapes, George Selgin (1995a) đã sử dụng mô hình VAR gồm các biến: y là tổng sản phẩm đầu ra, p là mức giá, r là một lãi suất dài hạn, cp là chỉ số giá cả hàng hóa, g là giá vàng, tr đại diện cho tổng dự trữ NHTM, và fr là tỷ lệ quỹ liên bang Dữ liệu thu thập là dữ liệu từ 12/1982 đến 11/1995 tính theo tháng Kết quả thực nghiệm là một cú sốc giá vàng tích cực khiến giá vàng tăng 2% do tác động gây ra sự gia tăng dần dần tỷ lệ quỹ liên bang gần 10 điểm cơ bản sau khoảng 12 tháng, và giảm dần trữ dự trữ ngoại hối Những phát hiện này hàm ý rằng Fed trung bình thực sự thay đổi nguồn dự trữ ngoại hối để đáp ứng với sự thay đổi giá vàng, mặc dù chủ yếu là sau khi sự thay đổi này được duy trì trong vài tháng Ngoài ra, giá vàng có xu hướng quay trở lại mức cũ sau cú sốc trên thị trường vàng cho thấy sự ổn định về giá vàng khi đối mặt với những cú sốc này William D Lastrapes, George Selgin (1995b) đã sử dụng mô hình VAR gồm các biến: TR là lượng dự trữ toàn hệ thống ngân hàng, NBR là lượng dự trữ không cho vay, r là tỷ lệ quỹ liên bang và g là giá trị của USD Dữ liệu thu thập là dữ liệu hàng tuần từ 12/1982 đến 12/1994 Kết quả đã khẳng định sự tin tưởng rằng Fed của Alan Greenspan đã sử dụng giá vàng để định hướng CSTT trong những thời kỳ trung hạn: phản ứng của trữ lượng không tăng vọt và tỷ lệ quỹ liên bang đối với cú sốc giá vàng từ 26 đến 40 tuần.
Các nghiên cứu nước ngoài đã thể hiện một bức tranh bao quát về vàng và thị trường vàng, hầu hết là nghiên cứu định lượng ở quốc gia phát triển nhằm xác định các nhân tố tác động đến giá vàng Các nhân tố chủ yếu: lạm phát, tỷ giá, lãi suất, giá dầu… Tương quan giữa giá vàng với biến vĩ mô phụ thuộc vào từng khu vực kinh tế và từng thời điểm khác nhau.
1.4.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VÀNG TẠI VIỆT NAM
Thực tiễn thị trường vàng Việt Nam
2.1.1 Khái quát chung Ở Việt Nam trải qua thời gian dài chiến tranh và bất ổn chính trị, vàng được sử dụng như một cơ chế tiết kiệm truyền thống và thậm chí sử dụng như phương tiện thanh toán và tiêu chuẩn giá cả cho giao dịch tài sản có giá trị lớn Đông thời vàng luôn là một tấm nệm an toàn để chống lại lạm phát, mất giá của tiền đồng Cũng tương đồng như Trung Quốc, QLNN đối thị trường vàng luôn có quan hệ hữu cơ với điều hành CSTT ở Việt Nam do những gắn kết cả về luật định và cơ chế.
Hình 2.1: Mối quan hệ hữu cơ giữa CSTT và chính sách QLNN thị trường vàng
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ nghiên cứu của Salih, Michelle (2006)
Trong giai đoạn 2007-2010, bên cạnh kênh đầu tư chứng khoán và bất động sản thì vàng là một kênh đầu tư có tỷ suất sinh lời cao, tuy nhiên hàm chứa rủi ro rất lớn do giá vàng luôn biến động với biên độ không thể dự báo Vai trò của vàng tại Việt Nam mở rộng sang đầu cơ, kinh doanh chênh lệch giá vàng dần trở thành phổ biến, khi các sàn giao dịch vàng bùng nổ ở 2 trung tâm lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh Tuy nhiên, từ sau năm 2010 NHNN Việt Nam tiến hành kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng gắn chặt với các mục tiêu của CSTT nhằm cường an ninh ổn định tiền tệ.
2.1.2 Giai đoạn từ trước năm 2006 – Thị trường vàng bắt đầu có sự kiểm soát
Trong giai đoạn trước năm 1999 thị trường vàng của Việt Nam chịu sự điều chỉnh của Nghị định 63-CP ngày 24/09/1993 về QLNN đối với hoạt động kinh doanh vàng Trong đó “mọi tổ chức và cá nhân đều có quyền nắm giữ hợp pháp vàng dưới dạng vàng khối, vàng thỏi, vàng cục, vàng cốm, vàng lá, vàng sa khoáng, vàng tư trang” Đồng thời khẳng định “NHNN quản lý gia công, chế tác, cầm đồ, mua bán, xuất nhập khẩu vàng; QLNN thực hiện bởi sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan bao gồm NHNN, các cơ quan chức năng liên quan” Thông qua Nghị định, thị trường vàng định hình có tính rõ nét hơn trong đó quy định rõ “hoạt động kinh doanh vàng phải là doanh nghiệp, hoặc đăng ký kinh doanh có tư cách pháp nhân” XNK vàng hoàn do
NHNN kiểm soát, NHNN cấp phép cho hoạt động xuất khẩu vàng Thị trường vàng lúc này chỉ mang tính chất nội địa và chưa có tính liên thông với thế giới, quy mô thị trường nhỏ và có tính chất manh mún (Đặng, 2008).
Năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 174/1999/NĐ-CP nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường vàng Kể từ khi Nghị định 174/1999/NÐ-CP có hiệu lực, kết hợp cùng Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 về quản lý ngoại hối, thì đã làm rõ được tinh thần chung thống nhất QLNN về ngoại hối, hoạt động ngoại hối là tự do hóa thị trường Đặc điểm nổi bật của CSTT thời kỳ này là ưu tiên các chính sách hạn chế giảm phát (mức lạm phát được ghi nhận trong năm 2000 là -0,53%) Năm 2003 NHNN sử dụng công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tăng M2 thông qua việc giảm từ 15-4% đối với dự trữ ngoại tệ Ngay lập tức chính sách đã tạo ra cú hích làm giảm lãi suất ngoại tệ và thúc đẩy hoạt động tín dụng của các NHTM với chi phí vốn thấp đưa vào nền kinh tế Tuy nhiên chính sách làm cho lạm phát tăng nhanh trở tại từ 0,79% năm 2001 lên mức 9,67% vào năm 2004.
Hình 2.2: Chỉ số lạm phát và tốc độ tăng trưởng 2001-2005
Trong năm 2004 để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ XK, NHNN tiến hành điều chỉnh giảm tỷ giá VNĐ/USD, thu hẹp biên độ chênh lệch giữa tỷ giá niêm yết ở NHTM và tỷ giá ngoài thị trường tự do Ước tính tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống bình quân 29% một năm Ngay lập tức thị trường vàng trong nước được hỗ trợ tạo đà phát triển mở rộng cả về quy mô lẫn cấu trúc Điểm nhấn trong giai đoạn này là NHNN cho phép kinh doanh thêm các loại hình vàng tài khoản Các sản phẩm tín dụng, huy động của các TCTD là tương đối linh hoạt Các tổ chức có thể mở tài khoản ở trong lãnh thổ Việt Nam mà còn mở rộng ra nước ngoài, giữa thị trường nội địa và quốc tế có sự kết nối, liên thông.
2.1.3 Giai đoạn từ 2006 đến 2009 – Bùng nổ thị trường vàng
Giai đoạn này, hệ thống NHTM hàng có bước chuyển mình là cải cách dần theo hướng tự do hóa và áp dụng nhiều hơn các tiêu chuẩn với thông lệ quốc tế Bốn NHTM quốc doanh (Ngoại thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đầu tư và Phát triển, Công Thương) tiến hành cổ phần hóa với sự tham gia đầu tư góp vốn và quản trị của ngân hàng nước ngoài Đây là hướng đi mới giúp lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh, cũng như từng bước tăng cường hội nhập kinh tế Việt Nam với quốc tế.
Hình 2.3: Chỉ số lạm phát và tốc độ tăng trưởng 2006-2012
Năm 2006, tăng trưởng tín dụng giảm từ khoảng 40% thời điểm đầu năm xuống còn 24% trong tháng 02/2006 Lạm phát ở mức tương đối, 7,5% vào tháng 05/2006 so với mức 8,5% vào tháng 12/2005 với nguyên nhân chính là do chi phí đẩy Cuối năm
2006, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt đến 8,23%, lạm phát chỉ còn 6,57%. Điều này được giải thích một phần do có sự sụt giảm của tăng trưởng tín dụng (mức tăng chỉ còn khoảng 21,4% so với trên 30% của giải đoạn 2001 - 2005) và quan trọng hơn là do các NHTM đã chú trọng nhiều hơn đến chất lượng tín dụng khi siết chặt hơn quy trình cấp tín dụng Trước diễn biến của tình hình, vào năm 2007 NHNN bắt đầu nới lỏng CSTT Điều tiết bằng các công cụ OMO thường xuyên và linh hoạt hơn như cố định phiên mua, chuyển đổi điều kiện cách thức đấu thầu qua đó nâng cao giám sát biến động thị trường tiền tệ một cách tốt nhất thông qua các NHTM Điều này mang lại những chuyển biến tích cực, tăng trưởng tín dụng tăng 53,89% Thời kỳ này thị trường vàng trong nước liên tục biến động, luôn phát triển nóng với sự bùng nổ các đơn vị kinh doanh vàng có chức năng sản xuất Cuối 2006, công ty SJC với chiến lược là người dẫn đầu thị trường, đạt công suất dập vàng miếng lên đến 12.000 lượng/ngày, thậm chí nhu cầu của thị trường lên cao thì công ty có thể nâng mức sản lượng sản xuất lên đến 20.000 lượng/ngày Vàng Bảo Tín Minh Châu cũng đầu tư dây chuyền công nghệ dập vàng miếng thay cho công nghệ đúc vàng đã cũ để tăng sản lượng Hai công ty là Công ty vàng Agribank (AAA), SJC cũng đã liên hiệp đưa vào hoạt động hai kho ngoại quan vàng Việc ra đời các kho ngoại quan sẽ tạo ra bước chuyển biến quan trọng trong việc nhập khẩu, kinh doanh vàng cho thị trường nội địa ACB công bố thương hiệu vàng mới – vàng ACB Bông lúa với công suất 10.000 lượng/ngày, thông tin này ngay lập tức có tính định hướng thị trường, thúc đẩy động lực cạnh tranh Cuối năm 2007, Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) được NHNN cấp phép sản xuất vàng miếng Ngoài ra, NHNN cấp hạn mức sản xuất vàng miếng cho doanh nghiệp trong năm 2008, quyết định này đáp ứng theo đề nghị của các doanh nghiệp sản xuất vàng miếng Tổng hạn mức cấp phép khối lượng vàng miếng cho các doanh nghiệp được sản xuất trong năm 2008 là 63.400kg.
Bắt đầu từ năm 2007, các NHTM Việt Nam đưa ra loại hình kinh doanh mới là Sàn giao dịch vàng Các sàn giao dịch này cho phép khách hàng cá nhân sử dụng tài khoản kinh doanh trạng thái giá vàng trong nước, các tài khoản được sử dụng các khoản vay của ngân hàng Hình thức này cho phép khách hàng có một mức độ đòn bẩy cao (do có thể sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ 90%) tuy nhiên hàm chứa rất nhiều rủi ro. Kinh doanh vàng trên tài khoản gồm có: ACB, Eximbank, Sacombank, Việt Á và Phưong Đông; Công ty SJC, Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý Agribank, Công ty vàng Agribank HCM.
