1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo "Về biện pháp ngăn chặn bảo lĩnh " doc

5 501 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 86,08 KB

Nội dung

Theo các tác giả Nguyễn Mai Bộ và Nguyễn Vạn Nguyên thì trong số 72 vụ án với 126 bị can, bị cáo được nghiên cứu chỉ có 7 trường hợp được bảo lĩnh, chiếm tỉ lệ 5,5%, trong đó bảo lĩnh cá

Trang 1

ths Bùi Kiên Điện *

1 So sánh với một số biện pháp ngăn

chặn khác như bắt, tạm giữ, tạm giam thì

bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn có tính ít

nghiêm khắc hơn và sự hiện diện của nó

trong Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS)

là biểu hiện cụ thể của tư tưởng dân chủ

hóa các hoạt động tố tụng hình sự của

Đảng và Nhà nước ta Là biện pháp ngăn

chặn mới được quy định trong BLTTHS

và lần đầu tiên được áp dụng trong thực

tiễn tố tụng hình sự ở nước ta nên còn

nhiều vấn đề đặt ra cần phải xem xét Tuy

nhiên, việc tổng kết thực tiễn áp dụng

biện pháp bảo lĩnh chưa được các ngành

chức năng tiến hành khiến các cơ quan

tiến hành tố tụng gặp không ít khó khăn

hoặc lúng túng khi áp dụng biện pháp

này

2 Trong thời gian qua, tỉ lệ các vụ án

hình sự trong đó có áp dụng biện pháp

bảo lĩnh hầu như không đáng kể Theo

các tác giả Nguyễn Mai Bộ và Nguyễn

Vạn Nguyên thì trong số 72 vụ án với 126

bị can, bị cáo được nghiên cứu chỉ có 7

trường hợp được bảo lĩnh, chiếm tỉ lệ

5,5%, trong đó bảo lĩnh cá nhân chiếm

2,8% và nét đặc biệt của việc áp dụng

biện pháp này trong thực tiễn là bảo lĩnh

cá nhân hầu như chỉ được áp dụng đối với

bị can, bị cáo chưa thành niên(1) Thực

trạng nêu trên không thể coi là sự phủ

nhận tính hợp lí, ý nghĩa thực tiễn của

biện pháp bảo lĩnh đối với quá trình tố tụng hình sự mà chính là đòi hỏi phải sớm hoàn thiện những nội dung của chế định này

3 Sự thiếu hoàn thiện và đồng bộ của pháp luật là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của công tác quản lí nhà nước và đấu tranh phòng chống tội phạm Điều này cũng đúng với thực tiễn áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung, biện pháp bảo lĩnh nói riêng Trên cơ sở phân tích những vướng mắc của việc áp dụng biện pháp đó ở những năm qua, chúng tôi cho rằng cần phải cụ thể hóa trong BLTTHS hoặc trong văn bản dưới luật một số nội dung cơ bản sau:

Trước hết, cần xác định rõ những đối tượng nào có thể áp dụng biện pháp bảo lĩnh Trong Điều 75 BLTTHS hiện hành, vấn đề quan trọng này không được quy

định cụ thể nên gây khó khăn không ít cho việc áp dụng biện pháp đó đồng thời

dễ dẫn đến tình trạng áp dụng một cách tùy tiện Do bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn có tính ít nghiêm khắc hơn so với một số biện pháp ngăn chặn khác nên theo logic thông thường, nó chỉ có thể

được áp dụng đối với những bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, có nhân thân

