ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LINH THỊ QUỲNH DIỄM Tên đề tài: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ HÙNG AN, HUYỆN BẮC QUANG, TỈNH HÀ
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LINH THỊ QUỲNH DIỄM
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ HÙNG AN, HUYỆN BẮC QUANG,
TỈNH HÀ GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Khoa: Kinh tế và PTNT Khóa học: 2015 - 2019
Thái nguyên, năm 2019
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
LINH THỊ QUỲNH DIỄM
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ HÙNG AN, HUYỆN BẮC QUANG,
TỈNH HÀ GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Lớp: K47 – PTNT - N01 Khoa: Kinh tế và PTNT Khóa học: 2015 - 2019
Giảng viên HD: Th.S Nguyễn Quốc Huy Cán bộ hướng dẫn: Tống Xuân Ngự
Thái nguyên, năm 2019
Trang 3i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này trước tiên em xin chân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Em đặc biệt xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm
sâu sắc của thầy giáo Th.S Nguyễn Quốc Huy đã giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực tập để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này
Em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể các cán bộ tại Ủy ban nhân dân
xã Hùng An và toàn bộ người dân trong xã đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập, điều tra và nghiên cứu tại cơ sở
Trong quá trình nghiên cứu do có những lý do chủ quan và khách quan nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để giúp em hoàn thành khoá luận được tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên,ngày tháng năm 2019
Sinh viên
LINH THỊ QUỲNH DIỄM
Trang 4ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã Hùng An năm 2017 25
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng 1 số cây trồng chính của xã Hùng An năm 2017: 28
Bảng 4.3: Kết quả chăn nuôi của xã Hùng An 3 năm qua: 30
Bảng 4.4: Dân số, lao động xã Hùng An năm 2017: 31
Bảng 4.5: Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng NTM xã Hùng An 33
Bảng 4.6 Tổng hợp các tiêu chí đã đạt và chưa đạt của xã Hùng An 55
Bảng 4.7 Nguồn thu nhập của hộ gia đình năm 2017 57
Bảng 4.8 Số hộ dân được tiếp cận thông tin về chương trình NTM 58
Bảng 4.9 Nhận thức của người dân 3 thôn về xây dựng NTM 59
Bảng 4.10: Sự tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn mới 60
Bảng 4.11 Ý kiến của cán bộ UBND xã Hùng An về xây dựng nông thôn mới 61
Bảng 4.12 Phân tích SWOT 63
Trang 5iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CỤM TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TNCS HCM Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Trang 6iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
Phần 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của để tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Ý nghĩa của đề tài 2
1.3.1 Ý nghĩa học tập 2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4
2.1.3 Vai trò của nông thôn mới trong phát triển kinh tế xã hội 8
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 9
2.2.1 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của 1 số nước trên thế giới 9
2.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam 11
2.3 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại một số tỉnh 16
2.3.1 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Cao Bằng 16
2.3.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Điện Biên 17
2.3.3 Tình hình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Nguyên 18
2.4 Bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới 19
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
3.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 21
Trang 7v
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 21
3.1.2.Phạm vi nghiên cứu 21
3.2 Nội dung nghiên cứu 21
3.3 Phương pháp nghiên cứu 22
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 22
3.3.2 Phương pháp xử lí thông tin số liệu 23
Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hùng An - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang 24
4.1.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 24
4.1.2 Nguồn tài nguyên 25
4.2 Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội của xã Hùng An - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang 28
4.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội 28
4.3.Thực trạng xây dựng Nông thôn mới tại xã Hùng An 31
4.3.1.Thành lập bộ máy chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp xã 31
4.3.2 Kết quả tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 33
4.3.3 Nguyên nhân các tiêu chí chưa đạt 56
4.3.4 Người dân với vấn đề xây dựng nông thôn mới (3 thôn Tân Hùng, Hùng Thắng, Hùng Tiến) 57
4.3.5 Đánh giá của người dân về xây dựng nông thôn mới 58
4.3.6.Nhận thức của người dân về xây dựng NTM tại địa phương 59
4.3.7.Sự tham gia của người dân vào việc xây dựng NTM 60
4.3.8.Ý kiến của cán bộ UBND xã Hùng An về xây dựng nông thôn mới 61
4.4.Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong tiến trình xây dựng nông thôn mới tại xã Hùng An 63
Trang 8vi
4.5 Giải pháp phát triển xây dựng NTM tại xã Hùng An trong giai đoạn
tới 66
4.5.1 Quan điểm xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Hùng An 66
4.5.2 Giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xây dựng NTM trên địa bàn xã Hùng An 67
Phấn 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77
5.1.Kết luận 77
5.2.Kiến nghị 78
5.2.1 Đối với xã Hùng An 78
5.2.2 Đối với người dân trong xã Hùng An 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC
Trang 9Phần 1
MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của để tài
Phát triển nông thôn toàn diện đang là vấn đề cấp bách hiện nay trên phạm vi cả nước Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
đã chỉ rõ định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn tới là:
“Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn phát triển kinh tế với xây dựng NTM (Nông thôn mới) có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức hợp lý, gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh xã hội được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, gắn phát triển kinh tế với an ninh quốc phòng” Xây dựng NTM là mục tiêu của quốc gia, nhằm tạo ra sự chuyển biến về mọi mặt trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị Nhưng do nhận thức chưa thống nhất việc chỉ đạo đầu tư còn phân tán nên kết quả đạt được còn hạn chế và việc xây dựng NTM còn nhiều khó khăn cần khắc phục [1]
Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện Trong hơn 6 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, đến nay xã Hùng An đã đạt được 11/19 tiêu chí, kết quả đạt được đã dần góp phần làm thay đổi một phần diện mạo nông thôn Tuy vậy, xã Hùng An còn có nhiều khó khăn như: Địa bàn rộng, đông dân cư, trình độ dân trí còn thấp chưa phát triển đồng đều, sự hiểu biết của người dân còn hạn chế, một số cán
bộ và nhân dân còn chưa nhận thức được đầy đủ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng NTM, công tác tuyên truyền chưa được sâu rộng Vì vậy,
Trang 10để tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong chương trình xây dựng nông thôn
mới nên em đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải
pháp xây dựng nông thôn mới tại xã Hùng An - huyện Bắc Quang - tỉnh
Hà Giang”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng việc triển khai thực hiện xây dựng NTM trên địa bàn xã Hùng An, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, tìm ra những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức trong việc thực hiện xây dựng NTM để đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng NTM một cách nhanh chóng và toàn diện
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng việc xây dựng NTM tại xã Hùng An theo các tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM
Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng xây dựng NTM trên địa bàn
xã, tìm ra những thuận lợi, khó khăn cần khắc phục trong việc xây dựng nông thôn mới
Xác định vấn đề còn tồn tại trong việc thực hiện các tiêu chí trên địa bàn xã
Phân tích được những khó khăn, thuận lợi, cơ hội và thách thức trong xây dựng NTM ở xã Hùng An huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Đề xuất được một số giải pháp nhằm thực hiện xây dựng NTM được hiệu quả hơn
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.3.1 Ý nghĩa học tập
Nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên tổng hợp và củng cố kiến thức đã học
Trang 11Có được tư duy một cách logic và biết cách vận dụng những kiến thức
đã học vào thực tế, đồng thời học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn
và cũng là cơ hội để gặp gỡ, học tập trao đổi kiến thức với những người có kinh nghiệm và người dân địa phương
Quá trình thực hiện đề tài thực tập sẽ nâng cao năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân mỗi sinh viên
Đề tài cũng được coi là một tài liệu tham khảo cho Trường, Khoa, các
cơ quan trong ngành và các sinh viên các khóa tiếp theo
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo địa phương đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm xây dựng nông thôn mới một cách hợp lý, có hiệu quả để nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Hùng An và các xã khác
Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các Bộ, Ngành có liên quan xem xét trong việc điều chỉnh, bổ sung các chính sách trong việc thực hiện xây dựng NTM
Trang 12Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận của đề tài
2.1.1 Các khái niệm về nông thôn
* Khái niệm nông thôn:
Cho đến nay, vẫn chưa có khái niệm chuẩn xác nào được chấp nhận một cách rộng rãi về nông thôn, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về nông thôn,
và khi nói về nông thôn người ta thường đặt nó trong mối tương quan với đô thị
Trong từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học, nông thôn được định
nghĩa “là khu vực tập trung chủ yếu dân cư làm nghề nông” Thành thị được định nghĩa “là khu vực dân cư làm các ngành nghề ngoài nông nghiệp” Hai
định nghĩa nêu trên mới chỉ nói lên một đặc điểm cơ bản khác nhau giữa nông thôn và thành thị
Thực tế sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị không phải chỉ ở đặc điểm nghề nghiệp của dân cư, mà còn khác nhau về mặt tự nhiên, kinh tế và xã hội
Về tự nhiên, nông thôn là vùng đất đai rộng lớn, thường bao quanh các đô thị Những vùng đất đai này khác nhau về địa hình, khí hậu, thủy văn Về kinh tế, nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp Cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn lạc hậu, thấp kém hơn đô thị Trình độ phát triển cơ sở vật chất và kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa cũng kém hơn đô thị
Về xã hội, trình độ học vấn, điều kiện cho giáo dục, y tế, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn thấp hơn dân cư thành thị Tuy nhiên những di sản văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền ở nông thôn lại thường phong phú hơn thành thị
Quan điểm khác lại nêu ra chỉ cần dựa vào chỉ tiêu trình độ tiếp cận thị trường phát triển hàng hóa và khả năng tiếp cận thị trường Nhưng có ý kiến khác
Trang 13lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp chủ yếu, tức nguồn sinh kế chính của dân cư trong vùng đều từ sản xuất nông nghiệp Những quan điểm này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của từng nước Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối theo thời gian, theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội
Khái niệm về nông thôn chỉ có tích chất tương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể
hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều
nông dân Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá,
xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”[2]
Như vậy khi nói về nông thôn người ta nghĩ ngay đến các hoạt động nông nghiệp và những hoạt động, tổ chức liên quan đến nông nghiệp
* Khái niệm về phát triển nông thôn :
Phát triển vùng nông thôn phải đảm bảo sự bền vững về môi trường, ngày nay vấn đề phát triển nông thôn bền vững được đặt ra nhằm tạo ra sự phát triển lâu dài, ổn định không những cho các vùng nông thôn mà còn đối với cả quốc gia Có thể hiểu phát triển nông thôn bền vững một cách ngắn gọn là sự phát triển tập trung vào người dân (tiếp cận từ dưới lên), đồng thời phải phát triển đa ngành và giải quyết thích đáng mối liên hệ đa ngành (tiếp cận tổng hợp) và phát triển đảm bảo sự cân xứng với việc quản lý môi trường (tiếp cận quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên)
Phát triển nông thôn là sự phát triển tổng hợp của tất cả các hoạt động
có mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố vật chất, kinh tế, công nghệ, văn hoá, xã hội, thể chất và môi trường Nó không thể tiến hành một cách độc lập mà phải được đặt trong khuôn khổ của một chiến lược, chương
Trang 14trình phát triển quốc gia Sự phát triển của các vùng nông thôn sự đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế nói riêng và sự phát triển chung của
cả đất nước
Có rất nhiều quan điểm về khái niệm phát triển nông thôn Trong điều kiện của Việt Nam, tổng hợp quan điểm từ các chiến lược phát triển kinh tế xã
hội của Chính phủ, thuật ngữ này có thể hiểu như sau: “Phát triển nông thôn
là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác”[3]
* Khái niệm Nông thôn mới:
Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ NTM
NTM có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội[4]
* Khái niệm xây dựng nông thôn mới:
Xây dựng NTM là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao