CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG NGÀNH KHAI THÁC DẦU KHÍ
Khái quát về hoạt động Logistics
Thực tế hiện nay, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về Logistics và hoạt động Logistics Theo Hiệp hội quản trị Logistics của Mỹ thì Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả về mặt chi phí dòng lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cùng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được các yêu cầu của khách hàng [12] Hay Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng [13].
Theo các quan niệm này, Logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng Ở đây có sự phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp dịch vụ đơn lẻ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai thuế hải quan, phân phối, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tư vấn quản lý… với một nhà cung cấp dịch vụ Logistics chuyên nghiệp, đơn vị sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233) [22], lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ Logistics được chính thức đưa vào luật mà không đưa ra khái niệm cụ thể về Logistics và hoạt động Logistics Nghiên cứu sinh đồng tình với quan điểm cho rằng: Logistics là một tập hợp các hoạt động chức năng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt quy trình chuyển hóa nguyên vật liệu thành thành phẩm(Grundey, 2006) Định nghĩa khá đơn giản này của Grundey lại tập trung chủ yếu vào phạm vi của hoạt động Logistics, đó là phạm vi trải dài, bao trùm toàn bộ quy trình từ điểm khởi đầu tới điểm cuối cùng của quá trình sản xuất (nguyên vật liệu - thành phẩm) Tuy nhiên, nhược điểm của định nghĩa này là không đề cập đến quy trình phân phối sản phẩm tới tay người tiêu dùng, một bộ phận rất quan trọng trong
Logistics Điều này cũng phù hợp với phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài là các hoạt động Logistics đầu vào cho khai thác Dầu khí.
Như vậy, các khái niệm khác nhau về Logistics được xây dựng căn cứ vào góc độ nghiên cứu và mục đích nghiên cứu về Logistics hay dịch vụ Logistics Vì vậy, theo chúng tôi, cần tiếp cận Logistics cả theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp nhưng đồng thời cần phải tiếp cận Logistics trên cả hai góc độ ngành và doanh nghiệp, phải coi Logistics như là một khoa học, nghệ thuật quản lý và Logistics như là ngành dịch vụ của nền Kinh tế Quốc dân, còn hoạt động Logistics là tổng hợp của nhiều hành vi
Logistics - dịch vụ Logistics được thực hiện lặp đi lặp lại trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
Như vậy, nói đến Logistics là nói đến hiệu quả, nói đến tối ưu hóa trong các ngành, các doanh nghiệp và nền kinh tế quốc dân, quan điểm Logistics đồng nghĩa với quan điểm hiệu quả cả quá trình, chuỗi cung ứng, nó đối lập với lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm mà làm tổn hại đến lợi ích toàn cục, lợi ích quốc gia [13].
Có thể thấy nội dung cơ bản của hoạt động logsistics như trong Hình 1.1 dưới đây
Hình 1.1: Các nội dung cơ bản của hoạt động Logistics [12]
Dù có rất nhiều khái niệm và cách tiếp cận khác nhau về Logistics nhưng có thể rút ra một số điểm chung sau đây:
Thứ nhất, Logistics là quá trình mang tính hệ thống, chặt chẽ và liên tục từ điểm đầu tiên của dây chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
Dịch vụ Logistics Quá trình sản xuất
Cơ sở hạ tầng Logistics Dịch vụ Logistics Cơ sở hạ tầng Logistics
Quá trình phân phối Dịch vụ Logistics Tiêu dùng Đầu vào cho sản xuất
Thứ hai, Logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ, mà là một chuỗi các hoạt động liên tục từ hoạch định quản lý thực hiện và kiểm tra dòng chảy của hàng hóa, thông tin, vốn… trong suốt quá trình từ đầu vào tới đầu ra của sản phẩm. Người ta không tập trung vào một công đoạn nhất định mà tiếp cận với cả một quá trình, chấp nhận chi phí cao ở công đoạn này nhưng tổng chi phí có khuynh hướng giảm Trong quá trình này, Logistics gồm 2 bộ phận chính là Logistics trong sản xuất và Logistics bên ngoài sản xuất ( Hình 1.2)
Hình 1.2: Những hoạt động của Logistics trong chuỗi cung ứng
Nguồn: Australian Bureau of Transport Economics,”Logistics in Australia:
A preliminary analysis”, Working paper 49,October 2001 Thứ ba, Logistics là quá trình hoạch định và kiểm soát dòng chu chuyển và lưu kho bãi của hàng hoá và dịch vụ từ điểm đầu tiên tới khách hàng và thoả mãn khách hàng Logistics bao gồm cả các chu chuyển đi ra, đi vào, bên ngoài và bên trong của cả nguyên vật liệu thô và thành phẩm.
Thứ tư, Logistics không chỉ liên quan đến nguyên nhiên vật liệu mà còn liên quan tới tất cả nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo nên sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Nguồn tài nguyên không chỉ bao gồm vật tư, vốn, nhân lực mà còn bao hàm cả dịch vụ, thông tin, bí quyết công nghệ…
Thứ năm, Logistics bao trùm cả hai cấp độ hoạch định và tổ chức Cấp độ thứ nhất các vấn đề được đặt ra là vị trí: phải lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, dịch vụ… ở đâu? khi nào? và vận chuyển đi đâu? Cấp độ thứ hai quan tâm tới vận chuyển và lưu trữ: làm thế nào để đưa được nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào từ điểm đầu tiên đến điểm cuối dây chuyền cung ứng?
Thứ sáu, Logistics là quá trình tối ưu hoá luồng vận động vật chất và thông tin về vị trí, thời gian, chi phí, yêu cầu của khách hàng và hướng tới tối ưu hoá lợi nhuận. Đối với sản xuất, Logistics có vai trò rất quan trọng sau đây:
Thứ nhất, Logistics góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Theo thống kê của nhiều tổ chức nghiên cứu về Logistics cho thấy, chi phí cho hoạt động Logistics chiếm tới khoảng
10 - 13% GDP ở các nước phát triển, con số này ở các nước đang phát triển thì cao hơn, khoảng 15 - 20% Trong điều kiện nguồn lực có giới hạn, Logistics luôn được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu và phát triển.
Thứ hai, Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm yếu tố đúng thời gian, đúng địa điểm (just in time), nhờ đó đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra theo nhịp độ đã định, góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn nhiều lần so với thời kỳ trước đây, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải và giao nhận Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, ứng dụng doanh nghiệp phải tính toán để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất Kết quả là hoạt động lưu thông nói chung và hoạt động Logistics nói riêng phải bảo đảm yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải bảo đảm mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn.
Thứ ba, Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh Nhà quản trị doanh nghiệp luôn phải giải quyết nhiều bài toán hóc búa về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm để bổ sung hiệu quả nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, thời gian giao nhận và kho bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm,… Để giải quyết những vấn đề này một cách hiệu quả không thể thiếu vai trò của Logistics vì nó cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh, bảo đảm hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh (Hình 1.3)
Hình 1.3: Doanh nghiệp đánh giá về vai trò của Logistics trong hoạt động sản xuất - kinh doanh (1điểm=rất thấp;5 điểm=rất cao) [12]
Nội dung hoạt động Logistics và các chỉ tiêu đánh giá
1.2.1 Những nội dung chủ yếu của hoạt động Logistics
Với mục tiêu của hoạt động Logistics là cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất với chi phí thấp nhất, bảo đảm cho các hoạt động sản xuất tiến hành nhịp nhàng liên tục, trên góc độ này, hoạt động Logistics thường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
(1) Vận chuyển vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất
Vận chuyển vật tư kỹ thuật được hiểu là sự di chuyển thực tế của vật tư kỹ thuật, tư liệu cần thiết cho các hoạt động về doanh nghiệp bảo đảm cho sản xuất diễn ra liên tục và không bị gián đoạn Hoạt động vận chuyển có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường ống… Tùy thuộc vào điều kiện, khoảng cách địa lý của điểm xuất phát và điểm đến, thời gian, chất lượng, chi phí dịch vụ… mà có thể đưa ra phương án tối ưu cho phương thức và phương tiện vận chuyển, đảm bảo hàng hóa được chuyển tới đích an toàn, đúng thời gian, đúng địa điểm, giảm thiểu chi phí Các hoạt động Logistics vận chuyển chủ yếu đó là: (i) chọn phương thức và dịch vụ vận chuyển, (ii) bốc xếp hàng hóa, (iii) lên lịch trình xe, (iv) xử lý sự cố, (v) đánh giá hệ thống vận chuyển.
Hoạt động vận chuyển là hoạt động chủ yếu trong chuỗi cung ứng, chiếm một tỷ trọng chi phí lớn, luôn giữ vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp trong việc ra quyết định trong quản lý, từ các quyết định có tính chiến lược đến các quyết định hàng ngày Việc ra quyết định trong quản lý ngày càng phụ thuộc vào hoạt động vận chuyển và yếu tố JIT (đúng thời gian và địa điểm) trở thành tiêu chí xem xét cho cả hoạt động sản xuất và phân phối Trong thực tế vận hành hệ thống Logistics, hoạt động vận chuyển luôn là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn cả về thời gian và chi phí [15].
(2) Cung ứng nguyên vật liệu trong sản xuất
Hoạt động quản lý cung ứng nguyên vật liệu là một quá trình theo dõi, giám sát vận hành các hoạt động liên quan đến việc đảm bảo vật tư đưa vào, lưu giữ và đưa ra khỏi chuỗi cung ứng nhằm tối ưu hóa, bảo toàn, hạn chế thất thoát và tránh những tình huống đình trệ không cần thiết Cung ứng vật tư tuy là hoạt động bổ trợ nhưng lại có khả năng kiểm soát được đầu vào nên có ý nghĩa sống còn với hoạt động sản xuất Cung ứng vật tư là các hoạt động cung ứng nguyên nhiên vật liệu đầu vào, thiết bị, phụ tùng thay thế Hoạt động chính của cung ứng vật tư gồm: (i) mua sắm - cung ứng vật tư, (ii) lưu giữ các dữ liệu, (iii) quản lý kho hàng, (iv) tìm chọn nhà cung cấp mới, (v) hợp lý hóa các luồng vật tư.
(3) Quản lý dự trữ sản xuất
Lập kế hoạch dự trữ giúp các nhà sản xuất xác định được lượng dự trữ tối ưu, phù hợp nhất Lượng dự trữ hàng hóa này sẽ giúp nhà sản xuất duy trì được khả năng đáp ứng ngay các yêu cầu của khách hàng Hoạt động này bao gồm nhiều hoạt động như dự báo lượng dự trữ, cân đối các yêu cầu đặt hàng, điều chỉnh các dịch vụ, sắp xếp, cân đối lượng dự trữ phù hợp Hoạt động của Logistics trong quản lý dự trữ bao gồm: (i) quản lý nguyên liệu thô, bán thành phẩm và thành phẩm, (ii) dự báo tình hình kinh doanh ngắn hạn, (iii) xác định số lượng, trữ lượng và vị trí các điểm lưu trữ, (iv) xây dựng kế hoạch đảm bảo tiến độ giao nhận đúng thời gian Đối với doanh nghiệp sản xuất, thường tập trung quản lý và tối ưu hóa dự trữ sản xuất và dự trữ tiêu thụ nhằm giảm chi phí cho hoạt động Logistics của doanh nghiệp [15].
Là hoạt động bổ trợ nhưng hoạt động kho bãi của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc thực hiện được mục tiêu chung của chuỗi cung ứng Năng lực kho bãi thường được đánh giá qua khả năng lưu trữ và chi phí lưu trữ Logistics trong quản lý kho bãi bao gồm các hoạt động chủ yếu sau: (i) xác định quy mô, diện tích,địa điểm, (ii) bố trí mặt bằng, sắp xếp trong kho, (iii) thiết lập cơ cấu kho bãi, (iv) lựa chọn địa điểm. Địa điểm kho bãi có ý nghĩa rất quan trọng Việc chọn địa điểm kho bãi phù hợp có tác động lớn đến việc sắp xếp kế hoạch vận chuyển, mở rộng thị trường và nâng cao khả năng cung ứng Địa điểm kho bãi thuận lợi cũng là yếu tố then chốt trong việc nâng cao năng lực đáp ứng hàng hóa tại nhiều địa điểm khác nhau, trong các khoảng cách khác nhau mà vẫn tiết kiệm chi phí vận chuyển Việc lựa chọn loại dịch vụ kho bãi có vai trò rất quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí Logistics đối với doanh nghiệp sản xuất, qua đó để tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp [12].
