ĐẶ T VẤN ĐỀ
Lý do ch ọn đề tài
Từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thuật ngữ thông tin thị trường đang ngày càng s ử dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Quá trình hội nhập của nền kinh tế nước ta với khu vực và thế giới đang tạo ra cho người nô ng dân những cơ hội và thách th ức mới Trong bối cảnh đó, để các nông hộ có thu nhập cao hơn từ chính đồng ruộng hay trang trại của mình, họ cần xác định được các cản trở, khó khăn phải vượt q a trong môi trường kinh doanh sản phẩm của họ Nói cánh khác, các nông h ộ phải nắm bắt thông tin thị trường, không chỉ tập trung vào thúc đẩy sản xuất (cung) như truyền thống mà cần quan tâm tới các nhu cầu của thị trường (cầu) và ừ đó t ạo mối liên kết với thị trường, thúc đẩy các kỹ thuật và phương thức s ản xuất phù h ợp có thể đáp ứng thị trường với chi phi thấp.
Thôn M ỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) là một vùng cát mi ền biển, trước đây diện tích đất hầu hết bỏ không, số ít trồng rau khoai chỉ để ăn trong gia đình, người dân chủ yếu sống bằng nghề khai thác biển ven bờ nên đời sống rất khó khăn Hai năm vừa qua, nhờ áp d ụng mô hình nuôi tôm thẻ trên cát đã góp ph ần cải thiện cuộc sống cho người dân, giảm tỉ lệ hộ đói nghèo Tuy sản phẩm tôm thẻ chân trắng hiện đang tiêu thụ t uận lợi nhưng với sự phát triển quá rầm rộ phong trào nuôi tôm trên cát và môi trường kinh doanh của sản phẩm tôm thẻ chân trắng đầy biến động, khiến việc đầu tư nuôi tôm thẻ trên cát ti ềm ẩn rất nhiều rủi ro Khi các yếu tố đầu vào như công lao động, con giống, thức ăn, phân bón có giá ngày càng cao và đã xác định, số lượng thả xuống có thật nhưng giá sản phẩm tôm đầu ra khó xác định do còn ph ụ thuộc vào thị trường tiêu thụ Vấn đề chính mà các hộ nông dân đang và sẽ đầu tư nuôi tôm rất quan tâm lo lắng đó là họ có ít kiến thức và hiểu biết về vật tư đầu vào và thị trường đầu ra; thiếu thông tin v ề cung, cầu và giá cả Điều này hạn chế khả năng tiếp cận những cơ hội có l ợi, đáp ứng các yêu c ầu của khách hàng và thương lượng giá của họ.
Trong bối cảnh này, người dân muốn đầu tư phát triển nuôi tôm thẻ thì việc tìm hiểu thông tin v ề xu thế cung cầu, giá tôm thẻ, vật tư đầu vào và thị trường đầu ra là một tất yếu Để hỗ trợ người nuôi tôm phát triển hoạt động đầu tư sản xuất tôm thành công, tôi ch ọn đề tài "Phân tích thông tin th ị trường đối với hoạt động sản xuất sản phẩm tôm th ẻ chân trắng của các hộ nuôi tôm ở thôn Mỹ Thủy, xã H ải An, huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị” để viết khóa lu ận tốt nghiệp cử nhân kinh tế, khoa kinh tế phát triển, chuyên ngành qu ản trị kinh doanh nông nghi ệp Đề tài này có th ể làm tài liệu tham khảo cho hộ nuôi tôm để có quy ết định sản xuất phù h ợp, thích ứng với thị trường thay đổi nhanh chóng.
Mục tiêu nghiên c ứu và đối tượng nghiên cứu
- Góp ph ần cung cấp cơ sở về thông tin hị rường trong hoạt động sản xuất nông nghi ệp.
- Phân tích thông tin th ị trường đối với oạt động sản xuất sản phẩm tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi tôm ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị.
- Xác định được các điểm mạnh, điểm yếu đồng thời thấy được các cơ hội và thách thức tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nuôi tôm thẻ trên cát nói chung và các h ộ nuôi tôm thẻ trên cát ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị
- Tìm giải pháp giúp các h ộ nuôi tôm phát triển nuôi tôm thẻ nuôi tôm thẻ trên cát bền vững và phù h ợp với nhu cầu thị trường.
1.2.2 ối tượng nghiên cứu của đề tài
Trên địa bàn của thôn M ỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có hơn 150 hộ gia đình, do diện tích đất và vốn ít nên 2 đến 3 hộ gia đình cùng góp đất lại
5 đến 6 sào (2500m2 đến 3000m2) để làm hồ nuôi tôm, rất ít hộ có khả năng nuôi một mình và diện tích đất còn l ại do dân nơi khác đến thuê đất để nuôi Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của một số chủ hồ tại đây, tôi đã thu thập được thông tin của 50 hộ nuôi tôm, số còn l ại do hạn chế về thời gian, hộ ở xa không ti ếp cận được và một số hộ không hợp tác.
Phương pháp nghiên cứu và phạm vi ng i ên c ứu
1.3.1.1 Phương pháp thu th ập thông tin từ các thành viên th ị trường
Phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn bán cấu trúc xung quanh một số vấn đề hoặc chủ đề cụ thể là phương pháp thu thập thông tin phù h ợp Phỏng vấn bán cấu đôi khi trở thành cuộc thảo luận và trao đổi không chính thức và cho phép thu thập thông tin một cách linh hoạt và nhanh chóng.
Quan sát trực tiếp cũng là một phương pháp thu thập thông tin quan trọng và sử dụng cùng v ới phỏng vấn bán cấu trúc Có thể biết được rất nhiều thông tin định tính thông qua quan sát.
Những nguồn cung cấp thông tin thị trường chủ yếu l à:
- Thương nhân và chủ cơ sở chế biến.
- Các nhà nghiên c ứu thị trường.
- Truyền thanh và truy ền h ình.
1.3.1.2 Phương p áp ng iên cứu nông thôn có sự tham gia của người dân
Phương pháp được thực hiện không chỉ bởi những người bên ngoài mà còn được thực hiện bởi chính người dân trong cộng đồng Người dân tham gia sẽ đóng vai trò quy ết định trong việc nêu ra, phân tích các vấn đề và tìm ra giải pháp phù h ợp để giải quyết vấn đề đó Đặc biệt phương pháp này nhằm giải quyết những vấn đề xuất phát từ nhu cầu của người dân trong việc phát triên cộng đồng.
Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên không l ặp với kích thước mẫu là 50 hộ nuôi tôm theo mô hình nuôi tôm th ẻ trên cát.
Dựa vào các tài li ệu đã được công bố của địa phương và qua số liệu điều tra thu thập từ các hộ qua bảng điều tra với những nội dung chủ yếu như: năng lực sản xuất của hộ; kết quả sản xuất kinh doanh; vấn đề vật tư đầu vào, chuổi cung ứng, xu thế giá, những thuận lợi, khó khăn mà các h ộ nuôi tôm gặp phải được sử dụng để phân tích thông tin th ị trường đối với hoạt động sản xuất sản phẩm tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi tôm ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị sản phẩm tôm th ẻ chân trắng.
Phân tích SWOT có thể hiểu các điểm mạnh, điểm yếu của các hoạt động kinh doanh nông nghi ệp tại một khu vực cụ thể cũng như các cơ hội và thách th ức người dân có th ể gặp phải Từ đó, giúp người chủ nông hộ đưa ra các quy t định-chiến lược trong lĩnh vực sản xuất và marketing.
Những câu hỏi thường dùng để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe dọa:
- Hộ làm tốt được cái gì?
- Các nguồn lực hộ có là gì?
- Những điểm gì của hộ được người k ác coi là điểm mạnh?
- Hộ có thể cải thiện được những gì?
- Những điều hộ làm chưa tốt?
- Hộ nên tránh nh ững g ì?
- Những điểm mạn của hộ có tạo ra cơ hội gì không?
- Có th ể tận dụng các cơ hội mới để khắc phục các khó khăn hiện tại không?
- Có xu th ế nào tạo ra các cơ hội tốt không?
- Các điểm yếu của hộ có tạo ra mối đe dọa nào khô ng?
- Các xu thế công nghệ, cung, cầu và chính sách có đe dọa tới sức canh tranh của hộ ở địa phương không?
1.3.1.4 Phương pháp phân tích tài chính
Trong quá trình kinh doanh chúng ta thường gặp các trường hợp khác nhau có thể xảy ra như: cùng một nguồn lực nếu đầu tư vào các kế hoạch kinh doanh khác nhau sẻ cho các lợi ích khác nhau hoặc lượng nguồn lực khác nhau nếu đầu tư vào kế hoạch kinh doanh khác nhau sẻ cho lợi ích khác nhau Do dó để sử dụng hiệu quả đồng vốn đầu tư cần phải tiến hành phân tích tài chính của kế hoạch kinh doanh.
Phân tích tài chính của kế hoạch kinh doanh là xác định hiệu quả tài chính của kế hoạch kinh doanh, xác định mức đầu tư và kết quả thu được cho chủ đầu tư Nó chỉ rõ m ức độ hiệu quả tài chính, độ hấp đẫn để thu hút đầu tư Các chỉ tiêu cơ bản của phân tích tài chính là:
(1) Thời gian hòa v ốn là thời gian tính từ khi đầu tư vào kinh doanh đến khi thu đủ vốn đầu tư ban đầu Thời gian hoan vốn được tính bằng cách cộng dồn các khoản thu từ kinh doanh cho đế khi khoản thu bằng vốn đầu tư.
Lợi nhuận gộp (doanh thu – chi phí sản xuất) là thước đo lợi nhuận của một hồ nuôi tôm Tính l ợi nhuận gộp cho các sản phẩm hoặc các phương thức canh tác khác nhau cho phép nông dân đưa ra các quyết định sả n xuất và sản xuất như thế nào.
Trong quá trình thực hiện đề tài ày tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến của các giáo viên, h ộ nuôi tôm, các thành v ên chuỗi cung ứng có liên quan, hiểu về vấn đề nghiên cứu, nhằm bổ sung, ho àn thi ện nội dung.
1.3.2.1 Phạm vi nội dung Đề tài đi sâu t ìm iểu và phân tích thông tin v ề vật tư đầu vào, xu thế cung cầu, giá của sản phẩm tôm thẻ, chuổi cung tôm và thuận lợi khó khăn của các hộ nuôi tôm ở thôn.
Các hộ nuôi tôm ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
1.3.2.3 Phạm vi thời gian Đề tài bắt đầu tiến hành từ ngày 10/01/2011 đến ngày 20/04/2011 Số liệu được thu thập và phân tích chủ yếu là năm 2010.
NỘI DUNG VÀ K ẾT QUẢ NGHIÊN C ỨU
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN C ỨU
1.1 Cơ sở lý luận về thông tin thị trường trong sản xuất nông nghi ệp
1.1.1 Những khái niệm cơ bản trong thị trường nông sản
1.1.1.1 Khái ni ệm thị trường
Cho đến nay, có nhiều khái niệm khác nhau về “thị trường” nói chung và “thị trường nông nghiệp” nói riêng.
Theo GS TS Trần Minh Đạo: “Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có m ột nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn s àng và có kh ả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó”.
Theo Philip Kotler: “thị trường là tập hợp những người mua hiện thực và tiềm năng đối với một sản phẩm”.
Hiểu theo nghĩa hẹp, “thị trường là nơi diễ n ra không ng ừng các hoạt động mua bán hàng hóa và d ịch vụ giữa ngườ sả xuất và người tiêu dùng thông qua quan h ệ hàng hóa - tiền tệ’’ Trong nông nghi ệp, chợ là nơi người mua và người bán trao đổi hàng hóa, nên theo định nghĩa n ày chợ cũng là thị trường.
Hiểu theo nghĩa rộng, thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng v ề hàng hóa, d ịch vụ cũng như các quyết định của các doanh nghi ệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hóa Đó là những mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu với cơ cấu cung và cầu của từng loại hàng hóa c ụ thể.
Từ những khái niệm trên về thị trường, ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất, thị trường chính là nơi mà người mua và người bán tự tìm đến với nhau qua trao đổi, thăm dò, ti ếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên cần biết: Đối với nhà sản xuất họ cần biết:
- Phải sản xuất loại hàng hóa gì, số lượng là bao nhiêu?
- Phải sản xuất hàng hóa đó như thế nào?
- Sản xuất hàng hóa đó cho ai sử dụng? Đối với người tiêu dùng h ọ cần biết:
- Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình và đáp ứng ở đâu?
- Nhu cầu được thõa mãn đến mức độ nào?
- Khả năng thanh toán ra sao?
Cung là số lượng mà người sản xuất và các trung gian th ị trường sẵn sàng và có thể cung cấp.
Nguồn cung của mặt hàng nông s ản có xu hướng dễ thay đổi hơn cầu của sản phẩm đó vì quá trình sản xuất bị các điều kiện tự nhiên chi phối Dưới đây là một số yếu tố chính ảnh hưởng tới nguồn cung của các sản phẩm nông nghiệp:
- Thời tiết: Điều kiện thời tiết thuận lợi cho thu hoạch tốt vì vậy ảnh hưởng tích cực đến cung trong khi hạn hán và lũ lụt có hiệu ứng ngược lại Sâu bệnh cũng có tác động tiêu cực đối với năng suất và nguồn cung.
- Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất của một mặt hàng cụ thể tăng khiến nông dân chuyển sang các mặt hàng khác có lãi cao h ơn Chi phí sản xuất giảm sẽ có hiệu ứng ngược lại.
- Giá: Nông dân có xu hướng mở rộng nguồn cung khi giá tăng và giảm nguồn cung khi giá hạ Đối với ác sản phẩm có thể dự trữ được như ngũ cốc, họ có thể tăng nguồn cung ngay lập tức bằng ách giảm tiêu thụ trong gia đình và xuất hàng khỏi kho dự trữ Đầu tư vào sản xuất là một phản ứng phổ biến khác nhưng cần thời gian.
- Hạ tầng vận chuyển: Cải tiến hạ tầng vận chuyển có thể giúp thu hẹp khoảng cách giữa các khu vực cụ thể và cho phép s ản xuất các sản phẩm nông nghiệp mới để bán ở thị trường thành thị.
- Giá của các sản phẩm cạnh tranh thay đổi.
- Thay đổi công nghệ sản xuất.