* Giảng viên Khoa tư pháp Trường Đại học luật Hà Nội

Trang 2

tốt, có nơi cư trú rõ ràng và có người hoặc

tổ chức đủ uy tín làm đơn xin bảo lĩnh

Ngoài ra, theo quy định của khoản 2 Điều

70 BLTTHS thì bị can, bị cáo là phụ nữ

có thai hoặc đang trong thời kì nuôi con

dưới 12 tháng, là người già yếu, người bị

bệnh nặng mà có nơi cư trú rõ ràng, trừ

trường hợp đặc biệt thì không tạm giam

mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác

Theo chúng tôi, với những đối tượng này,

việc áp dụng biện pháp bảo lĩnh (hoặc

cấm đi khỏi nơi cư trú) là phù hợp hơn cả

Tư tưởng này cần được phản ánh trong

nội dung của điều luật về bảo lĩnh

Thứ hai, cần quy định cụ thể về điều

kiện của người được nhận bảo lĩnh Cho

nhận bảo lĩnh là một trong những hình

thức động viên sự tham gia tích cực của

các cá nhân hoặc tổ chức vào quá trình

điều tra, xử lí vụ án hình sự Nhận bảo

lĩnh là quyền chứ không phải là nghĩa vụ

của các cá nhân hoặc tổ chức Các cá

nhân hoặc tổ chức có quyền xin nhận bảo

lĩnh cho bị can, bị cáo nhưng đồng thời

họ cũng có quyền từ chối làm việc đó

Chỉ khi nào các cá nhân hoặc tổ chức đi

tự nguyện nhận bảo lĩnh cho bị can, bị

cáo thì quan hệ pháp luật tố tụng hình sự

giữa họ và Nhà nước mà đại diện là các

cơ quan tiến hành tố tụng ở các giai đoạn

tương ứng mới xuất hiện và chỉ khi đó họ

mới có nghĩa vụ thực hiện các cam kết

được quy định tại Điều 75 BLTTHS Nói

cách khác, đối với cá nhân hoặc tổ chức

được nhận bảo lĩnh thì ý chí của họ cũng

phải được xem là một trong những điều

kiện để quyết định cho họ được nhận hay

không được nhận bảo lĩnh Các cơ quan

tiến hành tố tụng không thể bắt cá nhân

hoặc tổ chức nào đó phải nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo Hiện nay, trong thực tế

áp dụng biện pháp này còn tồn tại quan

điểm trái với logic vừa trình bày Cụ thể, theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao thì một trong những biện pháp để khắc phục tình trạng hoin phiên tòa là sau khi nhận được hồ sơ vụ án, đối với bị cáo chưa thành niên đang tại ngoại thì thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa triệu tập bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ đến trụ sở tòa án và khi ấy,

"người đại diện hợp pháp phải bảo lĩnh cho bị cáo và cam đoan bảo đảm bị cáo

có mặt theo giấy triệu tập của tòa án"(2) Như vậy, theo hướng dẫn đó, người đại diện hợp pháp của bị cáo chưa thành niên

có nghĩa vụ phải nhận bảo lĩnh cho bị cáo, không cần quan tâm tới việc họ có tự nguyện làm việc đó hay không Cách giải quyết vấn đề như vậy xét theo quan điểm

đi trình bày ở trên, không thể coi là hợp

lí Điều này chứng tỏ tính có căn cứ của nhận xét về sự lệch lạc trong thực tế áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành niên cần được chấn chỉnh kịp thời là hình như các cán bộ làm công tác thực tiễn đi quên mất sự hiện diện của Điều 274 BLTTHS quy định về

"việc giám sát bị can, bị cáo chưa thành niên" và do đó hầu như không áp dụng nó trong thực tiễn tố tụng hình sự

Ngoài ra, để đạt được mục đích của việc áp dụng biện pháp này là bảo đảm cho bị can, bị cáo không tiếp tục phạm tội

và có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng, bản thân cá nhân hoặc

tổ chức nhận bảo lĩnh phải có đủ khả năng thực hiện được nghĩa vụ đi cam kết

Trang 3

khi nhận bảo lĩnh Đó là điều kiện quan

trọng, không thể thiếu mà chủ thể nhận

bảo lĩnh phải có để biện pháp này mang

tính khả thi Đối với trường hợp cá nhân

nhận bảo lĩnh thì tất yếu họ phải là người

đi thành niên, có đủ uy tín với người

được bảo lĩnh, đủ khả năng thực hiện

nghĩa vụ đi cam đoan chứ không thể là

người chưa thành niên hay người có phẩm

chất đạo đức, tư cách xấu, có tiền án, tiền

sự, không có uy tín đối với bị can, bị cáo

mà họ nhận bảo lĩnh(3) Hiện nay, có ý

kiến cho rằng quy định bảo lĩnh cá nhân

ít nhất phải có hai người như Điều 75

BLTTHS hiện hành là " vừa thừa, vừa

không đúng về mặt ngữ nghĩa làm cho

nó biến thành hình thức bảo lĩnh tập thể"

