Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu lý luận và thực tiễn sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục HS ở trường THPT, đề tài đề xuất biện pháp sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục HS góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục HS trường THPT huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ.
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THÚY PHƯƠNG
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
HUYỆN THANH BA - TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN THỊ THÚY PHƯƠNG
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn
XÁC NHẬN
CỦA KHOA TRƯỞNG KHOA
TS Phùng Th ị Hằng
XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS Hà Th ị Kim Linh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của cô giáo
– Tiến sĩ Hà Thị Kim Linh – Giảng viên khoa Tâm lí – Giáo dục trường Đại
học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Em cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, các thầy cô giáo trong khoa Tâm lí – Giáo dục, trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ em trên con đường khoa học và đã cho em nhiều ý kiến quý báu, để em hoàn thành tốt luận văn này
Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô
và các bạn học sinh trường THPT Thanh Ba và THPT Yển Khê đã nhiệt tình cộng tác và giúp đỡ em trong quá trình điều tra thực trạng, thu thập thông tin, số liệu phục vụ luận văn
Dù đã có nhiều cố gắng, song do điều kiện và thời gian hạn chế nên luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế Kính mong được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy giáo,cô giáo để luận văn của em được hoàn chỉnh hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Thúy Phương
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt iv
Danh mục bảng biểu v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài .1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TR ƯỜNG THPT 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Trên thế giới 6
1.1.2 Trong nước 6
1.2 Khái niệm cơ bản 7
1.2.1 Kỷ luật 7
1.2.2 Kỷ luật tích cực 9
1.2.3 Phương pháp kỷ luật tích cực 10
1.3 Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh THPT 12
1.3.1 Đặc điểm học sinh trung học phổ thông 12
Trang 61.3.2 Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh
THPT 15
Kết luận chương 1 39
Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TRƯỜNG THPT HUYỆN THANH BA – TỈNH PHÚ THỌ 40
2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 40
2.1.1 Mục tiêu khảo sát 40
2.1.2 Nội dung khảo sát 40
2.1.3 Đối tượng khảo sát 40
2.1.4 Phương pháp khảo sát 40
2.2 Kết quả khảo sát 41
2.2.1 Thực trạng nhận thức về sử dụng PPKLTC trong giáo dục học sinh trường THPT huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ 41
2.2.2 Thực trạng sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường THPT huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ 52
2.3 Đánh giá chung về khảo sát thực trạng sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS trường THPT huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ 64
2.3.1 Những ưu điểm và kết quả chính 64
2.3.2 Nguyên nhân và hạn chế của thực trạng 64
Kết luận chương 2 66
Chương 3: BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH TRƯỜNG THPT HUYỆN THANH BA – TỈNH PHÚ THỌ 67
3.1 Những nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông 67 3.1.1 Đảm bảo tính thực tiễn 67
3.1.2 Đảm bảo tính đồng bộ 67
Trang 73.1.4 Đảm bảo tính khả thi 68
3.2 Biện pháp sử dụng PPKLTC trong giáo dục học sinh trường THPT 68
3.2.1 Tổ chức HS cùng tham gia xây dựng nội quy học tập môn học và tổ chức thực hiện nội quy môn học 68
3.2.2 Bồi dưỡng GV về sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS 70
3.2.3 Sử dụng PPKLTC trong tổ chức HS cùng tham gia thiết kế, tổ chức hoạt động tập thể của lớp chủ nhiệm 71
3.2.4 Tận dụng, xây dựng tình huống giáo dục sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS 72
3.2.5 Mối quan hệ giữa các biện pháp 74
3.3 Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp KLTC trong giáo dục HS 74
3.3.1 Mục tiêu 74
3.3.2 Nội dung khảo nghiệm 74
Kết luận chương 3 76
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 77
1 Kết luận 77
2 Khuyến nghị 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Số lượng khách thể điều tra 40
Bảng 2.2 Nhận thức về sự cần thiết của sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS 41
Bảng 2.3 Nhận thức của giáo viên về KLTC 42
Bảng 2.4 Nhận thức của giáo viên về PPKLTC 44
Bảng 2.5 Nhận thức của học sinh về KLTC trong giáo dục 46
Bảng 2.6 Nhận thức của GV về đặc điểm PPKLTC trong giáo dục HS 48
Bảng 2.7 Nhận thức của GV về biểu hiện của PPKLTC trong giáo dục HS 51 Bảng 2.8 Thực trạng cách thức sử dụng PPKLTC của GV 53
Bảng 2.9 Ý kiến của HS về cách thức sử dụng PPKLTC của giáo viên 54
Bảng 2.10 Thực trạng sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS 57
Bảng 2.11 Ý kiến HS về việc sử dụng PPKLTC của GV chủ nhiệm lớp 58
Bảng 2.12 Ý kiến HS về việc sử dụng KNPPKLTC của GV bộ môn 59
Bảng 2.13: Nội dung giáo dục học sinh có sử dụng phương pháp KLTC 61
Bảng 2.14: Thực trạng sử dụng biện pháp kỷ luật tích cực 62
Bảng 2.15 Thực trạng khó khăn của GV khi sử dụng PPKLTC 63
Bảng 3.1 Mức độ cần thiết của việc sử dụng các biện pháp KLTC trong giáo dục HS 75
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển của giáo dục và nhà trường đã chứng minh giáo dục
có vai trò to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách của con người, quan điểm của chủ nghĩa Mác đã khẳng định giáo dục giữ vai trò chủ đạo Giáo dục không chỉ vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách mà còn tổ chức dẫn dắt sự
giáo dục cũng đã chứng minh sự phát triển tâm lý của trẻ em chỉ có thể diễn
ra một cách tốt đẹp trong những điều kiện của dạy học và giáo dục
Đảng và nhà nước ta đã khẳng định “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Nhà nước và toàn dân” Theo Luật giáo dục tháng
12 năm 1999 quy định ở điều 2 đã nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ
và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng dân tộc và chủ nghĩ xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Điều 23 Luật giáo dục năm 1999 cũng nêu rõ: “PPGD phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”
Không có trẻ em hư, chỉ có người lớn đã thành công hay chưa thành công trong công tác giáo dục mà thôi Điều đó cho thấy PPGD có vai trò rất quan trọng quyết định đến hiệu quả của quá trình giáo dục Xuất phát từ bối cảnh xã hội hiện nay đang có những biến đổi mạnh mẽ, việc giáo dục HS ở nhà trường đang ngày càng đặt ra nhiều khó khăn và thách thức đối với nhà giáo dục Đa số phụ huynh và giáo viên đều mong muốn HScó ý thức kỷ luật, giữ gìn nề nếp tốt, tự tin chủ động học giỏi…Tuy nhiên làm thế nào để đạt
