1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến sự TRUNG THÀNH của các CTNY đối với các CÔNG TY KIỂM TOÁN tại VIỆT NAM

162 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ TRUNG THÀNH CỦA CÁC CTNY ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM
Tác giả Phạm Ngọc Quang
Người hướng dẫn PGS.TS. Đặng Đức Sơn, TS. Phạm Thị Thủy
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán
Thể loại Luận án
Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 641,26 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1................................................................................................................................1 (10)
    • 1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu (10)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu (14)
    • 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu (14)
    • 1.4 Kết cấu của luận án (15)
  • CHƯƠNG 2 (17)
    • 2.1 Cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu (17)
    • 2.2 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan (25)
    • 2.3 Kết luận chương 2 (32)
  • CHƯƠNG 3 (36)
    • 3.1 Sự phát triển của TTCK và CTNY tại Việt Nam (36)
    • 3.2 Tổng quát hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam (40)
    • 3.3 Các nhân tố tác động đến sự trung thành của các CTNY đối với CTKT (46)
    • 3.4 Kết luận chương 3 (50)
  • CHƯƠNG 4 (51)
    • 4.1 Xây dựng giả thuyết khoa học (51)
    • 4.2 hình Mô nghiên cứu (0)
    • 4.3 Phương pháp nghiên cứu (54)
      • 4.3.1 Quy trình nghiên cứu (54)
      • 4.3.2 Thiết kế thang đo và phiếu điều tra (56)
      • 4.3.3 Chọn mẫu (60)
      • 4.3.4 Thu thập và xử lý dữ liệu (61)
      • 4.3.5 Phân tích dữ liệu (62)
  • CHƯƠNG 5 (65)
    • 5.1 Thống kê phân tích số liệu khảo sát (65)
      • 5.1.1 Thống kê chung (65)
      • 5.1.2 Đánh giá mối quan hệ thống kê giữa các cặp nhóm khảo sát (68)
      • 5.1.3 Kết quả kiểm định các thang đo (71)
    • 5.2 Phân tích các nhân tố tác động đến sự trung thành của CTNY đối với các CTKT65 (76)
      • 5.2.1 Phân tích các nhân tố tác động đến Sự hài lòng về Chất lượng dịch vụ kiểm toán 66 (77)
      • 5.2.2 Phân tích cho nhân tố khả năng tiếp cận (84)
      • 5.2.3 Phân tích cho nhân tố lợi ích chi phí (LICP) (84)
      • 5.2.4 Phân tích cho nhân tố mối quan hệ giữa CTNY và CTKT (86)
      • 5.2.5 Đánh giá thực trạng cảm nhận của CTNY về các nhân tố ảnh hưởng tới sự trung thành (87)
      • 5.2.6 Phân tích tương quan và hồi quy cho các nhân tố tác động đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập (92)
      • 5.2.7 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu và đánh giá tác động của các nhân tố đến sự trung thành (95)
    • 5.3 Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm CTNY cho sự trung thành (100)
    • 5.4 Kết luận chương 5 (103)
  • CHƯƠNG 6 (104)
    • 6.1 Kết quả nghiên cứu (104)
    • 6.2 Những vấn đề rút ra từ kết quả nghiên cứu (104)
      • 6.2.1 Những vấn đề về số liệu khảo sát (104)
      • 6.2.2 Những vấn đề về các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng (105)
      • 6.2.3 Thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng tới sự trung thành (107)
    • 6.3 Đóng góp của đề tài (110)
      • 6.3.1 Những đóng góp về lý luận và khoa học (110)
      • 6.3.2 Những đóng góp về thực tiễn (111)
    • 6.4 Những giải pháp cho CTKT để nâng cao sự trung thành của CTNY (112)
    • 6.5 Một số kiến nghị và đề xuất đối với các cấp quản lý nhằm tạo môi trường cạnh (116)
    • 6.6 Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo (117)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (120)
  • PHỤ LỤC (126)

Nội dung

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu

Trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nói chung, nơi diễn ra các hoạt động cung cấp dịch vụ giữa bên mua và bên bán, thì việc duy trì sự trung thành của khách hàng là một trong các mục tiêu quan trọng của các DN cung cấp dịch vụ Sự trung thành này sẽ giúp DN phát triển ổn định (Gwinner và cộng sự, 1998), giảm các chi phí để thu hút các khách hàng mới (Payne và Frow, 2005) và tạo ra thương hiệu cho công ty (Bhattacharya và Sen, 2003) Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ cùng với các yếu tố khác như giá phí dịch vụ, khả năng tiếp cận dịch vụ, hay uy tín của bên cung cấp dịch vụ… sẽ tác động đến việc khách hàng có tiếp tục (hoặc lựa chọn) sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp hay không (Ladhari và cộng sự, 2011).

Trong lĩnh vực kiểm toán BCTC nói riêng, điểm giống như các loại hình kinh doanh dịch vụ khác là cũng diễn ra các hoạt động cung cấp dịch vụ giữa bên mua và bên bán, thì việc duy trì một danh mục các khách hàng trung thành với CTKT độc lập sẽ tạo nên những thuận lợi về mặt kinh tế và cạnh tranh trên thị trường, cũng như làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các CTKT (Yang và Peterson, 2004; Ravald và Gronroos, 1996) Tuy nhiên, do kiểm toán là loại hình dịch vụ đặc thù, có nhiều bên liên quan bao gồm: Chủ thể kiểm toán là các CTKT (cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC), khách thể kiểm toán là các CTNY (sử dụng dịch vụ kiểm toán), và bên thứ ba là những đối tượng sử dụng BCTC và báo cáo kiểm toán (gồm các nhà đầu tư, đối tác, các cơ quan quản lý có thẩm quyền, chuyên gia phân tích) Dưới góc độ quản lý vĩ mô, trong loại hình dịch vụ kiểm toán thì yếu tố chất lượng của báo cáo kiểm toán là đặc biệt quan trọng vì tẩm ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định của các nhà đầu tư và nhiều đối tượng khác có quan tâm đến BCTC của DN Do sự đặc thù như vậy, nên đối với các CTKT, ngoài việc duy trì sự trung thành của các DN cần đi đôi với việc đảm bảo chất lượng của công tác kiểm toán.

Thực tế, thị trường kiểm toán trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang diễn ra sự cạnh tranh giữa các CTKT trong việc tìm kiếm khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ Đặc biệt tại Việt Nam, theo ông Bùi Văn Mai (2011) việc phân chia thị phần có xu hướng tập trung vào Big 4 làm cho các CTKT Việt đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn Điều này dẫn đến sự cạnh tranh giữa các CTKT Việt trong việc tìm kiếm hợp đồng kiểm toán và duy trì danh mục khách hàng Thêm nữa, việc cạnh

10 tranh bằng phí kiểm toán tại Việt Nam đang hết sức phổ biến và sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng kiểm toán BCTC Theo Hằng Phương (2013), việc lựa chọn CTKT ở nhiều tổ chức niêm yết có quy mô vừa và nhỏ không căn cứ trên chất lượng, mà căn cứ trên giá phí Bằng chứng là nhiều CTNY đã tổ chức đấu thầu để chọn ra CTKT có mức phí thấp nhất, từ đó tạo ra một cuộc chạy đua về giá phí và chạy đua về quan hệ với người có quyền thỏa thuận thuê kiểm toán giữa các CTKT Đây là dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro đạo đức vì giá phí thấp có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán cung cấp.

Việc cạnh tranh bằng giá phí tại Việt Nam như hiện nay có thực sự làm các DN khách hàng thay đổi hay tiếp tục sử dụng các dịch vụ của các CTKT chưa được kiểm chứng một cách khoa học Thị trường kiểm toán độc lập tại Việt Nam, theo đánh giá của các chuyên gia vẫn là thị trường tiềm năng và tiếp tục phát triển Lý do là vì Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), sự phát triển của thị trường vốn, các xu hướng toàn cầu hóa, và nền kinh tế Việt Nam đang dần bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của thị trường thì sự cạnh tranh giữa các CTKT cũng sẽ tăng lên Do vậy, xét về mặt thực tế, cần có nghiên cứu về mối quan hệ giữa CTKT và CTNY để tìm hiểu có phải vì giá phí hay vì các vấn đề khác như chất lượng dịch vụ kiểm toán, mối quan hệ quen biết và gắn bó giữa khách hàng và CTKT, hay những vấn đề khác mang tính đặc thù của thị trường kiểm toán tại Việt Nam mới quyết định việc DN tiếp tục sử dụng các dịch vụ của CTKT? Để từ đó, các CTKT có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong khi vẫn có thể đảm bảo được chất lượng của công tác kiểm toán BCTC.

Xét trên góc độ nghiên cứu, dịch vụ kiểm toán BCTC mang tính đặc thù liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, được quản lý chặt chẽ bởi các quy định pháp lý, quy định quản lý tài chính và đạo đức nghề nghiệp Do đó, các nghiên cứu về dịch vụ kiểm toán BCTC hết sức đa dạng Bao gồm các nghiên cứu về nâng cao chất lượng của kiểm toán BCTC trong việc phát hiện các sai phạm trọng yếu nhằm tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, hay các nghiên cứu về sự hài lòng và trung thành của các DN sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC đối với các CTKT Xuất phát từ thực tế tầm quan trọng của kiểm toán BCTC, sự phát triển ổn định của thị trường kiểm toán và sự cạnh tranh giữa các CTKT tại Việt Nam, tác giả sẽ nghiên cứu vấn đề sự trung thành hay tiếp tục sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các DN đối với các CTKT.

Qua quá trình tìm hiểu các nghiên cứu trước đây, nghiên cứu trên thế giới về sự trung thành này đã được thực hiện rất nhiều tại các thị trường và thời gian khác nhau,cũng như bằng các phương pháp khác nhau nên đã đưa ra các kết luận khác nhau (Các nghiên cứu về dịch vụ kiểm toán BCTC và sự trung thành sẽ được phân tích chi tiết trong phần tổng quan nghiên cứu của tác giả), cũng như phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam nhằm xác định các nhân tố tác động đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT (sẽ được trình bày chi tiết trong phần phương pháp nghiên cứu), tác giả đã xác định bốn nhân tố cần được kiểm định phù hợp với thị trường kiểm toán tại Việt Nam Đó là cảm nhận của DN đối với dịch vụ kiểm toán BCTC về các khía cạnh: sự hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán, lợi ích

- chi phí từ dịch vụ kiểm toán, mối quan hệ giữa DN và CTKT, và khả năng tiếp cận dịch vụ kiểm toán.

Chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập là yếu tố vô cùng quan trọng tác động tới sự trung thành của khách hàng (Zeithaml, 2000) Chất lượng dịch vụ kiểm toán được đề cập ở đây là cảm nhận của khách hàng về các dịch vụ kiểm toán mà CTKT cung cấp Các DN mà cung cấp chất lượng dịch vụ tốt sẽ có lợi thế cạnh tranh, và thường tạo lợi nhuận cao Và thêm nữa, chất lượng dịch vụ cao sẽ làm tăng sự hài lòng và trung thành của khách hàng đối với dịch vụ được cung cấp (Ladhari và cộng sự, 2011).

Một điều tra của US General Accounting Office (GAO) vào tháng 9/2003 chỉ ra rằng khoảng 50% các công ty niêm yết ở Mỹ thỏa mãn với các dịch vụ do các CTKT cung cấp mà họ đã sử dụng trong 10 năm hoặc hơn Theo GAO, chất lượng dịch vụ đóng vai trò quan trọng đối với các công ty niêm yết trong việc lựa chọn CTKT cho dịch vụ kiểm toán BCTC Khi công ty niêm yết thỏa mãn về dịch vụ kiểm toán BCTC do một CTKT cung cấp, nhiều khả năng họ sẽ dùng CTKT đó cho các dịch vụ ngoài kiểm toán (non-audit services) như tư vấn thuế, định giá, tác nghiệp sổ sách và các loại dịch vụ khác ngoài thực chứng (non-assurance engagement) GAO cũng chỉ ra rằng, việc sử dụng một CTKT qua nhiều năm chứng tỏ sự hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ do CTKT đó cung cấp.

Gía phí kiểm toán được nhiều nghiên cứu chứng minh có sự quan hệ với sự trung thành của DN đối với CTKT Ví dụ như nghiên cứu của Farag và Elias (2011) và những nghiên cứu khác chỉ ra rằng phí kiểm toán tác động quan trọng đến sự trung thành của khách hàng đối với các CTKT Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa làm rõ được việc liệu khách hàng có nhận thức được đầy đủ chi phí kiểm toán được xác định như thế nào, cũng như lợi ích mang lại từ chi phí bỏ ra cho hoạt động kiểm toán, nên việc so sánh các công ty cùng lĩnh vực về phí kiểm toán chưa hoàn toàn được thuyết phục Qua phỏng vấn chuyên gia tại Việt Nam, các DN cũng gặp vấn đề trong việc xác định cơ sở tính giá phí Do đó, trong nghiên cứu này, thay vì kiểm định nhân tố giá phí kiểm toán, tác giả sẽ kiểm định cảm nhận của DN về lợi ích – chi phí từ dịch vụ kiểm toán trong mối quan hệ với sự trung thành đối với CTKT.

Một điểm đặc trưng khác tác động đến sự trung thành của khách hàng đối với các CTKT độc lập tại thị trường Việt Nam đó là mối quan hệ giữa DN và CTKT Thị trường Việt Nam, nơi sự phát triển của DN phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ quen biết, mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng và kiểm toán độc lập cũng tồn tại để hai bên cùng phát triển Hay nói cách khác, mối quan hệ giữa kiểm toán và khách hàng mang bản chất là mối quan hệ kinh tế Các KTV thông qua DN kiểm toán có trách nhiệm cung cấp dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của các DN khách hàng và nhận được các khoản chi trả của DN cho việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán (Đặng Đức Sơn, 2010). Tuy nhiên, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập, yêu cầu về tính độc lập của kiểm toán ngày càng được coi trọng thì liệu mối quan hệ chặt chẽ giữa hai bên có thực sự mang lại hiệu ứng tích cực cho thị trường kiểm toán hay không là vấn đề cần được xem xét.

Do kiểm toán là loại hình dịch vụ, nên theo quan điểm marketing thì sự thuận tiện trong khả năng tiếp cận dịch vụ (accessibility) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khách hàng có tiếp tục sử dụng dịch vụ hay không Sự thuận tiện trong tiếp cận đó là khoảng cách về thời gian và không gian trong việc gặp gỡ trao đổi giữa DN và CTKT, và về sự rõ ràng của thông tin dịch vụ (Đặng Đức Sơn, 2011).

Tóm lại, về khía cạnh hoạt động kinh tế, thị trường kiểm toán Việt Nam vẫn đang phát triển cùng với quá trình hội nhập quốc tế sẽ làm cho sự cạnh tranh giữa các CTKT sẽ gia tăng nhằm thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng sẵn có Về khía cạnh nghiên cứu, mặc dù đã có rất nhiều các nghiên cứu thực chứng về sự trung thành của khách hàng đối với các CTKT trên thế giới Tuy nhiên các nghiên cứu này thường đánh giá các nhân tố tác động đến sự trung thành của các CTNY dưới góc độ khác nhau Đó là ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đến sự trung thành, hay ảnh hưởng của phí kiểm toán đến sự trung thành Còn tại Việt Nam thì chưa có nghiên cứu nào về sự trung thành của CTNY với CTKT.

Do vậy, về mặt khoa học, nghiên cứu được thực hiện để lấp khoảng trống trong nghiên cứu Đó là giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT tại Việt Nam Các nhân tố này bao gồm: chất lượng dịch vụ kiểm toán, chi phí – lợi ích, khả năng tiếp cận dịch vụ và mối quan hệ giữaCTKT và DN Mặc dù trong thực tế có thể có các nhân tố khác tác động đến sự trung thành, tuy nhiên những nhân tố mà tác giả dự định nghiên cứu là những nhân tố được các nhà khoa học, các cấp quản lý DN quan tâm nhiều nhất và mang tính đặc trưng của thị trường kiểm toán tại Việt Nam.

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này cũng sẽ giúp các CTKT có thể nhìn nhận chính xác hơn về những mong muốn của các CTNY trong quá trình sử dụng dịch vụ kiểm toán Từ đó, các CTKT có thể xác định được vị thế của mình và đưa ra những chiến lược cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách hợp lý hơn Thêm nữa, các cấp quản lý như Bộ Tài chính và VACPA có thể đưa ra các quy định hay hướng dẫn để giúp thị trường kiểm toán tại Việt Nam có sự cạnh tranh lành mạnh đi đôi với việc đảm bảo chất lượng của các báo cáo kiểm toán.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là kiểm định mối quan hệ về sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập tại Việt nam.

Từ mục tiêu nghiên cứu chính trên, tác giả xác định các mục tiêu nghiên cứu chi tiết như sau:

- Xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập.

- Tìm ra những nhân tố có ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập.

- Đánh giá sự khác biệt về sự trung thành giữa các nhóm CTNY đối với các CTKT độc lập.

Câu hỏi nghiên cứu: Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu chi tiết, câu hỏi nghiên cứu của đề tài như sau:

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập tại Việt Nam?

- Những nhân tố đó ảnh hưởng như thế nào đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập tại Việt Nam?

- Có sự khác nhau như thế nào giữa các nhóm CTNY về sự trung thành đối với các CTKT độc lập tại Việt Nam?

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Để đánh giá sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập tại Việt Nam, tác giả đã tham khảo các nghiên cứu trước đây và kết hợp với điều tra phỏng vấn các chuyên gia và quản lý trong ngành kiểm toán hoặc đã làm việc với CTKT để xác định các nhân tố nào tác động đến sự trung thành Từ đó, tác giả xác định bốn nhân tố quan trọng nhất mà phù hợp với điều kiện thị trường tại Việt Nam, bao gồm: sự hài lòng của DN về chất lượng dịch vụ, sự cảm nhận của DN về mối quan hệ lợi ích - chi phí từ dịch vụ kiểm toán, sự đánh giá của DN về khả năng tiếp cận dịch vụ kiểm toán, và sự cảm nhận của DN về mối quan hệ giữa DN và CTKT.

Các CTNY được nghiên cứu là các DN niêm yết trên HNX và HOSE tại thời điểm năm 2013 Tại thời điểm này, có khoảng 900 CTNY trên hai sàn chứng khoán, và tác giả chọn ra 152 DN để tiến hành điều tra Các DN được chọn đảm bảo tính bao phủ về yếu tố ngành nghề và địa lý.

Do các CTKT cung cấp nhiều loại hình dịch vụ như kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ, thuế, và tư vấn; cũng như mối CTNY có thể sử dụng nhiều hơn một dịch vụ kiểm toán; Do đó, việc đánh giá sự cảm nhận của các CTNY đối với dịch vụ kiểm toán trong nghiên cứu này được giới hạn trong dịch vụ kiểm toán BCTC – dịch vụ được các CTNY sử dụng nhiều nhất trong các loại dịch vụ kiểm toán. Đối tượng nghiên cứu:

Các nhân tố tác động đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập là đối tượng nghiên cứu của đề tài thông qua việc gửi phiếu điều tra Trực tiếp trả lời phiếu điều tra là các cán bộ trong DN mà thường xuyên tiếp xúc và làm việc với đoàn kiểm toán như kế toán trưởng, trưởng hay phó phòng tài chính, thành viên ban giám đốc, và thành viên phòng kiểm toán nội bộ.

Kết cấu của luận án

Luận án bao gồm 6 chương nhằm thực hiện các mục tiêu sau đây:

Chương Tên chương Mục tiêu

1 Giới thiệu Nêu lên sự cần thiết cũng như những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn của đề tài Từ đó xác định các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

2 Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu

Xây dựng nền tảng lý thuyết và tìm khoảng trống nghiên cứu Để từ đó phát triển và xây dựng mô hình nghiên cứu

3 Các nhân tố tác động đến sự trung thành

Tìm hiểu và đánh giá thực trạng các nhân tố tác động đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập

Chương Tên chương Mục tiêu của các CTNY đối với các CTKT độc lập tại Việt Nam tại Việt Nam Kết hợp với tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước từ đó làm cơ sở cho việc xác định các nhân tố cần được đi sâu nghiên cứu về sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập tại Việt Nam

4 Các giả thuyết và phương pháp nghiên cứu

Xây dựng các bước nghiên cứu để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của đề tài

5 Kết quả nghiên cứu Trình bày và phân tích các kết quả đạt được Đánh giá kết quả đó so với các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra

6 Kết luận và đề xuất Xác định những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn từ kết quả của đề tài Từ đó làm cơ sở đưa ra các đề xuất cho các CTKT và các cơ quan chức năng nhằm nâng cao sự cạnh tranh lành mạnh cho thị trường kiểm toán

Cơ sở lý thuyết của đề tài nghiên cứu

Như đã trình bày tại chương 1, để xác định các nhân tố tác động đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập tại Việt Nam, tác giả đã tìm hiểu các nghiên cứu trong và ngoài nước về mối quan hệ này, kết hợp với phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán (hay làm việc với các CTKT) Từ đó, tác giả lựa chọn bốn nhân tố để đánh giá tác động của những nhân tố đó đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập phù hợp với điều kiện thực tế và nghiên cứu tại Việt Nam như sau:

Sự hài lòng của CTNY về chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC

Mối quan hệ lợi ích - chi phí từ việc sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC (Đánh giá của khách hàng – CTNY về giá trị gia tăng từ dịch vụ kiểm toán)

Khả năng tiếp cận dịch vụ kiểm toán của CTNY

Mối quan hệ giữa CTNY và CTKT

Khái niệm về sự trung thành của khách hàng đối với công ty cung cấp dịch vụ đã được nghiên cứu rất nhiều và đưa ra các khái niệm hay quan điểm khác nhau Theo Baloglu (2002), sự trung thành là một cấu trúc phức tạp, và các nghiên cứu về sự trung thành thường tập trung vào hai hướng chính, bao gồm: dựa trên hành vi và thái độ của khách hàng Hành vi của sự trung thành đó là việc tiếp tục mua hàng hóa hay dịch vụ (repeat purchase) của một nhà cung cấp Thái độ của sự trung thành đó là nói với người khác về việc nên mua hàng hóa hay dịch vụ của một nhà cung cấp.

Tuy nhiên, cả hai định nghĩa phổ biến này còn có những hạn chế Theo KayRanade (2012), hành vi tiếp tục mua hàng chưa phản ánh đầy đủ về sự trung thành vì những nguyên nhân sau: ràng buộc về hợp đồng tiếp tục mua hay sử dụng dịch vụ,những khó khăn trong việc thay đổi nhà cung cấp, mối quan hệ cá nhân với nhà cung cấp, thói quen tiêu dùng và đang trong quá trình tìm kiếm thay đổi nhà cung cấp mới.Tương tự như vậy, thái độ nói với người khác về việc nên mua hàng hóa hay dịch vụ của một nhà cung cấp cũng chưa phản ánh đúng về việc trung thành Trong thực tế,khách hàng mặc dù giới thiệu với người khác về một nhà cung cấp nhưng vẫn mua hàng hóa hay dịch vụ của nhà cung cấp khác Điều này có thể do tình hình tài chính của khách hàng thay đổi, vị trí địa lý của khách hàng hay nhà cung cấp thay đổi và thay đổi thói quen tiêu dùng Do đó, sự trung thành có thể được định nghĩa là việc khách hàng tiếp tục tin tưởng sản phẩm hay dịch vụ của DN cung cấp là sự lựa chọn tốt nhất cho họ.

Trong lĩnh vực kiểm toán BCTC, Luật Kiểm toán độc lập quy định các CTNY sau mỗi 3 năm phải thay đổi người ký báo cáo kiểm toán và trong trường hợp là DN trong lĩnh vực tín dụng phải thay đổi CTKT Do đó, có thể một DN đang sử dụng dịch vụ kiểm toán của một CTKT trong nhiều năm hay nói cách khác là trung thành với CTKT đó thì sau 3 năm phải thay đổi CTKT khác nên việc đo lường sự trung thành của DN đối với CTKT còn khó hơn so với các loại hình mua – bán khác Trong các nghiên cứu đo lường về sự trung thành của các DN đối với các CTKT, cả hai định nghĩa về hành vi và thái độ đều đã được áp dụng Ví dụ như, nghiên cứu của Ismail và cộng sự (2006) tại Malaysia sử dụng định nghĩa sự trung thành theo thái độ thông qua việc phỏng vấn DN Trong khi đó, nghiên cứu của Hudaib và Cooke (2005) tại Anh sử dụng định nghĩa sự trung thành theo hành vi thông qua việc sử dụng dữ liệu thứ cấp từ BCTC mà DN đã thay đổi CTKT.

Do sự phức tạp trong việc định nghĩa và đo lường về sự trung thành như trên, cùng với những quy định chặt chẽ trong việc thay đổi CTKT, nên việc lựa chọn định nghĩa hay phương pháp đo lường sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập nào cũng có những giới hạn nhất định Do đó, để có thể thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài một cách khả thi, tác giả sẽ lựa chọn phương pháp đo lường sự trung thành của các DN đối với CTKT bằng định nghĩa DN tiếp tục sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của CTKT.

Các dịch vụ kiểm toán

Các CTKT độc lập cung cấp hai loại dịch vụ chính, bao gồm: dịch vụ đảm bảo (assurance services) và dịch vụ không đảm bảo (non-assurance services).

Một trong các loại dịch vụ đảm bảo phổ biến nhất là dịch vụ kiểm toán BCTC. Kiểm toán BCTC là quy trình thu thập và đánh giá bằng chứng về các thông tin được trình trong các BCTC so với các tiêu chí được định sẵn (Arens và cộng sự, 2003) Sản phẩm cuối cùng của quy trình kiểm toán là việc phát hành báo cáo kiểm toán, mà trong đó, KTV đưa ra ý kiến kiểm toán Các ý kiến kiểm toán có thể là chấp nhận toàn phần,hay chấp nhận từng phần, hay không chấp nhận về các thông tin được trình bày trên các BCTC của DN Bên cạnh kiểm toán BCTC, các CTKT còn cung cấp các dịch vụ không đảm bảo khác như: tư vấn thuế, định giá, hay hỗ trợ về các thủ tục pháp lý.

Kiểm toán BCTC vừa mang tính bắt buộc và tự nguyện Tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, cơ cấu quản lý hay quy mô tại mỗi quốc gia thì tính bắt buộc BCTC phải được kiểm toán lại khác nhau Nhưng nhìn chung, BCTC của các CTNY đều phải được kiểm toán vì tầm ảnh hưởng của các DN đó đến toàn bộ nền kinh tế tại mỗi quốc gia nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung là rất lớn Ngoài ra, những DN không bắt buộc phải kiểm toán có thể vẫn thực hiện kiểm toán BCTC một cách tự nguyện nhằm mang lại các lợi ích cho bản thân các DN đó.

Chất lượng kiểm toán, về mặt kỹ thuật được hiểu là việc thị trường đánh giá về mức độ của kiểm toán trong việc phát hiện các sai phạm trọng yếu trong hệ thống kế toán của khách hàng và báo cáo các sai phạm đó (DeAngelo, 1981) Việc kiểm toán BCTC xuất phát chủ yếu từ học thuyết về đại diện (agency theory) Học thuyết này quan tâm đến vấn đề làm cách nào để đảm bảo rằng các giám đốc điều hành hay các nhà quản lý hành động theo lợi ích của các cổ đông hay những người làm chủ trong một DN Các chủ sở hữu là các cổ đông đánh giá hiệu quả hoạt động của ban giám đốc chủ yếu thông qua các thông tin tài chính được trình bày trên các BCTC Do đó, việc xác minh tính trung thực của BCTC có vai trò quan trọng với việc đánh giá của chủ sở hữu với hoạt động điều hành của ban giám đốc Vì vậy mà hoạt động kiểm toán cũng góp phần giải quyết xung đột trong quan hệ chủ sở hữu – ban giám đốc tại các DN.

Thêm nữa, kiểm toán BCTC là loại hình dịch vụ đặc thù, có nhiều bên liên quan bao gồm: Chủ thể kiểm toán là các CTKT (cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC), khách thể kiểm toán là các CTNY (sử dụng dịch vụ kiểm toán), và bên thứ ba là những đối tượng sử dụng BCTC và báo cáo kiểm toán (gồm các nhà đầu tư, đối tác, các cơ quan quản lý có thẩm quyền, chuyên gia phân tích) Như vậy, đối tượng quan tâm tới chất lượng của kiểm toán BCTC gồm nhiều bên: CTNY và các đối tượng sử dụng BCTC Nên kiểm toán BCTC ngoài việc giải quyết xung đột lợi ích giữa ban quản lý và chủ DN, còn giải quyết được tình trạng thông tin bất cân xứng giữa DN và các đối tượng bên ngoài quan tâm tới hoạt động kinh doanh của DN Chất lượng công tác kiểm toán ở đây đã được chứng minh phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như kiến thức chuyên ngành, phương pháp kiểm toán của KTV và tính độc lập của kiểm toán.

Tuy nhiên, theo Wooten (2003), kiểm toán BCTC có thể được hiểu là loại hình dịch vụ bao gồm mối quan hệ giữa hai bên: người bán (các CTKT) và người mua (các

DN sử dụng dịch vụ kiểm toán) Nên ngoài việc chất lượng kiểm toán được hiểu theo khía cạnh kỹ thuật, còn được hiểu theo góc độ dịch vụ, đó là cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ kiểm toán cũng như các loại dịch vụ thông thường khác.

Như vậy, có thể thấy rằng, chất lượng kiểm toán có thể được đánh giá theo hai cách nhìn Thứ nhất là từ góc độ của người sử dụng thông tin từ báo cáo kiểm toán để nhằm mục tiêu đưa ra các quyết định như các nhà đầu tư và các tổ chức tín dụng. Nhóm người này sẽ đánh giá chất lượng kiểm toán theo mức độ phát hiện các sai phạm trọng yếu Thứ hai là từ góc độ của người trực tiếp mua dịch vụ kiểm toán Nhóm người này sẽ đánh giá chất lượng kiểm toán như một loại hình dịch vụ thông qua quá trình tiếp xúc và làm việc với đoàn kiểm toán Trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả sẽ nghiên cứu chất lượng kiểm toán như một loại hình dịch vụ giữa hai bên: người bán (các CTKT) và người mua (các DN sử dụng dịch vụ kiểm toán)

Theo Zeithaml và Bitner (2003), khách hàng cân nhắc năm yếu tố khi đánh giá chất lượng dịch vụ, đó là sự tin cậy, sự phản hồi, sự sẵn lòng, sự quan tâm và sự hữu hình Dù có rất nhiều nghiên cứu về khái niệm dịch vụ, tuy nhiên vẫn chưa có khái niệm chính xác về chất lượng dịch vụ Định nghĩa được sử dụng rộng rãi về chất lượng dịch vụ đó là sự ấn tượng của khách hàng về dịch vụ được cung cấp (Parasuraman và cộng sự, 1985) Với cách hiểu đó, sự nhận thức của khách hàng sẽ là thước đo đánh giá chất lượng dịch vụ Nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận định nghĩ này Thưc tế đã có một số nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ của công ty bằng cách so sánh sự mong đợi của người sử dụng dịch vụ với thực tế dịch vụ được cung cấp (Parasuraman và cộng sự, 1994; Ojasalo, 2001)

Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán

Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ nói chung là nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ mà họ sử dụng Trong lĩnh vực kiểm toán, sự hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán là nhận thức của khách hàng về chất lượng dịch vụ kiểm toán mà CTKT cung cấp Các DN mà cung cấp chất lượng dịch vụ tốt sẽ có lợi thế cạnh tranh, và thường tạo lợi nhuận cao Thêm nữa, chất lượng dịch vụ cao sẽ làm tăng sự hài lòng và trung thành của khách hàng đối với dịch vụ được cung cấp (Ladhari và cộng sự, 2011) Thang đo đánh giá sự hài lòng về chất lượng được sử dụng rộng rãi là Servqual và Servperf Servqual được phát triển từ năm 1985 bởi Parasuraman, Zeithaml, và Berry với mười yếu tố cấu thành trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, sau này, năm 1988 các yếu đánh giá chất lượng dịch vụ giảm xuống còn năm, bao gồm sự hữu hình, sự tin cậy, sự sẵn lòng, sự đảm bảo và quan tâm (Parasuraman và cộng sự, 1988) Trong đó:

Sự hữu hình bao gồm cơ sở vật chất sãn có, người làm, trang thiết bị và thiết bị truyền thông.

Sự tin cậy là khả năng mà nhà cung cấp dịch vụ chuyển giao dịch vụ một cách tin cậy và chính xác.

Sự quan tâm là sự để ý tới những nhu cầu và lợi ích của khách hàng đang được phục vụ.

Sự sẵn lòng là khả năng đáp ứng và giúp đỡ khách hàng.

Tổng quan các nghiên cứu có liên quan

Nghiên cứu về sự trung thành đã được thực hiện rất nhiều trong ngành dịch vụ như ngân hàng, vận tải, siêu thị, kế toán, kiểm toán… tại nhiều quốc gia khác nhau và bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau; do đó cũng đưa ra các kết quả khác nhau Dưới góc độ quốc tế, nghiên cứu về các nhân tố tác động đến sự trung thành của CTNY đối với CTKT đã được thực hiện đa dạng, bao gồm:

Chất lượng báo cáo kiểm toán

Sự thay đổi của quy định, chuẩn mực kiểm toán

Kết quả của báo cáo kiểm toán BCTC

Lợi ích – Chi phí kiểm toán

Quy mô khách hàng kiểm toán

Khách hàng trong giai đoạn tài chính khó khăn hay phá sản

Mối quan hệ giữa CTKT và khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ kiểm toán

Khả năng tiếp cận dịch vụ của khách hàng

Sự đa dạng này được thực hiện qua các nghiên cứu tác động của mỗi nhân tố riêng lẻ hay sự kết hợp của một nhóm các nhân tố đến sự trung thành Các nhân tố hay nhóm nhân tố khác nhau, tại các thị trường khác nhau có thể cho ra các kết quả khác nhau Do đó, để tập trung vào mục tiêu nghiên cứu của mình, tác giả sẽ trình bày các nghiên cứu có liên quan đến nhóm bốn nhân tố tác động đến sự trung thành mà tác giả đã xác định thông qua điều tra các chuyên gia tại Việt Nam.

Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC, sự hài lòng và trung thành của khách hàng

Chất lượng kiểm toán, về mặt kỹ thuật được hiểu là việc thị trường đánh giá về mức độ của kiểm toán trong việc phát hiện các sai phạm trong hệ thống kế toán của khách hàng và báo cáo các sai phạm đó Nhiều nghiên cứu về chất lượng kế toán và kiểm toá tập trung vào chất lượng kiểm toán BCTC Chất lượng kiểm toán BCTC chủ yếu tập trung vào mối quan hệ giữa chất lượng kiểm toán, rủi ro trong việc lựa chọn khách hàng, rủi ro xung đột lợi ích (agency issue) và các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ kiểm toán (Hansen và cộng sự, 2006; Beattie và cộng sự, 2013).

Chất lượng kiểm toán, về mặt dịch vụ được hiểu là cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ kiểm toán thông qua các thành phần cấu thành chất lượng dịch vụ. Chất lượng kiểm toán sẽ tác động đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ có tác động đến sự trung thành của khách hàng sử dụng dịch vụ Nghiên cứu điển hình về mối quan hệ này là của Ishak Ismail và cộng sự (2006), nhóm tác giả đã dùng phương pháp điều tra 500 công ty niêm yết trên TTCK Malaysia để đánh giá mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ kiểm toán đến sự hài lòng và đến sự trung thành của khách hàng Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình Servqual để đo lường sự cảm nhận của khách hàng về dịch vụ kiểm toán và sự mong đợi của khách hàng khi sử dụng dịch vụ kiểm toán, để đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC Từ đó, tác giả đã đánh giá mối quan hệ giữa sự hài lòng đó và sự trung thành của các CTNY đối với CTKT Tác giả đã đưa ra kết luận rằng khi khách hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ kiểm toán sẽ có xu hướng tiếp tục sử dụng các dịch vụ của CTKT (sự trung thành).

Mô hình Servperf cũng được sử dụng nhiều trong việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng thay cho mô hình Servqual, và cũng được cho là hiệu quả hơn mô hìnhServqual Do đó, trong mô hình nghiên cứu của tác giả, mô hình Servperf sẽ được áp dụng để đánh giá sự hài lòng của các CTNY về chất lượng dịch vụ kiểm toán Từ đánh giá sự hài lòng đó, tác giả sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa sự hài lòng và sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT Nói cách khác, tác giả sẽ nghiên cứu tác động từ chất lượng dịch vụ kiểm toán đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ, và từ sự hài lòng đó tác động đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập tại Việt Nam Các thang đo đánh giá nhận thức của DN về chất lượng dịch vụ kiểm toán như sau:

Theo mô hình Servperf, tác giả xây dựng 5 thành phần đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán có điều chỉnh để phù hợp với dịch vụ kiểm toán, bao gồm:

Sự hữu hình: bao gồm cơ sở vật chất, các KTV, trang thiết bị của CTKT

Sự tin cậy: là khả năng mà CTKT thực hiện công việc một cách tin cậy và chính xác.

Sự quan tâm: là sự để ý của CTKT tới những nhu cầu và lợi ích của DN được kiểm toán.

Sự sẵn lòng: là khả năng đáp ứng và giúp đỡ khách hàng của CTKT

Sự đảm bảo: là kiến thức, thái độ lịch sự của KTV và khả năng của họ để đạt được sự tin tưởng và tự tin từ DN được kiểm toán.

Chất lượng dịch vụ kiểm toán tác động đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ.

Sự hài lòng này được đo lường bằng cảm nhận của DN về mức độ hài lòng đối với chất lượng dịch vụ kiểm toán do CTKT cung cấp.

Mối quan hệ giữa lợi ích – chi phí từ dịch vụ kiểm toán và sự trung thành của khách hàng Đã có rất nhiều các nghiên cứu thực chứng về tác động của phí kiểm toán BCTC đến sự trung thành của khách hàng Tuy nhiên các nghiên cứu đã đưa ra các kết quả khác nhau:

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phí kiểm toán là nguyên nhân chính so với các yếu tố khác dẫn đến sự thay đổi CTKT Kittsteiner và Selvaggi (2008) cùng với Stefaniak và cộng sự (2009) thực hiện nghiên cứu tại Anh và Mỹ để đánh giá tác động của các nhân tố đến sự thay đổi CTKT, và đưa ra kết luận rằng mức phí kiểm toán và sự thay đổi của phí kiểm toán là yếu tố quan trọng nhất, tiếp sau đó là nhân tố mối quan hệ giữa khách hàng và CTKT Nghiên cứu của Brazel và Bradford (2011) sau này tại Mỹ cũng cho rằng phí kiểm toán và sự hài lòng về chất lượng dịch vụ là những yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc tiếp tục sử dụng hay thay đổi CTKT.

