1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHỮ TÌNH TRONG TIỂU THUYẾT hồ BIỂU CHÁNH 30 năm đầu THẾ kỉ XX

119 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chữ tình trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 30 năm đầu thế kỉ XX
Tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân
Người hướng dẫn ThS. Lê Văn Lực
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 159,14 KB

Cấu trúc

  • I. LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀ............................................................................................ 6 I LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ...................................................................... 8 III . MỤC ĐÍCH NGHIÊNCỨU................................................................................ 11 IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (0)
    • 1.1 Hồ Biểu Chánh – Người đi tìm những giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của văn hoá Nam bộ (25)
    • 1.2 Hồ Biểu Chánh – Người gửi “đạo” trong văn (33)
    • 1.3 Mảnh đất Nam Bộ – nơi vun đắp tình người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 2 4 (0)
      • 1.3.1 Thiên nhiên Nam Bộ (39)
      • 1.3.2 Đời sống văn hoá Nam Bộ (42)
      • 1.3.3 Đời sống con người Nam Bộ (44)
    • 2.1. Tình cảm gia đình (48)

Nội dung

LÝ DO CHỌN ĐÈ TÀ 6 I LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 8 III MỤC ĐÍCH NGHIÊNCỨU 11 IV ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Hồ Biểu Chánh – Người đi tìm những giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của văn hoá Nam bộ

1.1.1 Quan niệm đạo đức về cuộc sống, con người

Nhìn từ sự phát triển của văn học và văn hoá Nam Bộ đầu thế kỉ XX, Hồ Biểu Chánh được xem là một nhân vật hết sức đặc biệt trong số các tác gia có đóng góp quan trọng cho nền văn học dân tộc: nhà văn gắn bó với số phận và những thăng trầm của văn học quốc ngữ miền Nam Khi đã mang cả cuộc đời mình gắn bó với vùng đất này, Hồ Biểu Chánh say mê sáng tác, khai thác, tìm tòi những giá trị văn hoá, tinh thần của vùng đất Nam bộ trong lịch sử văn học dân tộc Đọc tiểu thuyết của ông, người đọc đôi lúc thấy nồng nhiệt, lúc thấy sục sôi bởi hiện thực cuộc sống mà ông phản ánh nhưng giá trị đặc sắc và có ý nghĩa mà tiểu thuyết của ông mang đến chính là cái cốt lõi của truyền thống dân tộc: quan niệm đạo đức về cuộc sống, con người.

Trước hết, đó là sự kế thừa quan niệm của nhà Nho về con người chức năng phận vị Với Hồ Biểu Chánh, ông quan niệm cái ta chung của một cộng đồng là sự tổng hoà của nhiều cái tôi cá nhân mà những cá thể ấy phải có mối quan hệ mật thiết, có trách nhiệm với cộng đồng, tập thể và có một bổn phận nhất định Con người cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh chưa thể tồn tại một cách độc lập, không thể tách khỏi gia đình, xã hội và càng không có tiếng nói cá nhân: “Ta là Một, là Riêng là Thứ Nhất”(Xuân Diệu).

Kế thừa quan niệm của nhà Nho về con người chức năng phận vị nhưng Hồ Biểu Chánh lại có sự thay đổi khi đặt chức năng phận vị trong quan hệ với gia đình, xã hội mà không phải là quan hệ với vua, với nước như các nhà Nho xưa Con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là con người đời tư, con người của nhịp sống đời thường Họ sống và ý thức cao độ về trách nhiệm, bổn phận của một thành viên trong gia đình, một cá nhân trong cộng đồng Không chỉ thuộc tầng lớp trí thức, con người chức năng phận vị trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh còn có cả hàng ngũ người lao động, đặc biệt là mô típ các nhân vật độc thân Thay đổi quan niệm về con người chức năng phận vị, Hồ Biểu

Chánh để cho các nhân vật độc thân của mình có những biểu hiện chán ghét hoặc cương quyết từ chối chuyện lập gia thất, muốn thoát khỏi chức năng phận vị trong gia đình: làm cha, làm mẹ, làm vợ, làm chồng,…nhưng lại tự gắn mình vào một bổn phận khác, bổn phận với đời, với xã hội Chẳng ai tìm được lí do vì sao họ lại lựa chọn con đường ấy nhưng với họ làm tốt bổn phận của chính mình đã là một hạnh phúc to lớn, có ý nghĩa hơn cả hạnh phúc cá nhân Đó là những con người có ý thức rất cao về bổn phận, trách nhiệm với gia đình, xã hội và có khi còn quên cả chính mình để làm tròn bổn phận với người, với đời và phong hoá của xã hội Con người chức năng phận vị trong tiểu thuyết

Hồ Biểu Chánh từ chối ràng buộc với những ham muốn tầm thường, từ chối cả việc thực hiện trách nhiệm, bổn phận ở một giới hạn nhỏ hẹp Họ mong muốn vươn tới những giá trị to lớn, cao cả thông qua việc khẳng định ý thức bổn phận giữa xã hội rộng lớn Qua hàng loạt các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, có thể thấy, con người theo quan niệm của

Hồ Biểu Chánh ít nhiều mang nét tương đồng với quan niệm con người tự do trong văn học thời Lý Trần nhưng tuyệt nhiên không thể thoát ra khỏi chức năng phận vị dù là trong hoàn cảnh nào và tuyệt đối phải sống đúng với chức năng phận vị của mình Xuyên suốt các tiểu thuyết của mình, Hồ Biểu Chánh đã chỉ ra một thực tế: những ai không làm tốt hoặc cố thoát ra khỏi chức năng phận vị của mình đều sẽ gặp một kết cục thảm hại.

Không như các nhà văn khác hướng ngòi bút vào việc phản ánh hiện thực để lên án hay tố cáo xã hội, Hồ Biểu Chánh lấy việc phản ánh hiện thực như là một công cụ, bàn đạp để nhà văn bóc trần những mặt trái trong đạo đức của con người được nảy sinh từ hiện thực xấu xa, tàn bạo đó Hiện lên trong các sáng tác ấy là một Hồ Biểu Chánh đang xót xa, đau đớn trước sự băng hoại, méo mó trong nhân cách, đạo đức của con người. Thật vậy, dù là một nhà văn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học phương Tây nhưng Hồ Biểu Chánh luôn tìm về với những phong hoá, những giá trị tinh thần, truyền thống của dân tộc Không phải ngẫu nhiên hay vô tình mà trong mỗi tác phẩm của ông ta đều thấy được sự trân trọng, đề cao của nhà văn với những giá trị đạo đức Với Hồ Biểu Chánh, sống theo đạo đức là bổn phận và chức năng của con người Đạo đức ấy không chỉ phục vụ riêng cho mỗi con người mà còn cho phong hoá của xã hội Không cần phải mang những lý tưởng hay phẩm chất cao đẹp, con người theo quan niệm cuả Hồ Biểu

Chánh là con người đạo đức, sống theo đạo đức và sống vì đạo đức Với ông, đạo đức là thước đo nhân cách, phẩm giá của con người Chỉ khi con người có thể dẹp bỏ tất cả những ham muốn và quyền lợi cá nhân để thực hiện tốt những chuẩn mực đạo đức thì con người ấy chính là con người lí tưởng.