- Chính sách của nhà nước…
Cầu là lượng của một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể mà người mua sẵn lòng và có kh ả năng mua ở các mức giá khác nhau.
Cầu không tĩnh mà thay đổi thường xuyên Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra sự thay đổi của cầu:
- Giá: Nếu giá tăng, cầu sẽ có xu hướng giảm và nếu giá giảm, cầu sẽ có xu hướng tăng.
- Thu nhập: Khi thu nhập thực của người tiêu dùng tăng, sức mua của họ và cầu sẽ tăng Khi thu thập giảm, điều ngược lại sẽ xảy ra.
- Sở thích của người tiêu dù ng: C ầu là biểu hiện cho sở thích của người tiêu dùng S ở thích của người tiêu dùng có th ể thay đổi cùng v ới thay đổi về thu nhập, trình độ học vấn, cách tiếp cận với phong cách s ống hiện đại và qu ảng cáo.
- Các sản phẩm cạnh tranh hoặc thay thế: Cầu của một sản phẩm sẽ giảm khi các sản phẩm thay thế trở nên sẵn có hoặc rẻ hơn Cầu sẽ tăng lên khi các s ản phẩm thay thế đó khan hiếm và/hoặc đắt hơn
- Chất lượng: Người tiêu dùng thường nhạy cảm với chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp Những cải tiến về chất lượng có thể khiến cầu tăng trong khi chất lượng giảm sẽ có hiệu ứng ngược lại.
1.1.1.2.3 Mối liên hệ giữa cung, cầu và giá
Giá chủ yếu do cung v à c ầu quyết định Giá có thể dao động đáng kể, thậm chí trong một ngày Nếu có một lượng hàng lớn đột ngột cung ứng cho thị trường (trường hợp điển hình trong vụ thu hoạ h), giá sẽ giảm Khi thiếu cung trên thị trường (như khi mất mùa) giá s ẽ tăng Vào dịp lễ tết, nhu cầu thực phẩm tăng khiến giá của nhiều sản phẩm nông ngh ệp cũng tăng.
Hiểu biết về diễn biến cung và cầu là rất cần thiết để nắm bắt sự dao động giá ngắn hạn, theo mùa v ụ và xu thế giá dài hạn Những hiểu biết đó có thể giúp nông dân dự đoán sự thay đổi giá trong tương lai từ đó để người dân quyết định sản xuất cái gì và khi nào bán ra th ị trường.
1.1.2 Bản chất của thông tin th ị trường
1.1.2.1 Khái ni ệm thông tin th ị trường
Theo Ngô Th ị Kim Yến: “Thông tin thị trường là tất cả các thông tin về mua và bán các s ản phẩm và dịch vụ Thông tin thị trường không chỉ là thông tin v ề giá cả và số lượng mà còn bao g ồm cả các thông tin liên quan đến thị trường đầu ra và đầu vào của sản phẩm”.
PHÂN TÍCH THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TÔM TH Ẻ CHÂN TRẮNG CỦA CÁC HỘ NUÔI TÔM Ở THÔN MỸ THỦY, XÃ H ẢI AN, HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1 Đặc điểm các hộ nghiên cứu
2.1.1 Đất đai, diện tích mặt nước
Trong hai năm qua, diện tích nuôi tôm ở thôn có xu hướng ngày càng m ở rộng, mức độ biến động cao Năm 2008, ở thôn chỉ có công ty CP (Thái Lan) đầu tư 8 ha nuôi tôm th ẻ trên cát, đến năm 2009 người dân đã triển khai nuôi được 6,5 ha tôm thẻ chân trắng và đến năm 2010 nâng diện tích nuôi tôm của dân lên 20ha Tóm l ại diện tích nuôi tôm th ẻ trên cát ở thôn tăng rất nhanh rong hai năm qua nhưng đang có xu hướng chậm lại ở đầu năm 2011 do hạn chế bởi q u ỹ đất trồng rừng phòng h ộ ven biển, đất cho phép khai thác đã gần hết.
Qua phỏng vấn, người dân cho b ết: Phần lớn hồ nuôi tôm hiện nay được họ xây dựng một cách tự phát, tuy được đầu tư xây dựng và trang bị phương tiện dụng cụ đạt têu chuẩn, tiếp cận với ác k ĩ thuật nuôi tiên tiến nhất, hồ được xây dựng trên bãi cát cao triều út bị ảnh hưởng ủa lũ lụt, có thẻ nuôi nhiều vụ trong năm nhưng do hạn chế về đất nên đa số các ồ không có hệ thống lọc nước khi thải Sau một thời gian sản xuất, nảy sinh nh ều bất ợp lý và mâu thu ẫn, vì cứ hồ này dùng xong th ải trực tiếp ra biển rồi hồ khác bơm vào nuôi hiện nay chưa xuất hiện tình trạng nhiễm chéo bệnh, nhưng với diện tích nuôi nhiều có thể dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, gây khó khăn, thiệt hại cho người nuôi.