Trong thời kỳ này, nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát NHNN tiến hành thực hiệnCSTT thắt chặt Các NHTM Việt Nam ngay lập tức chuyển sang lĩnh vực kinh doanh vàng trên tài khoản sau khi NHNN thắt chặt các tiêu chí cho vay đối với các hoạt động cho vay truyền thống của NHTM Đồng thời sàn giao dịch vàng như là một kênh kinh doanh mới thu hút các nhà đầu tư khi mà các kênh dẫn vốn khác bị sụt giảm, không còn sức hấp dẫn Ba sàn giao dịch vàng đầu tiên được mở ở TP.HCM bởi Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Á Châu Eximbank Bank, trong một liên doanh với Công SJC, tiếp theo và mở sàn giao dịch vàng vào tháng 9 năm 2008 Các ngân hàng khác mở sàn giao dịch vàng bao gồm Sacombank / Sacombank Jewelry Co (SBJ) và VietA Bank Các sàn giao dịch khác không thuộc sở hữu của các NHTM cũng tăng lên, bao gồm các hoạt động kinh doanh mở rộng của VGB và Vàng Thế Giới (VTG / World Gold).
Tuy nhiên nổi bật hơn cả là tại thời điểm 25/05/2007 ACB đã khai trương Sàn giao dịch vàng Sài Gòn tại HCM Sàn giao dịch vàng mở ra một hình thức giao dịch tiên tiến mới Đề cao tính tập trung, minh bạch giá cả, nhà đầu tư quyết định giá cả thông qua cung cầu thị trường Các giao dịch được đồng bộ với tài khoản kết nối với NHTM trong vai trò là tổ chức trung gian nên thuận tiện và bảo mật cho nhà đầu tư tham gia Đây là một bước tiến khá nhanh trong trình độ tổ chức sàn vàng ở Việt Nam so với thế giới Sàn giao dịch vàng Sài Gòn tổ chức theo mô hình tương đồng với mô hình của Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, ACB vừa là nhà tổ chức vừa là thành viên trên sàn giao dịch bên cạnh sự tham gia của các thành viên kinh doanh vàng Sự ra đời sàn giao dịch vàng là một bước ngoặc quan trọng trên thị trường vàng bởi các đặc điểm nổi trội như: tạo tính tập trung, an toàn và tiện ích cho nhà đầu tư (bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp) Sàn giao dịch vàng dùng cơ sở hạ tầng giao dịch đồng bộ theo hình thức khớp lệnh liên tục, cung cấp tiện ích thanh toán vàng trực tiếp ngay khi tiến hành khớp lệnh, đồng thời cung cấp tín dụng cho thành viên tiến hành giao dịch, nguyên tắc của việc cấp tín dụng này là cấp tín dụng trên số tiền ký quỹ với một tỷ lệ thỏa thuận Sàn giao dịch vàng Sài Gòn có trên 4.000 tài khoản, với mức bình quân khoảng 10.000 lệnh/ ngày Trong đó có nhiều ngày lệnh của nhà đầu tư giao dịch đạt mức kỷ lục, lên đến 400.000 lệnh/ngày Mỗi ngày khối lượng vàng thông qua sàn vàng là 100.000 lượng/ngày đặc biệt có phiên giao dịch đạt đến 400.000 lượng/ngày Thị trường vàng thời kỳ này có đặc điểm tính liên thông với thế giới được duy trì xuyên suốt Chênh lệch giữa giá vàng luôn ở mức thấp Trong giai đoạn này lượng vàng nhập khẩu vào nước ta khá lớn.
Trong việc điều hành CSTT, biên độ tỷ giá hối đoái bắt đầu được điều chỉnh một cách linh hoạt hơn khi tỷ giá VNĐ/USD liên tục điều chỉnh từ ± 1% lên ± 5% trong quãng thời gian từ tháng 03/2007 đến 03/2009 Đồng thời Việt Nam gia nhậpWTO năm 2007 thì trở thành điểm đến của các nguồn vốn đầu tư quốc tế: trực tiếp và gián tiếp, làm cung USD tăng đột biến gây áp lực VNĐ lên giá Nhưng sang đến năm
2008 chịu tác động khủng hoảng tài chính, Việt Nam lại chứng kiến các nguồn vốn đầu tư đảo chiều ra khỏi lãnh thổ dẫn tới VNĐ mất giá, tại thời điểm đầu năm 2009 VNĐ mất 5,6% giá trị so với USD Nền kinh tế vẫn duy trì trạng thái nhập siêu nên kéo theo chênh lệch biên độ lớn giữa tỷ giá danh nghĩa và chính thức của NHNN Nguyên nhân chính của những vấn đề trên là do khủng hoảng nợ công các quốc gia châu Âu, đặc biệt là Hy Lạp, lên đến đỉnh điểm khiến các nhà đầu tư lo sợ kịch bản Hy Lạp sẽ rời bỏ đồng euro để quay lại với đồng nội tệ trước đây của họ - đồng dracma.
Mà nếu điều đó xảy ra, đồng euro sẽ không còn vị thế như hiện tại, chính vì vậy các nhà đầu tư trên khắp thế giới chuyển dần danh mục đầu tư của mình từ euro sang các
Phân tích thực trạng thị trường vàng
2.2.1 Tình hình biến động giữa giá vàng nội địa và thế giới
Hình 2.4 thể hiện mức thay đổi giá vàng, từ năm 2012 có sự thu hẹp rõ ràng biên độ dao động của giá vàng nội địa và thế giới Trước đây, giá vàng trong nước luôn biến động tiệm cận theo giá vàng quốc tế, mỗi khi có biến động giá vàng thế giới thì trong nước bảng giá niêm yết vàng thay đổi liên tục với tần suất 7-8 lần/ ngày Khi có biến động giá thì xẩy ra hiện tượng các đơn vị kinh doanh vàng có động thái gom ngoại tệ để thu mua vàng quan đường tiểu ngạch nhập lậu nhằm thu được lợi nhuận chênh lệch lớn hơn dẫn tới thị trường vàng bị xáo động, gây ra những biến động bất thường cho thị trường ngoại hối, ảnh hưởng lớn đến tỷ giá ngoại tệ VND/USD Bằng những biện pháp kiên quyết và nỗ lực thông qua quá trình tác động của NHNN thì giá vàng nội địa đã ổn định hơn trước biến động giá vàng thế giới, qua đó bình ổn được thị trường.
(2a) Biến động giá vàng trong nước (2b) Biến động giá vàng quốc tế
Hình 2.4: Biến động giá vàng nội địa và thế giới, 2006-nay
Nguồn: SJC, Router, SBV 2.2.2 Tính liên thông của thị trường vàng và thị trường ngoại tệ
Trước thời điểm Nghị định 24/2012/NĐ-CP hiệu lực việc sản xuất vàng miếng tiến hành tương đối thả nổi do số lượng doanh nghiệp được cấp phép lớn, đối tượng và điều kiện cấp phép còn chưa chặt chẽ Khi có chênh lệch giá, các doanh nghiệp gom ngoại tệ trên chợ đen để thu mua vàng nguyên liệu lậu, từ nhiều nguồn khác nhau như biên giới, đường hàng không, qua đó sản xuất vàng trái phép sau đó bán với cao hơn so với hiện tại nhằm thu được lợi nhuận chênh lệch cao Việc các đơn vị kinh doanh vàng nhập khẩu vàng nguyên liệu không qua đường chính ngạch đã gây tổn hại đến việc thu ngân sách do lách thuế nhập khẩu, loại trừ ra khỏi sổ sách của doanh nghiệp, không kê khai đầy đủ doanh thu dẫn tới nhà nước thất thu thuế GTGT đầu ra và thuế Thu nhập doanh Đồng thời tương ứng với lượng vàng nhập lậu về là lượng ngoại tệ bán ra không chính thống từ chợ đen, điều này làm cho thị trường ngoại tệ rất khó kiểm soát.
Hình 2.5: Chỉ số giá vàng và USD từ 2006 đến 2016
Nguồn: Tổng cục Thống kê 2016
Giai đoạn này tạo ra bất ổn kép ở thị trường ngoại hối bởi khi khoảng cách giá vàng giữa giá vàng trong nước và thế giới biến động theo hướng tăng lên thì ngay lập tức tăng đột biến cầu ngoại tệ ở chợ đen để thu gom vàng lậu bán chênh lệch giá Tỷ giá ngoại tệ ở thị trường tự do cũng biến động rất mạng, chênh lệch tỷ giá niêm yết, tự do càng nới rộng Tuy nhiên trên hình 2.5 đã thể hiện khi NHNN ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP quan hệ tương quan giữa chỉ số giá vàng và USD đã có sự thay đổi, tương quan không rõ ràng như thời kỳ trước Do đó phần nào thấy được hiệu quả của chính sách mang lại của NHNN trong kiểm soát thị trường vàng.
2.2.3 Chênh lệch giá vàng nội địa và giá vàng quốc tế
Giá vàng trong nước chi phối bởi giá vàng quốc tế và các nhân tố khác do ViệtNam không có nền tảng công nghiệp khai thác, chủ yếu vàng trong nước là nhập khẩu.Các yếu tố nổi bật có thể kể đến như là cung cầu thị trường nội địa và các yếu tố về tâm lý đầu tư và đầu cơ khác, đặc biệt là yếu tố cung cầu trên thị trường vẫn giữ vai trò quyết định mức giá vàng giống như bất cứ mặt hàng nào không bị ấn định giá Cung ứng vàng cho thị trường thì nhập khẩu chiếm tỷ trọng đa số nên trước biến động của giá vàng quốc tế, Việt Nam hoàn toàn bị động và luôn điều chỉnh giá sau giá thế giới. Luôn có tác động lan truyền giữa biến động giá vàng thế giới và nội địa làm cho giá vàng nội địa biến đổi theo và có xu hướng tiệm cận với giá vàng thế giới Ngoài nhân tố chính là giá vàng thế giới thì giá vàng trong nước của Việt Nam còn phụ thuộc yếu tố tâm lý đầu cơ của các nhà đầu tư Khi có sự biến động giá vàng thì ngay lập tức có làn sóng tâm lý đổ xô đi mua vàng, tâm lý của các nhà đầu cơ không chuyên nghiệp làm cho lượng cầu biến động mạnh do đó ngay lập tức giá lại bị đẩy cao hơn.
Hình 2.6: Tác động giữa chênh lệch giá vàng và tâm lý nhà đầu tư
Theo đó, khi giá vàng thế giới theo 2 xu thế giá tăng hoặc giảm, thì ngay lập tức (cùng tốc độ tương ứng), trong nước sẽ phát sinh nhu cầu xuất khẩu hay nhập khẩu vàng để điều tiết Đồng thời tác động tới thị trường ngoại tệ trong nước qua những đợt sóng thu gom ngoại tệ vào hay bán ra phụ thuộc vào cung cầu ngoại tệ tại thời điểm biến động giá Nguyễn Đức Trung (2013) đề xuất điều kiện liên thông là nguồn dự trữ ngoại hối gồm vàng với ngoại tệ phải dồi dào, có khả năng áp đảo mọi cú sốc khi chạy theo giá vàng thế giới, đồng thời thị trường đó cũng cần phải sở hữu một đồng nội tệ mạnh, đủ sức cân bằng mọi bấp bênh trong tỷ giá.
