chế độ đối với người lao động và xã viên HTX.
- Rà soát đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ HTX, phối hợp với các sở ngành của Thành phố hỗ trợ kinh phí cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ HTX tham gia các lớp đào tạo trung và dài hạn. Hằng năm tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ quản lý, trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ HTX.
- Tăng cường liên kết giữa các HTX, giữa HTX với doanh nghiệp; củng cố hoạt động của các câu lạc bộ trong HTX.
- Chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp cho nông dân, gắn quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá và vùng sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản.
III. Một số kiến nghị trong vấn đề tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. đất.
1. Đối với thành phố Hà Nội.
- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước với các vấn đề xã hội, đặc biệt là tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất. Sửa đổi, bổ sung các chính sách, giải pháp cụ thể đối với những vùng, khu vực có đất nông nghiệp bị thu hồi. Xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến việc
thu hồi đất và giải quyết tốt quyền lợi và tạo môi trường thuận lợi cho nông dân.
- Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch công nghiệp đã được phê duyệt để có dự báo, tính toán về nhu cầu đào tạo chuyển nghề cho nông dân.
- Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, không sinh sôi nảy nở thêm được. Vì vậy, trong quá trình lập quy hoạch công nghiệp, đô thị cần nghiên cứu, xem xét nên quy hoạch tại những khu vực đất nông nghiệp có năng suất thấp, đất xấu, không nên quy hoạch tại những vùng có điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp năng suất cao, để đảm bảo sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, an toàn lương thực và phát triển cân bằng, bền vững.
- Quy hoạch sử dụng đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới cần thông báo sớm, công khai cho nhân dân được biết. Việc thu hồi đất nên theo nguyên tắc: nhu cầu đến đâu thì thu hồi đến đó. Đền bù, giải phóng mặt bằng phải tính đến yếu tố giá cả thị trường trong từng thời điểm nhất định.
- Nhận thức đúng đắn và cần thiết về vị trí, vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình phát triển nông thôn. Nông dân là chủ thể của quá trình phát triển nông thôn, cũng có nghĩa là đặt nông dân trở lại đúng vị trí, vai trò của họ trong sự phát triển, vì mục đích cuối cùng của công cuộc phát triển đất nước là sự phát triển toàn diện của con người. Nông dân phải được tham gia ý kiến vào quá trình quy hoạch đô thị và khu công nghiệp cũng như trong quá trình đền bù, giải toả đất nông nghiệp; mọi hoạt động của cơ quan nhà nước, của các đoàn thể, tổ chức xã hội phải hướng vào nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nông dân, bảo đảm cho nông dân quyền được hưởng thụ những lợi ích xứng đáng với những đóng góp của họ.
2. Đối với chính quyền địa phương.
- Cần có những quy định cụ thể, chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên đối với các doanh nghiệp trong vấn đề ưu tiên tuyển dụng và đào tạo nghề cho lao động ở địa phương có đất bị thu hồi.
- Nhanh chóng triển khai việc bồi thường đất nông nghiệp bằng đất dịch vụ. Quy hoạch vị trí đất làm dịch vụ gắn với quy hoạch đất khu công nghiệp, khu đô thị trên cơ sở tham khảo ý kiến của dân.
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy trình bồi thường, tái định cư, giải phóng mặt bằng, công khai đến người dân có đất bị thu hồi; đảm bảo việc cấp phép đầu tư, giao đất, cho thuê đất theo đúng quy định của pháp luật, tránh tình trạng vội vàng chạy theo phong trào, thu hút đầu tư để giải phóng mặt bằng khi các vấn đề bồi thường, tái định cư, hướng nghiệp ổn định cuộc sống người dân chưa được giải quyết.
- Tuyên truyền, động viên, khuyến khích lao động trẻ đi học nghề để nâng cao tay nghề. Thay đổi nhận thức của người nông dân về việc làm thông qua các phương tiện thông tin truyền thông, các chương trình phổ cập giáo dục quốc gia, tổ chức các chương trình tư vấn các mô hình, phương thức phát triển kinh tế và hỗ trợ các khoá đào tạo kỹ năng, kiến thức kinh tế ứng dụng cơ bản.
KẾT LUẬN
Trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế nước ta phải chấp nhận một “sân chơi” bình đẳng trong quan hệ kinh tế quốc tế, sẽ không có sự phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ nội địa và nhập khẩu; phải mở cửa thị trường, bảo hộ hạn chế, dỡ bỏ hàng rào thuế quan…Đây là những thách thức lớn đối với các ngành sản xúat trong nước,
đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là xu hướng tất yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Đối với Hà Nội nói chung và huyện Gia Lâm nói riêng, đô thị hoá nông thôn đã và đang mang lại cho người nông dân ngoại thành nhiều cơ hội phát triển, cải thiện đáng kể đời sống dân sinh. Tuy nhiên chính tốc độ đô thị hóa quá nhanh đó đã đẩy hàng chục vạn nông dân bị mất đất rơi vào cảnh thất nghiệp. Trong những năm qua, Nhà nước đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân những vùng bị thu hồi đất như chính sách định cư tại chỗ, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên số lượng nông dân mất việc làm, thiếu việc làm vẫn chưa thể khắc phục triệt để. Vậy đâu là lời giải cho bài toán này? Trước tình hình đó, đề tài “Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm” đã đánh giá và đưa ra một số giải pháp giải quyết vấn đề này. Đề tài đã đạt được những kết quả như sau:
- Xác định được vai trò của tạo việc làm.
- Hệ thống hoá kinh nghiệm giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở một số nước châu Á.
- Phân tích công tác thu hồi đất trên địa bàn huyện Gia Lâm và tình hình tạo việc làm cho nông dân. Từ đó rút ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất.
- Đề xuất một số nhóm giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất, đồng thời đưa ra một số kiến nghị với nhà nước và chính quyền địa phương để có thể làm tốt hơn vấn đề tạo việc làm cho nông dân.
Các giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp nhằm đạt được những mục tiêu về hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả xã hội. Những kết luận nêu trên tuy còn nhiều hạn chế và bất cập nhưng cũng sẽ có
những đóng góp nhất định cho vấn đề tạo việc làm cho nông dân mất đất, nhất là trong thời kỳ hội nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo số 08/BC-UB của UBND huyện Gia Lâm về mục tiêu,
nhiệm vụ chủ yếu của các đề án phát triển kinh tế giai đoạn 2006-2010.
2. Bộ luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam đã được sửa
3. Giáo trình Dân số và phát triển, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2007.
4. Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân năm 2008.
5. Luật đất đai năm 2003.
6. Nghị định 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
7. PGS.TS.Nguyễn Tiệp ( Hiệu trưởng trường đại học Lao động- Xã hội). Việc làm cho người lao động trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
8. Tạp chí cộng sản, Số 22/2008.
9. Ths. Nguyễn Thị Tuyết Mai. Chiến lược phát triển nông nghiệp của một số nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
MỘT SỐ TRANG WEB 1. http://www.dangcongsan.vn 2. http://www.kinhtenongthon.com.vn 3. http://www.laodong.com.vn 4. http://www.tapchicongsan.org.vn 5. http://www.tinkinhte.com