TỔNG QUAN
Đặt vấn đề
Trong xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá đời sống kinh tế, với những điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi Để tồn tại và phát triển nên mục tiêu cơ bản của các doanh nghiệp là làm thế nào mang lại nhiều lợi nhuận cho mình Bên cạnh đó, vấn đề luôn được các nhà doanh nghiệp đang tìm hiểu và thực thi những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành với những sản phẩm do chính doanh nghiệp sản xuất ra Nhưng để có thể thực hiện được điều này thì đó không phải là việc dễ dàng, đơn giản mà đòi hỏi doanh nghiệp phải định hướng được đâu là hướng đi đúng đắn và một chế độ công tác kế toán hợp lý. Để thực hiện được mục tiêu đó, các nhà quản lý doanh nghiệp đã quan tâm rất nhiều đến kế toán quản trị nhằm nâng cao chất lượng trong quản lý cũng như ra quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Mô hình kế toán chi phí dựa trên hoạt động ABC (ActivityBased Costing) có thể được xem là một phần của giải pháp cho vấn đề trên Ngoài việc cung cấp những thông tin về chi phí một cách đầy đủ, chính xác và được cập nhật cho các nhà quản lý trong việc ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ABC còn góp phần trong việc nghiên cứu ra những phương pháp để có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện hoạt động của mình từ đó nâng cao chất lượng quản lý, cũng như chất lượng hoạt động nhằm tăng năng lực cạnh tranh và sức mạnh kinh tế trong nền kinh tế thị trường mở, không những ở phạm vi Việt Nam mà còn mở rộng ra khu vực và toàn thế giới.
Tuy nhiên, thực tế trong các doanh nghiệp phương pháp này được áp dụng một cách hạn chế, một phần bởi bản thân kế toán tại các doanh nghiệp chưa hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng và phương pháp áp dụng ABC, một phần bởi các nghiên cứu về phương pháp này vẫn còn hạn chế Chính vì vậy nên Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) lựa chọn phương pháp tính giá truyền thống để tính giá các sản phẩm của công ty.
Do đó “ Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) ” được chọn làm đề tài nghiên cứu, với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn công tác tính giá thành, cải tiến quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và phục vụ kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản trị.
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 1 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty
Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)
Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng phương pháp tính giá ABC tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Khẩu Cà Mau (Camimex), qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại Công ty.
- Tìm hiểu thực trạng của phương pháp tính giá hiện đang áp dụng tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex).
- Đánh giá thực trạng, phân tích ưu điểm và khả năng vận dụng phương pháp tính giá ABC tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu
- Vận dụng phương pháp tính giá ABC tại Công ty Cổ Phần Chế Biến ThủySản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại Công ty.
Phương pháp nghiên cứu
1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thực hiện đi thực tế và quan sát trực tiếp tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex), số liệu được lấy chủ yếu từ số liệu kế toán tài chính do Phòng kế toán công ty cung cấp và từ các thông tin của công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) trên internet và các tài liệu tham khảo về phương pháp tính giá ABC.
1.3.2 Phương pháp xử lí số liệu
Số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel Tùy theo mục tiêu và đối tượng sử dụng mà sử dụng những phương pháp phân tích số liệu cho phù hợp Sau đây là một số phương pháp phân tích số liệu trong đề tài:
- Để đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty theo phương pháp truyền thốngtrong tháng 12 năm
2016thìsử dụng phương pháp của kế toán tài chính,tập hợp các loại chi phí sản xuất và cuối tháng kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số.
- Sử dụng phương pháp thống kê, thống kê lại các số liệu chi phí liên quan đến chi phí NVLTT, NCTT, chi phí SXC cụ thể theo từng loại sản phẩm để tiến hành tính giá theo phương pháp ABC.
- Phương pháp đối chiếu và so sánh: Phương pháp này dùng để đối chiếu, so sánh hai phương pháp truyền thống và ABC với nhau từ đó rút ra kết luận về sự chênh lệch giữa hai phương pháp đó nhằm phục vụ cho việc ra quyết định.
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 2 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu phương pháp tính giá thành sản phẩm theo cách tiếp cận của kế toán quản trị, trong đó tập trung vào phương pháp ABC
1.4.2 Phạm vi về thời gian
- Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ ngày 06/02/2017 đến ngày 12/05/2017.
- Số liệu được sử dụng trong đề tài: tháng 12 năm 2016.
1.4.3 Phạm vi về không gian Đề tài tập trung nghiên cứu tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex).
Khóa luận gồm có 5 chương:
Chương 2: Cơ sở lí luận về phương pháp tính giá truyền thống và phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC).
Chương 3: Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm truyền thống và vận dụng phương pháp tính giá ABC tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex).
Chương 4: Nhận xét và so sách phương pháp tính giá truyền thống và phương pháp tính giá ABC tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex).
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 3 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
Cấu trúc khóa luận
Khóa luận gồm có 5 chương:
Chương 2: Cơ sở lí luận về phương pháp tính giá truyền thống và phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC).
Chương 3: Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm truyền thống và vận dụng phương pháp tính giá ABC tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex).
Chương 4: Nhận xét và so sách phương pháp tính giá truyền thống và phương pháp tính giá ABC tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex).
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 3 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty
Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRUYỀN THỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC)
Khái quát về phương pháp tính giá truyền thống
Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản khác nhau như: chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao TSCĐ,…Nói một cách tổng quát, chi phí sản xuất là hao phí về lao động vật hóa và lao động sống trong một kỳ sản xuất kinh doanh.
- Lao động vật hóa là những đối tượng lao động (nguyên vật liệu nói chung), tư liệu lao động (TSCĐ, công cụ dụng cụ).
- Lao động sống là tiền lương và các khoản trích lập quỹ BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ.
2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất Để phục vụ tốt cho công tác quản lý sản xuất và hạch toán giá thành sản phẩm, doanh nghiệp phải phân loại chi phí và có nhiều cách phân loại:
- Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố: Bao gồm 5 yếu tố:
+ Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị (gồm giá mua, chi phí mua) của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo.
+ Chi phí nhân công: Là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tiền lương của người lao động.
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ chi phí doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
+ Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo nhưtiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo….