Quan niệm con người lí tưởng là con người làm tốt chức năng phận vị, sống theo những chuẩn mực đạo đức nhưng với Hồ Biểu Chánh con người lí tưởng còn phải mang vẻ đẹp tâm hồn Đây là nguyên tắc tư duy kiểu nhà Nho khi thể hiện con người được Hồ Biểu Chánh vận dụng cho các nhân vật của mình Là một nhà văn luôn đi tìm những giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của văn hoá Nam Bộ, Hồ Biểu Chánh đặc biệt quan tâm đến việc tạo nên các giá trị tinh thần cho nhân vật trong tác phẩm của mình, nhất là các nhân vật chính diện, tiêu biểu cho loại người có đạo đức Nhân vật mang vẻ đẹp của đạo đức trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là những con người có vẻ đẹp ngoại hình vừa thanh khiết, tinh anh lại vừa gần gũi, giản dị Nhưng nét đặc biệt để phân biệt Hồ Biểu Chánh với các nhà Nho khác là khi miêu tả nhân vật của mình ông không sử dụng yếu tố thiên nhiên để tô vẽ bức chân dung nhân vật chính diện Hồ Biểu Chánh đã đưa các yếu tố cụ thể và chân thật của đời thường, những cái vốn có của con người để khắc hoạ hình dáng bên ngoài của nhân vật Thế nên, những tình, những cảnh, những con người cùng bao nhiêu sự việc trong tiểu thuyết của ông thật gần gũi, quen thuộc với quần chúng Tất cả hiện lên như một bức tranh sinh hoạt hiện thực sống động mà người đọc có thể mắt thấy tai nghe, có khi chính là bản thân của họ hoặc đã từng đóng một vai tham dự.

Cả cuộc đời sống hết mình cho nghiệp văn và tấm lòng chỉ hướng về mảnh đất Nam bộ thương yêu, Hồ Biểu Chánh đã gửi vào những nhân vật của mình hơi thở của cuộc sống giản dị, của những khát khao hạnh phúc đời thường hoặc những ham muốn lầm lạc Con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ý thức được nỗi đau, hạnh phúc Thế nhưng Hồ Biểu Chánh lại rất có ý thức về tính độc lập tự do của đạo đức Xây dựng các hình tượng nhân vật biểu trưng cho cuộc sống đời thường đa dạng, phức tạp như thế nhưng ông cho rằng dù người ta có theo chủ nghĩa này hay chủ nghĩa nọ thì vẫn cần phải giữ cho được đạo đức truyền thống, tức đạo lí làm người của dân tộc Do đó những ai dù mang khát vọng cá nhân mạnh mẽ đến dường nào đều sẽ bị đạo đức, luân lí kéo trở lại

16 với chức năng phận vị Dù muốn hay không con người cũng cần phải sống có trách nhiệm, làm tròn bổn phận và tự ý thức về vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ gia đình, xã hội Con người đạo đức, luân lí theo quan niệm của Hồ Biểu Chánh đôi lúc phải chấp nhận hi sinh tất cả những gì của cá nhân, chấp nhận đau khổ riêng mình mà chăm lo, vun đắp hạnh phúc cho gia đình, cho những mối quan hệ cộng đồng thân thiết dù có phải nhận lấy sự thiệt thòi hay nỗi sầu não cả một đời.

Kế thừa, tiếp thu truyền thống văn hoá về con người đạo lí của văn học trung đại, văn chương Việt Nam thực sự đã có những bước chuyển biến mới đầy hứa hẹn Trong lớp các nhà văn mới đang trên đường tìm kiếm một mô hình cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Hồ Biểu Chánh có thể nói là người đã mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam khi sớm gặt hái được nhiều thành công Sớm mang một tình yêu chân thành, nồng thắm với vùng đất, con người Nam bộ, Hồ Biểu Chánh đã lựa chọn thể loại truyện thơ để mang đến hơi thở sức sống mới cho tiểu thuyết hiện thực của mình Và hơn hết có thể thấy chính những truyền thống đạo lí, tinh thần nghĩa hiệp của văn chương miền Nam được hun đúc nên từ tinh thần đạo nghĩa phương Đông và nó đã trở thành tiền đề cho quan niệm đạo đức của

Hồ Biểu Chánh về cuộc sống, con người Niềm tin và mong ước về một xã hội có luân lí, đạo đức tốt đẹp được Hồ Biểu Chánh thể hiện đậm nét trong các tác phẩm của mình với những người thanh niên trọng lễ nghĩa và trung trực, những con người từ tâm giàu lòng thương người, những người phụ nữ trọng đạo nghĩa và sự trung trinh, thuỷ chung, son sắt Một phiên bản của những Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực, Kiều Nguyệt Nga trong truyện Nôm của Nguyễn Đình Chiểu Vì tin vào sức mạnh trường tồn của truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, Hồ Biểu Chánh tin vào sự hiền lương trong tâm tính của con người Với cái nhìn chủ đích luân lí, ông tin vào chân lí “ác giả ác báo”, thiện bao giờ cũng thắng ác, người tốt, ngay thẳng dù bị vùi dập, phải trải qua bao nhiêu gian truân khổ ải cũng sẽ có ngày được đáp đền xứng đáng, người bị hàm oan được thoát tội còn kẻ gian ác phải bị trừng trị, sống nhục chết thảm không chốn dung thân Đó là nét đặc biệt tạo nên sức hấp dẫn trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh.

Trong thời kì hiện đại hóa văn học, đổi mới bao giờ cũng khởi phát từ cái nền của truyền thống Từ những phân tích trên có thể thấy quan niệm về con người của Hồ Biểu

Chánh luôn có sự đan cài, kết nối giữa yếu tố hiện đại và truyền thống, giữa cái nhìn cuộc sống và con người theo quan niệm chức năng phận vị và cái nhìn mới mẻ, phóng khoáng để làm nên giá trị phù hợp với thời đại Dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai nền Hán học và Tây học nhưng quan niệm của Hồ Biểu Chánh vẫn thể hiện những biến đổi nghệ thuật về cuộc sống và con người trong giai đoạn văn học giao thời Và khi có được cái nhìn mới mẻ, Hồ Biểu Chánh lại là người tỏ ra rất tình nghĩa với truyền thống Với ông nếu con người biết sống theo bản ngã trong chừng mực nhất định và không quên chức năng phận vị thì đó là con người lý tưởng nhất Hạnh phúc sẽ đến với ai biết dung hoà cái ta và cái tôi Chính quan niệm trên đã tạo cho tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có những nét riêng và có sức sống lâu bền trong lòng độc giả Đây cũng là nét đặc trưng dễ nhận ra trong văn học đầu thế kỉ XX.

1.1.2 Ý hướng đạo đức, luân lí_giá trị cốt lõi trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

Hồ Biểu Chánh – Người gửi “đạo” trong văn

Có nhiều người hay nói đến việc đi tìm cảm hứng sáng tác Dù là trong lao động nghệ thuật nói chung hay sáng tác văn chương nói riêng, dù là nhà văn hay nhà thơ đều cần phải có cảm hứng Nhà thơ Nguyễn Khuyến thì nói: “Nhân hứng cũng vừa toan cất bút…” hay như Tố Hữu cũng viết: “Tưởng đâu quên mất thơ rồi/ Tạm ngừng công việc lại ngồi với thơ…” Cảm hứng sáng tác tạo nên tác phẩm Cảm hứng theo Bêlinxki là

“trạng thái phấn hứng cao độ của nhà văn do việc chiếm lĩnh được bản chất của cuộc sống mà họ miêu tả”, cảm hứng là “sự thiết tha và nhiệt tình nồng cháy gợi nên bởi một tư tưởng nào đó” và “cảm hứng biến sự nhận thức của trí tuệ về một tư tưởng nào đó trở thành lòng say mê đối với tư tưởng đó, trở thành năng lượng và thành khát vọng nồng nhiệt” [24, 208 – 209] Còn trong quyển Lý luận văn học thì cho rằng: “cảm hứng là một

20 trạng thái tâm lí căng thẳng nhưng say mê khác thường Sự căng thẳng của ý chí và trí tuệ, sự dồi dào về cảm xúc, khi đã đạt đến sự hài hoà, kết tinh sẽ cháy bùng trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, dẫn dắt họ đến những mục tiêu da diết bằng con đường gần như trực giác, bản năng”[39, 315] Có rất nhiều cách định nghĩa thế nào là cảm hứng nhưng chắc chắn nó không tự có mà cũng không thể đi tìm bởi lẽ cảm hứng là một cái gì đó rất vô hình, không thể định dạng cũng không thể định vị Cái nền, cái gốc để nảy sinh cảm hứng sáng tác chính là từ cuộc sống giàu có và phong phú của người nghệ sĩ Cảm hứng sáng tác đến thưa thớt hay dồn dập không quan trọng Cách tốt nhất để nảy sinh cảm hứng sáng tác là chăm bón tốt cho tâm hồn bằng cách sống tích cực, sống hết mình, gắn bó với cuộc đời, con người Không có cảm hứng thì không thể có sáng tác văn chương đích thực Rất nhiều đỉnh cao của văn chương nhân loại cả đời chỉ sáng tác một tác phẩm duy nhất.

Hồ Biểu Chánh là người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại không chỉ để lại cho văn chương nhân loại một sáng tác mà là cả một kho tiểu thuyết đồ sộ khi cả cuộc đời chỉ dành để sống và gắn bó với con người, vùng đất Nam bộ, cả cuộc đời viết văn chỉ để đi tìm cảm hứng sáng tác trong những giá trị văn hoá truyền thống đạo đức của dân tộc và gìn giữ chúng một cách cẩn thận, trân trọng Đọc tiểu thuyết của ông ta thấy rằng cảm hứng chủ đạo là biểu dương, khẳng định đạo lý bình dân truyền thống Không chỉ bộc lộ qua những sáng tác mà cảm hứng ấy còn thể hiện sâu sắc trong ý thức nghệ thuật của Hồ Biểu Chánh Dễ dàng nhận thấy qua các sáng tác của mình, Hồ Biểu Chánh gần như đã dành trọn đời văn, dành trọn tâm huyết để thực hiện tuyên ngôn nghệ thuật ấy. Qua kho tiểu thuyết khá lớn, Hồ Biểu Chánh đã chứng tỏ được điều ấy khi ngòi bút của ông chỉ tỏ ra sở trường khi viết về phong tục, luân lí và “tính chất luân lí bao trùm mọi tiểu thuyết của ông, ông viết tiểu thuyết phong tục cũng chỉ nhằm đạt chủ định luân lí”

Trước sự du nhập ồ ạt của văn hoá phương Tây, xã hội Việt Nam nói chung và vùng đất Nam bộ nói riêng chịu sự cai trị trực tiếp của thực dân Pháp đã có những chuyển biến mạnh mẽ, diễn ra liên tục, lan toả sâu rộng đến các giềng mối xã hội Việt Nam từ thành thị đến nông thôn và ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn học nước nhà Nhưng cũng từ

21 những năm đầu của thế kỉ XX, trải qua hơn một nửa thế kỉ cho đến nay, trong khi nhiều tác phẩm của một số không ít các nhà văn nổi tiếng cùng thời với ông gần như đã bị đẩy lùi vào quá khứ thì tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh vẫn còn được ưa chuộng, trở thành món ăn tinh thần quen thuộc của đa số quần chúng trên vùng đất phương Nam tổ quốc. Vậy điều gì đã làm nên một Hồ Biểu Chánh mang tầm ảnh hưởng sâu sắc đến thế trong lòng đông đảo bạn đọc yêu văn chương?

Phần lớn các tác phẩm tiểu thuyết của các nhà văn ở Nam bộ thời kì này thường hay đề cập đến vấn đề luân thường đạo lí tạo nên nét đặc trưng của tiểu thuyết miền Nam.

Họ thường hay bàn đến “nhân tình thế thái”, “đạo lí làm người”, thái độ và cách cư xử trong đời sống hằng ngày để hướng đến vấn đề đó là bảo tồn những giá trị tinh thần trong truyền thống đạo lí của dân tộc Cảm hứng chủ đạo của họ là cảm hứng “vì nghĩa”, “xả thân thủ nghĩa” đã chi phối từ cách xây dựng nội dung cốt truyện , bố cục đến tính cách, ngôn ngữ của nhân vật tạo nên tính chất đặc thù của tiểu thuyết miền Nam Lớn lên giữa lúc xã hội Việt Nam trở mình sực tỉnh giấc ngủ ngót mười chín thế kỉ trong nền văn hoá cổ truyền chịu ảnh hưởng Trung Hoa một cách sâu đậm để tiếp thu nền văn hoá phương Tây do người Pháp đem lại, Hồ Biểu Chánh vừa hấp thụ tân học vừa am tường cổ học.