Hình 2.7: Mối quan hệ các chỉ số kinh tế khi có sự liên thông thị trường
Với những phân tích như trên, đặc thù nền kinh tế Việt Nam nhỏ, sức mạnh đồng nội tệ còn yếu, lượng dự trữ quốc gia về vàng và ngoại hối còn hạn chế thì việc duy trì liên thông giá vàng nội địa và thị trường quốc tế hàm chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn gây biến động tỷ giá, dẫn đến rủi ro thị trường cao Vì vậy việc tạm thời ngừng liên thông thị trường vàng nội địa với quốc tế bằng công cụ hành chính là một bước đi bắt buộc và có tính thận trọng nhằm đảm bảo cho an ninh tiền tệ, sức khỏe nội tại của nền kinh tế trước những biến động mang tính chất liên tục và thường xuyên của giá vàng thế giới.
Hình 2.8: Chênh lệch giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế quy đổi từ 2006-2009
Do vậy, tồn tại biên độ chênh lệch giá vàng nội địa với quốc tế là kết quả tất yếu và do một số nguyên nhân cụ thể sau đây:
2.2.3.1 Mất cân đối giữa cung và cầu vàng nội địa
Về phía cung vàng, lượng cung vàng gần như phụ thuộc vào vàng nhập khẩu nguyên nhân bởi ngành công nghiệp sản xuất vàng trong nước rất nhỏ (chỉ chiếm dưới 1% lượng tiêu thụ vàng hàng năm) Trước năm 2008, vàng được NHNN cấp quota cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu Tuy nhiên với áp lực lan tỏa bất ổn kinh tế toàn cầu sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, NHNN phản ứng thận trọng hơn Điều này tuy trái với nhu cầu vàng rất lớn của Việt Nam nhưng lượng ngoại tệ thì đây lại là một biện pháp đúng đắn Cầu vàng luôn luôn lớn mà cung thì thiếu hụt do đó dẫn tới cả tâm ký và hiện trạng khan hiếm vàng trên thị trường.
Hình 2.9: Tình hình xuất khẩu ròng đá quý, kim loại quý
Về phía cầu vàng Nhu cầu vàng thể hiện qua 3 nhóm sản phẩm chính: vàng đầu tư, vàng trang sức, và vàng sử dụng trong công nghệ, công nghiệp Trong đó, Việt Nam chưa phải là nước sản xuất có hàm lượng công nghệ cao nên vàng sử dụng trong công nghệ, công nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ Trong lịch sử của Việt Nam, đặc biệt là trải qua nhiều năm trong chiến tranh thì, vàng làm trang sức cất giữ như nhẫn, vòng luôn được ưu tiên hàng đầu, do vậy đồ trang sức bằng vàng chiếm tỷ trọng lớn trong nhau cầu tiêu thụ vàng Tuy nhiên kể từ sau năm 2007 sàn giao dịch vàng ACB thì nhu cầu vàng đầu tư đã có phần nào lấn át vàng trang sức trong tăng trưởng ngắn hạn nhu cầu tiêu thụ vàng nội địa Đồng thời năm 2009 chứng kiến sự kiện vỡ bong bóng thị trường chứng khoán, bất động sản các dòng tiền dần rút khỏi các kênh này, do đó vàng được coi là một kênh có tiềm năng Khi NHNN kiên quyết đóng cửa sàn giao dịch vàng, xóa hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản tại thời điểm 07/2010 Do đó ngay lập tức các nhà đầu tư tìm cách đầu tư dưới hình thức khác khiến một lượng vốn lớn trước đây tập trung trên vàng tài khoản chuyển sang sản phẩm vàng vật chất, ngay lập tức làm mất cân đối cung cầu thị trường theo hướng cầu vàng tăng đột biến Không còn cơ chế liên thông thị trường nội địa với quốc tế làm cộng hưởng chênh lệch giá vàng lên nhiều lần. Đồng thời một trong những tác động cộng hưởng cho chênh lệch giá vàng trong năm 2012 và 2013 là yêu cầu tất toán trạng thái vàng của các TCTD theo Thông tư 38/2012/TT-NHNN quy định trạng thái vàng của các TCTD.
Bảng 2.1: Thống kê trạng thái vàng của một số NHTM tại thời điểm
Quy định của NHNN làm nhu cầu của các NHTM tăng đột biến qua đó làm cầu vàng vượt xa so với cung vàng trong nước dẫn tới việc giá vàng chênh lệch 3-4 tr.đ/ 1 lượng trong các năm 2012 và 2013.
2.2.3.2 Tính biến động cao của giá vàng thế giới
Giữa thị trường nội địa với thế giới luôn tồn tại những tác động theo các chiều hướng và cường độ khác nhau tới giá vàng từ sự khác biệt về áp lực thị trường Những thị trường khác nhau luôn có những áp lực tác động lên giá vàng khác nhau, điều này hình thành từ cấu trúc nội tại của thị trường Sự khác biệt nằm ở cả lực lượng, thành phần tham gia của phía cung và cầu thị trường Thị trường vàng Việt Nam, thế giới không ngoài sự khác biệt này Khi giá vàng thế giới xác định một xu hướng giảm giá theo biên động rộng nhưng giá vàng trong nước lại giảm theo biên độ nhỏ hơn hoặc theo chiều hướng ngược lại khi giá vàng trong nước xác định xu hướng tăng theo biên độ lớn hơn giá vàng thế giới, khi đó sự chênh lệch về biên độ tăng sẽ làm cho nới rộng khoảng cách về giá vàng nội địa với thế giới, giá vàng nội địa sẽ cao hơn giá vàng quốc tế Đồng thời xu hướng tăng giá của vàng làm tác động đến tâm lý của nhà đầu tư theo chiều hướng tăng nhu cầu vàng tích trữ, điều này gây áp lực rất lớn cho cầu vàng dẫn tới áp lực kéo dãn khoảng cách giá vàng nội địa và thế giới.
Lịch sử cho thấy giá vàng nội địa thường mang xu hướng tăng nhanh hơn so với giá vàng quốc tế khi giá vàng thế giới tăng và giảm chậm hơn ở chiều ngược lại Những thông tin tiêu cực của kinh tế thế giới luôn tạo ra những lực hỗ trợ cho giá vàng đi lên,đồng thời những cú sốc về chính trị cũng làm cho giá vàng tăng Tác động từ giá vàng quốc tế, giá vàng nội địa cũng đã giảm nhưng do cấu trúc thị trường khác nhau đã khiến tốc độ giá vàng trong nước giảm chậm hơn do đó nới rộng khoảng cách chênh lệch giữa giá trong nước và thế giới lớn hơn Đồng thời nửa năm 2016 trước biến động của hiện tượng Brexit nước Anh tách khỏi châu Âu thì tâm lý lo ngại về biến động cả về chính trị kinh tế châu Âu lần thế giới làm cho các quỹ đầu cơ vàng GETFs thúc đẩy hoạt động mua vàng đồng thời bán ra đồng ngoại tệ châu Âu Điều này dẫn tới cầu về vàng thế giới tăng mạnh, dẫn tới giá vàng thế giới tăng nhanh.
Hình 2.10: Chênh lệch biến động giá vàng nội địa và quốc tế
Tâm lý đầu cơ của các nhà đầu tư không chuyên, xu hướng theo đám đông đồng thời việc đầu cơ gom vàng cũng cộng hưởng đẩy giá vàng nội địa tăng mạnh bên cạnh yếu tố giá tăng Việc tăng đột biến kết hợp cùng với nhiều thông tin tác động mạnh tới tâm lý người dân Khi người dân không nắm được thông tin cùng những tin đồn thất thiệt về chính sách tiền tệ đã làm cho khi giá lên cao Do yếu tố tâm lý chi phối và được lan rộng một cách khó kiểm soát nên cầu vàng bị khuếch đại vượt quá cung dẫn tới khoảng cách giữa cung và cầu vàng chênh lệch lớn, giá bị khuếch đại một cách bất thường.
Hình 2.11: Biến động giá vàng nội địa, quốc tế và chỉ số USD trước NĐ 24
Hình 2.12: Biến động giá vàng nội địa, quốc tế và chỉ số USD sau NĐ 24
Hình 2.11 và 2.12 cho thấy sau Nghị định 24/2012/NĐ-CP có hiệu lực, đặc biệt trong giai đoạn 2014 đến 2016 thì mức độ biến động chỉ số tỷ giá, giá vàng nội địa theo chiều hướng giảm biên độ chênh lệch, ổn định hơn Trước Nghị định 24/2012/NĐ-
CP có 12.000 tổ chức kinh doanh vàng, tuy nhiên hoạt động kiểm soát còn lỏng lẻo về cơ chế quản lý dẫn tới tác động của hiện tượng tâm lý, đầu cơ nâng giá làm giá vàng nội địa cao hơn thế giới Đồng thời nếu xem xét rộng ra tới toàn thị trường tài chính, nhìn nhận trên quan điểm thống nhất điều hành CSTT thì việc giữ cho thị trường vàng ổn định, giá vàng không còn biến động bất ổn do yếu tố đầu cơ, tâm lý đám đông của nhà đầu tư lại là cần thiết Khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP hiệu lực, tỷ giá giữ ổn định hơn do tâm lý coi vàng như một phương tiện thanh toán đã giảm mạnh, người dân đã dần có tâm lý “chán vàng” CSTT ổn định hơn làm cầu tích trữ vàng của dân cũng ổn định, đồng thời gần như loại trừ hoàn toàn những cú sốc đến từ tâm lý người dân, giá vàng biến động ngay lập tức tạo ra xu thế mua gấp, bán gấp theo từng đợt sóng giá vàng.
Đánh giá các biện pháp QLNN thị trường vàng của NHNN
2.3.1 Mục tiêu QLNN thị trường vàng của NHNN
Thị trường vàng là một thị trường mang tính lịch sử, là thành phần hữu cơ quan trọng của nền kinh tế vĩ mô Những bất ổn của thị trường vàng ngay lập tức ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh tài chính quốc gia Nhằm nâng cao vai trò QLNN, đưa thị trường vàng vào kỷ luật, tổ chức sắp xếp một cách chặt chẽ,Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng Theo đó, “NHNN là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này” Vai trò quản lý thị trường vàng của NHNN được quy định cụ thể, NHNN thực hiện chức năng xây dựng chiến lược, đề xuất các chương trình kế hoạch phát triển thị trường vàng, sử dụng văn bản pháp luật để điều tiết QLNN hoạt động kinh doanh vàng NHNN đã thực thi quyết liệt và có lộ trình rõ ràng nhiều biện pháp quản lý theo đúng định hướng của Nghị định 24 theo những mục tiêu cụ thể:
Thứ nhất, tăng cường chống vàng hóa một cách toàn diện Trước khi Nghị định
24/2012/NĐ-CP ban hành, thị trường vàng được lưu thông và trao đổi thông qua mạng lưới thông qua hệ thống gồm 12.000 đơn vị kinh doanh vàng bao gồm: các doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ dưới dạng cửa hàng cửa tiệm Thông quan mạng lưới trên thì vàng miếng dần trở thành một phương tiện thanh toán phổ biến, điều này sẽ gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý Đồng thời lượng vàng trong các TCTD trên bảng cân đối kế toán cả khoản mục cho vay và huy động gây áp lực đến hệ số nhân tiền của hệ thống ngân hàng thông qua một phần chức năng tiền tệ Khi có biến động về vĩ mô tác động đến tâm lý người dân thì xẩy ra hiện tượng mua vàng đầu cơ tăng cao, nguồn tiền chính để mua vàng được rút ra từ các TCTD dây nên hiệu ứng bất ổn cho nền kinh tế Qua đó cũng tạo ra đầu cơ thao túng thị trường, làm cho giá vàng bị biến động rất cao, càng đẩy cao tâm lý giữ vàng của người dân do đó hiện hữu tình trạng vàng hóa Do vậy, lộ trình của NHNN đưa các sản phẩm vàng ra khỏi bảng cân đối TCTD bằng Thông tư 11/2011 và biện pháp tiếp theo của Nghị định 24 có tính thống nhất rất cao mục tiêu chống vàng hóa nền kinh tế.