nên đề nghị bỏ quy định này(4) Theo

chúng tôi, ý kiến trên không thuyết phục

bởi khi có hai người hoặc nhiều hơn đứng

ra nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo thì khả

năng giám sát hành vi, tư cách của bị can,

bị cáo, không để họ tiếp tục phạm tội, bảo

đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập

của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa

án như mục đích mà biện pháp này cần

đạt được sẽ có tính hiện thực cao hơn

nhiều khi số người nhận bảo lĩnh chỉ là

một người Xét về thực chất, số lượng

người nhận bảo lĩnh hoàn toàn không ảnh

hưởng đến bản chất của hình thức bảo

lĩnh, bởi mỗi người nhận bảo lĩnh đều có

trách nhiệm như nhau với nghĩa vụ đi

cam đoan và phải chịu trách nhiệm độc

lập về việc vi phạm nghĩa vụ đi cam đoan

đó của mình ở đây, không có sự san sẻ

nghĩa vụ đối với bị can, bị cáo được bảo

lĩnh cũng như không có việc những người

cùng nhận bảo lĩnh phải chịu trách nhiệm

về sự vi phạm nghĩa vụ đi cam đoan của những người nhận bảo lĩnh khác Ngoài

ra, điều đó ở mức độ nhất định còn có tác dụng về mặt tâm lí đối với bị can, bị cáo Tác giả Nguyễn Vạn Nguyên đi nhận xét rất đúng rằng: "Việc quy định trong luật

về số người bảo lĩnh có ảnh hưởng đối với chính bị can, bị cáo, bởi vì bảo lĩnh của hai người hoặc nhiều hơn tạo ra cho bị can, bị cáo cảm thấy trách nhiệm lớn hơn bảo lĩnh của một người"(5)

Đối với trường hợp bảo lĩnh tập thể thì vấn đề cần làm rõ ở đây là có phải bất kì

tổ chức nào cũng có quyền nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo hay chỉ những tổ chức

mà trong đó bị can, bị cáo đi hoặc đang làm việc mới có quyền này(6) Khi bảo lĩnh tập thể thì cả tập thể, tổ chức mới có quyền xem xét và thông qua quyết định bảo lĩnh cho bị can, bị cáo hay là cơ quan

được bầu ra của tổ chức đó cũng có quyền này, hình thức thông qua quyết

định đó ra sao? Những vấn đề trên nếu không được quy định cụ thể trong điều luật về bảo lĩnh hay hướng dẫn cụ thể trong văn bản dưới luật khác sẽ gây khó khăn cho việc áp dụng chế định đó trong thực tiễn

Thứ ba, vấn đề trách nhiệm của những cá nhân hoặc tập thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo nhưng lại vi phạm nghĩa vụ đi cam kết cần phải xử lí như thế nào? Trong thực tế, khi người được bảo lĩnh tiếp tục phạm tội hoặc không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án thì họ sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nghiêm khắc hơn là