Và phần đông những người trí thức thuộc thế hệ này cũng thế, họ chủ trương dung hoà Đông – Tây, cũ – mới với ước muốn xây dựng nền quốc học bằng cách một mặt bảo tồn những đặc sắc của văn hoá phương Đông, mặt khác tiếp thu có chọn lọc những cái hay của văn hoá phương Tây Hoà trong mạch chảy đó nhưng Hồ Biểu Chánh lại là một người bảo thủ sáng suốt nên tuy xuất thân từ Tây học ông vẫn đề cao những tư tưởng truyền thống của dân tộc vốn thấm nhuần Nho, Phật, Lão giáo Tư tưởng chính trong con người của Hồ Biểu Chánh chi phối nội dung tác phẩm của ông là tư tưởng “văn dĩ tải đạo”, viết văn là để truyền tải giáo huấn đạo đức ở đời Trong “Đời của tôi về văn nghệ” ông đã thú nhận rằng: “Viết tiểu thuyết để cảm hoá đặng lần lần dắt quần chúng trở về đường chánh đại quang minh” [30, 259] Đạo lí làm người đặt căn bản trên sự nhân ái hiếu nghĩa, trong sạch thẳng ngay luôn được Hồ Biểu Chánh đề cao khi đưa vào tiểu thuyết của mình thông qua thuyết nhân quả Điều đó được thể hiện rất rõ khi ông viết

22 trong Tâm hồn tôi: “Tôi chắc con cháu của tôi ngày sau chúng nó sẽ tìm hiểu coi tôi là người nuôi tâm chí thế nào.

Nếu chúng nó đọc đủ mấy chục bộ tiểu thuyết của tôi, tự nhiên chúng nó sẽ nhận thấy bình sanh tôi là thẳng ngay, ghét gian trá, thương yêu nghèo khổ, khinh rẻ giàu sang Nhưng chúng chưa biết được ý của tôi với quốc gia và đối với chưởng tộc.

Vậy hôm nay tôi lục những thi văn của tôi có ảnh hưởng với quê hương và xã hội mà góp thành tập này để con cháu tôi ngày sau được biết rõ tâm hồn của tôi với thời cuộc…” [30, 100]

Bằng cả cuộc đời sáng tác mà tiêu biểu qua 64 tiểu thuyết, Hồ Biểu Chánh đã chứng minh được những lời ông nói Hơn thế nữa, tiểu thuyết với ông không chỉ là tác phẩm văn chương, là công trình nghệ thuật mà bên cạnh đó nó còn có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến người đọc Nghĩa là tiểu thuyết còn phải là tác phẩm mang khuynh hướng đạo lí trong văn chương Thế nên các nhân vật mà ông yêu quý, trân trọng luôn sống và hành động theo một mục đích cao đẹp duy nhất là “thành nhân với thủ nghĩa” Trong bức thư gởi cho Ban Trị sự Khổng tử Tế tự hội tỉnh Gò Công để xin từ chức hội trưởng, ông viết: “…Sản xuất cả mấy chục pho tiểu thuyết, viết kịch bản, làm phú thi, hay lập báo chí, luôn luôn tôi vẫn đuổi theo cái mục đích duy nhất là: “Thành nhân với Thủ nghĩa”. Tôi cặm cụi cứ đi tới, đi với một tâm hồn chơn thành, một đức tin mạnh mẽ” [30, 265].

“Thành nhân với Thủ nghĩa” đã trở thành một tư tưởng, một mục đích sống cao đẹp được

Hồ Biểu Chánh đề cao và trân trọng Đó cũng là truyền thống văn học Nam Bộ đã được Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rất thành công trong các sáng tác của mình Nhìn lại chặng đường sáng tác của hai nhà văn Nam Bộ có thể thấy rằng cả Nguyễn Đình Chiểu và Hồ Biểu Chánh gặp nhau ở một điểm tương đồng trong tư tưởng sáng tác: đạo đức đã thành đạo lí, hạt giống nhân nghĩa Khổng Mạnh đã mất đi màu sắc thánh hiền, trở thành cách sống, cách cư xử ở đời, thành đạo lí nhân dân, đạo đức bình dân.

Càng đề cao đạo lí, càng muốn gìn giữ những giá trị tốt đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc, Hồ Biểu Chánh càng đau xót trước những đổi thay của xã hội, của nhân cách con người Chứng kiến sự tấn công mạnh mẽ của nền văn hoá phương Tây cũng như sự thay đổi nhanh chóng của thời cuộc, ông lo sợ xã hội băng hoại, văn hoá dân

Mảnh đất Nam Bộ – nơi vun đắp tình người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh 2 4

và viết, Hồ Biểu Chánh luôn mang cái băn khoăn của nhà đạo đức muốn duy trì nhân tâm thế đạo chứ không phải cái băn khoăn của nhà nghệ sĩ muốn thể hiện nội tâm và đổi mới cách viết Ông thao thức và trăn trở trước sự đổi thay chóng vánh của thời cuộc và nhận thức của con người nhưng ông luôn tin rằng những giá trị bắt nguồn từ đạo lí dân tộc, mang tính chất nhân dân và có cơ sở từ ngàn đời sẽ luôn bất biến Các tác phẩm của ông như là một thứ thuốc đề kháng, một phép vệ sinh tinh thần cho con người Việt Nam trước bầu không khí ô nhiễm của văn minh vật chất từ văn hoá phương Tây “Phải viết đặng ghi cái hay cái dở của nhơn tình thế thái về khoảng đời truỵ lạc mà để lại cho em cháu đời sau được biết chỗ thấp, chỗ cao Phải viết đặng giải nỗi u sầu của mình và luôn dịp đặng chỉ đường vạch nẻo cho con cháu trong nhà ngó thấy…” [30, 259 – 260].

Trong văn học Nam bộ, khuynh hướng đạo lí đã được thể hiện từ thời Nguyễn Đình Chiểu cho đến các nhà văn lớp sau như Phú Đức, Hồ Biểu Chánh Với Hồ Biểu Chánh – nhà văn dành cả một đời đi tìm “đạo” trong văn đã giúp cho nền tiểu thuyết Việt Nam giữ được những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc Điều đó đã giúp Hồ Biểu Chánh cùng các tác phẩm của mình sống mãi trong lòng người đọc và người ta biết đến ông không chỉ là một nhà văn chuyên viết tiểu thuyết mà còn là người nối liền những giá trị cổ truyền với con người hiện đại “…hồi làm quan thì ta chăm nom giúp đỡ người nghèo nên ta được tiếng thương dân, mà viết tiểu thuyết ta cũng cố giữ vẹn đạo hiếu nghĩa và luôn luôn binh vực hạng bình dân nghèo hèn, nên ta được thiện cảm của quần chúng” [30, 260].

1.3 Mảnh đất Nam Bộ_nơi vun đắp tình người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh

“Nam bộ” là một cách gọi nghe thật thân thương và quen thuộc Hình ảnh thiên nhiên Nam bộ với sông nước, miệt vườn qua những trang văn của Hồ Biểu Chánh lại

24 càng thân thương và tha thiết, chân thành hơn Không gian trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh trải rộng khắp Lục tỉnh Nam Kì từ các tỉnh miền Đông sang các tỉnh miền Tây ra tận các đảo ngoài khơi như Kim Quy, Phú Quốc Thiên nhiên Nam Bộ trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh gần gũi, thơ mộng với quang cảnh miền Nam từ thành thị đến nông thôn, từ những giồng trảng ở các tỉnh miền Đông đến những kênh rạch ở các tỉnh miền Tây Đó là Xóm Tre được lấy làm bối cảnh cho tiểu thuyết Cay đắng mùi đời, là Đập Ông Canh ở làng Vĩnh Thạnh phía bắc, Ụ Giữa ở làng Vĩnh Trị phía Nam, là sông Bao Ngược, chợ Mỹ Lợi, lộ Cây Dương,…Miêu tả thiên nhiên Nam Bộ, Hồ Biểu Chánh đã mở rộng tất cả các giác quan của mình để quan sát, cảm nhận và từ đó đưa người đọc quay về vùng nông thôn sông nước, ngắm nhìn đồng ruộng, con cò,…nơi thôn dã bình dị Đọc tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, người đọc như có một chuyến du ngoạn đầy hứng thú khi được về với miệt vườn sông nước thân thương, thấm đẫm dư vị ngọt ngào của bao điệu hò, câu hát mộc mạc, chân tình.

Do cả cuộc đời gắn bó với vùng đất Nam bộ thế nên tình yêu với mảnh đất này cũng lớn dần theo năm tháng và càng mãnh liệt, nồng nàn hơn trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh Qua 64 cuốn tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, thiên nhiên Nam Bộ hiện lên không chỉ có đường nét, hình ảnh, màu sắc mà còn có cái hữu tình riêng Chính mảnh đất này là nơi vun đắp tình cảm trong tâm hồn của nhà văn Bởi yêu quý, trân trọng mảnh đất Nam bộ này nên Hồ Biểu Chánh đã đau xót khi cuộc sống, con người Nam bộ nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung đang có nguy cơ bị ô nhiễm bởi những đổi thay của làn sóng Âu hoá mang đến Liệu Nam bộ có còn là thỏi nam châm thu hút những bước chân không mỏi tìm về khung cảnh trời nước mênh mang, chất hào sảng phóng khoáng của người đồng bằng Nam bộ? Liệu có ai còn nhớ đến Nam bộ với những vùng miệt vườn trù phú đong đầy trái thơm, quả ngọt? Và khi những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình tưởng chừng bất biến ấy không còn tồn tại, hiện hữu nữa thì tình đời, tình người, những giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc có còn vững bền, bảo tồn được nữa hay không? Thật vậy, đó là những trăn trở của một con người hoài cổ, mong muốn và khát khao được gìn giữ những vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước Một lần nữa có thể khẳng định rằng những trang viết về thiên nhiên là những trang đẹp nhất của Hồ Biểu Chánh Qua đó, nhà

25 văn đã làm nổi bật những nét quen thuộc nhất, đặc trưng nhất của thiên nhiên vùng sông nước Nam Bộ.

1.3.2 Đời sống văn hoá Nam Bộ

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều bạn đọc lại rất thích đọc tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh Không những độc giả cùng thời với ông mà những độc giả thời sau này vẫn thích.

Sở dĩ có sự thành công như thế là do giọng điệu tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh hoàn toàn thích hợp với tâm hồn người dân miền Nam Đọc tiểu thuyết của ông, người ta thấy cả con người và xã hội miền Nam vào các thập niên 1920 – 1940.

Như đã nói, trong Đời của tôi về văn nghệ, Hồ Biểu Chánh đã cho biết ngay từ lúc mới bắt đầu viết tiểu thuyết ông đã cố viết loại tả chân về phong tục Thế nên khi khắc hoạ nên bức chân dung đời sống văn hoá của con người Nam Bộ, Hồ Biểu Chánh đặc biệt quan tâm đến những phong tục dần đổi mới ở miền Nam trong gia đình cũng như ngoài xã hội, từ thành thị đến nông thôn Ông chú trọng đến các vấn đề nhức nhối của xã hội đi ngược lại với những chuẩn mực truyền thống của dân tộc để từ đó khuyên răn, dạy bảo con người phải biết trân trọng và gìn giữ những giá trị văn hoá đó: vấn đề tiền dâm hậu thú, môn đăng hộ đối, tục “nôm”, đa thê, sinh con trai nối dõi, tranh giành gia tài,…Ông phơi bày những hiện trạng xã hội cốt để duy trì và bồi đắp nền luân lí đạo đức cổ truyền. Ngoài ra, Hồ Biểu Chánh cũng không quên đề cập đến tư tưởng tam giáo : Nho, Phật, Lão giáo trong đời sống văn hoá của con người nơi đây Với ông, dù là đạo nào thì ông luôn đề cao lối sống biết tôn trọng, gìn giữ những giá trị đạo đức của con người như: trung nghĩa, hiếu thuận, tiết hạnh, trọng nghĩa khinh tài,… Con người có thể theo chủ nghĩa này hay chủ nghĩa nọ nhưng vẫn cần phải giữ cho được đạo đức truyền thống, tức đạo lí làm người của dân tộc Đó là cơ sở, tiền đề để làm nổi bật luận đề đạo đức về con người xã hội mà Hồ Biểu Chánh muốn hướng đến người đọc.

Thật vậy, qua các tác phẩm của mình, đời sống văn hoá Nam Bộ hiện lên sống động, chân thực, ngòi bút của Hồ Biểu Chánh hướng vào việc khai thác từng ngóc ngách sâu kín nhất trong suy nghĩ, hành động, nhận thức của con người nơi đây để từ đó ông cho thấy những sự đổi thay trong lối sống của họ nhưng quan trọng nhất vẫn là việc gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống văn hoá tốt đẹp của một dân tộc.

1.3.3 Đời sống con người Nam Bộ

Phản ánh hiện thực vốn là yếu tố mang tính đặc trưng của văn xuôi tự sự Thông qua việc phản ánh hiện thực ấy, nhà văn muốn gửi gắm đến người đọc một ý nghĩa, một thông điệp sâu sắc Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh cũng là một sự phản ánh hiện thực, đó là hiện thực của đời sống con người Nam bộ Cuộc sống sinh hoạt của con người Nam bộ được hiện lên trên nền của bức tranh thiên nhiên Nam bộ Quan sát, miêu tả và phản ánh, Hồ Biểu Chánh đã dụng công, tinh tế khi phác hoạ một cách chi tiết, cụ thể, sinh động sự nghèo nàn của con người nơi đây sinh sống chủ yếu bằng nghề chài lưới và trồng lúa nước Cuộc sống nơi đây hiện ra cảnh sống lam lũ, cực nhọc của người dân nghèo và nổi bật là cuộc sống của tầng lớp thống trị, những kẻ tham lam, độc ác luôn tìm mọi cách để ức hiếp, bóc lột dân nghèo.

Bên cạnh việc phản ánh những nét đẹp trong phong tục tập quán của vùng đất Nam bộ, Hồ Biểu Chánh còn rất tinh tế khi bắt đầu có những chuyển biến đáng kể trong việc quan sát những mối quan hệ của con người vùng đất này Theo đó, ông thấy rằng, bên cạnh những gia đình vẫn giữ được những truyền thống đẹp đẽ thì vẫn còn một số mặt tiêu cực đang tồn tại và làm mất đi giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ Đi sâu khai thác triệt để những vấn đề đó, Hồ Biểu Chánh nêu lên những luân lí, quan niệm đạo đức, hướng người đọc đến những chuẩn mực đạo lí cao đẹp ngàn đời của dân tộc.

Xuyên suốt các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh có thể thấy, đề tài chính hay vấn đề mà nhà văn quan tâm nhất đó là xã hội, cuộc sống và con người Nam bộ, là đạo đức truyền thống và mối quan hệ gia đình Cảm hứng xuyên suốt trong tác phẩm của ông là đạo lí và bảo vệ đạo lí Thật không khó để nhận ra chủ trương của nhà văn Hồ Biểu Chánh trong việc duy trì, bồi đắp và phát huy những mặt tích cực trong nền luân lí cổ truyền của dân tộc cũng như tiếp nhận những mặt tiến bộ của lối sống tự do.

Tóm lại, có thể thấy, trong các tác phẩm của mình, đạo lí truyền thống được Hồ Biểu Chánh phản ánh một mặt vừa tiếp nối truyền thống đạo đức của các nhà văn đi trước mà phải kể đến đó là Nguyễn Đình Chiểu với sự ảnh hưởng từ giọng văn cho đến tính cách con người đầy chất Nam bộ, mặt khác tiếp tục đặt nền móng cho tiểu thuyết Nam bộ đầu thế kỉ XX Chứa đựng giá trị hiện thực sâu sắc và mang giá trị đạo đức cao, tiểu

27 thuyết Hồ Biểu Chánh đã thật sự gần gũi, thân thuộc với đời sống con người Nam bộ.Đây là tiền đề để làm nên chữ tình sâu sắc trong các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh Chữ tình ấy vừa là nét đẹp của văn chương Nam bộ, vừa là đạo lí truyền thống và lối sống của người dân Nam bộ, góp phần giữ mãi nét đẹp cổ kính nhưng bình dân của văn chương một vùng đất mới Và Hồ Biểu Chánh trong suốt gần 50 năm cầm bút ông vẫn giữ một cảm hứng xuyên suốt là đạo lí truyền thống với những biến động của xã hội qua các giai đoạn lịch sử.

CHƯƠNG II: CHỮ “TÌNH” THỂ HIỆN QUA PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNGTRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH

Tình cảm gia đình

Vào những năm đầu thế kỉ XX, với sự tấn công mạnh mẽ của lối sống phương Tây vào đời sống của nước ta cùng sức mạnh của đồng tiền lên ngôi đã làm đảo lộn những giá trị truyền thống của dân tộc Vẫn tưởng tất cả sẽ bị mai một nhưng qua các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, chúng ta vững tin hơn khi thấy rằng những giá trị, những nét đẹp truyền thống trong những mối quan hệ gia đình vẫn còn tồn tại và được gìn giữ ở xã hội Nam bộ Đặc biệt quan tâm đến vấn đề gia đình, qua các tiểu thuyết của mình, Hồ Biểu Chánh đã cho người đọc nhận thấy vai trò của gia đình, nơi hình thành , chứa đựng và hội tụ những tình cảm cao quý nhất của con người Gia đình bao gồm các mối quan hệ tốt đẹp, gắn bó giữa cha mẹ - con cái, anh em, ông bà – cháu với những cung bậc tình cảm đa dạng, đa sắc thái.

Nhà văn Nguyễn Khải đã từng nói:”Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó Nhưng tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là các tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn” [29, 61] Thật vậy, tư tưởng trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh không phải là tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy Đó là tư tưởng đã được đúc rút từ hiện thực cuộc sống, từ cuộc đời, số phận của những con người nhỏ bé trong xã hội, từ chính những trải nghiệm của nhà văn trong cuộc sống Hồ Biểu Chánh đã ghi lại những hình ảnh đẹp của cảnh sống hạnh phúc trong gia đình Nam bộ ở nông thôn lẫn thành thị Còn có gì đẹp đẽ và cao quý hơn tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp Trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, ta bắt gặp hình ảnh những người cha hết lòng yêu thương, hy sinh vì con của mình và những đứa con luôn một lòng yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với cha Tình cảm ấy vốn dĩ đã rất thiêng thiêng nhưng lại còn cao quý hơn khi nó xuất hiện ở nơi mà lối sống tư sản đang tấn công mạnh mẽ vào truyền thống gia đình Việt Nam.

Nếu mẹ là người có công mang nặng đẻ đau, ẵm bồng, dạy dỗ cho con cái nên vóc nên người thì với đứa con, người cha lại có công sinh thành, nuôi dưỡng, là trụ cột vững chắc của gia đình Thế nên, ngoài tình mẫu tử cao quý thì tình cha con cũng là một tình cảm thiêng liêng và đáng quý của con người.Trong gia đình truyền thống của người Việt, người cha có quyền tuyệt đối với con cái Tuy không có sự quy định chặt chẽ của pháp luật nhưng theo đạo đức, luân lí của nước ta thì người cha trong gia đình đối với con cái phải làm tròn trách nhiệm, phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái trưởng thành và người làm con cũng phải giữ đạo hiếu, chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ Qua tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, người đọc dễ dàng nhận thấy rằng, ngoài tình cảm mẫu tử thiêng liêng và gắn bó của con người thì tình phụ tử cũng sâu nặng, thiết tha không thua kém Nếu chúng ta xúc động với hình ảnh những bà mẹ yêu thương con dịu dàng, sẵn sàng hy sinh tất cả cho con thì ta lại càng nể phục hơn với những người cha hết mực thương con và nhận chịu mọi đau khổ để con mình được hạnh phúc.

Nhân vật Vương Thể Hùng trong tiểu thuyết Ngọn cỏ gió đùa là một người cha như thế Tình yêu thương con sâu nặng của Thể Hùng làm người đọc phải nghẹn ngào, xúc động Là một người nghĩa sĩ, chàng phải đau đớn chấp nhận rời xa vợ con để thực hiện nghĩa vụ của một người làm trai Có nỗi đau nào lớn hơn khi một người cha phải rời xa con mình khi nó vẫn còn thơ dại Thế nên, việc Thể Hùng không làm tròn trách nhiệm của một người cha, không nuôi dưỡng dạy bảo cho con khôn lớn thành người đáng thương hơn là đáng trách Bởi lẽ, sự lỗi đạo làm cha, việc không làm tròn nghĩa vụ, trách nhiệm của Thể Hùng là một việc bất đắc dĩ và chàng buộc phải hy sinh tình cảm gia đình vì nghĩa vụ đối với nước nhà Nhưng không phải vì thế mà Thể Hùng lãng quên hay giũ bỏ trách nhiệm của người làm cha Chàng vẫn luôn yêu thương Thể Phụng và tình cảm ấy làm người đọc phải xúc động rơi nước mắt bởi Thể Hùng phải chịu đựng việc yêu thương con trong thầm lặng với tất cả tấm lòng Người cha đau đớn chấp nhận xa lìa con của mình một lần nữa khi chinh chiến đã chấm dứt vì muốn con có một cuộc sống êm ấm, hạnh phúc, có điều kiện học hành đỗ đạt và không phải lo lắng về cuộc sống sau này với gia tài rộng lớn của ông ngoại là Đàm Tự Chấn Khi đứa con mà Thể Hùng yêu thương là Thể Phụng tìm đến gặp, chàng đã nghẹn ngào xúc động Lời nói của Thể Hùng làm người

30 đọc cảm động vì đó là những lời nói, lời tâm tình chân thành, xuất phát từ chính trái tim của người làm cha đối với con mình: “Con chớ nên tưởng rằng cha không thương con.

Cha thương con lắm, cái tình của cha thương con cha dám chắc không thua ai đâu Con nên biết rằng vì cha thương con nên cha phải xa lánh con, vì cha thương con mà cha phải giấu, không dám cho con biết, thuở nay đi thăm con hoài, chừng vài ba tháng cha đi thăm một lần, mà mỗi lần thăm thì cha đậu xuồng dựa bên đường con đi học, rồi ngồi xuống ngó con mà thôi, chớ không dám nói tiếng chi, hoặc làm điều chi cho con biết Vậy con đừng có tưởng cha không thương con” [14, 150] Thật vậy, dù không tận tay nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ con nên vóc nên người nhưng người cha đáng thương ấy luôn dõi theo từng bước đi của con Và dù không thể đem lại cuộc sống êm ấm, hạnh phúc cho con nhưng có thể nói Thể Hùng đã gián tiếp giúp con có một cuộc sống đầy đủ về vật chất thông qua sự hy sinh tình phụ tử Có người sẽ nói việc làm của Thể Hùng là sai nhưng cũng có người cho là đúng Sự đánh giá đúng sai ấy tuỳ thuộc vào sự nhìn nhận của mỗi người Nhưng có một điều mà không ai có thể phủ nhận đó chính là tình yêu con, sự hy sinh cao cả xuất phát từ tấm lòng của người cha đối với con: “Nghĩ vì thương con thì phải làm cho con nên, chớ không lẽ làm cho con hư, bởi vậy cha phải bóp bụng dằn lòng mà ưng chịu, thà là cha vì con mà ảo não, chớ cha không nỡ làm cho con phải vì cha mà hạ tiện bần cùng” [14, 152] Yêu con nên người cha chấp nhận chịu đựng mọi khổ đau, sầu não và chính tình yêu thương con lớn lao ấy là sợi dây gắn kết tình cảm cha con ruột thịt của Thể Hùng và Thể Phụng Cũng chính tình yêu thương đó đã khơi dậy tình yêu thương với cha, xoá bỏ mọi nghi hoặc và những ấn tượng không tốt, sự xem thường, oán hận về cha mà từ lúc nhỏ đã bị ông ngoại và dì dạy bảo Từ đó giúp người đọc tin rằng tình phụ tử vốn là một tình cảm thiêng liêng, cao quý nên sẽ không có bất kì một thế lực nào có thể chia cắt được Thế nên, ngay khi biết tin cha mình vẫn còn sống, Thể Phụng đã mang một khao khát, ước muốn được gặp cha Dù xa cách mười mấy năm, không có sự dạy dỗ, chở che nhưng khi hiểu rõ tình cảm của cha dành cho mình thì Thể Phụng đã xúc động trước cha Đứa con ấy thấy kính trọng và tự hào về cha mình, lòng yêu thương cha càng trở nên da diết, sâu sắc hơn: “Nay con đã khôn lớn rồi, còn cha thì đã già yếu mà tật nguyền nữa Theo phận làm con của cha, thì con phải nuôi dưỡng cha,

31 nếu con không làm như vậy, dầu con học thi đậu tới trạng nguyên, dầu con có giàu như Thạch Sùng đi nữa, con cũng không đáng làm người” [14, 149] Để một lòng chăm sóc, hiếu thảo với cha, Thể Phụng đã phải chịu tội bất nghĩa với ông ngoại và chấp nhận từ bỏ cuộc sống giàu sang của mình: “Cha tưởng gia tài đó quý cho bằng cha hay sao Con không màng đâu Thử đem mười cái gia tài như vậy mà đổi cha, coi con có thèm hay không mà” [14, 152] Tình phụ tử thiêng liêng ấy đã xoá tan mọi khoảng cách của sự chia xa trong mười mấy năm và những hiểu lầm trước đó để cho người đọc thấy rằng không có gì quý giá hơn tình cảm cha con, một thứ tình cảm chân thành và sâu sắc của con người.

Hay trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng cũng có tình cảm cha con làm người đọc xúc động giữa Trần Văn Sửu và thằng Tý, con Quyên Vợ của Trần Văn Sửu là Thị Lựu lén chồng để ngoại tình và trong một lần tức giận, Trần Văn Sửu đã sơ ý làm vợ mình ngã chết nên phải trốn đi Dù biết có thể bị bắt hoặc nặng hơn là bị bỏ tù vì tội giết người nhưng trong lúc nguy cấp, Trần Văn Sửu vẫn chỉ nghĩ đến những đứa con mà không hề lo lắng cho bản thân: “Trời ơi! Tôi đánh vợ tôi chết rồi, bây giờ làm sao? Bị đày, chắc không khỏi bị đày chung thân Mấy đứa con tôi, ai nuôi nó?” [18, 13] Sợ rằng con mình còn quá nhỏ không hiểu chuyện sẽ trở nên oán hận mình nên người cha với tấm lòng yêu thương con vô bờ lại càng lo lắng và day dứt hơn Qua những lời than vãn của Trần Văn Sửu, người đọc nhận ra được hình ảnh một người cha hết mực thương con:

“Con tôi còn nhỏ quá, tội nghiệp lắm trời ôi! Bên nội không có ai hết, còn bên ngoại, thì có một mình ông ngoại, mà ông ngoại nó nghèo quá, lại già yếu rồi, làm sao có đủ cơm mà nuôi ba đứa cho nổi Ý hị! Khổ lắm! Còn một nỗi không biết sắp con tôi nó có hiểu bụng tôi hay không Sợ e chừng nó khôn lớn, chúng nó không hiểu chi hết, tưởng tôi hung dữ, làm điều chi không phải rồi còn đạp chết vợ nữa, chúng nó thương mẹ trở lại oán tôi, thì còn khổ cho tôi biết chừng nào” [18, 14] Trốn chạy, bôn ba xứ người, chịu đựng cuộc sống vất vả, đau khổ suốt mười một năm chỉ để mong có một ngày được gặp lại mấy đứa con thơ dại và bộc bạch để chúng hiểu được nỗi lòng của cha: “Mười một năm nay cực khổ hết sức, song ráng mà sống, là vì trông mong có ngày gặp được mặt con Nay về đến đây, chưa gặp được con mà phải đi, thì đi làm sao được, trời đất ơi!”

[18, 47] Tình yêu đối với những đứa con, ước muốn và niềm hy vọng một ngày được đoàn tụ với con là niềm tin và động lực giúp Trần Văn Sửu vượt qua bao khó khăn, đau khổ và bao nỗi nhớ dày vò Nhưng đau đớn thay những ước mơ, hy vọng ấy lại không thực hiện được vì người cha ấy thương con và không muốn con mình phải khó xử nên đã chấp nhận hy sinh tất cả để cả hai đứa được hạnh phúc Mong muốn được gặp con, được sống gần gũi bù đắp lại những tháng ngày con thiếu vắng tình thương của một người cha nhưng Trần Văn Sửu lại một lần nữa đau đớn chọn cách ra đi, xót xa khi phải xa lìa con lần nữa: “Tôi phải chịu đau đớn cực khổ buồn rầu, con tôi mới nên được Tôi vui lòng mà lãnh các sự đau đớn buồn rầu đó, miễn là con tôi được giàu có sung sướng thì thôi”

[18, 47] Biết tìm đâu một người cha như thế, người cha vừa đáng thương nhưng cũng đáng kính trọng biết bao Trần Văn Sửu đã yêu thương con mình hết lòng bằng tình yêu tha thiết, sâu nặng và bằng cả những nỗi đau của sự hy sinh vì con Miễn sao con được hạnh phúc, miễn sao con có một cuộc sống ấm êm thì cha sẵn sàng chịu mọi khổ đau, buồn rầu cho riêng mình Xem hạnh phúc của con là hạnh phúc của chính mình, yêu thương con bằng cả tấm lòng nên người cha ấy đã được đền bù xứng đáng bằng lòng yêu thương, sự kính trọng và hiếu thảo của Tý và Quyên Còn gì hạnh phúc và sung sướng hơn khi hay tin cha vẫn còn sống Cả thằng Tý và con Quyên đã vui mừng còn hơn được người ta cho tiền cho bạc: “Đi riết, anh Hai Em nghe nói em mừng quá Cha về hồi nào?

Làm sao anh gặp được? Ông ngoại hay rồi hay chưa?” [18, 51] Những câu hỏi xuất phát từ tình yêu thương và lòng nhớ mong cha trong suốt mười một năm xa cách Và hơn cả nhớ mong, cả Tý và Quyên đều mong muốn được sống cùng cha, ở cạnh cha dù cuộc sống có nghèo khổ: “Bây giờ có một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chớ” [18, 49], “Tính sao cũng được miễn là con có thể gần cha thì thôi Mà cha ở với Thổ, thì cực khổ tội nghiệp thân cha lắm” [18, 49] Thật may mắn khi những đứa trẻ ấy hiểu chuyện, không hề oán trách cha về cái chết của mẹ mà còn nhận Trần Văn Sửu là cha mình và tìm đủ mọi cách để giữ cha ở bên cạnh mình Đó là tình cảm cha con gây nên bao xúc động bởi lẽ nó xuất phát từ tình cảm chân thành, sâu sắc của con người Điều đó đã minh chứng rằng người cha dù không mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày nhưng lại có ơn sinh thành, tạo nên hình hài, vóc dáng và nuôi dưỡng, dạy bảo con cái nên

33 người Tình yêu thương vô bờ bến và sẵn sàng hy sinh tất cả vì con của tình cha ấy chính là những giá trị cao đẹp tạo nên đạo đức, luân lí trong gia đình Việt Nam.

Không những thế, Hồ Biểu Chánh còn xây dựng hình ảnh của những người cha mặc dù chỉ là cha nuôi nhưng lại yêu thương con mình bằng tất cả tình yêu chân thành của một người cha thật sự Tiểu thuyết Con nhà nghèo đã để lại một dấu ấn khó phai mờ trong lòng người đọc về một người cha nuôi hết lòng tận tuỵ, tận tâm vì con của mình, đó chính là Hương sư Cu Tình yêu thương ấy không phải được tính bằng công lao sinh thành hay dưỡng dục mà bằng tình thương của sự lo lắng, hy sinh hết lòng vì con mà không hề có sự phân biệt Dù biết Tư Lựu đã thất tiết với cậu Hai Nghĩa nhưng ông vẫn không chê bai cô mà còn thương cả con của Tư Lựu như tình yêu với mẹ của nó Hương sư Cu tuy là một anh nông dân ít học nhưng đối với con của Tư Lựu lại biết trước biết sau và làm tròn bổn phận, trách nhiệm của một người làm cha: “Con nào cũng là con, hễ mình kêu nó bằng con thì mình phải thương yêu, nuôi dưỡng nó hết lòng Hễ nó gọi mình bằng cha thì mình phải ăn ở cho xứng phận làm cha” [21, 54] Thương con và không hề có sự phân biệt đối xử giữa con ruột và con nuôi: “Thưa, con gì cũng vậy, hễ đặt con thì tự nhiên mình thương Mà thằng Hai đây tôi thương nó không biết chừng hơn con ruột của tôi nữa, bởi vì cha nó không nhìn, tôi ra nhìn thế, nên tôi phải thương nó bằng hai”

[21, 48] Dù không phải là mối quan hệ ruột thịt nhưng Hương sư Cu lại xem đứa con chính là sinh mạng của mình: “Nếu thằng Hai có bề nào, thì tôi cũng chết, chớ tôi không sống được” [21, 52] Dù không phải máu thịt của mình, dù hình hài ấy không do mình tạo ra nhưng qua lời nói đầy chân thành xuất phát từ trái tim của người làm cha đã giúp cho độc giả cảm nhận một cách sâu sắc tình cảm cha con mà Hương sư Cu đã dành cho đứa con mà mình yêu quý: “Nhà giàu thương con, nhà nghèo cũng biết thương con vậy chớ Ai nỡ cắt thịt mà trao cho người khác được Vợ chồng tôi nghèo thì nuôi con theo phận nghèo Cái tình thương con là quý, chớ giàu nghèo nghĩa gì đâu” [21, 48] Tình yêu con của Hương sư Cu thật cao cả, thiêng liêng, không chỉ xuất phát từ tình yêu với

Ngày đăng: 29/12/2022, 12:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w