Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm (Trang 62 - 67)

II. Những giải pháp chủ yếu

2. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện.

huyện.

Từ rất lâu rồi, huyện Gia Lâm vẫn nổi tiếng với làng nghề truyền thống như làng nghề làm dược liệu ở Ninh Hiệp, làng nghề dát quỳ vàng, bạc ở Kiêu Kỵ, làng nghề gốm sức Bát Tràng. Sự phát triển làng nghề truyền thống luôn gắn với sự phát triển của văn hoá dân tộc. Sản phẩm của làng nghề truyền thống là sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần. Nó được tạo ra từ bàn tay tài hoa, khéo léo và bộ óc sáng tạo, tinh tế của người thợ thủ công. Vì thế, các sản phẩm thường mang phong cách văn hoá riêng. Mỗi làng, thậm chí mỗi nhà có nét tinh xảo riêng. Đấy cũng được coi là bí quyết nghề nghiệp. Song điều quan trọng là thông qua các sản phẩm xuất khẩu đã gián tiếp giới thiệu được nét đẹp văn hoá độc đáo của địa phương với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề đã bị mai một; làng nghề Bát Tràng vẫn còn hoạt động song gặp nhiều khó khăn. Hầu hết, các nghệ nhân giỏi của các làng nghề đều là những người cao tuổi, trong khi lớp trẻ lại không mặn mà với việc học nghề. Vì vậy, khôi phục và phát triển các làng nghề này là yêu cầu bức xúc nhằm phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, làm chuyển dịch cơ cấu lao động, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá riêng của địa phương. Một số giải pháp khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống:

2.1. Khảo sát, điều tra, đánh giá một cách toàn diện các làng nghề truyền thống.

Xem xét các tiềm năng, lợi thế của từng ngành nghề, sản phẩm truyền thống, những thứ gì được ưa chuộng, cái gì lạc hậu, hạn chế, so sánh với sản phẩm cùng loại trên thị trường, kể cả tay nghề, ngày công, năng suất, mẫu mã, thiết bị công nghệ, thị trường...để có những định hướng đúng khôi

phục và phát triển nghề. Trên cơ sở đó, tiến hành xây dựng đề án khôi phục phát triển đối với từng làng nghề.

Đồng thời cũng khẩn trương tiến hành quy hoạch chi tiết các cụm làng nghề để triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu mặt bằng sản xuất của các cơ sở sản xuất; Chú ý quy hoạch vùng nguyên liệu cho các làng nghề; việc triển khai đề án khôi phục và phát triển làng nghề gắn với công nhận làng nghề đạt tiêu chuẩn, vừa để tôn vinh nghề, làng nghề, vừa tập trung các nguồn lực đầu tư phát triển làng nghề.

2.2. Quan tâm, hỗ trợ nguồn nhân lực phục vụ cho việc khôi phục và phát triển làng nghề.

Phát hiện và thu hút đội ngũ doanh nhân giỏi, kiện toàn đội ngũ doanh nhân giỏi, kiện toàn đội ngũ quản lý công nghiệp các cấp có năng lực, có sự phân công , phân cấp rõ ràng; có chính sách tôn vinh và đãi ngộ nghệ nhân, hỗ trợ truyền nghề và học nghề tại địa phương. Đồng thời cũng quan tâm hỗ trợ, gửi đi đào tạo nghề ở các địa phương khác trong nước. Bên cạnh đó, quỹ khuyến công hàng năm lồng ghép với các chương trình, dự án khác trên địa bàn, tiếp tục đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề, khởi sự doanh nghiệp, tham quan học tập, cập nhật thông tin...cho các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế đầu tư và các nghề và làng nghề truyền thống để nâng cao trình độ quản lý của chủ cơ sở, nâng cao tay nghề của người thợ, tiếp cận với sản xuất hàng hoá của kinh tế thị trường trong quá trình hội nhập; sớm thành lập các hội nghề để tạo mối liên doanh liên kết giữa các cơ sở sản xuất từng ngành nghề, làng nghề. Đối với các làng nghề, Nhà nước nên đầu tư cho các làng nghề này xây dựng trường hay trung tâm dạy nghề riêng, vừa dạy cho người trong làng nghề, vừa đào tạo cho các làng nghề khác và cho các đối tượng ngoài xã hội.

Trước hết, đẩy mạnh cải cách hành chính tạo môi trường đầu tư thông thoáng, bổ sung, điều chỉnh các chính sách khuyến công, ưu đãi đầu tư cho phù hợp; kêu gọi các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân trong tỉnh, trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp trong nước, bà con việt kiều ở nước ngoài, huy động vốn trong dân, vốn tín dụng, các nguồn vốn ngân sách ưu tiên cho đền bù giải toả, hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, xúc tiến thương mại, đào tạo nghề, hỗ trợ thương hiệu..., tiếp tục triển khai chương trình khuyến công và lồng ghép với các chương trình dự án liên quan trên địa bàn, đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà để nhân dân, cơ sở sản xuất có điều kiện vay vốn tín dụng đầu tư, phát triển, tạo thuận lợi cho việc tổ chức lại sản xuất của các cơ sở sản xuất trong làng nghề, hình thành sự liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh và các doanh nghiệp đầu tư mối...Trong những tháng gần đây, suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam và bộ phận bị tác động nặng nhất là các doanh nghiệp làng nghề. Vì vậy, cần có chính sách ưu đãi với làng nghề trong vấn đề vay vốn và hỗ trợ lãi suất, dành một phần số tiền trong gói kích cầu ưu tiên cho các làng nghề và doanh nghiệp nông thôn.

2.4. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá, tiếp thị các sản phẩm của làng nghề.

Quảng bá và tiếp thị sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, internet, thông qua hội chợ, triển lãm, các kỳ Festival, các điểm trưng bày bán sản phẩm, các tour du lịch làng nghề...Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu hàng hoá, các làng nghề xây dựng nhãn hiệu tập thể và xuất xứ sản phẩm. Hàng năm tổ chức hội thi sáng tác

mẫu mới hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm. Xây dựng website về giới thiệu sản phẩm, đào tạo nghề, cung cấp thông tin cho làng nghề...

2.5. Tập trung hình thành các doanh nghiệp, đơn vị làm đầu mối tiêu thụ sản phẩm, làm "bà đỡ" cho các làng nghề.

Đây là khâu đột phá quan trọng, tạo nên đầu ra cho sản phẩm làng nghề. Một mặt họ thu gom sản phẩm của làng nghề đưa đến nơi tiêu thụ, mặt khác họ thường xuyên cung cấp các thông tin giúp các cơ sở sản xuất thay đổi mẫu mã, chất lượng kịp thời, tạo sức cạnh tranh sản phẩm, và có thể hỗ trợ một lượng vốn, hỗ trợ đào tạo kỹ thuật cho các làng nghề. Nhờ đó, các cơ sở sản xuất trong làng nghề sẽ có điều kiện để hợp tác, liên kết, hoặc chuyên môn hoá một số công đoạn trong sản xuất, đồng thời chú trọng hơn đến việc xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm làng nghề.

2.6. Tăng cường ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất và đổi mới mẫu mã sản phẩm.

Trong thời đại ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh chóng, việc ứng dụng các thành tựu của nó trong sản xuất là cần thiết, tuy nhiên việc ứng dụng và chuyển giao các công nghệ mới cho các ngành nghề, làng nghề truyền thống phải phù hợp với loại ngành nghề và năng lực của cơ sở sản xuất, áp dụng trong một số công đoạn của sản xuất, riêng công đoạn thể hiện tính độc đáo, tinh tuý của sản phẩm thì cần sử dụng bí quyết, công nghệ truyền thống. Có như vậy, sản phẩm làm ra có chất lượng ổn định, năng suất tăng, giá thành hạ và có điều kiện bảo vệ môi trường tốt hơn. Đồng thời vẫn giữ được bản sắc văn hóa địa phương. Tuy nhiên, để tăng sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu thị trường, sản phẩm của làng nghề phải luôn đổi mới về mẫu mã.

2.7. Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống gắn với hình thành các tour du lịch làng nghề.

Đây là điều không mới với các nước trên thế giới, thậm chí nhiều làng nghề trong nước cũng đã tận dụng thế mạnh về văn hoá truyền thống để làm các tour du lịch từ lâu nhưng chưa hiệu quả. Điểm yếu ở đây là hầu hết các làng nghề hiện nay cơ sở hạ tầng, giao thông còn kém phát triển; khâu tiếp thị vừa thiếu lại vừa yếu, người dân làng nghề chưa có đủ kiến thức về cách phục vụ khách du lịch…Do đó, để phát triển làng nghề gắn với du lịch thì yếu tố hạ tầng cơ sở đóng vai trò quan trọng. Du lịch làng nghề đòi hỏi tính văn hoá cộng đồng nên bên cạnh sự quan tâm của các cấp chính quyền, cần phát huy vai trò chủ động hợp tác của cộng đồng dân cư trong làng nghề và các doanh nghiệp du lịch.

Hiện nay, tại làng nghề Bát Tràng đã mở dịch vụ chở du khách bằng xe trâu. Dịch vụ tuy mới mẻ nhưng sẽ thu hút khá nhiều du khách bởi sự lạ lẫm, độc đáo cũng như nét thôn quê của nó. Với giá 5 đô la/người/chuyến du khách có thể thưởng ngoạn và thăm thú làng nghề, vừa trò chuyện rôm rả, vừa có thể chụp hình. Hay một dịch vụ khác cũng sẽ thu hút được nhiều du khác đó là dịch vụ tự làm sản phẩm gốm. Phí dịch vụ đối với một đoàn khách từ 30 người trở lên là 10.000 đồng/người/ngày; với những khách đi lẻ thì tiền dịch vụ sẽ gộp vào tiền bán sản phẩm do tự khách làm ra, giao động từ 5.000 đến 40.000 đồng/sản phẩm. Ngoài ra các chủ xưởng còn cung cấp dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi nếu khách có nhu cầu. Khách du lịch có thể thoả thích sáng tạo để có thể mang về những sản phẩm ưng ý. Trung bình mỗi tháng Bát Tràng thu hút từ 25.000 đến 30.000 lượt khách trong nước và khoảng 5.000 lượt khách quốc tế đến tham quan, du lịch. Cần có thêm những loại hình dịch vụ du lịch làng nghề khác để đáp ứng nhu cầu của du khách như du lịch các chùa và nhà thờ họ…

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w