Luận văn : Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKhoa kinh tế và quản lý nguồn nhân lựcĐề tài: Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS.NGUYỄN NAM PHƯƠNG. Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THANH THUỶ. Lớp : KINH TẾ LAO ĐỘNG 47. Khoa : KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC.HÀ NỘI - 2009 1 MỤC LỤCDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT…………………………………………… 4CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM .8 I. Một số khái niệm cơ bản và những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm .8 1. Một số khái niệm cơ bản 8 2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm 11 II. Một số mô hình lý thuyết tạo việc làm 16 1.Mô hình lựa chọn công nghệ phù hợp, khuyến khích giá, tạo việc làm 16 2.Mô hình phát triển của Lewis .16 3. Mô hình thu nhập dự kiến về sự di cư nông thôn – thành thị.(Harris- Todaro) 17 III. Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động .17 1. Đối với xã hội 18 2.Đối với doanh nghiệp .18 3. Đối với người lao động 19 IV. Kinh nghiệm của một số nước châu Á trong vấn đề tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất 20 1. Kinh nghiệm của Trung Quốc .20 2. Kinh nghiệm của Thái Lan .21 3. Kinh nghiệm của Nhật Bản 22CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM .23 I. Đặc điểm huyện Gia Lâm .23 1.Điều kiện tự nhiên .23 2. Đặc điểm kinh tế, xã hội .27 3. Đặc điểm dân số, lao động 29II. Phân tích thực trạng tạo việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất 361. Số lượng .362. Cơ cấu việc làm mới .37III. Hiệu quả của tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp .48 1.Hiệu quả đạt được .49 2.Hạn chế .51Tổng cộng 56CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM 58 I. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện trong thời gian tới .58 1. Kinh tế 59 2. Dân số, lao động, việc làm. .59 II. Những giải pháp chủ yếu 60 1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề .60 2. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện 62 3. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động .672 4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn .68 5. Tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin thị trường lao động .71 6. Khuyến khích nông dân tự tạo việc làm .71 7. Hỗ trợ nông dân bị thu hồi đất .72 8. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX 73 III. Một số kiến nghị trong vấn đề tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. .74 1. Đối với thành phố Hà Nội .74 2. Đối với chính quyền địa phương .76 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CĐ-ĐH : Cao đẳng- Đại học. CHXHCN : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. CNKT : Công nhân kỹ thuật. CNH-HĐH : Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.3 CN-XDCB : Công nghiệp- Xây dựng cơ bản. HTX : Hợp tác xã. ILO : International Labor Organization. KVNN : Khu vực nhà nước. LĐPT : Lao động phổ thông. LD : Liên doanh. THCN : Trung học chuyên nghiệp. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. UBND : Uỷ ban nhân dân. XKLĐ : Xuất khẩu lao động.DANH MỤC BẢNG BIỂUSTT Tên TrangBảng 1 Diện tích đất của các xã, thị trấn thuộc huyện Gia Lâm.25Bảng 2 Diện tích các loại đất nông nghiệp của huyện Gia 264 Lâm.Bảng 3 Diện tích và số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm từ năm 2006 đến 2008.27Bảng 4 Giá trị sản xuất các ngành của huyện Gia Lâm (2005-2008).29Bảng 5 Cơ cấu kinh tế của huyện Gia Lâm ( 2005-2008). 29Bảng 6 Tình hình dân số, lao động, việc làm huyện trên địa bàn huyện Gia Lâm.31Bảng 7 Số người trong độ tuổi lao động bị thu hồi đất nông nghiệp cần giải quyết việc làm.35Bảng 8 Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Gia Lâm.37Bảng 9 Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất theo tuổi.38Bảng 10 Tổng hợp kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện Gia Lâm.39Bảng 11 Thời gian hỗ trợ và kinh phí hỗ trợ dạy nghề. 40Bảng 12 Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp theo ngành kinh tế.43Bảng 13 Bảng giá đất nông nghiệp. 54Bảng 14 Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trong các hộ bị thu hồi đất ở huyện Gia Lâm.57Hình 1 Cơ cấu việc làm mới theo ngành kinh tế. 44Hình 2 Số lượng việc làm mới theo thành phần kinh tế 45Hình 3 Cơ cấu việc làm mới theo trình độ chuyên môn kỹ thuật.47Hình 4 Số lượng việc làm mới theo xã. 49Hình 5 Phân loại HTX. 595 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị . nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển là một thực tế khách quan, tuy nhiên, quá trình trên cũng đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế, xã hội rất bức xúc ở các địa phương, nhất là ở những nơi phương có tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá diễn ra nhanh chóng. Mặt khác, nước ta là một trong những nước đi đầu về tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nhất là cây lương thực. Từ một nước phải nhập khẩu 1/3 lương thực mỗi năm đã vươn lên đứng thứ 2 về xuất khẩu lúa gạo. Với một nước 6 ta nông nghiệp, lấy sản xuất lúa nước làm chính, với hơn 70% số dân sống ở nông thôn, 23% là hộ nghèo, 57% lực lượng xã