Thứ hai, kiểm soát cung vàng miếng ra thị trường một cách nhất quán NHNN đã ra Quyết định 1623/2012/QĐ-NHNN ngày 23/08/2012 về việc tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng của NHNN Theo đó, “NHNN quyết định sản xuất vàng miếng trên cơ sở mục tiêu điều hành CSTT và cung cầu vàng miếng trên thị trường“ Đồng thời
“NHNN trực tiếp giao Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn - SJC gia công vàng miếng“ Căn cứ nhu cầu thực tế trên thị trường NHNN quyết định giao hạn mức, cấp nguồn và quy định rõ thời điểm để SJC tổ chức sản xuất vàng miếng Đây là những quy định cần thiết của NHNN để tạo ra kỷ luật thị trường và sự thống nhất mang tính thời điểm đối với hoạt động cung ứng vàng miếng Qua đó đảm bảo chất lượng, đáp ứng được lợi ích hợp pháp người dân khi sở hữu vàng.
Thứ ba, bình ổn thị trường vàng trong nước gắn chặt bình ổn kinh tế vĩ mô.
Trước đây NHNN bình ổn giá trong nước bằng cách sử dụng các “van quota“ nhập khẩu vàng nguyên liệu được cấp phép cho các đơn vị có đủ điều kiện Tuy vậy thực tế hoạt động quota này thường không được sử dụng hết do các đơn vị nhập khẩu ưu tiên cho hoạt động kinh doanh của mình hơn, dẫn đến các “van quota“ thường không được sử dụng hết nên hiệu quả thực thi bình ổn là chưa cao Đồng thời thay vì có thể sử dụng ngoại tệ phục vụ sản xuất cơ bản cho nền kinh thì lại phải chuyển nguồn về các doanh nghiệp kinh doanh vàng nhập khẩu vàng, gây nên tình trạng vàng hóa nền kinh tế tăng cao đi đôi thiếu hụt ngoại tệ gây áp lực cho VND phá giá Do vậy đây là một nhóm giải pháp can thiệp có tính đồng bộ của NHNN trong việc loại trừ vàng hóa, trong đó vàng là một phương tiện thanh toán khi có lạm phát tăng cao, nâng cao nguồn lực tín dụng dưới dạng tiền tệ để phục vụ cho nền kinh tế Thông qua các biện pháp này NHNN tăng cường bình ổn thị trường vàng, tác động rất lớn đến ổn định tỷ giá nâng cao hiệu lực CSTT, ổn định nền kinh tế vĩ mô.
2.3.2.1 Chính sách chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng tại các TCTD
Thông tư số 22/2010/TT-NHNN ngày 29/10/2010 quy định về huy động và cho vay vốn bằng vàng của TCTD của NHNN thể hiện những định hướng ban đầu đối với TCTD trong huy động, vay vốn bằng vàng theo hướng thắt chặt Cụ thể là các hình thức huy động vàng của TCTD giới hạn trong: “phát hành giấy tờ có giá, cho vay vốn bằng vàng để sản xuất (chế tác) và kinh doanh vàng trang sức” Hạn chế hoàn toàn các sản phẩm bao gồm: “cho vay để sản xuất, kinh doanh vàng miếng và không được huy động, cho vay bằng VND bảo đảm giá trị theo giá vàng” Quy định này lập tức mang liệu hiệu quả rõ rệt là đến 31/03/2011 tại các TCTD thống kê cho thấy: sự giảm sút đột ngột số lượng các hoạt động vay vốn bằng vàng, tuy nhiên vẫn có chiều hướng tăng lên với số lượng hoạt động huy động vàng, số dư cho hoạt động chuyển đổi vàng thành tiền có xu hướng giảm, tính tại thời điểm 31/03 thì giữ ở mức giảm 14,7%. Thông tư 22 đã tạo một đà tâm lý rất tốt cho thị trường, giúp tạo 1 tấm niệm cho thị trường Giá vàng quốc tế liên tục biến động và đạt đỉnh 1.554 USD/ouce, thị trường trong nước lại có dấu hiện ổn định rõ rệt, giá vàng nội địa thấp hơn giá vàng thế giới với biên độ 200-450.000 đồng/ lượng Có sự đối nghịch nhau về xu hướng giá vàng nội địa và thế giới do tâm lý nhà đầu tư trong thị trường được định hướng ổn định hơn, không còn tâm lý đám đông khi giá vàng thế giới biến động NHNN ban hành Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/04/2011 theo chỉ đạo thống nhất của Chính phủ chấm dứt cho vay và huy động vốn bằng vàng của TCTD Mục tiêu của Thông tư nhằm đảm bảo 2 nhiệm vụ cơ bản là loại bỏ vàng ra khỏi bảng cân đối kế toán của
NHTM trên 2 phía tài sản nợ và có, do đó vàng không còn là một kênh phương tiện dẫn vốn và dần được loại trừ ra khỏi hệ thống tín dụng của hệ thống ngân hàng Nội dung cụ thể của thông tư là chấm dứt hoạt động cho vay vốn bằng vàng của TCTD đối với cả khách hàng và các tổ chức tín dụng khác (áp dụng cho cả 2 nhóm hợp đồng tín dụng đã ký giải ngân và đã ký chưa giải ngân hoặc đã ký chưa giải ngân hết) “TCTD không được thực hiện cho vay vốn bằng vàng đối với khách hàng và các TCTD khác (kể cả các hợp đồng tín dụng đã ký kết nhưng chưa giải ngân hoặc giải ngân chưa hết); không được gửi vàng tại TCTD khác; không được thực hiện các nghiệp vụ ủy thác, đầu tư và các hình thức cấp tín dụng khác bằng vàng TCTD không được huy động vốn bằng vàng, trừ trường hợp phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng để chi trả vàng theo yêu cầu của khách hàng khi số vàng thu nợ và tồn quỹ không đủ để chi trả Việc phát hành chứng chỉ ngắn hạn bằng vàng của TCTD vào ngày 01/05/2012”.
Hình 2.13: Giá vàng trong nước tại thời điểm ban hành TT 11/2011/TT-NHNN
Thực tế cho thấy để thực thi theo Thông tư 11/2011/TT-NHNN thì các NHTM phải chịu những sức ép không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của mình, cập nhật được tình trạng trên NHNN đã tiến hành tháo gỡ bằng cách xây dựng các khoảng giãn chính sách thông qua văn bản quan trọng là Thông tư 12/2012/TT-NHNN 27/04/2012 Thông tư tạo ra độ trễ 07 tháng chính sách so với quy định của thông tư
11 đối với hoạt động cho vay và huy động vàng của TCTD, kéo lùi thời hạn đến 25/11/2012 Đồng thời NHNN cũng tiến hành giảm áp lực cầu vàng để tất toán tài khoản thông qua chỉ thị số 05/CT-NHNN ngày 27/04/2012 về việc “chấn chỉnh việc thực hiện quy định về huy động, giữ hộ vàng và sử dụng vàng huy động, vàng giữ hộ của các NHTM” Thị trường ngay lập tức trở nên ổn định, biên độ giao động giá vàng ở quãng 41-42tr/lượng Tuy nhiên một số NHTM đã có động thái tăng lãi suất huy động lên 3-4,6% nhằm huy động thêm lượng vàng gửi nhằm thanh toán các khoản vay, NHNN đã ngay lập tức ban hành công văn số 3854/NHNN-QLNH về việc “chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng của các TCTD” Điều này đã tạo ra áp lực cho NHTM đưa lãi suất huy động vàng về mức tiệm cận 0%, đồng thời chuyển đổi dần sang các sản phẩm thu giữ vàng hộ có mất phí của NHTM.
Tuy nhiên để đảm kịp với thời hạn 25/11/2012 với việc hạn chế đầu vào huy động bằng vàng thì các NHTM linh hoạt bằng cách lấy vàng ở thị trường ngoài về tất toán các khoản bằng vàng do quy định không được phép cơ cấu khoản nợ bằng các gia hạn các khoản mới bằng chứng chỉ ngắn hạn Điều này ngay lập tức làm giá vàng tăng do cầu về vàng của NHTM tăng đột biến, ước tính toàn hệ thống cần khoảng 20 tấn vàng, quy đổi theo giá vàng hiện tại thì tương đương với 33.000 tỷ đồng Một lần nữa, căn cứ thực tiễn thị trường NHNN đã thực hiện biện pháp giảm áp lực phía cầu vàng bằng cách gia hạn phát hành chứng chỉ huy động vàng ngắn hạn đến thời điểm 24/11/2012 thông qua Công văn số 7019/NHNN-QLNH, tuy nhiên thời gian đáo hạn của các chứng chỉ huy động vàng ngắn hạn mới không vượt quá thời điểm 30/06/2013. Bước đi này của NHNN đã tạo ra sự giảm áp kịp thời cho thanh khoản của hệ thống vào thời điểm cuối năm 2012, giữ được sự ổn định cần thiết cho giá vàng Đồng thời kết hợp các biện pháp đấu thầu vàng cho các NHTM nhằm tất toán trạng thái vàng thì NHNN đạt được một lúc 2 mục tiêu song song: đảm bảo được giá vàng và thị trường vàng ổn định; vàng được loại trừ hoàn toàn khỏi 2 bên tài sản nợ và có của các NHTM.
Hình 2.14: Tình hình biến động giá vàng trong nước quanh thời điểm 25/11/2012
2.3.2.2 Chính sách quản lý hoạt động kinh doanh, sản xuất vàng
Bằng quyết tâm cao nhất của mình trong QLNN hoạt động kinh doanh vàng theo hướng chặt chẽ và kỷ luật hơn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-
CP 03/04/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng và có hiệu lực từ 25/05/2012. Trong đó quy định rất rõ “NHNN là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất QLNN đối với các họat động kinh doanh vàng” Nghị định đã xác định rõ “Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được NHNN cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.” Quy định QLNN của NHNN đã tác động đến xu hướng thị trường, thông qua giá vàng nội địa đã xác lập xu thế giảm, cụ thể là thị trường đã điều chỉnh giá xuống 43tr.đ/ lượng, mức đáy thấp nhất trong năm 2012 Nghị định cũng làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý thị trường, giá vàng giảm nhưng người dân không mua vàng vào mà tiếp tục chờ đợi thêm những thông tin của thị trường, đặc biệt tâm lý đầu cơ gần như biến mất.