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 4 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
- Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục: Bao gồm 3 khoản mục:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm các loại nguyên liệu và vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm Trong đó, nguyên vật liệu chính dùng để cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm và các loại vật liệu phụ khác có tác dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặt chất lượng và hình dáng.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm tiền lương phải trả cho bộ phận công nhân sản xuất sản phẩm và những khoản trích theo lương của họ được tính vào chi phí Cần phải chú ý rằng, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận công nhân phục vụ hoạt động chung của bộ phận sản xuất hoặc nhân viên quản lý các bộ phận sản xuất thì không bao gồm trong khoản mục chi phí này mà được tính là một phần của khoản mục chi phí sản xuất chung.
+ Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng để phục vụ hoặc quản lý quá trình sản xuất sản phẩm Khoản mục chi phí này bao gồm: chi phí vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hoặc quản lý sản xuất, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất và quản lý ở phân xưởng,…
Ngoài 2 cách phân loại trên, chi phí sản xuất còn được phân loại theo một số tiêu thức khác:
- Chi phí ban đầu và chi phí chuyển đổi.
- Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
- Chi phí bất biến và chi phí khả biến.
- Chi phí năm trước và chi phí năm nay.
- Chi phí chờ phân bổ và chi phí trích trước.
2.1.1.3 Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất:
- Chi phí nguyện vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả chi phí về nguyên liệu chính, vật liệu phụ, bán thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu, được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm.
- Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng sản xuất từng loại sản phẩm thì tập hợp chi phí theo từng loại sản phẩm.
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 5 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)
- Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng sản xuất nhiều loại sản phẩm thì tập hợp chung và trước khi tổng hợp chi phí để tính giá thành, phải phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành.
- Sử dụng tài khoản 621 - Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp.
- Tài khoản này không có số dư cuối kỳ
Xuất kho NVL dùng cho sản xuất sản phẩm
Mua NVL dùng ngay vào sản xuất sản phẩm
Thuế GTGT được khấu trừ
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu thừa dùng không hết nhập kho
Phần chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trƣcc̣ tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp; các khoản trích về BHXH, BHYT,KPCĐ, BHTN tính vào chi phí theo quy định.
- Sử dụng tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
- Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 6 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
Tiền lương phải trả công nhân sản xuất trực tiếp sản xuất sản phẩm
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Tiền lương nghỉ Trích trước tiềnphép trả cho lương nghỉ phépcông nhân cho công nhân 632
Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường Trích BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ cho công nhân sản xuất
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
- Chi phí sản xuất chung là các chi phí phát sinh tại xí nghiệp sản xuất, phục vụ chung cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, ngoại trừ các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
- Sử dụng tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung.
- Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản có các tài khoản chi tiết như sau:
- Tài khoản 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng.
- Tài khoản 6272 - Chi phí vật liệu.
- Tài khoản 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất.
- Tài khoản 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ.
- Tài khoản 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Tài khoản 6278 - Chi phí bằng tiền khác
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 7 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập
Chi phí nhân viên phân xưởng (Lương BHXH,
Chi phí vật li ệu, dụng cụ SX
Chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Chi phí bằng tiền khác
Chi phí đi vay phải trả ( nếu được vốn hóa)
Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành sản phẩm, dịch vụ
Các khoản thu giảm chi
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung
2.1.2.1 Khái niệm về giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là tổng số chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã haophí để tạo nên một khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ Giá thành phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, và quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả sản xuất và phục vụ sản xuất.
2.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
- Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành:
Khái quát về phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC)
Toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất sản phẩm tạo ra giá thành công xưởng Giá thành công xưởng của sản phẩm kết hợp với chi phí ngoài sản xuất tạo nên giá thành toàn bộ sản phẩm Như vậy giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau Để hạ thấp giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm chi phí, đồng thời phải có biện pháp đầu tư, sử dụng chi phí hợp lý Mối quan hệ đó thể hiện qua công thức sau:
Chi phí sản xuất Giá thành đơn vị sản phẩm Khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ
2.2 Khái quát về phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC)
2.2.1 Sự hình thành của phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC)
Trong những năm của thập niên 1980, nhiều nhà quản trị cũng như kế toán đã không hài lòng với hệ thống tính giá truyền thống Bên cạnh những ưu điểm, các hệ thống tính giá đó đã bộc lộ một số hạn chế dẫn đến những bất lợi trong việc ra quyết định Có thể bàn đến hai hạn chế lớn nhất là cách lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí và kỹ thuật phân bổ chi phí.
Một là: trong phương pháp tính giá truyền thống, đối tượng tập hợp chi phí chủ yếu là theo đơn đặt hàng (hệ thống tính giá theo công việc) hoặc theo phân xưởng, nơi sản xuất (hệ thống tính giá theo quá trình sản xuất) Với đối tượng đó, hệ thống tính giá chỉ mới nhằm mục đích tính giá thành sản phẩm, không chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các hoạt động ở các bộ phận chức năng khác nhau. Những vấn đề như: chi phí gia tăng ở khâu nào, do nguyên nhân nào trong quá trình sản xuất luôn được các nhà quản trị đặt ra trong quá trình hoàn thiện và thiết kế lại quá trình sản xuất nhằm cắt giảm chi phí Thực tế cho thấy, chi phí phát sinh ở nhiều hoạt động khác nhau trong quá trình sản xuất, nhưng nếu chỉ tập hợp chi phí ở góc độ chung thì không thể kiểm soát chi phí ở doanh nghiệp Nói cách khác, mục tiêu kiểm soát và hoạch định ở doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh gia tăng chưa được đáp ứng.
Hai là, các phương pháp tính giá truyền thống thường lựa chọn một hay một vài tiêu thức để phân bổ chi phí sản xuất chung Do vậy, giá thành sản phẩm thường không phản ánh đúng giá phí của nó, nhất là khi mức độ tự động hóa trong các doanh nghiệp có xu hướng ngày càng gia tăng Kết quả là việc ra quyết định giá bán cạnh tranh bị ảnh hưởng đối với những sản phẩm được tính giá quá cao hoặc quá thấp. Để khắc phục những hạn chế đó, người ta bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng một phương pháp tính giá thành sản phẩm mới gọi là phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) Khởi đầu từ ý tưởng của các nhà quản trị vàoGVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 11 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty
Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) đầu những năm 1980, phương pháp ABC chỉ là một kỹ thuật tính giá thành sản phẩm, dịch vụ bằng cách áp dụng nhiều tiêu thức phân bổ đối với chi phí sản xuất chung để đảm bảo giá thành xác định hợp lý hơn Đến đầu những năm 1990, các nhà quản trị phát hiện rằng, với cùng một dữ liệu ban đầu nhưng giá thành tính theo phương pháp ABC được sử dụng tốt hơn cho việc thiết kế sản phẩm và thiết kế lại quá trình sản xuất ABC còn được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của quá trình kinh doanh Số liệu của phương pháp ABC giúp các nhà quản trị nhìn nhận rõ hơn mối quan hệ giữa thời gian, chất lượng, công suất nhà xưởng, sự linh họat và chi phí của doanh nghiệp.