Trang 11được điều đó luôn là câu hỏi nhiều GV trăn trở, đặc biệt đối với những em thường được coi là bướng bỉnh, hay mắc lỗi Trong nhiều trường hợp HS mắc lỗi GV thường dùng các hình phạt hà khắc như đánh đập, trách mắng để mong muốn các em thay đổi, sửa chữa Nhưng kết quả lại không như mong muốn, thay vì làm theo ý của GV thì các em trở nên khó bảo hơn, chống đối, khép mình hơn hoặc trầm cảm, thiếu tự tin Kết quả các em thường học tập kém, phát triển không toàn diện về thể chất và tinh thần Mối quan hệ giữa HS và
GV ngày càng trở nên căng thẳng Nhiều khi các em bị dồn ép gây tâm lý chống đối, bỏ học
Từ thực tiễn những chú trọng gần đây của ngành Giáo dục và Đào tạo
về sự quan tâm đến PPGD cũng như đi tìm kiếm PPGD học sinh hiệu quả Thì việc giáo dục HS bằng phương pháp kỷ luật trách phạt không còn phù hợp nữa khi mà nó không tạo ra kỹ năng xã hội, kỹ năng sống cho HS mà chỉ làm các em thiếu tự tin vào giá trị bản thân mình
Thực tế hiện nay trong nhà trường đã có một số HS nảy sinh những hành vi tiêu cực mà nhà giáo dục cần có biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục Vậy phải làm thế nào để giáo dục HS một cách toàn diện mà không làm tổn thương đến thể xác
và tinh thần đang trở thành mối quan tâm lớn của ngành giáo dục PPKLTC
Luật bảo vệ trẻ em, Luật giáo dục, quy định về đạo đức nhà giáo, chuẩn GV phổ thông Nhằm tạo điều kiện tốt nhất để HS tự giác sửa chữa khuyết điểm
và tự giác rèn luyện
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh trường trung học phổ thông Huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS ở trường THPT, đề tài đề xuất biện pháp sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục HS trường THPT huyện Thanh
Trang 12Ba - tỉnh Phú Thọ
3 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quá trình vận dụng sử dụng các PPKLTC trong giáo dục HS ở trường THPT
và thực tiễn để đề xuất được biện pháp sử dụng PPKLTC trong giáo dục học sinh góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh ở trường THPT huyện Thanh Ba - Tỉnh Phú Thọ
4 Giả thuyết khoa học
Nếu phát hiện và đánh giá được thực trạng sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS, sẽ đề xuất được biện pháp sử dụng KLTC trong giáo dục HS, góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục HS ở trường THPT huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xây dựng cơ sở lý luận về sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS trường THPT 5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng PPKLTC cực trong giáo dục HS trường THPT huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ
5.3 Đề xuất biện pháp sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS trường THPT huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp sử dụng PPKLTC trong giáo
Trang 13Việc tổ chức khảo sát được tiến hành trên 92 GV và 225 HS trường THPT Thanh Ba và THPT Yển Khê - tỉnh Phú Thọ
7 Nhóm p hương pháp hỗ trợ
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận được sử dụng trong việc phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu giáo dục học, tâm lý học, các công trình nghiên cứu và các tài liệu liên quan đến sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS THPT làm sáng tỏ cơ sở lý luận của đề tài và làm cơ sở định hướng nghiên cứu thực trạng của đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát hoạt động tập thể được tổ chức trong phạm vi nhà trường, quan sát người học trong quá trình trao đổi trò chuyện với các em
7.2.2 Phương pháp điều tra bằng anket
sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS, biện pháp sử dụng KLTC trong giáo dục HS
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn
Trò chuyện, trao đổi trực tiếp với GV, HS trường THPT để thu thập thông tin phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Chúng tôi sử dụng các phương pháp toán học để xử lý các số liệu định lượng thu thập được trong quá trình nghiên cứu đề tài
Trong những phương pháp trên, phương pháp điều tra bằng anket là phương pháp chủ yếu, các phương pháp khác đóng vai trò hỗ trợ
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, kiến nghị, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung cơ bản của luận văn được thể hiện qua ba chương:
Trang 14Chương 1: Cơ sở lý luận của sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS THPT Chương 2: Thực trạng sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS trường THPT huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ
Chương 3: Biện pháp sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS trường THPT huyện Thanh Ba – tỉnh Phú Thọ
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP KỶ LUẬT TÍCH CỰC TRONG GIÁO DỤC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Trên thế giới
Chủ nghĩa Mác – Lênin coi kỷ luật là hiện tượng xã hội đặc biệt; các yêu cầu về kỷ luật của xã hội và các tổ chức là khách quan; song mức độ giáo dục và duy trì nó phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của từng giai cấp
Phương pháp kỷ luật tích cực - tài liệu hướng dẫn cho tập huấn viên, xuất bản năm 2009, bản quyền của tổ chức Plan tại Việt Nam Các tác giả đề cập nghiên cứu về trẻ em, tâm lư lứa tuổi, tác dụng tiêu cực của việc trừng phạt trẻ em và trang bị cho họ những kiến thức, kỹ năng nhằm giáo dục, kỷ luật trẻ em một cách tích cực và hiệu quả Và đề ra các cách thức giúp phụ huynh, GV làm thế nào để con em, HS của mình trở nên ngoan ngoãn, học giỏi mà không phải dùng tới các hình phạt
Tác giả Maria Montessori đã có những nghiên cứu về vấn đề này Ở đây tác giả tập trung nghiên cứu phương pháp tôn trọng sự khám phá độc lập, thử nghiệm ở trẻ tạo điều kiện cho trẻ tự do trong học tập và bình đẳng Bà coi đây là nguyên tắc chỉ đạo trong PPGD vì nó vận dụng sự sáng tạo của trẻ chính là sự bổ sung cho hoạt động tổ chức của người lớn
Nhìn chung các tác giả nghiên cứu các PPGD dành cho lứa tuổi trẻ em
từ 1 đến 6 tuổi Họ đều đưa ra các kiến thức, kỹ năng nhằm giáo dục trẻ một cách hiệu quả mà không sử dụng kỷ luật trừng phạt Coi trọng việc học qua hành động và tôn trọng sự khám phá độc lập của trẻ
1.1.2 Trong nước
Tác giả Nguyễn Kỳ, phương pháp giáo dục tích cực - NXB giáo dục,
1994 Được coi là cuốn sách thực nghiệm về PPGD mới Ông tập trung nghiên cứu về các PPGD tích cực và triển vọng của các PPGD tích cực trong
Trang 16giáo dục HS
Chỉ thị số 2737/CT – BGDĐT cũng đã bàn về vấn đề này và được nhấn mạnh trong nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục phổ thông năm học 2012 –
2013, Bộ trưởng bộ GD – ĐT chỉ thị về nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động giáo dục đã nêu “Tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an
ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên Áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực, xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò”
Các tài liệu tập huấn dành cho tập huấn viên các trường phổ thông Như chuyên đề “giáo dục kỷ luật tích cực” của phòng GD – ĐT, Quận Bình Thạnh nhằm giúp GV ở từng bậc học nắm bắt các PPGD học sinh tích cực nhất
Luận bàn về vấn đề KLTC trong giáo dục HS, có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu với các góc độ và phương diện khác nhau Tuy nhiên chủ yếu là nghiên cứu trên đối tượng trẻ em nhỏ tuổi Việc sử dụng PPKLTC trong giáo dục học sinh THPT thì chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống dưới góc độ khoa học giáo dục Mà chủ yếu là tập trung vào các dự án Plan tập huấn, do đó đây là mảng trống cần phải nghiên cứu cả