Sau thu hoạch, công tác vệ sinh đáy (bằng bạt nilon chống thấm) rất dễ dàng, thường là bằng cách phơi nắng, khử phen, chi phí nhân công và thời gian ít hơn nhiều so với hồ đất Vì vậy có thể nuôi được 2-3 vụ/năm thậm chí có hộ nuôi được 4 vụ/năm
2.1.2 Lao động và nhân kh ẩu
Kết quả thu thập thông tin từ 50 hộ nuôi tôm cho thấy tình hình chung trước đây người dân ở thôn sống chủ yếu dựạ vào nghề biển, đánh bắt gần bờ từ 5-10 dặm, ngư cụ đơn giản, so với các thôn khác trong huyện đây thuộc dạng thôn nghèo, trình độ văn hóa trung bình và cơ bản có thể đủ điều kiện để tiếp cận với kỹ thuật nuôi tôm Số nhân khẩu bình quân hộ cũng vào loại trung bình (5 khẩu/hộ) Có hộ sử dụng tất cả nguồn lực lao động trong gia đình tham gia vào nuôi tôm nh ưng cũng có hộ chỉ sử dụng lao động có khả năng Qua thông tin từ những người nuôi tôm ở thôn thì yếu tố về số lượng lao động chỉ cần nhiều vào khâu xây d ựng hồ, khi thu hoạch Còn trong quá trình nuôi ít hao phí lao động cơ bắp, nhưng yếu tố về chất lượng lao động lại cực kỳ quan trọng vì đối tượng tôm thẻ rất nhạy cảm, yêu cầu hiểu bi t rõ k ỹ thuật nuôi, đặc điểm và biểu hiện của tôm thẻ, có kinh nghiệm khi nuôi Ngoài ra, mô hình nuôi trên cát g ần như tách biệt với tự nhiên, con tôm ph ụ thuộc v ào sự cung cấp của người nuôi tất cả các yếu tố thức ăn, sinh vật, khí oxy, diện tích n ên mỗi hồ thường xuyên phải có người theo dõi, ch ăm sóc tôm.
Giá thuê lao động chăm sóc tôm ở ôn giao động từ 26.000đ đến 40.000đ/ngày/hồ tùy vào di ện tích hồ hay mùa, m ỗi lần thuê thường nguyên vụ.
Trước đây, ở huyện có các chương trình hỗ trợ sản xuất, vay vốn từ các ngân hàng nhưng do nhiều người dân nuôi tôm sú bị lỗ mất khả năng trả nợ nên các ngân hàng hầu như ngại cho vay ti ền đầu tư nuôi thủy sản Nguồn vốn của hộ đầu tư nuôi tôm ở thôn có k á n i ều nguồn như tự có, vay nóng ở ngoài, thậm chí một số hộ gia đình ở đã cầm cố t ẻ đỏ ay góp vốn hai ba hộ để đầu tư xây dựng ao nuôi tôm.
Bảng 2.2 Nguồn vốn của hộ nuôi tôm
(Nguồn số liệu điều tra năm
Về tổng vốn đầu tư nói lên khả năng chủ động về vốn của các chủ hộ Tổng vốn vay của 50 hộ la: 7,630tỷ đồng ta thấy nguồn vốn đầu tư do đi vay rất lớn Bình quân đi vay trên hộ hiện tại là 152,6 triệu đồng Sở dĩ có tình trạng vay mượn lớn như trên là mô hình nuôi tôm th ẻ trên cát đòi h ỏi số vốn đầu tư lớn để xây dựng ao và chi phí mua sắm máy móc, dụng cụ.
2.1.4 Đầu tư xây dựng cơ bản và phương tiện dụng cụ nuôi tôm
Mô hình nuôi tôm th ẻ trên cát ở thôn M ỹ Thủy, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị mới phát triển trong hai năm gần đây, mô hình này đỏi hỏi đầu tư xây dựng cơ bản và phương tiện dụng cụ ban đầu rất lớn Mặc dù v ậy, do sự đặt cược cao vào khả năng thành công, thu l ợi nhuận lớn nên rất nhiều người đầu tư Từ mẫu điều tra 50 hộ nuôi tôm ở thôn Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, tôi t ổng hợp được số lượng hồ là 56 cái, tổng diện tích mặt nước là 16,68ha Trong đó các hộ có nhi ều hồ còn ít. Trung bình một chủ hồ tôm có diện tích là 3.336m2 và với chi phí xây dựng hồ theo hình thức khoáng toàn bộ là 30.000đ/m2 thì c i p í xây dựng hồ trung bình một chủ hồ là 100 triệu đồng.
Bảng 2.1 Đầu tư phương tiện dụng cụ nuôi tôm bình quân 1 hộ
Loại TLSX Đơn vị Số Giá trị khi mua Bình quân 1 hộ lượng (1000đ/đơn vị) (1000đ)
Mô tơ điện 3 pha cái 4,48 1.800 8.064
Giàn sục khí cái 4,48 12.500 56.000 Ống bơm nước ống/4mét 98,00 540 52.920
Hệ thống vớt bọt cái 2,24 120 268
Máy đo độ mặn, pH cái 0,60 150 90
(Nguồn số liệu điều tra năm 2010)
Từ bảng trên chúng ta th ấy, bình quân 1 hộ đầu tư khoảng 208,422 triệu đồng cho việc mua các phương tiện dụng cụ nuôi tôm Tóm l ại, một hộ nuôi tôm để xây dựng một hồ diện tích trung bình là 3336m 2 từ khâu đào hồ, xây thân đê, trải bạt đáy, lắp đặt hệ thống máy bơm, đầu tư hệ thống tạo ôxy, h ệ thống mô tơ điện 3 pha dùng cho qu ạt nhím, ống dẫn nước vào hồ…cho đến lúc bắt đầu cho nước vào sử dụng đạt tiêu chuẩn thì tổng chi phí xây dựng hồ và mua phương tiện dụng cụ nuôi tôm lên đến 308,422 triệu đồng. Ngoài ra, những hộ từ nơi khác đến thuê đất nuôi tôm thì còn phải trả chi phí thuê đất là 8 triệu/ha/năm Chính vì vậy, người nghèo khó có th ể đầu tư nuôi theo mô hình này.
2.1.5 Tình hình nuôi tôm của hộ năm 2010
2.1.5.1 Chi phí đầu tư các đầu vào nuôi tôm. Ở thôn, nuôi tôm thẻ trên cát thường nuôi 2-3 vụ trong một năm, vụ thứ nhất từ tháng 1 đến tháng 3, vụ hai từ tháng 4 đến tháng 7, c òn v ụ 3 từ tháng 8 đến tháng 12.Ngoài ra có m ột số hồ nuôi được 4 vụ trong một năm Mô hình nuôi tôm trên cát phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết đặc biệt là lượng mưa và nhiệt độ Vào mùa mưa tôm th ẻ ít ăn chậm lớn, chí phí thức ăn tă g và do lượng nước mưa hòa vào h ồ khó quản lý được độ mặn, làm gi ảm lượng oxy hòa tan trong n ước, phải sử dụng thêm nhiều hóa chất vi sinh để bảo đảm độ pH, diệt mần bệnh, thời gian nuôi tôm đến cỡ thương phẩm tăng lên 110-120 ngày Về mùa hè, nhi ệt độ cao tôm thẻ ăn nhiều tăng trưởng nhanh, thời gian nuôi giảm từ 85-90 ngày tuổi là đạt kích thước thương phẩm,điều này làm lượng t ức ăn giảm, thuê nhân công ít Theo thông tin t ừ các hộ điều tra năm 2010, nhiệt độ cao làm giảm lượng oxy hòa tan trong n ước nên vào bu ổi trưa luôn phải sục khí oxy, chạy máy quạt nhưng thời gian cúp điện vào mùa hè ở thôn cao,tính ra chi phí một ngày dùng máy n ổ bằng mười ngày dùng động cơ điện 3 pha,chênh lệch giữa chi phí dùng d ầu và điện khoảng 1 tr.đ/ngày.
Bảng 2.3 Chi phí đầu tư các đầu vào nuôi tôm theo v ụ tính bình quân trên một ha
Tổng chi phí sản xuất
5 Chi Phí công lao động gia đ ình
BQ chung /ha Giá tr ị (1000đ) %
(Nguồn số liệu điều tra năm 2010)
Từ kết quả nghiên ứu ở trên, chúng ta có th ể thấy rằng lượng chi phí đầu vào cho hình thức nuôi tôm t ẻ trên cát là r ất cao so với các hình thức nuôi khác Chi phí thức ăn hơn 45,57% là do sử dụng đa số thức ăn công nghiệp; đối với hồ nuôi đạt, hệ số thức ăn dao động từ 1,4 đến 1,7 tức cho ăn từ 1,4 tấn-1,7 tấn thức ăn thì thu được 1 tấn tôm Ngoài ra, vi ệt sử dụng các phương tiện máy móc nhiều làm tiền điện và dầu máy chiếm từ 8- 10% và các tài s ản dùng trong môi trường nước biển khả năng bị hư hỏng nhiều, khó thanh lý nên tỷ lệ khấu hao tài sản cố định lên đến 15-22% giá trị tài sản.
Tỷ trọng chi phí xử lý hồ nuôi chiếm trong chi phí sản xuất bàn tiền bình quân ha của hình thức nuôi tôm thâm canh trên cát th ấp hơn nhiều so với hình thức nuôi khác.
2.1.5.2 Kết quả nuôi tôm của các hộ nghiên cứu
Kết quả hoạt động nuôi tôm chủ yếu được phản ánh thông qua các c hỉ tiêu như:diện tích, sản lượng, năng suất và lợi nhuận.
Bảng 2.4 Diện tích, năng suất, sản lượng nuôi tôm của các hộ điều tra năm 2010
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn /ha)
(Nguồn số liệu điều tra)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: diện tích nuôi tôm vụ 1 là 14,8ha, vụ 2 là 16,5ha.
Sở dĩ có sự khác biệt đó là bởi vì: hầu hết các hộ nuôi tôm ở thôn M ỹ Thủy phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên lúc th ời tiết thuận lợi có nhiều hộ nuôi Vì vậy mà diện tích dùng để nuôi tôm ở vụ 2 cao Năng suất tôm ở vụ 2 cao hơn vụ 1 tới 3,51 tấn/ha là vì điều kiện nuôi ở vụ 2 tốt hơn nên giảm được tỷ lệ tôm chết trong q á trình nuôi và tôm tăng trưởng thuận lợi, ít có bão lụt làm thiệt hại diện tích nuôi. Đánh giá mức độ rủi ro của hoạt động nuôi ôm. Đối với lợi nhuận gộp (doanh thu – tổng chi phí sản xuất) của các hộ trên 1 vụ, qua điều tra 50 hộ nuôi tôm, kết quả nuôi c o t ấy: có lãi 31 hộ tương đương 62%, hòa vốn 9 hộ tương đương 18% và lỗ 10 hộ tươ g đương 20% Cụ thể.
Bảng 2.5 Phân ph ối lợi nhuận của các hộ nuôi tôm
Trị số giữa Số hộ xi fi
(Nguồn số liệu điều tra)
Lợi nhuận gộp trung bình :
Ta có p hương sai của lợi nhuận gộp
Mặt khác hệ số biến thiên
Ta thấy, Cv= 1,4 khoảng dao động lợi nhuận gộp rất lớn, hoạt động nuôi tôm có r ủi ro rất cao.
2.2 Phân tích thông tin thị trường đối với hoạt động sản xuất sản phẩm tôm thẻ chân tr ắng của các hộ nuôi tôm ở thôn Mỹ Thủy, xã H ải An, huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị
Hiện nay, để có tính cạnh tranh trên thị trường, các hộ nuôi tôm phải có khả năng nắm bắt các thông tin thị trường và sử dụ g chúng để áp dụng vào công vi ệc của mình Phân tích để hiểu thêm các thông tin th ị trường và đánh giá đúng hoàn toàn về giá trị mà thông tin th ị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ là rất cần thiết cho quá trình ra quyết định hiệu quả Đối với hoạt động nuôi tôm có 4 nhóm thông tin th ị trường quan tr ng cần thu thập và phân tích đó là:
- Vật tư đầu v ào gồm: địa điểm và địa chỉ liên hệ của người cung cấp vật tư, loại và chất lượng của các loại vật tư, giá của các loại vật tư khác nhau.
- Giá: xu thế giá, tính mùa v ụ của giá, sự dao động giá giữa các vụ
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GI ẢI PHÁP
3.1.1 Định hướng của bộ NN&PTNT
Bộ NN&PTNT sẽ tăng cường chỉ đạo và giao trách nhi ệm các viện nghiên cứu giống tôm rà soát l ại việc sản xuất giống; tăng cường quản lý kiểm soát chặt chẽ khâu nhập giống Đối với người nuôi tôm thiếu vốn sản xuất, các địa phương cần khảo sát nắm chắc tình hình báo cáo lên cấp trên, Bộ NN&PTNT sẽ đề nghị Chính phủ, Ngân hàng có bi ện pháp hỗ trợ sản xuất Cần xem con tôm là mặt hàng công nghi ệp để có mức đầu tư tương xứng hơn Các địa phương cần tranh thủ cả ng ồn vốn ODA và nguồn vốn của Ngân hàng thế giới (WB) đầu tư cho các công trình thủy lợi để làm thủy lợi cho các vùng nuôi th ủy sản Năm 2011, Bộ sẽ ban h ành tiêu chí cho vùng nuôi và phấn đấu đánh số 50% cơ sở nuôi tôm nhằm hực hiện truy xuất nguồn gốc để ngành tôm phát tri ển bền vững hơn Do vậy, nuôi tôm phải trên cơ sở qui hoạch Vùng nuôi TCT s ẽ tăng lên nhưng phải đảm bảo k ểm soát được dịch bệnh.
3.1.2 Định hướng của tỉnh Quảng Trị
- Phát triển nuôi trồng thủy sản phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bỏa vệ và tái t ạo nguồn lợi thủy sản Phong chống dịch bệnh cho các đối tượng nuôi mà động lực thúc đẩy là nuôi công ngh ịêp và bán công nghi ệp.