hội làm trong ngành nông nghiệp, thì thành tựu này có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội. Nhưng trước thách thức về đất đai nông nghiệp ngày càng thu hẹp, vấn đề việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi đất được coi là vấn đề bức xúc nhất. Đây cũng là thách thức lớn đối với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Gia Lâm, một huyện ngoại thành Hà Nội, có vai trò quan trọng, vừa là khu vực nông nghiệp, nông thôn, vừa là vành đai xanh, cung cấp thực phẩm cho thủ đô. Nhưng cùng với sự phát triển của thủ đô, cùng với quá trình đô thị hoá nông thôn, diện tích đất nông nghiệp của huyện cũng đang phải nhường chỗ cho các khu công nghiệp, khu đô thị. Người nông dân quanh năm chỉ bám với đồng ruộng, hoạt động lúc nông nhàn của họ cũng gắn liền với cánh đồng, thu nhập chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Việc sản xuất lại phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên. Mặt khác, người nông dân thường rất dễ bị tổn thương trước sự chi phối khắc nghiệt của thị trường. Giờ mất đất, mất tư liệu sản xuất, nông dân không có việc làm, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Với một huyện còn khó khăn như Gia Lâm, tạo việc làm cho nông dân mất đất, là một bài toán không dễ giải. Chính vì vậy, sau một thời gian tìm hiểu về thực trạng việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi đất ở huyện Gia Lâm, em đã quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm - Hà Nội”.Kết cấu đề tài gồm 3 chương:Chương I : Cở sở lý luận về việc làm và tạo việc làm.Chương II : Phân tích thực trạng tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm.7 Chương III: Một số giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm.- Mục đích nghiên cứu: qua việc phân tích thực trạng tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp để tìm ra những hạn chế, khó khăn trogn quá trình tạo việc làm cho những người này. Từ đó, gợi mở những hướng đi cho các hộ nông dân khắc phục khó khăn, có được phương án tìm việc làm tốt nhất. Đồng thời, đề xuất một số ý kiến với thành phố Hà Nội, chính quyền huyện Gia Lâm nhằm tạo việc làm cho nông dân đạt hiệu quả hơn.- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp.- Phạm vi nghiên cứu: Thực trạng tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm từ năm 2006 đến năm 2008.CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM I. Một số khái niệm cơ bản và những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm. 1. Một số khái niệm cơ bản. 1.1. Việc làm.- Việc làm là phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động và những điều kiện cần thiết ( vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ…) để sử dụng sức lao động đó.- Tổ chức Lao động quốc tế ( ILO ) đưa ra khái niệm: “Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật”.8 - Điều 13, chương II Bộ Luật Lao Động nước CHXHCN Việt Nam có ghi rõ: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.Theo khái niệm trên một hoạt động được coi là việc làm cần thoả mãn hai điều kiện: - Một là, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các thành viên trong gia đình. Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập của việc làm. - Hai là, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cám. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm.Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm: - Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật. - Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc thu nhập cho gia đình mình, nhưng không được trả công (bằng tiền hoặc hiện vật) cho công việc đó. Đó có thể là các công việc trong các nhà máy, công sở, các công việc nội trợ, chăm sóc con cái, đều được coi là việc làm. 1.2. Thiếu việc làm. Thiếu việc làm là tình trạng người lao động không có đủ việc làm theo thời gian quy định trong tuần, trong tháng hoặc làm những công việc có thu nhập quá thấp không đảm bảo cuộc sống nên muốn làm việc thêm để có thu nhập. Người thiếu việc làm là những người trong khoảng thời gian xác định của cuộc điều tra có tổng số giờ làm việc nhỏ hơn số giờ quy định trong tuần, trong tháng hoặc trong năm và có nhu cầu làm thêm giờ; hoặc là những người có tổng số giờ làm việc bằng số giờ quy định trong tuần, 9 tháng, năm nhưng có thu nhập quá thấp nên muốn làm thêm để có thu nhập. 1. 3. Thất nghiệp. Thất nghiệp là sự mất việc làm hay sự tách rời lao động ra khỏi tư liệu sản xuất. Định nghĩa thất nghiệp của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): “Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong độ tuổi lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành”. Theo P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus, người thất nghiệp là những người trong không có việc làm được trả công và đang cố gắng cụ thể để đi tìm một công việc trong 4 tuần qua, hoặc bị thôi việc nhưng đang chờ được gọi làm việc trở lại, hoặc đang chờ đợi đi làm trong tháng tới. Ở Việt Nam, bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã quy định: “Người thất nghiệp là những người đủ từ 15 tuổi trở lên, có nhu cầu làm việc nhưng không việc làm trong tuần lễ điều tra, và tính đến thời điểm điều tra có đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua hoặc không đi tìm việc trong 4 tuần lễ qua với lý do chờ việc, nghỉ thời vụ, không biết tìm việc ở đâu .hoặc trong tuần lễ trước điều tra có tổng số giừo làm việc dưới 8 giờ, muốn làm thêm nhưng không tìm được việc.1.4. Tạo việc làm. Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất; số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp với tư liệu sản xuất và sức lao động.Cơ chế tạo việc làm: cơ chế 3 bên, đòi hỏi sự tham gia tích cực của người lao động, nhà nước và người sử dụng lao động sao cho cơ hội việc làm và mong muốn được làm việc của người lao động gặp nhau trên thị trường đúng lúc, đúng chỗ.10 [...]... công nghiệp chế biến dùng sản phẩm của nông nghiệp làm nguyên liệu trên địa bàn nông thôn - Chính phủ Nhật Bản thường xuyên có chính sách trợ giá nông sản cho các vùng nông nghiệp mũi nhọn Từ đó tạo việc làm cho nông dân, ngăn chặn làn sóng lao động rời bỏ nông thôn ra thành thị 22 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM I Đặc điểm huyện Gia Lâm. .. UBND huyện Gia Lâm, Phòng lao động, thương binh và xã hội: Kết quả tổng hợp nhu cầu việc làm và nhu cầu học nghề của lao động nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện Gia Lâm 35 II Phân tích thực trạng tạo việc làm cho nông dân sau khi bị thu hồi đất Trước tình trạng đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, người nông dân không có việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn Chính quyền huyện Gia Lâm. .. các doanh nghiệp cùng với người dân thu c diện bị thu hồi đất giải quyết vấn đề này Trong những năm qua, huyện Gia Lâm đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp Bước đầu đã đạt được một số kết quả như sau: 1 Số lượng - Số người có việc làm mới sau khi bị thu hồi đất là 2.746 người bằng 63,96% số người trong độ tuổi lao động có nhu cầu tìm việc làm Bình quân... người nông dân có việc làm là chính sách lâu dài mà Trung Quốc đang tập trung giải quyết Các địa phương ở Trung Quốc đã có nhiều cách làm khác nhau để giải quyết vấn đề này như: - Thành lập quỹ đào tạo, bồi dưỡng nghề cho những nông dân bị thu hồi đất; khuyến khích các đơn vị ưu tiên sắp xếp công ăn việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất; khuyến khích nông dân lập nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ nông. .. công nghiệp, khu đô thị, các cụm làng nghề Trên địa bàn huyện có 12 xã - thị trấn bị thu hồi đất với tổng diện tích đất bị thu hồi là 2.869.972 m2 bằng tương đương với 4,46% diện tích đất nông nghiệp toàn huyện Bình quân mỗi hộ bị thu hồi 517,3 m2 Trong đó, một số xã có diện tích đất bị thu hồi tương đối lớn như xã Dương Xá, Lệ Chi, Trâu Quỳ, Ninh Hiệp Bảng 3 Diện tích và số hộ bị thu hồi đất nông nghiệp. .. của huyện Gia Lâm là 11472,98 ha Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 6437,60 ha bao gồm đất sản xuất nông nghiệp (6165,57 ha), đất lâm nghiệp (51,34 ha), đất nuôi trồng thu sản (171,93 ha), đất nông nghiệp khác ( 48,76 ha); diện tích đất phi nông nghiệp là 4853,67 ha; diện tích đất chưa sử dụng là 187,71 ha Bảng 1 Diện tích đất của các xã, thị trấn thu c huyện Gia Lâm Diện tích đất ( ha ) Đất Đất... ruộng đất bị thu hồi thì hàng năm có hàng triệu nông dân Trung Quốc mất đất, thất nghiệp; trung bình mỗi năm tăng thêm từ 2,5 đến 3 triệu người Theo tính toán cứ 2 mẫu đất bị thu hồi thì có 3 20 người nông dân thất thiệp Vì vậy, sau khi bị thu hồi đất, vấn đề giải quyết việc làm cho người nông dân trở nên cấp bách hơn bao giờ hết - Tích cực phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho. .. liền với quyền lợi và công ăn việc làm của người dân nông thôn thì sẽ tạo ra sự mất ổn định tại nông thôn và làm chậm tiến trình công nghiệp hoá Việc làm cho nông dân, hướng đi để phát triển nông thôn bền vững IV Kinh nghiệm của một số nước châu Á trong vấn đề tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất 1 Kinh nghiệm của Trung Quốc Theo quy luật phát triển của xã hội, công nghiệp hoá và đô thị hoá là sự... làm Bình quân mỗi xã có 229 lao động được giải quyết việc làm Trong đó số người có công việc ổn định là 2.216 người bằng 80,7%; công việc tạm thời là 530 người bằng 19,3% Bảng 8 Kết quả giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Gia Lâm Đơn vị: người Kết quả giải quyết việc làm Công việc ổn định khu vực ngoài nhà khu Công nước vực Công việc Tổng nhà STT 1 2 3 4 5 Xã - thị trấn... khác 1.2 .Đất trồng cây lâu năm 148,48 25 2 3 4 Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thu sản Đất nông nghiệp khác 51,34 171,93 48,76 Nguồn: Thống kê, kiểm kê diện tích đất huyện Gia Lâm theo đơn vị hành chính Ban hành kèm theo Thông tư số 03/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Trong một vài năm gần đây, diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giảm dần Do đất bị thu hồi để phục . trạng tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm. 7 Chương III: Một số giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. trạng việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi đất ở huyện Gia Lâm, em đã quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất