Đặc điểm kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm (Trang 27 - 29)

I. Đặc điểm huyện Gia Lâm

2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

Quán triệt Nghị quyết 15/NQ-TW của Bộ chính trị về phương hướng phát triển Thủ đô, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIV, Chương trình 05-Ctr/TU của Thành uỷ Hà Nội về phát triển kinh tế ngoại

thành và từng bước hiện đại hoá nông thôn giai đoạn 2006-2010, chính quyền huyện đã chỉ đạo xây dựng, phát triển kinh tế toàn diện. Trong những năm qua, kinh tế Gia Lâm đã có những bước phát triển vượt bậc: - Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu tăng bình quân 14,1%/năm;

trong đó công nghiệp-xây dựng cơ bản tăng 17,5%; thương mại dịch vụ tăng 15,1%; nông nghiệp tăng 4,0%. Trong nông nghiệp: trồng trọt tăng bình quân 1,5%; chăn nuôi tăng 5,6%.

Bảng 4. Giá trị sản xuất các ngành của huyện Gia Lâm (2005-2008)

Đơn vị: tỷ đồng.

STT Ngành 2005 2006 2007 2008

1 CN-XDCB 102,82 120,3 141,36 166,81

2 Nông nghiệp 48,22 50,49 52,77 55,41

3 Dich vụ 51,58 59,63 68,88 79,42

Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các đề án phát triển kinh tế huyện Gia Lâm.

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị ngành công nghiệp, dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp: năm 2005 CN-XDCB 53,3%; nông lâm thuỷ sản 23,4%; thương mại dịch vụ 23,1%. Đến năm 2008 tỷ trọng tương ứng là 55,3% - 18,37% - 26,33%. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp tăng nhanh cả về số lượng và quy mô. Hiện tại, trên địa bàn huyện có 118 doanh nghiệp công nghiệp, 4 HTX công nghiệp, 16 HTX phi nông nghiệp, gần 3.000 hộ sản xuất cá thể, 6 cụm công nghiệp đã và đang hình thành.

Bảng 5. Cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm ( 2005-2008)

Đơn vị: %

STT Cơ cấu kinh tế 2005 2006 2007 2008

1 CN-XDCB 53,5 54,14 54,76 55,3

3 Dịch vụ 23,1 23,48 25,04 26,33

4 Tổng 100 100 100 100

Nguồn: Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Gia Lâm: Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các đề án phát triển kinh tế huyện Gia Lâm.

- Hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 7.500 người; các trường, trung tâm và cơ sở dạy nghề đã đào tạo 2.545 người mỗi năm; giảm 626 hộ nghèo. Hàng tháng trợ cấp từ nguồn ngân sách địa phương cho 2.294 người là người cao tuổi, người nghèo tàn tật, ốm đau, trẻ mồ côi…100% xã, thị trấn có trạm y tế đạt chuẩn; 22 trường học đạt chuẩn quốc gia.

Một phần của tài liệu Giải pháp tạo việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Gia Lâm (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w