Hình 2.15: Giá vàng trong nước trước và sau ban hành NĐ 24
Do NHNN chọn SJC thành thương hiệu vàng quốc gia nên các sản phẩm vàng miếng mang thương hiệu khác sẽ phải chuyển đổi về thương hiệu SJC, dẫn tới sự chênh lệch đáng kể giá trị vàng giữa SJC với phi SJC Cụ thể là thương hiệu vàng phi SJC bị thị trường định giá thấp hơn giá trị thực tương đương với thương hiệu SJC, qua đó dấy lên tâm lý không tốt với nhà đầu tư sử dụng vàng phi SJC Nắm bắt được thực trạng trên NHNN đã quy định khoảng thời gian chuyển đổi hoạt động kinh doanh vàng miếng bằng thông tư 16/2012/TT-NHNN ngày 10/07/2012, trong đó thời hạn dãn cách chính sách là 6 tháng kể từ ngày thông tư có hiệu lực Qua đó tạo được một khoảng chuẩn bị cần thiết cho doanh nghiệp mua bán vàng miếng hiện tại kịp duy trì sản xuất kinh doanh và có quãng thời gian chuẩn bị các thủ tục xin cấp phép kinh doanh vàng miếng theo quy định, đối với những doanh nghiệp mà không đủ điều kiện thì kinh doanh vàng miếng thì có thời gian chuyển đổi loại hình sản xuất của mình sang loại hình mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ Số lượng các đơn vị đủ điều kiện kinh doanh vàng miếng từ 12.000 rút xuống còn 2.500 đơn vị Trong thời hạn 6 tháng do năng lực chuyển đổi vàng SJC sang vàng phi SJC còn hạn chế đồng thời nhu cầu của NHTM cho tất toán trạng thái vàng tăng cao nên dẫn tới nhu cầu vàng SJC tăng mạnh hơn so với cung Chính phủ đã ban hành Quyết định 16/2013/QĐ-TTg, “căn cứ mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ, NHNN mua, bán vàng miếng để can thiệp, bình ổn thị trường vàng trong nước và được mua vàng miếng để bổ sung vào dự trữ ngoại hối Nhà nước” trong đó NHNN giải quyết tình huống tạm thời bằng cách cho phép các NHTM xuất vàng phi SJC, nhập vàng nguyên liệu đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường Trải qua 76 phiên đấu thầu, NHNN đã cung ứng 69,9 tấn vàng, thị trường vàng đã ổn định hơn rõ rệt, cung được tăng lên do đó giá vàng đã có chiều hướng giảm Tại phiên đấu thầu đầu tiên thì giá vàng ở mức 43,81 triệu đồng/ lượng, đến phiên cuối cùng thì giá vàng ở mức 34,65 triệu đồng/ lượng.
2.3.2.3 Các biện pháp chống vàng hóa
Giống như hiện tượng đô la hóa, hiện tượng vàng hóa xảy ra khi trong nền kinh tế đó vàng thay thế cho bản tệ thực hiện các chức năng tiền tệ Hiện tượng vàng hóa sẽ tăng lên nếu xẩy ra tình trạng lạm phát cao và làm xói mòn niền tin vào giá trị nội tệ. Nếu biến động thị trường vàng trong nước theo hướng bất ổn thì ngay lập tức thị trường tiền tệ và ngoại hối bị đẩy vào tình trạng bất ổn theo mức lan tỏa lớn trên quy mô rộng Do vậy chính sách quan trọng của NHNN là chống vàng hóa, thông qua đó đã mang lại những tác động tích cực như sau:
Thứ nhất, nâng cao hiệu lực điều hành CSTT của NHNN Việc điều hành và xây dựng CSTT sẽ gặp phải áp lực rất lớn nếu tình trạng vàng hóa, đô la hóa ở mức cao do những khó khăn trong khâu thống kê các tổng lượng tiền, mục tiêu, cơ chế truyền tải các công cụ CSTT Theo Nguyễn Đức Trung (2013) việc NHNN thành công trong chống vàng hóa sẽ giúp NHNN tạo lập được “cửa sổ” của thị trường tiền tệ Đây là một kênh thông tin vô cùng quan trọng để NHNN nắm được diễn biến của thị trường qua đó có những phản ứng kịp thời trong điều hành CSTT Thông qua diễn biến của giá vàng, tỷ giá NHNN chủ động hơn trong đạt được mục tiêu CSTT thông qua sử dụng công cụ CSTT can thiệp một cách kịp thời và đúng liều lượng.
MÔ HÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHINH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VÀNG VỚI CÁC BIẾN KINH TẾ VĨ MÔ
Thiết kế nghiên cứu
Căn cứ vào những lý thuyết cơ bản về QLNN với thị trường vàng và những nghiên cứu tiền nhiệm trước đó về chính sách QLNN thị trường vàng thì biến số đưa vào mô hình đánh giá chinh sách quản lý của NHTW và giá vàng rất phong phú, việc lựa chọn phụ thuộc vào từng thời kỳ và đặc điểm của mỗi quốc gia nghiên cứu Tác giả đã tham khảo từ một số mô hình nghiên cứu trước đó về giá vàng và chính sách QLNN thị trường vàng như sau:
Hau Le Long, Marc J.K De Ceustera (2013) sử dụng mô hình ARIMA với dữ liệu từ theo tháng từ 01/2001 đến 12/2011 để đánh giá mối tương quan giữa chỉ số giá vàng và lạm phát Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng lợi nhuận của vàng nhạy cảm với lạm phát, tức là tăng 1% lạm phát (cả tỷ lệ ex-post và ex-ante) dẫn tới tăng hơn 1% lợi nhuận vàng William D Lastrapes, George Selgin (1995a) đã sử dụng mô hình VAR gồm các biến: Y là tổng sản phẩm đầu ra GDP, p là mức giá, r là một lãi suất dài hạn, CPI là chỉ số giá cả hàng hóa, g là giá vàng, TR đại diện cho tổng dự trữ NHTM, và
FR là tỷ lệ quỹ liên bang Dữ liệu thu thập là dữ liệu hàng tháng từ 12/1982 đến 11/1995 Đây là những biến số mà Fed có kiểm soát trực tiếp (tổng trữ lượng và tỷ lệ quỹ liên bang), hoặc các biến số, giống như giá vàng, giả thuyết là ảnh hưởng đến định hướng CSTT Nghiên cứu xây dựng một mô hình cấu trúc VAR tiếp cận bằng cách ước tính tương tự như Gordon và Leeper (1994): thay vì xác định đầy đủ mô hình ngẫu nhiên theo cách tổng thể, nghiên cứu tập trung vào việc phân biệt phản ứng của CSTT một cách cẩn thận với các quyết định kinh tế khác Cụ thể là một cú sốc giá vàng tích cực khiến giá vàng tăng 2% dẫn tới hiệu ứng tác động gia tăng dần tỷ lệ quỹ liên bang
FR gần 10 điểm cơ bản sau khoảng 12 tháng, và giảm dần tỷ lệ TR Những phát hiện này hàm ý rằng Fed đã sử dụng nguồn dự trữ FR để thực hiện điều tiết CSTT nhằm đáp ứng với sự thay đổi giá vàng, mặc dù độ trễ của sự thay đổi này được duy trì trong thời gian vài tháng Ngoài ra, giá vàng có xu hướng quay trở lại mức cũ sau cú sốc, thể hiện sự ổn định về giá vàng sau khi thị trường vàng hấp thụ với những cú sốc này.
William D Lastrapes, George Selgin (1995b) đã sử dụng mô hình VAR gồm các biến: TR là dự trữ trong hệ thống NHTM, NBR là lượng dự trữ không cho vay, r là tỷ lệ quỹ liên bang và g là giá đô la của đồng đô la Dữ liệu thu thập là dữ liệu hàng tuần từ tháng 12/1982 đến tháng 12/1994 Nghiên cứu đã sử dụng mô hình VAR nhằm kiểm định trong thời gian Greenspan giữ chức Chủ tịch Hội đồng của FED thì việc ổn định giá vàng có phải là một trong những mục tiêu để điều hành CSTT Nghiên cứu đã xây dựng 2 mô hình VAR cho 2 giai đoạn từ tháng 12/1982 đến tháng 12/1987 - thời điểm Greenspan trước khi nhận chức và giai đoạn từ tháng 12/1987 đến tháng 12/1994 – thời điểm sau Greenspan điều hành, phản ứng của các khoản dự cho vay NBR đối với những cú sốc giá vàng là mạnh nhất so với tiền nhiệm trước đó Kết quả thực nghiệm đã khẳng định sự tin tưởng rằng Fed trong thời kỳ Alan Greenspan đã sử dụng giá vàng để định hướng CSTT trong những thời kỳ trung hạn: phản ứng của NBR và r
- tỷ lệ quỹ liên bang tăng vọt đối với cú sốc giá vàng trong thời gian từ 26 đến 40 tuần.
Bùi Kim Yến, Nguyến Khánh Hoàng (2014) đã sử dụng mô hình VAR gồm 6 biến để phân tích kiểm định các nhân tố tác động đến giá vàng VN giai đoạn 10 năm từ tháng 08/2003 đến 07/2013, Các biến bao gồm: GIAVANGTRONGNUOC: Giá vàng nội địa, GIATG: Giá vàng giao ngay quốc tế, TGLNH: Tỷ giá USD/VNĐ bình quân liên ngân hàng, CPIMY: Chỉ số CPI của Mỹ, CPIVN: Chỉ số CPI của VN, LSHD: Lãi suất huy động bình quân trong nước, Biến GIATG, CPIMY là 2 biến ngoại sinh Nguyễn Đức Trung (2013) đã sử dụng mô hình VAR gồm 5 biến: Giá vàng nội địa, Giá vàng quốc tế, Chỉ số CPI, Tỷ giá USD ngân hàng VietcomBank, Dự trữ ngoại hối quốc gia, cho 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 01/2006 đến tháng 03/2010, giai đoạn 2 từ đoạn thứ hai từ tháng 04/2010 đến tháng 11/2012 Đây là 2 giai đoạn đại điện cho 2 thời kỳ của chính sách QLNN thị trường vàng: Giai đoạn 2 là giai đoạn NHNN siết chặt lại quản lý thị trường vàng Số liệu được Sai phân bậc 1 của Logarit cơ số tự nhiên thu thập từ Tổng cục Thống kê, IMF, Kitco.com) tính theo tháng Nghiên cứu muốn xem xét khả năng giá vàng nội địa biến động theo chiều hướng tăng có đưa tới tình trạng gom ngoại tệ (USD) nhập lậu vàng, ảnh hưởng lên tỷ giá (USD) hay không? thông qua phản ứng của tỷ giá USD trước cú sốc của giá vàng nội địa Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng quan hệ giữa tỷ giá USD/VND với giá vàng quốc tế sau NĐ 24 là quan hệ nghịch chiều và phản ứng của tỷ giá với giá vàng quốc tế nhanh hơn so với giá vàng nội địa.
Qua các cách tiếp cận và kết quả nghiên cứu của các tác giả ở trên thì mô hình giải thích chính sách QLNN với thị trường vàng có thể được tiếp cận bằng các biến kinh tế vĩ mô tác động đến giá vàng trong nước Đồng thời xét về mặt lịch sử, vàng đã thể hiện vai trò duy nhất là hình thức phổ biến nhất của tiền tệ hàng hóa, và tiếp tục được coi là một nơi trú ẩn an toàn khi có những biến động kinh tế (Baur, D.G., & Lucey,
B.M 2010) Kế thừa quan điểm các quan điểm của các mô hình khác thì tác giả lựa chọn 6 biến là: Giá vàng nội địa, Giá vàng quốc tế, Dự trữ ngoại hối quốc gia, Lãi suất huy động bình quân dưới 12 tháng của Vietcombank, Tỷ giá đồng USD/VNĐ của Ngân hàng Vietcombank, Lạm phát Việt Nam (Chỉ số CPI).
Các biến của mô hình đều được chuyển thành sai phân bậc 1 của logarit tự nhiên thay vì để giá trị tuyệt đối Khi đó sẽ loại trừ được các khác biệt về đơn vị tính của các biến số Đồng thời để đảm bảo chất lượng mô hình ước lượng thì các biến số tự nhiên cần lấy theo dạng logarit (Chakrabarti, 2012), do giá trị logarit ổn định phưong sai biến chuỗi thời gian hơn Trong đó:
Giá vàng trong nước (VNGOLD): Giá trị của vàng miếng được niêm yết công khai bởi các công ty vàng trên thị trường.
Giá vàng thế giới (INTERGOLD): ngành công nghiệp khai thác vàng tại Việt
Nam còn nhỏ, phần lớn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ vàng nội địa Do đó lượng vàng miếng phục vụ trong nước chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài Biến động của giá vàng quốc tế sẽ tác động đến giá vàng nội địa.
Chỉ số giá tiêu dùng (VNCPI): Ranson và Wainright (2005), Blose (2010), các nhà hoạch định chính sách và nghiên cứu như Wang, Lee và Thi (2011), tin rằng giá vàng có xu hướng tăng cùng với mức giá chung sẽ cung cấp một hàng rào chống lạm phát Dempster và Artigas (2010) cho thấy trong khi vàng đạt được lợi nhuận cao trong những năm lạm phát cao, lợi nhuận của nó vẫn còn duy trì mức thấp trong những năm lạm phát thấp và trung bình Đồng thời nhu cầu vàng đã tăng lên cùng với kỳ vọng lạm phát tăng lên (Moore, 1990) Phù hợp với niềm tin phổ biến, các nghiên cứu cho thấy vàng có khả năng cung cấp một tấm niệm an toàn chống lại lạm phát, mặc dù hiệu quả của nó có thể phụ thuộc vào điều kiện kinh tế hoặc đặc điểm của từng quốc gia (Wang, Lee và Thi, 2011) Hau Le Long, Marc J.K De Ceustera (2013) cho rằng vai trò tiềm năng của vàng như là một tài sản phòng ngừa rủi ro lạm phát cho Việt Nam với đặc thù là nước có nhu cầu về vàng cao nhất thế giới (World Gold Council, 2011, 2012) Tuy nhiên các nghiên cứu của Mahdavi và Zhou (1997), Jaffe (1989), Garner (1995), Larson và McQueen (1995) lại kết luận ngược lại rằng giá vàng không bị ảnh hưởng bởi lạm phát, kết quả thực nghiệm tại Hoa Kỳ thể hiện thêm là lạm phát phản ánh không chính xác giá vàng Chua và Woodward (1982) và Tkacz (2007) chứng minh rằng vàng hiện này không còn là công cụ phòng ngừa lạm phát trong thực tế, tâm lý đám đông của nhà đầu tư là yếu tố tác động đến giá vàng Bùi Kim Yến, Nguyến Khánh Hoàng (2014) cho rằng các nhân tố như CPI, tỷ giá, lãi suất tác động rất ít tới giá vàng trong nước.
Lãi suất huy động bình quân dưới 12 tháng của Vietcombank (INTEREST): Giữa giá vàng và lãi suất huy động có quan hệ ngược chiều với nhau NHTW khi thực hiện chính sách cung tiền mở rộng làm giảm lãi suất đồng thời làm tăng lạm phát, qua đó làm tăng giá vàng Điều này được thể hiện rất rõ qua các nghiên cứu thực nghiệm của Koutsoyiannis (1983), Fortune (1987), Harmston (1998)) Godsell và Trần (2011).
Tỷ giá đồng USD/VNĐ của Ngân hàng Vietcombank (VCBXRATE): Mối quan hệ ngược chiều giữa giá trị USD và vàng là một trong những mối quan hệ được thảo luận nhiều nhất về các mối quan hệ trên thị trường tiền tệ USD là một đồng tiền quốc tế được chấp nhận và hầu hết giao dịch quốc tế đều quy đổi sang USD Mối quan hệ của tỷ giá và giá vàng được hiểu một cách đơn giản là vàng sử dụng như một tài sản thay thế hay một hầm trú ẩn tiền tệ an toàn chống lại các biến động bất lợi về giá trị của đồng USD Khi đồng USD mất giá tức suy giảm giá trị trao đổi, do đó cần thêm nhiều USD để mua cùng 1 lượng vàng, dẫn tới làm tăng giá trị của vàng một cách tương đối Điều này được khẳng định trong các nghiên cứu thực nghiệm của Sherman (1983), Dooley, Isard và Taylor (1995), Tully & Lucey (2007).
Dự trữ ngoại hối quốc gia (FRES): Vàng miếng được coi như một tài sản tài chính nên NHTW sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp vào thị trường vàng Chủ tịch Fed Alan Greenspan đã gọi giá vàng là "chỉ số rất tốt thể hiện lạm phát trong tương lai", do đó vai trò quan trọng trong việc xây dựng CSTT của FED và được khẳng định trong nhiều nghiên cứu khác nhau (như Forbes, Malcolm S Jr (1991), Ullmann (1994)) về vai trò của giá vàng như là một mục tiêu CSTT trung gian: FED luôn duy trì trạng thái phản ứng với những thay đổi về giá vàng trong ngắn hạn vì không thể cập nhật kịp thông tin liên quan đến sự thay đổi trong một biến tổng hợp (ví dụ như mức giá) có giá trị mà FED muốn kiểm soát Do đó FED nên giải thích giá vàng tăng là dấu hiệu của khả năng thanh toán vượt quá hoặc kỳ vọng lạm phát, sau đó phản ứng lại bằng cách giảm dự trữ ngoại hối quốc gia Fed duy trì động thái duy trì xu hướng tăng dự trữ sau khi giá vàng có chiều hướng giảm, và giảm dự trữ khi giá vàng có chiều hướng tăng Theo William
D Lastrapes, George Selgin (1995a) FED cho phép tỷ lệ dự trữ vàng ở quỹ dự trữ liên bang tăng lên khi giá vàng vượt quá mức mục tiêu đã ấn định và cho phép tỷ lệ giảm khi giá vàng giảm xuống dưới mức này Do đó việc đưa biến Dự trữ ngoại hối của NHNN là một biến quan trọng phản ánh tác động của NHNN đến thị trường vàng.
3.1.2 Mẫu nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu và phương pháp phân tích
3.1.2.1 Quy mô mẫu nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được tổng hợp qua các hình sau:
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án
Nguồn: tác giả tổng hợp từ nghiên cứu của Canova, F (1995b) Để nghiên cứu tác động của chính sách QLNN thị trường vàng, mô hình thực nghiệm VAR sẽ tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Nhập dữ liệu vào phần mềm EVIEW9 để xử lý và chạy mô hình
Bước 2: Kiểm tra tính dừng của các biến bằng kiểm định ADF Test (Augmented Dickey–Fuller) Nếu biến chưa dừng thì lấy sai phân bậc 1 để tiến hành nghiên cứu Kiểm định thực hiện liên tục đến khi chuỗi thời gian dừng.
Bước 3: Tìm độ trễ (lag) tối ưu cho mô hình thông qua các chỉ số thông tin như
LM, AIC, HQ, SBIC hoặc kiểm định Portmanteau để tránh bỏ sót biến quan trọng, tìm ra mô hình tối ưu.
Bước 4: Kiểm tra tự tương quan phần dư.
Bước 5: Kiểm tra sự ổn định của mô hình
Bước 6: Dùng hàm phản ứng đẩy (impulse response) để tìm ra mối tác động giữa các biến
Bước 7: Phân tích phân rã phương sai của mô hình để dự báo vai trò của cú sốc của biến quan sát.
Kết quả chạy mô hình và thảo luận
3.3.1 Kết quả kiểm định tính dừng và độ trễ mô hình
(iv) Kiểm định tính dừng
Thực hiện kiểm định ADF Test cho mô hình VAR thì tất cả các biến
VNGOLD, INTERGOLD, FRES, INTEREST, VNCPI, VCBXRATE đều dừng ở sai phân bậc 1 với mức ý nghĩa 1% Do vậy theo Sim, C.A (1980) các biến trên đều có thể sử dụng được trong mô hình VAR.
(v) Lựa chọn độ trễ cho mô hình VAR
Lựa chọn đỗ trễ cho mô hình VAR giai đoạn 1:
Bảng 3.3: Kiểm định lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình VAR giai đoạn 1
Kết quả cho thấy các kiểm định FPE, AIC, SC, HQ đều cho độ trễ là 1, còn kiểm định LR lại là 5 Do vậy tác giả lựa chọn đỗ trễ tối ưu là 1 cho mô hình VAR giai đoạn 1 (do có số kiểm định thống kê nhiều hơn) Lựa chọn đỗ trễ cho mô hình VAR giai đoạn 2:
Bảng 3.4: Kiểm định lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình VAR giai đoạn 2
Kết quả cho thấy các kiểm định FPE SC, HQ đều cho độ trễ là 0, còn kiểm định LR, AIC là 6 Theo kinh nghiệm thì bất cứ chính sách nào đều cũng có độ trễ nhất định, Do vậy nghiên cứu tiếp tục sử dụng kiểm định Portmanteau để xác định độ trễ tối ưu.
Bảng 3.5: Kiểm định Portmanteau cho mô hình VAR giai đoạn 2
Sample: 2012M05 2016M12 Included observations: 56 Lags Q-Stat Prob Adj Q-Stat Prob df
*The test is valid only for lags larger than the VAR lag order. df is degrees of freedom for (approximate) chi-square distribution
Kiểm định Portmanteau cho mô hình VAR cho thấy độ trễn tối ưu của mô hình VAR giai đoạn 2 là 1 Do vậy nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình VAR giai đoạn
2 với độ trễ tối ưu là 1.
3.3.2 Kết quả kiểm định tự tương quan phần dư và tính ổn định của mô hình (i) Kiểm định tự tương quan phần dư
Kiểm định LM Test cho mô hình VAR giai đoạn 1:
Bảng 3.6: Kiểm định LM Test cho mô hình VAR giai đoạn 1 Bảng 3.7: Kiểm định LM Test cho mô hình VAR giai đoạn 2
Probs from chi-square with 36 df.
Probs from chi-square with 36 df. quan.
Ta có mô hình VAR giai đoạn 1 và 2 với độ trễ là 1 không có hiện tượng tự tương
(ii) Kiểm tra tính ổn định của mô hình
Sử dụng kiểm định AR ROOT TEST ta có
Bảng 3.8: Kiểm định ổn định mô hình
VAR giai đoạn 1 Bảng 3.9: Kiểm định ổn định mô hình
No root lies outside the unit circle.
VAR satisfies the stability condition.
No root lies outside the unit circle.
VAR satisfies the stability condition.
Như vậy cả mô hình VAR của 2 giai đoạn 1 và 2 với độ trễ là 1 đã vượt qua được các kiểm định căn bản do đó có thể ứng dụng trong phân tích và dự báo.