Trang 4

tạm giam Vì vậy, đối với cá nhân hoặc tổ

chức nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo

nhưng lại vi phạm nghĩa vụ đi cam đoan

thì vấn đề trách nhiệm của họ cũng cần

phải được đặt ra và giải quyết một cách

khoa học Hiện nay, trong Điều 75

BLTTHS, phần quy định về trách nhiệm

của các cá nhân, tổ chức nhận bảo lĩnh bị

can, bị cáo nhưng lại vi phạm nghĩa vụ

cam đoan chưa được quy định cụ thể

Đoạn 2 của điều luật chỉ quy định: "Cá

nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh phải

chịu trách nhiệm về vi phạm nghĩa vụ

cam đoan" còn trách nhiệm đó là trách

nhiệm gì thì điều luật không quy định rõ

Trong lĩnh vực dân sự, theo Điều 366

Bộ luật dân sự, khi một người đứng ra

nhận bảo linh cho người khác mà người

được bảo linh đó không thực hiện hoặc

thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình

thì người bảo linh phải có trách nhiệm

thực hiện nghĩa vụ thay cho người mà

mình đi nhận bảo linh Trong quá trình

giải quyết các vụ án hình sự nếu vấn đề

trách nhiệm của người nhận bảo lĩnh

không được quy định cụ thể trong

BLTTHS và thực hiện nghiêm túc trong

thực tế thì biện pháp này không thể phát

huy tác dụng tích cực đối với hoạt động

điều tra, truy tố, xét xử Về vấn đề này,

có ý kiến cho rằng tùy theo tính chất của

sự vi phạm có thể áp dụng trách nhiệm

vật chất, trách nhiệm hành chính hoặc

trách nhiệm hình sự đối với người nhận

bảo lĩnh nhưng lại vi phạm nghĩa vụ đi

cam đoan(7) Theo chúng tôi, đề xuất của

tác giả Nguyễn Vạn Nguyên có tính

thuyết phục hơn cả, nghĩa là khi cá nhân

hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh nhưng lại vi

phạm nghĩa vụ đi cam kết thì cần áp dụng trách nhiệm vật chất đối với họ Khi

ấy, họ có thể bị tòa án phạt số tiền được xác định dựa trên tính chất, mức độ thiệt hại mà bị can, bị cáo đi gây ra trong thực

tế(8) Đây là cách giải quyết vấn đề hoàn toàn hợp lí và tư tưởng của nó có thể tìm thấy trong luật tố tụng hình của một số nước khác(9)

Liên quan đến trách nhiệm của người nhận bảo lĩnh cần phải giải quyết vấn đề nhỏ nữa là liệu khi cá nhân hoặc tổ chức

đi nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo thì họ

có quyền xin ngừng việc bảo lĩnh hay không? Trách nhiệm của họ trong trường hợp này được giải quyết như thế nào? Như đi trình bày ở trên, bảo lĩnh dù dưới hình thức nào - cá nhân hay tập thể đều

được tiến hành trên cơ sở tự nguyện của người bảo lĩnh Khi họ nhận thấy không

đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ đi cam kết, họ hoàn toàn có quyền xin ngừng việc bảo lĩnh và đề nghị giải phóng khỏi nghĩa vụ mà họ đi cam kết thực hiện trước đây Khi ấy, theo chúng tôi, người

đi nhận bảo lĩnh phải làm đơn xin ngừng việc bảo lĩnh và giao bị can, bị cáo cho cơ quan tiến hành tố tụng đi quyết định áp dụng biện pháp này Trong trường hợp ấy, trách nhiệm của người nhận bảo lĩnh không cần thiết phải đặt ra Nếu việc xin ngừng bảo lĩnh được tiến hành sau khi bị can, bị cáo đi thực hiện hành vi phạm tội mới, bỏ trốn, không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, gây khó khăn hoặc thiệt hại

đáng kể cho quá trình điều tra, xử lí vụ án thì trách nhiệm của người bảo lĩnh sẽ

được giải quyết theo tinh thần đi được

Trang 5

trình bày trước đó, tức là họ phải chịu

trách nhiệm vật chất về sự vi phạm nghĩa

vụ đi cam kết thực hiện khi nhận bảo

lĩnh Nếu khi bị can, bị cáo bỏ trốn,

không có mặt theo giấy triệu tập của cơ

quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án nhưng

chưa thực hiện hành vi phạm tội mới, gây

khó khăn hoặc thiệt hại đáng kể cho quá

trình điều tra, xử lí vụ án và người bảo

lĩnh đi kịp thời tự mình giải bị can, bị cáo

giao lại cho cơ quan tiến hành tố tụng

hoặc tích cực giúp cơ quan tiến hành tố

tụng làm việc đó thì người bảo lĩnh có thể

không phải chịu trách nhiệm vật chất như

các trường hợp khác

Theo kinh nghiệm của nhiều nước

trên thế giới, bảo lĩnh cùng với đặt tiền

hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm là

những biện pháp ngăn chặn được áp dụng

khá phổ biến và có hiệu quả không nhỏ

trong quá trình tố tụng hình sự Để biện

pháp này thực sự phát huy tốt tác dụng

tích cực của nó đối với quá trình điều tra,

xử lí vụ án hình sự, tránh tình trạng lúng

túng hoặc tùy tiện khi áp dụng biện pháp

đó như hiện nay, cần kịp thời bổ sung

một số nội dung cơ bản đi nêu vào Điều

75 BLTTHS hiện hành hoặc ban hành

thông tư liên ngành hướng dẫn cụ thể việc

áp dụng biện pháp đó vào thực tiễn tố

tụng hình sự Việc kịp thời bổ sung Điều

75 BLTTHS sẽ làm tăng hiệu quả của chế

định bảo lĩnh./

(1).Xem: Nguyễn Mai Bộ, Những biện pháp ngăn

chặn trong tố tụng hình sự Nxb Chính trị quốc gia,

H 1997, tr 114; Nguyễn Vạn Nguyên, Các biện pháp

ngăn chặn và những vấn đề nâng cao hiệu quả của

chúng Nxb Công an nhân dân, H 1995, tr 188

(2).Xem: Báo cáo sơ kết công tác 5 tháng đầu năm

1989 của TANDTC - Các văn bản về hình sự, dân sự

và tố tụng 1990, tr.154

(3).Theo Điều 94 BLTTHS Cộng hòa liên bang Nga thì đó là "người đáng tin cậy" và được hiểu là người bằng sự lao động và tư cách trung thực của mình tạo

ra được sự tôn trọng trong tập thể nơi làm việc hoặc cư trú và có khả năng thực tế không chỉ đảm bảo sự

có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập mà cả tư cách đúng mực của họ

(4).Xem: Phạm Thanh Bình, Biện pháp bảo lĩnh trong

tố tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí TAND số 9/1995,

tr 12

(5).Xem: Nguyễn Vạn Nguyên, Sđd, tr.138

(6) Theo quy định của Luật tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Nga thì chỉ những tổ chức hoặc tập thể mà

bị can đi hoặc đang làm việc, đi hoặc đang là thành viên mới có thể được nhận bảo lĩnh Trong trường hợp

đặc biệt, tổ chức hoặc tập thể khác quan tâm tới số phận của bị can cũng có thể được nhận bảo lĩnh Ví dụ: Những tổ chức hoặc tập thể mà trong đó có cha

mẹ hoặc con cái của bị can đang làm việc (Bình luận

Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa liên bang Nga, Nxb Sách pháp lí, 1976, tr.152)

(7).Xem: Đinh Trọng Toàn, Một kẽ hở của quy định

về bảo lĩnh - Tạp chí Pháp chế XHCN số 7/8/1991, tr.13

(8).Xem: Nguyễn Vạn Nguyên, Sđd, tr 140-141 (9).Điều 94 BLTTHS Cộng hòa liên bang Nga 1987 quy định: Khi cá nhân bảo lĩnh không thực hiện đúng cam kết thì mỗi người nhận bảo lĩnh sẽ bị tòa án phạt

đến 100 rúp hoặc bị áp dụng các biện pháp tác động

xi hội khác Nxb Sách pháp lí, 1987

Điều 112 BLTTHS Thái Lan quy định: Nếu cam kết bảo lĩnh bị vi phạm, người bảo lĩnh phải nộp một

số tiền nhất định (Bộ luật tố tụng hình sự Thái Lan, Viện khoa học - Viện kiểm sát nhân dân tối cao, H.1995)

Ngày đăng: 23/03/2014, 21:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w