II. Những giải pháp chủ yếu
8. Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX
HTX là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia HTX, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phân phát triển kinh tế xã hội, đất nước. HTX thực hiện vai trò “ bà đỡ” thúc đẩy kinh tế xã viên phát triển. HTX xúc tiến các dịch vụ quan trọng nhất phục vụ sản xuất của các hộ xã viên và cộng đồng, khâu tưới tiêu nước, cung cấp cây, con giống, hướng dẫn kỹ thuật…; HTX tiến hành các hoạt động sản xuất, chế biến, giúp đỡ tiêu thụ nông phẩm…Nhờ tham gia HTX mà những hộ nghèo có điều kiện ổn định và nâng cao năng lực sản xuất, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất kinh doanh. Ở khu vực nông thôn, các HTX dịch vụ nông nghiệp đã tạo ra một số thay đổi đáng kể trong quá trình sản xuất nông nghiệp; đồng thời tạo ra nhiều việc làm mới cho xã viên, người lao động thông qua việc triển khai các dịch vụ phục vụ đời sống và phát triển ngành nghề. Hướng tạo việc làm này đã giảm sức ép về số lượng lao động trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp và như vậy sẽ có tác dụng tăng hiệu suất sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn. Với vai trò quan trọng như trên, cần phải có
những biện pháp phát huy hơn nữa hieeuj quả hoạt động của HTX. Cụ thể là:
- Củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động các khâu dịch vụ của các HTX nông nghiệp, mở rộng các loại hình dịch vụ khác như dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ tín dụng nội bộ, các dịch vụ đời sống, các ngành nghề mới… - Hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể như chính sách