- Phát tri ển nuôi trồng thủy sản gắn với phát triển kinh tế xã hội của các vùng, các địa phương, góp phần chuyển đổi kinh tế nông nghiệp, tạo công ăn việc làm và c ải thiện đời sống cho nhân dân lao động.
- Tăng cường sử dụng hợp lí có hiệu quả các loài mặt nước nhờ tận dụng có đồng bộ các chính sách và biện pháp quản lí cơ cấu sử dụng mặt nước, đối tượng nuôi trồng và công ngh ệ nuôi trông.
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế hợp tác, kinh tế gia đình, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nuôi trồng thủy sản và nâng cao năng suất nuôi trồng tạo ra nhiều vùng c ung cấp nguyên liệu lớn.
- Phát triển công nghệ sinh học rút ngắn khoảng cách về trình độ công nghệ đặc biệt là công ngh ệ sản xuất giống, thức ăn và phòng tr ừ dịch bệnh.
3.2.1 Giải pháp dựa trên ưu thế (mạnh) để tận dụng các cơ hội
- Trên cơ sở đặc điểm sinh thái và tiềm năng của vùng, c ần quy hoạch tổng thể diện tích NTTS để nắm cụ thể việc giao đất, xác định quy mô nuôi phù h ợp, hạn chế sản xuất nhỏ lẻ, phát triển các loại hình kinh tế trang trại nuôi tôm theo hướng đảm bảo năng suất và hiệu quả kinh tế lâu dài, duy tu bảo vệ rừng phòng hộ.
- Phát triển mở rộng sản xuất tôm, hoàn thi ện công nghệ hiện có đồng thời du nhập thêm những công nghệ mới về giống nuôi, thức ăn, xử lí…Cần tăng cường công tác tập huấn bồi dưỡng về công nghệ, giống mới, bảo vệ mội trường và phòng tr ừ dịch bệnh ở vùng nuôi thâm canh Giúp người nuôi hiểu rõ các quy lu ật sinh trưởng và phát triển của tôm, nắm bắt được các đặc điểm kinh tế kỹ thuật, có kiến thức về cải tạo hồ,chế độ cho ăn, sử dụng hóa chất…
- Tăng cường vai trò c ủa nhà nước, tận dụng nguồn vốn đầu tư bên ngoài và hổ trợ kỹ thuật từ nhà nước cũng như các tổ c ức k ác.
3.2.2 Giải pháp vượt qua các điểm yếu để tận dụng cơ hội
- Tăng cường nghiên cứu, xây dựng lịch thời vụ nuôi phù h ợp điều kiện tự nhiên ở địa phương, tăng khả năng ứng phó có hiệu quả đối với thời tiết bất lợi xảy ra.
- Có ch ế độ ưu đãi, khuy ến khích kỹ sư, cán bộ khuyến ngư giỏi về hướng dẫn cùng nuôi v ới người dân.
- Nâng cao tính cộng đồng giữa các hộ nuôi, khi thải nước ra phải báo để các hồ lân cận không lấy nước vào, phát triển hệ thống thủy lợi.
- Hình thành các tổ hợp trang trại hoặc vùng s ản xuất tập trung, để cùng t ổ chức thu mua giống, thức ăn, thương lượng giá nhằm chi phí vận chuyển và khả năng đàm phán với người mua.
- Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các dịch vụ NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng Cần có hệ thống dịch vụ đồng bộ phục vụ cho các hộ nông dân nuôi tôm Hệ thống này bao gồm các trại giống có chất lượng cao, kiểm soát được dịch bệnh; xây dựng các cơ sở chế biến thức ăn đảm bảo được tiêu chuẩn kỹ thuật và giá c ả hợp lý.
3.2.3 Giải pháp dựa trên ưu thế (mạnh) để tránh các nguy cơ
- Nâng cao trình độ quản lý các nguồn lực đầu vào, như cho ăn phù hợp không thừa không thiếu, sử dụng các chế phẩm sinh học mới thay cho thuốc bảo vệ thực vât… nhằm làm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
- Khuyến khích xây dựng cácvùng nuôi t ập trung phục vụ xuất khẩu.
- Các cơ quan quản lý và các doanh nghi ệp cần đẩy mạnh công tác kiểm tra an toàn vệ sinh chất lượng từ khâu nuôi tr ồng đên thành ph ẩm Nghiêm cấm sử dụng các hóa ch ất phụ gia trong danh sách không được dùng.
- Tăng cường công tác thông tin thị trường, người dân cần chủ động tiếp cận thông tin truy ền thông đại chúng như chương trình “bạn nhà nông” hay tạp chí nông nghiệp…Thường xuyên trao đổi thông tin với các người thu mua như số lượng, chất lượng sản phẩm , giá cả sản phẩm Để từ đó người nông dân có thể điều chỉnh quá trình sản xuất đáp ứng tối đa nhu cầu người tiêu dùng.
3.2.4 Giải pháp vượt qua (hoặc hạn chế) các điểm yếu để tránh các nguy cơ