Hiệu quả của tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm (Trang 48 - 58)

Hiệu quả của tạo việc làm là tạo ra chỗ việc làm mới cho người lao động có thể xét trên nhiều góc độ: hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả tinh thần. Xét hiệu quả kinh tế của tạo việc làm thường dựa vào số chỗ việc làm mới được tạo ra trong tổng số chi phí bỏ ra để tạo việc làm, chi phí bình quân tạo một chỗ việc làm mới.

Chi phí bình quân tạo một chỗ làm việc hay còn gọi là mức đầu tư cho một chỗ làm việc là chỉ tiêu phản ánh số lượng tiền vốn đầu tư để tạo một chỗ làm việc mới. Chi phí tạo một chỗ làm việc mới = Tổng số vốn đầu tư/ tổng số lao động được thu hút hay tổng số chỗ làm việc mới được tạo ra. Theo chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất huyện Gia Lâm, kinh phí đào tạo bao gồm kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 1.500.000 đồng/người/khoá ( 1 khoá học = 5 tháng) và từ nguồn học viên đóng 40.000 đồng/người/tháng nghĩa

là 200.000 đồng/người/khoá. Chi phí bình quân để tạo ra một chỗ làm việc mới là 1.700.000 đồng/người. Nếu xét theo chi phí đào tạo như trên thì đầu tư tạo việc làm qua chương trình vốn vay quỹ hỗ trợ quốc gia hỗ trợ việc làm có hiệu quả. Vì với chi phí vốn vay thấp nhưng tạo ra được nhiều chỗ việc làm. Tuy nhiên, với cách quản lý vốn đào tạo như hiện nay là nhà nước rót vốn cho cơ sở đào tạo, ngoài việc trả kinh phí cho giảng viên, nông dân dự khoá đào tạo được hỗ trợ tiền ăn ở khi học thì thực tế nhiều khóa học do kinh phí hạn hẹp nên học ít khai nhiều, ít có thông tin phản hồi giữa người học nghề với cơ sở đào tạo nghề để đánh giá hiệu quả. Dưới đây là một số hiệu quả đạt được và những hạn chế trong vấn đề tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất của huyện Gia Lâm:

1.Hiệu quả đạt được.

Gia Lâm là một huyện ngoại thành có tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao của thành phố. Trong những năm gần đây, huyện đã được thành phố quan tâm tạo mọi điều kiện trong phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ như: xây dựng hệ thống đường giao thông, xây dựng các khu vui chơi, giải trí, xây dựng siêu thị, tu bổ lại các chợ….nên đời sống tinh thần và vật chất của người dân không ngừng nâng cao. Mặc dù việc thu hồi đất nông nghiệp đã làm cho một bộ phận lớn nông dân không có việc làm, đời sống gặp khó khăn. Song nhờ sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và người nông dân, đã giải quyết việc làm cho nhiều hộ nông dân bị mất đất canh tác. Điều này đã đem lại một số hiệu quả sau:

Thứ nhất, tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp là tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho họ. Như thực tế hiện nay, 1 sào ruộng người dân cấy 2 vụ lúa, chăm sóc tốt mỗi năm cũng chỉ thu được 1,6 triệu đồng. Nhưng sau khi bị thu hồi đất, người dân được đền bù một khoản tiền lớn, bằng 40 năm trồng lúa. Còn đối với những người có việc làm mới, thu nhập

cũng tăng lên đáng kể. Công nhân may lương tháng 1,2 triệu đồng/người/tháng; công nhân cơ khí là 1,6 triệu đồng/người/tháng. Với những hộ kinh doanh, buôn bán thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng tăng 40% so với trước khi thu hồi đất. Xu hướng thu nhập từ hoạt động nông nghiệp giảm dần, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp tăng lên, bình quân 37,45 triệu đồng/hộ/năm. Từ đó, người dân có điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, giảm dần sự cách biệt giữa lao động chân tay và lao động trí óc, giữa nam và nữ, giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo.

