1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam theo tiêu chuẩn quốc tế COSO

217 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam Theo Tiêu Chuẩn Quốc Tế COSO
Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hương
Người hướng dẫn PGS.TS Lê Văn Luyện, TS. Nguyễn Quang Thái
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại luận án tiến sĩ kinh tế
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 217
Dung lượng 2,07 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO (30)
    • 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO (30)
      • 1.1.1 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế COSO (30)
      • 1.1.2 Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế COSO 22 (33)
    • 1.2 KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC NHTM (41)
      • 1.2.1 Sự cần thiết thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong NHTM (41)
      • 1.2.2 Đặc trưng của NHTM ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế COSO (42)
      • 1.2.3 Cơ sở thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ theo thông lệ quốc tế (45)
      • 1.2.4 Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong các NHTM theo tiêu chuẩn quốc tế COSO (49)
      • 1.2.5 Điều kiện để áp dụng tiêu chuẩn quốc tế COSO khi thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ cho NHTM (68)
    • 1.3 SỰ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHTM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO (70)
      • 1.3.1 Quan niệm về sự hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHTM (70)
      • 1.3.2 Các tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHTM (71)
    • 1.4 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ VIỆC THIẾT LẬP KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO - BÀI HỌC (74)
      • 1.4.1 Kinh nghiệm quốc tế về việc thiết lập kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế COSO (74)
      • 1.4.2 Bài học rút ra cho NHNo&PTNT Việt Nam (79)
      • 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam (82)
      • 2.1.2 Khái quát về hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam (84)
    • 2.2 THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO (87)
      • 2.2.1 Cơ sở pháp lý cho việc thiết lập hệ thống Kiểm soát Nội bộ tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam (87)
      • 2.2.2 Thực trạng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam (91)
    • 2.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI SỰ HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHNo & (128)
      • 2.3.1 Kết quả nghiên cứu định tính khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại NHTM (128)
      • 2.3.2 quả Kết nghiên cứu định lượng ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hữu hiệu của (0)
    • 2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CỦA NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO (146)
      • 2.4.1 Kết quả đạt được (146)
      • 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân (147)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO 143 (82)
    • 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO (154)
      • 3.1.2 Định hướng hoạt động và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam trong thời gian tới (156)
    • 3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO (159)
      • 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát tại NHNo&PTNT Việt Nam (159)
      • 3.2.2 Giải pháp hoàn thiện đánh giá rủi ro tại NHNo&PTNT Việt Nam (164)
      • 3.2.3 Giải pháp hoàn thiện hoạt động kiểm soát tại NHNo&PTNT Việt Nam (168)
      • 3.2.4 Giải pháp hoàn thiện thông tin và truyền thông tại NHNo&PTNT Việt Nam . 161 (172)
      • 3.2.5 Giải pháp hoàn thiện giám sát các kiểm soát tại NHNo&PTNT Việt Nam (176)
    • 3.3 KIẾN NGHỊ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP (180)
      • 3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (180)
      • 3.3.2 Đối với Hiệp hội ngân hàng (182)
      • 3.3.3 Đối với các cơ sở đào tạo (182)
  • PHỤ LỤC (196)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO

1.1.1 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế COSO

Khái niệm kiểm soát nội bộ (KSNB) là một khái niệm có ý nghĩa rộng đã được nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức định nghĩa Tuy nhiên, hiện nay định nghĩa được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa của COSO (Committee of Sponsoring Organization - Uỷ ban các tổ chức tài trợ thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận về BCTC) - một tổ chức được thành lập nhằm nghiên cứu về KSNB, cụ thể là nhằm thống nhất định nghĩa về KSNB và đưa ra các bộ phận cấu thành để giúp các đơn vị có thể xây dựng một HTKSNB hữu hiệu Theo đó, năm 1992, COSO định nghĩa: “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi người quản lý, HĐQT và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu: sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động; sự tin cậy củaBCTC; sự tuân thủ pháp luật và các quy định” Trong định nghĩa trên, có bốn nội dung quan trọng cần lưu ý, đó là: quá trình, con người, đảm bảo hợp lý và mục tiêu.Thứ nhất, KSNB được hiểu là một quá trình, tức KSNB không phải là một sự kiện hay tình huống mà là một chuỗi các hoạt động hiện diện rộng khắp trong tổ chức.KSNB tỏ ra hữu hiệu nhất khi nó được xây dựng như một phần cơ bản trong hoạt động của tổ chức chứ không phải là một sự bổ sung cho các hoạt động của tổ chức hoặc là một gánh nặng bị áp đặt bởi các cơ quan quản lý hay thủ tục hành chính.Thứ hai, KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người trong đơn vị (HĐQT,BGĐ, Nhà quản lý và các nhân viên) Con người đặt ra mục tiêu và đưa cơ chế kiểm soát vào vận hành hướng tới các mục tiêu đã định Ngược lại, KSNB cũng tác động đến hành vi của con người Mỗi cá nhân có một khả năng, suy nghĩ và ưu tiên khác nhau khi làm việc và họ không phải luôn luôn hiểu rõ nhiệm vụ của mình cũng như trao đổi và hành động một cách nhất quán KSNB sẽ tạo ra ý thức kiểm soát ở mỗi cá nhân và hướng các hoạt động của họ đến mục tiêu chung của tổ chức Thứ ba, KSNB cung cấp sự đảm bảo hợp lý, tức KSNB chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho BGĐ và Nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức. Điều này là do những hạn chế tiềm tàng trong HTKSNB như: sai lầm của con người khi quyết định, sự thông đồng của các cá nhân, sự lạm quyền của nhà quản lý và do mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí của việc thiết lập HTKSNB Cuối cùng, KSNB đảm bảo các mục tiêu mà mỗi tổ chức đặt ra, bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động, từng bộ phận Có thể chia các mục tiêu kiểm soát mà tổ chức cần thiết lập thành ba nhóm sau đây: Nhóm mục tiêu về hoạt động (nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực); Nhóm mục tiêu về BCTC (nhấn mạnh đến tính trung thực và đáng tin cậy của BCTC mà tổ chức cung cấp); Nhóm mục tiêu về sự tuân thủ (nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật và quy định). Đến năm 2009, Robert R Moeller đã phát triển thêm lý luận của tổ chức COSO và bổ sung thêm một số mục tiêu của KSNB cần đạt được, cụ thể: “KSNB là một quá trình được thiết kế bởi nhà quản lý và áp dụng trong đơn vị nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý về: độ tin cậy của thông tin tài chính và thông tin hoạt động; tuân thủ các chính sách, thủ tục, nội quy, quy chế và luật pháp; bảo vệ tài sản; thực hiện được sứ mệnh, mục tiêu và kết quả của các hoạt động hoặc chương trình của đơn vị; đảm bảo tính chính trực và giá trị đạo đức” Như vậy, khái niệm này đã đưa ra thêm một mục tiêu kiểm soát tổ chức cần thiết lập, đó là mục tiêu “đảm bảo tính chính trực và giá trị đạo đức”.

Nhìn chung, các tác giả đều thống nhất quan điểm chung khi đưa ra khái niệm về KSNB, đó là KSNB là một quá trình, được thiết kế và vận hành bởi con người; cung cấp sự đảm bảo hợp lý và thực hiện các mục tiêu của tổ chức.

Tại Việt Nam, định nghĩa KSNB cũng được nêu rõ trong Điều 39, Luật Kế toán Việt Nam năm 2015: “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”.

Khái niệm về HTKSNB cũng được nhiều tác giả khác nhau đề cập trên nhiều góc độ, cụ thể:

Tại Mỹ, một trong những khái niệm đầu tiên về HTKSNB được định nghĩa bởi AICPA Theo đó, HTKSNB được hiểu là: “Hệ thống kế hoạch, tổ chức và tất cả các phương pháp phối hợp được thừa nhận dùng trong kinh doanh để bảo vệ tài sản của tổ chức, kiểm tra sự chính xác và độ tin cậy của thông tin kế toán, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khích lệ, bám sát chủ trương quản lý đã đề ra”.

Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế (ISA) số 400 – ISA 400 về Đánh giá rủi ro và KSNB của Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) thì: “HTKSNB bao gồm toàn bộ các chính sách và thủ tục (các loại hình kiểm soát) được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu: bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của các thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý; bảo đảm hiệu quả hoạt động” Định nghĩa này đã đề cập phạm vi của HTKSNB rất rộng, nó không chỉ giới hạn trong phạm vi của những hoạt động về kế toán, tài chính mà bao gồm tất cả những lĩnh vực hoạt động trong đơn vị; nhấn mạnh đến các mục tiêu đảm bảo hiệu quả hoạt động trên cơ sở tuân thủ pháp luật, đảm bảo độ tin cậy của thông tin và độ an toàn của tài sản. Định nghĩa trên của IFAC cũng phù hợp với quan điểm về HTKSNB theo nghiên cứu của Alvin A.rens và cộng sự (2000), theo đó “Để đạt được mục tiêu cần phải xây dựng một HTKSNB, theo đó hệ thống bao gồm các chính sách, thủ tục đặc thù được thiết kế để cung cấp cho các nhà quản lý sự đảm bảo hợp lý để thực hiện các mục tiêu đã định Mục tiêu đó bao gồm: đảm bảo độ tin cậy của thông tin, bảo vệ tài sản và sổ sách; đẩy mạnh tính hiệu quả trong hoạt động; tăng cường sự gắn bó với các chính sách và thủ tục đề ra”.

Tại Việt Nam, tác giả Ngô Trí Tuệ và các cộng sự (2004) đã nêu các quan điểm khác nhau về HTKSNB và đưa ra khái niệm chung: “HTKSNB là hệ thống các chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu cơ bản: bảo vệ tài sản của đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của các thông tin; đảm bảo việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả hoạt động”.

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam (VSA) số 400 – VAS 400(2001) về đánh giá rủi ro và KSNB, HTKSNB được định nghĩa như sau: “HTKSNB được hiểu là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót để lập BCTC trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị”.

Thay thế cho VSA 400, VSA 315 (2012) định nghĩa “KSNB là quy trình do Ban quản trị, BGĐ và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của BCTC, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan” Như vậy, khái niệm này tiếp cận theo hướng đánh giá rủi ro và tương đồng với quan điểm của COSO, coi KSNB là một quy trình chứ không phải là hệ thống như các khái niệm trước đây.

Theo đó, luận án hiểu KSNB là một quy trình chịu sự ảnh hưởng bởi tất cả mọi người trong tổ chức nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho việc đạt được các mục tiêu thông tin, mục tiêu báo cáo và mục tiêu tuân thủ.

1.1.2 Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế COSO Có rất nhiều quan điểm khác nhau về các thành phần cấu thành

HTKSNB Harvey and Brown (1998) nhận định HTKSNB được cấu thành bởi ba thành phần, đó là: môi trường kiểm soát; hệ thống kế toán; các loại kiểm soát và thủ tục kiểm soát Còn theo Grieves (2000) thì HTKSNB bao gồm giám sát quản lý và văn hoá kiểm soát; nhận biết và đánh giá rủi ro; kiểm soát các hoạt động và phân chia trách nhiệm; thông tin và truyền thông; hoạt động giám sát và sửa sai.

Với mục tiêu là định hướng, hướng dẫn về quy định liên quan đến các chủ đề: Quản trị rủi ro doanh nghiệp (Enterprise Risk Management - ERM), Kiểm soát nội bộ (Internal Control) và Ngăn chặn gian lận (Fraud Deterrence); Báo cáo COSO

(1992) cho rằng một HTKSNB bao gồm năm thành phần, đó là: Môi trường kiểm soát (Control Environment); Đánh giá rủi ro (Risk Assessment); Hoạt động kiểm soát (Control Activities); Thông tin và truyền thông (Information andCommunication); Giám sát (Monitoring) Đây được coi là khuôn khổ hoàn thiện nhất về KSNB, do vậy luận án sẽ sử dụng quan điểm về các thành phần của HTKSNB theo báo cáo COSO.

Theo (Ramos, 2004); (COSO, 2013) thì “Môi trường kiểm soát là nền tảng ý thức, là văn hoá của tổ chức, phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ý thức kiểm soát của toàn bộ thành viên trong tổ chức Môi trường kiểm soát là nền tảng cho các yếu tố còn lại của HTKSNB nhằm xây dựng những nguyên tắc và cơ cấu hoạt động phù hợp Môi trường kiểm soát bao gồm nhận thức, thái độ và hành động của người quản lý trong đơn vị đối với kiểm soát và tầm quan trọng của kiểm soát Môi trường kiểm soát có một ảnh hưởng quan trọng đến quá trình thực hiện và kết quả của các thủ tục kiểm soát” Như vậy có thể nói, môi trường kiểm soát tạo ra sắc thái chung trong đơn vị - nơi mỗi người tiến hành các hoạt động và thực hiện nghĩa vụ kiểm soát của mình - là nền tảng của một HTKSNB hữu hiệu Khi có môi trường kiểm soát tốt thì có thể hạn chế được sự thiếu sót của các thủ tục kiểm soát. Theo báo cáo COSO (1992) thì các nhân tố trong môi trường kiểm soát bao gồm tính trung thực và giá trị đạo đức, cam kết về năng lực, HĐQT và Uỷ ban kiểm toán (UBKT), triết lý quản lý và phong cách điều hành của nhà quản lý, cơ cấu tổ chức, phân định quyền hạn và trách nhiệm và chính sách nhân sự Có thể nói các nhân tố kể trên đều xoay quanh yếu tố con người và đều quan trọng nhưng mức độ quan trọng tuỳ thuộc vào từng tổ chức.

(a) Truyền đạt thông tin và yêu cầu thực thi tính chính trực và các giá trị đạo đức: Đây là những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thiết kế, vận hành và giám sát các kiểm soát.

(b) Cam kết về năng lực: Sự cân nhắc của BGĐ về các mức độ năng lực cần đáp ứng cho mỗi nhiệm vụ, các kỹ năng và kiến thức cần thiết tương ứng.

KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC NHTM

1.2.1 Sự cần thiết thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong NHTM

Trong bất kỳ tổ chức nào, dưới góc nhìn của nhà quản lý cũng cần có hai hệ thống chạy song song Thứ nhất, đó là hệ thống đáp ứng yêu cầu kinh doanh, bao gồm các phòng ban chức năng, các quy trình thủ tục, các công việc cần thiết để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của tổ chức Tuy nhiên, bất kỳ công việc nào, quy trình nào cũng đều đối diện với những nguy cơ, sự cố hay rủi ro tác động làm ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu của công việc đó và tùy theo mức độ, gây ảnh hưởng từ thiệt hại trong mức chấp nhận được đến nguy cơ phá sản tổ chức. Nhằm giảm rủi ro cho tổ chức ở ngưỡng chấp nhận được, hệ thống thứ hai - KSNB, được thiết lập và trở thành phương tiện sống còn trong hoạt động của mọi tổ chức, giúp tổ chức nâng cao năng lực, cải tiến hiệu quả hoạt động, hạn chế các sự cố và hoàn thành mục tiêu của tổ chức.

Là một doanh nghiệp đặc thù hoạt động trong lĩnh vực tài chính, đặc trưng hoạt động là tiếp nhận và chuyển hoá rủi ro thành lợi nhuận, cấu trúc tổ chức thường có quy mô lớn, nhiều chi nhánh, phòng giao dịch (PGD) hoạt động trên diện rộng, nhiều nghiệp vụ kinh doanh tài chính phức tạp và không ngừng biến động thì việc thiết lập HTKSNB cho NHTM càng trở nên vô cùng cần thiết Nghiên cứu của Podpiera, R (2006) và các nghiên cứu sau này đều khang định một trong các giải pháp chiến lược là thiết lập và nâng cấp HTKSNB của các NHTM nhằm hoạt động an toàn và sinh lời.

Một HTKSNB hữu hiệu là một nhân tố thiết yếu đối với quản lý ngân hàng và là nền tảng cho sự hoạt động an toàn và lành mạnh của các ngân hàng MộtHTKSNB vững mạnh có thể giúp đảm bảo các mục tiêu của một ngân hàng được thực hiện, ngân hàng sẽ đạt được các mục tiêu lợi nhuận dài hạn và duy trì các báo cáo quản trị và BCTC đáng tin cậy Một hệ thống như vậy ngoài ra có thể hỗ trợ các ngân hàng tuân thủ các quy định, luật lệ cũng như các chính sách, kế hoạch, các quy tắc nội bộ và các thủ tục kiểm soát, giảm rủi ro của những thiệt hại, tổn thất không mong đợi cho danh tiếng của ngân hàng.

1.2.2 Đặc trưng của NHTM ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn quốc tế COSO

NHTM là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt trong nền kinh tế - chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính với đối tượng kinh doanh là tiền Vì vậy, hoạt động của NHTM có rất nhiều điểm khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác trong nền kinh tế Có thể thấy rõ nhất là hoạt động của NHTM rất nhạy cảm và chứa đựng nhiều rủi ro Để hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa những tổn thất và các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM; ngoài các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát của các Cơ quan quản lý Nhà nước, trước hết đòi hỏi các NHTM phải có những biện pháp hữu hiệu Mà biện pháp quan trọng nhất là các NHTM phải thiết lập được HTKSNB một cách đầy đủ và có hiệu quả - HTKSNB sẽ trở thành một hệ thống phòng vệ quan trọng giúp chống lại rủi ro, nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Song hoạt động của các NHTM lại có những đặc thù riêng ảnh hưởng đến việc thiết kế và vận hành HTKSNB, cụ thể:

Thứ nhất, đặc thù hoạt động của NHTM ảnh hưởng đến việc thiết lập môi trường kiểm soát Số lượng nhân sự trong ngân hàng rất lớn so với các loại hình doanh nghiệp khác và đồng thời nhân sự lại có cơ hội và áp lực để thực hiện gian lận Vì vậy, việc xây dựng và phát triển tính trung thực và các giá trị đạo đức cho nhân sự một các đồng bộ trong toàn hệ thống là điều không hề dễ dàng Bên cạnh đó, NHTM được coi là “bách hoá tài chính” cung ứng rất nhiều các sản phẩm dịch vụ (SPDV) nên có rất nhiều phòng, ban nghiệp vụ, con người tham gia vào hoạt động của ngân hàng Vì vậy, việc xây dựng cơ cấu tổ chức; phân chia quyền hạn và trách nhiệm cho các cá nhân, bộ phận; thiết lập các kênh báo cáo rõ ràng trong ngân hàng cũng trở nên phức tạp hơn.

Thứ hai, đặc thù hoạt động của NHTM ảnh hưởng đến việc đánh giá rủi ro Có thể nói so với các ngành nghề kinh doanh khác thì hoạt động của NHTM chứa đựng nhiều rủi ro hơn - hoạt động kinh doanh ngân hàng thuộc loại kinh doanh rủi ro Rủi ro trong hoạt động của NHTM đa dạng, ở mức độ cao, tích luỹ nhanh và dễ lây lan vì NHTM thực hiện kinh doanh vốn ở nhiều nghiệp vụ, nhiều địa bàn, nhiều lĩnh vực Bên cạnh đó, NHTM thường là sử dụng đòn bảy tài chính rất cao so với các ngành nghề khác, nếu vận dụng không tốt thì sẽ gây nên những rủi ro khó lường cho NHTM Tài sản của các NHTM đa dạng và chủ yếu là tài sản tài chính vì vậy diễn biến rủi ro đối với tài sản rất khó lường Hơn nữa, NHTM sở hữu, phát hành và kinh doanh các sản phẩm tài chính phức tạp như công cụ tài chính phái sinh, công cụ lai ghép đều là những công cụ mang lại rủi ro cao cho ngân hàng nếu không quản lý tốt Rủi ro trong hoạt động của NHTM bao gồm các loại rủi ro đặc thù như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro vốn khả dụng, rủi ro đạo đức Những rủi ro này thường xuất hiện ở nhiều loại SPDV ngân hàng mà nguyên nhân gây ra không chỉ từ sự biến động của nền kinh tế mà còn từ hoạt động KSNB yếu kém Các rủi ro này làm cho NHTM có nguy cơ không đạt được mục tiêu đã đề ra Chính vì vậy, việc nhận diện và đánh giá hết các rủi ro có khả năng xảy ra trong ngân hàng là rất cần thiết nhằm tạo nên văn hóa và ý thức kiểm soát rủi ro trong mỗi nhân viên của ngân hàng Mỗi cá nhân, từ chuyên viên khách hàng tới nhân viên các khối hỗ trợ, đều phải tuân thủ các quy định, quy trình và ý thức được trách nhiệm nhận diện, đánh giá và phát hiện sớm rủi ro và tìm cách ngăn ngừa các rủi ro phát sinh Tức là, quản trị rủi ro được thực hiện bởi cả hệ thống, chứ không phải là trách nhiệm riêng của bộ phận quản trị rủi ro Hơn nữa, hoạt động của ngân hàng chịu sự thay đổi liên tục trong môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm, công nghệ ứng dụng Vì vậy, các rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải cũng sẽ thay đổi theo nên các một vấn đề đặt ra là các NHTM cần quản trị được những thay đổi trong hoạt động.

Thứ ba, đặc thù hoạt động của NHTM ảnh hưởng đến việc thiết lập và vận hành các hoạt động kiểm soát Đặc điểm của NHTM là quy mô lớn, mạng lưới rộng dẫn đến phân cấp quản lý nhiều cấp nên việc nâng cao nhận thức của nhà quản lý về KSNB được xem là nội dung quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến KSNB. Đặc thù quản lý có ảnh hưởng chi phối đến việc thiết kế và hoạt động của các chính sách và thủ tục KSNB Nếu các nhà quản lý coi trọng công tác KSNB thì các thủ tục kiểm soát dễ có xu hướng được thiết kế đầy đủ và hoạt động hữu hiệu Ngược lại, nếu nhà quản lý không đánh giá đúng, coi nhẹ vai trò của KSNB thì thủ tục kiểm soát thường được thiết kế nghèo nàn, hoạt động không liên tục và kém hiệu lực Liên quan đến đặc điểm trên đó là các rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải có thể thay đổi theo hoạt động kinh doanh; vậy nên các hoạt động kiểm soát có thể không còn phù hợp tại các thời điểm nên cần luôn rà soát các hoạt động kiểm soát xem có còn phù hợp để cân nhắc điều chỉnh, thay mới hay bổ sung Bên cạnh đó, các NHTM hiện nay đều ứng dụng CNTT phức tạp vào các hoạt động dẫn đến NHTM có thể gặp phải rủi ro công nghệ, rủi ro hệ thống Điều này gây khó khăn cho các NHTM trong việc thiết lập KSNB đối với mảng này bởi hoạt động kiểm soát bao gồm cả việc phát triển và lựa chọn các hoạt động kiểm soát đối với công nghệ Thậm chí, các NHTM còn có thể ứng dụng CNTT trong hoạt động kiểm soát (kiểm soát tự động, bán tự động) hay trong quản trị rủi ro.

Thứ tư, đặc thù hoạt động của NHTM ảnh hưởng đến việc thông tin và truyền thông Các NHTM thường có quy mô lớn, mạng lưới các chi nhánh thường lớn và phân tán rộng về địa lý nên gây khó khăn trong việc tổng hợp, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cũng như thiết lập các kênh truyền thông nội bộ cũng như ra bên ngoài Hay nói cách khác, do đặc thù hoạt động nên các NHTM gặp khó khăn trong việc xây dựng cơ chế trao đổi thông tin đảm bảo mọi cá nhân ở tất cả các cấp, các bộ phận có liên quan được thông báo, phổ biến, tuyên truyền về KSNB để hiểu rõ, nhận thức thống nhất, đầy đủ về chính sách, quy trình, mục tiêu kinh doanh; từ đó, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình Các cấp quản lý bên dưới có khó khăn trong việc nắm bắt kịp thời những chỉ đạo của các nhà quản lý cấp trên Ngược lại, cấp quản lý cao hơn thu nhận thông tin phản hồi từ các cấp bên dưới cũng chưa thực sự kịp thời Vì vậy, thông tin chủ yếu diễn ra theo một chiều từ trên xuống dưới ở một số NHTM Bên cạnh đó, việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận cũng còn nhiều bất cập, hầu hết các bộ phận chỉ chú ý đến phần hành công việc của mình mà chưa chủ động trao đổi thông tin với các bộ phận khác. Đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng thông tin trong ngân hàng cũng như xây dựng cách thức truyền thông để tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB, đáp ứng nhu cầu thông tin cho việc ra quyết định kịp thời, chính xác và hiệu quả của nhà quản lý ngân hàng Một HTKSNB hữu hiệu đòi hỏi hệ thống thông tin đáng tin cậy, có thể đáp ứng cho hầu hết các hoạt động chủ yếu của ngân hàng Hệ thống này phải lưu giữ và sử dụng dữ liệu bằng máy tính, an toàn, được theo dõi độc lập và được kiểm tra đột xuất, đầy đủ Việc gian lận thông tin của nhân viên ngân hàng sẽ dẫn đến những tổn thất không thể lường trước được.

Thứ năm, đặc thù hoạt động của NHTM ảnh hưởng đến việc thực hiện giám sát các kiểm soát một cách triệt để KSNB hiệu quả đòi hỏi việc theo dõi, kiểm tra phải liên tục, kiểm tra hàng ngày cũng như đánh giá định kỳ của bộ phận kinh doanh và KTNB Những sai sót được phát hiện phải báo cáo kịp thời cho cấp quản lý thích hợp để có hướng giải quyết Tuy nhiên, với đặc trưng quy mô lớn và hoạt động trên phạm vi rộng, nhiều SPDV và quy trình kinh doanh nên NHTM gặp khó khăn khi thực hiện việc giám sát cũng như kiểm soát việc khắc phục những sai sót, gian lận.

1.2.3 Cơ sở thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ theo thông lệ quốc tế

Theo Suzanne Steyn (1997) có năm tài liệu được xem làm cơ sở cho việc thiết lập và vận hành HTKSNB theo thông lệ quốc tế theo Bảng 1.1, đó là: Khuôn khổ hợp nhất KSNB của COSO; Quản lý rủi ro - Một khuôn khổ hợp nhất COSO(ERM); Khuôn khổ kiểm soát và kiểm tra hệ thống thông tin (COBIT); Khuôn khổ kiểm tra, kiểm soát của Uỷ ban Kiểm toán nội bộ (IIA); Các chuẩn mực xem xétKSNB trong thực hiện kiểm toán BCTC của AICPA (SAS55, SAS78, SAS94).

Bảng 1.1 Cơ sở thiết lập Hệ thống kiểm soát nội bộ theo thông lệ quốc tế

Cơ sở thiết lập Định nghĩa Mục tiêu Các thành phần

KSNB là một quá trình chịu ảnh hưởng bởi BGĐ, các nhà quản lý và các đối tượng khác, được thiết kế để cung cấp sự đảm bảo hợp lý liên quan đến việc đạt được các mục tiêu: Sự tin cậy của BCTC; Hiệu quả và hiệu lực của hoạt động và Tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan.

- Hiệu quả và hiệu lực của hoạt động

- Tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan.

Một khuôn khổ hợp nhất

Quản lý rủi ro doanh nghiệp theo một khuôn khổ hợp nhất (ERM) được phát triển bởi COSO (2004) - là một quá trình được xây dựng trong một doanh nghiệp và được ứng dụng để nhận biết rủi ro nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý đạt được các mục tiêu kinh doanh và mục tiêu BCTC của doanh nghiệp.

Quá trình: Thiết lập mục tiêu -> Nhận biết và đánh giá các sự kiện có thể ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu -> Thiết kế các thủ tục kiểm soát.

So với COSO, ERM có thêm các thành phần: Thiết lập mục tiêu; Nhận biết sự kiện; Phản ứng với rủi ro.

COBIT là một chuẩn quốc tế về quản lý CNTT gồm những thực hành tốt nhất về quản lý CNTT do ISACA và ITGI xây dựng năm 1996 để nhà quản lý và những người sử dụng CNTT gia tăng tối đa lợi nhuận thông qua việc sử dụng CNTT và giúp họ quản lý và kiểm soát CNTT trong doanh nghiệp COBIT đã phát triển định nghĩa KSNB từ COSO.

KSNB bao gồm các chính sách, các thủ tục, thực hành và cấu trúc tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho việc đạt được các mục

- Sự tin cậy của BCTC.

- Hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động.

- Tuân thủ pháp luật và các quy định có liên

- Lập kế hoạch và tổ chức.

- Nhận biết và thực hiện.

SỰ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHTM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO

1.3.1 Quan niệm về sự hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHTM

Theo từ điển Tiếng việt thì “Hoàn thiện có nghĩa là tốt và đầy đủ” Theo đó,luận án nhận định sự hoàn thiện HTKSNB tại NHTM có nghĩa là một HTKSNB tốt với sự hiện diện và hoạt động của đầy đủ các thành phần của hệ thống tuân theo các nguyên tắc được thiết lập, từ đó giúp cho các NHTM có thể đạt được mục tiêu kiểm soát Vậy dựa vào khuôn mẫu KSNB COSO, thì một HTKSNB hoàn thiện là một hệ thống có đầy đủ năm thành phần: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát; năm thành phần này hoạt động cùng nhau theo phương thức tích hợp trong thực tế tại ngân hàng xuất phát từ mối quan hệ giữa các thành phần được xác định; khi thiết lập và vận hành từng thành phần trong hệ thống phải tuân theo 17 nguyên tắc để cuối cùng giúp cho tổ chức ngân hàng đạt được các mục tiêu kiểm soát, bao gồm: mục tiêu hoạt động, mục tiêu BCTC tin cậy và mục tiêu tuân thủ.

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHTM

Việc đánh giá sự hoàn thiện của HTKSNB của một NHTM được nhận định có thể xem xét thông qua một số tiêu chí như sau:

Tính hiện hữu của một HTKSNB hoàn thiện thể hiện ở việc hệ thống đó có đầy đủ các thành phần và tuân thủ các nguyên tắc theo thông lệ, theo quy định của pháp luật Khuôn mẫu KSNB COSO 2013 cũng đã nhấn mạnh một HTKSNB phải có đảm bảo đầy đủ các thành phần, bao gồm môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro,hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát và đảm bảo tuân thủ 17 nguyên tắc tương ứng vận hành trên thực tế; không thể lấy sự hiện hữu của thành phần này để bù đắp cho sự không tồn tại của thành phần khác COSO 2013 cũng khang định sự tồn tại mối quan hệ trực tiếp giữa các mục tiêu với các thành phần của HTKSNB, đó là bất kỳ một mục tiêu kiểm soát nào cũng chỉ đạt được khiHTKSNB có đầy đủ năm thành phần và bất kỳ thành phần nào trong HTKSNB được thiết lập cũng nhằm để đạt cả ba mục tiêu kiểm soát Cũng theo nghiên cứu của Pricewaterhouse Coopers (2007) thì HTKSNB phải là một hệ thống đầy đủ,được tích hợp với các quy trình quản lý để đạt được các mục tiêu chung của tổ chức Để một tổ chức đạt được các mục tiêu thì năm thành phần môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và giám sát phải được tích hợp vào các quy trình quản lý trong toàn bộ tổ chức Giống như cơ thể, các thành phần KSNB và các quy trình kinh doanh phải tương tác không ngừng cho một HTKSNB lành mạnh, hiệu quả Các mục tiêu và biện pháp kiểm soát xuất phát từ việc nhận diện và đánh giá rủi ro phải được đưa vào hoạt động thực tiễn của tổ chức thông qua thành phần thông tin và truyền thông hiệu quả để đảm bảo luồng thông tin được truyền đạt trôi chảy tới nhân viên chịu trách nhiệm kiểm soát trên thực tế Năm 2008, Karagiorgos, Drogalas và Dimou trong nghiên cứu của mình đã nhận thấy một số tương tác giữa các thành phần của HTKSNB và hiệu quả củaKSNB trong ngân hàng ở Hy Lạp Nghiên cứu đã khái quát các lý thuyết và thực nghiệm, từ đó chỉ ra rằng các thành phần của KSNB rất quan trọng đối với các ngân hàng - nó sẽ quyết định sự tồn tại và thành công của hoạt động kinh doanh ngân hàng Amudo và Inanga (2009) đã xác định sáu thành phần chủ yếu sau đây của mộtHTKSNB hiệu quả: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát,thông tin và truyền thông, hoạt động giám sát và CNTT với mô hình được phát triển dựa vào khuôn khổ KSNB của COSO và COBIT Từ đó, nghiên cứu đã đánh giá được hiệu quả của KSNB có liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của sáu thành phần chính được xác định bởi mô hình Sau đó, Adeyemi et al (2011) cũng đưa ra nhận định rằng một HTKSNB không đầy đủ dẫn đến không thể nhận biết những hoạt động gian lận và làm giảm hiệu suất của ngân hàng Nghiên cứu của Sultana &Haque (2011) đã xây dựng các mô hình được phát triển từ khuôn khổ KSNB của báo cáo COSO nhằm đánh giá năm thành phần của KSNB ảnh hưởng tới ba mục tiêu kiểm soát, bao gồm: hiệu quả hoạt động, độ tin cậy của BCTC và sự tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định liên quan khác Nghiên cứu đã kết luận một số ngân hàng ở đây đã thiếu một vài các thành phần của HTKSNB dẫn đến kém hiệu quả nên cần đánh giá cấu trúc HTKSNB trong một đơn vị Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng từng thành phần của HTKSNB hoạt động tốt sẽ đảm bảo hợp lý các mục tiêu kiểm soát và vì thế đảm bảo sự hữu hiệu của HTKSNB của các ngân hàng Các nghiên cứu sau này của Gamage CT et al (2014) và Gamage CT, Low, Lock TengKeving (2018) lại tiếp tục khang định mối quan hệ giữa các thành phần củaHTKSNB với sự hữu hiệu của hệ thống này Như vậy, một HTKSNB hoàn thiện đòi hỏi cần phải đáp ứng được “tính hiện hữu” của các thành phần của HTKSNB theo tiêu chuẩn COSO.

Tính hiệu lực của một HTKSNB hoàn thiện thể hiện ở việc hệ thống này có các thành phần và các nguyên tắc liên quan có hoạt động trong thực tế đúng như mong đợi Điều này có nghĩa là sự hoàn thiện của HTKSNB của một ngân hàng được đo lường thông qua việc xem xét mức độ mà HTKSNB tương tác với chính nó và hệ thống đó gắn với các quy trình kinh doanh của ngân hàng như thế nào. Amudo và Inanga (2009) cho rằng khung KSNB có thiếu sót nếu chú trọng quá nhiều vào việc giải thích chi tiết các thành phần khác nhau của hệ thống và phương pháp thiết kế chúng mà bỏ qua các chi tiết về việc mỗi thành phần được đo lường như nào để đánh giá hiệu lực của chúng Báo cáo COSO (2011) cho rằng việc đánh giá xem một HTKSNB có hiệu lực hay không là kết quả chủ quan từ việc đánh giá hoạt động của năm thành phần của hệ thống này ở phạm vi toàn tổ chức Nghiên cứu mới của Hayali et al (2012) cho thấy các thủ tục kiểm soát có hiệu quả tồn tại trong hệ thống ngân hàng từ đó có tác động lớn đến triển vọng phát triển mạnh mẽ và hoạt động ổn định của ngành ngân hàng ở Thổ Nhĩ Kỳ Như vậy, một HTKSNB hoàn thiện đòi hỏi cần phải đáp ứng được “tính hiệu lực” của hệ thống này trong thực tế hoạt động của các ngân hàng.

Tính hữu hiệu của HTKSNB thể hiện ở việc đạt được các mục tiêu kiểm soát của NHTM HTKSNB được xem là hoàn thiện khi các mục tiêu kiểm soát đạt được trong ngân hàng Báo cáo COSO (1992 và 2013) cho rằng: “Sự hữu hiệu của mộtHTKSNB có thể được xem xét theo một trong ba nhóm mục tiêu khác nhau nếuBan giám đốc và nhà quản lý đảm bảo hợp lý rằng: Họ hiểu rõ mục tiêu hoạt động của tổ chức đang đạt được ở mức độ nào? BCTC đang được lập và trình bày một cách đáng tin cậy? Pháp luật và các quy định đang được tuân thủ?” Như vậy, trong khi khang định KSNB là một quy trình thì sự hữu hiệu của HTKSNB lại là một trạng thái (tình trạng) của quá trình đó ở một thời điểm xác định mà thôi Việc đánh giá sự hữu hiệu của một HTKSNB chỉ mang tính xét đoán Để đánh giá mộtHTKSNB là hoàn thiện thì ngoài việc đánh giá sự hiện hữu của các bộ phận cấu thành của HTKSNB còn phải xem chúng có đang hoạt động hữu hiệu hay không.

Sau COSO, thì các tác giả như Millichamp (2002), Amudo và Inanga (2009), Ofori

(2011), Dougles (2011), Sultana và Haque (2011), Gamage và Fernando (2014) cũng nhận định rằng một HTKSNB là hữu hiệu khi nó đạt được ba mục tiêu: Các hoạt động đạt được hiệu quả và hiệu năng; BCTC đạt được độ tin cậy; Pháp luật và các quy định được tuân thủ Theo tác giả Hồ Tuấn Vũ (2016), trong luận án của mình đã chứng minh bảy nhân tố có ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại các NHTM Việt Nam Trong đó, ngoài năm nhân tố kế thừa tiêu chuẩn COSO thì tác giả đưa ra thêm hai nhân tố mang tính đặc thù của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, đó là thể chế chính trị và lợi ích nhóm Kết quả này trùng với kết quả nghiên cứu của Joseph (2012) về tính hữu hiệu của HTKSNB của các ngân hàng Ghana, đó là nhân tố môi trường kiểm soát và hoạt động giám sát tác động lớn nhất đến tính hữu hiệu của HTKSNB Như vậy, một HTKSNB hoàn thiện đòi hỏi cần phải đáp ứng được “tính hữu hiệu” của hệ thống trong việc giúp ngân hàng đạt được các mục tiêu kiểm soát.

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ VIỆC THIẾT LẬP KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO - BÀI HỌC

1.4.1 Kinh nghiệm quốc tế về việc thiết lập kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế COSO

Hiện các khuôn mẫu về KSNB được sử dụng phố biến ở các quốc gia là: COSO, CoCo và Turnbull Trong đó, các khuôn mẫu CoCo và Turnbull có nội dung về định nghĩa và các bộ phận cấu thành KSNB tương tự như khuôn mẫu COSO. Các quốc gia đang sử dụng khuôn mẫu COSO đó là Trung Quốc, Ấn Độ, Úc; một số quốc gia sử dụng khuôn mẫu COSO cùng các khuôn mẫu khác (CoCo, Turnbull) như Mỹ, Canada, Hồng Kông; một số quốc gia xây dựng và sử dụng khuôn mẫu riêng những vẫn theo khuôn mẫu COSO như Đức (Tiêu chuẩn IDW), Nhật (J-SOX), Pháp (AMF)

Bảng 1.2 Khuôn mẫu KSNB đƣợc các quốc gia sử dụng

STT Quốc gia Khuôn mẫu KSNB Ghi chú

01 Mỹ COSO, CoCo, Turnbull, khuôn mẫu khác

03 Liên minh Châu Âu COSO, Turnbull

04 Đức Tiêu chuẩn IDW (theo khuôn mẫu COSO)

05 Nhật J-SOX (theo khuôn mẫu COSO)

08 Úc COSO O’Leary, Iselin và

10 Pháp AMF (theo khuôn mẫu COSO) AMF (2008)

Nguồn: Theo tổng hợp của tác giả 1.4.1.1 Kinh nghiệm thiết lập kiểm soát nội bộ tại của ngân hàng tại Mỹ theo tiêu chuẩn COSO

Các ngân hàng tại Mỹ thiết lập HTKSNB theo khuôn mẫu COSO Theo đó, KSNB được hiểu là một quy trình được thiết kế để đảm bảo hợp lý rằng tổ chức sẽ đạt được các mục tiêu: hoạt động hiệu quả và hiệu lực, bao gồm bảo vệ tài sản; báo cáo tài chính đáng tin cậy và tuân thủ luật pháp và quy định hiện hành KSNB được quy định bao gồm năm thành phần - là một phần của quy trình quản lý: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông và hoạt động giám sát Hoạt động hiệu quả của các thành phần kể trên của HTKSNB là điều cần thiết để đạt được các mục tiêu KSNB tại các ngân hàng Khi thiết lập HTKSNB với năm thành phần, các ngân hàng được quy định đảm bảo 17 nguyên tắc gắn với năm thành phần của hệ thống này theo khuôn mẫu COSO (Tham khảo Phụ lục 1. Các nguyên tắc đối với KSNB theo COSO và Basel).

1.4.1.2 Kinh nghiệm thiết lập kiểm soát nội bộ của các ngân hàng tại Trung Quốc theo tiêu chuẩn COSO

Trung Quốc là một trong các quốc gia vận dụng hoàn toàn khuôn mẫu COSO để thiết lập HTKNB trong các ngân hàng nói riêng hay các lĩnh vực khác trong nền kinh tế nói chung Theo đó, hướng dẫn về KSNB cho các NHTM đã được ban hành dựa trên Luật của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về Quy định và Giám sát đối với Ngành Ngân hàng, Luật của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về NHTM và các Luật và quy định khác Theo đó, KSNB đề cập đến các quy trình và cơ chế động được thiết kế để đạt được các mục tiêu thông qua việc xây dựng và thực hiện các quy tắc, quy trình và phương pháp có hệ thống Mục tiêu KSNB của NHTM được xác định bao gồm: (a) Đảm bảo thực hiện các luật và quy định liên quan (b) Đảm bảo đạt được các chiến lược phát triển và mục tiêu kinh doanh của các NHTM (c) Đảm bảo hiệu quả quản lý rủi ro của các NHTM (d) Đảm bảo tính xác thực, chính xác, toàn vẹn và kịp thời của báo cáo kinh doanh, báo cáo kế toán, BCTC và thông tin quản lý khác của các NHTM HTKSNB được thiết lập trong NHTM theo đó bao gồm các thành phần: Môi trường kiểm soát nội bộ, Nhận diện và đánh giá rủi ro, Biện pháp kiểm soát nội bộ, Trao đổi thông tin và phản hồi; Giám sát và khắc phục Bên cạnh đó, các nguyên tắc cơ bản của KSNB của NHTM bao gồm: (1) Bảo đảm đầy đủ: KSNB phải bao gồm toàn bộ quá trình ra quyết định, thực thi và giám sát, tất cả các quy trình kinh doanh và quản lý và tất cả các bộ phận và nhân viên (2) Kiểm tra và cân đối: KSNB của các NHTM cần hình thành cơ chế kiểm tra và cân đối giữa cơ cấu quản trị, tổ chức và phân chia quyền hạn và trách nhiệm, quy trình kinh doanh

(3) Hoạt động thận trọng: Triết lý của hoạt động thận trọng dựa trên rủi ro nên được tuân thủ và KSNB nên được ưu tiên trong việc thiết lập các tổ chức hoặc mở rộng kinh doanh (4) Khả năng phù hợp: KSNB của các NHTM phải phù hợp với mô hình quản lý, quy mô kinh doanh, mức độ phức tạp của các sản phẩm và tình trạng rủi ro và các điều chỉnh nên được đưa ra khi có sự thay đổi một cách kịp thời Các ngân hàng Trung Quốc thiết lập ba tuyến phòng thủ cho KSNB Tất cả các cấp của tổ chức, các bộ phận quản lý kinh doanh và nhân viên đều phải chịu trách nhiệmKSNB Đây là tuyến phòng thủ đầu tiên nhằm mục đích nhận thức việc tự kiểm soát, tự kiểm tra Phòng Tuân thủ pháp luật và Phòng Kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm thiết lập toàn bộ HTKSNB để hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đánh giá tuyến phòng thủ đầu tiên Tuyến phòng thủ thứ ba là bộ phận KTNB sẽ kiểm tra và đánh giá sự phù hợp và hiệu quả của các hoạt động kinh doanh, quản lý rủi ro,KSNB và quản trị doanh nghiệp của toàn ngân hàng một cách có hệ thống và chuẩn hoá.

1.4.1.3 Kinh nghiệm thiết lập kiểm soát nội bộ của các ngân hàng tại Ấn Độ theo tiêu chuẩn COSO Ấn Độ là quốc gia rất phát triển các nghiên cứu và ứng dụng liên quan đến kế toán - kiểm soát - kiểm toán Cấu trúc KSNB của các ngân hàng tại Ấn Độ được hướng dẫn theo ICAI (Viện Kế toán Chartered của Ấn Độ) ở các Chuẩn mực Bảo hiểm và Kiểm toán (AAS) và cũng đã dựa vào khuôn mẫu COSO cũng như Báo cáo Basel về KSNB Theo đó, cấu trúc KSNB của bất kỳ tổ chức nào đều phụ thuộc vào quy mô, mức độ phức tạp, danh mục rủi ro; các ngân hàng nhỏ hơn thì có HTKSNB đơn giản hơn so với các ngân hàng lớn hơn và có thể có sự khác nhau trong các quy trình Tuy nhiên, mục đích cơ bản của bất kỳ quy trình KSNB đều là nó phải hiệu quả và hiệu lực giúp cho ngân hàng đạt được các mục tiêu về hoạt động, thông tin và sự tuân thủ Tại Ấn Độ thì các thành phần cơ bản của một HTKSNB trong ngân hàng được quy định bao gồm:

Thứ nhất là môi trường kiểm soát - nền tảng cơ bản cho sự thành công của tất cả các thành phần khác của HTKSNB Theo Chuẩn mực Bảo hiểm và Kiểm toán số 6 (AAS6) được ban hành bởi ICAI thì môi trường kiểm soát là thái độ, nhận thức và hành động của giám đốc và quản lý đối với HTKSNB và tầm quan trọng của nó trong tổ chức Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng đến hiệu quả của các quy trình kiểm soát cụ thể và cung cấp nền tảng cho các kiểm soát khác được hoạt động Một môi trường kiểm soát vững mạnh có thể bổ sung đáng kể cho các thủ tục kiểm soát cụ thể song tự nó cũng không đảm bảo tính hữu hiệu cho một HTKSNB Các yếu tố tạo nên môi trường kiểm soát bao gồm: (1) Cơ cấu tổ chức và sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm; (2) Chức năng của HĐQT và các Uỷ ban của nó; (3) Triết lý quản lý và phòng cách điều hành; (4) Hệ thống kiểm soát quản lý gồm chức năng KSNB và các chính sách sách nhân sự.

Thứ hai là nhận diện và đánh giá rủi ro Một HTKSNB hữu hiệu đòi hỏi tất cả các rủi ro có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu của ngân hàng đều phải được nhận diện và đánh giá liên tục ở mọi cấp độ Quy trình đánh giá rủi ro giúp nhà quản lý nhận thức được các rủi ro mà ngân hàng đối mặt và xác định các hoạt động kiểm soát cần thiết để quản lý các rủi ro Rủi ro không phải là hiện tượng tĩnh mà lại thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh vì vậy để đảm bảo HTKSNB giải quyết các rủi ro là hữu hiệu thì cần phải đánh giá danh mục rủi ro một cách liên tục. Thứ ba là hoạt động kiểm soát Hoạt động kiểm soát là các chính sách và thủ tục đảm bảo rằng nhân viên của ngân hàng đang tuân theo các chỉ thị của nhà quản lý để đạt được các mục tiêu của ngân hàng Các thủ tục kiểm soát cụ thể bao gồm:

(1) Báo cáo và xem xét đối chiếu; (2) Kiểm tra tính chính xác của các báo cáo; (3) Kiểm soát các ứng dụng và môi trường của các hệ thống môi trường thông tin máy tính; (4) Duy trì và xem xét các tài khoản và sổ cái liên quan; (5) Phê duyệt và kiểm soát tài liệu; (6) So sánh dữ liệu nội bộ với các nguồn thông tin bên ngoài; (7) So sánh kết quả đối chiếu giữa thực tế tiền mặt, tài sản cố định, các khoản đầu tư và hàng tồn kho giữa thực tế với số liệu của kế toán tương ứng; (8) Hạn chế tiếp cận trực tiếp vào các tài sản, hồ sơ và thông tin; (9) So sánh và phân tích các kết quả tài chính với số liệu lập kế hoạch Thủ tục KSNB cụ thể được tuân thủ bởi một ngân hàng phụ thuộc vào đặc thù và mức độ phức tạp trong hoạt động của ngân hàng.

Thứ tư là phân chia và luân chuyển nhiệm vụ Đây là hoạt động kiểm soát chính để đảm bảo cho các gian lận và sai sót được ngăn chặn hoặc được phát hiện một cách kịp thời Việc phân chia nhiệm vụ nên nằm ở các chức năng sau: (1) Uỷ quyền giao dịch; (2) Thực hiện giao dịch; (3) Bảo quản tài sản; (4) Lưu trữ hồ sơ, tài liệu…

Thứ năm là uỷ quyền giao dịch Các ngân hàng thường tuân thủ theo một hệ thống phê duyệt và uỷ quyền để thực hiện các loại giao dịch được chỉ định theo các điều kiện quy định Việc uỷ quyền có thể chung và áp dụng cho tất cả các giao dịch hoặc được chỉ định cho một giao dịch Do đó, cần phải đảm bảo rằng việc uỷ quyền được thực hiện trong phạm vi quyền hạn của người được uỷ quyền Ví dụ, một nguyên tắc đưa ra là tất cả các giao dịch tín dụng vượt quá hạn mức thì phải được thông qua và quyết định bởi người có thẩm quyền cao hơn.

Thứ sáu là trách nhiệm và bảo vệ tài sản Trách nhiệm và bảo vệ tài sản có thể được đảm bảo bằng việc lưu trữ đầy đủ hồ sơ và hạn chế quyền tiếp cận tài sản.

Thứ bảy là hệ thống kế toán, thông tin và truyền thông Một HTKSNB hữu hiệu đòi hỏi phải có dữ liệu tài chính, hoạt động và tuân thủ đầy đủ và toàn diện cũng như thông tin thị trường bên ngoài về các sự kiện và điều kiện có liên quan đến việc ra quyết định Thông tin phải đáng tin cậy, kịp thời, dễ tiếp cận và được cung cấp với định dạng nhất quán Các kiểm soát kế toán cần đảm bảo rằng các giao dịch được ghi nhận một cách chính xác ở các kỳ kế toán tương ứng và được phân loại phù hợp Hệ thống thông tin và truyền thông cho phép tất cả các nhân viên hiểu được vai trò của họ trong HTKSNB Hệ thống thông tin tạo ra các báo cáo về hoạt động, tài chính và tuân thủ cho HĐQT và BĐH của ngân hàng Hệ thống truyền thông truyền đạt thông tin trong toàn ngân hàng và các bên liên quan như cơ quan quản lý, kiểm toán, cổ đông, khách hàng…

Thứ tám là hoạt động giám sát Sự hữu hiệu tổng thể của các HTKSNB của ngân hàng cần được giám sát liên tục để đảm bảo rằng HTKSNB đang hoạt động tốt và phù hợp với hoàn cảnh hoạt động thay đổi Việc đánh giá này cần được thực hiện liên tục để đưa ra các biện pháp phòng ngừa và khắc phục kịp thời Giám sát có thể được thực hiện cả bên trong và bên ngoài Giám sát nội bộ hoặc tự đánh giá được thực hiện bằng cách uỷ nhiệm chức năng đánh giá cho nhân viên ở các cấp khác nhau Tần suất giám sát phụ thuộc vào các rủi ro liên quan và sự thay đổi trong môi trường hoạt động Tuy nhiên, ngân hàng không nên chỉ phục thuộc vào việc tự đánh giá để đánh giá KSNB Kiểm tra độc lập đối với HTKSNB của ngân hàng nên là bắt buộc để đánh giá công bằng đối với hệ thống này thông qua bộ phận KTNB - là một bộ phận độc lập trong ngân hàng hoặc bởi các công ty kế toán hoặc kiểm toán được thuê ngoài.

1.4.2 Bài học rút ra cho NHNo&PTNT Việt Nam

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về các khuôn mẫu KSNB được các quốc gia lựa chọn và việc thiết lập KSNB trong ngân hàng của tại một số quốc gia (Mỹ,Trung Quốc, Ấn Độ ) theo khuôn mẫu KSNB COSO, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm cho NHNo&PTNT Việt Nam (Agribank) trong việc triển khai thiết lập và hoàn thiện HTKSNB của ngân hàng theo khuôn mẫu KSNB COSO:

Một là, các nước đã ban hành quy định hướng dẫn về KSNB cho các NHTM hoặc các ngân hàng tự ban hành hướng dẫn về KSNB dựa trên khuôn mẫu COSO về khung KSNB và đều đặt ra mục tiêu KSNB cũng theo khuôn mẫu này Mặc dù có sự khác biệt nhất định trong cách thức trình bày các thành phần cơ bản của HTKSNB nhưng về cơ bản hệ thống này thường bao gồm: môi trường kiểm soát, thông tin và truyền thông, hệ thống quản lý rủi ro, các thủ tục kiểm soát và hệ thống giám sát Như vậy, về cơ bản cấu trúc HTKSNB của các ngân hàng ở các nước là theo khuôn mẫu KSNB COSO nên Agribank cũng nên rà soát lại HTKSNB theo năm thành phần cấu thành để đánh giá về thực trạng hoàn thiện hệ thống này tại ngân hàng.

THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO

2.2.1 Cơ sở pháp lý cho việc thiết lập hệ thống Kiểm soát Nội bộ tại các Ngân hàng Thương mại Việt Nam.

2.2.1.1 Các quy định của Ngân hàng Nhà nước

Tính đến thời điểm hiện tại, NHTM là loại hình doanh nghiệp duy nhất tại Việt Nam có các văn bản quy định và hướng dẫn cụ thể về HTKSNB, cụ thể:

Thứ nhất, Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 quy định các TCTD trong đó bao gồm các NHTM phải xây dựng HTKSNB để đảm bảo các yêu cầu sau:

(1) Hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sàn và các nguồn lực;

(2) Hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời;

(3) Tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ.

Thứ hai, Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về HTKSNB của NHTM được ban hành Theo đó, HTKSNB là tập hợp cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của NHTM được xây dựng phù hợp với quy định của Luật các TCTD, Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan và được tổ chức thực hiện nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra HTKSNB được quy định nổi bật theo ba tuyến phòng thủ độc lập nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời rủi ro trong hoạt động ngân hàng Bên cạnh đó, HTKSNB thực hiện năm chức năng là giám sát của quản lý cấp cao, KSNB, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn và KTNB tương ứng với năm chương trong Thông tư 13/2018/TT-NHNN Các quy định trong Thông tư 13/2018/TT-NHNN khá cụ thể và rõ ràng, đặc biệt đã thực sự tiệm cận với thông lệ quốc tế về việc xây dựng HTKSNB và phù hợp với thực tế áp dụng Basel II tại Việt Nam Có thể tổng hợp những nội dung của Thông tư 13/2018/TT- NHNN ở các hình dưới đây:

Hình 2.1 Nội dung của Basel II và Thông tƣ 13/2018 của NHNN

Nguồn: Tổng hợp theo Basel II và Thông tư 13/2018 của NHNN

Hình 2.2 Hệ thống Kiểm soát nội bộ theo Thông tƣ 13/2018 của NHNN

Nguồn: Tổng hợp theo Thông tư 13/2018 của NHNN

Hình 2.3 Hệ thống kiểm soát nội bộ với 03 tuyến phòng thủ áp dụng cho các NHTM Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp theo TT13/2018/TT-NHNN quy định về HTKSNB

Hình 2.3 đã làm rõ HTKSNB với ba tuyến phòng thủ rõ ràng gắn liền với các chức năng của HTKSNB theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN

2.2.1.2Các quy định nội bộ của NHNo&PTNT Việt Nam

Quyết định 600/QĐ-HĐTV/2012 về ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Agribank, trong đó quy định về KSNB và KTNB Theo đó: HTKSNB là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của Agribank được xây dựng phù hợp với hướng dẫn của NHNN và được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. Agribank cần thiết lập HTKSNB để bảo đảm các yêu cầu: (1) Bảo đảm hiệu quả và an toàn trong hoạt động; bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực (2) Bảo đảm hệ thống thông tin tài chính và thông tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời (3) Bảo đảm tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ Hoạt động của HTKSNB phải được bộ phận KTNB, tổ chức kiểm toán độc lập đánh giá định kỳ theo quy định của pháp luật Quyết định này cũng quy định HĐTV thành lập KTNB chuyên trách thuộc BKS thực hiện KTNB tại Agribank với các công việc cụ thể là rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với HTKSNB; đánh giá độc lập về tính thích hợp và sự tuân thủ các quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong Agribank; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống, quy trình, quy định, góp phần đảm bảo Agribank hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật Quyết định này cũng quy định kết quả KTNB phải được báo cáo kịp thời cho HĐTV, BKS và gửi TGĐ của Agribank Như vậy, Điều lệ hoạt tổ chức và hoạt động của Agribank đã quy định về việc thiết lập HTKSNB với các mục tiêu kiểm soát và bộ phận KTNB khá phù hợp với thông lệ cũng như quy định tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN.

Theo đó, HĐTV đã ban hành Quyết định 102/QĐ-HĐTV-KTNB/2014 về Quy chế KSNB của Agribank và BKS đã ban hành Quyết định 206/QĐ-BKS/2019 về Quy chế tổ chức và hoạt động của KTNB Agribank Đây được xem là các cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi để thiết lập KSNB cũng như hoạt động KTNB tạiAgribank.

2.2.2 Thực trạng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế COSO

Qua các báo cáo của Agribank cũng như trao đổi với các chuyên gia, luận án tổng hợp thực trạng HTKSNB của Agribank theo năm thành phần cấu thành nên HTKSNB để thấy mức độ hoàn thiện hệ thống này tại Agribank theo khuôn mẫu KSNB COSO, bao gồm: Môi trường kiểm soát - Đánh giá rủi ro - Hoạt động kiểm soát - Thông tin & truyền thông - Giám sát Cụ thể:

2.2.2.1 Thực trạng môi trường kiểm soát tại NHNo&PTNT Việt Nam

Luận án phân tích thực trạng của môi trường kiểm soát tại Agribank theo các yếu tố của môi trường kiểm soát (tính trung thực và các giá trị đạo đức, cam kết về năng lực, HĐTV & BKS, cơ cấu tổ chức, phân chia quyền hạn và trách nhiệm, chính sách nhân sự) gắn với năm nguyên tắc theo khuôn mẫu KSNB COSO, cụ thể: a Cam kết về tính trung thực và tuân thủ các giá trị đạo đức

Theo Thông tư 13/2018/TT-NHNN thì “Văn hoá kiểm soát là giá trị văn hoá doanh nghiệp của NHTM thể hiện sự nhận thức thống nhất về tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát và quản trị rủi ro của HĐQT, HĐTV, BKS, TGĐ (Giám đốc) và các cá nhân, bộ phận Văn hoá kiểm soát được hình thành thông qua chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, quy định nội bộ, chế độ khen thưởng, kỷ luật nhằm khuyến khích, đảm bảo các cá nhân, bộ phận chủ động nhận diện, kiểm soát rủi ro trong hoạt động của mình và hoạt động của NHTM” Văn hoá kiểm soát đủ mạnh được cho là có thể giúp NHTM giảm thiểu hoặc tránh được các tổn thất do thất bại của KSNB.

Agribank đã ban hành Cẩm nang văn hoá Agribank theo đó quy định cụ thể bản sắc văn hoá Agribank, các chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử, giao tiếp, đạo đức, trách nhiệm của cán bộ, viên chức Agribank; quy định về tiêu chuẩn, tác phong, phong cách giao dịch của giao dịch viên trong hệ thống Agribank; nội quy lao động dưới dạng văn bản và phổ biến rộng rãi trong hệ thống qua Website,mạng nội bộ Eoffice nhằm khuyến khích, đảm bảo các cá nhân, bộ phận nắm được các thông điệp kiểm soát từ đó chủ động nhận diện, kiểm soát rủi ro trong hoạt động của mình nói riêng và hoạt động của Agribank nói chung Trong năm 2019,Agribank tiếp tục hoàn thiện dự thảo Quy định về Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho người lao động (trừ kiểm toán viên nội bộ, thành viên BSK) để trình HĐTV thông qua nhằm tạo văn hoá kiểm soát lành mạnh trong hệ thống Tuy nhiên, văn hóa kiểm soát của Agribank chưa được nhận thức đồng đều; một số cán bộ chưa nhận thức được tầm quan trọng của văn hóa kiểm soát và quản lý rủi ro dẫn đến còn xảy ra các sai phạm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện nghiệp vụ do không tuân thủ quy định, quy trình nghiệp vụ và buông lỏng công tác kiểm tra, giám sát tại đơn vị HĐTV, TGĐ của Agribank cũng đã có các biện pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời đối với các sai phạm, hành vi vi phạm quy định của pháp luật, quy định nội bộ của Agribank theo Quyết định 600/QĐ-HĐTV-TCTL/2015 về ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Agribank Cụ thể trong năm 2019, Agribank đã kiên quyết trong việc thực hiện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, quy định nội bộ và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp: Xử lý các đơn vị và cá nhân liên quan đến các tồn tại, vi phạm qua công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, các vụ việc gian lận nội bộ tại các đơn vị (Chi nhánh Chợ Lớn, Khánh Hoà); Xử lý kỷ luật người đứng đầu đối với chi nhánh có chất lượng tín dụng thấp, có nhiều tồn tại, sai phạm trọng yếu nhưng chậm khắc phục (Chi nhánh Nam Hà Nội, Chi nhánh 10) Như vậy, Agribank cũng đã cơ bản tuân thủ được nguyên tắc thứ nhất của tiêu chuẩn COSO khi đã thiết lập văn hoá kiểm soát với các tiêu chuẩn ứng xử trong ngân hàng và đánh giá sự tuân thủ cũng như có các xử lý vi phạm khá kịp thời.

Bên cạnh những kết quả đạt được, qua khảo sát cũng nhận được kết quả HĐTV và BĐH của Agribank vẫn chưa thiết lập được văn hoá kiểm soát đủ mạnh.

Bảng 2.2 Kết quả khảo sát một số nhân tố thuộc Môi trường kiểm soát của Agribank

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát tại Agribank

Thứ nhất, một số nhà quản lý vẫn chưa là tấm gương tốt trong việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức thông qua lời nói và hành động Thứ hai, các thông điệp kiểm soát vẫn được truyền đạt tới nhân viên bằng các hình thức truyền thống như chuyển văn bản và chưa triển khai ký cam kết đảm bảo tuân thủ Agribank cũng chưa làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân viên về KSNB để họ hiểu và xác định rõ chức năng và nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong KSNB Từ đó, nhân viên chưa có văn hoá kiểm soát và chưa thực sự chủ động trong việc tham gia hiệu quả vào việc thực hiện các chính sách, thủ tục kiểm soát Thứ ba, việc nắm bắt và xử lý việc vi phạm các quy tắc và chuẩn mực đã được thực hiện nhưng đôi khi còn chậm chễ tại Agribank, dẫn đến hậu quả của các vụ việc thường lớn và khó khắc phục Nguyên nhân chủ yếu được nhận định qua kết quả khảo sát ở trên là do Agribank chưa thiết lập được các kênh tiếp nhận thông tin thích hợp để nhân viên kịp thời báo cáo sai phạm Tất cả những điều trên dẫn tới văn hóa kiểm soát tại Agribank có thể bị suy giảm, tạo ra thông điệp trong toàn hệ thống rằng KSNB chỉ đóng vai trò thứ yếu sau các mục tiêu khác của ngân hàng; các cá nhân, bộ phận chỉ tập trung vào việc thực hiện phần hành công việc của mình mà quên đi trách nhiệm kiểm soát. b Giám sát của Hội đồng thành viên và Ban kiểm soát

Cơ cấu tổ chức giám sát của HĐTV, TGĐ của Agribank đã tuân thủ quy định của NHNN (Thông tư 40/TT-NHNN/2011 về quy định v/v cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của NHTM và Thông tư 13/TT-NHNN/2018), theo đó: HĐTV đã thành lập bốn Uỷ ban, bao gồm: Uỷ ban Quản lý rủi ro (Quyết định số 853/QĐ- HĐQT-TCCB/2009); Uỷ ban Nhân sự (Quyết định 125/QĐ-HĐTV-TCTL/2014);

Uỷ ban Chính sách (Quyết định 34/QĐ-HĐTV-TCTL/2015); Uỷ ban Đầu tư (Quyết định 781/QĐ-HĐTV-UBNS/2017) Không chỉ kiện toàn về cơ cấu tổ chức mà trong năm 2019, HĐTV đã ban hành Quy chế tổ chức, hoạt động của các Uỷ ban để thay thế Quy chế tổ chức, hoạt động đã ban hành trước đây nhằm bổ sung nhiệm vụ tham mưu cho HĐTV thực hiện giám sát của quản lý cấp cao theo mảng, lĩnh vực phân công TGĐ cũng đã thành lập ba Hội đồng (Hội đồng rủi ro, Hội đồng ALCO, Hội đồng quản lý vốn) và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của các Hội đồng để thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho TGĐ giám sát các cá nhân, bộ phận có liên quan trong quản lý rủi ro và quản lý tài sản/nợ phải trả Riêng đối với HTKSNB, HĐTV của Agribank đã thiết lập chức năng giám sát đối với HTKSNB thông qua bộ phận KTNB trực thuộc BKS, điều này đã đảm bảo được nguyên tắc thứ hai của tiêu chuẩn COSO về việc thiết lập trách nhiệm giám sát sự phát triển và hoạt động của KSNB một cách độc lập Bên cạnh đó, Chủ tịch HĐTV và các thành viên của Agribank đều là những người có chuyên môn phù hợp và phần lớn có ý thức trong việc quản trị rủi ro Hiện tại, HĐTV và BKS của Agribank cũng đã khá độc lập với BĐH (Quyết định 600/QĐ-HĐTV/2012 và Quyết định 116/QĐ-HĐTV quy định về Quy chế hoạt động của Hội đồng thành viên Agribank); đã chỉ đạo sát sao, ủng hộ tối đa và hỗ trợ toàn diện hoạt động của BĐH Điều này, tạo cơ sở cho việc thiết lập và vận hành một HTKSNB hữu hiệu cũng như môi trường kiểm soát lành mạnh tại Agribank.

Tuy nhiên, công tác quản trị và điều hành tại Agribank vẫn còn bộc lộ những hạn chế nên chưa đảm bảo tính độc lập hoàn toàn giữa HĐTV và BĐH TGĐ quyết định các vấn đề thuộc quyền hạn của HĐTV hoặc HĐTV thực hiện cả công việc điều hành của TGĐ Bên cạnh đó, việc phân cấp, uỷ quyền giữa quản trị và điều hành cũng chưa cụ thể, rõ ràng tại Agribank; thể hiện ở việc HĐTV vẫn phải xử lý các công việc mang tính sự vụ, làm giảm đi vai trò giám sát, hoạch định chiến lược, xây dựng các cơ chế, quy chế vốn là chức năng chính của HĐTV Nếu tiếp tục tình trạng này, Agribank chưa đáp ứng được hoàn toàn nguyên tắc của tiêu chuẩn COSO về việc đảm bảo hoạt động độc lập của HĐTV với BĐH cũng như quy định mới ở Thông tư 13/2018/TT-NHNN trong việc tách biệt hai chức năng “quản trị” và “điều hành” để thúc đẩy một nền quản trị doanh nghiệp lành mạnh, giảm thiểu tối đa các xung đột lợi ích Muốn làm được như vậy, Agribank cần nâng cao vai trò giám sát của HĐTV, độc lập hoàn toàn với hoạt động của BĐH. c Mô hình tổ chức và việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm.

Agribank cũng đã cơ bản đáp ứng nguyên tắc thứ ba của tiêu chuẩn COSO về việc thiết lập cơ cấu tổ chức của ngân hàng gắn với các kênh báo cáo Thời gian quan, bộ máy tổ chức tại Trụ sở chính (TSC) và các chi nhánh của Agribank từng bước được sắp xếp lại cho phù hợp hơn với mô hình và điều kiện kinh doanh của ngân hàng này Theo đó, Agribank đã tiếp tục củng cố mô hình quản lý vừa tập trung vừa phân tán, cơ cấu lại và phát triển mạng lưới phù hợp với khả năng quản lý Mô hình tổ chức dần được hoàn thiện theo hướng độc lập giữa bộ phận tham mưu, quyết định trong hoạt động kinh doanh với bộ phận theo dõi, giám sát quy trình, chính sách Đến 31/12/2019, bộ máy tổ chức tại Trụ sở chính (TSC) được kiện toàn bao gồm: HĐTV (Chủ tịch và 11 thành viên), BĐH (Tổng giám đốc, 09 Phó Tổng giám đốc, 01 Kế toán trưởng), BKS (Trưởng ban và 03 thành viên); 04

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI SỰ HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHNo &

2.3.1 Kết quả nghiên cứu định tính khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại NHTM

Với mục đích nghiên cứu về thực trạng HTKSNB của Agribank theo hướng hữu hiệu HTKSNB tại ngân hàng này Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể thông qua phương pháp phỏng vấn sâu với các chuyên gia để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại NHTM Đối tượng được phỏng vấn là những người có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng: Nhà quản lý ngân hàng, Cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng, các nhà nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực ngân hàng Các câu hỏi cụ thể bao gồm:

(1) Ông/Bà cho biết theo quan điểm của mình có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại các NHTM Việt Nam?

(2) Ông/Bà cho biết theo quan điểm của mình có những tiêu chí nào để đo lường sự hữu hiệu của HTKSNB tại các NHTM Việt Nam?

Gắn với quan điểm về sự hoàn thiện của HTKSNB thể hiện ở việc hệ thống đó có đầy đủ các nhân tố và từng nhân tố đều hoạt động trong thực tiễn nhằm giúp ngân hàng đạt được các mục tiêu kiểm soát Luận án kết hợp kết quả phỏng vấn, sự kế thừa các nội dung của khuôn mẫu KSNB COSO và xác định năm nhân tố sau đây sẽ ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại NHTM Đó là: (1) Môi trường kiểm soát (2) Đánh giá rủi ro (3) Hoạt động kiểm soát (4) Thông tin và truyền thông

(5) Giám sát Trên cơ sở đó, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm mục đích đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank.

2.3.2 Kết quả nghiên cứu định lượng ảnh hưởng của các nhân tố tới sự hữu hiệu của HTKSNB tại NHNo&PTNT Việt Nam

Phiếu khảo sát được xây dựng và gửi tới các đối tượng khảo sát (Tham khảo Phụ lục 3 Phiếu khảo sát tại Agribank) là các nhà quản lý, nhân viên của Agribank; được lựa chọn theo các hình thức: (1) Điện thoại; (2) Email; (3) Phỏng vấn trực tiếp Với 350 phiếu phát ra, tác giả thu về 315 phiếu (đạt tỷ lệ 90%) Qua quá trình làm sạch đã loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu Số lượng phiếu đã làm sạch và được đưa vào xử lý và phân tích là 278 phiếu, cụ thể:

Bảng 2.8 Thống kê mẫu phiếu khảo sát định lƣợng

STT Vị trí công tác

Phiếu khảo sát thu về Phiếu khảo sát đã làm sạch

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Với định hướng hoàn thiện HTKSNB tại Agribank để hoạt động an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng này Luận án đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank thông qua việc sử dụng phương pháp nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy bội.

Dựa vào các nhân tố của HTKSNB theo khuôn mẫu KSNB COSO cộng với kết quả phỏng vấn chuyên gia và quan điểm của cá nhân; luận án lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB để đưa vào mô hình nghiên cứu, bao gồm: (1) Môi trường kiểm soát (2) Đánh giá rủi ro (3) Hoạt động kiểm soát (4) Thông tin và truyền thông (5) Giám sát Đây đều là các nhân tố mang tính kế thừa từ khuôn mẫu KSNB COSO và các nghiên cứu trước đó Tác giả xin đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2.5 Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Theo tổng hợp của tác giả a Giả thuyết nghiên cứu:

Trên cơ sở mục tiêu, câu hỏi và mô hình nghiên cứu đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank, các giả thuyết nghiên cứu được xác định như sau:

Giả thuyết H1: Có sự tác động dương của “Môi trường kiểm soát” đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank.

Giả thuyết H2: Có sự tác động dương của “Đánh giá rủi ro” đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank.

Giả thuyết H3: Có sự tác động dương của “Hoạt động kiểm soát” đến hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank.

Giả thuyết H4: Có sự tác động dương của “Thông tin và truyền thông” đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank.

Giả thuyết H5: Có sự tác động dương của “Giám sát” đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank.

Bảng 2.9 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank

STT Ký hiệu Tên nhân tố

1 MTKS Môi trường kiểm soát

2 DGRR Đánh giá rủi ro

3 HDKS Hoạt động kiểm soát

4 TTTT Thông tin truyền thông

Nguồn: Theo tổng hợp của tác giả

Sau khi xác định những nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB như đã nên ở trên và kết quả khảo sát, luận án đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy bội nhằm giải quyết câu hỏi nghiên cứu sau: Các nhân tố được xác định ảnh hưởng như thế nào đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank? b Nguồn dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định lượng:

Dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu là những dữ liệu thu thập được trực tiếp, qua email, điện thoại từ các bảng khảo sát và đã được làm sạch. Đối tượng khảo sát: Bảng khảo sát định lượng (thang đo likert 5 bậc) được triển khai đến các đối tượng khảo sát thông qua 03 hình thức: (1) Điện thoại; (2) Email; (3) Phỏng vấn trực tiếp Trong đó tập trung vào TSC (BKS trực thuộc HĐTV, Ban Kiểm tra Kiểm soát nội bộ trực thuộc TGĐ), các chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh thành khác.

Việc đo lường mức độ tác động của từng nhân tố đến sự hữu hiệu của HTKSNB của Agribank được thực hiện theo quy trình và phương pháp phân tích dữ liệu định lượng sau:

Bước 1 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát: Trên cơ sở các nhân tố đã được xác định, Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế gồm 02 phần:

Phần A Thông tin phục vụ cho việc thống kê và phân loại các đối tượng được phỏng vấn.

Phần B Thông tin để đánh giá chung về sự hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank, trong đó mức độ tác động của các nhân tố được đánh giá qua 05 cấp độ theo thang đo Likert.

Bảng khảo sát nháp sau khi thiết kế đã được khảo sát thử qua khoảng 12 đối tượng để xem có phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và thuận tiện cho việc hiểu và trả lời của các đối tượng được khảo sát Sau đó, bảng khảo sát được điều chỉnh và chính thức được sử dụng cho việc khảo sát.

Bước 2 Chọn mẫu khảo sát: Lựa chọn phương pháp chọn mẫu xác suất để có thể ước lượng được mô hình hồi quy Mặc khác, do có thể ước lượng được tổng số các đối tượng khảo sát, phương pháp chọn mẫu phân tầng cũng được sử dụng.

Bước 3 Gửi phiếu khảo sát và nhận kết quả trả lời: Các phiếu khảo sát được gửi và thu hồi qua các hình thức: (1) Điện thoại; (2) Email; (3) Phỏng vấn trực tiếp.

Bước 4 Xử lý dữ liệu thô: Tập hợp dữ liệu và xử lý ban đầu bằng phần mềm Microsoft Excel, sau đó tiến hành xử lý dữ liệu thô như kiểm tra tính hợp lý của dữ liệu, kiểm tra dữ liệu trống Dữ liệu sạch được đưa vào phầm mềm IBM SPSS Statistics 20 để phân tích.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO 143

ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO

3.1.1 Những vấn đề đặt ra đối với quản lý và sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam

Agribank là ngân hàng hoạt động với quy mô lớn cả về mạng lưới, lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, doanh số hoạt động, số lượng khách hàng cũng như khối lượng giao dịch phát sinh hàng ngày Để đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh, bền vững, an toàn và nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh thị trường tài chính - ngân hàng ngày càng phát triển phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro và thách thức; Agribank nói riêng cũng như các NHTM Việt Nam nói chung cần hoàn thiện HTKSNB đảm bảo đáp ứng tối đa các yêu cầu tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN và hướng tới thông lệ quốc tế như khuôn mẫu COSO nhưng cần hạn chế tối đa xáo trộn trong mô hình tổ chức của toàn hệ thống và đảm bảo tính thông suốt trong hoạt động vận hành của ngân hàng Vì vậy, có thể nhận định việc hoàn thiện HTKSNB của Agribank nói riêng cũng như hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung mang tính cấp thiết Việc dựa trên khuôn mẫu COSO – khung KSNB đã được quốc tế công nhận rộng rãi khi thiết lập và hoàn thiện KSNB ở các loại hình doanh nghiệp, sẽ giúp Agribank dễ dàng hơn từ đó tiết kiệm được thời gian, kinh phí và quan trọng hơn là nâng cao sự phù hợp của HTKSNB của Agribank so với thông lệ Bởi khung KSNB của COSO đã trình bày các mục tiêu cụ thể, các thành phần rất chi tiết cũng như các nguyên tắc cơ bản cần đảm bảo.

Thứ nhất, có thể thấy môi trường hoạt động đặt ra yêu cầu phải hoàn thiệnHTKSNB tại Agribank để giảm thiểu rủi ro Agribank là NHTM 100% vốn nhà nước, hoạt động lâu năm trên thị trường tài chính - ngân hàng tại Việt Nam với đặc thù hoạt động tương đối độc quyền trên thị trường nông nghiệp, nông dân và nông thôn Tuy nhiên, Agribank vẫn chưa được đánh giá là ngân hàng có nhiều lợi thế so với các NHTM khác Do đặc thù độc quyền nên Agribank chủ yếu bám trụ ở thị trường truyền thống tương đối an toàn do vậy đôi lúc Agribank chủ quan trong công tác quản trị rủi ro và cũng do đặc thù này nên sức cạnh tranh của Agribank bị hạn chế Agribank mới đang tiếp cận hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện đại và đang trong quá trình tái cơ cấu Tuy nhiên, trong thời đại mới hoạt động của thị trường tài chính - ngân hàng sẽ có nhiều biến động, đầy cạnh tranh và thách thức đòi hỏi Agribank phải có HTKSNB nói riêng và hệ thống quản trị nói chung vững mạnh để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Thứ hai, chính nội tại Agribank đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện HTKSNB để hoạt động được an toàn Có thể nói, trong thời gian qua, nhiều vụ đại án xảy ra trong nền kinh tế có liên quan đến Agribank cho thấy công tác quản trị nói chung hay các công cụ quản lý KSNB, KTNB của ngân hàng này có vấn đề Agribank làNHTM có quy mô lớn và mạng lưới rộng, phân tán từ thành thị đến nông thôn với các món vay nhỏ lẻ tiềm ẩn nhiều rủi ro Đặc thù này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết lập và vận hành HTKSNB tại Agribank Mạng lưới rộng sẽ gây khó khăn choAgribank trong việc thiết lập văn hoá kiểm soát nhất quán trong toàn hệ thống, thiết lập cơ cấu tổ chức cũng như các kênh báo cáo hợp lý, việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm, đội ngũ nhân sự đông nhất trong toàn hệ thống nhưng lại chưa đồng đều về trình độ Việc quản lý rủi ro trong Agribank cũng khó khăn hơn do mạng lưới rộng thì hoạt động kinh doanh cũng như quản lý bị phân tán Hoạt động kiểm soát khi được triển khai cũng khó đồng bộ do đặc thù nhiều cấp trong hệ thốngAgribank thực hiện dẫn đến những khó khăn trong việc giám sát xem các hoạt động kiểm soát được triển khai trong thực tế như thế nào? có phù hợp hay không? để có những điều chỉnh kịp thời Bên cạnh đó, việc thiết lập MIS cũng như cơ chế trao đổi thông tin cũng sẽ phức tạp hơn vì đặc thù mạng lưới rộng của Agribank Agribank cũng là một ngân hàng hoạt động với các SPDV ngân hàng truyền thống chủ yếu cung cấp qua các đơn vị mạng lưới, các SPDV qua các kênh phân phối tự động trên nền tảng CNTT còn ít Các quy trình và quy chế của Agribank cũng còn chưa đầy đủ, có nhiều kẽ hở cần được bổ sung Chính vì những đặc thù trên đòi hỏi Agribank phải hoàn thiện HTKSNB để có thể giúp ngân hàng này giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động.

3.1.2 Định hướng hoạt động và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam trong thời gian tới

3.1.2.1 Định hướng hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam trong thời gian tới

Trong năm 2020, Agribank sẽ tập trung tối đa mọi nguồn lực để thực hiện cổ phần hoá theo quy định của Nhà nước; hoàn thành các mục tiêu còn lại của Phương án cơ cấu lại Agribank gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020; nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo Thông tư 22/2019/TT- NHNN; hoàn thiện HTKSNB phù hợp với quy định tại Thông tư 13/2018/TT- NHNN và xây dựng lộ trình triển khai Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn đối với các ngân hàng, hướng tới các chuẩn mực của Uỷ ban Basel và phù hợp với thực tiễn hoạt động của Agribank; tăng cường ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm cung cấp SPDV ngân hàng hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh của Agribank.

Trong Đề án chiến lược kinh doanh giai đoạn 2016 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, Agribank đã đưa ra mục tiêu tổng quát cho giai đoạn 2016 - 2025 với 04 khâu đột phát chiến lược, đó là (1) Khắc phục triệt để các tồn tại chính, nâng cao hiệu quả hoạt động, chuyển đổi mô hình hoạt động sang NHTM cổ phần (2) Nâng cao năng lực tài chính; Đa dạng hoá, nâng cao chất lượng SPDV dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến; Phát triển, mở rộng các kênh phân phối SPDV tới khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường (3) Hoàn thiện, chuẩn hoá mô hình quản trị điều hành, quản trị rủi ro, các quy trình nghiệp vụ hướng tới các chuẩn mực của Uỷ ban Basel và lộ trình ứng dụng Basel II tại Việt Nam, phù hợp với thực tiễn hoạt động của Agribank (4) Nâng cao năng suất, chất lượng nguồn nhân lực;Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh ngân hàng có trình độ cao, ý thức tuân thủ pháp luật, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp tốt, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập Cũng trong Đề án này, hai trong tám nhiệm vụ chiến lược được đề ra là nhiệm vụ nhiệm vụ số (5) với nội dung triển khai chiến lược phát triển CNTT giai đoạn 2016 - 2020, xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng tài chính hiện đại nhằm hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh và quản lý, phát triển và đa dạng hoá SPDV, hướng tới đáp ứng quy định của NHNN khi triển khai hệ thống thanh toán hội nhập khu vực; xây dựng quy trình xử lý thông tin hiệu quả, tuân thủ quy định của NHNN và chính sách của NHNN và chính sách của Agribank nhằm giảm thiểu rủi ro; Nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin thống kê, dự báo kinh tế phục vụ điều hành và nhiệm vụ số (7) với nội dung nâng cao năng lực quản trị rủi ro, KTNB, kiểm soát tuân thủ, chuẩn bị các điều kiện để áp dụng thành công Basel II theo lộ trình của NHNN; Tăng chất lượng công bố thông tin hướng tới mục tiêu cung cấp thông tin đầy đủ và minh bạch để cải thiện lòng tin của nhà đầu tư và người gửi tiền Một trong các mục tiêu cụ thể là mục tiêu số (8) về bộ máy quản trị, hệ thống mạng lưới, nguồn nhân lực.

 Mô hình Bộ máy quản trị: Kiện toàn, hoàn thiện mô hình quản trị điều hành phù hợp với yêu cầu kinh doanh; nâng cấp chức năng kiểm soát, quản lý rủi ro, KTNB, kiểm soát tuân thủ; nâng cao hiệu quả HTKSNB, KTNB đảm bảo ngăn ngừa, phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra Xây dựng, triển khai hệ thống cơ chế, chính sách có tính đột phá để huy động mọi nguồn lực cho phát triển hoạt động kinh doanh của Agribank.

 Hệ thống mạng lưới: Cơ cấu lại hệ thống mạng lưới hoạt động để đảm bảo an toàn, hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu dịch vụ ngân hàng của khách hàng, đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

 Nguồn nhân lực: Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ số lượng và đảm bảo về chất lượng, ưu tiên phát triển trình độ tin học, ngoại ngữ, đáp ứng yêu cầu công việc trong thời kỳ hội nhập, cạnh tranh ngày càng gay gắt Xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành tại TSC có thể làm việc độc lập với các đối tác trong và ngoài nước, đời sống của người lao động được cải thiện, đảm bảo thu nhập tương đương mức bình quân cao nhất của nhân viên Ngành ngân hàng.

Như vậy, định hướng hoạt động của Agribank thời gian tới đã đề cập đến việc nâng cao hiệu quả của HTKSNB cũng như hoàn thiện mô hình quản trị điều hành, thực hiện các chức năng của HTKSNB như KSNB, KTNB, quản lý rủi ro tại ngân hàng này.

3.1.2.2 Định hướng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHNo&PTNT Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế COSO Để đáp ứng thách thức ngày càng gia tăng trong hoạt động, Agribank phải tự đổi mới năng lực quản lý và điều hành, trong đó việc hoàn thiện HTKSNB được xem là nhiệm vụ cấp bách - được xác định trong định hướng của Agribank trong thời gian tới Dựa vào các tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện của HTKSNB tại ngân hàng, đánh giá thực trạng hoàn thiện HTKSNB tại Agribank cũng như kết quả nghiên cứu định lượng đo lường mức độ hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank và đo lường sự hữu hiệu của HTKSNB cũng như mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank đã trình bày ở chương 2, kết hợp với các nguyên tắc và các thành phần của HTKSNB theo khuôn mẫu COSO; luận án đưa ra một số định hướng hoàn thiện HTKSNB tại Agribank trong thời gian tới Nhìn chung, Agribank cần hoàn thiện HTKSNB theo hướng thiết lập đầy đủ và hoàn thiện từng thành phần cấu thành nên hệ thống này từ đánh giá rủi ro, môi trường kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát đến hoạt động kiểm soát; đảm bảo các thành phần đều hoạt động trên thực tế và cuối cùng giúp ngân hàng đạt được ba mục tiêu kiểm soát.

Thứ nhất, việc hoàn thiện HTKSNB của Agribank phải đảm bảo sự khác biệt cho phù hợp với đặc thù hoạt động cũng như trình độ của ngân hàng này Bất kể các ngân hàng có quy mô lớn hay nhỏ cũng đều cần phải thiết lập một cơ chế KSNB hữu hiệu phù hợp với loại hình, sự đa dạng của rủi ro trong hoạt động và đảm bảo thích ứng với những thay đổi trong môi trường hoạt động ngân hàng Mặc dù có khuôn mẫu HTKSNB theo thông lệ song việc để một HTKSNB được thiết lập và vận hành hiệu quả thì cần đảm bảo sự khác biệt dựa vào đặc thù về cơ cấu tổ chức, mô hình giao dịch, quy trình nghiệp vụ, sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm…Vậy nên, Agribank cần phải căn cứ vào quy mô, đặc thù hoạt động… để thiết lập và hoàn thiện HTKSNB cho phù hợp.

Thứ hai, việc hoàn thiện HTKSNB phải đảm bảo hài hoà giữa lợi ích đem lại và chi phí để duy trì hoạt động KSNB tại Agribank bởi các chính sách và thủ tục kiểm soát đều mất chi phí để thiết lập và duy trì Vì vậy, Agribank bắt buộc phải cân nhắc giữa chi phí phải bỏ ra với lợi ích mà chính sách và thủ tục kiểm soát đó mang lại nhằm mang lại hiệu quả của chốt kiểm soát tương ứng Hay nói cách khác, việc hoàn thiện HTKSNB phải được cân nhắc trong mối quan hệ giữa mức thoả mãn của nhà quản lý về sự hoàn thiện và chi phí bỏ ra để hoàn thiện HTKSNB.

Thứ ba, việc hoàn thiện HTKSNB phải trên cơ sở phân tích diễn biến và hiểu biết về những rủi ro có khả năng phát sinh tại Agribank Mỗi ngân hàng đều có mô hình hoạt động với những chiến lược kinh doanh và mục tiêu riêng biệt Tuy nhiên, các chiến lược và mục tiêu có thể không đạt được vì rào cản rủi ro và mục đích của việc thiết lập HTKSNB là giúp tổ chức ngân hàng giảm thiểu rủi ro Vì vậy, muốn hoàn thiện HTKSNB thì cần phải nhận dạng, phân tích và đánh giá rủi ro để có căn cứ thiết lập hoạt động kiểm soát tương ứng với mỗi loại rủi ro thì mới có thể đạt được các mục tiêu kiểm soát.

Thứ tư, việc hoàn thiện HTKSNB của Agribank cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng như Luật NHNN, Luật cácTCTD; các văn bản dưới luật của Chính phủ, Bộ tài chính và NHNN đồng thời nên theo thông lệ quốc tế như khuôn mẫu KSNB của báo cáo COSO để đạt được các mục tiêu quản trị và điều hành từ đó hoạt động an toàn và bền vững.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI NHNo&PTNT VIỆT NAM THEO TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ COSO

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện môi trường kiểm soát tại NHNo&PTNT Việt Nam

Môi trường kiểm soát chính là nền tảng của một HTKSNB hữu hiệu vì vậy việc hoàn thiện thành phần này vô cùng quan trọng CIMA (2009 và KPMG (2014) đều nhận định một trong những nội dung quan trọng là doanh nghiệp cần thiết lập một môi trường văn hoá trung thực và đạo đức lành mạnh, nâng cao nhận thức của từng cá nhân trong doanh nghiệp, từ đó xây dựng thương hiệu, tạo lòng tin cho các đối tác và mang lại lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp.

Thứ nhất, HĐTV và Ban điều hành phải xây dựng, duy trì, khuyến khích, thúc đẩy văn hoá kiểm soát tại Agribank

Văn hoá kiểm soát là gốc rễ cho môi trường kiểm soát lành mạnh BĐH của Agribank cần thực sự coi trọng vai trò của HTKSNB bằng cách thiết lập cơ chế kiểm soát đầy đủ đối với toàn bộ hoạt động của ngân hàng BĐH của Agribank cần tạo dựng được văn hoá kiểm soát toàn diện và đủ mạnh tại Agribank Trong đó, vấn đề đạo đức trong kinh doanh cần được đặc biệt chú trọng xuất phát từ thực trạng tần suất xuất hiện và mức độ thiệt hại của các vụ việc vi phạm đạo đức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng ngày càng gia tăng tại Việt Nam nói chung cũng như trong Agribank nói riêng Khi đã có văn hoá kiểm soát cần hướng dẫn và đánh giá sự phù hợp của văn hoá kiểm soát với môi trường tại Agribank để đảm bảo văn hoá kiểm soát luôn phù hợp Cụ thể:

Thứ nhất, Agribank cần ban hành Quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp người lao động trong thời gian sớm nhất Chuẩn mực đạo đức cán bộ Agribank đã được đề cập trong Cẩm nang văn hóa Agribank, tuy nhiên một số nội dung cần được bổ sung, chỉnh sửa phù hợp với các nguyên tắc của tiêu chuẩn COSO cũng như các nguyên tắc quy định tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN (Điều

15), như: chuẩn mực về trách nhiệm đảm bảo lợi ích của Agribank, báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức và các hành vi vi phạm quy định nội bộ, quy định của pháp luật (trừ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với thành viên BKS, Kiểm toán viên nội bộ đã ban hành) Đồng thời, Agribank cần giám sát và đánh giá việc thực hiện các quy tắc ứng xử, các chuẩn mực về đạo đức của mọi nhân viên Bên cạnh đó, Agribank cũng cần xây dựng văn hóa chống gian lận; giải thích, tăng nhận thức về tác hại và hậu quả của hành vi gian lận cho nhân viên; tuyên dương đối với nhân viên phát hiện gian lận nhằm khích lệ nhân viên báo cáo ngay khi phát hiện để xử lý một cách kịp thời.

Thứ hai, các nhà quản lý của Agribank cần làm tấm gương cho nhân viên của ngân hàng này trong việc thực hiện các quy tắc ứng xử, các chuẩn mực về đạo đức - đây có lẽ là cách truyền đạt các thông điệp kiểm soát hiệu quả nhất Bản thân người quản lý phải tuân thủ pháp luật, cạnh tranh lành mạnh, trung thực, không thực hiện các hành vi phi đạo đức kinh doanh như đút lót, hối lộ… để đạt mục tiêu lợi nhuận; tránh xung đột lợi ích, đối xử công bằng với nhân viên trong ngân hàng… Các quản lý cấp cao cần có trách nhiệm trong phòng chống gian lận, kiểm soát các rủi ro và sẵn sàng chịu trách nhiệm khi hành vi gian lận xảy ra ở cấp dưới của mình.

Thứ ba, Agribank cũng phải cân nhắc về cách thức truyền đạt các thông điệp kiểm soát đến mọi cá nhân, bộ phận và đảm bảo họ tuân thủ các thông điệp kiểm soát đó Ví dụ: Hình thức truyền đạt thông qua các cuộc họp, in văn bản phát và yêu cầu ký nhận đã nhận được văn bản, truyền đạt thông qua các cuộc thi nghiệp vụ, in poster dán lên tường… Bên cạnh đó, Agribank cũng cũng cần hoàn thiện chế tài phạt việc vi phạm các quy tắc và chuẩn mực đạo đức đã được thiết lập và thực hiện nghiêm khắc các quy định đó để mọi người có ý thức tuân thủ mới tạo nên văn hoá kiểm soát toàn diện trong Agribank.

Thứ hai, nâng cao trách nhiệm giám sát đối với KSNB của HĐTV và TGĐ của Agribank đồng thời đảm bảo sự độc lập của HĐTV với BĐH

Agribank cần tách trách nhiệm “quản trị” và “điều hành” tại Agribank, HĐTV của Agribank nên đóng vai trò giám sát chung hay HTKSNB nói riêng, hoàn toàn không tham gia vào hoạt động kinh doanh hàng ngày của ngân hàng để đảm bảo tính độc lập HĐTV của Agribank chỉ cần tập trung vào công tác quản trị chiến lược, trong đó: tập trung công tác xây dựng chiến lược phát triển, mục tiêu, kế hoạch trung hạn và hàng năm của Agribank; thiết lập mô hình kinh doanh, bộ máy tổ chức; thiết lập chính sách, cơ chế và tổ chức giám sát hoạt động toàn hệ thống Agribank Agribank cũng cần có sự phân công, phân nhiệm cụ thể rõ ràng; thay đổi cơ chế làm việc để nâng cao tính chuyên sâu, phát huy năng lực sở trường và trách nhiệm của các thành viên HĐTV đối với việc thực hiện trách nhiệm của HĐTV trong đó có trách nhiệm giám sát KSNB.

Agribank cần bổ sung vào Điều lệ hoạt động của Agribank (Điều 37 Điều Lệ

“Cơ cấu tổ chức quản lý”) cho phù hợp với quy định của Thông tư 13/2018/TT-NHNN (Điểm a, Khoản 1 Điều 9: UBQLRR, UBNS: Mỗi uỷ ban ít nhất trên một phần hai (1/2) thành viên có quyền biểu quyết là thành viên không phải người điều hành); Đồng thời bổ sung vào Điều lệ Agribank (Điều 48 Điều lệ “Quyền, nghĩa vụ của TGĐ”: TGĐ phải thành lập HĐRR, Hội đồng ALCO và Hội đồng quản lý vốn để đề xuất, tham mưu cho TGĐ) theo quy định của Thông tư 13/2018/TT-NHNN (Khoản 2,3 Điều 11 và Khoản 2 Điều 12) và có cơ cấu tổ chức đảm bảo theo quy định tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN (Khoản 3 Điều 9) Trong quy chế tổ chức hoạt động của các Uỷ ban (Uỷ ban chính sách, Uỷ ban nhân sự, Uỷ ban đầu tư, UBQLRR) cũng cần bổ sung nội dung quy định về cơ chế họp, họp bất thường và việc thông qua các quyết định của Uỷ ban theo quy định của Thông tư 40/TT- NHNN/2011 (Khoản 2 Điều 26) và Thông tư 13/TT-NHNN/2018 (Khoản 1 Điều 9).

Thứ ba, hoàn thiện bộ máy tổ chức của Agribank theo hướng gọn nhẹ, đảm bảo hiệu quả; trong đó thiết lập các kênh báo cáo đầy đủ đồng thời đảm bảo sự phân chia quyền hạn và trách nhiệm hợp lý

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Agribank là một việc hết sức cần thiết để có được môi trường kiểm soát lành mạnh dựa vào địa vị pháp lý của từng cá nhân, bộ phận trong cơ cấu tổ chức và thực trạng về cơ chế quản trị điều hành của Agribank.

Cụ thể, Agribank cần xem xét hoàn thiện cơ cấu tổ chức tại TSC và quy định chức năng và nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc tuyến phòng thủ thứ nhất và tuyến phòng thủ thứ hai để đảm bảo nguyên tắc độc lập theo nguyên tắc KSNB của khuôn mẫu COSO cũng như quy định hiện hành tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN (Khoản 3 Điều 5) Agribank cần nhanh chóng hoàn thiện việc xây dựng và ban hành Bản mô tả công việc với các vị trí công việc cụ thể tại Agribank để gắn quyền hạn và trách nhiệm cụ thể Việc xác định đúng tránh nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân trong cơ cấu tổ chức và có cơ chế phù hợp sẽ tạo nên sự chủ động, hiệu quả. Bên cạnh đó, Agribank cũng cần khẩn trương xây dựng bộ chỉ số đo lường hiệu quả công việc KPIs để có cơ sở đánh giá về kết quả công việc của từng cá nhân và bộ phận một cách khách quan và trung thực nhất.

Agribank cũng cần mở rộng việc phân cấp, uỷ quyền cho TGĐ, Giám đốc chi nhánh thực hiện nhiệm vụ hàng ngày đảm bảo sự đồng bộ, gắn quyền hạn với trách nhiệm trên cơ sở hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý giám sát Địa vị pháp lý của các Ban, Trung tâm, Đơn vị sự nghiệp tại Agribank cần được xác định cụ thể, phân định được phạm vi tham mưu, giúp việc cho HĐTV với TGĐ vì các đơn vị này hiện vừa có chức năng tham mưu, giúp việc cho HĐTV và TGĐ nên đôi khi gặp khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ Agribank cũng cần tiến hành rà soát lại cơ chế phân cấp, uỷ quyền theo hướng tăng cường tạo sự chủ động cho chi nhánh có kết quả kinh doanh tốt, an toàn, hiệu quả và đẩy mạnh vai trò kiểm tra, kiểm soát của văn phòng đại diện và TSC.

Bên cạnh đó, các Hội đồng như HĐQLRR, Hội đồng ALCO, Hội đồng quản lý vốn mới được thành lập chỉ mang tính chất hình thức theo quy định của Thông tư 13/2018/TT-NHNN (Khoản 3, Điều 9); Agribank cần hoàn thiện về nhân sự, phân chia quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong các Hội đồng để đảm bảo các Hội đồng thực hiện hết các chức năng của mình.

Ngoài ra, dựa vào mô hình tổ chức và cơ chế phân chia quyền hạn và trách nhiệm cũng cần rà soát và hoàn thiện các kênh báo cáo đầy đủ và rõ ràng tại Agribank, tránh chồng chéo dẫn đến người và cấp cần được báo cáo lại không tiếp nhận được thông tin kịp thời làm cho hậu quả xảy ra khó lường.

Thứ tư, đảm bảo cam kết về năng lực trong Agribank

Trong thời gian tới, Agribank cần tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân sự (năng lực chuyên môn, kỹ năng và kiến thức, kinh nghiệm và đạo đức) để đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong giai đoạn mới, đặc biệt là nhân sự am hiểu về công nghệ và hoạt động ngân hàng Agribank cần tiêu chuẩn hoá những yêu cầu về năng lực, đặc biệt là những vị trí quản lý và có chính sách để thu hút được những nhân sự giỏi, chuyên tâm đảm nhiệm phần hành công việc của mình cũng như có trách nhiệm kiểm soát để giúp cho ngân hàng đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện hoạt động đang ngày càng phát triển Bên cạnh đó, Agribank cũng cần nâng cao năng suất lao động để đảm bảo sự tương xứng giữa số lượng lao động của ngân hàng với quy mô tài sản, nguồn vốn.

KIẾN NGHỊ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP

3.3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thứ nhất, NHNN đã ban hành Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về HTKSNB của NHTM, đây được xem là cơ sở pháp lý rất quan trọng cho các NHTM thiết lập HTKSNB nhằm đảm bảo vai trò và mục tiêu KSNB được thực hiện hiệu quả Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Thông tư 13/2018/TT-NHNN có nhiều điểm mới, các NHTM còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc khi tổ chức thực hiện NHNN cũng đã có Văn bản 9370/NHNN-TTGSNH/2018 để giải đáp 114 câu hỏi của các NHTM Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý, những nội dung trong Văn bản 9370 cần ban hành thành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 13/2018/TT- NHNN Đồng thời, NHNN cũng nên tổ chức sơ kết, đánh giá việc triển khai thực hiện Thông tư 13/2018/TT-NHNN của các NHTM để có biện pháp xử lý kịp thời.

Từ đó, NHNN giữ được vai trò đứng đầu trong việc khuyến khích sự lành mạnh của hệ thống tài chính nói chung hay hệ thống ngân hàng nói riêng bằng việc tăng cường năng lực quản trị của các ngân hàng Cũng liên quan đến Thông tư 13/2018/TT-NHNN, theo Điều 10 của Thông tư này quy định HĐQT phải thực hiện giám sát TGĐ trong công tác KSNB Đối với công tác quản lý rủi ro, HĐQT giám sát thông qua tham mưu của UBQLRR trong khi đối với công tác tuân thủ thì chưa quy định cụ thể về việc phải thành lập một đơn vị hay Ủy ban tham mưu cho HĐQT Theo thông lệ quốc tế, nhiều ngân hàng trên thế giới có thành lập Ủy ban tuân thủ trực thuộc HĐQT để thực hiện nhiệm vụ này (Maybank, Public Bank ). Vậy nên, NHNN nên nghiên cứu bổ sung vào mô hình quản trị của các NHTM một đơn vị hay Uỷ ban trực thuộc để hỗ trợ thực hiện công tác giám sát của HĐQT đối với TGĐ về công tác tuân thủ, kiểm soát tuân thủ Cuối cùng, trong Thông tư 13/2018/TT- NHNN, NHNN cũng nên cân nhắc về việc tách nội dung liên quan đến cơ chế trao đổi thông tin và MIS đang được quy định trong nội dung chương III

“Kiểm soát nội bộ” thành một chương riêng tương đương với nhân tố “Thông tin và truyền thông” theo quy định của khuôn mẫu COSO và cũng tương ứng với trụ cột 3 theo Basel II.

Thứ hai, thời gian qua Cơ quan thanh, giám sát ngân hàng đã từng bước thay đổi về cơ cấu tổ chức lẫn cách thức thanh tra giám sát từ phương pháp, hình thức đến nội dung thanh tra; trong đó điểm tích cực là chuyển đổi từ thanh tra đơn lẻ sang thanh tra toàn diện pháp nhân TCTD và từ thanh tra chấp hành pháp luật sang kết hợp với thanh tra rủi ro Thay đổi này giúp thanh tra ngân hàng nhận diện, đo lường, đánh giá và ngăn ngừa rủi ro của các TCTD thay vì xử lý các vi phạm và hậu quả đã xảy ra Có thể đánh giá mô hình tổ chức mới và hoạt động của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng là phù hợp với thông lệ quốc tế NHNN cần tiếp tục nâng cao vai trò của Cơ quan thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng thông qua việc tiếp tục hoàn thiện cải tổ cơ cấu và hoạt động của cơ quan này bằng cách áp dụng các nguyên tắc then chốt về giám sát ngân hàng hiệu quả của Uỷ ban Basel.

Thứ ba, nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý, đảm bảo sự phối hợp ở tầm vĩ mô giữa NHNN, Bộ tài chính và các Bộ ban ngành khác Để đảm bảo việc phản ánh và minh bạch các thông tin trên BCTC theo kịp thông lệ quốc tế thì Bộ tài chính cần nghiên cứu và ban hành các chuẩn mực kế toán về công cụ tài chính, về giá trị hợp lý… hoặc có định hướng trong việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế này tại Việt Nam vì các NHTM hiện nay chủ yếu là nắm giữ các công cụ tài chính trong khi lại chưa có chuẩn mực kế toán Việt Nam tương ứng với các chuẩn mực kế toán quốc tế.

3.3.2 Đối với Hiệp hội ngân hàng

Hiệp hội ngân hàng cần nâng cao năng lực hoạt động của một tổ chức nghề nghiệp trong việc định hướng cho các NHTM hoạt động một cách an toàn và hiệu quả thông qua việc thiết lập một HTKSNB hữu hiệu Hiệp hội ngân hàng cũng cần hỗ trợ NHNN trong việc đào tạo, cập nhật kiến thức cho đội ngũ nhân viên của các NHTM Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng cần tham gia hoặc góp ý kiến trong việc ban hành các văn bản pháp quy liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.

3.3.3 Đối với các cơ sở đào tạo

Các cơ sở đào tạo và hiệp hội nghề nghiệp cần có chương trình đào tạo về KSNB với nội dung cập nhật theo thông lệ cũng như tiếp cận thực tế tại Việt Nam; xây dựng giáo trình và phương pháp giảng dạy phù hợp để các nội dung thật dễ hiểu và mang tính ứng dụng cao để chuẩn bị sẵn sàng nhân sự am hiểu về KSNB trong ngân hàng.

Trong chương 3, luận án đã phân tích những vấn đề đặt ra với quản lý và sự cần thiết hoàn thiện HTKSNB tại Agribank; đồng thời đưa ra phương hướng hoàn thiện HTKSNB tại Agribank trong thời gian tới Trên cơ sở thực trạng hoàn thiệnHTKSNB tại Agribank, đo lường được mức độ hữu hiệu của HTKSNB tạiAgribank cũng như kết quả nghiên cứu định lượng về các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của hệ thống này tại Agribank và mức độ tác động của từng nhân tố, kết quả đánh giá những hạn chế và nguyên nhân được thực hiện ở chương 2; luận án đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện HTKSNB tại Agribank trên cơ sở các nguyên tắcKSNB của COSO và phù hợp với các quy định hiện hành của Việt Nam cũng như phù hợp với đặc thù của Agribank.

Việc hoàn thiện HTKSNB được xem là cần thiết đối với không chỉ với Agribank nói riêng mà cho cả hệ thống ngân hàng tại Việt Nam nói chung nhằm giảm thiểu rủi ro, từ đó các ngân hàng có thể hoạt động an toàn và hiệu quả đạt được các mục tiêu đã đề ra Việc thiết lập cũng như hoàn thiện HTKSNB nên theo thông lệ quốc tế như khuôn mẫu KSNB COSO, tuy nhiên phải đảm bảo tính đặc thù trong từng tổ chức để mang lại hiệu quả cao nhất của hệ thống này - đó chính là mục tiêu nghiên cứu của luận án.

Luận án đã nghiên cứu đặc thù của hoạt động ngân hàng để đề xuất khung HTKSNB riêng cho ngân hàng trên cơ sở khuôn mẫu COSO và quy định KSNB của

Uỷ ban Basel Sau đó, Luận án tìm hiểu và đánh giá thực trạng hoàn thiệnHTKSNB tại Agribank theo khuôn mẫu KSNB COSO Tiếp theo, luận án sử dụng kết hợp phương pháp định tính và phương pháp định lượng để xác định mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới sự hữu hiệu của HTKSNB tại NHTM và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới sự hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank Kết quả của nghiên cứu nêu rõ có năm nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tạiNHTM và tại Agribank mỗi nhân tố có mức độ tác động đến sự hữu hiệu khác nhau theo mức độ quan trọng giảm dần là môi trường kiểm soát - đánh giá rủi ro - thông tin & truyền thông - hoạt động kiểm soát - giám sát Từ đó, luận án đánh giá thực trạng hoàn thiện HTKSNB tại Agribank với những nhận định kết quả cũng như hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế Cuối cùng, luận án đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện HTKSNB tại Agribank trong bối cánh tái cấu trúc và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC VÀ HẠN CHẾ

Kết quả nghiên cứu của luận án mang lại ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn Thứ nhất, về mặt lý luận luận án đã tổng quan lại các vấn đề về KSNB, HTKSNB; thiết lập khuôn mẫu HTKSNB cho các NTHM theo thông lệ (khuôn mẫu KSNB COSO và các quy định về KSNB của Uỷ ban Basel) và phù hợp với đặc thù hoạt động ngân hàng; đưa ra quan điểm về sự hoàn thiện của HTKSNB tại ngân hàng và xác định các tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện đó Thứ hai, về mặt thực tiễn luận án đã tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về việc thiết lập HTKSNB theo khuôn mẫu KSNB COSO và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Agribank trong việc thiết lập và hoàn thiện HTKSNB theo khuôn mẫu này Tiếp theo, luận án tìm hiểu thực trạng hoàn thiện HTKSNB tại Agribank dựa vào các thành phần và các nguyên tắc của khuôn mẫu KSNB COSO; xác định các nhân tố ảnh hưởng và xây dựng mô hình đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hoàn thiện/hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank thông qua việc vận dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy bội Trên cơ sở thực trạng kết hợp với kết quả điều tra khảo sát cũng như kết quả của mô hình, luận án đã có những đánh giá về kết quả đạt được, chỉ ra một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế về thực trạng hoàn thiện HTKSNB tại Agribank Cuối cùng, luận án đưa ra được các giải pháp nhằm giúp Agribank hoàn thiện HTKSNB cũng như có những định hướng về cơ chế, chính sách cho các cơ quan quản lý, cơ sở đào tạo…

Tuy nhiên, luận án vẫn còn những hạn chế như các nhân tố tác động đến sự hữu hiệu của HTKSNB tại Agribank chủ yếu là các nhân tố kế thừa từ khuôn mẫu COSO mà chưa có các nhân tố khám phá mới cho phù hợp với đặc thù của nền kinh tế Việt Nam cũng như đặt thù hoạt động của Ngành ngân hàng tại Việt Nam hay đặc thù hoạt động của Agribank Đây sẽ là gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo cho phù hợp với thực tế của các ngân hàng tại Việt Nam.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

1 Đề tài nghiên cứu khoa học

(1) Hợp nhất BCTC các NHTMVN theo Chuẩn mực kế toán quốc tế, Đề tài Ngành,

2013, Mã số: ĐTNH.24/2012 (Thành viên tham gia).

(2) Nghiên cứu khả năng áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế về công cụ tài chính cho các NHTM Việt Nam, Đề tài cơ sở, Học viện Ngân hàng, 2019, Mã số: DTHV.07/2018 (Chủ nhiệm đề tài).

(3) Định hướng áp dụng kế toán giá trị hợp lý tại các NHTM Việt Nam theo chuẩn mực kế toán quốc tế, Đề tài cơ sở, Học viện Ngân hàng, 2018, Mã số: DTHV.06/2017 (Thành viên tham gia).

(1) Sử dụng mô hình ROE trong việc đánh giá khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, 2012, Số 121, tr 25-28.

(2) Mô hình xử lý nợ xấu trên thế giới - Thực tiễn tại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng,

(3) Vai trò của kiểm toán nội bộ trong quản lý rủi ro, Tạp chí NCKH Kiểm toán,

(4) Rủi ro đạo đức - vấn đề cần giải quyết trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, Tạp chí NCKH Kiểm toán, 2013, Số 72, tr 29-31.

Ngày đăng: 27/12/2022, 23:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w