1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Rèn kỹ năng hạch toán kế toán và lập chứng từ đối với hoạt động bán hàng cho sinh viên ngành Kế toán trong môn Kế toán doanh nghiệp

7 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 275,83 KB

Nội dung

bán hàng cho sinh viên ngành Kế toán trong môn Kế toán doanh nghiệp La Việt Ái Phòng Kế hoạch - Tài chính Email: phongkhtc.c10@moet.edu.vn Tóm tắt: Hạch toán kế toán và lập chứng từ kế

Trang 1

bán hàng cho sinh viên ngành Kế toán trong môn Kế toán doanh nghiệp

La Việt Ái

Phòng Kế hoạch - Tài chính Email: phongkhtc.c10@moet.edu.vn

Tóm tắt: Hạch toán kế toán và lập chứng từ kế toán là kỹ năng cần thiết bắt buộc phải

biết mới có thể làm được các nghiệp vụ kế toán và là môn học chuyên ngành kế toán doanh nghiệp với rất nhiều kiến thức áp dụng vào thực tế Bài viết bàn về cách thức rèn kỹ năng hạch toán kế toán và lập chứng từ đối với hoạt động bán hàng cho sinh viên ngành Kế toán trong môn

Kế toán doanh nghiệp

Từ khóa: Hoạch toán, kết toán, lập chứng từ, bán hàng, kế toán doanh nghiệp, sinh viên,

1 Đặt vấn đề

Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹ thuật và đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc dân Giáo dục đứng trước một thách thức lớn là tri thức của loài người ngày càng tăng nhanh nhưng cũng lạc hậu ngày càng nhanh Mặt khác, thị trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao ở đội ngũ lao động về năng lực hành động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tinh thần trách nhiệm, năng lực làm việc hợp tác, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng giải quyết các vấn đề phức hợp trong những tình huống thay đổi Giáo dục đóng vai trò then chốt thông qua việc đào

tạo con người là chủ thể sáng tạo sử dụng tri thức

Để nâng cao chất lượng rèn nghề cho sinh viên đặc biệt là dạy học các môn học Một trong những phương pháp phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên thông qua dạy học là sử dụng phương pháp rèn nghề, rèn kỹ năng hoạch toán và lập chứng từ kế toán Chỉ có phương pháp này mới có thể tăng hiệu quả giờ dạy, khơi gợi hứng thú và động cơ học tập, phát huy tính tích cực, chủ động và tinh thần

trách nhiệm, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức, “học đi đôi với làm”

Trong môn học Kế toán doanh nghiệp có nhiều phần hành kế toán được tách

ra sao cho phù hợp với trình độ cũng như mức độ nhận thức của sinh viên Việc hướng dẫn sinh viên nhận thức từ phần hành đơn giản đến phức tạp, hướng dẫn sinh viên từ phần thực hành liên quan đến nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản

cố định, tiền lương, vốn bằng tiền cho đến theo dõi các khoản nợ, cách tính giá thành sản phẩm, cách ghi nhận doanh thu bán hàng, xác định lợi nhuận của doanh

nghiệp Một trong nhưng phần hành mà hiện nay đang có chế độ chính sách, hướng dẫn mới nhất mà các doanh nghiệp phải áp dụng đó là bán hàng, khi hạch toán cũng theo quy định ghi nhận doanh thu và khi xuất hóa đơn thường áp dụng hóa đơn điện tử Việc thay đổi này là bắt buộc các doanh nghiệp phải theo Chính

vì vậy, việc hướng dẫn sinh viên theo chế độ chính sách mới nhất là thật sự cần thiết để khi ra trường có thể tự tin làm việc

2 Nội dung

2.1 Vai trò của môn Kế toán doanh nghiệp trong chương trình đào tạo

Kế toán doanh nghiệp là môn học thuộc các học phần chuyên môn bắt buộc trong chương trình đào tạo ngành Kế toán, cung cấp những kiến thức chuyên sâu về kế toán tài chính chuyên ngành, vận dụng vào doanh nghiệp và giáo dục