về mặt lý luận và thực tiễn Từ những lý do đó trong luận văn của mình, chúng tôi nghiên cứu làm sáng tỏ việc sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS THPT, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục HS THPT
1.2 Khái niệm cơ bản
1.2.1 Kỷ luật
Có nhiều quan điểm khác nhau về kỷ luật
Tiếp cận khái niệm kỷ luật theo hướng kỷ luật là những quy định mang tính bắt buộc đối với mỗi cá nhân:
Theo từ điển tiếng Việt trung tâm Từ điển học – NXB Đà Nẵng – 2000 thì kỷ luật có hai nghĩa: Nghĩa thứ nhất: Kỷ luật là “tổng thể những quy định
có tính chất bắt buộc đối với hoạt động của các thành viên trong một tổ chức
Trang 17để đảm bảo tính chặt chẽ của tổ chức đó”; nghĩa thứ hai: Kỷ luật là hình thức phạt đối với người hoặc tổ chức vi phạm kỷ luật
Kỷ luật là “những quy định, quy ước của một cộng đồng (một tập thể)
về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất chặt chẽ của mọi người Tính chất của kỷ luật là bắt buộc nếu có ai đó
không tuân theo, vi phạm thì sẽ bị phạt” [6]
Kỷ luật là “Những quy định của một tập thể, cơ quan, xã hội mà mọi người phải làm theo, nếu sai trái bị trừng phạt” [21]
Kỷ luật lao động: “Những quy định được đặt ra trong khi làm công việc nào đó, buộc mọi người phải chấp hành nghiêm túc và đúng để tạo ra sự hài hòa trong lao động sản xuất, liên kết mọi người vào một quá trình thống nhất” [10]
Phạm trù kỷ luật với nội hàm đề cập đến sự thúc đẩy, yếu tố hỗ trợ để
cá nhân tự rèn luyện và trưởng thành:
Nhà triết học Erich Fromm từng nói: “không có tính kỷ luật, cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên chao đảo và thiếu tập trung Nếu hành động của chúng
ta tùy theo tâm trạng và ý chí của chúng ta thì tất cả những điều đó không hơn
gì một thú tiêu khiển Chúng ta sẽ chẳng bao giờ trở nên xuất sắc nếu ta không thực hiện những điều chúng ta đặt ra, những mục tiêu mà chúng ta
hướng ta hướng tới với tinh thần kỷ luật tự giác cao” [22]
Kỷ luật là “sự tự rèn luyện giúp chúng ta tự sửa chữa, tạo khuôn nếp,
tạo sự mạnh mẽ, hoặc giúp chúng ta trở nên hoàn hảo hơn” [23] Sybil
Stamtom đã viết: “kỷ luật đúng nghĩa không thúc ép sau lưng bạn, nó ở bên cạnh bạn, khích lệ bạn Khi hiểu rằng, kỷ luật là tự chăm sóc mình chứ không phải tự trừng trị mình, bạn sẽ không e dè khi nhắc đến nó mà ngược lại sẽ vun
đắp cho nó” [18]
Nhìn chung các tác giả đều thống nhất kỷ luật là những quy định, quy ước mang tính pháp chế của một tổ chức xã hội, nhóm xã hội nhằm tạo sự gắn kết tập thể (nhóm xã hội) trong hoàn thành công việc, đảm bảo tính hiệu quả trong thực hiện công việc
Trang 18Theo chúng tôi: Kỷ luật là những quy định được đặt ra trong một tổ chức, trong tập thể mà mọi người phải chấp hành, tuân theo nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức,mục tiêu của tập thể đề ra
1.2.2 Kỷ luật tích cực
Kỷ luật tích cực là kỷ luật theo hướng tạo ra cơ hội tốt nhất có thể có được để học sinh tự nhận thấy lỗi và chủ động sửa chữa, tìm ra hướng phát triển tích cực của mình (Theo TS Phùng Khắc Bình – chuyên gia tư vấn giáo
dục nguyên vụ trưởng vụ công tác HSSV – Bộ GD và ĐT)
Theo Nguyễn Dục Quang thì “Lâu nay “kỷ luật” khiến người ta liên tưởng đến “hình phạt”, những lời quở trách nặng nề, thậm chí là những trận đòn roi vì còn nặng quan niệm “thương cho roi cho vọt” Thường khi nói đến
kỷ luật là người ta nghĩ tới những cái xấu là tiêu cực, cần phải có những biện pháp trừng phạt thích đáng [25]
Giữa kỷ luật và KLTC có mối liên hệ mật thiết với nhau KLTC là kỷ luật, nhưng sau kỷ luật sẽ làm HS tiến bộ Nó hoàn toàn khác với lối giáo dục
nuôi dưỡng lòng ham học dẫn đến ý thức kỷ luật một cách tự giác, nâng cao năng lực và lòng tự tin của HS vào GV
KLTC nhấn mạnh đến việc thay đổi hành vi hơn là xử phạt, theo tư duy nguyên nhân và hậu quả Là cách giúp HS tự kiểm điểm bản thân, có trách nhiệm với hành vi của mình, đồng thời xây dựng cho trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề và tinh thần hợp tác phi bạo lực cả về thể xác lẫn tinh thần, là một quá trình thường xuyên, liên tục và nhất quán Thông qua đó khuyến khích khả năng tư duy, lựa chọn của HS So với kỷ luật tiêu cực thì HS chưa ngoan (hoặc HS mắc lỗi) cảm thấy được tôn trọng hơn, ít có những phản ứng tiêu cực với bản thân, gia đình, bạn bè và xã hội Tâm lý của các em cũng có những biểu hiện tốt hơn, không còn mặc cảm, tự ti, chủ động thay đổi bản
Trang 19trước mà cần có quan niệm rằng việc mắc lỗi của HS được coi như lỗi tự nhiên của quá trình học tập và rèn luyện trong nhà trường Do vậy, nhiệm vụ quan trọng của nhà giáo dục là làm thế nào để HS nhận thức được bản thân, tự kiểm soát hành vi, thái độ trên cơ sở các quy định, nội quy Như vậy người GV là người phân tích đúng, sai đối chiếu các quy định của những hành vi không đúng
để HS nhận ra lỗi của mình để điều chỉnh sửa đổi, để bản thân đạt được những tiến bộ nhất định
Dạy và rèn luyện cho các em tính tự giác tuân theo các quy định và quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như lâu dài là những phương pháp mang tính dài hạn giúp phát huy tính KL tự giác của HS Quá tình này thể hiện rõ những mong đợi, quy tắc và giới hạn mà HS phải tuân thủ, xây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa GV và HS Giúp các em có được những kỹ năng sống, tăng sự tự tin, khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và trong cuộc sống; các em biết cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, không bạo lực, biết cảm thông và tôn trọng quyền lợi của người khác
1.2.3 Phương pháp kỷ luật tích cực
Theo Nguyễn Dục Quang, PPKLTC là phi bạo lực cả về thể xác lẫn tinh thần, là một quá trình thường xuyên, liên tục và nhất quán thông qua đó khuyến khích khả năng tư duy lựa chọn của trẻ Từ đó hình thành cho trẻ những hành động đúng đắn, phù hợp Đối nghịch với KLTC là KL tiêu cực,
sử dụng hình phạt bằng trừng phạt thân thể như đánh, bạt tai… trừng phạt tinh thần như chửi mắng, sỉ nhục, lăng mạ… những cách này ảnh hưởng tiêu cực
tới trẻ, ảnh hưởng lâu dài với trẻ [25]
Tác giả Nguyễn Thị Tính cho rằng: PPKLTC là GV dựa trên cơ sở nắm vững đặc điểm của từng HS, lựa chọn biện pháp giáo dục nhằm tập trung
GV trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ phù hợp với chuẩn mực đạo đức cho học HS, giúp HS luôn tự nhận thức đúng về bản thân, đánh giá đúng ưu, nhược
điểm của mình
Trang 20Tác giả Tạ Thúy Hạnh phản đối việc trừng phạt HS bằng hình thức đuổi học vì biện pháp này thể hiện sự bất lực của nhà giáo dục Vô tình chúng
ta “đẩy” ra ngoài xã hội những “sản phẩm kém chất lượng” vì đó chính là
“mầm mống” của các hiện tượng tiêu cực gây rối loạn trật tự xã hội Quan điểm sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS thì việc mắc lỗi của HS được coi như lỗi tự nhiên của quá trình học tập và phát triển Nhiệm vụ quan trọng của nhà giáo dục là làm thế nào để HS nhận thức được bản thân, tự kiểm soát hành vi, thái độ Khi HS mắc lỗi, GV phải là người bạn, người anh, người chị, người mẹ, người cha - chỉ cho các em nhận ra lỗi của mình để tự điều chỉnh Ngược lại, sự trừng phạt về thân thể hay tinh thần đều không phải là kỷ luật tích cực Trừng phạt làm đánh mất sự tự tin của HS, suy giảm ý thức KL và khiến cho HS không thích, thậm chí căm ghét thầy cô giáo, trường học Trừng phạt về thân thể và việc làm mất danh dự của HS có thể để lại những vết sẹo
trong tâm hồn các em, khiến các em luôn có thái độ thù địch [20]
tắc và giới hạn mà HS phải tuân thủ Gây dựng mối quan hệ tôn trọng giữa
GV và HS Dạy cho HS những kỹ năng sống mà các em sẽ cần trong suốt cả cuộc đời Làm tăng sự tự tin và khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong học tập và trong cuộc sống của các em Dạy cho HS cách cư xử lịch sự, nhã nhặn, không bạo lực có sự tôn trọng quyền của người khác Đây là PPGD hữu hiệu, cung cấp cho các em thông tin cần thiết để được giáo dục toàn diện và
hỗ trợ cho sự phát triển của các em [19]
Dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của HS, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của HS, có sự thỏa thuận giữa GV và HS và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của HS, tạo điều kiện tốt nhất để các em tự sửa chữa khuyết điểm, tự giác rèn luyện Cùng với phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm và phong trào xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực, PPKLTC đối lập hoàn toàn với biện pháp kỷ luật lấy trừng phạt để răn đe,
Trang 21giáo dục HS [19]
Là khái niệm phản ánh quan điểm giáo dục tích cực, mô hình giáo dục
HS trong hoạt động và bằng hoạt động của HS Thông qua đó GV giúp HS thay đổi, điều chỉnh hành vi, hình thành và phát triển hành vi mới hoặc phòng
ngừa những hành vi tiêu cực có thể xảy ra [24]
quan điểm trong giáo dục HS, được thể hiện thông qua các biện pháp giáo dục
cụ thể, sự phối hợp các phương pháp giáo dục dựa trên quan điểm KLTC để giáo dục HS Các tác giả đều nhất cho rằng: KLTC là phi bạo lực cả về thể xác lẫn tinh thần, giúp HS tự giác nhận ra lỗi lầm, nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của HS
Dựa trên các quan điểm của các tác giả về PPKLTC, chúng tôi hiểu:
phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh là hệ phương pháp hướng vào người học đảm bảo sự tôn trọng nhân cách học sinh, nhằm hỗ trợ, khuyến khích và thúc đẩy người học phát triển Trong quá trình đó, khắc phục được những biểu hiện nhận thức, thái độ và hành vi chưa phù hợp dần từng bước điều chỉnh và tự điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh phù hợp chuẩn mực xã hội
1.3 Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh THPT
1.3.1 Đặc điểm học sinh trung học phổ thông
Học sinh THPT hay còn gọi là thanh niên mới lớn, (từ 14 đến 18) tuổi,
là giai đoạn giữa tuổi trẻ em và người lớn (I.X.côn) Do đặc điểm trên mà lứa tuổi thanh niên là giai đoạn diễn ra quá trình phát triển phức tạp trên nhiều mặt của cá thể Đặc điểm phát triển của học sinh THPT được thể hiện trên các mặt phát triển về thể chất, phát triển tâm lý và phát triển xã hội
1.3.1.1 Về phát triển thể chất
Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng đã chậm lại, các em gái đạt được sự tăng trưởng của mình trung bình vào khoảng 16, 17 tuổi (± 13
Trang 22tháng), các em trai khoảng 17, 18 tuổi (± 10 tháng) Điều này giúp hình thành một cơ thể cân đối, đẹp, khỏe của thanh niên Hoạt động của hệ tim mạch ở trạng thái bình thường, không còn mất cân đối như ở tuổi thiếu niên Cấu trúc của tế bào bán cầu não có những cấu trúc như trong cấu trúc tế bào não của người lớn Điều đó cần thiết cho sự phức tạp hóa hoạt động phân tích, tổng hợp của là thời kỳ trưởng thành về giới tính
1.3.1.2 Về phát triển tâm lý
Thái độ học tập của thanh niên HS được thúc đẩy bởi động cơ học tập
có cấu trúc khác với lứa tuổi trước, lúc này có nghĩa nhất là động cơ thực tiễn, động cơ nhận thức, sau đó là ý nghĩa xã hội của môn học rồi mới đến động
cơ cụ thể khác Đặc điểm nổi bật của sự phát triển trí tuệ của thanh niên HS là tính chủ định, tính chủ động, tính tích cực, tính tự giác được thể hiện rõ rệt ở tất cả các quá trình nhận thức Có thể nói năng lực tư duy, năng lực tưởng tượng và các khả năng khác ở thanh niên đã được hoàn thiện nhanh chóng và
có chất lượng cao Các quá trình cảm giác, tri giác đạt tới mức độ hoàn thiện
và tinh tế Ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ của các em Đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩ ngày một tăng rõ rệt
Thế giới quan của học sinh THPT là thế giới quan khoa học, nó thể hiện tính hệ thống, tính toàn vẹn, tính nhất quán và khái quát ở mức độ cao
Sự hình thành tự ý thức ở lứa tuổi thanh niên là một quá trình lâu dài trải qua những mức độ khác nhau, quá trình tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi có tính đặc thù riêng Có khả năng đánh giá những cử chỉ, hành vi riêng lẻ, từng thuộc tính riêng biệt, biết đánh giá nhân cách của mình nói chung trong toàn
bộ những thuộc tính nhân cách Việc tự phân tích có mục đích là một dấu hiệu cần thiết của một nhân cách đang trưởng thành và là tiền đề của sự tự giáo dục có mục đích Các nhà giáo dục cần phải tôn trọng ý kiến của HS, biết lắng nghe ý kiến của các em, đồng thời có biện pháp khéo léo để các em hình
Trang 23thành được một biểu tượng khách quan về nhân cách của mình Cùng với sự phát triển của tự ý thức thì tự giáo dục, tự tu dưỡng cũng khá phát triển, diễn
ra thường xuyên đã trở thành một quá trình rèn luyện toàn diện về các mặt
Đời sống tình cảm của thanh niên vô cùng phong phú, đa dạng, phức tạp, sâu sắc, mạnh mẽ và bền vững hơn ở thiếu niên rất nhiều Thanh niên rất giàu cảm xúc, giàu tâm trạng và tâm trạng đã mang tính ổn định Có thể nói, tình cảm của thanh niên đã chứa đựng và thể hiện đa dạng các cung bậc khác nhau trong đời sống tình cảm, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Nhu cầu tình bạn trở nên mạnh mẽ và bức thiết, rõ rệt và được gắn bó chặt chẽ giữa tình bạn với lý tưởng Tình yêu của thanh niên HS là một thứ tình cảm đặc biệt giữa nam và nữ, giàu chất thơ, chất trữ tình, thuần khiết và lý tưởng, lành mạnh, trong sáng, là sự phát triển hợp quy luật của đời sống tâm lý con người
Sự lựa chọn nghề nghiệp bị chi phối bởi động cơ bên trong (như hứng thú, nguyện vọng và khả năng học tập của họ) và động cơ bên ngoài (như dư luận xã hội, lời khuyên của những người thân bởi năng lực và uy tín của các thầy cô giáo) Ngoài ra khi chọn nghề thanh niên bị chi phối bởi những đặc điểm giới tính và sức khỏe cùng với sự tác động của những điều kiện xã hội ở địa phương Khi đã có xu hướng nghề nghiệp thì thanh niên HS đã tập trung
cả hứng thú và năng lực phù hợp vào nghề tương lai của họ
Bên cạnh đó còn có một số nét nhân cách khác của HS THPT là hứng thú, ước mơ, lý tưởng, những phẩm chất ý chí, tính cách của HS THPT phát triển ở mức độ cao và đạt tới sự hoàn thiện Đây là những phẩm chất quan trọng quyết định trình độ phát triển của mỗi thanh niên khi bước vào cuộc sống tự lập
1.3.1.3 Về phát triển xã hội
Hoạt động ngày càng phong phú và phức tạp nên vai trò những hứng thú xã hội của lứa tuổi này không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi mà còn biến đổi cả về chất lượng Từ tuổi 14 các em đã tuổi tham gia vào Đoàn thanh
Trang 24niên cộng sản Trong tổ chức Đoàn, các em có thể tham gia công tác xã hội một cách độc lập hơn và có trách nhiệm hơn Đến tuổi 18, các em có quyền bầu cử, có chứng minh thư, có nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ lao động…với xã hội, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hành vi của mình Tất cả các em đều đứng trước suy nghĩ về việc chọn ngành nghề
Lứa tuổi thanh niên HS THPT cũng là lứa tuổi khao khát thể hiện mình, muốn được lập công Nhà giáo dục nên khuyến khích những việc làm tích cực, đồng thời ngăn ngừa những hành vi thiếu suy nghĩ của các em Khi bàn luận về vấn đề này VA.Xukhôlinxki đã viết: khả năng lập thành tích không chỉ có trong hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội lớn mà còn có trong những hành động bình thường nhất hàng ngày, trong mối quan hệ của thanh niên nam nữ đối với những người thân – tức là ở mọi nơi, mọi chỗ, ở đâu cần khắc phục những khó khăn bị coi là không thể khắc phục nổi
rộng phát triển các mối quan hệ cả về số lượng và chất lượng Theo Erik Erikcxơn, đây là giai đoạn người thanh niên trẻ đang hình thành, tìm kiếm cái bản sắc riêng có mục đích xã hội của mình Giao tiếp trong nhóm bạn, tuổi thanh niên mới lớn là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất GV cần chú
ý đến ảnh hưởng của nhóm, tổ chức cho các nhóm tham gia vào các hoạt động tập thể của Đoàn
Lứa tuổi HS THPT là lứa tuổi có những chuyển biến quan trọng cả về
sự phát triển thể chất lẫn sự phát triển tâm lý Hiểu sâu sắc và nắm chắc những đặc điểm tâm lý lứa tuổi, nắm chắc nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng,
xu hướng phát triển của các em là yêu cầu không thể thiếu được đối với nhà giáo dục Có hòa nhập được với HS của mình thì GV mới có thể thực hiện được những biện pháp giáo dục mà mình đề xuất
1.3.2 Sử dụng phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh THPT
Trang 25(i) Bản chất của kỷ luật tích cực:
Bản chất của KLTC là thiết lập những quy định, quy ước, ràng buộc trong quá trình tổ chức cuộc sống, tổ chức hoạt động và giao lưu cho các em
HS, là quá trình chuyển hóa tích cực, tự giác những chuẩn mực xã hội thành nhận thức, thái độ và hành vi thông qua phát triển nhân cách Quá trình vận dụng các quan điểm giáo dục HS mang tính tích cực trong quá trình tổ chức cuộc sống và giao lưu để HS được trải nghiệm, học tập và trưởng thành, khắc phục những sai lầm trong quá trình học tập, rèn luyện và phát triển nhân cách
Thực chất PPKLTC là lấy yếu tố xây dựng quy định, nội quy, quy ước
có tính đến các đặc điểm cá nhân, đảm bảo sự tôn trọng nhân cách HS để triển khai hệ thống các biện pháp và các PPGD học sinh một cách cụ thể Quan điểm của KLTC là không có HS không mắc lỗi mà HS học được gì từ những lỗi lầm đó
KLTC giúp HS nhận thức đúng về bản thân, biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình, các em có trách nhiệm hơn với thái độ lời nói và hành vi của bản thân trong cuộc sống, chủ động đưa ra các quyết định khi cần thiết, biết kiểm soát xúc cảm, làm chủ bản thân trong mọi tình huống, có kỹ năng sống trong môi trường luôn luôn biến đổi
KLTC là một cách giáo dục HS trên cơ sở tính đến đặc điểm của cá nhân và sự tôn trọng nhân cách HS HS được cùng tham gia vào quá trình xây dựng nội quy và KL của lớp học, được trải nghiệm rèn luyện và phát triển trong chính môi trường rèn luyện đó GV thông qua hệ thống các cách thức tác động nhất định dựa trên quan điểm tích cực giúp HS thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi
KLTC không tác động, can thiệp một cách thô bạo đến HS Các PPKLTC không xúc phạm về mặt nhân cách, nhân phẩm của HS, không gây
ra những tổn thương thân thể cho HS Trong KLTC, tuyệt đối không có sự coi thường HS, KLTC là coi HS như một nhân cách đang phát triển với những
Trang 26đặc điểm chung của giai đoạn lứa tuổi và những cá tính riêng trên cơ sở đó có những biện pháp giáo dục phù hợp, cách ứng xử phù hợp
KLTC và KL tiêu cực là hai thái cực trong giáo dục HS Nếu KLTC coi trọng yếu tố cá nhân, đặc điểm cá nhân, xem HS là chủ thể của sự thay đổi cần tôn trọng và cần phải thúc đẩy được sự phát triển của mỗi HS Còn KL tiêu cực là trừng phạt HS cả về mặt thể chất, tinh thần để HS thấy sợ hãi mà phải tuân thủ, sợ hãi mà phải làm theo Hiệu quả của KL tiêu cực thường có tính nhất thời và tác dụng trước mắt, sau đó HS có thể lại tiếp tục có xu hướng
vi phạm lại KL tiêu cực để lại những ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển nhân cách trẻ như: ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, nhân cách của HS (sức
giữa GV - HS, trừng phạt HS tạo khoảng cách giữa GV với HS, khiến HS xa lánh giáo viên; ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục (HS chán học, bỏ học, học sút kém…); ảnh hưởng đến gia đình, nhà trường và xã hội, HS bỏ học, tăng tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật; trừng phạt thân thể HS không những gây hậu quả nặng nề đối với HS, gia đình và xã hội mà nó còn không phù hợp với đạo đức nghề nghiệp của GV và vi phạm các văn bản pháp lý quốc tế về Quyền trẻ em Cả hai hình thức trừng phạt này đều làm ảnh hưởng tiêu cực đến tâm
lý của học sinh, làm trẻ cảm thấy mất danh dự, mất tự tin và để lại vết sẹo trong tâm hồn HS Từ đó trẻ cảm thấy không thích đến lớp học và muốn chống đối lại bằng cách giảm ý thức KL
Khác với KL tiêu cực, KLTC được tiến hành trên cơ sở tôn trọng nhân cách HS, khi các em mắc những sai lầm, khuyết điểm GV không “đao to, búa lớn” mà gần gũi quan tâm tạo cho các em sự tin tưởng để có thể bộc bạch những suy nghĩ của bản thân KLTC không phải là việc đơn giản, GV không chỉ cần đến các quy định của trường học, lớp học mà cần có sự kiên trì nhẫn nại, bền bỉ, lòng yêu thương HS
Sử dụng KLTC trong giáo dục HS nhằm mục tiêu giáo dục nhân cách
Trang 27con người toàn diện, giúp các em có những điều kiện phát triển tốt nhất Bên cạnh đó, mục tiêu giáo dục các quốc gia đã cam kết trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em là: phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về tinh thần và thể chất của trẻ em, tôn trọng bản sắc văn hóa, ngôn ngữ và các giá trị bản thân trẻ em, chuẩn bị cho trẻ em sống một cuộc sống có trách nhiệm trong xã hội tự do theo tinh thần hiểu biết, hòa bình, khoan dung và bình đẳng Đây cũng chính là mục tiêu mà “trường học thân thiện, học sinh tích cực” hướng tới
Sự khác nhau giữa kỷ luật tích cực và kỷ luật tiêu cực
1 Nhấn mạnh những gì trẻ nên làm
Cho trẻ những phương án lựa chọn
tích cực
Nhấn mạnh những gì trẻ không được làm Cấm đoán, không giải thích tại sao
tục, nhất quán, cương quyết, mang
tính hướng dẫn
Chỉ diễn ra khi trẻ mắc lỗi hành vi Mang tính kiểm soát, xấu hổ, mất mặt, chế nhạo
3 Hệ quả của kỷ luật có tính logic,
có liên quan trực tiếp đến hành vi tiêu
cực của trẻ
Hệ quả của trừng phạt không liên quan hoặc phi logic đối với hành vi tiêu cực của trẻ
6 Giúp trẻ thay đổi Tập trung vào
hành vi chưa đúng của trẻ
Giải tỏa, tập trung vào nỗi bực tức của người lớn khi thấy trẻ không nghe lời hoặc thậm chí có khi là “giận cá chém thớt”
Trang 287 Mang tính tích cực, tôn trọng trẻ Mang tính tiêu cực, thiếu tôn trọng
10 Phù hợp với năng lực, nhu cầu
và các giai đoạn phát triển của trẻ
Không tính đến năng lực, nhu cầu
và các giai đoạn phát triển của trẻ
11 Không mang tính bạo lực về
thân thể và tinh thần
Mang tính bạo lực về thân thể và tinh thần
12 Trẻ thực hiện nội quy, nề nếp vì
trẻ được tham gia thảo luận và nhất
trí
Trẻ không thực hiện nội quy, nề nếp hoặc nếu có cũng chỉ vì sợ bị phạt hoặc vì bị đe dọa, bị mua chuộc bằng tiền, phần thưởng người lớn hứa
13 Dạy trẻ nhập tâm tính kỷ luật
một cách tự giác
Dạy trẻ ngoan ngoãn một cách thụ động vì trẻ hiểu rằng sẽ bị phạt nếu
hư (không tự giác, không nhập tâm)
14 Coi lỗi lầm là những cơ hội để
tiến bộ thêm
Không chấp nhận lỗi lầm, Phạt và
ép trẻ tuân phục theo ý người lớn
15 Chú ý tới hành vi “hư” của trẻ,
không phải nhân cách đứa trẻ
Phê phán nhân cách trẻ hơn là hành
vi của trẻ
trình vận dụng những PPGD này được diễn ra trong mối quan hệ giữa nhà
Trang 29huống giáo dục nhất định gắn với vai trò chủ thể của nhà giáo dục, đặc điểm của đối tượng giáo dục Nhìn chung sử dụng PPKLTC bao gồm các đặc điểm: diễn ra trong mối quan hệ giữa thầy – trò; coi trọng sự trải nghiệm của người học; coi trọng học qua sai lầm; định hướng bằng hành động cụ thể; coi trọng tính chủ thể
Trang 30* Diễn ra trong mối quan GV – HS
QTGD là quá trình tác động qua lại giữa nhà giáo dục và đối tượng giáo dục Trong QTGD nhà giáo dục (với tư cách lực lượng tổ chức giáo dục)
là chủ thể tác động có vai trò chủ đạo, tổ chức, điều khiển hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động tự giáo dục, rèn luyện của đối tượng giáo dục có mục đích, có kế hoạch, dựa trên nội dung, chương trình, được tiến hành với những phương pháp và hình thức tổ chức hợp lý phát huy vai trò tự giáo dục, tự hoàn thiện nhân cách của đối tượng giáo dục Trong giáo dục nhà giáo dục là người xác định mục tiêu giáo dục (mục tiêu phát triển nhân cách), lựa chọn nội dung và hình thức, PPGD cho phù hợp nhằm giúp HS chuyển hóa một cách tích cực
và tự giáo những yêu cầu của chuẩn mực xã hội thành giá trị cá nhân
HS vừa là khách thể chịu sự tác động từ phía nhà giáo dục đồng thời lại
là chủ thể của hoạt động tự giáo dục, HS không thụ động trước những tác động giáo dục của nhà giáo dục, của xã hội và gia đình, trái lại HS là chủ thể của hoạt động họ chủ động tiếp nhận những tác động giáo dục một cách chọn lọc và thay đổi bản thân cho phù hợp với xu thế phát triển của xã hội, với những yêu cầu của môi trường xung quanh QTGD chỉ đạt hiệu quả cao khi bản thân HS tự giác, tích cực, nỗ lực và chủ động tự thay đổi bản thân để đáp ứng yêu cầu của xã hội, quá trình đó diễn ra sự chuyển hóa chuẩn mực xã hội
từ ngoài vào trong như là các giá trị của cá nhân đó
* Coi trọng sự trải nghiệm của người học
Tận dụng tình huống và tổ chức những tình huống để HS được trải nghiệm, lựa chọn và đưa ra quyết định để hình thành và thay đổi hành vi mang tính tích cực, hay còn gọi là dùng hệ quả tự nhiên và hệ quả logic Hệ quả tự nhiên là những gì xảy ra một cách tự nhiên, không có sự can thiệp của người lớn Ví dụ như không mặc áo ấm sẽ bị lạnh, không cất đồ vào đúng vị trí sẽ bị mất… Hệ quả logic là đòi hỏi có sự can thiệp của người lớn như
Trang 31nhiên và hệ quả logic có hai mục đích chủ yếu Thứ nhất, dạy cho HS có trách nhiệm về các hành vi của chính mình, khích lệ HS đưa ra những quyết định có trách nhiệm (làm bài tập về nhà trước khi đến lớp, mặc ấm khi trời lạnh…) Thứ 2, cách làm này có thể thay thế cho trừng phạt: HS vẫn học được cách ứng xử tốt mà không cần GV la mắng, giúp cho mối quan hệ giữa HS – GV được tốt hơn, ít xung đột hơn
Như vậy, nếu tình huống không có hại cho HS thì câu châm ngôn “trải nghiệm là người thầy tốt nhất” hay “cuộc sống là một trường học lớn nhất” chính là một nguyên tắc hướng dẫn Đây là một khía cạnh rất quan trọng của quá trình học hỏi: các em học từ các trải nghiệm hệ quả hành vi của mình Nếu những trải nghiệm này mà mang tính tích cực thì các em có xu hướng lặp lại hành vi đó và ngược lại nếu trải nghiệm đó là tiêu cực thì sẽ loại bỏ HS cần hiểu rằng hành vi nào cũng cần có hệ quả nhất định
Muốn áp dụng cách này trước hết mối quan hệ giữa thầy – trò phải dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau và cả hai bên cùng hợp tác khích lệ lẫn nhau Nếu muốn thay đổi hành vi nào đó ở HS, trước hết GV phải làm cho HS hợp tác chứ không phải đối đầu với GV Muốn HS hợp tác trước hết nhà giáo dục phải là người hợp tác, nếu muốn HS tôn trọng thì GV phải thể hiện sự tôn trọng của mình đối với các em
Khác với KL trừng phạt, việc dùng hệ quả logic thường đi kèm với lời giảng giải, việc làm này khuyến khích HS chịu trách nhiệm về hành vi của mình mà GV không cần dọa nạt hay trách phạt Muốn HS là người có trách nhiệm GV nên trao trách nhiệm cho HS thay vì thuyết trình đạo đức với các
em về trách nhiệm Khi có hành vi không thích hợp các em cần được GV nói cho biết là hành vi đó ảnh hưởng xấu đến người khác như thế nào rồi được trao cho trách nhiệm để khắc phục, sửa chữa cho hành vi của mình ví dụ như (học thuộc bài trước khi đến lớp…) HS cảm thấy không thoải mái lắm nhưng cảm giác này có ích hơn rất nhiều so với cảm giác giận giữ, sợ hãi, bị mắng
Trang 32chửi, nhục mạ, không được tôn trọng mà KL tiêu cực gây ra Khi HS mắc lỗi
mà GV dùng hệ quả logic trong khi vẫn thể hiện mối quan tâm, yêu thương trẻ thì sự giảng giải đó rất có sức mạnh Giảng giải một cách hợp lý còn giúp
HS dễ dàng hiểu và chấp nhận được cảm xúc và quan điểm của người, cũng như biết việc HS làm có ảnh hưởng tới người khác như thế nào
* Coi trọng học qua sai lầm
Quan điểm sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS coi việc mắc lỗi là lẽ
tự nhiên trong quá trình học tập và phát triển Điều quan trọng là nhà giáo dục phải giúp các em nhận ra lỗi của mình và chủ động sửa chữa, khắc phục nó theo hướng tích cực Coi những sai lầm mà HS mắc phải trong quá trình học, trong rèn luyện làm một bài học với những kiến thức và kỹ năng cụ thể mà
HS có được trong cuộc sống, hoạt động của chính bản thân Điều này hoàn toàn không giống với việc khuyến khích HS phạm sai lầm để từ đó HS học được những giá trị mới mà chức năng của giáo dục, chức năng của phương pháp là tìm ra cách thức, biện pháp tốt nhất để cho HS được phát triển Vì thế, coi trọng việc HS học qua sai lầm không đồng nghĩa với việc trừng phạt trẻ về thể xác mỗi khi HS phạm lỗi, cần có những hình thức, biện pháp KL có ý nghĩa thực sự phù hợp để qua đó trẻ thay đổi, HS học được điều giá trị mà không gây tổn thương cho HS
* Phát huy vai trò chủ thể của HS
Kỷ luật là quy định quy ước, kỷ luật tích cực vẫn dựa trên những quy định, quy ước đó nhưng người học được cùng tham gia, coi trọng tính chủ thể của người học Điều này thể hiện rõ trong quan điểm giáo dục tích cực lấy
của mục tiêu giáo dục, có khả năng định hướng việc tổ chức QTGD thành quá trình tự học, tự giáo dục, quá trình cá nhân hóa người học Lấy người học làm trung tâm đòi hỏi người học là chủ thể của hoạt động học, họ phải tự học, tự nghiên cứu để tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, người học
Trang 33không chỉ được đặt trước những kiến thức có sẵn trong bài giảng của GV mà phải tự đặt mình vào tình huống có vấn đề của thực tiễn, cụ thể và sinh động của nghề nghiệp rồi từ đó tự mình tìm ra cái chưa biết, cái cần khám phá, tức
là tự tìm kiếm kiến thức cho bản thân Đòi hỏi người học tự thể hiện mình, phát triển năng lực làm việc nhóm, hợp tác với nhóm, với lớp Sự làm việc theo nhóm này sẽ đưa ra cách thức giải quyết đầy tính sáng tạo, kích thích các thành viên trong nhóm hăng hái tham gia vào giải quyết vấn đề
Sự hợp tác giữa GV với HS là hết sức quan trọng nhưng vẫn chỉ là ngoại lực, điều quan trọng nhất là phải huy động nội lực là tính t
Nội dung, PPGD đối với từng HS không hề giống nhau Giữa các em HS có sự khác nhau về đặc điểm phát triển tâm sinh lý, đời sống tình cảm, năng lực nhận thức, được thể hiện trong quá
tự giáo dục QTGD học sinh chỉ có thể đạt được những hiệu quả nhất định thông qua vai trò chủ thể của các em, việc tiếp nhận các giá trị xã hội từ môi trường xung quanh chỉ có thể được diễn ra thông qua vai trò chủ thể của các
em, mỗi cá nhân HS là chủ thể tích cực trong quá trình thay đổi bản thân để phát triển nhân cách, việc áp dụng các PPKLTC cần phải tính đến đặc điểm phát triển cá nhân của mỗi HS
1.3.2.2 Mục đích, nội dung và ý nghĩa việc sử PPKLTC trong giáo dục HS
(i) Mục đích:
Giúp HS chuyển hóa tích cực nhận thức, thái độ, hành vi của các em theo chiều hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống đồng thời phòng ngừa những hành vi tiêu cực có thể xảy ra ở HS
Thay đổi hành vi thói quen chưa tốt đã hình thành ở HS; kích thích điều chỉnh hành vi đã hình thành ở HS nhằm đạt chuẩn về hành vi theo yêu cầu giáo dục; hình thành hành vi thói quen mới theo yêu cầu của xã hội, nhà trường và gia đình; phòng ngừa những hành vi tiêu cực ở HS và loại bỏ trừng
Trang 34phạt HS trong nhà trường
Tạo ra cơ hội tốt nhất có thể có được để HS tự nhận thấy lỗi và chủ động sửa chữa, tìm ra hướng phát triển tích cực của mình.Thông qua đó khuyến khích khả năng tự lựa chọn của các em, góp phần giúp HS phát triển toàn diện
và đúng hướng Giúp HS có trách nhiệm hơn với thái độ, lời nói và hành vi của
cá nhân trong cuộc sống của chính mình Chủ động và biết đưa ra các quyết định tốt, lựa chọn tốt, biết cách kiềm chế xúc cảm, làm chủ bản thân trong mọi tình huống, có kỹ năng sống trong môi trường luôn có nhiều biến đổi
(ii) Nội dung:
Giáo dục bổn phận của trẻ em:
+ Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy giáo, cô giáo; lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè; giúp đỡ người già yếu, người khuyết tật, tàn tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn theo khả năng của mình;
+ Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác, bảo vệ môi trường;
+ Yêu lao động, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình
+ Sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức; tôn trọng pháp luật; tuân theo nội quy của nhà trường; thưc hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc;
+ Yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và đoàn kết quốc tế
Trang 35bài tập trước khi đến lớp, không mất trật trong giờ học, tích cực chủ động trọng việc lĩnh hội tri thức cũng như phát biểu ý kiến xây dựng bài
Giáo dục văn hóa nhà trường cho HS: giáo dục thái độ tôn trọng GV, thân thiện với bạn bè, giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện GV cần giáo dục giúp các em nhận thấy bạo lực học đường là sai trái, làm mối quan hệ giữa HS- HS ngày càng trở nên căng thẳng và cần thiết phải giải quyết xung đột mâu thuẫn bằng hòa giải
Cùng với nhiệm vụ giáo dục tri thức GV còn có nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho HS Thông qua các bài học, các tình huống giáo dục trên lớp mà GV đưa ra các bài học đạo đức cho HS GV nêu gương người tốt, việc tốt trong trường học và trong cuộc sống để làm gương cho HS học tập, noi theo
(iii) Ý nghĩa của sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS THPT:
Phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em và luật bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục HS của Việt Nam; phù hợp với thực trạng giáo dục đạo đức hiện nay trong nhà trường phổ thông; thực trạng PPKLTC phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam là “Đào tạo con người việt nam phát triển toàn diện,
Thực hiện PPKLTC cực mang lại lợi ích cho HS, GV, nhà trường, gia đình và xã hội:
+ Đối với HS: KLTC sẽ khiến HS thấy tự tin trước đám đông, tích cực chủ động hơn trong thực hiện các nhiệm vụ học tập và giáo dục Do đó mà phát huy được khả năng của bản thân, điều quan trọng là HS có thêm nhiều
cơ hội để chia sẻ với thầy cô và bạn bè, cảm nhận được giá trị của mình vì thấy mình được người khác quan tâm, tôn trọng và lắng nghe ý kiến HS nhận
ra được lỗi lầm, hạn chế của họ để khắc phục sửa chữa, phát triển toàn diện bản thân
Trang 36KL, nhờ đó GV giảm được áp lực quản lý lớp học, được HS tin tưởng, tôn trọng Chính trong mối quan hệ thân thiết giữa GV - HS mà môi trường tâm
lý trong dạy học và giáo dục được cải thiện hiệu quả các hoạt động do GV thiết kế, tổ chức sẽ cao hơn Đây là điều kiện quan trọng để thực hiện mục tiêu giáo dục và từng bước nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường
+ Đối với nhà trường: Thực hiện được mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, tạo ra môi trường học tập thân thiện, an toàn tạo được niềm tin đối với gia đình, HS và xã hội
+ Đối với xã hội: Giảm thiểu được các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo hành, bạo lực, tiết kiệm được kinh phí quốc gia trong việc chăm sóc, điều trị, giải quyết, trợ giúp các tệ nạn trên góp phần nâng cao đời sống cộng đồng xây dựng xã hội phồn vinh
1.3.2.3 Mối quan hệ giữa phương pháp kỷ luật tích cực với các phương pháp giáo dục khác
PPKLTC nằm trong nhóm phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hội bao gồm các phương pháp sau: Phương pháp giao việc; phương pháp luyện tập; phương pháp rèn luyện; phương pháp đóng vai và PPKLTC
Bản chất của QTGD là quá trình tổ chức cuộc sống, tổ chức hoạt động và giao lưu cho đối tượng giáo dục, nhằm giúp họ chuyển hóa một cách tự giác những yêu cầu về việc thực hiện các chuẩn mực xã hội thành nhu cầu thể hiện hành vi và thói quen của đối tượng giáo dục PPKLTC chỉ
dó thể được vận dụng trên cơ sở của việc triển khai các PPGD khác trên cơ
sở tính đến đặc điểm của từng cá nhân HS, đảm bảo phát huy tối đa vai trò chủ thể và năng lực của các em Có thể hiểu KLTC là một quan điểm mới trong phương pháp giáo dục HS bởi dựa trên hệ thống các phương pháp cụ thể mới giáo dục được HS
Trang 37Thông qua việc tổ chức hoạt động giúp các đối tượng giáo dục hình thành ý thức cá nhân về các chuẩn mực xã hội, hình thành tình cảm niềm tin tích cực đối với các chuẩn mực xã hội, đặc biệt là hình thành hành vi và thói quen phù hợp với các chuẩn mực xã hội đó Thông qua việc tổ chức hoạt động
và giao lưu cho đối tượng giáo dục nhà giáo dục giúp đối tượng giáo dục chuyển hóa ý thức, niềm tin thành hành vi và thói quen phù hợp
(i) Đảm bảo phù hợp mục tiêu giáo dục
Vì lợi ích tốt nhất của HS nhĩa là: Mỗi hành động, biện pháp KL mà
GV áp dụng nhằm mang lại lại lợi ích tốt nhất để các em có thể phát huy tốt nhất tiềm năng của mình
Giáo viên cần giúp các em tự giác thấy được khuyết điểm của mình, tự nhận hình thức kỷ luật và đề ra phương hướng khắc phục, sửa chữa Lắng nghe ý kiến phản hồi của HS, khéo léo trong ứng xử các tình huống; đặc biệt phải luôn giữ được bình tĩnh để có thể lực chọn cách giải quyết ít tổn hại nhất
(ii) Đảm bảo sự tôn trọng nhân cách HS
Không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của HS nghĩa là: Trong mọi trường hợp HS phạm lỗi, GV không nên tập tập trung trách mắng lỗi và
ra các hình phạt hà khắc như bạt tai, các lời nói xúc phạm các em Mà GV cần phải coi việc mắc lỗi là lẽ tự nhiên của quá trình học tập và phát triển trong giáo dục nhà trường Các biện pháp can thiệp phải tập trung hướng vào hành
vi của HS, không phải để phê phán con người và nhân cách của HS
Trong KLTC nguyên tắc này được thể hiện: Giúp HS kiềm chế bản thân, có trách nhiệm với hành vi của mình, đồng thời trang bị cho các em kỹ năng giải quyết vấn đề và tinh thần hợp tác Như vậy hiệu quả mà KLTC
Trang 38(iii) Đảm bảo động viên, khích lệ HS
Khích lệ và tôn trọng lẫn nhau nghĩa là: Mọi cách thức KL khi áp dụng cho dù HS có muốn hay không mà buộc phải làm theo cũng nên trao đổi trước, vận động HS hiểu để tạo ra sự đồng thuận trước khi áp dụng sẽ mang lại hiệu quả cao khi thực hiện
Trong KLTC nguyên tắc này được thể hiện:
Người GV nên nhìn nhận mọi việc xảy ra theo chiều hướng tích cực, mỗi khi HS gặp khó khăn điều cần làm là GV cần động viên, khích lệ HS để các em vượt qua khó khăn và xây dựng lòng tự trọng, tự tin cho HS, thay vì nói những câu như: em chỉ làm được thế thôi à? Cô rất thất vọng về em…kỳ vọng của GV quá cao hay quá thấp đều làm cho HS cảm thấy chán nản Kỳ vọng quá thấp khiến HS mong chờ làm hộ, kỳ vọng quá cao làm các em không có năng lực, không thể làm được và mất cố gắng
Trong QTGD giáo viên không nên nhấn mạnh nhiều vào lỗi lầm của
HS dù biết rằng tất cả mọi người đều có những điểm mạnh, điểm yếu và đều mắc lỗi Thay vì việc chỉ chú ý đến bắt lỗi thì GV có thể tập trung vào những điểm mạnh và vốn quý của HS Hãy khích lệ tất cả những điểm mạnh và vốn quý của HS để các em có trách nhiệm giúp đỡ thầy cô, bạn bè ở trường, quan tâm đến nhu cầu của người khác…
Giúp HS vượt qua trạng thái tâm lý không tích cực: chán nản là nguyên nhân của hầu hết những thất bại học đường Đối với những HS chán nản, chậm tiến thường dễ mặc cảm nên rất ngại tham gia vào những công việc chung của tập thể, nhiệm vụ của GV là cần tiếp cận và hiểu được điểm mạnh
củng cố nhu cầu, động lực; đặc biệt là đối với những HS chán nản, chậm tiến; giúp các em nhận thấy mình có khả năng, mọi người yêu quý, tôn trọng và tin tưởng mình sẽ thay đổi Cuộc sống và tương lai của bản thân, của gia đình đang rất cần sự cố gắng và thay đổi của chính em
Trang 39Chúng ta rất dễ ghi nhận những gì đã được thực hiện xong như đoạt được giải trong một kỳ thi, đỗ vào trường này, trường khác Nhưng chẳng có
ai đạt được những thành tích đó trong một ngày Nếu GV chỉ khen ngợi khi các em đạt được một điều gì đó thì phải chờ rất lâu và rất ít khi mới có dịp Các nỗ lực, cố gắng, tiến bộ từng bước của HS cần được khích lệ thường xuyên thì các em mới đạt tới được thành tích cuối cùng
(iv) Đảm bảo sự phù hợp đặc điểm của HS
Phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi HS nghĩa là: Mỗi HS đều phải trải qua những giai đoạn phát triển khác nhau, bằng cách tìm hiểu về các đặc điểm phát triển của lứa tuổi HS đang đối mặt, cân nhắc kỹ đến các vấn đề như tính khí, cảm xúc, các kỹ năng xã hội, khi đó hành vi của HS sẽ trở nên dễ hiểu hơn đối với GV
Trong KCLT nguyên tắc này được thể hiện:
Mỗi một lứa tuổi khác nhau có những đặc điểm phát triển tâm lý khác nhau, tùy thuộc vào từng cá nhân và đối tượng giáo dục cụ thể mà nhà giáo dục tìm hiểu kỹ đặc điểm phát triển riêng để áp dụng PPKLTC sao cho phù hợp
(v) Đảm bảo phát huy sự tham gia của học sinh:
Phát huy hết mức sự tham gia của HS nghĩa là: trong mọi hoạt động của nhà trường cũng như lớp học, GV cần tạo mọi điều kiện để tất cả các em cùng tham gia hoạt động, xây dựng tập thể lớp
Trong KLTC nguyên tắc này được thể hiện:
GV có thể cho HS cùng tham gia xây dựng nội quy nề nếp của lớp học, như vậy các em sẽ được cùng thảo luận, bàn bạc và đưa ra ý kiến của mình về nội quy và cách thực hiện nếu vi phạm sẽ phải chịu kỷ luật như thế nào Điều này sẽ giúp các em thấy mình được tôn trọng và sẽ có trách nhiệm hơn trong việc thực hiện nội quy nề nếp mà chính các em tham gia xây dựng
Trong các hoạt động tập thể như thi đua, hoạt động ngoại khóa tùy thuộc vào năng lực và đặc điểm của mỗi HS mà GV có thể phân công các
Trang 40công việc phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của các em, đảm bảo tất cả các em đều được tham gia và thấy được quyền bình đẳng với các bạn trong lớp và không cảm thấy mình bị tách rời Như vậy sẽ góp phần tăng thêm sức mạnh đoàn kết của tập thể HS với nhau và mối quan hệ giữa thầy - trò cũng tốt đẹp hơn Ngoài những nguyên tắc trên nhà giáo dục cũng cần chú ý đến các nguyên tắc như: Tôn trọng những nhu cầu về sự phát triển và chất lượng cuộc sống của HS; phát triển thái độ, cách cư xử hướng ngoại thân thiện, cởi mở, ý thức KL tự giác và nghị lực của HS; tôn trọng động cơ và những quan điểm riêng về cuốc sống của học sinh; đảm bảo sự công bằng, không thiên vị; khuyến khích tình đoàn kết, thống nhất; phù hợp với đặc điểm sự phát triển lứa tuổi của HS
1.3.2.5 Cách thức sử dụng PPKLTC trong giáo dục HS
(i) Tăng cường sự tham gia của HS trong các hoạt động giáo dục Trường THPT tổ chức nhiều hoạt động giáo dục: hoạt động GDNGLL, hoạt động giáo dục hướng nghiệp, hoạt động tập thể, hoạt động văn nghệ - thể dục thể thao; hoạt động vui chơi giải trí, tiết sinh hoạt tập thể
Quá trình thu hút sự tham gia của HS vào các hoạt động tập thể, các hoạt động giáo dục được tổ chức trong nhà trường có tác dụng giáo dục và thúc đẩy sự phát triển của người học KLTC chỉ thực sự có hiệu quả khi nó trở thành một yếu tố thành phần trong nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục Để tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục cho HS tham gia thì việc thiết lập các yếu tố như nội quy, quy định, yêu cầu hoạt động là cần thiết chính những yếu tố này vừa là điều kiện nhưng cũng là phương tiện có tác dụng điều chỉnh, điều khiển HS hiệu quả Trong quá trình tham gia hoạt động,
được cách kiểm soát cảm xúc của bản thân và cách ứng phó với môi trường xung quanh Cũng trong quá trình đó các em tự rèn luyện bản thân mình, có thể quá trình rèn luyện ấy bao gồm cả sự thay đổi thói quen, hành vi cũ, thái