2.2.2 Khái niệm phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC)
Từ trước đến nay, có khá nhiều khái niệm về phương pháp ABC, mỗi học giả đều có một khái niệm khác nhau về phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động như:
- Theo Krumwiede và Roth (1997): “Phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) là một hệ thống kế toán quản trị tập trung đo lường chi phí, các hoạt động, sản phẩm, khách hàng và các đối tượng chi phí Phương pháp này phân bổ chi phí cho các đối tượng chi phí dựa trên số lượng hoạt động sử dụng bởi đối tượng chi phí đó”.
- Đối với Kaplan (1998), cho rằng: “Phương pháp ABC được thiết kế nhằm cung cấp một cách thức phân bổ chính xác chi phí gián tiếp và nguồn lực cho các hoạt động, quá trình kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ Mục tiêu của phương pháp ABC không phải là phân bổ chi phí chung cho các sản phẩm mà mục tiêu của phương pháp ABC là đo lường và tính giá tất cả các nguồn lực sử dụng cho các hoạt động mà có thể hỗ trợ cho việc sản xuất và phân phối sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng”.
- Còn Horngren (2000): “Phương pháp ABC là sự cải tiến của phương pháp tính giá truyền thống bằng việc tập trung vào các hoạt động cụ thể như là các đối tượng chi phí cơ bản Hệ thống tính giá dựa trên cơ sở hoạt động là tập hợp chi phí cho từng hoạt động và phân bổ chi phí cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên hoạt động được tiêu dùng bởi sản phẩm hay dịch vụ đó”.
- Maher (2001) cho rằng: “Phương pháp ABC là công cụ quản trị dựa trên hoạt động, trước hết, chi phí được phân bổ cho các hoạt động, sau đó sẽ phân bổ cho từng sản phẩm, dịch vụ dựa trên các hoạt động mà sản phẩm hay dịch vụ đã tiêu dùng Quản trị dựa trên hoạt động sẽ tìm kiếm sự cải tiến không ngừng. Phương pháp ABC cung cấp thông tin về hoạt động và nguồn lực cần thiết để thực hiện chúng”.
- Theo Deepak Mohan & Hemantkumar Patil (2003): “Hoạt động dựa trên chi phí là một mô hình chi phí để đo lường chi phí hoạt động, kết quả, các nguồn lực và các đối tượng chi phí ABC gán nguồn lực cho các hoạt động, các hoạt động đối tượng chi phí theo tiêu thụ thực tế và công nhận mối quan hệ nhân quả của các trình điều khiển chi phí với hoạt động, ABC tập trung nhiều hơn về chiGVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 12 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng phí và nguyên nhân dựa vào quá trình và các hoạt động chứ không phải là về các phòng ban và các chức năng truyền thống”.
Qua các khái niệm trênđều nhìn nhận là phương pháp tính giá khắc phục được những nhược điểm của phương pháp tính giá truyền thống Ngoài ra, phương pháp này còn là một công cụ quản lý chi phí chiến lược, giúp doanh nghiệp xác định hoạt động nào tạo ra giá trị, hoạt động nào không tạo ra giá trị, từ đó không ngừng cải tiến quá trình kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tóm lại, ABC là một hệ thống đo lường chi phí, tập hợp và phân bổ chi phí của các nguồn lực vào các hoạt động dựa trên mức độ sử dụng các nguồn lực, sau đó chi phí của các hoạt động được phân bổ đến các đối tượng tính giá dựa trên mức độ sử dụng của chúng.
2.2.3 Đặc điểm của phương pháp ABC
Về cơ bản phương pháp tính giá ABC khác với phương pháp truyền thống ở hai điểm sau:
- Thứ nhất, giá thành sản phẩm theo ABC bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong kỳ, kể cả các chi phí gián tiếp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Thứ hai, phương pháp ABC phân bổ chi phí phát sinh vào giá thành mỗi sản phẩm dựa trên mức chi phí thực tế cho mỗi hoạt động và mức độ đóng góp của mỗi hoạt động vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Kết quả là giá thành sản phẩm phản ánh chính xác hơn mức chi phí thực tế kết tinh trong mỗi đơn vị sản phẩm.
2.2.4 Phương pháp thu thập thông tin phục vụ công tác tính giá theo phương pháp ABC
Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức sản xuất tại công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)
3.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)
Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản Và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (CAMIMEX) tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân (UBND) Tỉnh Minh Hải, được thành lập vào ngày 13/07/1977 theo quyết định của Sở Thương Mại với tên gọi ban đầu là “ Nhà Máy Chế Biến Đông Lạnh
Cà Mau”. Đến ngày 27/08/1978 Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Minh Hải ra quyết định số 76QĐ/UB đổi thành “Xí Nghiệp Đông Lạnh Cà Mau” thuộc Sở Thủy Sản Minh Hải.
Theo tinh thần nghị định 338/HĐBT của hội đồng Bộ trưởng (hiện nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc xắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và nghị định 50/HĐBT về điều lệ xí nghiệp quốc doanh ngày 12/10/1992 đổi thành “ Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản & XNK Cà Mau” theo quyết định 85/UB của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Cà Mau. Để đáp ứng kịp thời phát triển của nền kinh tế từ cơ chế tập trung chuyển sang cơ chế thị trường, ngày 18/02/1994 “Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản & XNK
Cà Mau” được đổi tên thành “Công Ty Chế Biến Thủy Sản & XNK Cà Mau” (gọi tắt là CAMIMEX).
Theo quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2005 của Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty “Công Ty Chế Biến Thủy Sản & XNK Cà Mau” thành “Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản & XNK Cà Mau” cho đến nay Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2000103908 (số cũ là 6103000065) ngày
12 tháng 01 năm 2006 so Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Cà Mau cấp.