3.3.3 Kết quả của hàm phản ứng đẩy (Impulse-Response)
(i) Quan hệ giữa tỷ giá với giá vàng trong nước và quốc tế
- Hàm phản ứng đẩy (Impulse-Response) giữa VCBXRATE và VNGOLD, INTERGOLD của mô hình VAR giai đoạn 1
Hình 3.2: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD và
INTERGOLD đến VCBXRATE trong giai đoạn 1
Kết quả phản ứng đẩy tại hình 4.2 cho thấy trước khi ban hành Nghị định24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng thì ngay tại thời điểm có cú sốc tăng giá vàng trong nước với độ lớn là 1 lần độ lệch chuẩn thì tỷ giá bán củaVietcombank cũng tăng 0,2%, giá vàng quốc tế tăng 1 lần độ lệch chuẩn thì tỷ giá bán của Vietcombank tăng lên 0,5% Tuy nhiên, tỷ giá cũng nhanh chóng cân bằng trở lại ngay sau cú sốc của giá vàng Điều này chứng tỏ giá vàng tăng lên (cả trong nước và quốc tế) đều làm tỷ giá biến độ theo chiều dương (VND mất giá so với USD) nhưng phản ứng tỷ giá với cú sốc giá vàng diễn ra trong thời gian rất ngắn (từ 1-2 tháng).
- Hàm phản ứng đẩy (Impulse-Response) giữa VCBXRATE và VNGOLD, INTERGOLD của mô hình VAR giai đoạn 2
Hình 3.3: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD và
INTERGOLD đến VCBXRATE trong giai đoạn 2
Ngược lại, kết quả phản ứng đẩy tại hình 3.3 cho thấy sau khi ban hành Nghị định 24 thì tỷ giá lại quay đầu giảm khi có cú sốc tăng giá vàng Mối quan hệ trong thời kỳ từ 5/2012 đến 12/2016 là giá vàng trong nước tăng 1 lần độ lệch chuẩn thì tỷ giá bán của Vietcombank giảm 0,10% sau đó 1 tháng rồi nhanh chóng cân bằng trở lại trong khi giá vàng thế giới tăng 1 lần độ lệch chuẩn cũng khiến tỷ giá Vietcombank giảm khoảng 0,03% nhưng lại phản ứng diễn ra ngay tại thời điểm giá vàng tăng (không có độ trễ) Điều này chứng tỏ quan hệ giữa tỷ giá với giá vàng thế giới sau Nghị định 24 là quan hệ nghịch chiều và phản ứng của tỷ giá với giá vàng thế giới nhanh hơn so với giá vàng trong nước Như vậy, việc áp dụng Nghị định 24 đã làm thay đổi bản chất và chiều hướng mối quan hệ giữa tỷ giá với giá vàng nội địa (quốc tế) Đây là bằng chứng thực nghiệm giả thích cho lý do vì sao thị trường ngoại hối lại ổn định, thông thoáng hơn trước những đợt biến động tăng giá vàng sau khi chính phủ siết chặt quản lý thị trường vàng so với thời kỳ trước đó Điều này được giải thích như sau: trước khi NHNN siết chặt QLNN thị trường vàng tình trạng khi có chênh lệch giá vàng trong nước tăng lên thì ngay lập tức sẽ có tình trạng gom USD để thu mua vàng từ nước ngoài Do đó dẫn tới tỷ giá tăng, lượng vàng nhập về làm tăng cung vàng nên giá vàng giảm Quá trình tiêu thụ hết tầm 1-2 tháng thì giá vàng lại có xu hướng tăng trở lại.
Hình 3.4: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VCBXRATE tới
Hình 3.4 chỉ ra rằng trong cả 2 giai đoạn tác động cú sốc tỷ giá lên giá vàng trong nước là khá yếu thường có chu kỳ tác động ngắn.
(ii) Quan hệ giữa CPI với giá vàng trong nước
Hình 3.5: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD tới VNCPI
Hình 3.5 chỉ ra rằng khi có cú sốc về giá vàng thì CPI không biến động ngay lập tức tuy nhiên sẽ có xu hướng tăng lên đỉnh điểm ở 2 tháng, sau đó giảm dần trong vòng 6-7 tháng Tuy nhiên ở giai đoạn 2 xu hướng biến động của CPI có chiều hướng nhỏ hơn.
Hình 3.6: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNCPI tới VNGOLD
Tại giai đoạn 1 khi chỉ số CPI tăng 1 lần độ lệch chuẩn thì giá vàng tăng 1,3%, nhưng sau đó lại giảm rồi tiến lại về cân bằng Tuy nhiên đến giai đoạn 2 thì CPI tăng
1 lần độ lệch chuẩn thì giá vàng giảm 0,3% sau đó ổn định lại trong vòng 6 tháng.
(iii) Quan hệ giữa lãi suất với giá vàng trong nước
Hình 3.7: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD tới INTEREST
Hình 3.7 chỉ ra rằng khi có cú sốc về giá vàng tăng 1 lần độ lệch chuẩn thì ở giai đoạn 1 thì lãi suất huy động bình quân tăng 2,6% Tuy nhiên ở giai đoạn 2 xu thì lãi suất gần như không biến động.
Hình 3.8: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của INTEREST tới VNGOLD
Chiều ngược lại thì cú sốc của lãi suất huy động bình quân không có tác động tức thì đến giá vàng, ảnh hưởng sau đó cũng không đáng kể.
(iv) Quan hệ giữa dự trữ ngoại hối với giá vàng trong nước
Hình 3.9: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD tới FRES
Hình 3.9 chỉ ra rằng khi có cú sốc về giá vàng tăng 1 lần độ lệch chuẩn thì ở giai đoạn 1 thì lãi suất huy động bình quân tăng 0,7% Tuy nhiên ở giai đoạn 2 thì ngay tức thì không thay đổi, có xu hướng tăng lên từ 3 đến 6 tháng
Hình 3.10: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của FRES tới VNGOLD
Chiều ngược lại thì cú sốc của dự trữ ngoại hối quốc giá gần như không có tác động tức thì đến giá vàng, điều này thể hiện trong cả 2 giai đoạn.
(v)Quan hệ giữa giá vàng nội địa và cú sốc giá vàng nội địa và thế giới
Hình 3.11: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD bởi cú sốc
Hình 3.11 cho thấy ảnh hưởng cú sốc giá vàng nội địa với chính giá vàng trong nước Tại giai đoạn 1 ảnh hưởng cử cú sốc rất lớn và xẩy ra nhanh trong ngắn hạn 1 tháng, khi có cú sốc của VNGOLD tăng 1 lần độ lệch chuẩn thì VNGOLD tăng 7,7%.Giai đoạn 2 ảnh hưởng của cú sốc dài hơn nhưng mức độ lại nhỏ hơn, mức độ ảnh hưởng khi có cú sốc của VNGOLD tăng 1 lần độ lệch chuẩn thì VNGOLD tăng 4,7%,tác động giảm dần trong vòng 4 tháng.
Hình 3.12: Kết quả phản ứng đẩy (Impulse-Response) của VNGOLD bởi cú sốc
Phản ứng giá vàng nội địa trước cú sốc của giá vàng quốc tế tại 2 giai đoạn là khá yếu tại chu kỳ đầu và tác động trong thời hạn 3-4 tháng Điều này cho thấy giá vàng trong nước bị ảnh hưởng rất lớn từ tâm lý của nhà đầu cơ Các nhà đầu cơ thường thể hiện động thái phản ứng thái quá với giá vàng Đồng thời tại giai đoạn 2 khi thị trường vàng nội địa không liên thông quốc tế thì ảnh hưởng của cú sốc vàng giảm xuống rõ rệt, điều đó chứng tỏ tâm lý của các nhà đầu tư ổn định hơn tại giai đoạn 2 so với giai đoạn 1.
3.3.4 Kết quả chạy phân rã phương sai của giá vàng trong nước
(i) Phân rã phương sai của giá vàng trong nước tại giai đoạn 1
Bảng 3.10: Phân rã phương sai VNGOLD giai đoạn 1
(ii) Phân rã phương sai của giá vàng trong nước tại giai đoạn 2
Bảng 3.11: Phân rã phương sai VNGOLD giai đoạn 2
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VÀNG TẠI VIỆT NAM
Mục tiêu, quan điểm và định hướng phát triển thị trường vàng tại Việt Nam 117
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2011 – 2020 đã nêu nổi bật những ý chính sau: “Tăng cường tính chủ động và linh hoạt trong việc điều hành CSTT nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng bền vững, ổn định nền kinh tế vĩ mô, tăng cường kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định giá trị đồng nội tệ Tạo dựng đồng bộ các hành lang, khuôn khổ pháp lý về tổ chức hoạt động các TCTD, NHTM Các hình thức thanh toán qua ngân hàng được khuyến khích đồng thời định hướng hạn chế, thay thế dần thanh toán không dùng tiền mặt Điều hành CSLS, CSTG chủ động linh hoạt theo nguyên tắc thị trường Nghiên cứu đổi mới các chính sách liên quan đến quản lý ngoại hối và vàng; tùy vào thực tiễn thị trường mà thận trọng mở rộng phạm vi, quy mô các giao dịch vốn; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm loại bỏ tình trạng phương tiện thanh toán là ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam Tăng cường, nâng cao vai trò của NHNN trong công tác hoạch định, định hướng và thực thi CSTT Đảm bảo tính phối kết hợp của chính sách tài khóa và CSTT Xây dựng quy trình thanh tra, giám sát hoàn chỉnh, chặt chẽ hoạt động tài chính tiền tệ.”
Tạo lập một hành lang có tính đồng bộ và thông suốt trong vận hành, điều tiết các loại thị trường, định hướng tự do hóa với thị trường dịch vụ, hàng hóa Thị trường tài chính được phát triển theo hướng hoàn chỉnh cơ cấu, mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động, an toàn hệ thống vận hành, kiện toàn công tác tổ chức quản lý, nâng cao quy trình giám sát hiệu quả Thị trường chứng khoán và vàng được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ Thị trường bất động sản được phát triển lành mạnh và bền vũng, tình trạng đầu cơ được kiểm soát và ngăn chặn; sàn giao dịch bất động sản cần được hoàn thiện về cơ chế, cách thức vận hành. Phát triển hơn nữa thị trường khoa học và công nghệ trên cơ sở nhanh và có chiều sêu; hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động khoa học và công nghệ vận động theo quy luật và cơ chế thị trường.
4.1.1 Mục tiêu phát triển thị trường vàng Việt Nam
Trên cơ sở thực tiễn thị trường vàng, trên cơ sở nhận định thị trường vàng ViệtNam, thế giới trong tương lai và để ăn khớp điều kiện kinh tế Việt nam, thì các yêu cầu cơ bản mục tiêu phát triển thị trường trong dài hạn là:
Thứ nhất , xây dựng dựng thị trường vàng hiệu quả, ổn định trên cơ sở hoàn thiện cấu trúc và cơ sở hạ tầng vận hành Đây là mục tiêu có tính chuẩn mực đối với các thị trường vàng quốc tế, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ Ngoài yêu cầu mục tiêu về hiệu quả, ổn định thì một yếu tố then chốt cần được nhấn mạnh là tăng tính minh bạch đối với thị trường vàng Nhằm đạt mục tiêu này thì kinh nghiệm các nước trên thế giới là cần xây dựng một thị trường vàng tập trung, khi các cơ quan QLNN sẽ là những nhà “hoạch định chính sách” đối với thị trường theo các mục tiêu tổng thể của CSTT mà vẫn đảm bảo tôn trọng quy luật khách quan của thị trường Trong đó việc ban hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP NHNN đã thể hiện rất rõ quyết tâm việc kiểm soát thị trường vàng một cách ổn định trong đó NHNN đã đưa ra các hàng rào chặt chẽ các quy định về hoạt động kinh doanh vàng miếng của các đơn vị có đủ điều kiện kinh doanh, ngoài ra hoạt động đấu thầu vàng miếng của NHNN cũng thể hiện tinh thần minh bạch hoạt động với các NHTM và các tổ chức kinh doanh vàng bằng các phiên bán công khai, được công bố kết quả một cách rộng rãi minh bạch Việc hoàn thiện cấu trúc và cơ sở hạ tầng cũng cần được nhấn mạnh, đây là điều kiện song hành và tương hỗ đối với tính hiệu quả, ổn định thị trường Nếu một hệ thống thị trường vận hành trơn tru và có kỷ luật thì các nguồn lực của thị trường sẽ được khai thông và phát triển, tạo nền tảng cho sự ổn định và hiệu quả dài hạn.
Thứ hai , tăng cường hoạt động giám sát, quản lý của cơ quan QLNN đối với thị trường vàng, nâng cao sự ổn định thị trường, góp phần hạn chế tác động tiêu cực đến nền kinh tế vĩ mô Do Việt Nam là nền kinh tế mới trải qua chiến tranh không lâu nên trong dân chúng luôn tồn tại tâm lý ưa thích cất giữ vàng, thực tiễn cho thấy nếu kiểm soát thị trường không tốt thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ thị trường ngoại hối, CSTG và CSTT của quốc gia gây bất ổn đến nền kinh tế vĩ mô Vì vậy, NHNN cần kiên quyết và nỗ lực ổn định hơn nữa thị trường vàng bằng các hoạt động giám sát, quản lý diễn biến của thị trường Việt Nam có tỷ lệ “vàng hóa và đô la hóa cao” nên mỗi biến động của giá vàng nội địa và thế giới sẽ cộng hưởng theo những tác động đến tỷ giá, đặc biệt cộng hưởng với tâm lý đầu cơ theo bầy đàn sẽ khếch đại những tác động lan toản hơn Do đó, mục tiêu chống vàng hóa là một mục tiêu mang tính chất cốt lõi của NHNN khi xây dựng chính sách QLNN thị trường vàng góp phần rất lớn đến ổn định tỷ giá, tăng hiệu quả của CSTT.
Thứ ba , từng bước tự do hoá thị trường vàng theo lộ trình phù hợp phù hợp với bối cảnh chung nền kinh tế và trình độ phát triển của thị trường Trong thời gian qua, chính sách QLNN thị trường vàng từ được nới lỏng từng bước đến kiểm soát chặt chẽ, đến nay vàng vẫn là hàng hoá đặc biệt, là ngoại hối mang tính chất tiền tệ, hoạt động kinh doanh vàng phải thực hiện theo cơ chế quản lý riêng và NHNN được giao nhiệm vụ thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vàng Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá, nền kinh tế ngày càng hội nhập và vai trò của tiền tệ vàng ngày giảm đi, đo đó cơ chế quản lý đặc thù mang tính cục bộ là chưa phù hợp Điều này chưa phù hợp thông lệ quốc tế về QLNN thị trường vàng, NHNN chỉ tạo hành lang pháp lý và kiến tạo thị trường chứ không tham gia độc quyền kinh doanh Việc tự do hoá thị trường vàng một mặt để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ Đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài, để phần nào cân đối lợi ích 3 bên giữa Nhà nước, doanh nghiệp và chủ thể đầu tư, mặt khác tiến trình này cũng là bước đi cần thiết để phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, chơi những sân chơi lớn như gia nhập WTO.
Thứ tư , huy động sử dụng nguồn vốn dưới dạng vàng có hiệu quả để phát triển nền kinh tế Lượng vàng trong dân tích trữ từ trước và lượng vàng đã nhập là một tiềm lực kinh tế lớn, việc để khối tư bản ứ đọng là một sự lãng phí nên cần phải nhìn nhận đúng đắn và thận trọng trong huy động khai thác Đây là một đòi hỏi để thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước là huy động nội lực nền kinh tế cho đầu tư và phát triển Nếu tận dụng hiệu quả nguồn vốn này sẽ góp phần: Cung ứng vàng vật chất cho các nhà sản xuất với chi phí thấp hơn đi vay đồng Việt Nam hoặc vay ngoại tệ từ nước ngoài với lãi suất cao; Tiết kiệm được một lượng lớn ngoại tệ do sử dụng nguồn vàng tại chỗ, không phải nhập khẩu từ nước ngoài Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có một cơ chế huy động sử dụng có hiệu quả, an toàn và tránh được rủi ro.
4.1.2 Quan điểm hoàn thiện QLNN đối với thị trường vàng tại Việt Nam
Căn cứ thực trạng vận hành thị trường vàng tại Việt Nam, đồng thời dựa vào những định hướng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, thì công tác QLNN đối với thị trường vàng tại Việt Nam cần tuân thủ theo những quan điểm sau đây:
Thứ nhất , hoàn thiện QLNN đối với thị trường vàng phải có tính hệ thống, bao quát và đồng bộ giữa tất cả các khâu của quá trình quản lý Từ những lý luận đã phân tích trong chương 1 về nội dung QLNN đối với thị trường vàng, thị trường vàng là một thị trường có tính liên thông thị trường khác như chứng khoán, bất động sản đồng thời hoạt động của thị trường tác động rất lớn đến CSTG và CSTT do đó hoạt động QLNN cần phải toàn diện, có hệ thống Trong đó cần chú trọng một cách đồng bộ tất cả các khâu của quá trình quản lý bao gồm: thiết kế, hoạch định bộ máy tổ chức; xây dựng hành lang khuôn khổ luật pháp, ban hành công cụ chính sách; tiến hành giám sát kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc thường xuyên hoạt động của chủ thể tham gia Nhấn mạnh phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn 2 khía cạnh cơ bản thị trường là: các hoạt động của thị trường từ XNK vàng, mua bán vàng miếng, hoạt động cho vay vàng của các NHTM; và việc vận dụng công cụ, cách thức quản lý: hành chính, kinh tế, tuyên truyền giáo dục nhằm tăng cường hiệu quả quản lý.
Thứ hai , QLNN thị trường vàng phải cân đối, phù hợp với điều kiện tập quán người dân và quy luật thị trường Trong tiềm thức người dân Việt Nam, vàng luôn có một giá trị đặc biệt, luôn được coi là công cụ tích trữ dài hạn phòng ngừa những bất trắc, rủi ro trong cuộc sống Đây là một tập quán được duy trì từ nhiều thế hệ, trở thành một nét đặc trưng riêng Do đó hoạt động QLNN, chính phủ cần tôn trọng những tập quán này, đồng thời cần tôn trọng cả những quyền lợi người dân trong việc sử dụng vàng làm phương tiện cất trữ giá trị Tuy nhiên cũng cần kiên quyết hạn chế tình trạng “vàng hóa, đô la hóa”, hạn chế vàng trở thành một nguồn vốn bị đóng băng trong nền kinh tế, nghiêm cấm sử dụng vàng là một phương tiện thanh toán. QLNN thị trường vàng cần kết hợp khoa học với nghệ thuật quản lý, trong đó chính phủ cần kết hợp hài hòa sức mạnh của quyền lực nhà nước với hoạt động thị trường trên cơ sở nhận thức những quy luật hoạt động thị trường Chính vì vậy hoạt động QLNN cần có những cách thức can thiệp có trọng tâm vào những khâu then chốt tại những thời điểm thích hợp Khi tạo được một hành lang định hướng cho thị trường rồi thì thị trường sẽ tự điều tiết theo.
Thứ ba , QLNN đối với thị trường vàng phải hướng tới thị trường hiệu quả, ổn định Trình độ phát triển thị trường vàng Việt Nam còn nhiều hạn chế so với thế giới và khu vực; các giao dịch trên thị trường còn mang tính chất đơn lẻ tự phát, hoạt động kiểm soát của cơ quan chức năng vẫn chưa theo kịp với diễn biến của thị trường dẫn đến phát sinh nhiều hoạt động tiềm ẩn rủi ro đối với nền kinh tế Trong đó đặc biệt là thị trường vàng miếng gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính ổn định CSTT, do đó hoạt động QLNN phải hướng tới kiện toàn lại cấu trúc thị trường, tạo được những nền tảng hoạt động vững chắc ổn định Khi có một thị trường vàng ổn định, hiệu quả sẽ góp phần ngăn chặn những nhân tố tiêu cực tác động đến bất ổn kinh tế vĩ mô đồng thời các nguồn lực cho phát triển kinh tế được phân bổ hiệu quả hơn.
4.1.3 Định hướng phát triển thị trường vàng tại Việt Nam thời kỳ 2021-2025 Để đảm bảo đạt được những mục tiêu đã đề ra đối với hoạt động QLNN đối với thị trường vàng, gắn với bối cảnh kinh tế - xã hội nói chung, thì định hướng phát triển thị trường vàng thời kỳ 2021 – 2025 và những năm tiếp theo cần bám sát theo những định hướng sau đây:
Thứ nhất , phát triển thị trường vàng phù hợp với điều kiện kinh tế hiện tại và theo định xu hướng chung về phát triển kinh tế; đồng thời từng bước hướng tới hội nhập kinh tế quốc tế trên nền tảng tuân thủ tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế.
Thị trường vàng Việt Nam cần hướng tới là một kênh đầu tư huy động vốn quan trọng trong nền kinh tế song hành cùng thị trường bất động sản, chứng khoán , trở thành một kênh vốn quan trọng cho đầu tư và tăng trưởng kinh tế Kênh đầu tư về dài hạn sẽ trở thành một thị trường hiện đại và có tổ chức chặt chẽ bao gồm những đối tượng tham gia chuyên nghiệp và các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư khác nhau Thị trường từng bước định hình được các hành lang pháp lý theo chuẩn mực của quốc tế, để tạo nền tảng cho thị trường vàng Việt Nam hội nhập sâu rộng thị trường vàng quốc tế.
Thứ hai , hoàn thiện hệ thống tổ chức thị trường trên cơ sở nâng cao vai trò giám sát, QLNN với các chủ thể tham gia thị trường nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro của thị trường, đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư Thị trường vàng Việt Nam hiện đang vận hành theo phương thức thị trường vàng phi tập trung (thị trường vàng – OTC) Đây là hình thức phát triển sơ khai nhất trong lịch sử hình thành phát triển thị trường vàng, trong đó hoạt động của thị trường được hình thành bởi các chủ thể tham gia đủ điều kiện được cấp phép bao gồm NHTM và doanh nghiệp có chức năng kinh doanh vàng Nền tảng giao dịch của thị trường vàng OTC sẽ được nâng cấp lên dần bởi 2 nhân tố là các trung gian giao dịch hiện đại và nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến hỗ trợ cho các giao dịch Do đó với thực tiễn nền kinh tế Việt Nam thì phát triển thị trường phi tập trung theo hướng tiên tiến và được tổ chức chặt chẽ là một xu hướng tất yếu Trong đó đề cao sự phối hợp của các cơ quản lý nhà nước nhằm đảm bảo thị trường vận hành ổn định hiệu quả, ngăn ngừa những nhân tố rủi ro của thị trường tác động tiêu cực đến nền kinh tế.