Trang 2

toàn diện người lao động trực tiếp trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh Vì vậy, giảng viên cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm kích thích hứng thú, giúp sinh viên chủ động, tích cực tiếp thu kiến thức để đạt được mục tiêu môn học Ngoài việc học tập lý thuyết, sinh viên còn được tiếp cận với thực tế công việc tại các doanh nghiệp Có như vậy, kỹ năng nghề nghiệp mới được nâng cao, tự tin hơn khi làm việc và ra trường có thể tìm kiếm được làm việc và thích ứng nhanh với các công việc tại doanh nghiệp

Để rèn kỹ năng hạch toán kế toán, giảng viên yêu cầu sinh viên nghiên cứu trước nội dung bài học, giảng viên chỉ phân tích bản chất của từng nghiệp vụ, hướng dẫn cụ thể cách thức hạch toán, sau đó yêu cầu sinh viên luyện các bài tập

áp dụng sao cho thuần thục cách thức hạch toán kế toán và với từng nghiệp vụ cần lập những chứng từ cần thiết nào Kỹ năng này đòi hỏi sinh viên phải chăm chỉ, kiên trì Giảng viên có thể lồng ghép chứng từ thực để giảng dạy giúp cho việc lập chứng từ kế toán dễ dàng hơn Thực tế, sinh viên chưa được tiếp xúc với chứng từ thực tế tại các doanh nghiệp

2.2 Một số khái niệm cơ bản

- Kỹ năng hạch toán kế toán:

Hạch toán kế toán thường được gọi là kế toán, phản ánh các mặt hoạt động kinh tế tài chính ở các đơn vị, tổ chức xã hội; giúp thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản trong các đơn vị nhằm kiểm tra toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị đó Hạch toán kế toán thường dùng 3 thước đo: thước đo hiện vật, thước đo lao động và thước đo giá trị để phản ánh sự biến động

về tài sản, nguồn vốn

Hạch toán là hệ thống gồm 4 quá trình: quan sát, đo lường, tính toán và ghi chép nhằm quản lý các hoạt động kinh tế ngày một chặt chẽ hơn Trong đó:

Quan sát: Hoạt động đầu tiên của quá trình quản lý nhằm định hướng, phản

ánh, sự tồn tại của đối tượng cần thu thập

Đo lường: Lượng hóa các hao phí trong sản xuất và của cải vật chất đã sản

xuất ra bằng các đơn vị đo thích hợp

Hạch toán: Quá trình sử dụng các phép tính, phương pháp phân tích, tổng

hợp để nhận biết được mức độ thực hiện và hiệu quả của mỗi quá trình kinh tế

Ghi chép: Quá trình thu nhận, xử lý, ghi lại tình hình và kết quả các hoạt

động kinh tế để có căn cứ thông tin và ra quyết định phù hợp

- Kỹ năng lập chứng từ đối với hoạt động bán hàng:

Lập chứng từ là một phương pháp kế toán được dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã hoàn thành trên giấy tờ hoặc vật mang tin theo quy định theo thời gian, địa điểm phát sinh cụ thể của từng nghiệp vụ Lập chứng

từ là công việc đầu tiên trong toàn bộ qui trình kế toán, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công tác kế toán Vì vậy, khi lập chứng từ cần phải đảm bảo yêu cầu chính xác và kịp thời đồng thời phải đảm bảo về mặt nội dung và chính xác

Trang 3

Chứng từ có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán, kiểm toán nội bộ bởi

vì nó chứng minh cho tính pháp lý của các nghiệp vụ và số liệu ghi chép trên sổ kế toán Sinh viên cần hiểu được tác dụng của việc lập chứng từ kế toán, gồm:

Một là, việc lập chứng từ kế toán giúp thực hiện kế toán ban đầu, là khởi

điểm của công tác kế toán và xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ Nếu thiếu chứng

từ sẽ không thể thực hiện được kế toán ban đầu cũng như toàn bộ công tác kế toán

Hai là, việc lập chứng từ kế toán là ghi nhận nghiệp vụ kinh tế tài chính đã

phát sinh và đã hoàn thành, để đảm bảo tính hợp lệ và hợp pháp của nghiệp vụ

Ba là, việc lập chứng từ kế toán tạo ra căn cứ để người kế toán ghi sổ nghiệp

vụ phát sinh

Bốn là, việc lập chứng từ kế toán là để ghi nhận đơn vị, cá nhân chịu trách

nhiệm trước pháp luật về nghiệp vụ phát sinh

2.3 Rèn kỹ năng hạch toán kế toán và lập chứng từ đối với hoạt động bán hàng cho sinh viên ngành Kế toán trong môn Kế toán doanh nghiệp

2.3.1 Rèn kỹ năng hạch toán kế toán cho sinh viên

- Rèn luyện kỹ năng hạch toán bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần

Theo L.Đ.Lêvitôv: “Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định” Theo ông, những người có kỹ năng là những người phải nắm và vận dụng một cách đúng đắn về những cách thức hành động giúp cho việc thực hiện hành động đạt được hiệu quả Đồng thời ông cũng nhấn mạnh, con người có kỹ năng không chỉ đơn thuần nắm lý thuyết và hành động mà còn phải được ứng dụng vào thực tế

Đối với phần hành kế toán bán hàng, trước tiên giảng viên hướng dẫn sinh viên cách xác định những chứng từ cần thiết; các tài khoản kế toán có liên quan khi phát sinh nghiệp vụ; phản ánh kết quả đó những sổ sách kế toán nào

Mỗi một nghiệp vụ có nội dung, đối tượng hạch toán, phương pháp hạch toán, cách ghi chép khác nhau Vì vậy, muốn sinh viên thực hành được thuần thục

kỹ năng hạch toán, giảng viên đưa ra những nghiệp vụ có bút toán giống nhau và yêu cầu sinh viên luyện đi luyện lại nhiều lần đến khi thành thạo

Chẳng hạn: Nghiệp vụ bán hàng trong tình huống sau: Xuất bán 500 sp A từ kho thành phẩm cho Công ty H giá bán bao gồm cả thuế GTGT 99.000đ/sp, thuế GTGT 10%, giá vốn của lô hàng này theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ (giá tính được 60.000đ/sp) Công ty H chưa thanh toán tiền hàng

Đối với hoạt động bán hàng đơn thuần này, trước tiên sinh viên phải xác định được đối tượng hạch toán kế toán, tính được giá trị của từng đối tượng, hạch toán cho chính xác các đối tượng có liên quan.Trong nghiệp vụ này, sinh viên phải xác định và tính được doanh thu bán hàng; nguồn hình thành nên doanh thu; xác định những đối tượng kế toán; ghi chép chính xác kết quả hạch toán vào sổ Giảng viên hướng dẫn, gợi ý doanh thu đi kèm với khoản tiền thu được từ bán hàng Thông thường, nguồn hình thành doanh thu sẽ liên quan đến giá vốn, liên quan đến thành phẩm xuất kho

Trang 4

Để rèn kỹ năng hạch toán, giảng viên tổ chức cho sinh viên thực hành nhiều lần, thực hiện thuần thục cách tính giá, đối tượng hạch toán và cách ghi chép kế toán Khi đó, sinh viên có thể hạch toán một cách nhanh chóng, chính xác trong nghiệp vụ bán hàng

Nghiệp vụ xuất bán trên cần xác định được đối tượng hạch toán là doanh thu bán hàng, giá vốn, thuế giá trị gia tăng, trị giá thành phẩm xuất kho, ghi nhận nợ đối với khoản phải thu của khách hàng

Nợ các TK 131: 49.500.000 (500sp x 99.000đ)

Có TK 511 - 45.000.000 (500sp x 90.000đ)

Có TK 333- 4.500.000 (45.000.000 x 10%)

Nợ TK 632: 30.000.000 (500sp x 60.000đ)

Có TK 155: 30.000.000

Với nghiệp vụ này, sinh viên phải đảm bảo được kỹ năng tính toán, xác định đối tượng kế toán, cách ghi chép các đối tượng Nếu sinh viên chưa thực hiện được, giảng viên cần giảng giải kỹ càng và yêu cầu thực hành trong nhiều tình huống tương tự để sinh viên thực hành cho đến khi thuần thục

- Rèn luyện kỹ năng hạch toán bằng chứng từ thực tế cho sinh viên

Sau khi sinh viên được rèn luyện thuần thục chiều xuôi, giảng viên sẽ vận dụng chứng từ kế toán hạch toán Lúc này, giảng viên đưa hóa đơn bán hàng cho quan sát sau đó yêu cầu sinh viên hạch toán Cách làm này sẽ giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn về nghiệp vụ bán hàng Trong đó, yêu cầu sinh viên phải đọc được nội dung của hóa đơn, đối tượng hạch toán, tính toán ra số tiền cho chính xác, sau cùng

là phải định khoản được nghiệp vụ Nếu hoạt động bán hàng có thêm các khoản giảm giá, chiếu khấu thì khi đó kế toán hạch toán các khoản giảm trừ đó

Chẳng hạn trong tình huống sau:

Trường hợp bên bán đã xuất hoá đơn và bên mua đã nhận hàng sau đó trả lại thì bên mua phải lập hoá đơn cho số hàng trả lại làm Căn cứ đó giúp hai bên điều chỉnh doanh số mua bán và thuế giá trị gia tăng (hoặc lập Biên bản - trường hợp bên mua không có hoá đơn, biên bản này được lưu giữ cùng Hoá đơn bán hàng

để làm căn cứ điều chỉnh)

Trường hợp bên bán đã xuất Hoá đơn, bên mua chưa nhận được hàng nhưng

có trả lại hàng thì hai bên phải lập Biên bản cho số hàng trả lại kèm với Hoá đơn

đã lập để bên bán lập lại Hoá đơn cho số lượng hàng hoá bên mua đã nhận và làm căn cứ điều chỉnh

Trong trường hợp này, bút toán giảm trừ doanh thu sẽ ghi như sau:

Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu

Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT đầu ra được giảm)

Có các TK 111,112,131,

Trang 5

Khi doanh nghiệp nhận lại sản phẩm, hàng hóa bị trả lại, kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại:

Nợ TK 155 - Thành phẩm

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán

Trong quá trình giảng dạy, giảng viên lồng ghép việc học lý thuyết với thực hành kết hợp với việc quan sát các chứng từ minh họa cho từng phần hành kế toán Bên cạnh đó, giảng viên cho sinh viên quan sát chứng từ thực tế của doanh nghiệp,

để gắn kết giữa thực tế với yêu công việc kế toán phải làm Từ đó, sinh viên hiểu

rõ hơn về công việc kế toán và không cảm thấy bỡ ngỡ, thiếu tự tin khi gặp tình huống thực khi hành nghề

2.3.2 Rèn kỹ năng lập chứng từ đối với hoạt động bán hàng

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các hoạt động của đơn vị yêu cầu

kế toán phải lập chứng từ Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh chỉ được lập chứng từ một lần Khi lập chứng từ kế toán cần căn cứ vào nội dung của các nghiệp vụ để sử dụng tài khoản cho hợp lý; xác định rõ thông tin, số liệu cần được phản ánh trên chứng từ kế toán Trong quá trình lập chứng từ kế toán cần lưu ý những yêu cầu sau:

Thứ nhất, lập đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu

in Trường hợp chưa có mẫu in quy định, đơn vị lập chứng từ kế toán với đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của Luật Kế toán

Thứ hai, khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục không được

ngắt quãng, phải gạch chéo phần trống

Thứ ba, chứng từ không được viết tắt, không tẩy xóa, chỉnh sửa Khi viết sai

phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ và không được xé rời khỏi cuống (đặc biệt là đối với các Hóa đơn)

Thứ năm, chứng từ kế toán phải được lập đầy đủ số liên quy định Nội dung

giữa các liên phải giống nhau Chứng từ kế toán được lập để giao dịch với cá nhân,

tổ chức bên ngoài cần có dấu của đơn vị

Thứ sáu, chứng từ kế toán được lập dưới dạng điện tử phải được in ra giấy

và lưu trữ theo quy định của từng trường hợp cụ thể

Chứng từ phiếu thu: Đọc được các thông tin trên chứng từ, xác định nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương ứng, ghi sổ nào

Hóa đơn GTGT: Xác định được là hóa đơn đầu ra hay đầu vào và nội dung kinh tế phát sinh tương ứng

Phiếu nhập kho, hoặc phiếu xuất kho: Đọc được thông tin và xác định nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương ứng

Nghiệp vụ bán sản phẩm, hàng hóa: Hóa đơn GTGT đầu ra/ hóa đơn bán hàng thông thường, phiếu xuất kho, phiếu thu tiền/ủy nhiệm thu/giấy báo có, hợp đồng kinh tế, tờ khai hải quan (nếu xuất khẩu)

Trang 6

Với nghiệp vụ bán hàng trên, giảng viên yêu cầu sinh viên phải lập được chứng từ kế toán, gồm: Hóa đơn bán hàng, viết phiếu xuất kho thành phẩm thông qua việc thực hành nhiều lần việc viết chứng từ Sau khi lập được các chứng từ cần thiết yêu cầu học sinh ghi chép vào sổ sách kế toán

2.4 Hướng dẫn quy định áp dụng hóa đơn điện tử vào việc bán hàng

Ngày 17/9/2021, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 78/2021/TT-BTC thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13/06/2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn và chứng

từ Đây là văn bản quy phạm pháp luật mới nhất quy định về hóa đơn điện tử Một

số lưu ý như sau: (1) Được ủy nhiệm cho bên thứ ba lập hóa đơn điện tử; (2) Giải thích ký hiệu mẫu số và ký hiệu Hóa đơn điện tử: (3) Quy định thời điểm lập hóa đơn đối với riêng dịch vụ ngân hàng; (4) Hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót và có quy định xử lý; (5) Quy định Hóa đơn điện tử được tạo từ máy tính tiền; (6) Các văn bản về hóa đơn, chứng từ sẽ hết hiệu lực từ ngày 01/7/2022

Ngày 24/2/2022, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 206/QĐ-BTC về việc triển khai áp dụng Hóa đơn điện tử tại 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có tỉnh Lạng Sơn Ngay sau đó, UBND tỉnh cùng các cơ quan liên quanđã ban hành văn bản chỉ đạo, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện việc áp dụng Hóa đơn điện tử Theo đó, việc áp dụng Hóa đơn điện tử triển khai rộng rãi trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ tháng 4/2022

Chi cục Thuế thành phố Lạng Sơn tiếp tục tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người nộp thuế triển khai áp dụng hóa đơn điện tử; phối hợp với các đơn vị liên quan để nắm bắt, khắc phục khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện; phân công nhiệm vụ, giao chỉ tiêu áp dụng hóa đơn điện tử của người nộp thuế cho các công chức tại các đội quản lý thuế Qua đó, cơ quan thuế thành phố đến hết ngày 31/5/2022 có 100% doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh áp dụng hóa đơn điện tử

Vì vậy, bên cạnh việc rèn cho sinh viên ngành Kế toán kỹ năng hạch toán kế toán v à lập chứng từ đối với hoạt động bán hàng, giảng viên còn hướng dẫn cho sinh viên thực hiện thanh toán bằng Hóa đơn điện tử theo quy định Đây

là kỹ năng quan trọng trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác kế toán

3 Kết luận

Nghiệp vụ kế toán nói chung, nghiệp vụ hạch toán và lập chứng từ kế toán đối với hoạt động bán hàng là những nghiệp vụ chuyên sâu trong học phần Kế toán doanh nghiệp Để giúp sinh viên thực hiện tốt nghiệp vụ này, giảng viên không chỉ hướng dẫn lý thuyết, thực hành lý thuyết mà còn gắn với thực tiễn công tác kế toán tại doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là, giảng viên cần hướng dẫn cho học sinh kiến thức, hình thành kỹ năng học tập rèn luyện kỹ năng hạch toán và lập chứng từ kế toán Đồng thời soi chiếu vào thực tiễn tại các doanh nghiệp cũng như cập nhật yêu cầu của các cơ quan quản lý tài chính Việc áp dụng các giải pháp này đã phần nào

Trang 7

nâng cao được chất lượng học tập của sinh viên, góp phần khơi gợi hứng thú và động cơ học tập; phát huy tính chủ động, tích cực và phát triển các năng lực chung, năng lực chuyên biệt phù hợp với đối tượng sinh viên ngành Kế toán tại Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn./

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy (chủ biên), 2008, Giáo trình kế toán tài chính - Học viện Tài chính, Nxb Tài chính

2 Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Bộ Tài chính

3 Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính ban hành Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp

4 Phạm Thị Thoan (chủ biên), 2008, Giáo trình kế toán doanh nghiệp sản xuất, Nxb Tài chính

Ngày đăng: 28/12/2022, 19:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w