+ Tên giao dịch quốc tế là: CAMAU FROZEN SEAFOOD PROCESSING IMPORT EXPORT COPORATION
+ Tên viết tắt là: CAMIMEX
+ Trụ sở chính: 333 đường Cao Thắng, Phường 8, thành phố Cà Mau, tỉnh
+ Email: camimex@hcm.vnn.vn
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 22 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
+ Vốn đầu tư ban đầu của Công ty là 16 tỷ đến đầu năm 2012 tổng tài sản của Công ty lên đến 895 tỷ.
Giai đoạn mới thành lập công ty chưa có nhiều nhà cung cấp nên sản phẩm sản xuất ra chưa phong phú, số lượng còn ít Đồng thời do gấp rút trong khâu tuyển mộ nên đa số công nhân lúc đó tay nghề chưa cao, sản phẩm sản xuất được còn kém chất lượng, thu nhập của người lao động lúc này còn gặp nhiều khó khăn.Tuy nhiên sau một thời gian nỗ lực, công ty đã hoàn thiện về nhiều mặt, trong hoạt động kinh doanh XNK công ty luôn chú trọng đến mặt năng suất, chất lượng, đảm bảo quy trình tôm sản xuất đúng nhu cầu nhằm đảm bảo uy tín, quan hệ làm ăn lâu dài trên thị trường Với mục tiêu đã được xác định, công ty không ngừng đổi mới quy trình sản xuất công nghệ Cụ thể công ty đã đầu tư vào nhà xưởng quy trình cấp đông IQF, cùng trang thiết bị chế biến hiện đại được nhập từ Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ, hơn 1.100 công nhân viên của CAMIMEX là những người lành nghề lại thường xuyên có cơ hội tham gia các khóa huấn luyện nâng cao tay nghề, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước do công ty tổ chức.
Những năm qua thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, chủ yếu xuất khẩu trực tiếp qua nước ngoài Đặc biệt qua các nước Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Canada, Úc, các nước Đông Nam Á,
Hiện nay CAMIMEX được công nhận là một đơn vị đứng đầu ngành thủy sản đông lạnh của Việt Nam Đồng thời, nhờ nằm ở trung tâm của khu vực sản xuất tôm và các loại thủy sản nên hàng năm CAMIMEX chế biến và xuất khẩu hơn 10.000 tấn thành phẩm, thu về gần 100 triệu USD mỗi năm.
3.1.2 Đặc điểm mặt hàng sản xuất kinh doanh
Công ty chế biến các mặt hàng thủy sản (đặt biệt là tôm, cá, mực) để xuất khẩu là chính, có tiêu thụ nội địa nhưng số lượng không nhiều.
Công ty xây dựng và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn vốn đảm bảo chi phí đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước Tuân thủ đúng chính sách chế độ quản lý kinh tế XNK và giao dịch đối ngoại, thực hiện đúng cam kết hợp đồng Tạo điều kiện thuận lợi khai thác nguồn hàng và giá cả chất lượng sản phẩm.
Quản lý tài sản, đảm bảo nguyên tắc tài chính, giải quyết lợi ích người lao động Đào tạo, bồi dưỡng và không ngừng nâng cao trình độ, tay nghề cho đội ngũ công nhân viên.
Tạo mối quan hệ với các đối tác trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác đôi bên cùng có lợi Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, an ninh trật tự trong công ty.
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 23 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty
Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)
3.1.3 Đặc điểm tổ chức công tác quản lý và tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)
3.1.3.1 Đặc điểm tổ chức công tác quản lý
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty CAMIMEX thực hiện theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng Đây là sự kết hợp hài hòa để thực hiện nguyên tắc tập trung trong công tác quản lý nhằm giúp ban giám đốc chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời đến tận cơ sở về việc tổ chức thu mua, chế biến bảo quản tôm đông lạnh, đặc biệt là công tác xuất nhập khẩu Việc chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời, sâu sắc đến cơ sở mới đảm bảo được số lượng, giá cả, để đạt yêu cầu, tăng hiệu quả kinh doanh.
Mặt khác cơ cấu quản lý trực tuyến chức năng còn phát huy được trí tuệ tập thể, thông qua bộ phận bên dưới gồm có các phó giám đốc và các phòng ban chức năng để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao Đây cũng là một nghệ thuật tổ chức quản lý của Công ty.
Toàn bộ cán bộ của công nhân viên công ty tính đến ngày 31/12/2012 là 1.208 người Trong đó:
+ Hợp đồng dài hạn: 940 người.
+ Hợp đồng ngắn hạn: 268 người Về trình độ:
+ Trung cấp chuyên nghiệp: 106 người.
+ Lao động phổ thông: 981 người.
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 24 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
3.1.3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
& Tài chính P.TGĐ Sản Xuất
P Kế Toán Tài Vụ P TCHC và LĐTL P Quản Lý
Xí Nghiệp 2 Xí Nghiệp 4 Xí Nghiệp 5
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
Là người lãnh đạo chung, là người quản lý cao nhất và chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc quản lý và phụ trách chung về các mặt tài chính Kế hoạch về phương án sản xuất và phụ trách quản lý tiêu thụ sản phẩm, công tác tổ chức đào tạo cán bộ, công tác lao động tiền lương và thi đua khen thưởng.
- Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh và tài chính:
Thực trạng công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)
3.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất
- Mô tả quy trình sản xuất của công ty
Tôm vỏ Lặt Cân Lấy nguyên liệu đầu rửa gân
Châm nước lần 1 Xếp khuôn
Sơ đồ 3.5: Sơ đồ quy trình sản xuất tôm đông block
- Lặt đầu, lấy gân: Lặt vỏ đầu phải cẩn thận, khéo léo, đòi hỏi nhẹ nhàng, không làm đứt phần thịt ở đầu tôm Sau đó lấy gân rửa sạch sẽ và cạo bỏ hết phần dơ ở bụng Tiếp đó ngâm tôm vào nước lạnh không cho tiếp xúc với nhiệt độ cao, phải rửa tôm bằng nước clorine, nồng độ 20PPM.
-Phân cỡ:Là khâu quan trọng về việc phân loại sản phẩm về kích cỡ, chất lượng, đòi hỏi công nhân có tay nghề cao mới làm được Sau khi lặt vỏ đầu, lấy gân xong ta tiến hành phân cỡ, nếu chưa kịp thời thì phải bảo quản trong nước đá ở nhiệt độ -5 đến -100C, ta phân theo độ lớn và kích cỡ của tôm, trong quá trình phân cỡ phải đảm bảo đồng điều, nhẹ nhàng, chính xác không để tôm lớn nhỏ chênh lệch quá lớn khi xếp hộp bánh tôm sẽ xấu đi.
Khi phân cỡ xong, đem từng cỡ kiểm loại, xếp chúng vào cùng loại 1, loại 2 tùy theo mức độ phẩm chất mà phân loại như sau
+ Loại 1: Tôm phải tươi, còn nguyên vẹn, vỏ không mềm, sáng bóng, thịt tôm không bị biến màu, săn chắc.
+ Loại 2: Tôm không có mùi ươn, còn nguyên con, tỷ lệ đốt đuôi còn 5 đốt, chấp nhận từ 5 đến 5% tôm bị biến màu nhẹ, hồng nhạt hoặc trắng đục, thịt tôm hơi mềm Công nhân phân cở xong KCS kiểm tra chất lượng, kích cỡ, loại.
- Cân rửa: Sau khi phân cỡ phải rửa tôm bằng nước clorine, nồng độ 10PPM rồi đem cân cho từng khuôn Mỗi khuôn 2.1kg cho vào một bọc Trong thời gian chạy đông, nước bị bay hơi làm trọng lượng giảm, do đó ta phải cân 2.1kg thay vì 2.0kg.
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 34 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng Đối với tôm vỏ, trọng lượng phụ trội từ 2,5 – 3% cho mỗi khuôn.
+ Cỡ 41/50 – 90: bánh tôm (vẫn có quy trình tôm vỏ) con ở giữa không xếp. + Cỡ 91/120: (có quy trình phải xếp), không xếp.
-Xếp khuôn:Trước khi xếp khuôn, sau khi cân xong phải nhúng tôm qua hồ nước lạnh có pha nước clorine 5PPM, nhiệt độ từ 0 đến -50C Mục đích là làm sạch các chất bẩn có trong tôm, hạn chế tối đa việc chậm xếp khuôn Ta phải xếp trình tự theo lớp, lưng tôm quay qua phía ngoài, bụng tôm quay vào trong để có hình thức đẹp, lưng tôm hơi nghiêng về trên như hình mái ngói Trong thời gian xếp khuôn nên chú ý loại bỏ những con tôm lọt kích cỡ.
- Ngâm hồ chờ đông: Sau khi xếp khuôn ta ngâm trong hồ nước lạnh, đây là khâu quan trọng trong quá trình chế biến Hình thức bánh tôm đẹp hay xấu là do phần xếp hộp và cấp đông, ta chồng 5 khuôn lên nhau, nước lạnh phải có pha nước clorine, nồng độ 5 PPM.
- Chạy đông: Ta ngâm nước một lần và chạy đông, chú ý châm nhẹ nhàng tránh xáo trộn tôm Chạy đông lần 1 khoảng 3 giờ rồi châm nước lần 2, chạy tiếp đến khi nhiệt độ trung bình của sản phẩm -12 đến -200C.
- Ra khuôn: Khi tôm đông đạt nhiệt độ -200C giữa bánh tôm hoặc nhiệt độ đủ đông từ -300C đến 400C thì tiến hành ra khuôn.
- Mạ băng bao gói: Sau khi bánh tôm được tách rời khỏi khuôn, dùng dao loại bỏ tạp chất và nhúng vào dung dịch clorine, nồng độ 5 PPM, thời gian từ 1 đến 2 giây Sau khi mạ băng chọn những khuôn đúng quy định, tôm giống nhau, cùng quy cách cho vào túi PE có ghi rõ cỡ, loại, trọng lượng tịnh, xếp vào thùng carton Mỗi thùng có 6 bánh tôm cùng cỡ, loại đã bao gói ghi đầy đủ thông tin, yêu cầu, dán nhãn Mỗi thùng carton KCS kiểm tra đúng sai ra sao (nếu 1 trong 6 bánh tôm không đạt thì loại ra) Ghi phiếu kiểm tra bỏ vào thùng, bao gói đai nẹp chắc chắn.
-Bảo quản: Sản phẩm được giữ trong kho với nhiệt độ kho là -180C Tôm được bao gói hoàn chỉnh, nhanh chón đưa vào kho bảo quản theo đúng vị trí quy định chờ tiêu thụ, hạn chế mở kho để giữ nhiệt độ kho ổn định Thời gian bảo quản < 12 tháng.
3.2.2 Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành sản phẩm
3.2.2.1 Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hơp chi phí của công ty là theo nhóm sản phẩm : là những sản phẩm làm từ tôm nguyên liệu Các sản phẩm được sản xuất với nguyên liệu tôm : gồm 2 loại nguyên liệu chính : tôm thẻ (sản phẩm A), tôm sú (sản phẩm B)
3.2.2.2 Đối tƣợng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là những sản phẩm hoàn chỉnh là những sản phẩm được ký hiệu là : sản phẩm A, sản phẩm B như trên.
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 35 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty
Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)
Kỳ tính giá thành của công ty là theo từng tháng.
3.2.3 Tổ chức quá trình tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất
3.2.3.1 Xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu chính trong quá trình sản xuất sản phẩm là các loại tôm: tôm sú, tôm thẻ.
Việc quản lý nhập- xuất – tồn kho nguyên vật liệu do bộ phận kho và phòng kế toán thực hiện theo phương pháp thẻ song song.
Kế toán xác định giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho là:
Giá thực tế nhập Giá ghi trên hóa Chi phí vận kho nguyên liệu = đơn mua hàng + chuyển
Việc thu mua nguyên liệu của công ty chủ yếu tập trung ở các trạm thu mua của công ty và mua trực tiếp do các nhà cung cấp nguyên liệu mang đến tận xí nghiệp chế biến Ngoài ra công ty còn mua tại các khu nuôi tôm công nghiệp sau đó vận chuyển về xí nghiệp.
Do đặc trưng của nguyên liệu thuỷ sản nên khi có nguyên liệu về nhập kho thì tiến hành xuất ra để chế biến ngay không để hàng tồn kho Vì vậy việc tính giá xuất kho của nguyên liệu được tính giống như phương pháp FIFO(nhập trước- xuất trước) Giá nhập kho bao nhiêu thì xuất kho lấy giá bấy nhiêu Hàng ngày, kế toán nguyên vật liệu nhập kho theo từng khách hàng của từng xí nghiệp, cuối ngày sau khi đối chiếu, kiểm tra lượng nhập kho với thống kê, kế toán nguyên vật liệu tiến hành xuất nguyên vật liệu chính vào sản xuất theo từng xí nghiệp.