Thứ hai là góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng cơ bản, dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp: công nghiệp-xây dựng cơ bản là 55,3%; thương mại-dịch vụ là 26,33%; nông nghiệp là 18,37%. Tốc độ phát triển kinh tế của huyện bình quân 14%/năm. Trong đó, công nghiệp- xây dựng cơ bản tăng 17%/năm; thương mại-dịch vụ tăng 15%/năm; nông nghiệp tăng 3,5-4%/năm.

Thứ ba, về mặt tinh thần: Có việc làm người nông dân cảm thấy vui vẻ, thoải mái, bớt lo âu, có niềm tin đối với xã hội.

Thứ tư là góp phần xoá đói, giảm nghèo và giảm tệ nạn xã hội. Trên địa bàn huyện, số hộ nghèo giảm 626 hộ, số hộ cận nghèo giảm 661 hộ, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 2,3%; không có điểm, tụ điểm mại dâm công cộng; số người nghiện ma tuý giảm 74 người.

Thứ năm, thay đổi bộ mặt nông thôn. Với thu nhập cao hơn từ công việc mới và số tiền được đền bù, những ngôi nhà cao tầng mọc lên ngày càng nhiều tại các thôn, xã thay thế cho những ngôi nhà ngói, nhà tranh. Điện đã về tận các hộ gia đình, đường làng, ngõ xóm được mở rộng, làm mới; 100% đường liên thôn, xã được bê tông hoá; trạm y tế xã, trường học trên

địa bàn cũng được sửa sang, xây mới, trang bị nhiều máy móc, đồ dùng phục vụ cho việc giảng dạy. Các sản phẩm công nghiệp, những tiện nghi mà người nông dân mơ ước đã thâm nhập vào mỗi gia đình như xe máy, tivi, tủ lạnh, nồi cơm điện, quạt điện, máy điều hoà nhiệt độ… Họ được tiếp cận với tri thức mới, văn hoá mới, hiện đại hơn, tiến bộ hơn. Nông thôn ngày nay đã mang một diện mạo khác hẳn vài chục năm trước. Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững đồng nghĩa với việc làm cho cuộc sống của người nông dân tốt hơn, nâng cao hơn. Muốn vậy phải tạo việc làm cho họ. Chứ không phải lấy đất xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị rồi để mặc hàng vạn nông dân tự tìm lối ra.

2.Hạn chế.

2.1. Số lượng việc làm tạo ra còn ít, chất lượng việc làm chưa cao.

Số lượng việc làm mới tạo ra mới chỉ đạt 63,96% so với nhu cầu cần giải quyết việc làm. Trong đó, 76.95% là công việc đòi hỏi trình độ lao động phổ thông, chỉ có 2,47% cần trình độ cao đẳng, đại học. Thực trạng này xảy ra là do những nguyên nhân sau đây:

Một là, công tác đào tạo nghề còn nhiều bất cập.

Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng thực tế cho thấy việc triển khai nhiệm vụ dạy nghề cho nông dân ở khu vực bị thu hồi đất những năm qua vẫn còn nhiều bất cập.

- Ngành nghề đào tạo chưa đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu của người học nghề. Chỉ tiêu đào tạo những nghề phù hợp với lao động nữ ít hơn so với những nghề dành cho lao động nam, trong khi nhu cầu giải quyết việc làm của lao động nữ lại khá cao.

- Các trung tâm dạy nghề vẫn bị động trong việc tìm kiếm thông tin cần thiết để điều chỉnh những nội dung giảng dạy cho phù hợp với nhu cầu của

nhiều đối tượng sử dụng lao động khác nhau. Trang thiết bị của trường dạy nghề thì lạc hậu, giáo viên cần đào tạo lại.

- Trong số lao động được học nghề thì do nhiều nguyên nhân khác nhau nên học viên nghỉ học, bỏ tiết gây khó khăn cho các cơ sở dạy nghề trong việc quản lý lớp. Một trong những nguyên nhân khiến nông dân không mặn mà với chuyện học nghề là họ chưa quen với những việc cần phải suy nghĩ, học các kiến thức mới.

- Vẫn còn tình trạng học viên sau khi tốt nghiệp các khoá đào tạo nhưng trình độ tay nghề không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động nên không có việc làm hoặc việc làm không đúng nghề được đào tạo, thu nhập thấp. Điều này được lý giải là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở dạy nghề với nhà tuyển dụng. Các doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư để đào tạo tại chỗ; sự tham gia của các doanh nghiệp được giao đất sản xuất kinh doanh dịch vụ còn hạn chế, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện đúng cam kết trước khi nhận đất.

