Nhiệm vụ quyền hạn: Ngoài các nhiệm vụ về tham mưu cho UBND tỉnh, các nhiệm vụ quyền hạnquản lý về tài nguyên nước, đất đai, khoáng sản, khí tượng, thủy văn, biển, hải đảo và tổ chức thi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA MÔI TRƯỜNG
- -(ĐỢT THỰC TẬP TỐT NGHIỆP) CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG
Ks Mai Thị Thùy Dương
Trang 2Quảng Bình, tháng 1/2012
Trang 3Địa điểm thực tập: Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Bình
Thời gian thực tập: Từ 21/11/2011 đến 15/01/2011
Nhóm thực tập: 48A
Trang 4Danh mục các từ viết tắt trong báo cáo
- BVMT: Bảo vệ môi trường
- UBND: Ủy ban nhân dân
- TNMT: Tài nguyên và Môi trường
- TƯ: Trung ương
- ĐTM: Đánh giá tác động môi trường
Trang 5MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 7
PHẦN A GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 8
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG CÁC CẤP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Ở NƯỚC TA 8
II SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH 9
II.1 Giới thiệu 9
II.2 Vị trí, chức năng 9
II.3 Nhiệm vụ quyền hạn 10
III CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH 11
III.1 Giới thiệu 11
III.2 Vị trí, chức năng 11
III.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục BVMT tỉnh Quảng Bình 12
III.4 Chức năng nhiệm vụ các Phòng chuyên môn 13
PHẦN B BÁO CÁO NỘI DUNG THỰC TẬP 16
I CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG 16
I.1 Công tác truyền thông: 16
I.1.1 Định nghĩa 16
I.1.2 Mục tiêu của công tác truyền thông Môi trường 16
I.1.3 Vai trò của công tác truyền thông Môi trường 16
I.1.4 Các yêu cầu cơ bản của công tác truyền thông Môi trường 17
I.1.5 Các yêu cầu cơ bản của một thông điệp truyền thông Môi trường 17
I.1.6 Lực lượng tham gia truyền thông Môi trường 17
I.1.7 Một số hình thức truyền thông Môi trường 18
I.1.8 Các phương pháp truyền thông Môi trường 18
I.1.9 Hoạt động truyền thông năm 2011 18
I.2 Công tác ĐTM 19
I.2.1 Định nghĩa 19
Trang 6I.2.2 Cơ sở pháp lý thực hiện ĐTM, ĐTM bổ sung, cam kết bảo vệ môi trường
20
I.2.3 Hồ sơ ĐTM 20
I.2.4 Các bước thực hiện ĐTM 22
I.2.5 Cam kết bảo vệ môi trường 23
I.2.6 Công tác thẩm định ĐTM, thực hiện Bản cam kết BVMT trong năm 2011 .25
I.3 Công tác thu phí BVMT 25
I.3.1 Khái niệm phí dịch vụ môi trường ở Việt Nam 25
I.3.2 Các loại phí dịch vụ môi trường 25
I.3.3 Mục đích, yêu cầu của việc thu phí bảo vệ môi trường nước thải 27
I.3.4 Cơ sở của việc thu phí nước thải 27
I.3.5 Thủ tục và quy trình thu phí bảo vệ môi trường, nước thải công nghiệp 28
I.3.6 Quản lý phí BVMT đối với nước thải công nghiệp 30
I.3.7 Khó khăn trong công tác thu phí nước thải công nghiệp 30
II CÔNG TÁC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI ĐỊA PHƯƠNG 31
II.1 Định nghĩa công tác kiểm soát ô nhiễm 31
II.2 Các biện pháp quản lý nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường tại địa phương .32
II.3 Các biện pháp công nghệ xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường tại địa phương 32
II.4 Một số công nghệ xử lý ô nhiễm điển hình trong tỉnh: 34
II.4.1 Hệ thống xử lý nước thải sản xuất nhà máy sản xuất thanh nhôm định hình Asia Vina - Taiwan 34
II.4.2 Hệ thống xử lý khí thải nhà máy xi măng Áng Sơn 41
III KẾT LUẬN 47
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
PHẦN C ĐÁNH GIÁ CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP VÀ GVHD 50
I NHẬT KÝ THỰC TẬP 50
II NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 51
III NHẬN XÉT CỦA GVHD 51
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đã và đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh hiện đại hóa, công nghiệp hoá.Công cuộc phát triển kinh tế đó đã tạo đề cho sự gia tăng không ngừng trên mọi lĩnhvực của đời sống, từ khoa học công nghệ, các ngành công nghiệp, đến đời sống dịch
vụ, nhu cầu xã hội Tuy nhiên, sự tăng trưởng đó luôn tỷ lệ thuận với sức ép về cácvấn đề môi trường Chính vì thế, yêu cầu đặt ra đối với xã hội nói chung, và nhữngngười làm công tác bảo vệ môi trường nói riêng cũng rất lớn, trong đó công tác đàotạo đội ngũ công nhân, kỹ sư, cán bộ quản lý môi trường cho xã hội là đặc biệt quantrọng
Với yêu cầu thực tiễn đó, Khoa Môi trường, trường ĐH Bách Khoa Đà Nẵng
đã rất chú trọng trong công tác tuyển sinh, đào tạo, với những chương trình ngày càngđổi mới, phù hợp với yêu cầu thực tiễn Để củng cố cũng như áp dụng kiến thức đãđược trang bị trong quá trình học tập, mặt khác để tiếp cận với công việc thực tế củangười làm công tác Môi trường, tôi đã được Khoa Môi trường, trường ĐH Bách Khoa
Đà Nẵng và Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Bình tạo điều kiện để có thể thựctập tại Chi cục trong thời gian 7 tuần
Từ kết quả thu nhận được sau đợt thực tập, tôi đã đúc kết được những kiến thứcquý báu và thể hiện trong báo cáo này
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Hải, cô Mai Thị Thùy Dương, cácanh chị, cô chú cán bộ trong Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Bình, đặc biệt làchú Nguyễn Văn Bảy, trưởng phòng Tổng hợp - Hành chính Chi cục, nguyên giảngviên đại học Khoa học Huế, đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong đợt thực tập vàhoàn thành báo cáo này
Quảng Bình, tháng 1/2012
Sinh viên
Mai Hoàng Hữu
Trang 8PHẦN A GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG CÁC CẤP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Ở NƯỚC TA:
Sơ đồ hệ thống hành pháp nước ta về Môi trường:
Hệ thống cơ sở Luật pháp nước ta về Môi trường:
Cấp Nhà nước
Cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc TƯ
Cấp huyện
Cấp xã
Bộ Tài Nguyên – Môi trường
UBND(Sở TNMT)
Chi cục BVMTPhòng TNMT
Trang 9II SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH:
II.1 Giới thiệu:
Sở tỉnh Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình là đơn vị trực thuộc Uỷ bannhân dân tỉnh Quảng Bình
Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnhQuảng Bình được quy định trong văn bản kèm theo Quyết định 16/2009/QĐ-UBNDban hành ngày 14/9/2009 của UBND tỉnh Quảng Bình
Cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình:
II.2 Vị trí, chức năng:
- Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh,
có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, bao gồm: đất đai, tài nguyên nước, tài
nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng thuỷ văn, đo đạc và bản đồ, quản
lý tổng hợp về biển và hải đảo; thực hiện các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộcphạm vi quản lý của Sở
- Sở Tài nguyên và Môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng
Giám đốc SởPhó giám đốc
Đơn vị hành chính:
- Văn phòng
- Thanh tra
- Phòng đăng ký đất đai
- Phòng Quy hoạch - Kế hoạch
- Phòng Tài nguyên – Khoáng sản
- Phòng biển và hải đảo
- Chi cục trực thuộc (Chi cục BVMT)
Đơn vị sự nghiệp:
- Trung tâm Kỹ thuật – Địa chính
- Trung tâm Thông tin Tài nguyên và môi trường
- Trung tâm Phát triển quỹ đất
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
- Trung tâm Quy hoạch tài nguyên
Trang 10theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công táccủa Uỷ ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn về chuyênmôn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường Sở Tài nguyên và Môi trường cótrụ sở đặt tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
II.3 Nhiệm vụ quyền hạn:
Ngoài các nhiệm vụ về tham mưu cho UBND tỉnh, các nhiệm vụ quyền hạnquản lý về tài nguyên nước, đất đai, khoáng sản, khí tượng, thủy văn, biển, hải đảo và
tổ chức thi hành, hướng dẫn công tác về lĩnh vực tài nguyên môi trường, hợp tác bênngoài¸ và các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao, trong riêng lĩnh vực môi trường,nhiệm vụ quyền hạn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình được quyđịnh như sau:
- Tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường tại địa phương theo định kỳ; điều tra xácđịnh khu vực môi trường bị ô nhiễm, lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường,gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn và định kỳ báo cáo Uỷ ban nhândân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật; kiểm tra việcthực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường của các cơ sở đó
- Chủ trì hoặc phối hơp với các cơ quan liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện kếhoạch huy động các nguồn lực nhằm ứng phó, khắc phục ô nhiễm môi trường do các
sự cố môi trường gây ra theo phân công của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
- Thực hiện việc cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép đối với chủ nguồn thải, chủ thugom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại theo quy định của pháp luật; hướng dẫn,kiểm tra, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu theo thẩm quyền
- Tổ chức thẩm định đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi
trường, đề án bảo vệ môi trường, các dự án thiết lập các khu bảo tồn thiên nhiên, đadạng sinh học thuộc thẩm quyền phê duyệt của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; hướng dẫn,kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt
- Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện chương trình, đề án bảo vệ, khắc phục, cải tạocảnh quan môi trường liên ngành, bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngậpnước theo phân công của Uỷ ban nhân dân tỉnh
- Hướng dẫn xây dựng và tổ chức, quản lý hệ thống quan trắc môi trường theo quyđịnh của pháp luật; thống kê, lưu giữ số liệu về môi trường tại địa phương
- Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường thuộc phạm vi
Trang 11III CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG BÌNH:
III.1 Giới thiệu:
Ngày 21 tháng 5 năm 2008, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng bình có quyết định số1071/QĐ-UBND về việc thành lập Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình
Chi cục Bảo vệ môi trường đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/8/2008gồm các phòng chuyên môn gồm: Phòng Tổng hợp – Hành Chính, Phòng Kiểm soát ônhiễm, Phòng Thẩm định – Đánh giá tác động môi trường và môi đơn vị sự nghiệptrực thuộc là Trung tâm quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Hiện nay, trong biên chếcủa đơn vị có 45 cán bộ
Sơ đồ tổ chức các phòng chuyên môn tại Chi cục:
Thẩm định-ĐTM
Trang 12III.2 Vị trí, chức năng:
- Chi cục BVMT tỉnh Quảng Bình là cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở Tài nguyên
và Môi trường, có chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý Nhànước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh
- Chi cục chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức và công tác của Giám đốc Sở, đồng thờichịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Bảo vệ môi trườngthuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Chi cục Bảo vệ môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tàikhoản tại Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng để hoạt động, có trụ sở tại thành phố ĐồngHới, tỉnh Quảng Bình
III.3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục BVMT tỉnh Quảng Bình:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình kếhoạch, dự án, đề án bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở, tổ chức thựchiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án liên quanđến chức năng, nhiệm vụ đã được phân cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt
- Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định
về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia trong các hoạt động sản xuất,kinh doanh và dịch vụ
- Tham mưu cho Giám đốc Sở trình Chủ tịch UBND tỉnh việc thẩm định báo cáo đánhgiá tác động môi trường theo quy định của pháp luật; giúp Giám đốc Sở kiểm tra việcthực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được phêduyệt và triển khai các dự án đầu tư
- Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa bàn tỉnh;trình Giám đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản lý chất thải nguy hại theoquy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đăng ký hành nghềquản lý chất thải; làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan vàcác đơn vị thuộc Sở giám sát các tổ chức, ,cá nhân nhập khẩu phế liệu sản xuất trênđịa bàn
- Giúp Giám đốc Sở phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các cơ sởgây ô nhiễm môi trường; trình Giám đốc Sở xác nhận các cơ sở gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng đã hoàn thành xử lý việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường theo
đề nghị của các cơ sở đó
Trang 13- Đánh giá, cảnh báo và dự báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh; điều tra,phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường, báo cáo và đề xuất với Giámđốc Sở các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môitrường.
- Làm đầu mối phối hợp hoặc tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc giảiquyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh và công tác bảo tồn, khai thác bềnvững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học theo phân công của Giám đốc Sở
- Giúp Giám đốc Sở xây dựng chương trình quan trắc môi trường, tổ chức thực hiệnquan trắc môi trường theo nội dung chương trình đã được phê duyệt hoặc theo đặthàng của tổ chức, cá nhân; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường và xây dựng mạnglưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh; theo dõi, kiểm tra kỹ thuật đối với hoạtđộng của mạng lưới quan trắc môi trường ở địa phương
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chủ trì hoặc tham gia thựchiện các dự án trong nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theophân công của Giám đốc Sở
- Tham mưu cho Giám đốc Sở hướng dẫn nghiệp vụ về quản lý môi trường đối vớiPhòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành phố trực thuộc tỉnh và cán bộ địa chính– xây dựng, xã, phường, thị trấn; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môitrường theo phân công của Giám đốc Sở
- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trênđịa bàn tỉnh; phối hợp với Thanh tra Sở trong việc thực hiện thanh tra, phát hiện các viphạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn và đề nghị Giám đốc Sở xử lý theothẩm quyền; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường theo phân cấp củaGiám đốc Sở
- Quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và cán bộ công chức, viên chức thuộc Chicục theo phân cấp của UBND tỉnh, Giám đốc Sở và quy định của pháp luật
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao
III.4 Chức năng nhiệm vụ các Phòng chuyên môn:
III.4.1 Phòng Hành chính – tổng hợp:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kếhoạch, dự án, đề án bảo vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở, Chi cụctrưởng, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự
Trang 14án liên quan đến chức năng, nhiệm vụ đã được phân cấp có thẩm quyền ban hành, phêduyệt.
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chủ trì hoặc tham gia thựchiện các dự án trong nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theophân công của Giám đốc Sở
- Quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và cán bộ công chức, viên chức thuộc chicục theo phân cấp của UBND tỉnh, Giám đốc Sở và quy định của pháp luật
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Chi cục giao
III.4.2 Phòng Thẩm định đánh giá tác động môi trường:
- Tham mưu cho Chi cục Trưởng trình lãnh đạo Sở trình Chủ tịch UBND tỉnh việcthẩm định báo cáo đánh giá môi trường theo quy định của pháp luật; giúp Chi cụcTrưởng kiểm tra việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môitrường sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt
- Làm đầu mối phối hợp hoặc tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc giảiquyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh và công tác bảo tồn, khai thác bềnvững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học theo phân công của Giám đốc Sở
- Tham mưu cho Chi cục Trưởng trình Lãnh đạo Sở hướng dẫn nghiệp vụ về quản lýmôi trường đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố và cán bộđịa chính - xây dựng các xã, phường, thị trấn; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo
vệ môi trường theo phân công của Giám đốc Sở
- Tham mưu cho Chi cục Trưởng trong việc ký quỹ phục hồi môi trường đối với cáchoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo phân cấp
- Tham mưu cho Chi cục Trưởng trong việc xây dựng báo cáo hiện trạng môi trườngtỉnh Quảng Bình theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do lãnh đạo Chi cục giao
III.4.3 Phòng kiểm soát ô nhiễm:
- Tham mưu cho Chi cục Trưởng trình Lãnh đạo Sở hướng dẫn các tổ chức, cá nhânthực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia trongcác hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ
- Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng phát thải trên địa bàn tỉnh;báo cáo Chi cục Trưởng trình Lãnh đạo Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản
lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung
Trang 15đã đăng ký hành nghề quản lý chất thải; làm đầu mối phối hợp với cơ quan chuyênmôn có liên quan và các đơn vị thuộc Sở giám sát các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phếliệu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn.
- Tham mưu cho Chi cục Trưởng trong việc thu phí nước thải đối với các hoạt động xảthải trên địa bàn tỉnh
- Tham mưu cho Chi cục Trưởng phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền
xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; trình Lãnh đạo Sở xác nhận các cơ sở gây ônhiễm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành xử lý việc xử lý triệt để ô nhiễm môitrường theo đề nghị của các cơ sở đó
- Đánh giá, cảnh báo và dự báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh; điều tra,phát hiện và xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường, báo cáo và đề xuất với Chi cụcTrưởng trình Lãnh đạo Sở các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái vàphục hồi môi trường
- Tham mưu cho Chi cục Trưởng trình Lãnh đạo Sở xây dựng chương trình quan trắcmôi trường, thực hiện quản lý Nhà nước về chương trình quan trắc môi trường, thựchiện quản lý Nhà nước về chương trình quan trắc môi trường; xây dựng báo cáo hiệntrạng môi trường và xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh; theodõi, kiểm tra kỹ thuật đối với hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường ở địaphương
- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định hiện hành của pháp luật về bảo vệ môitrường trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Thanh tra Sở theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chi cụctrong việc thực hiện thanh tra, phát hiện các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trườngtrên địa bà và đề nghị Giám đốc Sở xử lý theo thẩm quyền; tham gia giải quyết khiếunại, tố cáo về môi trường theo phân cấp Chi cục trưởng
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Lãnh đạo Chi cục giao
Trang 16PHẦN B BÁO CÁO NỘI DUNG THỰC TẬP
I CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG:
I.1 Công tác truyền thông:
I.1.1 Định nghĩa:
- Truyền thông môi trường là 1 công cụ đặc biệt của quản lý môi trường nhằm tạo ra 1phong trào quần chúng rộng rãi tham gia bảo vệ môi trường, hướng tới việc tạo lập 1lối sống mới, 1 đạo đức mới thân thiện môi trường
Đây cũng là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những người cóliên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhaucủa chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giảiquyết các vấn đề về môi trường
- Truyền thông môi trường không nhằm quá nhiều vào việc phổ biến thông tin mànhằm vào việc chia sẻ nhận thức về một phương thức sống bền vững và nhằm khảnăng giải quyết các vấn đề môi trường cho các nhóm người trong cộng đồng xã hội
Nó có tác động trực tiếp hay gián tiếp làm thay đổi thái độ, hành vi của con ngườitrong cộng đồng
I.1.2 Mục tiêu của công tác truyền thông Môi trường:
- Nâng cao nhận thức của công dân, từ đó thay đổi các hành vi,thái độ về môi trường
sẽ được hữu hiệu
- Phát hiện các tấm gương, mô hình tốt, đấu tranh với các hành vi, hiện tượng tiêu cựcxâm hại đến môi trường
- Tạo lập cách ứng xử thân thiện với môi trường, tạo cơ hội cho mọi thành phần trong
xã hội tham gia vào việc bảo vệ môi trường, xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường
- Xây dựng nguồn nhân lực và mạng lưới truyền thông môi trường, góp phần thựchiện thành công xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường
- Thương lượng hoà giải các xung đột, khiếu nại, tranh chấp về môi trường giữa các
cơ quan, trong nhân dân
I.1.3 Vai trò của công tác truyền thông Môi trường:
Truyền thông có 3 vai trò chính trong công tác quản lý môi trường là:
- Thông tin: thông tin cho đối tượng cần truyền thông biết tình trạng quản lý môi
trường và bảo vệ môi trường của địa phương nơi họ sống, từ đó lôi cuốn họ cùng quan
Trang 17tâm đến việc tìm kiếm các giải pháp khắc phục.
- Huy động: huy động các kinh nghiệm, kỹ năng, bí quyết của tập thể và cá nhân vào
các chương trình, kế hoạch hóa bảo vệ môi trường
- Thương lượng: thương lượng, hòa giải các xung đột, khiếu nại tranh chấp về môi
trường giữa các cơ quan và cộng đồng
I.1.4 Các yêu cầu cơ bản của công tác truyền thông Môi trường:
- Mục tiêu phải phù hợp với nhu cầu chính đáng và sát thực của cộng đồng
- Ngôn ngữ truyền thông phải dễ hiểu và hiểu đúng với cộng đồng
- Lặp lại nhiều lần: giúp người nhận thông điệp nhớ, tin và làm theo
- Thông tin truyền thông phải phù hợp với đối tượng truyền thông, đặc biệt là về trình
độ văn hóa, học vấn và kinh tế
- Đa dạng hóa phương tiện truyền thông
- Tuân thủ luật pháp
- Đảm bảo tính hiện đại, chính xác của các kiến thức về môi trường được truyền đạt
- Tạo dựng được sự hợp tác rộng rãi giữa truyền thông môi trường với các chươngtrình, dự án của các ngành khác
I.1.5 Các yêu cầu cơ bản của một thông điệp truyền thông Môi trường:
- Được trình bày thành 1 câu ngắn gọn, đơn giản, đầy đủ và gây ấn tượng
- Mỗi thông điệp chỉ có một ý
- Thể hiện mục đích chung của chiến dịch truyền thông môi trường
- Phải cụ thể
- Sử dụng từ đúng và hay
- Động từ ở thể chủ động
I.1.6 Lực lượng tham gia truyền thông Môi trường:
- Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp, các ngành là lực lượng lãnh
đạo chủ chốt của các chương trình truyền thông môi trường
- Các cơ quan thông tin đại chúng, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế Sự tham gia củaquân đội và công an nhân dân có ý nghĩa rất lớn
- Các tổ chức phi chính phủ, gồm các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội –nghề nghiệp, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cá nhân tình nguyện
- Trong điều kiện cho phép, sự tham gia của các lực lượng vũ trang và an ninh, cácđoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế cũng là những nhân tố quan trọng
Trang 18I.1.7 Một số hình thức truyền thông Môi trường:
- Giao tiếp giữa các cá nhân và nhóm nhỏ
- Tổ chức các cuộc thi về môi trường
- Các phương tiện truyền thông hỗ trợ
- Sân khấu hóa
I.1.8 Các phương pháp truyền thông Môi trường:
- Pano
- Băng rôn, áp phích
- Khẩu hiệu
- Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, mít tinh…
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: tivi, báo đài…
I.1.9 Hoạt động truyền thông năm 2011:
- Tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND tỉnh ban hành các văn bảnyêu cầu các Sở, Ban ngành, các địa phương tổ chức các hoạt động hưởng ứng, tiếnhành các hoạt động thiết thực để hưởng ứng kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới 05/06,Ngày quốc tế đa dạng sinh học 22/05, tuần lễ Biển và Hải Đảo (01/06 – 08/06) vàNăm quốc tế về Rừng 2011 Các hoạt động hưởng ứng kỷ niệm được tổ chức vớinhiều hình thức phong phú, ý nghĩa, thiết thực, thu hút được đông đảo các tầng lớpnhân dân tham gia và mang lại hiệu quả cao trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệmôi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ rừng…
- Tham gia tuyên truyền phổ biến pháp luật do Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môitrường tổ chức cho cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện UBND các xãtrên địa bàn tỉnh về công tác tài nguyên môi trường
- Phối hợp với UBND huyện Quảng Trạch tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụhướng dẫn chuyên môn về công tác bảo vệ môi trường cho cán bộ địa chính cấp xã vàcấp huyện của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình
- Hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thực hiện các yêu cầu về bảo vệ
Trang 19môi trường trong quá trình hoạt động.
- Tổ chức 3 hội nghị phổ biến các văn bản pháp luật về thu phí nước thải cho các cơ
sở nuôi tôm trên cát
- Phối hợp chặt chẽ với Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, các tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh,Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội nông dân tỉnh để thực hiện Chương trình Hành động liênngành về lĩnh vực bảo vệ môi trường, tổ chức 9 lớp tập huấn, tuyên truyền, giáo dục
về BVMT, đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu cho báo cáo viên, hội viên
- Tham gia các Hội nghị, Hội thảo về bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môitrường, các cơ quan TƯ tổ chức 25 lượt
- Tham mưu cho Sở phối hợp với UBND thành phố Đồng Hới và Công ty TNHH 1thành viên môi trường và phát triển đô thị, các ban ngành liên quan tổ chức các Hộinghị đối chất, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân xã Đức Ninh để tạo sựđồng thuận trong quá trình triển khai dự án trạm xử lý nước thải
I.2 Công tác ĐTM:
I.2.1 Định nghĩa:
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là quá trình phân tích, đánh giá, dự báoảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, củacác cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xãhội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp vềbảo vệ môi trường Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở đây có loại mang tính kinh
tế - xã hội của quốc gia, của một địa phương lớn, hoặc một ngành kinh tế văn hóaquan trọng (luật lệ, chính sách quốc gia, những chương trình quốc gia về phát triểnkinh tế - xã hội, kế hoạch quốc gia dài hạn), có loại mang tính kinh tế - xã hội vi mônhư đề án xây dựng công trình xây dựng cơ bản, quy hoạch phát triển, sơ đồ sử dụngmột dạng hoặc nhiều dạng tài nguyên thiên nhiên tại một địa phương nhỏ Tuy nhiên,một hoạt động có ý nghĩa vi mô đối với cấp quốc gia, nhưng có thể có ý nghĩa vĩ môđối với xí nghiệp Hoạt động vi mô nhưng được tổ chức một cách phổ biến trên địabàn rộng có khi lại mang ý nghĩa vĩ mô
Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng việc đánh giátác động môi trường sẽ giúp những nhà đầu tư chủ động lựa chọn những phương ánkhả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội nào
Trang 20I.2.2 Cơ sở pháp lý thực hiện ĐTM, ĐTM bổ sung, cam kết bảo vệ môi trường:
- Luật Bảo vệ môi trường 2005
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môitrường
- Thông tư Số 26/2011/TT-BTNMT quy định một số chi tiết về một số điều của Nghị
định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánhgiá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
I.2.3 Hồ sơ ĐTM:
I.2.3.1 Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM):
Theo mục 1 điều 10 Thông tư Số 26/2011/TT-BTNMT:
a) Dự án có thứ tự từ mục 1 đến mục 143 và mục 145 Phụ lục II Nghị định số29/2011/NĐ-CP; dự án có tên gọi khác nhưng có tính chất, quy mô tương đương các
dự án có thứ tự từ mục 1 đến mục 143 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP;
b) Dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh,dịch vụ đang hoạt động đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặcđăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêuchuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường tới mức tươngđương với các đối tượng từ mục 1 đến mục 143 Phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
c) Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 35 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
I.2.3.2 Hồ sơ, trình tự thủ tục làm ĐTM:
- Chủ dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐTM tự tổ chức hoặc thuê tổ chức tưvấn có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 19 Luật Bảo vệ môi trường, Điều 12 Nghịđịnh số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ
- Tổ chức tư vấn phải có Giấy phép hoạt động do cơ quan có thẩm quyền xác nhận
- Nội dung báo cáo ĐTM được thực hiện theo điều 17 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ
- Báo cáo ĐTM là một trong những thành phần của hồ sơ dự án và phải được lập đồngthời với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án theo đúng quy định tại Điều 19, LuậtBảo vệ môi trường
- Báo cáo ĐTM phải có tham vấn ý kiến cộng đồng theo đúng quy định tại khoản 6
Trang 21Điều 21 Luật Bảo vệ môi trường và điều 12 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày
18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
I.2.3.2.1 Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM:
Sau khi lập xong báo cáo ĐTM theo quy định, chủ dự án gửi hồ sơ đề nghị thẩmđịnh về cơ quan tổ chức thẩm định, điều 13 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM gồm:
1 Một (01) văn bản của chủ dự án đề nghị thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tácđộng môi trường thực hiện theo mẫu quy định (Phụ lục 2.3 Thông tư 26/2011/TT-BTNMT)
2 Bảy (07) bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Trường hợp sốlượng thành viên hội đồng thẩm định nhiều hơn bảy (07) người, hoặc trong trườnghợp cần thiết khác theo yêu cầu của công tác thẩm định, chủ dự án phải cung cấp thêm
số lượng báo cáo đánh giá tác động môi trường Hình thức trang bìa, trang phụ bìa;cấu trúc và yêu cầu về nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiệntheo mẫu quy định tại các Phụ lục 2.4 và 2.5 Thông tư 26
3 Một (01) bản dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi)
4 Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư này, ngoài cácvăn bản quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, phải kèm theo một (01) bản saoquyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy xác nhận bảnđăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, quyết định phê duyệt hoặc giấy xác nhận đề ánbảo vệ môi trường hoặc văn bản chứng minh bản cam kết bảo vệ môi trường đã đượcđăng ký của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang vận hành
5 Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 26, ngoài các văn bảnquy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, phải kèm theo một (01) bản sao quyết địnhphê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước đó
I.2.3.2.2 Thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM:
Theo điều 19 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP:
1 Chủ dự án gửi hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đến
cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định này
Trang 222 Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trườngcủa chủ dự án, cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường tiến hành ràsoát hồ sơ, trường hợp hồ sơ không đủ hoặc không hợp lệ, trong thời hạn năm (05)ngày làm việc phải thông báo bằng văn bản cho chủ dự án để hoàn thiện hồ sơ.
3 Sau khi nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 20Nghị định này, cơ quan có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định thành lập hội đồngthẩm định hoặc lựa chọn tổ chức dịch vụ thẩm định, thông báo cho chủ dự án nộp phíthẩm định để tổ chức thực hiện việc thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;thông báo bằng văn bản về kết quả thẩm định cho chủ dự án
4 Trên cơ sở nội dung thông báo về kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môitrường của cơ quan thẩm định, chủ dự án có trách nhiệm thực hiện một trong các nộidung sau đây:
a) Lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cơ quan tổ chức việc thẩmđịnh trong trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường không được thông qua.Thời hạn, thủ tục thẩm định lại thực hiện như thẩm định báo cáo đánh giá tác độngmôi trường lần đầu;
b) Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cơ quan thẩm định
để xem xét, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt trong trường hợp báo cáođánh giá tác động môi trường được thông qua với điều kiện phải chỉnh sửa, bổ sung.Thời hạn chỉnh sửa, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường không tính vàothời hạn thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Gửi lại báo cáo đánh giá tác động môi trường để cơ quan có thẩm quyền ra quyếtđịnh phê duyệt theo quy định trong trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trườngđược thông qua không cần chỉnh sửa, bổ sung
5 Cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm phê duyệtbáo cáo đánh giá tác động môi trường trong thời hạn quy định tại Khoản 2 Điều 20Nghị định này, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ
I.2.4 Các bước thực hiện ĐTM:
Những bước của một quá trình ĐTM:
Sàng lọc dự án: để quyết định về quy mô và mức độ ĐTM
Trang 23 Xác định phạm vi dự án: Là sự cân nhắc các vấn đề về môi trường của dự án, xácđịnh phạm vi và nội dung chính của ĐTM
Xây dựng báo cáo ĐTM: gồm các mục trong hướng dẫn, ưu tiên các vấn đề sau:
- Phân tích đánh giá tác động
- Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường
- Kế hoạch giám sát
Thẩm định báo cáo ĐTM:
- Xem xét các tác động của dự án đến môi trường
- Xem xét các biện pháp bảo vệ môi trường
- Chương trình giám sát môi trường
- Loại bỏ hay thông qua dự án
Phê chuẩn báo cáo ĐTM: quyết định phê chuẩn và các điều khoản yêu cầu bắtbuộc kèm theo
Thực hiện quản lý môi trường:
- Kiểm tra các biện pháp giảm thiểu
- Kiểm tra, giám sát định kỳ sau ĐTM
- Kiểm tra mức độ thực hiện kế hoạch quản lý đã cam kết trong ĐTM
- Đánh giá hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu
I.2.5 Cam kết bảo vệ môi trường:
I.2.5.1 Đối tượng phải lập Bản cam kết bảo vệ môi trường:
Theo điều 45 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường Các chủ dự án, tổ chức, cá nhân đề xuất các hoạt độngsản xuất, kinh doanh, dich vụ sau phải lập cam kết bảo vệ môi trường:
a) Dự án có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quyđinh của danh mục tại phụ lục II Nghị định số 29/2011/NĐ-CP đề xuất hoạt động sảnxuất kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phátsinh chất thải sản xuất
Trang 24b) Dự án, đề xuất cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ đang hoạt động đã được đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môitrường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xácnhận đề án bảo vệ môi trường nhưng chưa tới mức lập báo cáo đánh giá tác động môitrường quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày
18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
I.2.5.2 Nội dung bản cam kết BVMT:
Theo mục 1, 2 điều 30 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP:
1 Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư bao gồm:
a) Giới thiệu tóm tắt về dự án, gồm: Tên và địa chỉ của chủ dự án; tên và địa điểmthực hiện dự án; quy mô, công suất, công nghệ sản xuất; lượng, chủng loại nguyênliệu, nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình thực hiện dự án Chủ đầu tư phải chịu tráchnhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin, số liệu kê khai;
b) Các loại chất thải phát sinh: Tải lượng tối đa, nồng độ tối đa của từng loại chất thải,nếu có;
c) Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quyđịnh của pháp luật về bảo vệ môi trường
2 Nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các hoạt động sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư bao gồm:
a) Giới thiệu tóm tắt về phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm: Tên và địa chỉcủa chủ cơ sở; địa điểm thực hiện; quy mô sản xuất hoặc loại hình kinh doanh, dịchvụ; lượng, chủng loại nguyên liệu, nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình hoạt động Chủ
cơ sở phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin, số liệu kêkhai;
b) Các loại chất thải phát sinh: Tải lượng tối đa, nồng độ tối đa của từng loại chất thải,nếu có;
c) Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quyđịnh của pháp luật về bảo vệ môi trường
I.2.5.3 Hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường:
Theo điều 46 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT:
1 Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các đối tượng phải lập bảncam kết bảo vệ môi trường quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-
Trang 25CP gồm:
a) Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với hình thức trang bìa, trang phụ bìa; cấutrúc và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu quy định tại các Phụ lục 5.1 và 5.2Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT
b) Một (01) dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) có chữ ký (ghi rõ họ tên, chứcdanh) của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ quan chủ dự án
2 Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường quy định đối với các đối tượng quyđịnh tại khoản 2 Điều 29 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP gồm:
a) Ba (03) bản cam kết bảo vệ môi trường với yêu cầu về hình thức và nội dung thựchiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.3 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT
b) Một (01) bản thuyết minh về phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được chứngthực bởi chữ ký của người đại diện có thẩm quyền và đóng dấu (nếu có) của cơ sở sảnxuất, kinh doanh, dịch vụ
3 Đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 Thông tư số BTNMT , ngoài các văn bản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, hồ sơ đăng
26/2011/TT-ký bản cam kết bảo vệ môi trường phải kèm theo một (01) bản sao văn bản chứngminh bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký hoặc giấy xác nhận bản đăng
ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường của cơ sởsản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang vận hành
4 Đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 45 Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ,ngoài các văn bản quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, hồ sơ đăng ký bảncam kết bảo vệ môi trường phải kèm theo một (01) bản sao văn bản chứng minh bảncam kết bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh trước đó
I.2.6 Công tác thẩm định ĐTM, thực hiện Bản cam kết BVMT trong năm 2011:
- Trong năm 2011, trên địa bàn có 39 công trình, dự án đã được thẩm định vàtrình UBND tỉnh ra Quyết định phê duyệt; thẩm định dự án cải tạo phục hồi môitrường 7 công trình dự án
- Xác nhận 206 bản cam kết bảo vệ môi trường và 25 dự án cải tạo phục hồimôi trường
- Thực hiện công tác quản lý báo cáo tình hình thực hiện các nội dung theo yêucầu của Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, kiểm tra sau thẩmđịnh
Trang 26I.3 Công tác thu phí BVMT:
I.3.1 Khái niệm phí dịch vụ môi trường ở Việt Nam:
Phí dịch vụ môi trường là một dạng phí phải trả khi sử dụng một số dịch vụmôi trường Mức phí tương ứng với chi phí cho dịch vụ môi trường đó Bên cạnh đó,phí dịch vụ môi trường còn có mục địch hạn chế việc sử dụng quá mức các dịch vụmôi trường
I.3.2 Các loại phí dịch vụ môi trường:
I.3.2.1 Phí dịch vụ cung cấp nước sạch và xử lý nước thải:
Vấn đề cần quan tâm là mức phí dịch vụ cung cấp nước sạch phải được đặt ranhư thế nào để sử dụng nước một cách tiết kiệm và có hiệu quả nhất Ðối tượng củaloại hình dịch vụ này bao gồm các hộ gia đình, các cơ sở kinh doanh dịch vụ và một
số ít các nhà máy sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ Nội dung của dịch vụ bao gồmcung cấp nước sạch, thu gom và xử lý nước thải trước khi thải ra hệ thống thoát nướccủa thành phố
Tuỳ theo mức độ đô thị hoá khác nhau, phí dịch vụ cung cấp nước sạch có khácnhau, nhưng thường được quy định trên một nguyên tắc tương đối chung, đó là: Tổngcác nguồn phí thu được phải đủ chi trả cho dịch vụ cung cấp nước và xử lý nước thải(trừ chi phí xây dựng cơ bản) Mức phí có thể gồm hai thành phần: Mức cơ bản cộngvới một khoản dịch vụ để điều tiết chi phí của dịch vụ
Mức phí cơ bản là khoản chi phí cơ bản cho việc cung cấp một đơn vị nướcsạch đủ để xử lý lượng nước thải phát sinh khi các hộ gia đình sử dụng một đơn vịnước sạch đó
Mức phí dịch vụ có thể được hiểu là chi phí cho việc mở rộng mạng lưới cungcấp dịch vụ và chi phí vận hành cung cấp nước sạch và xử lý nước thải Ở đây, người
ta căn cứ vào mức độ tiêu thụ nước sạch để có thể xây dựng các trạm cố định hoặcchuyển tiếp xử lý nước thải để chi phí xử lý nước thải là thấp nhất, tránh tác động tiêucực đến giá dịch vụ cung cấp nước sạch và xử lý nước thải
I.3.2.2 Phí dịch vụ thu gom chất thải rắn và rác thải:
Chất thải rắn ở đây được hiểu là rác thải sinh hoạt, rác thải dịch vụ thương mại,
kể cả chất thải đô thị độc hại Dịch vụ liên quan đến chất thải rắn sẽ có tác dụng tíchcực không chỉ riêng cho môi trường mà cho cả phat triển kinh tế Chính vì thế việcxác định giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phải được nghiên cứu,