Trong tháng 12 năm 2016 Công ty tiến hành xuất kho nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất tôm đông block cụ thể như sau:
- Ngày 01/12/2016 xuất kho Tôm nguyên liệu trị giá 533.973.425 đồng:
- Ngày 02/12/2016 xuất kho Tôm nguyên liệu trị giá 1.453.649.611 đồng:
- Ngày 03/12/2016 xuất kho Tôm nguyên liệu trị giá 1.161.634.075 đồng:
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 36
- Ngày 04/12/2016 xuất kho Tôm nguyên liệu trị giá 934.083.782đồng:
- Tương tự từ ngày 05/12 đến ngày 31/12/2016 xuất kho Tôm nguyên liệu trị giá 22.476.842.830 đồng:
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp sang TK 154 tính giá thành thành phẩm tôm đông block:
Sơ đồ 3.6:Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trƣc tiếp tháng 12 năm2016
Thủ tục chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ
- Các chứng từ sử dụng: + Phiếu xuất kho
- Trình tự luân chuyển chứng từ
Hằng ngày căn cứ vào nhu cầu sản xuất và căn cứ vào lượng tôm thực tế nhập trong ngày, bộ phận sản xuất yêu cầu xuất nguyên liệu đưa vào sản xuất, nhân viên thống kê công ty lập phiếu xuất nguyên liệu, phiếu xuất này là chứng từ duy nhất để kiểm tra sự vận động của nguyên liệu từ kho đến xí nghiệp, Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên:
+ Liên 1: Giao kế toán nguyên liệu làm chứng từ.
+ Liên 2: Nhân viên thống kê của Công ty giữ và lưu chứng từ
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 37 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà
Mau (Camimex) Đơn vị: Cty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và XNK Cà Mau Địa chỉ: 333 Cao Thắng, Phường 8, TP Cà Mau
Mẫu số: S36 – DN (Ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính)
Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Ngày Chứng từ TK đối Ghi Nợ TK 621 tháng ghi Ngày Diễn giải Chia ra
Số tiền sổ tháng Nguyên liệu
- Số phát sinh trong kỳ
01/12 01/12 Xuất kho Tôm nguyên liệu 1521 533.973.425 533.973.425
02/12 02/12 Xuất kho Tôm nguyên liệu 1521 1.453.649.611 1.453.649.611
03/12 03/12 Xuất kho Tôm nguyên liệu 1521 1.161.634.075 1.161.634.075
04/12 04/12 Xuất kho Tôm nguyên liệu 1521 934.083.782 934.083.782
05 – 31/12 05 – 31/12 Xuất kho Tôm nguyên liệu 1521 22.476.842.830 22.476.842.830
- Sổ này có 01 trang, đánh số từ số 01 đến 01 trang.
- Ngày mở sổ: 01/12/2016 Ngày 31 tháng 12 năm 2016
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 38 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
3.2.3.2 Xác định chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp là những chi phí của những công nhân làm việc tại phân xưởng ở các khâu: xếp hộp, phân cỡ, chế biến và công nhật (là các công nhân thuê ngoài khi có lượng nguyên liệu nhiều), và các khoản trích theo lương (KPCĐ,BHXH, BHYT, BHTN).
Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công
Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)
3.3 Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)
3.3.1 Sự cần thiết của việc vận dụng phương pháp ABC tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau
Nhu cầu thông tin trong quản lý doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi phải trở nên kịp thời hơn, chính xác hơn, phục vụ đắc lực hơn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.
Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí theo doanh thu như hiện nay tại Công ty là không phù hợp.
Quá trình sản xuất của công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau trải qua nhiều công đoạn và bao gồm nhiều hoạt động khác nhau. Mỗi loại sản phẩm cần tiêu dùng các hoạt động cũng khác nhau Vì thế, để xác định chính xác chi phí cho từng loại sản phẩm cần phải có một phương pháp phù hợp với đặc điểm sản xuất như hiện này của công ty.
Phương pháp ABC hiện nay còn ít được biết đến, các nhà quản trị chưa thật sự quan tâm đến việc áp dụng phương pháp ABC Tuy nhiên, với những ưu điểm đã nêu trên, phương pháp này cần được khuyến khích vận dụng trong các doanh nghiệp.
3.3.2 Khả năng vận dụng phương pháp ABC tại công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau
Qua phân tích thực trạng về công tác tính giá thành đã trình bày ở chương 2 cho thấy, mục đích chủ yếu trong công tác tính giá thành tại công ty là phục vụ cho công tác kế toán tài chính Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành từng sản phẩm hiện nay chưa được chính xác, dẫn đến lãi/lỗ của từng sản phẩm không đúng Do đó, chưa cung cấp được thông tin tin cậy cho nhà quản lý để ra các quyết định về giá bán sản sản phẩm Bên cạnh đó, việc tính giá theo phương pháp hiện tại của công ty chưa giúp được nhà quản trị kiểm soát được chi phí của các hoạt động.
Từ những thực trạng trên, để doanh nghiệp cạnh tranh và đứng vững trên thị trường thì cần thiết phải áp dụng phương pháp tính giá ABC nhằm tính toán chính xác giá thành sản phẩm, để đưa ra mức giá phù hợp Ngoài ra nó còn cung cấp những thông tin chính xác, hiệu quả cho nhà quản trị khi đưa ra các quyết định kinh doanh có tầm vi mô.
Vận dụng kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại công ty cổ phần chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau.
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 56 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
3.3.3 Lựa chọn mô hình ABC cho công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau.
Luận văn vận dụng có cải tiến mô hình tính giá dựa trên cơ sở hoạt động của Nacryz Rozocki (1999), mô hình này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, nó phụ thuộc đặc điểm quy trình sản xuất và tổ chức sản xuất.
Giai đoạn thứ nhất, phân bổ hoặc kết chuyển chi phí cho các hoạt động: trong giai đoạn này, các chi phí gian tiếp được nhận diện, sau đó hoạt động tiêu dùng các nguồn lực được xác định, các hoạt động tương tự tiêu dùng cùng nguồn lực như nhau có thể được nhóm lại thành một trung tâm hoạt động Nếu chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động nào thì tính trực tiếp cho hoạt động đó, nếu chi phí liên quan đến nhiều hoạt động thì cần xác định nguồn phát sinh chi phí để phân bổ chi phí cho từng hoạt động.