- Người dân còn thiếu nhiều thông tin về chuyển nghề, đào tạo nghề; các chương trình mục tiêu về hướng nghiệp còn đơn lẻ, dàn trải chưa có sự kết hợp thường xuyên; các tổ chức, các doanh nghiệp chưa thường xuyên quan tâm đến đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân, đặc biệt là những lao động lớn tuổi.

- Riêng đối với đào tạo thợ thủ công: chỉ có 3% được dạy nghề tại trường và truyền nghề tại doanh nghiệp, 97% số thợ còn lại học theo hình thức “cha truyền con nối”. Các trường dạy nghề thường không quan tâm hỗ trợ cho các làng nghề. Trong khi thanh niên trong làng nghề lại không đủ điều kiện về văn hoá để tuyển sinh, hơn nữa họ phải nuôi gia đình không thể bỏ làm việc để xa nhà theo học hàng năm trời trong trường dạy nghề. Với những thợ đang làm thuê cho doanh nghiệp trong làng nghề thì không dám

đi học vì sợ đi học sẽ mất việc. Điều này dẫn đến kết quả là hai hình thức đào tạo bị tách biệt nhau: trường chủ yếu đào tạo cho các đối tượng xã hội, làng nghề phải tự lo đào tạo cho con em mình.

Hai là, việc sử dụng tiền đền bù đất của nông dân chưa hợp lý. Bảng 13. Bảng giá đất nông nghiệp.

- Đối với đất trồng cây hàng năm.

Hạng Giá đất ( đồng) 1 108000 2 90000 3 72000 4 54000 5 45000 6 38000

- Đối với đất trồng cây lâu năm. Hạng Giá đất (đồng) 1 126.000 2 108.000 3 84.000 4 63.600 5 48.000

- Đối với đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

Hạng Mức giá (đồng) 1 25.500 2 21.000 3 16.600 4 12.200 5 7.650

Nguồn: Bảng giá đất nông nghiệp theo quy định của UBND Thành phố Hà Nội (Kèm theo quyết định số 05/2006/QĐ-UB ngày 31-01-2006 của UBND Thành phố Hà Nội).

Theo quy định của thành phố Hà Nội, mức đền bù và hỗ trợ cho nông dân sau khi bị thu hồi đất bao gồm các khoản sau:

- Đơn giá đền bù: 108.000 đồng/m2.

- Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp: 30.000 đồng/m2.

- Mức hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất: 35.000 đồng/m2. - Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng: 3000 đồng/m2.

- Bồi thường cây cối, hoa màu.

Tổng các khoản thì cứ 1m2 đất nông nghiệp bị thu hồi trên địa bàn huyện Gia Lâm được bồi thường cao nhất là 184.000 đồng. Mỗi sào đất sẽ được hỗ trợ là 66.240.000 đồng tương đương với hơn 40 năm trồng lúa. Với số tiền đền bù lớn như vậy thì người nông dân sẽ làm gì? Theo kết quả khảo sát cho thấy:

- 56 % số hộ dùng tiền đền bù để sửa sang nhà cửa hoặc xây nhà mới và nhà trọ cho thuê.

- 96% dùng vào việc mua sắm đồ dùng, phương tiện sinh hoạt như xe máy, tivi, tủ lạnh…

- 12,8% gửi tiết kiệm. Một hình thức sinh lời an toàn nhưng kém hiệu quả hơn đầu tư kinh doanh. Qua điều tra thực tế, những hộ thuần nông kém năng động, sợ rủi ro, không tìm được hướng sản xuất kinh doanh mới, kể cả những hộ năng động chưa tìm được cơ hội đầu tư nên họ chọn giải pháp an toàn nhất là gửi số tiền đó vào ngân hàng để hưởng lãi suất mặc dù lãi suất khá thấp.

- Một số hộ dùng tiền đền bù để đi xin việc cho con, chủ yếu là vào làm công nhân cho các nhà máy sau khi tốt nghiệp cấp II, cấp III.

- Chỉ có 10% số hộ dùng tiền để đầu tư vào những việc có ảnh hưởng lớn đến việc làm, thu nhập trong tương lai như mua sắm phương tiện, tài sản cho sản xuất kinh doanh, cho con em đi học nghề. Trong khi trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động ở đây khá thấp. Do đó, nhiều hộ nhận được tiền đền bù nhưng không tìm được việc làm và chỉ trong vòng 2-3 năm đã trắng tay, giờ lại thành hộ nghèo.

Ba là, chất lượng lao động trong các hộ bị thu hồi đất nhìn chung là thấp.

- Về trình độ học vấn: Lao động đã tốt nghiệp cấp III chiếm 23,4%; đáng chú ý là tỷ lệ lao động chỉ mới tốt nghiệp cấp I khá cao 36,14%. Nếu đánh giá theo giới tính thì trình độ của nữ giới thấp hơn nam giới, số năm đi hcọ trung bình của nữ giới thấp hơn nam giới. Trình độ học vấn thấp sẽ hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, vấn đề đào tạo nghề gặp nhiều trở ngại.

- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: Chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo chiếm 78,57%. Tỷ lệ lao động có trình độ CĐ, ĐH chỉ có 2,17%; Trung học chuyên nghiệp là 7,84%; công nhân kỹ thuật không có bằng 11,42%. Vì chưa qua đào tạo nên vấn đề tìm việc làm mới cho các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất gặp nhiều khó khăn. Doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật nên bộ phận lao động phổ thông không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nếu có được tuyển dụng thì cũng chỉ nhận được mức lương thấp, làm cho người lao động ở địa phương làm được một thời gian rồi lại bỏ. Theo báo cáo của liên minh HTX thì 55% lao động trong các cơ sở chuyên ngành nghề chưa qua đào tạo, 36% không có chuyên môn kỹ thuật, 82,6% lao động làm việc tại các tổ, HTX, liên minh HTX chưa qua đào tạo nghề.

Bảng 14. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trong những hộ dân bị thu hồi đất.

Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật Số tuyệt đối (người) Tỷ trọng (%) Trình độ học vấn Đã tốt nghiệp Tiểu học 1.797 41,85

Đã tốt nghiệp Trung học cơ sở 1.466 34,15

Đã tốt nghiệp PTTH 1.030 24 Tổng cộng 4.263 100 Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Chưa qua đào tạo 3.370 78,49

CN kỹ thuật không có bằng cấp 490 11,41

Trung học - Công nhân kỹ thuật 336 7,83

Cao đẳng - Đại học 97 2,27

Tổng cộng 4.263 100

Nguồn: Kết quả điều tra lao động có nghề trên địa bàn huyện Gia Lâm, Phòng lao động, thương binh và xã hội huyện Gia Lâm.

2.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp diễn ra chậm chạp và tự phát.

Việc làm của nông dân về cơ bản vẫn là thuần nông, trồng trọt và chăn nuôi. Dịch vụ nông thôn bị thả lỏng, công nghiệp nông thôn tự phát, quy mô nhỏ làm cho tình trạng nông dân không có việc làm càng trở nên phổ biến. Đa số những hộ nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp có tư tưởng trông chờ vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, mà không chủ động tìm kiếm việc làm, chưa chủ động tìm kiếm thông tin trên thị trường lao động. Sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, năng lực ứng dụng khoa học, công nghệ vào thực tiễn rất hạn chế. Sau khi mất đất, 51% nông dân vẫn giữ nguyên nghề sản xuất nông nghiệp, 13% chuyển sang nghề mới, 36%

không có việc làm hoặc việc làm không ổn định. Từ đó, thu nhập của họ thấp, khả năng chuyển đổi nghề khi bị mất đất hoặc cơ hội tham gia vào môi trường lao động công nghiệp đòi hỏi kỹ năng và tính kỷ luật cao là không dễ dàng. Trong số các hộ dân bị thu hồi đất, lao động từ 35 đến 60 tuổi chiếm 44,95%. Giải quyết việc làm cho đối tượng này gặp nhiều khó khăn, một mặt do sức khoẻ và khả năng thích ứng với nghề mới, nhất là

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w