(5) Liên kết hệ thống sản xuất và vận hành
Liên kết hệ thống sản xuất và vận hành được xác định là một trong những hoạt động Logistics bổ trợ trong chuỗi cung ứng Hoạt động liên kết sản xuất và vận hành có vai trò và tầm quan trọng ngày càng thể hiện rõ nét Đặc biệt là việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý ISO Hệ thống tiêu chuẩn quản lý ISO không chỉ là một quy tắc chuẩn trong quản lý mà nó tạo nên sự khớp nối chặt chẽ giữa các hoạt động vận hành hệ thống, hoạt động sản xuất và hoạt động quản lý Kênh liên kết các hoạt động trong hệ thống cho phép nhà quản lý nắm bắt được toàn bộ khối lượng công việc phải tiến hành, cách thức và trình tự tiến hành, thời gian triển khai,thời gian bắt đầu và kết thúc của từng hoạt động Trên cơ sở đó, việc phân bổ nguồn lực và thời gian sẽ được tối ưu hóa giúp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng lực giám sát với mọi hoạt động trong chuỗi cung ứng Kênh liên kết các hệ thống hoạt động và sản xuất, quản lý cũng tạo điều kiện cho việc tiếp nhận và trao đổi thông tin qua lại giữa các hoạt động để tiến hành các điều chỉnh cần thiết nhằm hoàn thiện và tối ưu hiệu quả của chuỗi cung ứng Liên kết hệ thống sản xuất và vận hành bao gồm các nội dung: (i) xác định khối lượng công việc tổng thể, (ii) xác định các quy trình chuẩn, (iii) xây dựng các lộ trình thực hiện cho từng hoạt động dựa trên kế hoạch tổng thể, (iv) xác định chu kỳ và thời gian ra đời sản phẩm để phục vụ cho việc bố trí sắp xếp các nguồn lực, (v) thu thập và xử lý các thông tin phản hồi từ các hệ thống để tiến hành điều chỉnh Đối với hoạt độngLogistics trong nội bộ doanh nghiệp, bao gồm: tổ chức cấp phát vật tư cho sản xuất, tổ chức chuyển giao vật tư cho sản xuất, chuẩn bị vật tư cho sản xuất và lựa chọn phương thức giao… Tất cả các hoạt động này nhằm bảo đảm cho sản xuất tiến hành được nhịp nhàng, liên tục góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trong sản xuất.
(6) Quản lý hệ thống thông tin
Công nghệ thông tin đã từ lâu trở thành công cụ quản lý mạnh mẽ trong nền kinh tế hiện đại Công tác quản lý thông tin mặc dù chỉ có tính chất hỗ trợ cho các hoạt động khác trong chuỗi cung ứng nhưng nó lại có tính chất quyết định đến từng hoạt động và cả hệ thống Đặc biệt khi thương mại điện tử phát triển mạnh, việc quản lý thông tin từ khâu tiếp nhận, lưu trữ, xử lý trở thành một hoạt động sống còn trong chuỗi cung ứng Nội dung công việc tuy không phức tạp và đòi hỏi nhiều chi phí, nguồn lực nhưng lại là một hoạt động thường xuyên Trong các hoạt động của chuỗi cung ứng, nhiều hoạt động có khoảng thời gian tạm ngừng nhưng riêng hoạt động thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin không bao giờ ngừng để đảm bảo thông tin luôn được cập nhật Lưu trữ thông tin một cách khoa học giúp việc tra cứu, truy xuất dữ liệu dễ dàng, thuận tiện khi cần thiết Có những thông tin là tài sản có giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp như các công nghệ, danh sách khách hàng, dữ liệu về đối tác, dữ liệu về sản xuất, dữ liệu về thị trường… Do đó, việc lưu trữ bảo mật thông tin là một trong những biện pháp bảo vệ an toàn cho hệ thống, bảo vệ và nâng cao năng lực cạnh tranh Xử lý thông tin cho kết quả là cơ sở để ra các quyết định, hoạch định các chiến lược nên xử lý thông tin cần chính xác, kịp thời Một sai sót nhỏ trong xử lý thông tin có thể phá hủy toàn bộ hệ thống chuỗi cung ứng Hệ thống quản lý thông tin nhanh, chính xác giúp việc đưa ra các quyết định, kế hoạch thích hợp nhất cho các hoạt động của chuỗi cung ứng Hoạt động quản lý hệ thống thông tin thường bao gồm các nội dung: (i) thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin, (ii) phân tích số liệu, (iii) xây dựng các quy trình kiểm soát (ví dụ như việc kiểm soát quá trình vận chuyển hàng hóa thông qua hệ thống định vị toàn cầu GPS - Global Positioning System).
Về mối quan hệ của hoạt động Logistics với hiệu quả hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp sản xuất Đối với doanh nghiệp sản xuất hoạt động chủ yếu là tạo ra sản phẩm có giá trị sử dụng và giá trị để cung ứng cho thị trường nhằm thu lợi nhuận Do đó, hoạt động Logistics có mối quan hệ chặt chẽ với tất cả các mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất trên thị trường [12], [13], cụ thể:
(1) Dịch vụ Logistics góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực, giảm thiểu chi phí trong quá trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Chi phí Logistics chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 21% doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp [18] Ở gốc độ vĩ mô, chi phí cho hoạt động Logistics chiếm khoảng 10 - 13% GDP ở các nước phát triển, ở các nước đang phát triển thì cao hơn, khoảng 15 - 20% [14] Với nguồn lực có giới hạn, Logistics luôn được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Tuy vậy, ở nước ta, nhận thức về vị trí và vai trò của dịch vụ Logistics đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn rất hạn chế và chưa thật đầy đủ (Hình 1.4).
% Đầy đủ Chưa đầy đủ Không có ý kiến
Hình 1.4: Nhận thức về vị trí, vai trò của dịch vụ Logistics trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp [13]
(2) Dịch vụ Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm yếu tố đúng thời gian, đúng địa điểm (JIT), nhờ đó đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra theo nhịp độ đã định, góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh của các doanh nghiệp Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn nhiều lần so với thời kỳ trước đây, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải và giao nhận Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, ứng dụng doanh nghiệp phải tính toán để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất Kết quả là hoạt động lưu thông nói chung và hoạt động Logistics nói riêng phải bảo đảm yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải bảo đảm mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu.
Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn.
(3) Dịch vụ Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp luôn phải giải quyết nhiều bài toán khó về nguồn nguyên liệu cung ứng, số lượng và thời điểm để bổ sung hiệu quả nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, thời gian giao nhận và kho bãi chứa thành phẩm, bán thành phẩm,… Để giải quyết những vấn đề này một cách hiệu quả không thể thiếu vai trò của dịch vụ Logistics vì nó cho phép nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định chính xác về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh, bảo đảm hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
(4) Dịch vụ Logistics góp phần gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua việc thực hiện các dịch vụ lưu thông bổ sung (các dịch vụ tiếp tục quá trình sản xuất trong khâu phân phối lưu thông) Logistics là loại hình dịch vụ có quy mô mở rộng và phức tạp hơn nhiều so với hoạt động vận tải giao nhận thuần túy Trước kia, người kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản, thuần túy và đơn lẻ Ngày nay, do sự phát triển của sản xuất, lưu thông, các chi tiết của một sản phẩm có thể do nhiều quốc gia cung ứng và ngược lại một loại sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ tại nhiều quốc gia, nhiều thị trường khác nhau, vì vậy dịch vụ mà khách hàng yêu cầu từ các nhà phân phối, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận phải đa dạng và rất phong phú Người vận tải giao nhận ngày nay phải triển khai thực hiện nhiều dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế ngày càng tăng của khách hàng Họ trở thành người cung cấp Logistics (Logistics service providers) và Logistics đã góp phần làm gia tăng giá trị kinh doanh của các doanh nghiệp Logistics.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động Logistics
Dưới tác động của các nhân tố vĩ mô và vi mô làm cho hoạt động logistics phát triển hoặc có thể chậm lại quá trình này Rõ ràng để đo lường động thái này phải thông qua các chỉ tiêu nhất định Để xem xét các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động Logistics, Luận án nghiên cứu hoạt động này được các tổ chức quốc tế đánh giá như thế nào? Và theo những chỉ tiêu nào?
1.2.2.1 Đánh giá về hoạt động Logistics quốc tế a Tổng quan về Chỉ số hoạt động Logistics
Các nhân tố chủ yếu tác động đến hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí
Sự phát triển của các hoạt động Logistics trong các ngành nói chung và ngành khai thác Dầu khí nói riêng bị chi phối bởi rất nhiều các nhân tố khác nhau. Ở góc độ ngành và doanh nghiệp các tiêu thức phân loại nhân tố cũng khác nhau mặc dù có những nhân tố chung Vì vậy, theo cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu, Luận án nghiên cứu các nhân tố chủ yếu theo mức độ tác động đến sự phát triển hoạt động Logistics
1.3.1 Tăng trưởng kinh tế và quy mô sản xuất, kinh doanh ngày càng lớn là yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí
Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Logistics nói riêng Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics và các yếu tố liên quan đến việc huy động và sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics để cung ứng các dịch vụ cho khách hàng Các yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Logistics và sự phát triển các dịch vụ Logistics là: Tốc độ tăng trưởng của GDP, lãi suất tiền vay, tiền gửi ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp, cán cân thanh toán, chính sách tài chính, tín dụng, kiểm soát về giá cả, tiềm năng phát triển và gia tăng đầu tư… Các yếu tố này ảnh hưởng đến phương thức và cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp Sự thay đổi của các yếu tố này và tốc độ thay đổi, chu kỳ thay đổi đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thậm chí còn có thể làm thay đổi cả mục tiêu, phương hướng và cả chiến lược của doanh nghiệp.
Trong thời gian vừa qua, tốc độ tăng trưởng hàng năm của nước ta ở mức tương đối cao Chính vì vậy càng kích thích việc đầu tư và mở rộng quy mô của các doanh nghiệp khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ Logistics không ngừng tăng, đây là cơ hội cho phép các doanh nghiệp Logistics mở rộng quy mô, sản phẩm dịch vụ Logistics cũng như thị trường của mình, cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp mới có thể gia nhập thị trường.
Tăng trưởng kinh tế nhanh và duy trì ở mức hợp lý là điều kiện tiền đề để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội khác Nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua duy trì được chuỗi tăng trưởng kinh tế ở mức cao liên tục của giai đoạn trước Bốn năm sau gia nhập WTO - 2007, 2008, 2009, 2010 và 2015 nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng lần lượt là 8,46%, 6,18%, 5,32%, 6,78% và 6,2% Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 7% và bình quân 4 năm sau khi gia nhập WTO
(2007 - 2010) là 6,6% ước thực hiện 2011 – 2015 là 5,88% Đây là tốc độ tăng trưởng được các chuyên gia và Tổ chức quốc tế đánh giá là ở mức cao và là thành tựu hết sức to lớn có tác động đến sự phát triển các ngành nói chung và dịch vụ Logistics nói riêng (xem bảng 1.2).
Bảng 1.2: So sánh quốc tế về tốc độ tăng trưởng kinh tế 2001 - 2016
Nguồn: Tổng cục Thống kê, IMF và Kế hoạch 2016
Tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu so với GDP của Việt Nam đạt ở mức khá cao. Mức này của Việt Nam năm 2014 trên 70,1%, thuộc loại cao so với tỷ lệ chung 22% của thế giới (2007), đứng thứ hạng khá cao so với các nước trong khu vực ASEAN. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội có tốc độ tăng trưởng ở mức cao và là nguồn lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và phát triển các ngành Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên GDP của 5 năm 2011 - 2015 đạt, tương ứng là 33,3; 31,1; 30,5; 31,0 và 30,5 bình quân 2011 – 2015 là 31,2% Trong các nguồn vốn huy động, vốn FDI đã có mức tăng trưởng cao, phản ánh sức hấp dẫn của Việt Nam trong việc thu hút các nhà đầu tư quốc tế Vốn FDI trong 4 năm 2007 - 2010, nước ta thu hút được khoảng 122,911 tỷ USD, vượt xa mức đạt được của kế hoạch 5 năm 2001 -
2005 FDI đăng ký các năm 2007, 2008, 2009 và 2010 lần lượt là 20,3 tỷ USD, 64,011 tỷ USD, 20 tỷ USD và 18,6 tỷ USD 1 Năm 2015, vốn FDI thực hiện cả năm ước đạt 13,2 tỷ USD, tăng 5,6% so với năm 2014, đầu tư nước ngoài đã có ở 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu với 29,9 tỷ USD vốn đăng ký của 3,5 nghìn dự án còn hiệu lực, tiếp đến là Bà Rịa - Vũng Tàu với 26,3 tỷ USD của 255 dự án còn hiệu lực.
Xuất nhập khẩu thời gian qua cũng đã có được những kết quả tích cực Năm
2015, kim ngạch hàng hoá xuất khẩu đạt ước 165,0 tỷ USD, tăng 9,8% so với năm
2014 giai đoạn 2011 – 2015 ước thực hiện 658,2 tỷ USD năm 2014 có 23 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD so với năm 2009 chỉ có 12 mặt hàng Tình hình xuất nhập khẩu ở nước ta thời gian qua có thể xem ở (Hình 1.5).
Hình 1.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 1986 - 2016
Nguồn: Niên giám thống kê 2013 và kế hoạch 2016
Kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2015 ước đạt trên 7,5 tỷ USD, tăng 29,4% so với năm 2014, trong đó dịch vụ du lịch đạt 4,5 tỷ USD, tăng 45,9%; Dịch vụ vận tải đạt 2,3 tỷ USD, tăng 11,8% Kim ngạch dịch vụ nhập khẩu năm 2015 ước tính đạt 8,3 tỷ USD, tăng 20,6% so với năm 2014, trong đó dịch vụ vận tải đạt 5,0 tỷ USD, tăng 17,2%; Dịch vụ du lịch: 1,5 tỷ USD, tăng 33,6% Nhập siêu dịch vụ cả năm là 860 triệu USD, giảm 24,2% so với năm 2014 và bằng 11,5% kim ngạch dịch vụ xuất khẩu năm 2014.
Như vậy, tốc độ tăng trưởng hàng năm của nước ta ở mức cao và sự phát triển toàn diện của các ngành, đặc biệt là lĩnh vực thương mại quốc tế chính là yếu tố quan trọng và là cơ hội cho các hoạt động Logistics phát triển ,doanh nghiệp Logistics mở rộng quy mô và sản phẩm dịch vụ Logistics ngày càng đa dạng, phong phú.
1.3.2 Sự phát triển của khoa học công nghệ và công nghệ khai thác Dầu khí là yếu tố chi phối và làm mở rộng danh mục sản phẩm, thiết bị mới ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm mới và gia tăng số lượng các doanh nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ cho ngành Dầu khí
Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong quản lý Logistics và có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động Logistics liên quan, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin (CNTT) đã tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của loài người, tạo ra sự phát triển vượt bậc chưa từng có trong lịch sử, chính vì thế nó cũng ảnh hưởng rất lớn tới Logistics Khi khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản suất trực tiếp đã làm cho danh mục các sản phẩm được mở rộng, nhiều sản phẩm mới xuất hiện, kéo theo đó số lượng các doanh nghiệp Logistics cũng gia tăng Đây là yếu tố quan trọng làm cho quan hệ kinh tế trong hoạt động Logistics ngày càng trở nên sâu sắc hơn, phức tạp hơn Các yêu cầu về CNTT và các ứng dụng phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể cũng như năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ Logistics.
Các công nghệ, ứng dụng thường được sử dụng trong dịch vụ Logistics có thể kể đến như: Hệ thống quản lý kho bãi (WMS), Khả năng cung cấp báo cáo và công cụ theo dõi toàn bộ chuỗi Logistics (reporting and visibility tools) và Khả năng kết nối/trao đổi dữ liệu (EDI/Web-based EDI) cùng với những công nghệ tiên tiến như công nghệ định vị bằng sóng radio(radio frequency indentification-RFID), quét mã vạch và quản lý đơn hàng Năng lực công nghệ của nhà cung cấp dịch vụ vẫn nằm trong ba nhóm ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn nhà cung cấp của các khách hàng Hầu hết các công ty đều chú trọng đến khả năng cung ứng hệ thống quản lý kho bãi (warehouse managemet system - WMS) Mặc dù luôn kỳ vọng cho RFID vẫn cao nhưng thật ra sử dụng RFID trong thực tế vẫn là thấp nhất trong các loại công nghệ.
KH-CN Dầu khí bao trùm những lĩnh vực rất lớn liên quan từ khoa học cơ bản đến ứng dụng Để tìm ra và khai thác, chế biến được Dầu khí đương nhiên là phải có kỹ thuật thích hợp, có con người làm chủ được kỹ thuật đó Vì vậy ngoài những đặc điểm chung giống như các khoa học - công nghệ khác, KH-CN Dầu khí còn có một số đặc thù khác.
Kinh nghiệm của các nước trong khu vực về phát triển hoạt động Logistics
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí của Nhật Bản
Ngay từ những năm 1960, các địa phương ở Nhật Bản đã xây dựng và phát triển các bãi kho vận Logistics xung quanh các thành phố lớn và gần các điểm mấu chốt giao thông vận tải Các bãi kho vận Logistics Nhật Bản đều tập trung vào việc hợp lý hóa các dịch vụ Logistics; đây là điểm khác biệt so với Logistics của Đức Logistics ở các địa phương Nhật Bản đóng góp rất lớn vào hoạt động phân phối sản phẩm cho các ngành công nghiệp phát triển tại các thành phố lớn Bãi kho vận Hanshin được xây dựng từ năm 1991 là tổ hợp của 64 doanh nghiệp lớn Bốn trung tâm kho vận Logistics của Nhật Bản tại Tokyo, bao gồm trung tâm kho vận Logistics Kasai (Đông Tokyo), Hoping Island (Nam Tokyo), Oshima (Tây Tokyo) và Adachi (Bắc Tokyo) đã tạo thành một mạng lưới giao thông vận tải bao quanh thành phố và liên kết tới các điểm dịch vụ khác tạo thành mạng cung cấp dịch vụ Logistics rộng khắp Chính phủ Nhật Bản giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng các kho vận Logistics và coi việc phát triển ngành Logistics hiện đại là chiến lược quan trọng để nâng cao vị thế quyền lực quốc gia Chính phủ Nhật Bản là người đóng vai trò chính trong việc duy trì hoạt động của hệ thống cảng biển quốc gia cũng như đội tàu biển và mọi quyết định về cảng đều do Chính phủ đưa ra Nhật Bản rất chú trọng đến hiệu quả và hoạt động kiểm soát vĩ mô ngành Logistics Có hai lĩnh vực được Chính phủ đặc biệt chú ý, là Kho vận Logistics và Cơ sở hạ tầng Giao thông vận tải [12].
Bằng cách hoàn thiện hệ thống đường sá, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải đường sông, biển, giảm tắc nghẽn giao thông đường bộ thành phố và phát triển mạng lưới giao thông vận tải liên kết giữa các đảo lớn và các địa phương, Chính phủ Nhật Bản ban hành hàng loạt chính sách khuyến khích thích hợp như giảm một số sự điều chỉnh, thành lập những tổ chức liên kết và cung cấp sự trợ giúp chính thức Chính phủ Nhật Bản thường bán đất với giá thấp để xây dựng các kho vận Logistics Do vậy, nhiều công ty tư nhân đã vay tiền ngân hàng để xây dựng các kho bãi Logistics Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản còn giành một khoản cho vay ưu đãi cho các công ty tư nhân và giúp họ hoàn thiện các kho Logistics.
Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tiên đề xuất và phát triển khái niệm dịch vụ Logistics và cũng là một trong những quốc gia có lĩnh vực Logistics phát triển nhanh nhất thế giới Nhật Bản xây dựng được những bãi kho vận từ rất sớm.Năm 1965, chính phủ Nhật Bản xây dựng 4 trung tâm kho vận Logistics ở Tokyo.Năm 2001, Bộ đất đai, cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải Nhật Bản (MLIT –Ministry of Land, Infrastructure and Transportation) ban hành Kế hoạch Logistics mới (New Logistics Plan) nhằm đáp ứng được 3 xu hướng và mục tiêu cơ bản, bao gồm: 1) xây dựng cơ chế Logistics hiệu quả, tiên tiến; 2) xây dựng cơ chế Logistics phù hợp với nhu cầu của xã hội; 3) xây dựng cơ chế Logistics có thể đảm bảo duy trì được cuộc sống người dân.
Ngày nay, ở các địa phương Nhật Bản đã xây dựng được hơn 20 bãi kho vận Logistics quy mô rộng lớn tại 22 thành phố của Nhật Bản Nhật Bản có ngành Logistics phát triển mạnh nhất thế giới Logistics bên 3 (Third Party Logistics – 3PL) ở Nhật Bản được bắt đầu từ năm 1997, khi Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản - MITI (nay là Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp) ban hành quyền hạn của chính sách công nghiệp Logistics Thị trường Logistics bên 3 (3PL) đã thực sự thu hút được sự chú ý của các doanh nhân Nhật Bản Tăng trưởng của thị trường 3PL của Nhật Bản rất nhanh và đóng góp tới 40% trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2006 Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Yano (Yano Research Institute) Nhật Bản, thị trường Logistics bên 3 (3PL) của Nhật Bản tăng rất nhanh, từ mức 1 nghìn tỷ yên năm 2003 lên mức 1.8 nghìn tỷ yên năm 2013.
Dịch vụ Logistics của các địa phương ở Nhật Bản có những đặc điểm đáng chú ý sau:
Thứ nhất, dịch vụ phân phối tại nhà bao trùm toàn bộ lãnh thổ Hiện nay dịch vụ phân phối tại nhà ở Nhật Bản đã hoàn toàn sử dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động; thậm chí, ngành giao thông vận tải còn cung cấp dịch vụ tư vấn để tối ưu hóa dịch vụ Logistics dựa trên những kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình phân phối dịch vụ tại nhà.
Thứ hai, vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt chiếm tỷ lệ không nhiều Khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt của Nhật Bản nhỏ hơn so với các nước phương tây Nguyên nhân là vì vận chuyển bằng xe tải vượt trội so với vận chuyển bằng đường sắt và giao thông vận tải bằng tàu thuyền được sử dụng rộng khắp do Nhật Bản là quốc đảo.
Thứ ba, đa số các công ty vận chuyển hàng hóa ở Nhật Bản đều là các công ty vừa và nhỏ (SMEs) Thông thường 99.9% các chủ tàu chở hàng hóa là các công ty có quy mô vừa và nhỏ với tổng vốn 100 triệu yên hoặc ít hơn và 300 công nhân.Tổng số các SMEs này chiếm khoảng hơn 50 nghìn công ty Các công ty vận tải biển cũng không lớn.
Thứ tư, khối lượng vận chuyển hàng không tăng nhanh Khối lượng vận chuyển hàng không tăng gấp 4-5 lần trong vòng 10 năm tính từ 1998 Giá trị vận chuyển đường hàng không tính bằng đồng Yên chiếm tới 28% tổng giá trị hàng hóa, trong khi khối lượng vận chuyển chỉ chiếm 0.3%.
Các địa phương Nhật Bản rất chú trọng đến hiệu quả và hoạt động kiểm soát vĩ mô ngành dịch vụ Logistics Những lĩnh vực sau được chính phủ Nhật Bản và các địa phương đặc biệt chú ý:
Một là, bố trí kế hoạch phát triển các bãi kho vận và các thiết bị, chính phủ Nhật Bản đã chọn lựa những vị trí thích hợp ở gần các khu liền kề thành phố, bên cạnh các tuyến giao thông nội bộ và các đường giao thông huyết mạch chính nối liền các thành phố lớn để xây dựng các kho vận Kho chứa hàng được xây dựng ở gần các cảng biển lớn, có hệ thống giao thông vận tải thông suốt với tổng diện tích hơn 800.000m² bề mặt trên khắp nước Nhật.
Hai là, hoàn thiện hệ thống đường sá, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải đường sông, biển, giảm tắc nghẽn giao thông đường bộ thành phố và phát triển mạng lưới giao thông vận tải liên kết, chính phủ Nhật Bản ban hành hàng loạt chính sách khuyến khích thích hợp như giảm một số sự điều chỉnh, thành lập những tổ chức liên kết và cung cấp sự trợ giúp chính thức.
Ba là, Chính phủ Nhật đã soạn thảo đề cương kế hoạch hoàn chỉnh đối với ngành dịch vụ Logistics từ năm 1997, chính phủ đã dành khoản kinh phí lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng ngành dịch vụ Logistics bao gồm đường sắt, đường bộ, đường hàng không và cơ sở cầu cảng trên cơ sở đó xây dựng và phát triển Logistics ở các địa phương Ví dụ, trung tâm dịch vụ Logistics lớn và phát triển nhất của Nhật Bản là trung tâm giao nhận hàng hóa Hoping Island (Nam Tokyo) với chi phí xây dựng là 57.2 tỷ yên Nhật, trong đó, 70% là chi phí của các tổ chức tài chính trung tâm, 20% chi phí của các ngân hàng địa phương và 10% chi phí là của các doanh nghiệp.
Bốn là, Chính phủ, chính quyền địa phương Nhật Bản có chính sách ủng hộ ngành công nghiệp dịch vụ Logistics thông qua việc cung cấp các dịch vụ Logistics hiện đại và phù hợp nhằm đáp ứng được xu hướng dịch vụ Logistics thuê ngoài.
Năm là, các địa phương ở Nhật Bản sở hữu và quản lý một hệ thống dịch vụ
Logistics được quy hoạch trên toàn bộ lãnh thổ Hệ thống đường cao tốc đã bao trùm lên tất cả 4 đảo lớn của đất nước Các đường cao tốc này đã xuyên suốt tới tận đảo Honshu, Kyushu ở phía Nam và đảo Hokkaido ở phía Bắc Tất cả các đảo đều được nối liền bởi các cầu xuyên đại tây dương và các đường hầm xuyên biển Mạng lưới thông tin bao trùm khắp nơi trên đất nước Nhật Bản Tính hiệu quả của dịch vụ Logistics Nhật Bản đã vượt cả châu Âu, châu Mỹ và trở thành quốc gia cung cấp dịch vụ Logistics số 1 trên thế giới.
1.4.2 Kinh nghiệm phát triển hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí của Trung Quốc
Ngành Logistics tại các tỉnh của Trung Quốc có thể được chia thành các hoạt động sau: hoạt động giao nhận, hoạt động vận tải đường bộ, hoạt động vận tải đường biển, hoạt động vận tải hàng không, hoạt động khai thuê hải quan, hoạt động kho bãi và hoạt động xây dựng các trung tâm Logistics Các hoạt động này chủ yếu được quản lý bởi Bộ Ngoại thương, Hợp tác Kinh tế Trung Quốc (MOFTEC – Ministry of Foreign Trade and Economics Cooperation) và chính quyền các tỉnh Hai hoạt động dịch vụ kho bãi và trung tâm Logistics được Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, các lĩnh vực còn lại được bảo hộ cao bởi chính phủ [13].
Bảng 1.4: Sự quản lý nhà nước đối với các hoạt động dịch vụ Logistics tại
Hoạt động Logistics Sự tham gia của các công ty nước ngoài
Cơ quan chính phủ cấp giấy phép
Bị quản lý Quản lý chặt Quản lý chặt Khuyến khích Khuyến khích
MOFTEC, CAAC (chỉ dành cho giao nhận hàng không) MOFTEC, MOC
MOFTEC, MOC MOFTEC, CAAC MOFTEC, GAC MOFTEC, MOCMOFTEC, MOC
Nguồn: China’s Logistics industry holds a golden opportunity
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG NGÀNH KHAI THÁC DẦU KHÍ VIỆT NAM
Ngành khai thác Dầu khí Việt Nam và sự cần thiết phải tổ chức các hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí
2.1.1 Tổng quan về ngành khai thác Dầu khí
Ngày 27 tháng 11 năm 2011 Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đã long trọng kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống của mình Kể từ ngày 27 tháng 11 năm 1961 khi đoàn địa chất 36 trực thuộc Tổng cục địa chất được thành lập cho đến nay, ngành Dầu khí đã có những bước tiến vượt bậc trong hoạt động của mình, đã xây dựng được một ngành Dầu khí khá hoàn chỉnh bao gồm 5 lĩnh vực quan trọng, nòng cốt là tìm kiếm, thăm dò và khai thác Dầu khí; Chế biến dầu; Công nghiệp khí; Công nghiệp điện và Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Chỉ tính riêng năm
2011, PVN đạt sản lượng khai thác 23,91 triệu tấn dầu quy đổi, doanh thu đạt 675,3 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước đạt 160,8 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 70% tổng nộp ngân sách của các công ty, tập đoàn nhà nước Đây là con số rất có ý nghĩa trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Tổng quát về công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác Dầu khí được tiến hành cả trên đất liền (đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long) và trên biển như sau:
- Trên đất liền công tác tìm kiếm Dầu khí được tiến hành từ những năm 60 của thế kỷ trước ở Đồng bằng Sông Hồng Ở trên biển, từ năm 1967-1970 đầu tiên là cơ quan hải quân Mỹ (US Navy Ocenographic office), tiếp đến là các công ty Alpine Geophysical Corporation, Ray Geophysical Mandrel đã tiến hành khảo sát địa chấn tổng hợp với từ, trọng lực trên toàn thềm lục địa Nam Việt Nam, Nam Biển Đông và Vịnh Thái Lan, sau đó công ty GSI đã tiến hành khảo sát 5.000km tuyến địa chấn2D khu vực biển miền Trung và quần đảo Hoàng Sa Trong các năm 1973-1974 các công ty Pecten, Mobil Oil, Sunningdale, Esso, BHP, Marathon, OMO… đã tiến hành khảo sát địa vật lý chi tiết trên 17 lô Kết quả khoan tìm kiếm thăm dò đã phát hiện Dầu khí trên cấu tạo Dừa, phát hiện dòng dầu công nghiệp đầu tiên từ tầngMiocen với lưu lượng 2.400 thùng dầu/ngày trên mỏ Bạch Hổ.
- Sau khi được thành lập (ngày 03/09/1975) Tổng cục Dầu khí Việt Nam đã đẩy mạnh công tác tìm kiếm thăm dò từ bể An Châu, vùng trũng Hà Nội đến Đồng bằng sông Cửu Long và trên thềm lục địa phía Nam Luồng không khí mới tràn vào ngành Dầu khí chỉ sau khi Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt Xô (Vietsopetro) khai thác tấn dầu đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ, vào tháng 06 năm 1986 Cùng với chính sách mở cửa, đổi mới của Đảng, việc phát hiện ra thân dầu đặc biệt trong đá móng granitoit mỏ Bạch
Hổ (năm 1988) không những đưa nước ta trở thành nước xuất khẩu dầu đứng thứ
03 vùng Đông Nam Á mà còn là đòn bẩy hấp dẫn các công ty Dầu khí đầu tư tìm kiếm thăm dò Dầu khí trở lại Đến nay, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ký được 87 Hợp đồng Dầu khí với các công ty Dầu khí của Mỹ, Nhật, Nga, Anh, Malaysia, Ấn độ, Canada, Úc… trong đó 60 Hợp đồng Dầu khí đang còn hiệu lực bao gồm 46 Hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC), 10 Hợp đồng điều hành chung (JOC), 03 Hợp đồng POC, 01 Hợp đồng Hợp tác kinh doanh (BCC) và 01 hợp đồng hợp tác 2 bên với tổng vốn đầu tư hơn 14 tỷ USD.
Trong những năm qua, ngành Dầu khí Việt Nam đã tiến hành công tác tìm kiếm thăm dò với khối lượng rất lớn như khảo sát trên 107 nghìn km tuyến địa chấn 2D, 65 nghìn km2 địa chấn 3D, khoan hơn 980 giếng tìm kiếm, thăm dò, thẩm lượng và khai thác với tổng số mét khoan trên 3,3 triệu m.
Kết quả phân tích, tổng hợp các số liệu thực tế đã xác định được sự tồn tại, làm sáng tỏ đặc trưng cấu trúc địa chất, hệ thống Dầu khí các bể trầm tích Đệ tam của Việt Nam như bể Sông Hồng, bể Phú Khánh, bể Cửu Long, bể Nam Côn Sơn, bể Malay-Thổ Chu, bể Tư Chính-Vũng Mây và nhóm bể Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy nhiên do đặc điểm hình thành và phát triển riêng của từng bể trầm tích nên chúng có đặc điểm cấu trúc, địa tầng trầm tích cũng như các điều kiện vệ sinh, dịch chuyển và hình thành các tích tụ Dầu khí của mỗi bể có khác nhau. Đến nay các nhà địa chất Dầu khí đã phát hiện và xác định được tiềm năng Dầu khí ở các bể trầm tích Đệ Tam khoảng 4,3 - 6,0 tỷ tấn dầu quy đổi
Công tác tìm kiếm thăm dò trong thời gian qua đã phát hiện ra hàng loạt mỏ Dầu khí có giá trị công nghiệp ở các bể trầm tích khác nhau Nhiều mỏ đã được đưa vào khai thác như mỏ Bạch Hổ, cụm mỏ Rồng, Rạng Đông, Phương Đông, Ruby,
Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Cá Ngừ Vàng, Tê Giác Trắng, bể Cữu long; Các mỏ Đại Hùng, Rồng Đôi/Rồng Đôi Tây, Lan Tây - Lan Đỏ ở bể Nam Côn Sơn; Các mỏ Cái Nước, Sông Đốc (bể Malay-Thổ Chu) và mỏ khí Tiền Hải ở bể Sông Hồng. Đến thời điểm 01 tháng 01 năm 2012, Việt Nam đã khai thác trên 253 triệu tấn dầu và hơn 72 tỷ m3 khí Ngoài ra còn nhiều mỏ khác đã được phát hiện và chuẩn bị đưa vào khai thác Đồng hành với quá trình phát triển ngành Dầu khí hoạt động Logistics trong khai thác Dầu khí không ngừng được phát triển, phục vụ kịp thời đầy đủ các nhu cầu khai thác của ngành. Đặc trưng nổi bật của Việt Nam là sự hiện diện các mỏ dầu trong móng granitoit nứt nẻ trước Đệ tam, mà tiêu biểu là mỏ Bạch Hổ đã được phát hiện năm
1986 và đưa vào khai thác từ tháng 9 năm 1988 Sau Bạch Hổ đã phát hiện và đưa vào khai thác hàng loạt mỏ dầu khác trong móng ở bể Cửu Long như Đông Rồng, Đông Nam Rồng, Nam Rồng – Đồi Mồi, Phương Đông, mỏ Sư Tử Đen, mỏ Sư Tử Vàng, mỏ Rạng Đông, mỏ Cá Ngừ Vàng, mỏ Sư Tử Nâu, mỏ Thăng Long, mỏ Hải
Sư Đen, mỏ Hổ Xám…với trữ lượng dầu và sản lượng dầu khai thác, tính đến 01/01/2012, chiếm trên 80% tổng trữ lượng dầu đã xác minh và tổng sản lượng dầu đã khai thác của Việt Nam Các mỏ dầu trong móng granitoit nứt nẻ trước Đệ tam cũng đã được phát hiện ở bồn trũng Nam Côn Sơn (mỏ Đại Hùng, Thiên Ưng, Bồ Câu, Chim Sáo ), ở bồn trũng Sông Hồng (Hàm Rồng) và dự đoán sẽ phát hiện các mỏ Dầu khí tương tự ở các bồn trũng khác nữa.
Như vậy sự tồn tại các mỏ Dầu khí trong móng granitoit nứt nẻ trước Đệ Tam mang tính chất phổ biến ở thềm lục địa Việt Nam Việc tìm kiếm, thăm dò và khai thác Dầu khí trong thời gian tới ngoài những lợi thế, tiềm năng nêu trên còn phải đối mặt với nhiều thách thức lớn ảnh hưởng đến hoạt động Logistics trong khai thác Dầu khí
- Công tác tìm kiếm thăm dò dầu, khí trong thời gian tới phải tiến hành chủ yếu ở vùng nước sâu (sâu hơn 200 mét nước) xa bờ (cách bờ hơn 200km) rủi ro cao nhưng đòi hỏi kỹ thuật - công nghệ tiên tiến, cán bộ với chuyên môn giỏi và đầu tư lớn.
- Mặc dù có tiềm năng rất lớn về khí nhưng với hàm lượng H2S và CO2 cao lại phân bố ở vùng nhạy cảm về chính trị sẽ gây khó khăn trong khai thác và sử dụng chúng. Để thực hiện được chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm
Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí Việt Nam
2.2.1 Tăng trưởng kinh tế, quy mô và số lượng các doanh nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ Logistics cho ngành khai thác Dầu khí
Quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics còn hạn chế, mặc dù nguồn lợi hàng tỷ đô từ nguồn lợi kinh doanh này đang được giảm dần, nhưng vẫn đang chảy vào túi các nhà đầu tư nước ngoài Các Doanh nghiệp Logistics Dầu khí mới chỉ có một phần trong miếng bánh khổng này Theo tính toán mới nhất của CụcHàng hải Việt Nam, lĩnh vực quan trọng nhất trong Logistics là vận tải biển thì DN trong nước mới chỉ đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại đang bị chi phối bởi các DN nước ngoài Điều này, đã thực sự là một thua thiệt lớn cho DN Việt Nam khi có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển Năm 2014 lượng hàng qua các cảng biển Việt Nam là
250 triệu tấn và tốc độ tăng trưởng lên đến 19,4% Đây thực sự một thị trường mơ ước mà các tập đoàn nước ngoài đang thèm muốn và tập trung khai phá Khảo sát điều tra ở 200 doanh nghiệp Logistics cho thấy các doanh nghiệp Logistics trong ngành Dầu khí vốn từ 50 tỷ đồng chiếm tới 92% Điều này cho thấy một thực tế các doanh nghiệp Logistics cơ bản vẫn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Hình 2.4)
Hình 2.4: Quy mô các doanh nghiệp Logistics trong ngành khai thác Dầu khí Việt Nam
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Hiện nay, hạ tầng cơ sở Logistics tại Việt Nam của ngành Dầu khí nói chung còn yếu, qui mô nhỏ, bố trí bất hợp lý Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của VN bao gồm trên 17.000 km đường nhựa, hơn 3.200 km đường sắt, 42.000 km đường thuỷ, 266 cảng biển và 20 sân bay Tuy nhiên chất lượng của hệ thống này là không đồng đều, có những chỗ chưa đảm bảo về mặt kỹ thuật lại chưa được kết nối liên hoàn Hiện tại, chỉ có khoảng 20 cảng biển có thể tham gia việc vận tải hàng hoá quốc tế, các cảng đang trong quá trình container hóa nhưng chỉ có thể tiếp nhận các đội tàu nhỏ và chưa dược trang bị các thiết bị xếp dỡ container hiện đại, còn thiếu kinh nghiệm trong điều hành xếp dỡ container. Đường hàng không hiện nay cũng không đủ phương tiện chở hàng (máy bay) cho việc vận chuyển vào mùa cao điểm Chỉ có sân bay Tân Sơn Nhất là đón được các máy bay chở hàng quốc tế Các sân bay quốc tế như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, ĐàNẵng vẫn chưa kết nối với các trung tâm Logistics, khu vực hoạt động cho đại lýLogistics thực hiện gom hàng và khai quan như các nước trong khu vực đang làm.Khả năng bảo trì và phát triển đường bộ còn thấp, dường không dược thiết kế để vận chuyển container, các đội xe tải chuyên dùng hiện đang cũ kỹ, năng lực vận tải đường sắt không được vận dụng hiệu quả do chưa được hiện đại hóa và rất nối với các phương tiện khác Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng hàng hoá vận chuyển đường sắt chiếm khoảng 15% tổng lượng hàng hoá lưu thông Tuy nhiên, đường sắt VN vẫn đang đồng thời sử dụng 2 loại khổ ray khác nhau (1.000 và 1.435 mm) với tải trọng thấp Chuyến tàu nhanh nhất chạy tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh (1.630 km) hiện vẫn cần đến 29 tiếng đồng hồ Và khá nhiều tuyến đường liên tỉnh, liên huyện đang ở tình trạng xuống cấp nghiêm trọng.
Hầu hết các doanh nghiệp Logistics Dầu khí chưa có văn phòng đại diện tại nước ngoài trong khi xu thế hiện nay là Logistics toàn cầu Hơn thế nữa, tính nghiệp đoàn của các doanh nghiệp Logistics còn rất rời rạc, thiếu hợp tác hỗ trợ lẫn nhau. Các doanh nghiệp của ngành Dầu khí hiện đang chiếm khoảng 80% tổng số doanh nghiệp Logistics hoạt động trong lĩnh vực khai thác (xem mục 2.3) Các doanh nghiệp này có số vốn vẫn còn hạn chế đang trong quá trình phát triển để đảm nhiệm trọn gói các dịch vụ Logistics cho ngành Dầu khí Việt Nam.
Logistics còn là lĩnh vực mới mẻ đối với Việt Nam, trong ngành khai thác Dầu khí nó lại càng mới mẽ hơn và trên thực tế đã có một số doanh nghiệp áp dụng quy trình Logistics trong khai thác Dầu khí nhưng mới dừng ở mức độ kinh nghiệm. Những kiến thức toàn diện về Logistics cũng như quản trị Logistics chưa được đào tạo và trang bị đầy đủ, còn về nguồn nhân lực cung cấp phục vụ hoạt động Logistics thì hiện tại ngành Dầu khí còn hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả, chất lượng của các hoạt động Logistics
2.2.2 Nhân tố thuộc trình độ khoa học công nghệ, công nghệ khai thác và quản lý
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự ra đời của thương mại điện tử hơn bao giờ hết đã mở ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp trong ngành giao nhận vận tải nói chung, cũng như hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí nói riêng, tăng khả năng tinh giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành.
Công nghệ thông tin và thương mại điện tử tại Việt Nam còn mới mẻ, song lại có tốc độ phát triển rất nhanh so với các nước trong khu vực và trên thế giới Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong quản lý Logistics và có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động Logistics liên quan, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của loài người, tạo ra sự phát triển vượt bậc chưa từng có trong lịch sử, chính vì thế nó cũng ảnh hưởng rất lớn tới Logistics, đặc biệt là đối với công nghệ khai thác hiện đại, tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi các hoạt động Logistics phải phát triển tương ứng để đảm bảo cho sự hoạt động của các dàn khoan hàng ngành tỷ đồng hoạt động bình thường Khi khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp đã làm cho danh mục các sản phẩm được mở rộng, nhiều sản phẩm mới xuất hiện, kéo theo đó số lượng các doanh nghiệp Logistics cũng gia tăng Đây là yếu tố quan trọng làm cho quan hệ kinh tế trong hoạt động Logistics ngày càng trở nên sâu sắc hơn, phức tạp hơn Các yêu cầu về công nghệ khai thác và cả công nghệ thông tin, các ứng dụng phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể cũng như năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ Logistics.
Với công nghệ khai thác hiện đại trên biển, các công nghệ, ứng dụng trong thường được sử dụng trong dịch vụ Logistics có thể kể đến như: Hệ thống quản lý kho bãi (WMS), khả năng cung cấp báo cáo và công cụ theo dõi toàn bộ chuỗi Logistics và khả năng kết nối/trao đổi dữ liệu cùng với những công nghệ tiên tiến như công nghệ định vị bằng sóng radio, quét mã vạch và quản lý đơn hàng cơ bản được tự động hóa Năng lực công nghệ của nhà cung cấp dịch vụ vẫn nằm trong ba nhóm ưu tiên hàng đầu khi lựa chọn nhà cung cấp của khách hàng Hầu hết các công ty đều chú trọng đến khả năng cung ứng hệ thống quản lý kho bãi
Trong thực tế Logistics được nhìn nhận trên 2 góc độ doanh nghiệp và ngành Ở tầm doanh nghiệp, Logistics là việc tối ưu hóa mọi thao tác, hoạt động trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn Ở tầm quản lý ngành, Logistics trong khai thác Dầu khí là một hoạt động dịch vụ giúp ngành khai thác Dầu khí tối ưu hóa quá trình phân phối,vận chuyển, dự trữ các nguồn lực, giúp ngành khai thác Dầu khí trong nước phát triển bền vững và hiệu quả Đứng ở góc độ này, Logistics trong ngành khai thác Dầu khí không phải là một dịch vụ đơn lẻ mà là 1 chuỗi các dịch vụ do nhiều nhà cung cứngLogistics phối hợp các hoạt động như vận chuyển hầu hết các yếu tố đầu vào cho khai thác Dầu khí, lưu kho, dự trữ nguyên nhiên liệu cho các giàn khoan, cung ứng nguyên vật liệu, bao bì, đóng gói, quản lý hàng tồn kho, quản lý nguồn hàng, dự báo nhu cầu, quản lý đơn hàng, dịch vụ khách hàng…để cung ứng thuận tiện nhất cho hoạt động khai thác Đây là hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền cung ứng hiệu quả của quá trình này quyết định đến tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp và thương mại quốc gia Với hệ thống này, nhà cung cấp dịch vụ Logistics sẽ giúp quá trình khai thác Dầu khí tiết kiệm được chi phí đầu vào trong chuẩn bị nguyên liệu, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, vận chuyển dầu thai thác được cũng như các chi phí tương tự ở đầu ra bằng cách kết hợp các khâu riêng lẻ của chuỗi dịch vụ nêu trên Ngoài ra ngành dịch vụ Logistics còn chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ thống cơ sở hạ tầng và khung thể chế pháp lý về Logistics ở mỗi quốc gia, đây là những nhân tố cơ bản hình thành nên một hệ thống Logistics quốc gia Có thể kể tới 5 ảnh hưởng chính trong việc ứng dụng công nghệ thông tin đối với hoạt động khai thác Dầu khí
-Thứ nhất, thông tin từ người điều hành đến được trực tiếp tất cả các thành viên trên dàn khoan mệnh lệnh đưa ra là thống nhất, nhanh chóng do không phải qua khâu truyền đạt lại.
-Thứ hai, người điều hành thông qua mạng tin học có thể theo dõi dễ dàng, thường xuyên diễn biến quá trình thực hiện hoạt động Logistics trong quá trình khai thác dầu, ví dụ như theo dõi được lượng nguyên nhiên vật liệu dùng cho khai thác, hay lượng vật tư tồn kho, thừa thiếu ra sao, biết được trong quá trình các giàn khoan làm việc xảy ra ách tắc ở đâu và kịp thời đưa ra biện pháp giải quyết.
-Thứ ba, tổng hợp thống kê vào bất cứ lúc nào; cung cấp số liệu về số lượng nguyên liệu, thiết bị vật tư kỹ thuật, số lượng dầu khai thác được ở mỗi giàn khoan để dễ dàng phục vụ cho hoạt động điều hành
-Thứ tư, tiết kiệm thời gian, quản lý được nguồn nhân lực (liên lạc với các đối tác nước ngoài thông qua email, họp video-conference, telephone-conference,…), không phụ thuộc vào thời gian và không phụ thuộc vào lịch công tác của nhau (ví dụ: trình ký qua mạng, kể cả khi lãnh đạo đi vắng, xin ý kiến của các đối tác liên quan mà không cần phải chờ họp…)
-Thứ năm, việc làm các hợp đồng, trao đổi chứng từ đều có thể làm thông qua mạng internet, mạng lưới ngân hàng…sẽ làm giảm giấy tờ, thủ tục hành chính, tiết kiệm ngân sách…
Tuy nhiên, nếu không sử dụng các ứng dụng của công nghệ thông tin hay các phần mềm quản lý dành riêng cho Logistics thì hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí sẽ thiếu linh hoạt và chậm tiến độ khai thác; tình trạng sai sót việc có thể xảy ra; chất lượng làm việc tại các giàn khoan không cao và chi phí dành cho công tác điều hành cao (do phải tổ chức nhiều cuộc họp, tốn kém cả về thời gian và kinh phí; phải photo, in ấn nhiều tài liệu…)
Thực trạng phát triển hoạt động Logistics của một số doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trong khai thác Dầu khí
Do đặc điểm của ngành khai thác Dầu khí là ngành đòi hỏi trình độ công nghệ cao, mang tính quốc tế, đầu tư lớn và tính chuyên môn hóa lại rất cao theo các công đoạn khai thác nên hoạt động Logistics được thực hiện để đảm bảo cho các dàn khoan hoạt động lâu ngày trên biển hiệu quả, an toàn có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp Logistics Ngành Dầu khí nước ta được Nhà nước giao cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia quản lý, tổ chức các đơn vị hoạt động dịch vụ phục vụ trong ngành Giai đoạn đầu của quá trình phát triển ngành Dầu khí, dịch vụ Logistics trong khai thác hầu hết thuê của các Công ty nước ngoài Cùng với quá trình đầu tư phát triển, nhiều doanh nghiệp, tổng Công ty của ngành Dầu khí đã vươn lên đảm nhiệm hầu hết các dịch vụ cung ứng trang thiết bị, hậu cần cho các dàn khoan thuộc ngành quản lý
2.3.1 Hoạt động kinh doanh dịch vụ trong ngành Dầu khí Việt Nam
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là đơn vị quản lý kinh doanh ngành khai thác Dầu khí ở nước ta Để hoạt động khai thác Dầu khí diễn ra thuận lợi, Tập đoàn luôn chú trọng phát triển các hoạt động Logistics cho công tác khai thác Dầu khí Cuối năm 2008, đầu năm 2009, kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, lạm phát/suy giảm/suy thoái kinh tế từ những khu vực kinh tế lớn (Mỹ, Châu Âu, Nhật…) và sự giảm mạnh không có dấu hiệu phục hồi về giá dầu thô trên thế giới đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới phát triển bền vững của hầu hết các nước trên thế giới Để đối phó với tình hình trên, các Quốc gia trên thế giới đã tăng cường các chính sách hỗ trợ và bảo hộ doanh nghiệp trong nước, điều đó đã tác động lớn tới nền kinh tế Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam với hoạt động chính là thăm dò khai thác, vận chuyển, tàng trữ, chế biến Dầu khí và các dịch vụ Dầu khí là một trong những đơn vị chịu tác động lớn và sâu rộng.
Theo Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 đã được Bộ Chính trị kết luận và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu phát triển dịch vụ Dầu khí, doanh thu dịch vụ Dầu khí đạt 20-25%, đến năm 2015, đạt 25-30% tổng doanh thu toàn ngành và ổn định đến năm 2025. Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã ban hành và tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết chuyên đề số 233NQ-ĐU ngày 17/03/2009 (sau đây gọi là Nghị quyết 233) về việc “Phát huy nội lực, tăng cường và ưu tiên sử dụng các dịch vụ của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn” để tổ chức triển khai kết luận của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” nhằm thực hiện mục tiêu phát triển dịch vụ mà Chiến lược đã đề ra, đảm bảo tăng trưởng và phát triển bền vững.
Quán triệt Nghị quyết 233, Hội đồng thành viên Tập đoàn đã ban hành Quyết định số 4232/QĐ-DKVN ngày 11/06/2009 quy định cụ thể về tổ chức sử dụng và cung cấp dịch vụ Dầu khí trong toàn Tập đoàn, làm cơ sở cho các đơn vị tổ chức thực hiện với mục tiêu chủ đạo là tối đa hóa tỷ trọng cung cấp và sử dụng dịch vụ của các đơn vị dịch vụ trong Tập đoàn trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực về cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị, nhà xưởng, kho tang, máy móc và nguồn nhân lực của các đơn vị trong Tập đoàn Kết quả thực hiện các hoạt động dịch vụ Dầu khí trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực (Bảng 2.5)
Bảng 2.5: Doanh thu từ hoạt động dịch vụ Dầu khí từ 2008-2014 Đơn vị: nghìn tỷ đồng
1 Doanh thu toàn Tập đoàn 280,5 272,47 478,00 675,33 773,7 762,8 745,5
2 Tốc độ tăng doanh thu %) - - 74,5 41,3 14,6 - -
4 Tốc độ tăng trưởng trung bình/năm (%) - 56,9 75,5 23,8 12,6 0,01 1,86
5 Tỷ trọng dịch vụ Dầu Khí
Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Bảng trên cho thấy, tỷ trọng dịch vụ trong tổng doanh thu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chiếm tỷ trọng khá lớn (hơn 30%), đạt được mục tiêu Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 đặt ra. Hiện nay, Các đơn vị cung cấp dịch vụ Logistics trong ngành khai thác Dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hiện có 42 đơn vị thành viên bao gồm:
11 đơn vị trực thuộc; 7 Công ty do Tập đoàn nắm 100% vốn điều lệ; 14 Công ty Tập đoàn nắm quyền chi phối; 7 Công ty liên kết; 3 đơn vị nghiên cứu khoa học và đào tạo
Doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ Logistics trong ngành Dầu khí của các doanh nghiệp trong những năm qua được thể hiện ở bảng 2.6
Bảng 2.6: Doanh thu và lợi nhuận của các đơn vị dịch vụ trong ngành Dầu khí Đơn vị: tỷ đồng
STT Tên đơn vị Doanh thu Lợi nhuận
1 TCT Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC) 30.500 53.000 1.600 2.800
2 TCT khoan và dịch vụ khoan Dầu khí
3 TCT CP Dung dịch khoan và hóa phẩm Dầu khí (DMC) 4.262 8.300 287 4.100
4 TCT CP Vận Tải Dầu khí (PVTrans) 5.520 10.200 368 588
5 TCT CP Dịch vụ tổng hợp Dầu khí
Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
2.3.2 Về Tổng Công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC) Đối với ngành khai thác Dầu khí, Tổng công ty dịch vụ kỹ thuật Dầu khí hoạt động như một doanh nghiệp Logistics của ngành Những năm qua hoạt động của PTSC đã cung ứng nhiều loại vật tư thiết bị và các dịch vụ cần thiết phục vụ cho các hoạt động khai thác Dầu khí ngoài khơi của Việt Nam (Bảng 2.7)
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động chủ yếu về dịch vụ Logistics của
PTSC năm 2013 - 2014 Đơn vị: Tỷ đồng
1 Dịch vụ cung ứng tàu chuyên dụng 5.765,5 762,5 6.434,8 651,4
2 Dịch vụ kho nổi chứa xử lý và xuất dầu thô (FSO/FPSO) 1.169,5 174,8 2.707,2 148,9
3 Dịch vụ cơ khí Dầu khí 10.115 474,9 12.854,2 515,9
4 Dịch vụ căn cứ cảng Dầu khí 1.611,5 329,1 2.211 454,3
Dịch vụ vận hành, bảo dưỡng (O&M), vận chuyển, lắp đặt, đấu nối, chạy thử, sửa chữa các công trình Dầu khí
Dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất công trình vào khảo sát sửa chữa công trình ngầm bằng ROV
Theo báo cáo thường niên năm 2015 của PTSC
Dịch vụ tàu chuyên dụng Dầu khí là lĩnh vực dịch vụ truyền thống, thế mạnh và hiện đang đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của PTSC. Ngoài đội tàu hiện tại, PTSC còn hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước nhằm cung cấp các dịch vụ tàu cho hoạt động Dầu khí tại Việt Nam và một số nước trong khu vực Hiện tại, PTSC cung cấp khoảng 90% dịch vụ tàu phục vụ hoạt động thăm dò và khai thác Dầu khí tại Việt Nam Các dịch vụ chủ yếu của PTSC về tàu dịch vụDầu khí bao gồm: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa, thiết bị, thực phẩm… và phục vụ công tác khoan; Dịch vụ vận chuyển các cấu kiện phục vụ công tác lắp đặt các công trình ngoài khơi; Dịch vụ lai dắt, công tác cứu hộ, cứ nạn trên biển; Dịch vụ trực mỏ,trực an ninh mỏ và bảo vệ các tàu khảo sát, thăm dò; Dịch vụ tàu khảo sát địa chấn và khảo sát địa chất công trình biển; Dịch vụ đại lý tàu biển.
Dịch vụ kho nổi chứa xử lý và xuất dầu thô (FSO/FPSO): Dịch vụ cung cấp kho nổi, chứa, xử lý và xuất dầu thô (FSO/FPSO) là một trong những dịch vụ chiến lược mang tính ổn định, lâu dài do gắn liền với hoạt động khai thác các mỏ dầu. Tuy nhiên, đây cũng là loại hình dịch vụ rất khó gia nhập do công nghệ quản lý vận hành đòi hỏi trình độ tay nghề cao, giá trị đầu tư rất lớn, đồng thời cạnh tranh quốc tế vô cùng gay gắt Hiện nay, PTSC đang sở hữu và đồng sở hữu 5 kho nổi FSO/FPSO và là đơn vị đứng đầu trong việc làm chủ công nghệ quản lý, vận hành, bảo dưỡng tàu FSO/FPSO.
Các dịch vụ chính bao gồm: Cung cấp tàu FSO/FPSO và quản lý, vận hành, khai thác, bảo dưỡng tàu FSO/FPSO; Cung ứng lao động kỹ thuật cho các tàu FSO/FPSO.
Dịch vụ cơ khí Dầu khí: Một trong số những loại hình dịch vụ chính của PTSC là Dịch vụ gia công lắp ráp, chế tạo, vận chuyển và lắp đặt các cấu kiện, thiết bị Dầu khí, chạy thử bảo dưỡng, sửa chữa đóng mới, hoán cải các phương tiện nổi, thực hiện các dự án EPIC và hợp đồng chìa khóa trao tay và các công việc khác liên quan đến lĩnh vực cơ khí hàng hải, bao gồm:
Thực hiện các dự án EPC/EPCI/EPIC chế tạo, vận chuyển, lắp đặt, chạy thử dàn khoan, chân đế giàn khoan, các cấu kiện, thiết bị Dầu khí, các công trình Dầu khí ngoài khơi/trên bờ
Đóng mới, hoán cải các phương tiện nổi, đóng tàu, xà lan… Đây là loại hình dịch vụ đang phát triển mạnh mẽ tại PTSC và PTSC đã thu được những kết quả đáng ghi nhận như: Tham gia đấu thầu, trúng thầu và thực hiện thành công các dự án cơ khí lớn như dự án Ruby B cho PCVL, dự án xây lắp các khối thượng tầng giàn BO-B/C/D cho Talisman, Dự án Sư tử đen North East,
Dự án Premier Oil… Hiện nay, PTSC đã được Tập đoàn Dầu khí giao làm tổng thầu EPC dự án Nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất, dự án 2 bể chứa dầu thô của nhà máy lọc dầu Dung Quất; thực hiện thắng thầu các dự án nhà máy nhiệt điện Long Phú, Quảng Trạch Bên cạnh đó, PTSC bắt đầu mở rộng hoạt động sang lĩnh vực cơ khí đóng mới, sửa chữa các phương tiện nổi như đóng mới tàu dịch vụ Dầu khí, đóng mới xà lan vận tải…
Dịch vụ căn cứ cảng Dầu khí: Hiện nay PTSC đang sở hữu, quản lý và vận hành hệ thống 06 căn cứ cảng dịch vụ Dầu khí tại tất cả các trung tâm Dầu khí trên cả ba khu vực Bắc – Trung –Nam Việt Nam với hơn 150 ha cảng như Cảng
Hạ lưu Vũng Tàu (81.5ha), Cảng Tổng hợp Phú Mỹ (26.5ha), Cảng Dung Quất(15ha), Cảng Hòn La –Quảng Bình (8.8ha), Cảng Đình Vũ - Hải Phòng (13.9ha),
Đánh giá khái quát về những tác động của các nhân tố đến sự phát triển
2.4.1 Những tác động tích cực của các nhân tố đến sự phát triển hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí Việt Nam
Sự phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam gắn liền với sự phát triển của hoạt động Logistics Những kết quả đạt được của ngành Dầu khí Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác cũng có sự đóng góp tích cực của các hoạt động Logistics Đối với hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí, sự phát triển trong thời gian qua chịu sự tác động tích cực và cả những tác động tiêu cực đến các lĩnh vực dịch vụ Logistics Đối với sự phát triển hoạt động Logistics, những tác động tích cực của các nhân tố cho thấy:
- Nhân tố phát triển của ngành và toàn bộ nền kinh tế - xã hội ở nước ta sau gần 30 năm đổi mới và những thành quả của quá trình đổi mới đã tác động tích cực đến ngành khai thác Dầu khí nói chung và hoạt động Logistics nói riêng Chính nhờ sự phát triển kinh tế xã hội, nguồn thu của ngân sách nhà nước đã đầu tư cho ngành khai thác Dầu khí, thúc đẩy các hoạt động khai thác và hiện đại hóa các hoạt động dịch vụ Logistics phục vụ cho việc khai thác Dầu khí ở nước ta những năm qua Không có đầu tư và nguồn lực cho phát triển thì hoạt động khai thác Dầu khí cũng như hoạt động Logistics phục vụ cho ngành này không thể phát triển.
- Lợi thế về vị trí địa chính trị của Việt Nam, thềm lục địa là nhân tố cũng cho phép ngành khai thác Dầu khí có nhiều cơ hội để phát triển Những năm qua, ngành khai thác Dầu khí đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của đất nước nhất là đóng góp vào nguồn thu ngân sách Cùng với đó, tác động tích cực sự phát triển của các hoạt động Logistics từ vận chuyển, cung ứng các dịch vụ, chuyển giao công nghệ trong hoạt động cung ứng dịch vụ ngành khai thác Dầu khí đạt trình độ khu vực và quốc tế, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả trong khai thác Dầu khí ở các mỏ thuộc thềm lục địa của Việt Nam.
- Sự đổi mới nền kinh tế Việt Nam cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường đã tạo môi trường cạnh tranh cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ta Sự vận hành kinh tế thị trường đã tạo môi trường tài chính trong các ngành sản xuất nói chung và ngành khai thác Dầu khí nói riêng Yếu tố cạnh tranh đã tác động tích cực đến sự đổi mới công nghệ trong khai thác, trong hoạt động dịch vụ Logistics nhờ đó giảm được chi phí, tăng hiệu quả hoạt động của các mỏ khai thác Dầu khí đang hoạt động hiện nay của Việt Nam.
- Nhân tố hội nhập và phát triển đã tác động tích cực đến hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí Để tồn tại và phát triển trong môi trường hội nhập, các hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí phải thường xuyên đổi mới để tồn tại hội nhập, phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, nhiều loại dịch vụ các doanh nghiệp trong nước đảm nhiệm tới 90% Nhờ hội nhập và phát triển, nhiều loại dịch vụ mới, công nghệ mới đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong các hoạt động Logistics của ngành Dầu khí.
- Nhân tố nội tại của ngành Dầu khí và nguồn lực của ngành Dầu khí cũng đã tác động tích cực đến sự phát triển hoạt động Logistics từ hoạt động: Vận chuyển vật tư kỹ thuật và sản phẩm sản xuất; Cung ứng vật tư trong doanh nghiệp;Mua sắm và thuê dịch vụ; Quản lý dự trữ trong doanh nghiệp; Hoạt động kho bãi của doanh nghiệp; Liên kết hệ thống sản xuất và vận hành; Dịch vụ khách hàng; Đóng gói; Quản lý hệ thống thông tin Kết quả điều tra cho thấy hoạt động Logistics có tác động rất lớn đến khai thác Dầu khí ở nước ta với điểm bình quân cao nhất 4,0 (nâng cao hiệu quả khai thác Hình 2.8)
Hình 2.8: Ý kiến của Cán bộ quản lý đánh giá mức độ tác động của hoạt động Logistics đến khai thác Dầu khí
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
Nhờ những tác động tích cực của các nhân tố mà việc thực hiện các hoạt động Logistics trong khai thác Dầu khí đã có sự tiến bộ và phát triển, góp phần không nhỏ trong sự phát triển không ngừng của ngành khai thác dầu thô ở Việt Nam Các ưu điểm của hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí là :
Thứ nhất: hoạt động Logistics là là một chuỗi các dịch vụ đã có sự quan tâm, đầu tư để phát triển, nghiên cứu liên kết các doanh nghiệp và đến nay đã xây dựng một chuỗi hoạt động Logistics vận hành hiệu quả trong ngành khai thác dầu Chuỗi dịch vụ đó bao gồm cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình khai thác, hỗ trợ về mặt kỹ thuật, bố trí các điều kiện tốt nhất phục vụ khai thác, giảm thiểu rủi ro trục trặc về nguồn lực, phân phối tốt nguồn đầu ra cho hoạt động khai thác dầu thô.
Thứ hai: các doanh nghiệp sử dụng các công nghệ hiện đại trong việc thực hiện các hoạt động Logistics như thiết bị cung cấp truyền tải thông tin hiện đại tối tân, thiết bị kỹ thuật sửa chữa lắp đặt hiện đại, phương tiện vận chuyển hiện đại… giúp hiệu quả khai thác dầu cao hơn.
Thứ ba: các doanh nghiệp đã ngày càng nhận thức đầy đủ hợn về Logistics và có những phương pháp hoạt động Logistics hiệu quả Doanh nghiệp đã nghiên cứu cách thức, phương tiện giúp hoạt động Logistics trong ngành khai thác dầu được thực hiện trơn tru như tìm hiểu kỹ thị trường, tìm hiểu rõ nguồn hàng, sử dụng trang thiết bị máy móc hiện đại cũng như phương tiện vận chuyển tối tân.
Thứ tư: trình độ quản lý của doanh nghiệp Logistics đã được nâng cao. Phương pháp quản lý nguồn đầu vào nguyên vật liệu phù hợp, đổi mới quản lý đầu ra đáp ứng yêu cầu phát triển trong hội nhập và phát triển
Thứ năm: chất lượng nguồn nguyên vật liệu, thiết bị đầu vào cung ứng cho quá trình khai thác Dầu khí luôn được bảo đảm, quản lý chặt chẽ, chọn lựa kỹ càng. Chất lượng dịch vụ Logistics được coi trọng và nâng cao hơn Việc quản lý chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như giá cả đầu vào cho ngành khai thác dầu, quản lý chi phí hoạt động dịch vụ Logistics ngày càng hoàn thiện theo tiêu chuẩn quốc tế cho khai thác Dầu khí.
2.4.2 Những tác động tiêu cực của các nhân tố đến hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí Việt Nam
Bên cạnh những tác động tích cực của các nhân tố đến sự phát triển hoạt độngLogistics trong ngành khai thác Dầu khí Việt Nam thì cũng những nhân tố đó có những tác động tiêu cực đến hoạt động Logistics, cụ thể:
- Mặc dù sau 30 năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc so với trước đây nhưng là vẫn là một nước có quy mô và trình độ phát triển thấp, kinh tế - xã hội phát triển chưa bền vững, nguồn thu ngân sách còn hạn chế Do vậy đầu tư cho phát triển nói chung và cho phát triển ngành khai thác Dầu khí nói riêng vẫn còn ở mức độ nhất định, lượng vốn thu hút cho ngành Dầu khí chủ yếu vẫn là nguồn vốn FDI nên hoạt động Logistics chưa thực sự phát triển, đáp ứng được yêu cầu của ngành trong giai đoạn hiện nay Vẫn còn nhiều dịch vụ Logistics do các doanh nghiệp Logistics nước ngoài cung ứng là chủ yếu, các dịch vụ mà các doanh nghiệp trong nước cung ứng giá trị gia tăng không lớn Qua điều tra khảo sát, các chuyên gia, cán bộ quản lý đánh giá về bức tranh về phát triển hoạt động Logistics trong khai thác Dầu khí ở Việt Nam cho thấy rõ điều này (Hình 2.9)
Hình 2.9: Ý kiến đánh giá của Cán bộ quản lý về tình hình phát triển hoạt động Logistics trong khai thác Dầu khí ở Việt Nam
Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả
- Nhân tố điều kiện tự nhiên cũng tác động tiêu cực đến hoạt động Logistics, với bờ biển dài trên 3200km, mỗi năm trên 10 cơn bão độ bộ vào Việt Nam, hoạt động khai thác Dầu khí lại ngoài biển, xa đất liền làm cho hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí đòi hỏi chi phí lớn, xuất đầu tư cao Điều này làm cho hoạt động Logistics trong khai thác Dầu khí thường có chi phí cao, chỉ số doanh nghiệp đủ điều kiện mới có thể thực hiện được các dịch vụ Logistics cho ngành Dầu khí
Định hướng phát triển ngành khai thác Dầu khí Việt Nam đến năm 2020 và những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động Logistics
3.1.1 Định hướng phát triển ngành khai thác Dầu khí Việt Nam đến 2020
Nghị quyết số 09/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về chiến lược biển đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước, trong đó kinh tế Dầu khí đứng thứ nhất, tiếp theo là kinh tế hàng hải và phấn đấu sau 20 năm, kinh tế hàng hải sẽ vươn lên vị trị thứ nhất Với mục tiêu này, việc quy hoạch, xây dựng hệ thống cảng biển hiện đại, quản lý đồng bộ, hiệu quả cũng như phát triển hệ thống dịch vụ Logistics có vai trò vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo lưu thông hàng hóa, phục vụ phát triển kinh tế xã - hội.
Theo Nghị quyết số 175/QĐ – TTg, Quyết định phê duyệt chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 xác định Logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất, hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu Hình thành dịch vụ trọn gói 3PL (integrated 3PL); phát triển lo-gi-stic điện tử (e-Logistics) cùng với thương mại điện tử và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả và thân thiện Tốc độ tăng trưởng thị trường lo-gi-stic đạt 20 – 25% năm Tỉ lệ thuê ngoài lo-gi-stic (outsourcing Logistics) đến năm
2020 là 40%. Định hướng, quan điểm và các mục tiêu phát triển dịch vụ Logistics đến năm
- Logistics là yếu tố động lực thúc đẩy phát triển hiệu quả khai thác Dầu khí.
- Đẩy mạnh và hiện thực hóa kỹ năng quản trị Logistics, quản trị chuyền cung ứng trong quản lý khai thác Dầu khí là hoạt động có ý nghĩa thiết thực.
- Giảm chi phí Logistics trong cơ cấu chi phí khai thác có ý nghĩa quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi định hướng, mục tiêu đã đề ra.
- Logistics trong chiến lược phát triển hệ thống giao thông vận tải biển phục vụ hoạt động khai thác Dầu khí mà mục tiêu là vận tải đa phương thức với chất lượng cao là cơ hội cải tạo hoạt động khai thác, cải tạo sản phẩm khai thác và chế biến, nâng cao lợi thế cạnh tranh.
- Phát triển Logistics điện tử (e-Logistics) trong ngành khai thác Dầu khí cùng với thương mại điện tử và quản trị chuyền cung ứng an toàn và thân thiện là xu hướng thời đại.
Về trọng tâm thực hiện các chiến lược ưu tiên:
- Chiến lược giảm chi phí Logistics ở Việt nam (can thiệp vào các điểm hạn chế (bottleneck) của chuỗi cung ứng như năng suất của các cảng, kho bãi và điểm trung chuyển; quy hoạch vận tải đa phương thức thúc đẩy phát triển nhanh hơn các phương thức vận tải hàng hóa có chi phí thấp; xác định các cơ hội cải tạo các sản phẩm xuất khẩu cụ thể).
- Chiến lược đào tạo nguồn nhân lực ngành Logistics một mặt nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu nhân lực qua đào tạo cho ngành, mặt khác đẩy nhanh chương trình đào tạo các chuyên gia Logistics có kỹ năng ứng dụng và triển khai các thực hành quản trị Logistics và chuỗi cung ứng theo kịp các nước công nghiệp phát triển.
- Chiến lược tái cấu trúc Logistics, trong đó có kế hoạch thúc đẩy sự tăng trưởng những nhà cung ứng dịch vụ Logistics bên thứ ba (3PLs) trong nước, xem đây là tiền đề phát triển thị trường dịch vụ Logistics tại Việt Nam.
- Thúc đẩy và gắn kết công nghệ thông tin trong Logistics, đặc biệt khâu thủ tục hải quan và tại biên giới (tăng cường tổ chức, thúc đẩy tiêu chuẩn hóa trong khai thác như chứng từ, tiêu chuẩn công nghệ…, phát triển các cổng thông tin Logistics, EDI, e -Logistics…)
Về các chương trình trọng tâm Logistics giai đoạn 2011-2020:
- Phát triển khu công nghiệp Logistics (Logistics park) miền Bắc với quy mô, địa điểm phù hợp nhằm phục vụ nhu cầu trung chuyển hàng hóa cũng như phục vụ các khu công nghiệp sản xuất chế biến xuất khẩu.
- Phát triển các khu công nghiệp Logistics miền Nam (phục vụ vận tải container quốc tế thông qua cảng biển container quốc tế và cảng hàng không quốc tế).
- Phát triển khu Logistics cùng với việc cải tạo cửa khẩu Lào Cai thúc đẩy trao đổi thương mại với Trung Quốc (tiếp theo là Lạng Sơn, Mộc Bài, Lao Bảo… cho giai đoạn 2030).
- Phát triển đa dạng các trung tâm phân phối (distribution center) tại các thành phố, đô thị lớn trên cả nước nhằm phục vụ thị trường bán lẻ, các trung tâm Logistics (Logistics center) gần các khu công nghiệp sản xuất, chế biến xuất khẩu.
Trong định hướng đến năm 2025, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có các giải pháp quan trọng, có tính đột phá nhằm đạt được những mục tiêu đề ra và vượt 1 số chỉ tiêu mà Petrovietnam có thế mạnh, trong đó tập trung đẩy mạnh phát triển những lĩnh vực kinh doanh cốt lõi bao gồm: thăm dò, khai thác Dầu khí, lọc hóa dầu, sản xuất điện khí và dịch vụ kỹ thuật Dầu khí, gia tăng giá trị tài nguyên Dầu khí trong nước, gia tăng nguồn tài nguyên Dầu khí từ nước ngoài, tăng cường xã hội hóa để thu hút nguồn đầu tư khác không phải là cốt lõi của Tập đoàn, trên cơ sỏ đó giừ vững vai trò đầu tầu của nến kinh tế, là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước Mục tiêu tổng quát của lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật Dầu khí nói chung và hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí nói riêng.
- Giai đoạn 2011-2015: Đáp ứng khoảng 50-55% nhu cầu trong nước về dịch vụ kỹ thuật Dầu khí và từng bước phát triển ra thị trường khu vực và thế giới
- Giai đoạn 2016-2020: Đáp ứng 55-60% nhu cầu dịch vụ trong nước
- Thu hút tối đa các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ để tăng nhanh tỉ trọng doanh thu dịch vụ trong tổng doanh thu của cả ngành Dầu khí
- Giai đoạn 2011-2015: Doanh thu dịch vụ Dầu khí đạt 25-30% tổng doanh thu toàn ngành Dầu khí
- Giai đoạn 2016-2020: Doanh thu dịch vụ Dầu khí đạt 30-35% tổng doanh thu toàn ngành Dầu khí
Về tốc độ tăng trưởng:
- Giai đoạn 2011-2015: 15-20% so với năm trước;
- Giai đoạn 2016-2020: 20% so với năm trước
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu trong lĩnh vực hoạt động Logistics ngành khai thác Dầu khí
1 Dịch vụ khoan và kỹ thuật giếng khoan 6 Jack up, 1 nổi bán chìm 2 giàn đất liền
2 Tàu dịch vụ, kho nổi
(FPSO/FSO) 50 AHTS, 4 FSO, 1 FPSO 20 AHTS, 1 FSO,
3 Dịch vụ cơ khí, thiết kế, xây lắp
01 nhà máy đóng tàu dịch vụ và xà lan nhà ở (2-3 tàu/năm); 01 nhà máy chế tạo giàn khoan (2 giàn/năm)
4 Dịch vụ khảo sát địa chất và địa chấn 1 tàu 3D; 5 ROV 1-2 ROV
Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Về lĩnh vực thăm dò, tìm kiếm, khai thác Dầu khí:
- Đẩy mạnh đầu tư, tìm kiếm, thăm dò, khai thác trong nước, trong đó dành tỷ lệ tham gia cao nhất có thể tại các bể truyền thống Cửu Long, Nam Côn Sơn, Malay- Thổ Chu, Sông Hồng;
Phương hướng tăng cường sự tác động tích cực của các nhân tố đến phát triển các hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí Việt Nam 110
a Tăng cường sự tác động của hệ thống pháp luật, cơ chế và chính sách đối với sự phát triển hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí thông qua hệ thống thể chế, chính sách đồng bộ và tạo thuận lợi cho Logistics phát triển
Trong thời gian tới, hệ thống các cơ chế, chính sách để phát triển dịch vụ Logistics cần được tiếp tục bổ sung va hoàn thiện Nhà nước cần tạo một hành lanh pháp lý thông thoáng và minh bạch để các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này phát triển. b Phát huy và khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng Logistics nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động Logistics của ngành Dầu khí thông qua việc đầu tư, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng hoạt động Logistics Dầu khí
Hoạt động Logistics Dầu khí liên quan mật thiết với sự phát triển hạ tầng giao thông vận tải, cảng biển, phương thức vận tải, hệ thống phân phối… Tuy nhiên,hiện nay cơ sợ hạ tầng của Việt Nam chưa phát triển kịp với sự phát triển của ngànhDầu khí Việt Nam và cũng không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển các hoạt động Logistics Cơ sở hạ tầng chưa phát triển nên chi phí vận tải luôn cao hơn so với các nước trong khu vực Do vậy, việc phát triển tốt các cơ sở hạ tầng, các trung tâm Logistics là một trong các điều kiện tiên quyết cho các dịch vụ Logistics phát triển Hệ thống cầu cảng, bến bãi hiện đại sẽ nâng cao được khả năng cạnh tranh, giảm thời gian và chi phí vận chuyển, mang lại hiệu quả kinh tế cho hoạt động Logistics Dầu khí. c Tăng cường và tận dụng tốt cơ hội từ hội nhập, phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí
Ngành khai thác Dầu khí là một ngành kinh tế mũi nhọn và đặc thu, do đó đòi hỏi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics Dầu khí phải có đủ các nguồn lực như thiết bị, lao động, khả năng tài chính… Hiện nay, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt nam đã có một số đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ Logistics Dầu khí Tuy nhiên, các đơn vị này chưa đáp ứng được đầu đủ nhu cầu khai thác Dầu khí Việt Nam nên hàm lượng sử dụng các dịch vụ Logistics của đơn vị cung cấp nước ngoài vẫn chiếm tỉ trọng cao Do đó, cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí Việt Nam, khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh trên cơ sở nội lực sẵn có trong toàn Tập đoàn để cạnh tranh hiệu quả. d Nguồn nhân lực Logistics là yếu tố then chốt trong phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động Logistics của ngành khai thác Dầu khí
Yếu tố quan trọng cho sự phát triển lâu dài và bên vững của ngành công nghiệp dịch vụ Logistics là nguồn lao động có kỹ thuật, tay nghề cao và chuyên nghiệp Do vậy, cần có một chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cụ thể và khả thi cho ngành Logistics nói chung và hoạt động Logistics trong khai thác Dầu khí nói riêng.Hiện tại, nhân lực được đào tạo bài bản về Logistics ở nước ta rất hạn chế nên việc hướng nghiệp và quảng bá về chuyên ngành này cũng cần phải được tăng cường ở các ngành, các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo trong cả nước Hơn nữa, nội dung đào tạo phải thường xuyên cập nhật theo chuẩn mực quốc tế, tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, chuyên gia Dầu khí… nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí.
Giải pháp tăng cường sự tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của các nhân tố đến hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí Việt
3.3.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Logistics nhằm thúc đẩy hoạt động Logistics trong khai thác Dầu khí
Trong hoạt động Logistics của ngành Dầu khí thì cơ sở hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng bao gồm: Hệ thống cảng biển, đường sắt, đường ôtô, đường sông và các công trình, trang thiết bị khác như hệ thống kho bãi, phương tiện xếp dỡ, trạm cất chứa ngoài biển và trong đất liền, hệ thống đường ống vận chuyển, hệ thống thông tin liên lạc…cơ sở hạ tầng là một trong những bộ phận cấu thành hoạt động cung ứng dịch vụ Logistics.
Cần xây dựng cơ sở hạ tầng tốt, trùng tu sửa chữa các hệ thống vật chất có chất lượng kém, đầu tư hơn nữa vào các hệ thống giao thông đường biển phục vụ quá trình vận tải…xây dựng các giàn khoan chắc chắn, đảm bảo kỹ thuật, chất lượng tốt, xây dựng các trạm chất chứa dầu trên biển đảm bảo tiêu chuẩn, xây lắp các đường ống đủ tiêu chuẩn,…
Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng vận tải biển trước hết là các cảng biển (hiện nay, đang chuẩn bị xây dựng cảng trung chuyển quốc tế ở Vân Phong, các cảng container ở khu vực tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, 70% hàng container tập trung ở các cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh), cảng cạn (ICD), kho bãi, các khu đầu mối vận tải Đồng thời phát triển nhanh các phương tiện vận tải biển và phương tiện xếp dỡ hàng hoá, đặc biệt là làm hàng container Việc đầu tư phát triển này cần được tiến hành đồng bộ với kết cấu hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường không và đường thuỷ nội địa Chúng ta cần phối hợp quy hoạch và hợp tác phát triển với các ngành đường bộ, đường sắt và đường sông trong việc xây dựng các khu đầu mối giao thông, các cảng cạn, kho chứa hàng nhằm tạo điều kiện cho việc áp dụng khép kín quy trình công nghệ vận tải đa phương thức và Logistics một cách có hiệu quả trong toàn ngành giao thông vận tải.
3.3.2 Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ Logistics trong quá trình thực hiện các hoạt động Logistics Dầu khí
Các công nghệ, ứng dụng trong thường được sử dụng trong dịch vụ Logistics có thể kể đến như: Hệ thống quản lý kho bãi (WMS), khả năng cung cấp báo cáo và công cụ theo dõi toàn bộ chuỗi Logistics và khả năng kết nối/trao đổi dữ liệu cùng với những công nghệ tiên tiến như công nghệ định vị bằng song radio, quét mã vạch và quản lý đơn hàng.
Cần áp dụng những phát minh, sang chế công nghệ hiện đại trong quá trình thực hiện các dịch vụ Logistics như ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng thiết bị hiện đại, công nghệ trong tìm kiếm thông tin, công nghệ quản lý kho bãi, xử lý kỹ thuật khi khoan khai thác…
3.3.3 Phát huy và nâng cao năng lực yếu tố con người đặc biệt là cán bộ quản lý, nguồn nhân lực Logistics trong ngành Dầu khí Việt Nam
Quá trình nhận thức, xây dựng kỹ năng quản trị, kỹ năng thực hành Logistics cần thời gian và công tác vận động, hướng nghiệp Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp, các trường, để đẩy mạnh công tác đào tạo với nhiều hình thức linh hoạt, cung cấp nhân lực đáp ứng cho ngành Các hiệp hội ngành cần tranh thủ tài trợ, hợp tác đào tạo từ nước ngoài. Để đáp ứng yêu cầu của việc cung cấp dịch vụ Logistics hàng hải quốc tế, việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực hiện nay là yêu cầu cấp bách Trước hết tập trung vào việc đào tạo sự hiểu biết về luật pháp trong nước và quốc tế về vận tải đa phương thức, các hoạt động chính của Logistics và kỹ năng vận hành dịch vụ Logistics Đồng thời với việc đào tạo nghiệp vụ chuyên môn là đào tạo nâng cao trình độ tiếng Anh, đảm bảo được việc giao dịch, thủ tục và lập chứng từ nghiệp vụ Việc đào tạo cần tiến hành ở cả ba cấp độ: cán bộ hoạch định chính sách, quản lý và nghiệp vụ cụ thể. Song song với việc đào tạo cán bộ là phải nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dịch vụ Logistics, trước hết là sử dụng EDI (Electronic Data Interchange) Khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh dịch vụ Logistics trong ngành hàng hải có vai trò quan trọng trong việc nâng cạo năng lực cung cấp dịch vụ.
3.3.4 Tăng cường vai trò và sự cộng tác chặt chẽ của các hiệp hội ngành nghề liên quan
Như Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ Logistics, Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam, Hiệp hội Đại lý – môi giới hàng hải Việt Nam, Hiệp hội Cảng biển Việt Nam, trong việc phát triển dịch vụ Logistics phục vụ kinh tế hàng hải.
Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ Logistics được thành lập từ năm 2013, đến nay đã có 105 hội viên Để phát huy vai trò của Hiệp hội và phù hợp với xu thế phát triển dịch vụ Logistics ở nước ta hiện nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, sắp tới Hiệp hội sẽ đổi tên thành Hiệp hội Logistics Việt Nam Qua đó sẽ có điều kiện phát triển mọi hoạt động Logistics nhằm đáp ứng yêu cầu của việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có kinh tế biển
Ngoài ra, còn có các giải pháp giúp hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí phát triển hoàn thiện hơn nữa:
- Hoàn thiện phương pháp nghiên cứu, xác định về nhu cầu vật tư, nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào phục vụ quy trình khai thác Dầu khí Cần xác định rõ số lượng vật tư đầu vào, chất lượng tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi cung cấp cho các giàn khoan để tránh rủi ro về nguyên vật liệu.
- Huy động sử dụng hợp lý nguồn vật tư cho ngành khai thác Dầu khí, Tránh lãng phí.
- Tổ chức hợp lý các mối quan hệ kinh tế trong việc thực hiện dịch vụ Logistics như kho vận, bến bãi, tàu chở, trang thiết bị kỹ thuật…
- Tổ chức quản lý kênh phân phối chuyển giao vật tư cho khai thác
- Quản lý nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho khai thác tại các giàn khoan…
3.3.5 Giải pháp thuận lợi hóa thương mại và vận tải nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí Việt Nam
3.3.5.1 Giải pháp hoàn thiện thể chế pháp luật nhằm phát triển hệ thống Logistics
* Hoàn thiện quản lý nhà nước về lĩnh vực dịch vụ Logistics a Hoàn thiện hệ thống pháp luật - cơ sở pháp lý trong hoạt động Logistics
Về cơ sở pháp lý, những năm qua, nước ta đang trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ chế chính sách, do vậy tính đồng bộ thống nhất để đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ Logistics theo một chuẩn mực còn nhiều hạn chế Luật Thương mại, cho đến nay vẫn chưa có một Nghị định hướng dẫn thật toàn diện, đồng bộ về các vấn đề liên quan đến hoạt động Logistics hay Luật Hàng hải, Luật Cạnh tranh… cũng đều còn thiếu những Nghị định hướng dẫn như vậy Các vấn đề về tài chính, vận tải, thông quan, giao nhận ở các cảng hàng không, cảng biển vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, gây trở ngại rất nhiều cho hoạt động Logistics.
Về hành lang pháp lý, thực ra cho đến nay, Logistics mới chỉ được công nhận là một hành vi thương mại trong Luật Thương mại sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1/1/2006) và có 8 điều quy định về dịch vụ Logistics (Điều 233- Điều 240) Ngày 5/9/2007, Chính phủ ban hành Nghị định 140 “Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics”, nhưng do lĩnh vực bao phủ rộng, mang tính liên ngành nên theo nhiều chuyên gia, các văn bản vẫn còn sơ sài, chưa thể hiện hết hành lang pháp lý đối với một lĩnh vực sôi động mang lại lợi nhuận lớn như Logistics.
Bên cạnh đó, sự khác biệt về tiêu chuẩn kỹ thuật, khung khổ pháp lý cũng như phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng giữa các nước và trình độ phát triển giữa các nước trong khu vực cũng là thách thức không nhỏ trên tiến trình hội nhập ngành dịch vụ Logistics Ngay cả việc thi hành Luật Cạnh tranh trong lĩnh vực này cũng không được chú trọng bởi hiện có quá nhiều biểu hiện của việc kinh doanh không lành mạnh chưa được xử lý triệt để.
Vì vậy, Nhà nước cần sớm xây dựng một khung pháp lý cho hoạt độngLogistics, trước mắt cần nghiên cứu bổ sung và sửa đổi Luật thương mại phần nói về dịch vụ Logistics Từ đó sớm có được các văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tiễn hoạt động Logistics hiện nay, khi Việt Nam đã bước sang năm thứ 10 gia nhập WTO.Một hành lang pháp lý bao gồm các quy định pháp luật cụ thể, rõ ràng và minh bạch, sự quan tâm của Nhà nước trong đầu tư cơ sở hạ tầng, đào tạo… là những điều kiện quan trọng để thúc đẩy ngành Logistics Việt Nam phát triển Điều này đòi hỏi cơ chế, chính sách về lĩnh vực Logistics cần phải được tiếp tục nghiên cứu để bổ sung và hoàn thiện Muốn vậy, việc nghiên cứu và học tập kinh nghiệm các nước trong khu vực và trên thế giới (đặc biệt là Singapore, Nhật Bản và Trung Quốc) là rất cần thiết. Việc tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các khu vực kinh tế FDI, nhà nước, tư nhân thông qua các chính sách hỗ trợ và tôn trọng các quy luật của nền kinh tế thị trường sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp ngành dịch vụ Logistics của Việt Nam hội nhập thành công vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Ở Việt Nam, hoạt động Logistics đã được điều chỉnh bởi luật Thương mại Việt Nam năm 2005 với 8 điều ( từ điều 233 đến điều 240) quy định về dịch vụ Logistics Cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các điều khoản trong luật Giải thích và cụ thể hoá các khái niệm Logistics, hoạt động Logistics, hệ thống Logistics, dịch vụ Logistics, doanh nghiệp Logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Logistics, hợp đồng dịch vụ Logistics, cơ sở hạ tầng Logistics… để luật được coi là cơ sở pháp lý trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế về hoạt động Logistics Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 bước đầu đã quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logistics nhưng thực sự còn sơ khai chưa phù hợp với sự phát triển Logistics hiện nay Vì vậy, theo các chuyên gia giải pháp cần được ưu tiên lựa chọn để hoàn thiện thể chế pháp luật hệ thống Logistics trong thời gian tới cần tập trung vào các nội dung sau (Hình 3.2):
Hình 3.2: Ý kiến của các chuyên gia về lựa chọn giải pháp để hoàn thiện thể chế pháp luật của hệ thống Logistic
Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 cũng cần được triển khai thực hiện tốt hơn với việc hoàn thiện các văn bản chi tiết dưới Luật Nghị định 10/2001/NĐ-CP ngày 19/3/2001 về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải và Nghị định 57/2001/NĐ-
CP ngày 24/8/2001 về điều kiện kinh doanh vận tải biển đã được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 115/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển, phù hợp với yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế hàng hải hiện nay. Nghị định 87/2009 về kinh doanh vận tải đa phương thức ra đời thay thế Nghị định 125/2003/NĐ- CP đã phần nào phù hợp với thực tiễn nhưng vẫn cần các văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể Thực hiện có hiệu quả các công ước quốc tế về hàng hải mà Việt Nam đã gia nhập, các hiệp định của ASEAN và khu vực về vận tải và dịch vụ vận tải; tiếp tục xem xét gia nhập các công ước quốc tế về hàng hải có liên quan là những nội dung quan trọng cần xem xét toàn diện tỷ mỉ trong thời gian tới.
Kiến nghị về việc tạo lập môi trường và điều kiện để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí Việt Nam
3.4.1 Kiến nghị với Chính phủ
- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức về hoạt động Logistics đối với các cơ quan quản lý, các ngành, các địa phương; đồng thời xây dựng hành lang pháp lý nhất quán, thông thoáng và hợp lý, chuẩn hóa các quy trình hoạt động Logistics, thống kê Logistics, các định chế có liên quan tạo cơ sở cho một thị trường Logistics minh bạch, thúc đẩy phát triển hoạt động Logistics.
- Nhà nước cần sớm xây dựng chiến lược phát triển ngành Logistics của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; thành lập Ủy ban về Logistics; thiết lập một diễn đàn Logistics quốc gia nhằm thúc đẩy việc trao đổi ý tưởng giữa Chính phủ, các cơ quan trong lĩnh vực Logistics và khách hàng sử dụng dịch vụ.
- Hoàn thiện chính sách đầu tư, ưu đãi để phát triển cơ sở hạ tầng Logistics cả "Phần cứng" và "Phần mềm" trong hoạt động Logistics.
- Nhà nước cần xây dựng chính sách phát triển hệ thống Logistics xanh ở Việt Nam; Phát triển hệ thống các dịch vụ Logistics gắn với sự phát triển, liên kết các vùng kinh tế, hành lang kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Nhà nước cần đầu tư nghiên cứu một cách hệ thống và bài bản về Logistics, hoạt động Logistics và phổ biến sâu rộng kiến thức này trong các ngành và các doanh nghiệp, tránh tình trạng hiểu không thấu đáo dẫn đến tư tưởng cục bộ, hình thành lợi ích nhóm, làm tổn hại lợi ích quốc gia Muốn vậy, trước mắt nên thành lập Nhóm công tác nghiên cứu và triển khai hệ thống Logistics Việt Nam, quy hoạch các “Trung tâm Logistics” tại các Vùng kinh tế trọng điểm.
- Tái cấu trúc Logistics, khuyến khích áp dụng rộng rãi quản trị chuỗi cung ứng, quản trị Logistics trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, khuyến khích việc thuê ngoài Logistics, triển khai các hệ thống và ứng dụng công nghệ tiên tiến của các nước.
3.4.2 Kiến nghị ngành và doanh nghiệp
3.4.2.1 Đối với ngành Dầu khí
- Nâng cao nhận thức về vị trí vai trò và chức năng của Logistics cho các doanh nghiệp trong ngành
- Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cả phần “cứng” và phần “mềm” thuận lợi hóa cho sự phát triển Logistics.
- Ngành Dầu khí cần có những hỗ trợ và ưu đãi nhất định về đất đai để xây dựng kho tàng, bến bãi trong điều kiện hiện có, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Logistics phát triển.
- Ngành Dầu khí cần phối với các Ngành liên quan khi giải quyết các thủ tục hải quan, chính sách thuế, lưu thông hàng hóa, giao thông vận tải phải trên quan điểm Logistics, đặt lợi ích của ngành, doanh nghiệp trong lợi ích và hiệu quả của cả nền kinh tế quốc dân.
- Tích cực, chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tuỳ thuộc điều kiện và qui mô mà xây dựng chiến lược phát triển phù hợp với từng giai đoạn cụ thể trước mắt cũng như lâu dài, nhất là trong điều kiện Việt Nam mở cửa thị trường theo các Hiệp định FTA và AEC đã được hình thành
- Tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau, để cung cấp dịch vụ một cách đồng bộ, nâng cao khả năng cạnh tranh trước các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
- Các doanh nghiệp cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực Logistics chất lượng cao, am hiểu sâu sắc các quy định và pháp luật trong nước và quốc tế
- Doanh nghiệp cần quan tâm, nhận thức đúng đắn, đầy đủ về dịch vụ Logistics để khai thác hiệu quả những lợi ích to lớn mà dịch vụ này mang lại và phải đặt nó trong lợi ích của ngành và của quốc gia.