Giai đoạn thứ hai, phân bổ chi phí cho các đối tượng chi phí Trong gian đoạn này, nếu một hoạt động được tiêu dùng cho một đối tượng chi phí thì toàn bộ chi phí tập hợp cho hoạt động được kế chuyển cho đối tượng chi phí Nếu một hoạt động được tiêu dùng bởi nhiều đối tượng chi phí thì cần xác định nguồn phát sinh chi phí làm căn cứ phân bổ chi phí của hoạt động cho từng đối tượng chi phí.
3.3.4 Vận dụng phương tính giá ABC tại công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau.
3.3.4.1 Xác định các hoạt động của công
Qua theo dõi quy trình công nghệ sản xuất và tổ chức sản xuất có thể phân chia quá trình sản xuất thành các hoạt động sau:
- Hoạt động lặt đầu, lấy gân
- Hoạt động phân cỡ, xếp khuôn
- Hoạt động ngâm hồ chờ đông
- Hoạt động chạy đông, ra khuôn
- Hoạt động mạ băng bao gói
- Hoạt động kiểm tra chất lượng (KCS)
- Hoạt động hỗ trợ chung
3.3.4.2 Xác định các nguồn lực sử dụng
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Thực tế hiện nay, Chi phí nguyên vật liệu trực tiếptại công ty tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm cụ thể Do vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp này là chi phí trực tiếp không cần phân bổ.
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 57 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty
Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)
Bảng 3.3: Bảng chi phí nguyên vât liệu trực tiếp Đơn vị tính: đồng
Tên sản phẩm Số lƣợng (tấn) Số tiền
- Chi phí nhân công trực tiếp
Với cách tính chi phí nhân công trực tiếp hiện nay tại công ty thì chi phí này cũng được tập hợp trực tiếp cho từng loại sản phẩm, đây cũng là chi phí trực tiếp cho các trung tâm hoạt động.
Bảng 3.4: Bảng chi phí nhân công trực tiếp Đơn vị tính: đồng
Tên sản phẩm Số tiền
-Chi phí nhân viên phân xưởng
Chi phí nhân viên phân xưởng gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận gián tiếp như lương và các khoản trích theo lương của giám đốc nhà máy, kế toán, bảo vệ nhà máy, quản đốc phân xưởng… Hiện nay, các tổ trưởng vẫn là những công nhân trực tiếp tham gia sản xuất được tính theo lương sản phẩm nên tiền lương của các tổ trưởng tính vào chi phí nhân công trực tiếp. Đối với các bộ phận quản lý và các phòng ban khác thì tiền lương và các khoản trích theo lương gián tiếp được tập hợp vào các hoạt động như: KSC, Hỗ trợ chung.
Bảng 3.5: Bảng chi phí nhân viên theo hoạt động Đơn vị tính: đồng
Hoạt động Chi phí nhân viên Ghi chú
- Chi phí vật liệu phụ, dụng cụ sản xuất
+Đối với vật liệu phụ tại Công ty được tập hợp trực tiếp cho từng hoạt động.
+ Đối với dụng cụ sản xuất tại Công ty được chia thành hai nhóm chính:nhóm có thời gian sử dụng trên 1 năm và nhóm sử dụng dưới 1 năm Dụng cụ sản xuất được tập hợp trực tiếp cho từng hoạt động.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định Đối với TSCĐ phục vụ riêng cho một hoạt động thì có thể tập hợp trực tiếp cho từng hoạt động (Ngâm hồ, máy chạy đông) mà không cần phân bổ Đối với chi phí khấu hao chung không thể phân chi trực tiếp cho hoạt động thì tính cho hoạt động hỗ trợ chung (quạt, nhà điều khiển, máy biến áp,… ).
Dựa vào bảng phân bổ khấu hao, TSCĐ được phân loại theo từng giai đoạn hoạt động TSCĐ phục vụ cho hoạt động nào thì chi phí khấu hao TSCĐ được tính và trích cho hoạt động đó, các tài sản cố định dùng chung cho nhiều hoạt động sẽ được trích và tính cho hoạt động hỗ trợ chung Từ đó tính ra được tổng chi phí khấu hao tính cho từng hoạt động trong tháng 12/2016 như sau:
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 59 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau
Bảng 3.6: Bảng phân bổ chi phí khấu hao theo hoạt động tháng 12 năm 2016 Đơn vị tính: đồng
Chia ra các hoạt động
Hoạt động chi Khấu hao
Lặt đầu, Phân cở, xếp Ngâm hồ Chạy đông, Mạ băng Hỗ trợ phí Cân rửa KCS tháng 12 lấy gân khuôn chờ đông ra khuôn bao gói chung
TSCĐ phục vụ ngâm hồ chờ 388.741.483 388.741.483 đông
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 60 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
Mỗi chuyền sản xuất có đồng hồ đo riêng , căn cứ vào chi phí tiền điện và số kwh tiêu hao trong kỳ mà tính được chi phí tiền điện binh quân cho 1 kwh. Trên cơ sở đơn giá tiền điện binh quân 1 kwh mà tính được chi phí của từng hoạt động. Đối với các hoạt động trực tiếp sản xuất các sản phẩm: Dựa vào thời gian chạy máy sản xuất từng sản phẩm đối với từng hoạt động mà tính được chi phí tiền điện cho từng loại sản phẩm. Đối với hoạt động sản xuất chung: Phân bổ chi phí tiền điện vào sản phẩm theo tổng số giờ máy hoạt động sản xuất từng sản phẩm.
SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRUYỀN THỐNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ ABC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CÀ MAU (CAMIMEX)
So sánh phương pháp truyền thông và phương pháp ABC
Bảng 4.1: Bảng so sánh giá thành theo phương pháp ABC và phương pháp truyền thống Đơn vị tính: đồng
Sản Tổng giá thành Giá thành đơn vị
Chênh lệch Truyền phẩm Truyền thống ABC thống ABC
Kết quả so sánh trên cho thấy giá thành các sản phẩm giữa hai phương pháp là khác nhau.
Như Tôm thẻ tính theo phương pháp ABC giá thấp hơn nhiều so với phương pháp công ty đang áp dụng và Tôm sú tính theo phương pháp ABC cao hơn là do chi phí nguyên vật liệu của Tôm sú cao hơn nhiều mà công ty áp dụng phân bổ chi phí sản xuất chung theo Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp nên chi phí chung tính cho Tôm sú cao hơn Tôm thẻ Điều đó có nghĩa là việc áp dụng phương pháp tính giá truyền thống phải gánh chịu hơn nhiều so với phương pháp ABC Với sự sai lệch về giá thành ảnh hưởng đến tính chính xác về giá thành các sản phẩm.
Tóm lại, việc áp dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động sẽ cung cấp được thông tin về giá thành một cách chính xác nhất đối với từng sản phẩm, từ đó xác định hiệu quả kinh doanh đúng đắn và chính xác nhất của từng sản phẩm, từ đó giúp nhà quản lý có những quyết định đúng đắn và hợp lý hơn.
Nhận xét phương pháp tính giá truyền thống và phương pháp tính giá
4.2.1 Phương pháp tính giá truyền thống
Cơ bản công tác kế toán tại công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau đang thực hiện là rất gọn nhẹ, song lại rất phù hợp với quy định chế độ kế toán hiện hành, từ các khâu thu mua nguyên liệu cho đến tổ chức sản xuất và tính giá thành sản phẩm đều được tuân thủ nguyên tắc nhất quán, thận trọng Công tác kế toán hầu hết là được thực hiện trên máy vi tính có sự kiểm tra, đối chiếu thường xuyên nên ít xảy ra tình trang sai lệch giữa các bộ phận, sự sai sót (nếu có) luôn được khắc phục kịp thời.
Về hệ thống sổ sách kế toán từ chi tiết đến tổng hợp đều có sự liên hệ chặt chẽ với nhau không những chỉ cho một khâu mà còn cho các phần hành kế toán khác, vì vậy công tác đối chiếu kiểm tra được thực hiện một cách nhanh chóng và thuận lợi. Đối với kế toán chi tiết, số liệu luôn được cập nhật vào máy, theo dõi và kết chuyển số dư cuối ngày nên số liệu được cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác về tình hình sản xuất kinh doanh của toàn công ty và đồng thời phục vụ tốt cho quá trình điều hành của Ban giám đốc khi cần thiết.
Tài khoản sử dụng được áp dụng theo hệ thống tài khoản thống nhất theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài Chính., do vậy công tác hạch toán kế toán kế toán rất chi tiết, rõ ràng, cụ thể.
Công tác tổ chức tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm ở công ty được thực hiện theo đúng quy định chung, đồng thời nguyên tắc hạch toán kế toán chi phí được công ty thực hiện chuẩn xác giúp cho việc tính giá thành của mình nhanh chóng ít bị sai sót quyết định rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm đã qua.
Về công tác chọn đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Công ty đã chọn đối tượng để hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành phù hợp với quy trình chế biến, đặc điểm chế biến cũng như trình độ quản lý ở Công ty Bên cạnh đó do Công ty có nhiều loại sản phẩm, nhiều kích cỡ khác nhau nên việc tập hợp chi phí riêng cho từng loại sản phẩm là rất khó khăn.
Như vậy với việc chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ đã giúp cho công ty bao quát được toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất, dễ dàng cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, cũng như có thể quản lý, kiểm soát chi phí một cách chặt chẽ, tiết kiệm góp phần vào công tác hạ giá thành sản phẩm.
GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 69 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty
Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)
Theo kiến thức bản thân em nhận thấy bên cạnh những ưu điểm về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty còn tồn tại những khuyết điểm sau:
- Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Do nguồn nguyên liệu của công ty tập trung chủ yếu do các đại lý mang lại nên không chủ động được nguồn nguyên liệu khi có nhiều hợp đồng bán hàng.
+ Nguồn nguyên liệu của công ty đa số là hàng đã qua sơ chế (đã lặt đầu) nên rất đẽ bị nhiễm vi sinh, kháng sinh và tạp chất (đang bị cấm) Từ đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và uy tín của công ty.
- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí bù lương cho công nhân (đối với những tháng mua quá ít nguyên liệu) và chênh lệch thuê lao động ngoài giá cao, tay nghề không ổn định làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
- Kế toán chi phí sản xuất chung
+ Vật tư, bao bì đóng gói không nhập xuất kịp thời mà khi có có hóa đơn mới làm thủ tục nhập, xuất làm cho giá thành sản phẩm phản ánh thiếu chính xác.
+ Công ty chưa xây dựng được định mức vật tư, bao bì, công cụ dụng cụ cho từng loại sản phẩm, khó giám sát dễ gây tổn thất làm ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm.
- Kế toán tập hợp chi phí giá thành sản phẩm
+ Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty chỉ tính giá thành theo nhóm sản phẩm, không tính giá thành chi tiết cho từng sản phẩm.
+ Các khoản mục chi phí thiếu sự chi tiết, nhất là các khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành như: chi phí điện, nước đá, các công đoạn tiền lương nhân công để nhà quản lý nhận thấy rõ sự vận động của chi phí, từ đó đề ra chiến lược cần phải tiết kiệm chi phí nào là cần thiết, hợp lư.
+ Kế toán phân bổ chi phí theo sản lượng thành phẩm nhập kho là chưa chính xác, vì mỗi sản phẩm có thời gian hao phí lao động, hao phí vật tư và nguyên vật liệu khác nhau Do đó khi phân bổ chi phí sản xuất chung nên chọn lựa phương pháp phù hợp để phản ánh chính xác chi phí, giúp cho lãnh đạo công ty quản ký tốt chi phí, xác định đúng giá bán sản phẩm, mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh tối đa cho đơn vị.
+ Hiện nay, công ty không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ do sản phẩm sản xuất có chu kỳ ngắn Trên thực tế sản phẩm hoàn thành tại công ty khi nhập kho có một số mặt hàng dự trữ hoặc chưa có khách hàng mua nên chưa thể đóng gói bao bì và hoàn thiện sản phẩm mà chỉ đóng bao bì tạm Do vậy khi tính giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho thì một số sản phẩm chưa hoàn thành 100%GVHD: ThS Nguyễn Minh Nhật 70 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng vì vậy chưa tính hết chi phí cho những sản phẩm này, nên giá thành trong kỳ chưa chính xác.
4.2.2 Phương pháp tính giá ABC