Tuy nhiên, nghiên cứu của Fontaine và Letaifa (2012) tại Canada lại chứng minh rằng mối quan hệ quan trọng hơn phí kiểm toán trong việc khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ kiểm toán Lý do là vì mối quan hệ tốt giữa hai bên sẽ giúp DN nhận được các giá trị gia tăng từ dịch vụ kiểm toán BCTC Nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu tại Canada và dùng phương pháp phỏng vấn sâu 25 giám đốc tài chính DN để đánh giá tác động của phí kiểm toán cũng như mối quan hệ giữa CTKT và khách hàng đối với sự trung thành của DN Nghiên cứu đã khám phá khi DN trả phí cho dịch vụ kiểm toán BCTC thì họ mong đợi CTKT mang lại các lợi ích khác cho DN Hay nói cách khác là DN mong đợi các giá trị gia tăng từ dịch vụ kiểm toán BCTC Khi nhận thức được giá trị gia tăng này, các DN sẽ có xu hướng tiếp tục sử dụng dịch vụ của CTKT Các giá trị gia tăng mà khách hàng DN mong đợi bao gồm: nâng cao hiệu quả quản lý, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và các đối tác, tiết kiệm chi phí tài chính và tạo dựng hình ảnh cho DN Beattie và cộng sự (2000) cũng chỉ ra rằng các DN coi trọng giá trị gia tăng nhận được trong quá trình thực hiện kiểm toán, và đây là yếu tố để DN cân nhắc việc có tiếp tục sử dụng dịch vụ kiểm toán của CTKT hay không.

Như vậy, các nghiên cứu tác động của phí kiểm toán đến sự trung thành có hai xu hướng Thứ nhất là tác động của phí kiểm toán cao hay thấp và tăng hay giảm đến sự trung thành của DN đối với CTKT Thứ hai là cảm nhận của DN về lợi ích - chi phí từ dịch vụ kiểm toán hay nói cách khác là giá trị gia tăng từ dịch vụ kiểm toán tác động đến sự trung thành của DN đối với CTKT.

Trong xu hướng thứ nhất, một điều rất đúng với các DN sử dụng dịch vụ nói chung và dịch vụ kiểm toán BCTC nói riêng là mức giá phí tác động đến việc có tiếp tục sử dụng dịch vụ hay không Tuy nhiên, điểm yếu của các nghiên cứu trong xu hướng này là có thể DN sử dụng dịch vụ kiểm toán không hiểu căn cứ xây dựng mức phí kiểm toán Từ đó, việc nhìn nhận giá phí cao hay thấp của các DN có thể bị sai lệch, dẫn đến kết quả tác động của giá phí kiểm toán đến sự trung thành chưa thực sự có ý nghĩa nhiều cả về mặt khoa học và thực tiễn.

Trong khi đó, có những nghiên cứu mang xu hướng đánh giá mối quan hệ lợi ích – chi phí tác động đến sự trung thành mà không tính đến yếu tố phí kiểm toán cao hay thấp, thay vào đó là nghiên cứu những giá trị gia tăng mà DN nhận được từ dịch vụ kiểm toán BCTC Việc DN đánh giá giá trị mang lại từ dịch vụ kiểm toán có thể phản ánh đúng hơn so với việc DN phải hiểu cơ sở xây dựng mức phí kiểm toán Như vậy, so với xu hướng thứ nhất, thì hướng nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa hơn cả về mặt khoa học lẫn thực tiễn.

Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng yếu tố cảm nhận của DN về lợi ích – chi phí từ dịch vụ kiểm toán BCTC để đánh giá sự trung thành của DN đối vớiCTKT Trong nghiên cứu của Fontaine và Letaifa (2012), nhóm tác giả đánh giá cảm nhận của DN về lợi ích – chi phí từ dịch vụ kiểm toán được đo lường thông qua các giá trị gia tăng mà dịch vụ kiểm toán mang lại Theo Beattie và cộng sự (2000), các giá trị gia tăng mà các DN mong đợi nhận được bao gồm: nâng cao hiệu quả quản lý, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, tạo dựng hình ảnh cho DN, tạo điều kiện hợp tác kinh doanh và vay vốn Do đó, kế thừa từ các nghiên cứu trên, tác giả xây dựng thang đo đánh giá cảm nhận của DN về lợi ích – chi phí từ dịch vụ kiểm toán thông qua các giá trị gia tăng mà dịch vụ kiểm toán mang lại bao gồm:

Nâng cao hiệu quả quản lý

Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và các đối tác

Tạo điều kiện ký kết các hợp đồng kinh tế

Phục vụ mục đích vay vốn

Tạo dựng hình ảnh cho DN

Mối quan hệ giữa khả năng tiếp cận dịch vụ kiểm toán và sự trung thành của khách hàng

Nhiều nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ với sự trung thành của khách hàng đối với các công ty cung cấp dịch vụ trong các lĩnh vực khác nhau Ví dụ như trong lĩnh vực bán lẻ, du lịch, vận chuyển, ngân hàng, và các dịch vụ xã hội dành cho người dân Các thang đo chủ yếu đánh giá khả năng tiếp cận bao gồm: đánh giá của người sử dụng dịch vụ về khoảng cách không gian và thời gian, chất lượng của thông tin được đưa ra, cũng như các hình ảnh quảng bá của DN cung cấp dịch vụ.

Kết luận chương 2

Nghiên cứu sự trung thành của khách hàng đối với CTKT là chủ đề được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, và được thực hiện tại nhiều nước khác nhau và tiếp cận theo các khía cạnh khác nhau Do đó, các kết quả nghiên cứu đánh giá sự tác động của các nhân tố đến sự trung thành cho ra những kết quả khác nhau Bảng dưới đây sẽ tóm tắt lại các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu điển hình mà tác giả sử dụng trong nghiên cứu của mình.

Bảng 2.1 Tóm tắt cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu điển hình

Chủ đề Tác giả Kết quả chính

Sự trung thành thường tập trung vào hai hướng chính, gồm dựa trên hành vi và thái độ của khách hàng Hành vi của sự trung thành đó là việc tiếp tục mua hàng hóa hay dịch vụ (repeat purchase) Thái độ của sự trung thành đó là nói với người khác về việc mua hàng hóa hay dịch vụ

Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán

Chất lượng dịch vụ được đánh giá theo nhận thức của khách hàng.

Khách hàng cân nhắc năm yếu tố khi đánh giá chất lượng dịch vụ, đó là sự tin cậy, sự phản hồi, sự đảm bảo, sự cảm thông và sự hữu hình

Sử dụng thang đo Servperf với 22 biến câu hỏi để đánh giá năm yếu tố trên

Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến việc quyết định có tiếp tục mối quan hệ với nhà cung cấp hay không

Chất lượng dịch vụ kiểm toán, về mặt kỹ thuật được hiểu là việc thị trường đánh giá về mức độ của kiểm toán trong việc phát hiện các sai phạm trong hệ thống kế toán của khách hàng và báo cáo các sai phạm đó Hay còn được biết đến là việc tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán và pháp luật hiện hành.

Chất lượng dịch vụ kiểm toán, về mặt dịch vụ là mức độ hài lòng của

DN đối với dịch vụ kiểm toán Hay nói cách khác là chất lượng dịch vụ tác động đến sự hài lòng của DN về chất lượng dịch vụ.

Sử dụng thang đo Servqual đánh giá tác động của chất lượng dịch vụ kiểm toán đến sự hài lòng và đến sự trung thành của CTNY đối với CTKT.

Mối quan hệ lợi ích – chi phí

Phí kiểm toán chịu sự tác động của các yếu tố bao gồm quy mô khách hàng, sự phức tạp của công tác kiểm toán, và rủi ro kiểm toán.

Stefaniak và cộng sự (2009); Fontaine và Letaifa (2012)

Phí kiểm toán tác động đến sự trung thành của DN đối với các CTKT

Theo lý thuyết về lợi ích – chi phí từ dịch vụ kiểm toán, báo cáo kiểm toán bản thân không tạo ra giá trị cho DN DN chỉ ghi nhận giá trị gia tăng từ dịch vụ kiểm toán BCTC Các giá trị gia tăng này bao gồm nâng cao hiệu quả quản lý cho DN, tạo niềm tin cho đối tác và các nhà đầu tư, từ đó DN có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chủ đề Tác giả Kết quả chính Đặng Đức Sơn (2011)

Bản thân phí kiểm toán không đánh giá được sự hài lòng hay tiếp tục sử dụng dịch vụ của các CTNY sử dụng các dịch vụ kiểm toán, mà phải được nhìn nhận trong mối quan hệ với lợi ích mà CTNY nhận được từ các dịch vụ kiểm toán.

Khả năng tiếp cận dịch vụ

Khả năng tiếp cận là khả năng mà khách hàng có thể liên hệ được với

KTV hay mối quan hệ giúp đỡ nhau giữa khách hàng và CTKT.

Có mối quan hệ chặt chẽ giữa khả năng tiếp cận với sự trung thành về việc tiếp tục sử dụng dịch vụ Khả năng tiếp cận bao gồm khoảng cách về không gian và thời gian, sự tác động của phương tiện truyền thông đến hình ảnh của chủ thể cung cấp dịch vụ, và cách thức tiếp cận từ nhà cung cấp dịch vụ tới đối tượng sử dụng dịch vụ.

Mối quan hệ giữa khách hàng – CTKT

Mối quan hệ giữa khách hàng và CTKT khác là mối quan hệ đặc thù. Tuy nhiên vẫn tồn tại mối quan hệ thông thường giữa người mua và bán.

Peter Ohman và cộng sự (2012)

Mối quan hệ giữa khách hàng và CTKT bao gồm hai mối quan hệ: Thứ nhất là quan hệ giữa khách hàng và người kí báo cáo kiểm toán(signing auditor); Thứ hai là giữa khách hàng và đội kiểm toán (audit team).

Mối quan hệ với CTKT là một trong nhiều nhân tố tác động đến sự trung thành của khách hàng Nhiều DN coi trọng yếu tố này hơn là chi phí kiểm toán trong việc có tiếp tục sử dụng dịch vụ kiểm toán của CTKT hay không.

Nguồn: Thống kê của tác giả

Tại Việt Nam, sự cạnh tranh giữa các CTKT cũng được nhiều thành phần xã hội quan tâm, nhưng hiện tại cũng chưa có nghiên cứu thực chứng nào về vấn đề này.

Từ nghiên cứu tổng quan, kết hợp với phỏng vấn chuyên gia (sẽ được trình bày tại phần phương pháp nghiên cứu), tác giả xác định bốn nhân tố tác động đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT tại Việt Nam, bao gồm: sự hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC, lợi ích - chi phí từ kiểm toán BCTC, khả năng tiếp cận dịch vụ kiểm toán BCTC và mối quan hệ giữa CTNY với CTKT.

Thang đo đánh giá cảm nhận của DN đối với bốn nhân tố vừa đề cập mang tính kế thừa từ các nghiên cứu trước và dựa vào ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong quá trình điều tra phỏng vấn tại Việt Nam (Việc xây dựng thang đo sẽ được trình bày chi tiết trong phần phương pháp nghiên cứu) Cụ thể như sau:

Sự phát triển của TTCK và CTNY tại Việt Nam

TTCK tại Việt Nam là một thị trường tương đối non trẻ trong bối cảnh tái cơ cấu Từ năm 1996, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước mới được thành lập (theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ), là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK Sau này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính Ngày 10/7/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK cùng quyết định thành lập hai Trung tâm giao dịch chứng khoán tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Trung tâm giao dịch chứng khoán tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội chính thức khai trương vào năm 2000 và năm

2005 với vài mã chứng khoán Hai trung tâm giao dịch chứng khoán này sau này được chuyển đổi mô hình thành các Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) và

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vào năm 2007 và năm 2009 Với lịch sử ra đời như vậy, TTCK Việt Nam được đánh giá là non trẻ, đang trong giai đoạn hoàn thiện dần về tổ chức, hoạt động và môi trường pháp lý.

Sau hơn 15 năm hoạt động, sự hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam có thể chia ra thành 2 giai đoạn chính như sau:

Giai đoạn 1: Từ năm 2000 đến năm 2005 là giai đoạn ban đầu hình thành và phát triển TTCK Việt Nam với số lượng các CTNY còn ít, nhu cầu về kiểm toán BCTC của các CTNY chưa nhiều Các CTNY trong giai đoạn này được quy định bởi Nghị định số 48/1998/NĐ-CP của Chính phủ về TTCK, trong đó chỉ quy định BCTC của DN xin được cấp phép phát hành chứng khoán ra công chúng bắt buộc phải được kiểm toán bởi CTKT độc lập được chấp thuận Năm

2004, Nghị định trên được thay thế bằng Nghị định số 144/2003/NĐ-CP về TTCK yêu cầu tất cả các tổ chức tham gia TTCK bao gồm cả các CTNY bắt buộc phải kiểm toán BCTC hàng năm bởi CTKT được chấp nhận.

Giai đoạn 2: Từ 2006 đến nay, TTCK đã phát triển mạnh mẽ, số lượng các CTNY gia tăng Số liệu của UBCKNN qua các năm cho thấy, nếu như năm

2006 chỉ có 186 DN thì con số này đã tăng lên khoảng 700 DN vào năm 2012

DNNY và trong các năm 2013 đến 2015 con số này duy trì ở mức khoảng 950 DN Hình 3.1 phản ánh sự tăng trưởng của các CTNY trên TTCK tại Việt Nam.

Hình 3.1 Biểu đồ tăng trưởng số lượng CTNY

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ website của UBCKNN

Các CTNY tại Việt Nam là những công ty cổ phần đại chúng đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được niêm yết cổ phiếu trên TTCK Việt Nam Theo đó, nhu cầu kiểm toán BCTC của các CTNY tăng lên qua từng năm và nhà đầu tư cũng bắt đầu quan tâm tới thông tin trong báo cáo kiểm toán của các CTKT độc lập Theo đó, các điều kiện để

DN được niêm yết đã được nâng cao và chặt chẽ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư Nghị định số 58/CP về hướng dẫn thực hiện Luật Chứng khoán đã đưa ra điều kiện để DN được niêm yết trên TTCK tại Việt Nam (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Điều kiện CTNY trên TTCK Việt Nam theo Nghị định số 58/CP

Chỉ tiêu Điều kiện niêm yết trên

HOSE Điều kiện niêm yết trên HNX

Vốn điều lệ >0 tỷ >0 tỷ

Hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần Ít nhất 2 năm Ít nhất 1 năm

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất ROE >=5%

Hoạt động kinh doanh Lãi 2 năm liên tiếp trước khi niêm yết

Nợ quá hạn Không có nợ quá hạn trên 1 năm

Lỗ lũy kế Không có lỗ lũy kế

Chỉ tiêu Điều kiện niêm yết trên HOSE Điều kiện niêm yết trên HNX

Tối thiểu có 20% cổ phần có quyền biểu quyết do 300 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ

Tối thiểu có 15% cổ phần có quyền biểu quyết do 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ

Cam kết của cổ đông nội bộ

Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, kế toán trưởng, cổ đông lớn có liên quan đến các thành viên trên phải cam kết nắm giữ 100% cổ phiếu trong thời gian 6 tháng từ ngày niêm yết và 50% trong 6 tháng tiếp theo

Quy định hủy bỏ niêm yết

- Ngừng các hoạt động kinh doanh chính trên 1 năm trở lên

- Kết quả sản xuất, kinh doanh bị lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp trong báo cáo kiểm toán

- Tổ chức kiểm toán không chấp nhận thực hiện kiểm toán hoặc có ý kiến không chấp nhận hoặc từ chối cho ý kiến đối với BCTC năm gần nhất

- Tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp BCTC năm trong 3 năm liên tiếp

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ website của UBCKNN

Xét trên góc độ quan tâm của kiểm toán, các CTNY trên TTCK Việt Nam mang những đặc trưng riêng của một TTCK đang phát triển Những đặc điểm này bao gồm:

Các CTNY là các công ty cổ phần đủ điều kiện niêm yết theo quy định về quy mô, vốn điều lệ, kết quả hoạt động kinh doanh, tuân thủ các quy định về công bố các thông tin trên TTCK, trong đó có liên quan đến kết quả công bố từ các BCTC đã được kiểm toán Trong những năm trước đây, do tác động của khủng hoảng tài chính, tình hình kinh doanh của một số DN xấu đi và đã phải hủy niêm yết Theo thống kê của HOSE và HNX, lý do các DN hủy niêm yết chủ yếu là do DN lỗ liên tiếp 3 năm, bị đánh giá nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục hoặc giao dịch không phát sinh trong 12 tháng hoặc vi phạm về hoạt động công bố thông tin Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có nhiều cổ phiếu của các DN khác tiếp tục được niêm yết.

CTNY kinh doanh đa ngành nghề, tính chất phức tạp Tại thời điểm năm

2015, các CTNY đang hoạt động trong 10 ngành nghề khác nhau và mỗi CTNY hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau Việc DN thuộc ngành nghề nào tùy thuộc vào doanh thu trong 3 năm gần nhất từ hoạt động kinh doanh nào của đơn vị Do đó, cơ cấu ngành nghề của các CTNY có thể bị thay đổi theo từng thời kỳ Điều này cũng sẽ gây khó khăn cho công tác kiểm toán BCTC của các CTNY.

Các CTNY thường có quy mô lớn và tổ chức phân tán theo hình thức công ty mẹ con, đầu tư chéo, sở hữu chéo, hoạt động trên quy mô rộng khắp cả nước, đặc biệt là các DN trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Điều này gây ra khó khăn trong công tác kiểm toán, bao gồm cả vấn đề chuyên môn và nhân lực của các CTKT để thực hiện tốt công việc kiểm toán BCTC.

Như vậy có thể thấy rằng, sự phát triển về số lượng và quy mô cũng như hình thức kinh doanh của các CTNY trên TTCK Việt Nam đã thay đổi nhiều trong những năm qua Sự phát triển này dựa trên một TTCK còn đang trên đà hoàn thiện nên không thể tránh khỏi những bất cập liên quan đến CTNY, mà cụ thể ở đây là công tác kiểm toán BCTC của các CTNY do các CTKT độc lập thực hiện Phần tiếp theo dưới đây tác giả sẽ trình bày về thị trường kiểm toán độc lập tại Việt Nam, nơi mà các CTKT cũng chịu sự tác động của TTCK và cũng có mối liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các CTNY.

Tổng quát hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam

Hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam bắt đầu hình thành theo Quyết định số

165 và 164/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ngày 13/5/1991 về việc thành lập hai CTKT đầu tiên là CTKT Việt Nam (VACO – nay là Công ty TNHH Delotte Việt Nam) và Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (nay là Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán AASC) Sau một thời gian dài phát triển, theo các báo cáo của Hội KTV hành nghề Việt Nam (VACPA) và Bộ Tài chính, số lượng CTKT có sự biến động đáng kể.

Sự phát triển về số lượng CTKT năm 2010 được đánh giá là năm phát triển về số lượng các CTKT với 170 công ty, trong đó có 152 công ty đủ điều kiện hành nghề kiểm toán với số lượng nhân viên bình quân là 57 người/1 công ty Sang năm 2011,mặc dù số lượng các công ty có giảm đi nhưng vẫn có 152 công ty với số lượng nhân viên bình quân là 56 người Năm 2012 lại tăng lên 155 công ty với số lượng nhân viên bình quân là 65 người Tuy nhiên, năm 2013 và 2014 số lượng công ty giảm mạnh, chỉ còn 134 công ty (giảm 14% so với năm 2012), nhưng sang năm 2015 lại tăng lên khoảng 140 công ty Sự phát triển số lượng CTKT được thể hiện qua hình 3.2.

Hình 3.2 Biểu đồ tăng trưởng số lượng CTKT

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo của Bộ Tài chính và VACPA

Trong khi số lượng CTKT có sự biến động và giảm dần trong những năm gần đây thì theo các báo cáo thường niên của UBCKNN, số lượng CTNY lại tăng đều qua các năm Cụ thể từ năm 2010 đến 2015, số lượng CTNY tăng đều từ khoảng 640 DN đến khoảng hơn 900 DN Như vậy có thể nhận thấy rằng có sự cạnh tranh giữa các CTKT trong thị trường kiểm toán dẫn tới sự tăng giảm về số lượng các CTKT.

Về đội ngũ KTV, số lượng KTV hành nghề có xu hướng tăng dần đều qua các năm (Hình 3.3) Năm 2010, số KTV hành nghề khoảng 1200 (tăng 12% so với năm

2009) Năm 2011 con số này tăng 14% so với năm 2011, nhưng năm 2012 giảm 5% so với năm trước tương ứng Sự sụt giảm về số lượng KTV trong năm 2012 có thể là do tác động của việc thực hiện Luật Kiểm toán độc lập quy định điều kiện đăng ký hành nghề đã chặt hơn Tuy nhiên, số KTV năm 2013 lại tăng 12% so với năm 2012 Năm

2014 và 2015 không có sự biến động đáng kể so với năm 2013, và có số lượng KTV hành nghề khoảng 1500.

Hình 3.3 Biểu đồ tăng trưởng đội ngũ KTV hành nghề

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo của Bộ Tài chính và VACPA

So sánh sự tăng trưởng đội ngũ KTV với số lượng CTKT có thể nhận thấy rằng từ năm 2010 đến 2015 số lượng KTV tăng dần đều trong khi số lượng CTKT có xu hướng giảm như đã trình bày ở trên Điều này một phần có thể do sự cạnh tranh dẫn đến việc sát nhập giữa CTKT.

Về các CTKT được công nhận là thành viên của các tổ chức kiểm toán quốc tế, số lượng cũng tăng nhẹ qua các năm Năm 2010 có hơn 20 công ty, thì đến 2015 có khoảng 30 công ty Lợi ích khi trở thành thành viên của các tổ chức kiểm toán quốc tế là được sử dụng thương hiệu quốc tế, được đầu tư trang bị kỹ thuật, chuyển giao chương trình kiểm toán, được đào tạo chuyên môn, được tư vấn và cung cấp thông tin quốc tế, được giới thiệu khách hàng, được kiểm soát chất lượng dịch vụ Như vậy có thể thấy việc trở thành là thành viên của các tổ chức kiểm toán quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho CTKT, nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN trong thị trường kiểm toán.

Về số lượng CTKT đủ điều kiện kiểm toán các công ty niêm yết, do tác động của Luật Kiểm toán nên có những sự biến động, tuy nhiên chỉ dao động ở mức nhỏ. Năm 2010 có 31 công ty, giảm 9% so với năm 2009 Tuy nhiên năm 2011 con số này lại tăng lên 43 công ty, tăng 39% so với năm 2010 Năm 2012, 2013, 2014 và 2015 đều có 43 công ty, không tăng giảm so với năm 2011 Đây là kết quả do cơ cấu lại, một số công ty trung bình có xu hướng sáp nhập để đủ quy mô đạt tiêu chuẩn, điều kiện kiểm toán các DN niêm yết.

Từ năm 2008, tình hình khủng hoảng kinh tế đã gây ra những khó khăn chung cho nền kinh tế và ngành kiểm toán tại Việt Nam Tuy nhiên, ngành kiểm toán tại ViệtNam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng về doanh thu và số lượng khách hàng Cụ

Doanh thu (T? đông) thể, tổng doanh thu toàn ngành kiểm toán độc lập năm 2010 đạt 2.744 tỷ, tăng 25% so với năm 2009 Năm 2011 tăng 11%, năm 2012 tăng 23% và năm 2013 tăng 11% so với năm trước tương ứng và đạt doanh thu khoảng 4.200 tỷ đồng Năm 2014 và 2015, doanh thu cũng tăng so với năm 2013 và đạt khoảng 5.000 tỷ đồng vào năm 2015. (Hình 3.4)

Hình 3.4 Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của ngành kiểm toán

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ báo cáo của Bộ tài chính và VACPA

Doanh thu toàn ngành tăng vì lí do ngoài sự gia tăng của số lượng khách hàng, còn vì do giá phí bình quân trên một hợp đồng cũng tăng Năm 2010 bình quân giá phí là 95 triệu đồng/hợp đồng, tăng 12% so với năm 2009 Năm 2011 giá phí tiếp tục tăng 3%, 2012 tăng 23% và năm 2013 tăng 3% so với năm trước tương ứng khoảng 130 triệu đồng/hợp đồng Năm 2014 và 2015, phí bình quân tăng khoảng 5% so với các năm trước tương ứng khoảng 150 triệu đồng/hợp đồng.

Việc phân chia thị phần doanh thu diễn ra tương đối rõ nét giữa các CTKT nhóm Big 4 và các CTKT trong nước Từ năm 2013 đến nay khách hàng và doanh thu có xu hướng tập trung vào các CTKT lớn Trong tổng doanh thu toàn ngành kiểm toán năm

2015, Big 4 chiếm khoảng 60% doanh thu, 10 CTKT lớn nhất chiếm khoảng 69%) và

43 DN đủ điều kiện kiểm toán niêm yết, chiếm 85% doanh thu Chi tiết hơn nữa:

Trong khi tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của ngành là 11% thì Big

4 tăng 12%, trong đó có 2 công ty tăng 16% Năm 2012, Big 4 chiếm 57% doanh thu toàn ngành; năm 2015 chiếm 58% (tăng 1%) Còn lại, khoảng 136 công ty Việt Nam chỉ chiếm 42% tổng doanh thu toàn ngành.

Nếu tính doanh thu của 10 CTKT lớn nhất (bao gồm cả Big 4) thì doanh thu chiếm khoảng 70% tổng doanh thu toàn ngành Phần còn lại, 130 công ty chỉ chiếm30% doanh thu.

Trong khi doanh thu bình quân một CTKT năm 2015 là khoảng hơn 30 tỷ đồng/năm, thì bình quân doanh thu của Big 4 là hơn 600 tỷ đồng/năm Còn lại, 136 CTKT Việt Nam đạt doanh thu bình quân chỉ khoảng 15 tỷ đồng/năm Do quá trình hội nhập, sự ra đời của Luật Kiểm toán độc lập và sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa các CTKT tại thị trường Việt Nam, các CTKT trong nước, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ phải đối mặt với khó khăn và thách thức Cụ thể như sau:

Năm 2014 là năm đầu tiên các CTKT phải thực hiện đầy đủ Luật Kiểm toán độc lập về điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán (CTKT phải có 5 KTV hành nghề,

Các nhân tố tác động đến sự trung thành của các CTNY đối với CTKT

Sự phát triển và lớn mạnh của các CTKT nhóm Big 4

Các CTKT có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hay còn gọi là Big 4 bao gồm Deloitte, EY, KPMG và PwC chia nhau nắm giữ thị phần quan trọng trong lĩnh vực kiểm toán tại Việt Nam Dựa trên thông tin của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam, hơn 70% CTNY lựa chọn hay tiếp tục sử dụng các dịch vụ kiểm toán của nhóm Big 4 Những yếu tố tác động đến sự lựa chọn Big 4 của các CTNY bao gồm:

Theo Trần Hà (2014), KTV trong nhóm Big 4 có tính tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp cao, quy trình kiểm toán được kiểm soát chặt chẽ, và tư vấn về quản trị

Theo ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT ThuducHouse (Nhà Thủ Đức) các công ty trong nhóm Big 4 được khách hàng đánh giá là các đơn vị có uy tín, chất lượng kiểm toán tốt, tăng khả năng minh bạch của BCTC, và tạo dựng hình ảnh cho CTNY Ông đã giải thích rằng, việc chọn KPMG làm đơn vị kiểm toán độc lập, đồng thời là đối tác hỗ trợ trong dự án tư vấn hoạch định và hỗ trợ lựa chọn giải pháp ERP vì uy tín và chất lượng của KPMG.

Hình 3.5 Doanh thu của 10 DNKT lớn nhất tại Việt Nam năm 2015(tỷ đồng)

Nguồn: Thu thập của tác giả theo số liệu của VACPA

Thị phần thị trường của các CTKT trong nhóm Big 4

Theo Đỗ Hải (2013), danh mục khách hàng sử dụng dịch vụ của Big 4 được phân chia tương đối rõ nét theo từng ngành nghề, hoặc theo lĩnh vực dịch vụ Ví dụ xét về yếu tố ngành, thì trong khi Deloitte chiếm ưu thế khi khách hàng chủ yếu hoạt động trong những ngành năng lượng như: gas, dầu khí, phân bón thì KPMG thường được những DN bất động sản lựa chọn Còn PwC hoặc EY thường có ưu thế đối với các công ty hàng tiêu dùng nhanh Xét về yếu tố loại hình dịch vụ thì Deloitte đang có lợi thế về mảng tư vấn và giải pháp cho DN vì Deloitte có công ty luật trực thuộc để tư vấn mặt pháp lý cho khách hàng Việc phân chia thị phần khách hàng tương đối rõ nét như vậy, theo một số chuyên gia, sẽ giúp nhóm Big 4 phát triển trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh theo định hướng: Đầu tư về công nghệ và con người theo chiều sâu để phù hợp với định hướng phát triển thị phần trong thị trường dịch vụ kiểm toán.

Hạn chế phần nào việc cạnh tranh bằng giá phí, từ đó đảm bảo được chất lượng dịch vụ.

Tuy nhiên, cũng theo Đỗ Hải (2013), hiện tại trong nội bộ Big 4, cũng đã và đang diễn ra việc thuyên chuyển các vị trí chủ chốt Và một trong những nguyên nhân diễn ra sự thuyên chuyển này để nhằm mục tiêu lôi kéo khách hàng của nhau Điều này là do, các vị trí chủ chốt trong mỗi CTKT đều có các mối quan hệ với các khách hàng Việc thay đổi CTKT của những vị trí chủ chốt này dường như sẽ dẫn đến sự thay đổi của các DN trong việc lựa chọn CTKT khác.

Cạnh tranh giữa các CTKT tại Việt Nam

Theo Bùi Văn Mai (2011), do sự lớn mạnh của Big 4 so với các CTKT trong nước cả vì quy mô và thị phần thị trường, thị trường kiểm toán Việt Nam đã và đang diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các CTKT, đặc biệt là các CTKT trong nước Sự cạnh tranh này chủ yếu tập trung vào hai khía cạnh: phí kiểm toán và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng Trong khi đó, việc cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ thì dường như chưa được coi trọng.

Cạnh tranh bằng giá phí kiểm toán

Theo nghiên cứu của Hà Thị Ngọc Hà (2012) và ý kiến của các chuyên gia, hiện nay việc xác định mức phí được dựa trên cơ sở kinh nghiệm hoặc mức giá phí mà các DN kiểm toán khác đưa ra Với cách định giá như vậy các CTKT luôn có xu hướng đưa ra mức phí kiểm toán thấp hơn các đối thủ, nhằm ký được các hợp đồng kiểm toán Sự cạnh tranh này diễn ra giữa các công ty thuộc nhóm Big 4 và giữa các CTKT Việt Nam Đặc biệt là giữa các CTKT Việt Nam, khi giá phí dịch vụ kiểm toán BCTC dao động trong khoảng 50 đến 100 triệu đồng thì có những BCTC chỉ được kiểm toán với mức phí 7 đến 8 triệu đồng.

Giá phí dịch vụ là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá năng lực cạnh tranh của các CTKT Việc xác định mức phí dịch vụ phù hợp là điều kiện cơ bản để các DN kiểm toán có thể đảm bảo thu hồi các khoản vốn đầu tư, đảm bảo khả năng tái đầu tư nguồn nhân lực, công nghệ, trang thiết bị cho quá trình kiểm toán nhằm đảm bảo cung cấp các dịch vụ ngày càng tốt hơn cho khách hàng Mặt khác, với mức giá phí cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng các dịch vụ kiểm toán không thua kém là một lợi thế không nhỏ đối với các CTKT Về nguyên tắc giá phí được xác định trên cơ sở đánh giá của CTKT về khối lượng công việc, thời gian cần thiết phải tiến hành kiểm toán, tính chất phức tạp của các công việc cần thực hiện.

Tuy nhiên Hà Thị Ngọc Hà (2012) cho rằng đây là phương pháp xác định giá phí không có cơ sở, và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường Việc đàm phán về mức phí với khách hàng còn chưa được quan tâm một cách thỏa đáng.Trong quá trình đàm phán luôn có xu hướng thỏa hiệp với các yêu cầu của khách hàng về mức phí Do vậy nhiều DN kiểm toán thường chấp nhận kiểm toán với mức phí rất thấp, và mức phí này chắc chắn có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng các dịch vụ kiểm toán Qua quá trình phỏng vấn một số DN được kiểm toán thì tác giả cũng nhận thấy rằng giá phí kiểm toán quyết định đến sự lựa chọn hay tiếp tục sử dụng các dịch vụ kiểm toán.

Cạnh tranh bằng xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Tại Việt Nam, các DN kiểm toán cũng như các loại hình DN khác, hiệu quả kinh doanh phụ thuộc nhiều vào các mối quan hệ Tuy nhiên, do đặc thù của ngành dịch vụ này, nên mối quan hệ này không chỉ mang tính quan hệ mua bán, mà còn bị ràng buộc bởi nhiều yếu tố khác Qua quá trình phỏng vấn của tác giả với các chuyên gia tại một số CTKT và CTNY thì cả hai bên đều công nhận mối quan hệ tốt giữa hai bên tác động đến việc DN tiếp tục sử dụng các dịch vụ của CTKT Tuy nhiên, những người được phỏng vấn về mối quan hệ như thế nào thì tốt lại hình thành hai nhóm ý kiến khác nhau Nhóm thứ nhất là việc xây dựng mối quan hệ giữa hai bên nhằm mục tiêu DN kiểm toán đạt doanh thu và DN được kiểm toán có được ý kiến tốt về BCTC. Nhóm ý kiến thứ hai thì cho rằng việc việc DN xây dựng mối quan hệ với CTKT không phải nhằm mục tiêu ý kiến của KTV về BCTC Họ cho rằng, việc xây dựng mối quan hệ này để công việc tiến triển thuận lợi cho cả hai bên Và quan trọng hơn là mang lại các giá trị gia tăng cho DN Đó là tư vấn về kiểm soát, về hệ thống kế toán để

DN có thể hoạt động hiệu quả hơn Thêm nữa, cả DN kiểm toán và khách hàng cũng cho rằng việc xây dựng mối quan hệ tốt giữa hai bên là cần thiết nhưng không nên đến mức thân thiết để ảnh hưởng đến tính độc lập của các KTV.

Cạnh tranh lành mạnh bằng chất lượng dịch vụ

Trong quá trình phỏng vấn của tác giả về tầm quan trọng của chất lượng dịch vụ kiểm toán, các CTNY thừa nhận rằng chất lượng dịch vụ kiểm toán cũng là một trong các yếu tố quan trọng quyết định có tiếp tục sử dụng dịch vụ của CTKT hay không Tuy nhiên, thực tế theo báo cáo của VACPA về kiểm soát chất lượng dịch vụ và đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng dịch vụ chưa được đa số các CTKT quan tâm Theo đó, trong các công ty tại Việt Nam thì chỉ có Big 4 thực hiện quy trình kiểm soát chất lượng dịch vụ, còn đa số các DNKT trong nước không thực hiện việc kiểm soát này.

Tuy nhiên theo Bùi Văn Mai (2011), chất lượng dịch vụ của các CTKT trong nước còn bị hạn chế so với nhóm Big 4 Điều này là do những hạn chế của các DNKT trong nước về năng lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ và đội ngũ KTV.

Do những hạn chế chung như vậy, nên việc cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ chưa được coi trọng đối với các CTKT trong nước Mà thay vào đó, sự cạnh tranh bằng giá phí đã và đang diễn ra quyết liệt.

Cạnh tranh bằng khả năng tiếp cận khách hàng

Các CTKT đã và đang có xu hướng thay đổi vị trí văn phòng vào các khu vực thuận tiện về mặt giao thông và trung tâm các thành phố hay đô thị, cũng như nâng cấp về công nghệ thông tin để nhằm mục tiêu mang lại sự thuận tiện hơn cho việc liên hệ giữa DN kiểm toán và khách hàng kiểm toán Do đó, có thể nhận thấy rằng, cải thiện khả năng tiếp cận khách hàng cũng là một trong các chiến lược cạnh tranh giữa cácCTKT.

Kết luận chương 3

Như vậy có thể đánh giá rằng, đang có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các CTKT tại Việt Nam về giá phí kiểm toán và mối quan hệ giữa DN và CTKT, trong khi những yếu tố quan trọng khác cũng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh này chưa được các CTNY coi trọng đó là chất lượng của báo cáo kiểm toán, chất lượng dịch vụ kiểm toán.

Về mặt nghiên cứu khoa học, tại Việt Nam, chỉ có rất ít các nghiên cứu thực chứng về vấn đề này Trong khi đó, trên thế giới, các nghiên cứu về việc lựa chọn hay tiếp tục sử dụng dịch vụ (sự trung thành) của các CTNY đối với các CTKT rất phong phú và đa dạng.

Từ nghiên cứu tổng quan, phỏng vấn chuyên gia và đánh giá thực trạng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam, tác giả cho rằng việc lựa chọn bốn nhân tố nhân tố để nghiên cứu tác động của chúng đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT bao gồm: chất lượng dịch vụ kiểm toán, chi phí – lợi ích từ dịch vụ kiểm toán, mối quan hệ giữa DN và CTKT, và khả năng tiếp cận của DN đối với dịch vụ kiểm toán là phù hợp trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi và hội nhập tại Việt Nam. Để đánh giá tác động của bốn nhân tố trên đến sự trung thành của CTNY đối với CTKT tại Việt Nam, tác giả sẽ xây dựng phương pháp nghiên cứu, phân tích kết quả nghiên cứu và đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh lành mạnh cho các CTKT tại Việt Nam.

Xây dựng giả thuyết khoa học

Nghiên cứu của Ishak Ismail và cộng sự (2006) đã dùng phương pháp điều tra

500 công ty niêm yết trên TTCK Malaysia để đánh giá mối quan hệ giữa sự hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán đến sự trung thành của khách hàng Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: khi khách hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ kiểm toán sẽ có xu hướng tiếp tục sử dụng các dịch vụ của CTKT (sự trung thành) Trong đó, sự hài lòng chịu tác động bởi 5 yếu tố chất lượng dịch vụ: sự hữu hình, sự tin cậy, sự sẵn lòng, sự đảm bảo và sự quan tâm Do vậy, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu mối quan hệ giữa sự hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán và sự trung thành (tiếp tục sử dụng dịch vụ) như sau:

H1: Chất lượng dịch vụ kiểm toán tác động cùng chiều đến sự hài lòng của các CTNY đối với dịch vụ kiểm toán của các CTKT độc lập tại Việt Nam.

Do chất lượng dịch vụ được đo lường bởi các yếu tố cấu thành chất lượng, nên các giả thuyết mối quan hệ giữa sự hài lòng và các thành phần chất lượng dịch vụ như sau:

H1a: Cảm nhận của CTNY về phương tiện hữu hình của CTKT có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của CTNY về chất lượng dịch vụ kiểm toán.

H1b: Cảm nhận của CTNY về sự tin cậy đối với CTKT có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của CTNY về chất lượng dịch vụ kiểm toán.

H1c: Cảm nhận của CTNY về sự sẵn lòng của CTKT có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của CTNY về chất lượng dịch vụ kiểm toán.

H1d: Cảm nhận của CTNY về sự đảm bảo từ CTKT có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của CTNY về chất lượng dịch vụ kiểm toán.

H1e: Cảm nhận của CTNY về sự quan tâm của CTKT có tác động cùng chiều nào đến sự hài lòng của CTNY về chất lượng dịch vụ kiểm toán.

H2: Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán tác động cùng chiều đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập tại Việt Nam.

Nghiên cứu của Fontaine và Letaifa (2012) đã khám phá khi DN trả phí cho dịch vụ kiểm toán BCTC thì họ mong đợi CTKT mang lại các lợi ích khác cho DN, ví dụ như nâng cao hiệu quả quản lý và cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh cho DN.Hay nói một cách khác, khách hàng coi trọng lợi ích thu được từ chi phí cho dịch vụ kiểm toán BCTC Do vậy, giả thuyết nghiên cứu của tác giả về ảnh hưởng từ nhận thức của khách hàng về lợi ích – chi phí đến sự trung thành như sau:

H3: Mối quan hệ lợi ích - chi phí (lợi ích gia tăng từ dịch vụ kiểm toán) có tác động cùng chiều với sự trung thành của CTNY đối với CTKT độc lập tại Việt Nam.

Nghiên cứu của Rehual và cộng sự (2013) chứng minh có mối quan hệ chặt chẽ giữa khả năng tiếp cận với sự trung thành về việc tiếp tục sử dụng dịch vụ kiểm toán Trong đó, thông tin về CTKT có ảnh hưởng tích cực tới việc tiếp cận các dịch vụ kiểm toán từ khách hàng Do đó, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa khả năng tiếp cận dịch vụ kiểm toán và sự trung thành của DN đối với CTKT như sau:

H4: Khả năng tiếp cận dịch vụ kiểm toán có tác động cùng chiều với sự trung thành của CTNY đối với CTKT độc lập tại Việt Nam.

Nghiên cứu của Fontaine và Letaifa (2012), và nghiên cứu của Magri và Baldacchino (2004) chỉ ra rằng: nếu bỏ qua mối quan hệ giữa khách hàng và CTKT thì phí kiểm toán sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiếp tục sử các dịch vụ của CTKT Tuy nhiên, khi đưa vào yếu tố mối quan hệ thì tác giả kết luận rằng mối quan hệ giữa hai bên quan trọng hơn phí kiểm toán trong việc tiếp tục sử dụng các dịch vụ của CTKT Do đó, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa CTNY với CTKT tác động đến sự trung thành như sau:

H5: Mối quan hệ giữa CTNY và CTKT có tác động cùng chiều với sự trung thành của DN đối với CTKT độc lập tại Việt Nam.

Dựa trên tổng quan nền tảng lý thuyết, các công trình nghiên cứu trước đây, và các giả thuyết nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu để đánh giá mối quan hệ giữa sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập tại Việt Nam theo các yếu tố sau: (1) Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC; (2) Lợi ích - chi phí từ dịch vụ kiểm toán BCTC; (3) Khả năng tiếp cận dịch vụ kiểm toán BCTC; (4) Mối quan hệ giữa CTNY và CTKT Trong đó, Sự hài lòng chịu tác động từ 5 thành phần chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC, bao gồm: Phương tiện hữu hình của CTKT,

Sự tin cậy đối với CTKT, Sự sẵn lòng của CTKT, Sự đảm bảo của CTKT, và Sự quan tâm của CTKT.

Sự hài lòng về chất lượng DV kiểm toán BCTC

Sự trung thành của CTNY đối với CTKT

Mối quan hệ CTNY và CTKT

Khả năng tiếp cận DV kiểm toán BCTC

Lợi ích-chi phí từ DV kiểm toán BCTC

Do đây là mô hình nghiên cứu giả thuyết ban đầu dựa vào các nghiên cứu trước, nên trong quá trình nghiên cứu, tùy thuộc vào kết quả thực tế tại Việt Nam, các giả thuyết nghiên cứu có thể thay đổi.

- Biến phụ thuộc Sự trung thành được đo bằng biến định danh (1;0)

- Các nhân tố còn lại được đo lường qua các biến quan sát sử dụng thang đo Likert 1-5 (đều là các khái niệm bậc nhất)

- Các biến quan sát được trình bày chi tiết trong bảng 4.1 Thiết kế và mã hóa thang đo

Hình 4.1 Mô hình đánh giá các nhân tố tác động đến sự trung thành

Xác định vấn đề nghiên cứu

Tham khảo các nghiên cứu trước và phỏng vấn sâu chuyên gia

Xác định các nhân tố ảnh hưởng và thang đo

Tác giả thực hiện nghiên cứu theo quy trình các bước như sau:

Hình 4.2 Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu Đây là bước đầu tiên của nghiên cứu xác định những vấn đề cơ bản cần giải đáp từ nghiên cứu Cụ thể trong luận án này, tác giả đã trình bày sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự trung của các CTNY đối với các CTKT tại Việt Nam, và mức độ tác động của các nhân tố đó đến sự trung thành là như thế nào.

Xác định các nhân tố cần được nghiên cứu trong mối quan hệ với sự trung thành Để thực hiện mục tiêu này, tác giả tiến hành nghiên cứu tổng quan và phỏng vấn sâu các cán bộ tại các DN (mà có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hay thay đổi CTKT) Cụ thể như sau:

Qua nghiên cứu tổng quan, tác giả nhận thấy 11 nhân tố sau được nghiên cứu trong mối quan hệ với sự trung thành:

Chất lượng báo cáo kiểm toán

Sự thay đổi của quy định, chuẩn mực kiểm toán

Kết quả nghiên cứu và kết luận Phân tích dữ liệu

Kết quả của báo cáo kiểm toán BCTC

Lợi ích – chi phí kiểm toán

Quy mô khách hàng kiểm toán

Khách hàng trong giai đoạn tài chính khó khăn hay phá sản

Mối quan hệ giữa CTKT và khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ kiểm toán

Khả năng tiếp cận dịch vụ của khách hàng

Từ kết quả nghiên cứu tổng quan, tác giả xây dựng bảng hỏi để phỏng vấn các CTNY tại Việt Nam trong việc đánh giá mức độ tác động của nhân tố trên đối với sự trung thành của DN đối với các CTKT độc lập Từ đó tác giả lựa chọn các nhân tố được DN đánh giá là quan trọng và đưa vào mô hình nghiên cứu.

Thông qua quá trình lấy ý kiến 12 chuyên gia tại các CTNY tại Việt Nam (phụ lục 1B), tác giả xác định trong số 11 nhân tố trên, thì có 5 nhân tố mà các DN cho rằng có ảnh hưởng tương đối lớn đến sự trung thành (hơn 70% DN đánh giá nhân tố tác động tương đối lớn đến sự trung thành - phụ lục 1D) bao gồm: Chất lượng dịch vụ kiểm toán, Giá phí kiểm toán, Mối quan hệ giữa DN và CTKT, Lợi ích - chi phí kiểm toán và Khả năng tiếp cận dịch vụ kiểm toán Tuy nhiên, khi được hỏi liệu DN có hiểu việc xây dựng giá phí kiểm toán của các CTKT thì các DN đều không nhận thức đầy đủ việc xây dựng giá phí này Do đó, để nghiên cứu được khả thi và kết quả nghiên cứu đáng tin cậy, tác giả không nghiên cứu yếu tố giá phí kiểm toán trong mối quan hệ với sự trung thành Do đó, sau khi lấy ý kiến, tác giả xác định nhóm 4 nhân tố cần được nghiên cứu tại thị trường Việt Nam, đó là:

Lợi ích – chi phí kiểm toán

Mối quan hệ giữa CTNY và CTKT

Sự hài lòng của CTNY về chất lượng dịch vụ kiểm toán

Khả năng tiếp cận dịch vụ kiểm toán của CTNY

Thiết kế nghiên cứu: Từ việc xác định 4 nhân tố, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu để giải đáp những câu hỏi nghiên cứu Mô hình nghiên cứu bao gồm: 1 biến phụ thuộc là sự trung thành, 4 biến độc lập là Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán, Lợi ích - chi phí từ dịch vụ kiểm toán, Mối quan hệ giữa CTNY và

Phương pháp nghiên cứu

Tác giả thực hiện nghiên cứu theo quy trình các bước như sau:

Hình 4.2 Sơ đồ quy trình thực hiện nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu Đây là bước đầu tiên của nghiên cứu xác định những vấn đề cơ bản cần giải đáp từ nghiên cứu Cụ thể trong luận án này, tác giả đã trình bày sự cần thiết phải nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự trung của các CTNY đối với các CTKT tại Việt Nam, và mức độ tác động của các nhân tố đó đến sự trung thành là như thế nào.

Xác định các nhân tố cần được nghiên cứu trong mối quan hệ với sự trung thành Để thực hiện mục tiêu này, tác giả tiến hành nghiên cứu tổng quan và phỏng vấn sâu các cán bộ tại các DN (mà có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hay thay đổi CTKT) Cụ thể như sau:

Qua nghiên cứu tổng quan, tác giả nhận thấy 11 nhân tố sau được nghiên cứu trong mối quan hệ với sự trung thành:

Chất lượng báo cáo kiểm toán

Sự thay đổi của quy định, chuẩn mực kiểm toán

Kết quả nghiên cứu và kết luận Phân tích dữ liệu

Kết quả của báo cáo kiểm toán BCTC

Lợi ích – chi phí kiểm toán

Quy mô khách hàng kiểm toán

Khách hàng trong giai đoạn tài chính khó khăn hay phá sản

Mối quan hệ giữa CTKT và khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ kiểm toán

Khả năng tiếp cận dịch vụ của khách hàng

Từ kết quả nghiên cứu tổng quan, tác giả xây dựng bảng hỏi để phỏng vấn các CTNY tại Việt Nam trong việc đánh giá mức độ tác động của nhân tố trên đối với sự trung thành của DN đối với các CTKT độc lập Từ đó tác giả lựa chọn các nhân tố được DN đánh giá là quan trọng và đưa vào mô hình nghiên cứu.

Thông qua quá trình lấy ý kiến 12 chuyên gia tại các CTNY tại Việt Nam (phụ lục 1B), tác giả xác định trong số 11 nhân tố trên, thì có 5 nhân tố mà các DN cho rằng có ảnh hưởng tương đối lớn đến sự trung thành (hơn 70% DN đánh giá nhân tố tác động tương đối lớn đến sự trung thành - phụ lục 1D) bao gồm: Chất lượng dịch vụ kiểm toán, Giá phí kiểm toán, Mối quan hệ giữa DN và CTKT, Lợi ích - chi phí kiểm toán và Khả năng tiếp cận dịch vụ kiểm toán Tuy nhiên, khi được hỏi liệu DN có hiểu việc xây dựng giá phí kiểm toán của các CTKT thì các DN đều không nhận thức đầy đủ việc xây dựng giá phí này Do đó, để nghiên cứu được khả thi và kết quả nghiên cứu đáng tin cậy, tác giả không nghiên cứu yếu tố giá phí kiểm toán trong mối quan hệ với sự trung thành Do đó, sau khi lấy ý kiến, tác giả xác định nhóm 4 nhân tố cần được nghiên cứu tại thị trường Việt Nam, đó là:

Lợi ích – chi phí kiểm toán

Mối quan hệ giữa CTNY và CTKT

Sự hài lòng của CTNY về chất lượng dịch vụ kiểm toán

Khả năng tiếp cận dịch vụ kiểm toán của CTNY

Thiết kế nghiên cứu: Từ việc xác định 4 nhân tố, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu để giải đáp những câu hỏi nghiên cứu Mô hình nghiên cứu bao gồm: 1 biến phụ thuộc là sự trung thành, 4 biến độc lập là Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán, Lợi ích - chi phí từ dịch vụ kiểm toán, Mối quan hệ giữa CTNY và

CTKT, và Khả năng tiếp cận dịch vụ kiểm toán Để đánh giá tác động của các biến độc lập đó đến biến phụ thuộc, tác giả tiến hành gửi phiếu điều tra đến các CTNY để đo lường tác động của mối quan hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc Các thang đo trong phiếu điều tra được kế thừa từ các nghiên cứu trước và từ ý kiến của các chuyên gia tác giả đã phỏng vấn (Thiết kế thang đo và phiếu điều tra sẽ được trình bày chi tiết tại phần 4.3.2).

Thu thập và phân tích dữ liệu: Từ phiếu điều tra hợp lệ nhận được, tác giả mã hóa và nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS 20.0 và tiến hành phân tích phân tích bằng các phương pháp thống kê phù hợp bao gồm: Thống kê mô tả, kiểm định sự tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy, kiểm định giả thuyết nghiên cứu, và đánh giá mức độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

Thảo luận và khuyến nghị: Từ các kết quả hồi quy và mức độ tác động giữa các biến, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu để trả lời các vấn đề nghiên cứu đặt ra. Ngoài ra cũng xác định những đóng góp, ý nghĩa, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai đối với các nghiên cứu tương tự.

4.3.2 Thiết kế thang đo và phiếu điều tra

Thang đo được thiết kế từ hai nguồn: thang đo kế thừa từ các nghiên cứu trước đây và thang đo từ việc điều tra phỏng vấn và lấy ý kiến các chuyên gia trong DN đã làm việc với đoàn kiểm toán (thông qua phương pháp bão hòa thông tin) Các thang đo được thiết kế và mã hóa theo bảng 4.1 dưới đây:

Bảng 4.1 Thiết kế và mã hóa thang đo

Các nhân tố Thành phần Câu hỏi - Mã hóa Thang đo Nguôn

Công ty kiểm toán được trang bị công nghệ thông tin tiên tiến (PTHH1)

Phương tiện hữu hình của CTKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty kiểm toán trông hiện đại (PTHH2) Likert 1-5

Chất lượng dịch vụ kiểm toán

KTV được trang bị phương tiện và ăn mặc phù hợp cho công việc kiểm toán (PTHH3)

Công ty kiểm toán cung cấp dịch vụ với tinh thần trách nhiệm cao (TC1)

Sự tin cậy đối với CTKT

Các KTV có trình độ chuyên môn tốt để thực hiện các công việc (TC2) Likert 1-5

DN hiểu rõ các báo cáo của Công ty kiểm toán (TC3)

Các nhân tố Thành phần Câu hỏi - Mã hóa Thang đo Nguôn

Công ty kiểm toán thực hiện các dịch vụ đúng thời hạn cam kết (TC4)

Công ty kiểm toán thể hiện sự nhiệt tình trong công việc (SL1)

Sự sẵn lòng của CTKT

Khi DN cần tư vấn , Công ty kiểm toán sẵn sang hỗ trợ

Các KTV luôn sẵn lòng giải thích các thắc mắc của

DN được thông báo trước về các yêu cầu của kiểm toán (SL4)

DN tin tưởng các KTV hoàn thành tốt công việc (DB1)

DN tin tưởng các thành viên Công ty kiểm toán giữ bảo mật thông tin của DN (DB2)

Sự đảm bảo của CTKT Các thành viên Công ty kiểm toán thể hiện phong cách chuyên nghiệp nên tạo niềm tin cho DN (DB3)

Công ty kiểm toán có đầy đủ nguồn nhân lực để tăng cường và hỗ trợ các KTV trong quá trình thực hiện công việc (DB4)

CTKT không quan tâm sâu sát trong quá trình thực hiện dịch vụ (QT1)

Các thành viên kiểm toán không hiểu rõ nhu cầu của

Sự quan tâm của CTKT

Công ty kiểm toán không quan tâm tới lợi ích tốt nhất cho DN (QT3) Likert 1-5

Công ty kiểm toán đến làm việc vào thời gian không thuận tiện cho DN (QT4)

Những công việc kiểm toán đã thực hiện được Công ty kiểm toán ghi chép lưu trữ thích hợp (QT5)

Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán Đánh giá sự hài lòng chung của DN về chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC (HL) Likert 1-5

Tạo điều kiện ký kết các hợp đồng kinh tế (LICP1)

Lợi ích - chi phí từ dịch vụ kiểm toán

Tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước (LICP2)

Nâng cao hiệu quả quản lý HĐSXKD cho

(Beattie và cộng sự; 2000) Phục vụ mục đích vay vốn (LICP4)

Nâng cao hình ảnh của DN trong cộng đồng (LICP5)

Khả năng tiếp cận dịch

Sự dễ dàng tìm kiếm thông tin về CTKT (KNTC1) Các thông tin về công ty và dịch vụ kiểm toán rõ ràng Likert 1-5 Mới – từ phỏng vấn

Các nhân tố Thành phần Câu hỏi - Mã hóa Thang đo Nguôn vụ kiểm toán cụ thể (KNTC2)

Sự thuận tiện gặp gỡ trao đổi với CTKT (KNTC3) chuyên gia

Nhóm kiểm toán có thái độ đúng mực với các thành viên của DN (QH1)

Nhóm kiểm toán nhận thức được sự bận rộn của DN, nên không quá làm phiền DN (QH2)

Nhóm kiểm toán biết lắng nghe ý kiến của DN (QH3)

Nhóm kiểm toán không có đủ kiến thức chuyên ngành cần thiết nên DN mất nhiều thời gian để giải thích (QH4)

Người ký báo cáo kiểm toán thường xuyên đến DN thực địa công việc (QH5)

Người ký báo cáo biết lắng nghe ý kiến DN (QH6)

Người ký báo cáo thường xuyên trao đổi với ban GĐ (QH7)

(Peter Ohman và cộng sự; 2012)

DN có mối quan hệ thân thiết với người ký báo cáo (QH8)

Khi có thắc mắc hay cần được giúp đỡ, DN biết chắc rằng người ký báo cáo sẽ quan tâm giải quyết (QH9)

Người ký báo cáo có kinh nghiệm và chuyên môn ngành cần thiết (QH10)

Quan hệ thường xuyên và ổn định với người ký báo cáo kiểm toán sẽ giúp ích cho cả 2 bên trong quá trình đàm phán, thương lượng và giải quyết xung đột (QH11)

DN tiếp tục sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC hay không?

Sự trung thành Định danh (Hudaib và

Nguồn: Thống kê của tác giả

Trong các nhân tố trên, việc xây dựng thang đo cho nhân tố Khả năng tiếp cận dịch vụ kiểm toán được thực hiện thông qua phương pháp bão hòa thông tin (Nguyễn Đình Thọ, 2013) Dựa theo phương pháp này, tác giả đã phỏng vấn các chuyên gia trong DN (bao gồm cả phỏng vấn trực tiếp và qua điện thoại) và ghi chép đầy đủ quan điểm của chuyên gia trong việc đánh giá khả năng tiếp cận của DN đối với dịch vụ kiểm toán BCTC Tác giả tiến hành phỏng vấn từng chuyên gia, mỗi chuyên gia thu được một vài thông tin chung so với chuyên gia khác Phỏng vấn tới khi nào liên tiếp 3 chuyên gia không đưa ra được thông tin gì mới so với những người trước thì đó được coi là điểm bão hòa thông tin Lúc này tác giả dừng phỏng vấn và lọc lại các thông tin có được từ những chuyên gia được phỏng vấn.

Từ kết quả lọc thông tin, tác giả tổng hợp được 3 biến quan sát đo lường cho nhân tố khả năng tiếp cận dịch vụ kiểm toán bao gồm: Sự dễ dàng tìm kiếm thông tin về CTKT, Các thông tin về công ty và dịch vụ rõ ràng cụ thể, và Sự thuận tiện trong việc gặp gỡ trao đổi với CTKT.

Tóm lại các biến trong mô hình được đo lường như sau:

Sự trung thành được đo lường bằng 1 biến quan sát.

Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC được đo lường bằng 1 biến quan sát; và chịu tác động từ 5 thành phần chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC, bao gồm: Phương tiện hữu hình của CTKT, Sự tin cậy đối với CTKT, Sự sẵn lòng của CTKT, Sự đảm bảo của CTKT, và Sự quan tâm của CTKT 5 thành phần chất lượng dịch vụ này được đo lường qua 20 biến quan sát.

Lợi ích – chi phí từ dịch vụ kiểm toán BCTC được đo lường qua 5 biến quan sát (từ LICP1 đến LICP5).

Khả năng tiếp cận dịch vụ kiểm toán BCTC được đo lường qua 3 biến quan sát (từ KNTC1 đến KNTC3).

Mối quan hệ giữa CTNY và CTKT được đo lường qua 11 biến quan sát (từ QH1 đến QH11).

Thiết kế phiếu điều tra

Sau khi xây dựng thang đo, tác giả tiến hành thiết kế phiếu điều tra Phiếu điều tra được thể hiện bằng các câu hỏi để đánh giá sự nhận thức của người trả lời đối với các vấn đề đưa ra.

Phiếu điều tra được thiết kế bao gồm ba phần chính:

Thông tin về DN được điều tra Đánh giá của người trả lời về các yếu tố tác động đến sự trung thành của DN đối với CTKT Trong đó, các biến quan sát được đo lường bằng nhận thức của DN theo thang đo Likert 1-5 Thang đo Likert 1-5 là thang đo khoảng (interval scale), với giá trị mỗi khoảng = (Maximum - Minimum) / n = (5 -1) / 5 = 0.8 và Ý nghĩa của mỗi khoảng như sau:

1.00 - 1.80 Rất không đồng ý/Rất không hài lòng/Rất không quan trọng1.81 - 2.60 Không đồng ý/Không hài lòng/Không quan trọng

2.61 - 3.40 Không ý kiến/Trung bình 3.41 - 4.20 Đồng ý/ Hài lòng/Quan trọng 4.21 - 5.00 Rất đồng ý/ Rất hài lòng/Rất quan trọng

Thống kê phân tích số liệu khảo sát

Tác giả đã tiến hành khảo sát với 152 DN và thu về 124 phiếu điều tra hợp lệ để đưa vào phân tích (phụ lục 3 – Danh mục CTNY có phiếu điều tra hợp lệ). Đối với các dữ liệu thu thập được sau khi khảo sát về các đối tượng khảo sát, tác giả tiến hành thống kê mô tả các đối tượng khảo sát nhằm nắm bắt được tổng quan hoạt động của các DN niêm yết trong lĩnh vực sử dụng dịch vụ kiểm toán của các CTKT Big 4 và các CTKT trong nước.

Khảo sát được thực hiện trên toàn quốc nên vị trí địa lý được chia thành 3 miềnBắc – Trung – Nam; trong đó, với điều kiện thuận lợi từ việc khảo sát trên địa bàn miền Bắc nên số công ty khảo sát ở miền Bắc chiếm đa số với 74 công ty chiếm59.7%, nhiều thứ 2 là công ty miền Nam (43 công ty chiếm 34.7%) và các công ty ở miền Trung ít nhất với 7 công ty (5.6%).

Hình 5.1 Biểu đồ vị trí các công ty khảo sát

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Về số lượng các DN khảo sát cho thấy các đối tượng khảo sát chủ yếu là DN lớn (98 DN chiếm 79%) và chỉ có 26 DN vừa và nhỏ (21%) Doanh thu các DN chủ yếu ở mức trên 15 tỉ đồng/năm (108 DN chiếm 87.1%.

Hình 5.2 Biểu đồ số lượng các công ty khảo sát

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Hình 5.3 Biểu đồ doanh thu các công ty khảo sát

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Về loại hình DN các công ty phi tài chính chiếm đa số với 105 DN chiếm 84.7% còn lại các DN tài chính 19 DN chiếm 15.3% tổng số đối tượng khảo sát.

Hình 5.4 Biểu đồ ngành nghề các công ty khảo sát

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Số lượng công ty sử dụng Big 4 chiếm 26.6% (33 công ty) nhỏ hơn so với các công ty sử dụng công ty kiếm toản khác (91 công ty chiếm 73.4%).

Hình 5.5 Biểu đồ về sử dụng CTKT của các công ty khảo sát

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Bảng 5.1 dưới đây tóm tắt khái quát dữ liệu mô tả các công ty được tiến hành khảo sát.

Bảng 5.1 Thống kê mô tả các công ty khảo sát

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

5.1.2 Đánh giá mối quan hệ thống kê giữa các cặp nhóm khảo sát

Mối liên hệ giữa doanh thu và quy mô DN:

Kết quả bảng 5.2 dưới đây cho thấy các DN có số lượng lao động càng nhiều thì có doanh thu càng cao (số lượng lao động trên 200 với 88 công ty có doanh thu trên 15 tỷ đồng/năm) Nhìn chung, điều này cho thấy các CTNY sử dụng nguồn lao động một cách tương đối hiệu quả.

Bảng 5.2 Liên hệ giữa doanh thu và quy mô DN

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Mối liên hệ giữa loại hình CTKT và phí kiểm toán:

Bảng 5.3 dưới đây chỉ ra sự liên hệ giữa loại hình CTKT (Big 4 và ngoài Big 4) với phí dịch vụ kiểm toán BCTC Kết quả so sánh cho thấy phí kiểm toán đối với các công ty sử dụng nhóm Big 4 cao hơn các công kiểm toán khác Tuy nhiên, sự dao động về phí kiểm toán trong từng nhóm CTKT rất khác biệt Trong khi những DN sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các CTKT ngoài Big 4 trả mức phí dao động từ 50 triệu đến hơn 300 triệu đồng, thì mức phí của Big 4 dao động từ 200 triệu đến trên 300 triệu đồng (trong đó tập trung chủ yếu ở mức trên 300 triệu đồng) Kết quả này đã chứng minh việc các CTKT trong nhóm Big 4, mặc dù chỉ chiếm số lượng nhỏ trong tổng số các CTKT, nhưng lại chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu toàn ngành kiểm toán. Thêm nữa sự dao động lớn về phí kiểm toán giữa các CTKT trong nước càng chứng minh rằng có sự cạnh tranh rất lớn về phí kiểm toán giữa các CTKT trong nước Kết quả này hoàn toàn tương đồng trong phần đánh giá thực trạng cạnh tranh giữa các CTKT của tác giả.

Bảng 5.3 Liên hệ giữa loại hình CTKT và phí kiểm toán

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Mối liên hệ giữa quy mô DN và CTKT:

Bảng 5.4 cho thấy các CTNY có xu hướng sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC của các CTKT trong nước Các DN này bao gồm các DN quy mô lớn (trên 200 lao động) và các DN quy mô vừa và nhỏ (dưới 200 lao động) Kết quả cũng chỉ ra rằng, sự khác biệt về quy mô DN không tác động rõ rệt đến việc lựa chọn CTKT Big 4 hay kiểm toán trong nước.

Bảng 5.4 Liên hệ giữa quy mô DN và CTKT

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Mối quan hệ giữa CTKT và dịch vụ tư vấn:

Bảng 5.5 cho thấy mặc dù các DN có xu hướng sử dụng kiểm toán BCTC của các CTKT trong nước, nhưng đối với dịch vụ tư vấn thì các DN có xu hướng thiên về sử dụng dịch vụ của Big 4 (hơn 60%) Điều này cho thấy mặc dù các CTKT trong nước, với số lượng nhiều hơn hẳn Big 4, còn rất bị hạn chế về mảng cung cấp dịch vụ tư vấn Sự hạn chế này của các CTKT trong nước cũng đã được đề cập trong phần nghiên cứu thực trạng của tác giả Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng thu nhập các CTKT trong nước cần nâng cao trình độ chuyên môn để có thể thâm nhập dần vào lĩnh vực tư vấn này.

Bảng 5.5 Liên hệ giữa CTKT và dịch vụ tư vấn

Dịch vụ tư vấn * CTKT

Dịch vụ tư vấn Không dùng Dịch vụ tư vấn 16 81 97

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

5.1.3 Kết quả kiểm định các thang đo

Từ kết quả các phiếu điều tra (thang đo), tác giả mã hóa và nhập trong phần mềm SPSS 20.0 Để kiểm tra sự tin cậy thang đo cho các nhân tố, tác giả sử dụng hệ số Cronbach Alpha để đo lường mức độ tin cậy tổng hợp (Suanders et al, 2007) và hệ số tương quan biến tổng để xem xét mối quan hệ giữa các chỉ báo trong từng nhân tố (Lê Văn Huy, 2012) Tiêu chuẩn đánh giá một thang đo tin cậy trong nghiên cứu là hệ số Cronbach Alpha tổi thiểu bằng 0.6 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc,

2008), hệ số tương quan biến tổng tối thiểu bằng 0.3 (Nunnally and Burstein, 1994).

Do nhân tố Sự hài lòng và Sự trung thành được đo lường bằng 1 biến quan sát nên tác giả bỏ qua kiểm định thang đo cho 2 nhân tố này.

Kết quả kiểm định sự tin cậy của các thang đo cho các nhân tố còn lại từ dữ liệu nghiên cứu như sau:

5.1.3.1 Kiểm định thang đo cho các nhân tố cấu thành chất lượng dịch vụ kiểm toán

Kiểm định độ tin cậy thang đo cho nhân tố phương tiện hữu hình (PTHH):

Bảng 5.6 thể hiện kết quả kiểm định cho nhân tố phương tiện hữu hình với kết quả Cronbach Alpha bằng 0.772 lớn hơn 0.6; hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 cho thấy nhân tố PTHH đại diện bởi 3 biến quan sát PTHH1, PTHH2, PTHH3 đạt độ tin cậy.

Bảng 5.6 Kiểm định sự tin cậy thang đo cho nhân tố PTHH

Nhân tố Các biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Kiểm định độ tin cậy thang đo cho nhân tố sự tin cậy (TC):

Bảng 5.7 là kết quả kiểm định của nhân tố sự tin cậy Kết quả với CronbachAlpha bằng 0.767 lớn hơn 0.6; hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 cho thấy nhân tố TC đại diện bởi 4 biến quan sát TC1 đến TC4 đạt tin cậy.

Bảng 5.7 Kiểm định độ tin cậy thang đo cho nhân tố TC

Nhân tố Các biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Kiểm định độ tin cậy thang đo cho nhân tố sự sẵn lòng (SL):

Bảng 5.8 cho kết quả kiểm định nhân tố sự sẵn lòng Kết quả với Cronbach Alpha bằng 0.749 lớn hơn 0.6; hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 cho thấy nhân tố SL đại diện bởi 4 biến quan sát SL1 đến SL4 đạt tin cậy.

Bảng 5.8 Kiểm định độ tin cậy thang đo cho nhân tố SL

Nhân tố Các biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Kiểm định độ tin cậy thang đo cho nhân tố sự đảm bảo (DB):

Bảng 5.9 cho kết quả kiểm định nhân tố sự đảm bảo với Cronbach Alpha bằng0.535 nhỏ hơn 0.6; hệ số tương quan biến tổng của biến DB1 nhỏ hơn 0.3 cho thấy biến quan sát DB1 không đạt độ tin cậy Tác giả tiến hành loại DB1 ra khỏi nhân tố và thực hiện kiểm định lại.

Bảng 5.9 Kiểm định độ tin cậy thang đo cho nhân tố DB

Nhân tố Các biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Bảng 5.10 Kiểm định độ tin cậy thang đo cho nhân tố DB sau khi loại bỏ biến quan sát DB1

Nhân tố Các biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Sau khi loại bỏ biến DB1, kết quả kiểm định với Cronbach Alpha bằng 0.647 lớn hơn 0.6; hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3, cho thấy nhân tố DB đại diện bởi 3 biến quan sát DB2, DB3 và DB4 đạt tin cậy.

Kiểm định độ tin cậy thang đo cho nhân tố sự quan tâm (QT):

Bảng 5.11 Kiểm định độ tin cậy thang đo cho nhân tố QT

Nhân tố Các biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Phân tích các nhân tố tác động đến sự trung thành của CTNY đối với các CTKT65

Phân tích nhân tố sẽ giúp tác giả rút gọn được một tập hợp ít biến tiềm ẩn hơn từ tập hợp các biến quan sát Tiêu chuẩn để tiến hành phân tích nhân tố khám phá là hệ số KMO tối thiểu bằng 0.5, kiểm định Bartlett có p-value nhỏ hơn 0.05, các hệ số factor loading tổi thiểu bằng 0.5, phương sai trích bằng tổi thiểu là 50%, giá trị eigenvalue tối thiểu bằng 1 Do kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá không xem xét đến mối quan hệ phân biệt giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) mà chỉ xem xét mối quan hệ qua lại giữa tất cả các biến đưa vào phân tích Vì vậy tác giả sẽ tiến hành phân tích nhân tố với các biến độc lập và biến phụ thuộc riêng.

Trong mô hình nghiên cứu của tác giả, sự trung thành chịu tác động của các nhân tố bao gồm: sự hài lòng của CTNY về chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC, mối quan hệ giữa lợi ích – chi phí từ sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC, khả năng tiếp cận dịch vụ của CTNY, và mối quan hệ giữa CTNY và CTKT.

Trong các nhân tố tác động trên, nhân tố sự hài lòng lại chịu sự tác động của các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ Do đó, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ tiến hành phân tích các nhân tố tác động đến sự hài lòng của DN về chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC trước, sau đó sẽ tiến hành phân tích các nhân tố tác động đến sự trung thành của DN đối với các CTKT Phương pháp rút trích nhân tố là phương pháp Principal Component với phép xoay Varimax để thu được số nhân tố ít nhất.

Tuy nhiên các biến Sự hài lòng và Sự trung thành được đo lường bằng một câu hỏi chung nên có thể bỏ qua phân tích nhân tố cho Sự hài lòng và Sự trung thành.

5.2.1 Phân tích các nhân tố tác động đến Sự hài lòng về Chất lượng dịch vụ kiểm toán

5.2.1.1 Phân tích các nhân tố đánh giá Chất lượng dịch vụ kiểm toán

Bảng 5.17 thể hiện kết quả phân tích nhân tố đánh giá sự hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán như sau:

Bảng 5.17 Phân tích nhân tố về chất lượng dịch vụ kiểm toán

Hệ số tải nhân tố

Hệ số tải nhân tố

Hệ số KMO 0.859 p-value (Barlett test) 0.000

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Với hệ số KMO bằng 0.859 lớn hơn 0.5; p-value của Bartlett's Test bằng 0.000 nhỏ hơn 0.05 và phương sai giải thích bằng 59.67% > 50%, cho thấy các biến quan sát hoàn toàn phù hợp cho việc phân tích nhân tố khám phá Kết quả thu được 4 nhân tố mới được hình thành từ các biến quan sát:

Nhân tố thứ 1 bao gồm các quan sát TC1, TC2, TC3, TC4, DB3 và DB4. Trong đó:

- TC1 là CTKT cung cấp dịch vụ với tinh thần trách nhiệm cao

- TC2 là Các KTV có trình độ chuyên môn tốt để thực hiện các công việc

- TC3 là DN hiểu rõ các báo cáo của CTKT

- TC4 là CTKT thực hiện các dịch vụ đúng thời hạn cam kết

- DB3 là Các thành viên CTKT thể hiện phong cách chuyên nghiệp nên tạo niềm tin cho DN

- DB4 là CTKT có đầy đủ nguồn nhân lực để tăng cường và hỗ trợ các KTV trong quá trình thực hiện công việc

Như vậy số liệu hội tụ trong nhân tố này bao gồm 4 quan sát từ nhân tố sự tin cậy và 2 quan sát từ nhân tố sự đảm bảo trong mô hình nghiên cứu ban đầu Do đây là nhân tố mới, bao gồm sự kết hợp từ 2 nhóm nhân tố ban đầu, nên tác giả tiến hành tham khảo ý kiến chuyên gia trong việc đặt tên cho nhân tố này (phụ lục 1F) Theo ý kiến của chuyên gia, các quan sát DB3 và DB4 cũng có thể dùng để đánh giá sự tin cậy như các quan sát còn lại trong nhân tố này, nên có thể gộp chung và đặt tên là nhân tố Sự tin cậy

Nhân tố thứ 2 bao gồm các quan sát QT3, QT4 và QT5 Trong đó:

- QT3 là CTKT quan tâm tới lợi ích tốt nhất cho DN

- QT4 là CTKT đến làm việc vào thời gian thuận tiện cho DN

- QT5 là Những công việc kiểm toán đã thực hiện được CTKT ghi chép lưu trữ thích hợp

Như vậy số liệu hội tụ trong nhân tố này bao gồm 3 quan sát từ nhân tố sự quan tâm trong mô hình nghiên cứu ban đầu Tác giả giữ nguyên tên của nhân tố là Sự quan tâm

Nhân tố thứ 3 bao gồm các quan sát PTHH1, PTHH2 và PTHH3 Trong đó:

- PTHH1 là CTKT được trang bị công nghệ thông tin tiên tiến

- PTHH2 là Cơ sở vật chất kỹ thuật của CTKT trông hiện đại

- PTHH3 là Các KTV ăn mặc lịch sự

Như vậy số liệu hội tụ trong nhân tố này bao gồm 3 quan sát từ nhân tố phương tiện hữu hình trong mô hình nghiên cứu ban đầu Tác giả giữ nguyên tên của nhân tố là Phương tiện hữu hình

Nhân tố thứ 4 bao gồm các quan sát SL1, SL2, SL3 và SL4 Trong đó:

- SL1 là CTKT thể hiện sự nhiệt tình trong công việc

- SL2 là Khi DN cần tư vấn , CTKT sẵn sang hỗ trợ DN

- SL3 là Các KTV luôn sẵn lòng giải thích các thắc mắc của DN

- SL4 là DN được thông báo trước về các yêu cầu của kiểm toán

Như vậy số liệu hội tụ trong nhân tố này bao gồm 3 quan sát từ nhân tố sự sẵn lòng trong mô hình nghiên cứu ban đầu Tác giả giữ nguyên tên của nhân tố là Sự sẵn lòng

Như vậy, từ kết EFA cho các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ, tác giả đưa ra một số kết luận sau:

- Một số quan sát thuộc nhân tố Sự đảm bảo trước khi chạy EFA đã hội tụ sang cùng các quan sát thuộc nhân tố Sự tin cậy sau khi chạy EFA Việc này hoàn toàn là do thực tế bản chất của dữ liệu thu thập tại thị trường Việt Nam Do đó, mô hình nghiên cứu không còn nhân tố Sự đảm bảo.

- Từ kết quả phân tích nhân tố tác động đến Sự hài lòng (HL), các quan sát trong 5 nhân tố ban đầu đã hội tụ lại trong 4 nhân tố, bao gồm: Sự tin cậy (TC),

Sự quan tâm (QT), Phương tiện hữu hình (PTHH) và Sự sẵn lòng (SL).

- Do việc hình thành các nhân tố mới sau khi chạy EFA nên việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự hài lòng và các thành phần chất lượng dịch vụ được thay đổi lại như sau:

H1a: Cảm nhận của CTNY về phương tiện hữu hình của CTKT có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của CTNY về chất lượng dịch vụ kiểm toán.

H1b: Cảm nhận của CTNY về sự tin cậy đối với CTKT có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của CTNY về chất lượng dịch vụ kiểm toán.

H1c: Cảm nhận của CTNY về sự sẵn lòng của CTKT có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của CTNY về chất lượng dịch vụ kiểm toán.

H1d: Cảm nhận của CTNY về sự quan tâm của CTKT có tác động cùng chiều nào đến sự hài lòng của CTNY về chất lượng dịch vụ kiểm toán.

5.2.1.2 Phân tích tương quan và hồi quy cho nhân tố Sự hài lòng

Hệ số tương quan chỉ ra mối quan hệ hai chiều giữa từng cặp biến với nhau Hệ số tương quan càng lớn cho thấy mối quan hệ giữa hai biến càng chặt và ngược lại khi hệ số tương quan thấp diễn tả mối quan hệ giữa hai biến không chặt Đồng thời, với hệ số dương chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa các cặp biến, hệ số âm cho thấy quan hệ ngược chiều giữa hai biến Bảng hệ số tương quan 5.23 cho thấy biến TC có tương quan mạnh nhất với HL (0.707), tiếp theo là biến SL (0.639) và biến có tương quan yếu nhất với HL là biến PTHH (-0.033).

Bảng 5.18 Mối quan hệ giữa các cặp biến

HL SL PTHH TC QT

* Có tương quan ở mức ý nghĩa 10%

** Có tương quan ở mức ý nghĩa 5%

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Tuy nhiên, hệ số tương quan không có ý nghĩa trong việc đánh giá tác động hồi quy (một chiều) của các biến độc lập lên biến phụ thuộc Do vậy, để làm rõ về tác động của các biến độc lập lên HL tác giả tiến hành phân tích hồi quy.

Phân tích hồi quy chỉ ra tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc Trong các biến độc lập giả thuyết ban đầu thì có những biến độc lập nào thực sự có tác động lên biến phụ thuộc HL (p-value nhỏ hơn 0.05 trong phân tích hồi quy) Đối với các biến có p-value lớn hơn 0.05 tác giả sẽ tiến hành loại bỏ dần ra khỏi mô hình với lý do không có tác động lên biến phụ thuộc HL.

Phân tích sự khác biệt giữa các nhóm CTNY cho sự trung thành

Với biến sự trung thành là biến định danh nên kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm DN tác giả sử dụng kiểm định Chi-Square.

Kết quả phân tích cho nhóm DN sử dụng CTKT Big 4 và ngoài Big 4:

Bảng 5.38 Kết quả phân tích sự trung thành cho nhóm DN sử dụng Big 4 và ngoài

Value p-value Pearson Chi-Square 4.247 039

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Với p-value của kiểm định Chi- Square bằng 0.039 nhỏ hơn 0.05 cho thấy có sự khác biệt về sự trung thành khi sử dụng CTKT nhóm Big 4 và các công ty khác Để kiểm tra mức độ trung thành của DN đối với 2 nhóm CTKT này tác giả tiến hành xem xét bảng thống kê hai chiều của hai nhóm công ty này với sự trung thành:

Bảng 5.39 Kết quả phân tích trung bình sự trung thành cho nhóm DN sử dụng Big 4

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Kết quả cho thấy các CTNY sử dụng nhóm Big 4 dường như có xu hướng tiếp tục sử dụng dịch vụ kiểm toán BCTC hơn so với các DN sử dụng dịch vụ kiểm toán của các CTKT khác (26/7 DN trung thành với nhóm Big 4; và 67/24 DN trung thành với CTKT ngoài Big 4) Kết quả này cũng tương đồng với đánh giá thực trạng cạnh tranh giữa các CTKT tại Việt Nam Các CTKT trong nhóm Big 4 được các DN đánh giá cao hơn về chuyên môn cũng như phương pháp kiểm toán hiện đại so với các CTKT trong nước.

Thêm nữa, nhiều CTNY khi phát triển có xu hướng thay đổi dịch vụ kiểm toán từ CTKT trong nước sang nhóm Big 4 Điều này một phần là do yêu cầu của các CTNY phải lập BCTC theo cả chuẩn mực kế toán Việt Nam và Quốc tế, nên các DN này phải chuyển sang sử dụng dịch vụ kiểm toán của các CTKT có chuyên môn tốt về chuẩn mực kế toán quốc tế Do các KTV trong nhóm Big 4 được trang bị, cập nhật và tập huấn thường xuyên về các chuẩn mực kế toán quốc tế, nên các CTKT trong nhóm Big 4 có lợi thế hơn các CTKT trong nước về việc kiểm toán BCTC theo chuẩn mực kế toán quốc tế.

Kết quả phân tích cho nhóm DN vùng miền Bắc – Trung - Nam:

Bảng 5.40 Kết quả phân tích sự trung thành cho nhóm DN theo vùng miền

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Kết quả cho thấy p-value của kiểm định Chi-square bằng 0.964 lớn hơn 0.05 cho thấy không có sự khác biệt nào về sự trung thành giữa các CTNY tại các miền khác nhau đối với các CTKT.

Kết quả phân tích cho sự trung thành theo quy mô DN lớn và DN vừa và nhỏ:

Bảng 5.41 Kết quả phân tích sự trung thành cho nhóm DN theo quy mô

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Kết quả cho thấy p-value của kiểm định Chi-square bằng 0.445 lớn hơn 0.05 cho thấy không có sự khác biệt nào về sự trung thành giữa DN có quy mô khác nhau đối với các CTKT.

Kết quả phân tích cho sự trung thành cho DN tài chính và phi tài chính:

Bảng 5.42 Kết quả phân tích sự trung thành cho nhóm DN theo ngành nghề

Nguồn: Kết quả từ phân tích của tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Kết quả cho thấy p-value của kiểm định Chi-square bằng 0.472 lớn hơn 0.05 cho thấy không có sự khác biệt nào về sự trung thành giữa DN tài chính và phi tài chính đối với các CTKT.

Như vậy, phân tích sự khác biệt theo loại hình DN về sự trung thành của họ đối với các CTKT cho ra 2 kết quả chính:

Có sự khác biệt về sự trung thành giữa các nhóm CTNY sử dụng dịch vụ kiểm toán của nhóm Big 4 và ngoài Big 4 Các CTNY sử dụng dịch vụ kiểm toán của nhóm Big 4 có xu hướng trung thành hơn các CTNY sử dụng dịch vụ kiểm toán của nhóm ngoài Big 4

Không có sự khác biệt về sự trung thành đối với các CTKT giữa các nhóm CTNY phân chia theo vùng miền, quy mô và ngành nghề (tài chính và phi tài chính). Điều này có thể do các CTKT trong hay ngoài nước duy trì được sự ổn định về chuyên môn hay phương pháp kiểm toán trong các cuộc kiểm toán khác nhau.

Tóm lại, từ các phân tích sự khác biệt cho các nhóm DN và vùng miền về sự trung thành, có thể nhận thấý:

Về sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT: các CTNY sử dụng dịch vụ của các công ty trong nhóm Big 4 trung thành hơn các CTNY sử dụng dịch vụ của các CTKT trong nước Điều này có thể do sự tin tưởng về chất lượng báo cáo kiểm toán mà khách hàng dành cho các CTKT trong nhóm Big 4 Sự tin tưởng này có thể về trình độ chuyên môn của các thành viên kiểm toán trong nhóm Big 4, hay về tính độc lập khách quan của các CTKT trong nhóm Big 4 cao hơn so với các CTKT trong nước.

Sự khác biệt đó càng khẳng định sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các CTKT tại Việt Nam Các CTKT trong nước gặp rất nhiều khó khăn, hay nói đúng hơn là rất khó để cạnh tranh với nhóm Big 4 Điều này dẫn đến các CTKT trong nước phải cạnh tranh với nhau bằng cuộc đua bằng giá phí kiểm toán như hiện nay.

Kết luận chương 5

Bằng các phương pháp phân tích đa biến (thống kê mô tả, kiểm định tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy, phân tích T-test, phân tích ANOVA) tác giả thu được kết quả như sau:

Về sự hài lòng của DN về chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC, kết quả nghiên cứu cho thấy 3 nhân tố được rút trích ra từ 5 nhân tố giả thuyết ban đầu: sự tin cậy; sự sẵn lòng và sự quan tâm có tác động tích cực tới sự hài lòng của DN Các kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Ping et al (2012) tại Malaysia và Napur (2012) tại Bangladesh Nhân tố phương tiện hữu hình không tác động đến sự hài lòng Kết quả nay ngược với kết quả của Ishak Ismail và cộng sự (2006) tại Malaysia Trong các nhân tố có tác động thì nhân tố sự tin cậy được các DN đánh giá là quan trọng nhất.

Về sự trung thành của DN đối với CTKT, tác giả tìm ra 4 nhân tố tác động tới sự trung thành: Sự hài lòng (HL), Lợi ích - chi phí về hoạt động (LICPA), Mối quan hệ nghiệp vụ giữa DN với CTKT (QHNV); Mối quan hệ thân thiết cá nhân giữa DN đối với CTKT (QHCN) Trong khi đó nhân tố về Khả năng tiếp cận (KNTC) và Lợi ích - chi phí về huy động vốn và ký kết hợp đồng (LICPB) đều không tác động tới sự trung thành Các kết quả nghiên cứu trên về tác động của từng nhân tố đến sự trung thành tương đồng với các nghiên cứu trước đây như của Fontaine và Letaifa (2012) hay Ishak Ismail và cộng sự (2006).

So sánh về sự khác biệt giữa các nhóm DN và vùng miền cho ra kết quả là các DN sử dụng dịch vụ của các CTKT trong nhóm Big 4 trung thành hơn so với các DN sử dụng dịch vụ của các CTKT trong nước Sự khác biệt này đã chứng minh thực trạng cạnh tranh giữa các CTKT tại Việt Nam, nơi mà nhóm Big 4 chiếm phần lớn doanh thu toàn ngành kiểm toán Trong khi đó, các CTKT trong nước phải cạnh tranh lẫn nhau bằng giá phí kiểm toán Việc cạnh tranh này hoàn toàn có thể dẫn đến chất lượng của các báo cáo kiểm toán do nhóm CTKT trong nước phát hành không được đảm bảo chất lượng.

Kết quả nghiên cứu

Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng, kết hợp với các kỹ thuật phân tích đa biến sử dụng phần mềm SPSS, tác giả đã trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đặt ra như sau:

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự trung thành của các công ty niêm yết đối với các CTKT độc lập ở Việt Nam?

Kết quả nghiên cứu chỉ ra 4 nhân tố:

Sự hài lòng của CTNY về chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC

Lợi ích - chi phí về hiệu quả hoạt động.

Mối quan hệ nghiệp vụ giữa CTNY và CTKT.

Mối quan hệ cá nhân giữa CTNY và CTKT.

Các nhân tố đó ảnh hưởng như thế nào đến sự trung thành của các công ty niêm yết đối với các CTKT độc lập ở Việt Nam?

Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ có tác động cùng chiều đến sự trung thành.

Lợi ích chi phí về hiệu quả hoạt động có tác động cùng chiều đến sự trung thành.

Mối quan hệ nghiệp vụ có tác động cùng chiều đến sự trung thành

Mối quan hệ cá nhân có tác động ngược chiều đến sự trung thành.

Có sự khác nhau như thế nào giữa các nhóm CTNY về sự trung thành đối với các CTKT độc lập tại Việt Nam?

Các CTNY sử dụng dịch vụ của các CTKT trong nhóm Big 4 trung thành hơn so với các DN sử dụng dịch vụ của các CTKT trong nước.

Những vấn đề rút ra từ kết quả nghiên cứu

6.2.1 Những vấn đề về số liệu khảo sát

Số công ty khảo sát ở miền Bắc chiếm đa số với 74 công ty chiếm 59.7%, nhiều thứ 2 là công ty ở miền Nam (43 công ty chiếm 34.7%) và các công ty ở miền Trung ít nhất với 7 công ty (5.6%) Điều này là do sự thuận tiện của tác giả trong việc thu thập số liệu giữa các vùng miền.

Số DN lớn là 98 DN chiếm 79% và chỉ có 26 DN vừa và nhỏ (21%) cho thấy quy mô các CTNY tại Việt Nam chủ yếu các DN lớn.

Về loại hình DN các công ty phi tài chính chiếm đa số với 105 DN chiếm 84.7% còn lại các DN tài chính 19 DN chiếm 15.3% Dữ kiện này cho thấy các DN tài chính vẫn phát triển chưa thực sự mạnh dẫn tới số lượng DN tài chính vẫn chỉ bằng 1/9 lần số DN phi tài chính niêm yết trên TTCK tại Việt Nam.

Số lượng CTNY sử dụng dịch vụ của Big 4 chiếm 26.6% (33 công ty) nhỏ hơn so với các công ty sử dụng công ty kiếm toán trong nước (91 công ty chiếm 73.4%). Điều này chứng tỏ thị phần kiểm toán giành cho các CTKT trong nước là tương đối tốt Tuy nhiên, xét trên góc độ phí kiểm toán, trong khi phí kiểm toán của các CTKT trong nước giao động lớn từ mức 50 triệu đến trên 300 triệu đồng thì phí kiểm toán của các công ty Big 4 chủ yếu trên 300 triệu đồng Việc này cho thấy đang có sự cạnh tranh về giá phí kiểm toán giữa các DN kiểm toán trong nước.

6.2.2 Những vấn đề về các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng

Thảo luận về cảm nhận của CTNY đối với các nhân tố cấu thành chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC: Đối với nhân tố Sự tin cậy được DN đánh giá cao về chất lượng với giá trị trung bình của cả nhân tố đạt 4.14 (thang đo 5 điểm) Sự tin cậy này được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm của CTKT cũng như trình độ chuyên môn của các KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán Điều này phản ánh được phần nào sự phát triển của thị trường kiểm toán Việt Nam trong quá trình hội nhập, tiếp nhận và áp dụng các chuẩn mực và phương pháp kiểm toán quốc tế tạo sự tin cậy cho người sử dụng dịch vụ. Đối với nhân tố Sự quan tâm, các DN đánh giá tương đối tốt và cho điểm trung bình là 4.03/5 điểm Với số điểm đánh giá như vậy, dường như các CTKT nắm bắt được mong muốn của DN trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán Những mong muốn này bao gồm sự quan tâm sâu sát trong quá trình thực hiện dịch vụ, quan tâm đến lợi ích và không gây khó khăn cho DN Các DN ngoài mục tiêu kiểm toán BCTC cũng mong muốn các CTKT tạo ra giá trị gia tăng cho DN, thể hiện qua việc tư vấn kiểm soát hay tư vấn hoạt động Do đó, các CTKT cũng nên nhận thức được tầm quan trọng này để mang lại lợi ích tốt hơn cho khách hàng.

Nhân tố Sự sẵn lòng phục vụ của CTKT được các DN đánh giá rất tốt (4.06/5 điểm) Sự sẵn lòng được thể hiện qua sự nhiệt tình trong công việc, giúp DN giải quyết các thắc mắc và hỗ trợ tư vấn khi cần thiết Tuy nhiên, hiệu quả giải quyết thắc mắc và tư vấn còn tùy thuộc vào trình độ của các KTV Do đó để nâng cao sự đánh giá hơn nữa của khách hàng về yếu tố sẵn lòng, trình độ chuyên môn của các KTV là đặc biệt quan trọng. Đối với nhân tố Sự hữu hình, thể hiện qua sự đánh giá của DN về trang thiết bị, công nghệ, và trang phục của kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán, đạt điểm trung bình 3.85/5 điểm Số điểm này chứng tỏ các DN cũng đánh giá tương đối tốt điều kiện cơ sở vật chất của CTKT Tuy nhiên, so với các nhân tố khác, nhân tố sự hữu hình nên được cải thiện thêm.

Thảo luận về 3 yếu tố tác động đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC:

Bằng việc thực hiện các bước nghiên cứu đưa ra trong 5 nhân tố giả thuyết ban đầu của mô hình SERVPERF, chỉ có 4 nhân tố được tìm ra và có 3 nhân tố có tác động lên Sự hài lòng của DN đối với chất lượng dịch vụ kiểm toán:

Nhân tố sự tin cậy có tác động tích cực nhất lên Sự hài lòng của khách hàng, với các nghiệp vụ của CTKT đem lại cho DN thấy an tâm về cách thức làm việc cũng như kết quả của báo cáo kiểm toán Việc tránh được các sai sót trong quá trình kiểm toán sẽ làm cho DN hài lòng hơn về dịch vụ, điều này cho thấy việc nâng cao sự tin cậy của dịch vụ kiểm toán cũng sẽ làm cho DN cảm thấy được hài lòng hơn với dịch vụ của CTKT Kết quả nghiên cứu này cũng cho thấy có sự tương đồng với nghiên cứu của Han and Beak (2004) tại Trung Quốc, nghiên cứu của Ping et al (2012) tại Malaysia, nghiên cứu của Napur (2012) tại Bangladesh đều chỉ ra tác động cùng chiều của Sự tin cậy đến sự hài lòng khách hàng về dịch vụ nói chung.

Nhân tố sự quan tâm có tác động tích cực lên sự hài lòng của DN, kết quả này cho thấy nếu CTKT quan tâm hơn đối với DN trong công tác kiểm toán sẽ làm cho DN hài lòng hơn Kết quả này cũng cho thấy sự tương đồng với các nghiên cứu khác trên thế giới, ví dụ như nghiên cứu của Han and Beak (2004), Ping et al (2012).

Nhân tố sự sẵn lòng có tác động cùng chiều lên sự hài lòng cũng chỉ ra việc sẵn lòng đáp ứng nhu cầu của CTKT đối với DN càng tốt thì DN càng hài lòng hơn về dịch vụ kiểm toán Việc CTKT nhiệt tình hướng dẫn và tư vấn sẽ không chỉ giúp các

DN hoàn thành công việc kiểm toán mà còn tạo ra các giá trị gia tăng khác cho DN.Kết quả này cũng có sự tương đồng với các kết quả nghiên cứu gần đây của Mohamad and Alhamadani (2011) tại Jordan, Napur (2012) tại Bangladesh đều cho thấy nhân tố sẵn lòng có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng.

Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự hài lòng của DN về chất lượng dịch vụ kiểm toán cho thấy nhân tố phương tiện hữu hình không có tác động tới sự hài lòng của DN Do đặc thù phương tiện hữu hình phục vụ cho công tác kiểm toán BCTC không có sự khác biệt rõ ràng giữa các CTKT, nên dường như các DN không cảm thấy có sự khác biệt về nhân tố này giữa các CTKT Kết quả này khác với kết quả của Ishak Ismail và cộng sự (2006) tại Malaysia.

Về mức độ tác động của các nhân tố tới sự hài lòng của DN đối với dịch vụ kiểm toán cho thấy, các DN chú trọng tới sự tin cậy của dịch vụ khi đưa ra đánh giá về mức độ hài lòng của mình trước khi nghĩ tới sự quan tâm và sự sẵn lòng Với mục tiêu chọn CTKT thu được kết quả kiểm toán có chất lượng đạt độ tin cậy cao nên nhân tố sự tin cậy được các DN đặt lên hàng đầu (hệ số beta chuẩn hóa lớn nhất bằng 0.413).

6.2.3 Thảo luận về các nhân tố ảnh hưởng tới sự trung thành

Thảo luận về cảm nhận của DN đối với các nhân tố tác động đến sự trung thành:

Nhân tố khả năng tiếp cận được đánh giá trên trung bình (3.42 trên thang đo 5) cho thấy việc tiếp cận các CTKT tương đối dễ dàng Nguyên nhân do sự phát triển của công nghệ thông tin cũng như tính cạnh tranh trong lĩnh vực kiểm toán khiến cho các công ty đều thực hiện các chiến lược tiếp cận khách hàng, cũng như đưa ra các thông tin về công ty và dịch vụ kiểm toán của mình trên các phương tiện thông tin khác nhau nhằm tăng khả năng tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. Đối với nhân tố lợi ích chi phí về hiệu quả hoạt động cũng như lợi ích về vốn vay và kí kết hợp đồng kinh tế được các DN đánh giá khá cao với giá trị 4.05 và 4.01 trên thang đo 5 Kết quả này cho thấy các DN đã đều nhận biết rõ được lợi ích chi phí có được trong việc sử dụng dịch vụ kiểm toán.

Yếu tố mối quan hệ giữa DN và đơn vị kiểm toán ở cả hai khía cạnh là quan hệ nghiệp vụ và quan hệ cá nhân đều được đánh giá ở mức trên trung bình (cả hai giá trị trung bình đều dưới 4) Có thể thấy cả hai bên DN thuê kiểm toán và đơn vị kiểm toán cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ giứa hai bên để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác kiểm toán nhằm đem lại hiệu quả công việc cho cả hai bên.

Thảo luận về các nhân tố tác động đến sự trung thành:

Kết quả phân tích hồi quy đánh giá các yếu tố tác động tới sự trung thành của

DN đối với CTKT cho thấy chỉ có 4 nhân tố là Sự hài lòng, Lợi ích - Chi phí về hiệu quả hoạt động, Mối quan hệ nghiệp vụ và Mối quan hệ cá nhân giữa DN với CTKT có tác động tới sự trung thành; 2 nhân tố còn lại là Khả năng tiếp cận và Lợi ích - chi phí về vay vốn và kí kết hợp đồng đều không ảnh hưởng tới sự trung thành Kết quản nghiên cứu cũng chỉ ra sự khác biệt giữa các nhóm DN đối với sự trung thành với dịch vụ kiểm toán của các CTKT Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về 2 nhân tố không tác động đến sự trung thành, theo tác giả có thể vì những lý do sau:

Đóng góp của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn:

6.3.1 Những đóng góp về lý luận và khoa học

Thứ nhất, đề tài góp phần bổ sung vào lý luận khoa học kiểm toán nói chung và kiểm toán BCTC nói riêng tại Việt Nam Kiểm toán BCTC là mối quan hệ giữa bên cung cấp và sử dụng dịch vụ mà được quản lý chặt chẽ bởi luật pháp và các chuẩn mực kế toán – kiểm toán Trong đó, bên sử dụng dịch vụ có thể nhìn nhận kiểm toán BCTC theo hai góc độ: kỹ thuật và dịch vụ Cụ thể, theo góc độ kỹ thuật được hiểu là mức độ phát hiện các sai phạm trọng yếu trong các BCTC do các CTKT thực hiện Còn theo góc độ dịch vụ, kiểm toán BCTC là loại hình dịch vụ giữa bên cung cấp dịch vụ (các CTKT) và bên mua dịch vụ (các DN) Trong mối quan hệ dịch vụ mua – bán này thì sự trung thành của các DN đối với các CTKT là yếu tố để đánh giá sự phát triển và cạnh tranh giữa các CTKT tại Việt Nam.

Thứ hai, trên cơ sở các nghiên cứu điển hình trong và ngoài nước, đề tài đã nhận dạng một cách toàn diện các nhân tố tác động đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT độc lập tại Việt Nam Và qua nghiên cứu, đề tài tìm ra 4 nhân tố tác động tới sự trung thành: Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC (HL), Lợi ích - Chi phí về hiệu quả hoạt động (LICPA), Mối quan hệ nghiệp vụ giữa DN và CTKT (QHNV), và Mối quan hệ thân thiết cá nhân giữa DN và CTKT (QHCN) Trong đó, nhân tố sự hài lòng (HL), Lợi ích chi phí về hoạt động (LICPA) và Mối quan hệ nghiệp vụ giữa DN và CTKT (QHNV) có tác động cùng chiều đến sự trung thành, còn nhân tố Mối quan hệ cá nhân giữa DN và CTKT (QHCN) tác động ngược chiều đến sự trung thành Các nhân tố về Khả năng tiếp cận (KNTC) và Lợi ích chi phí về vốn vay và ký kết hợp đồng (LICPB) đều không tác động tới sự trung thành Trong các nhân tố nói trên, một số nhân tố mới được phát hiện trong nghiên cứu mối quan hệ đến sự trung thành của các CTNY đối với các CTKT tại Việt Nam so với các nghiên cứu trước đây và mang tính đặc trưng của thị trường kiểm toán tại Việt Nam Đó là Lợi ích – chi phí hiệu quả hoạt động (LICPA), Mối quan hệ nghiệp vụ (QHNV) và Mối quan hệ cá nhân (QHCN).

Thứ ba, nội dung và phương pháp nghiên cứu của đề tài này là một trong số ít các nghiên cứu được thực hiện trong nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam nên kết quả của đề tài mang tính đặc trưng cao tại Việt Nam.

Thứ tư, các kết quả nghiên cứu như đã trình bày ở trên được củng cố bằng các bằng chứng cụ thể Do đó, các kết quả này có thể làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo.

6.3.2 Những đóng góp về thực tiễn

Do kiểm toán BCTC là một loại hình dịch vụ đặc thù nên kết quả của nghiên cứu này sẽ góp phần đóng góp về mặt thực tiễn cho hai đối tượng chính: các CTKT và các cấp quản lý như Bộ Tài chính hay VACPA Những đóng góp này bao gồm hai mục tiêu chính: nâng cao năng lực cạnh tranh cho các CTKT tại Việt Nam (đặc biệt là các CTKT trong nước) và giúp các cấp quản lý tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững cho thị trường kiểm toán tại Việt Nam Cụ thể như sau: Đối với các CTKT, để nâng cao năng lực cạnh tranh nói chung và sự trung thành của các DN nói riêng, các CTKT cần cân nhắc một số vấn đề sau trước khi nghĩ tới việc cạnh tranh bằng giá phí Đó là, dựa vào kết quả nghiên cứu, mối quan hệ nghiệp vụ có tác động mạnh nhất đến sự trung thành của các CTNY, các CTKT cần nâng cao năng lực chuyên môn và ý thức nghề nghiệp để có thể kết hợp hài hòa với

DN trong quá trình thực hiện kiểm toán Tuy nhiên, cũng theo kết quả nghiên cứu, mối quan hệ nếu trở nên thân thiết ở mức độ cá nhân sẽ tác động tiêu cực đến DN trong việc đánh giá việc có tiếp tục sử dụng dịch vụ kiểm toán hay không Do đó, các CTKT cần lưu ý vấn đề này Một điểm nữa hết sức quan trọng được các DN đánh giá cao là việc CTKT ngoài việc kiểm toán phải mang lại giá trị gia tăng cho DN Gía trị gia tăng này là những tư vấn của kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho DN Ví dụ như tư vấn về hệ thống kế toán, về hệ thống kiểm soát và quản lý Điểm cuối cùng mà các CTKT cũng cần lưu ý đó là sự hài lòng của DN về chất lượng dịch vụ kiểm toán. Các DN đánh giá cao về các khía cạnh của dịch vụ kiểm toán bao gồm sự tin cậy đối với CTKT, sự sẵn lòng và quan tâm của CTKT đối với DN Tóm lại, từ những phân tích như trên, từ thực trạng cạnh tranh giữa các CTKT tại Việt Nam, các CTKT trong nước cần cân nhắc lại quan điểm, chiến lược cạnh tranh của mình để có thể đưa ra chiến lược cạnh tranh nói chung và duy trì sự trung thành của các CTNY nói riêng một cách hợp lý hơn. Đối với các cấp quản lý như Bộ Tài chính và VACPA, các cấp này cũng có thể sử dụng kết quả nghiên cứu này để cải thiện môi trường cạnh tranh và phát triển bền vững trong lĩnh vực kiểm toán Kết quả nghiên cứu chỉ ra các CTNY coi trọng các nhân tố về chất lượng dịch vụ kiểm toán, lợi ích chi phí về hoạt động, mối quan hệ công việc và mối quan hệ cá nhân với CTKT trong quá trình kiểm toán Do vậy các cấp quản lý cần phổ biến và tuyên truyền cho các DN kiểm toán để họ có nhận thức được tầm quan trọng của những vấn đề này trong môi trường cạnh tranh giữa cácCTKT như hiện nay.

Những giải pháp cho CTKT để nâng cao sự trung thành của CTNY

Nghiên cứu thực trạng thị trường kiểm toán tại Việt Nam đã chỉ ra rằng, các CTKT trong nước đang có sự cạnh tranh khốc liệt bằng giá phí kiểm toán nhằm duy trì và thu hút khách hàng Tuy nhiên, việc cạnh tranh này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC Do đó, nhằm tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong khi đảm bảo chất lượng kiểm toán trong khi vẫn duy trì và thu hút khách hàng, tác giả sẽ dựa vào kết quả nghiên cứu đưa ra một số giải pháp cho các CTKT.

Nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh cho các CTKT, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự trung thành của các DN đối với CTKT là một yếu tố quan trọng Trong đó, những nghiên cứu này đã chỉ ra rằng Sự hài lòng về chất lượng dịch vụ kiểm toán, Mối quan hệ tốt giữa DN và CTKT và Lợi ích gia tăng từ dịch vụ kiểm toán thường dẫn đến sự trung thành của CTNY đối với các CTKT Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng một phần tương đồng với các nghiên cứu trước.

Kết quả nghiên cứu chứng minh sự trung thành của các CTNY đối với dịch vụ kiểm toán của các CTKT tại Việt Nam chịu sự tác động của bốn nhân tố: Sự hài lòng của DN về chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC, Lợi ích - Chi phí về hiệu quả hoạt động, Mối quan hệ giữa CTNY và CTKT mang tính chất nghiệp vụ và Mối quan hệ giữa CTNY và CTKT mang tính cá nhân Trong đó, ba nhân tố đầu tiên có tác động cùng chiều tới sự trung thành và nhân tố thứ tư có tác động ngược chiều tới sự trung thành Như vậy, để nâng cao tính cạnh tranh cho các CTKT nói chung và CTKT trong nước nói riêng, các CTKT cần cân nhắc các mục tiêu sau:

Thứ nhất: nâng cao sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC

Theo kết quả nghiên cứu sự hài lòng chịu tác động của ba nhân tố: sự tin cậy, sự sẵn lòng và sự quan tâm Trong đó, sự tin cậy có tác động mạnh nhất, tiếp theo là sự sẵn lòng và quan tâm Do đó, các CTKT cân nhắc, ưu tiên cải thiện và nâng cao chất lượng các mục tiêu cụ thể Dựa vào các biến quan sát cho mỗi nhân tố tác động đến sự hài lòng, tác giả đề xuất các mục tiêu cụ thể cho CTKT trong quá trình kiểm toán BCTC như sau:

Dành được sự tin cậy của DN:

CTKT cần thực hiện công việc với tinh thần trách nhiệm cao và thực hiện dịch vụ đúng thời hạn cam kết Công ty cần có đủ nguồn nhân lực lực để tăng cường và hỗ trợ các KTV trong quá trình thực hiện công việc Điều này đặc biệt quan trọng trong thời gian cao điểm khi các CTKT phải phân bổ nguồn nhân lực cho nhiều đối tượng khách hàng Thêm nữa, trong thời kỳ kinh tế hội nhập với sự tham gia của các công ty đa quốc gia, Việt nam đang dần dần tiếp cận và áp dụng các phương pháp kiểm toán hiện đại, cũng như các chuẩn mực kế toán quốc tế Do đó, nâng cao trình độ chuyên môn và xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp cho các KTV cần được coi trọng để có thể đưa ra ý kiến kiểm toán chính xác nhất.

Trình độ chuyên môn thể hiện ở bằng cấp, kinh nghiệm làm việc và cập nhật kiến thức thường xuyên Cụ thể hơn, trình độ được thể hiện qua việc KTV đạt được các chứng chỉ hành nghề như CPA hay ACCA Chuẩn mực kế toán và kiểm toán cần được công ty cập nhật thường xuyên cho các KTV Các chuẩn mực này được ban hành dựa trên các chuẩn mực quốc tế, do đó việc cập nhật thường xuyên những thay đổi về các chuẩn mực là rất quan trọng Một yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán là các phương pháp kiểm toán Gần đây, phương pháp kiểm toán đã có những sự thay đổi, từ phương pháp truyền thống dựa trên nặng về trắc nghiệm số dư đã được thay thế bằng phương pháp dựa trên đánh giá rủi ro tại nhiều quốc gia Trong đó, chương trình kiểm toán mẫu của VACPA tại Việt Nam là một ví dụ.

Trình độ chuyên môn còn được thể hiện bằng kiến thức và kinh nghiệm trong ngành nghề của khách hàng trong quá trình thực hiện kiểm toán, hay còn được biết đến là kiến thức chuyên sâu Kiến thức chuyên sâu sẽ giúp các KTV dự đoán rủi ro tiềm tàng đối với DN và tăng khả năng xét đoán và phát hiện các sai phạm trọng yếu trong BCTC. Qua đó, làm tăng khả năng đưa ra ý kiến chính xác hơn trong báo cáo kiểm toán.

Phong cách làm việc chuyên nghiệp được thể hiện qua việc lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán một cách hợp lý và khoa học Phong cách cũng được thể hiện qua việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp như độc lập, chính trực và khách quan trong toàn bộ quá trình kiểm toán.

Thể hiện sự sẵn lòng đối với DN:

Các KTV trong quá trình kiểm toán cho DN cần thể hiện thái độ nhiệt tình trong công việc qua việc sẵn lòng giải thích các thắc mắc, hỗ trợ và tư vấn cho DN.Đối với khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán, ngoài mục tiêu kiểm toán BCTC, họ còn mong đợi các KTV đem lại giá trị gia tăng khác cho DN mà không phải trả phí.Các giá trị gia tăng này có thể bao gồm tư vấn về hệ thống kiểm soát hay chế độ kế toán nhằm mục tiêu để DN hoạt động hiệu quả hơn.

Những kiến thức liên quan, mà các KTV có thể tham khảo như phương pháp xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ của COSO (Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission) Về chế độ kế toán, thường các DN gặp khó khăn trong việc cập nhật và áp dụng các chuẩn mực kế toán mới Đặc biệt là các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, việc lập BCTC phải tuân thủ theo chế độ kế toán Việt Nam là VAS và chế độ kế toán nước ngoài như GAAP hay IFRS, việc nắm rõ các chuẩn mực của cả Việt Nam và quốc tế là đặc biệt quan trọng đối với các KTV. Đối với nhiều ngành nghề kinh doanh phức tạp, để các KTV có thể giải thích hay tư vấn cho DN, các CTKT cần tìm hiểu rõ về hệ thống kiểm soát và chế độ kế toán mà DN đang áp dụng Từ đó, có thể củng cố thêm các kiến thức cần thiết cho các KTV.

Thể hiện sự quan tâm đối với DN:

Sự quan tâm thể hiện thái độ của CTKT nói chung và các KTV nói riêng về lợi ích của DN Việc các BCTC phải được kiểm toán là yêu cầu bắt buộc đối với các DN niêm yết, trong khi việc thực hiện kiểm toán là yêu cầu bắt buộc của các KTV Như vậy, việc kiểm toán BCTC đều gắn liền đến lợi ích của cả hai bên: DN và CTKT Theo góc độ marketing, CTKT là nhà cung cấp dịch vụ, DN là bên mua và sử dụng dịch vụ.Tuy nhiên, kiểm toán BCTC là loại hình dịch vụ đặc thù, khi cả hai bên cung cấp và sử dụng dịch vụ đều bị giới hạn bởi các nguyên tắc, chuẩn mực, thời gian, và nguồn nhân lực.

Do vậy, mặc dù dưới góc độ marketing, các CTKT đặt lợi ích của khách hàng làm trọng tâm, trong khi vẫn phải tuân thủ các chuẩn mực trong quá trình cung cấp dịch vụ. Đặt lợi ích của khách hàng làm trọng tâm không phải là đưa ra ý kiến kiểm toán theo mong muốn của DN vì việc này vi phạm chuẩn mực kiểm toán Lợi ích mà các

DN thường quan tâm là quá trình kiểm toán không làm xáo trộn và ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của DN Hiện tượng tương đối phổ biến là các KTV bị áp lực về thời gian nên cần sự hỗ trợ của DN trong việc cung cấp bằng chứng kiểm toán Việc này rất có thể tác động tiêu cực, làm gián đoạn công việc thường xuyên của DN Thêm nữa, tại nhiều CTKT, do trình độ chuyên môn giới hạn của các KTV nên DN mất nhiều thời gian để giải thích, và cũng làm ảnh hưởng tới hoạt động của DN Do vậy, việc lên kế hoạch kiểm toán chi tiết và nguồn nhân lực chất lượng sẽ giảm thiểu tối đa tác động đến hoạt động thường xuyên của DN trong quá trình thực hiện kiểm toán.

Tóm tắt lại những giải pháp mà các CTKT cần thực hiện để nâng cao sự hài lòng của DN về chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC sẽ bao gồm những điểm chính sau:

Nâng cao trình độ chuyên môn, chuyên ngành và thái độ chuyên nghiệp cho các KTV.

Sẵn sàng giải thích và tư vấn nhằm mang lại giá trị gia tăng cho DN.

Lên kế hoach kiểm toán chi tiết và thực hiện đúng như cam kết để tránh làm phiền đến hoạt động hàng ngày cho DN.

Thứ hai: cải thiện mối quan hệ mang tính nghiệp vụ với DN:

Mối quan hệ nghiệp vụ thể hiện mối quan hệ mang tính chất công việc thường xuyên giữa hai bên Mối quan hệ này bao gồm quan hệ giữa DN với người ký báo cáo kiểm toán và với nhóm KTV Sự bất đồng về kết quả trình bày trong các BCTC và phương pháp làm việc luôn tồn tại trong mọi cuộc kiểm toán Do đó, cách thức nhận thức và giải quyết các bất đồng là yếu tố mà các CTKT cần quan tâm.

Một số kiến nghị và đề xuất đối với các cấp quản lý nhằm tạo môi trường cạnh

Sản phẩm và dịch vụ kiểm toán mang tính chất đặc thù và có nhiều đặc điểm khác biệt so với sản phẩm và dịch vụ của những ngành nghề khác Đó không chỉ là mối quan hệ đơn thuần giữa bên mua và bán, mà còn liên quan đến bên thứ ba – những đối tượng sử dụng kết quả của kiểm toán như các nhà đầu tư, ngân hàng, đối tác, và cơ quan quản lý cấp nhà nước Chính vì vậy, việc cạnh tranh giữa các CTKT trong việc duy trì khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới cần có sự kiểm soát và giúp đỡ của tổ cơ quan quản lý trong lĩnh vực kiểm toán như Bộ tài chính và Hội KTV hành nghề ViệtNam Việc tham gia tích cực của những cơ quan này sẽ giúp việc cạnh tranh giữa các

CTKT sẽ không tác động tiêu cực đến chất lượng của báo cáo kiểm toán Do đó, dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị với các cấp quản lý đối với hoạt động kiểm toán như sau:

Giúp các CTKT nhận thức được vai trò của việc cạnh tranh lành mạnh:

Mặc dù kết quả nghiên cứu không đề cập đến mối quan hệ giữa phí kiểm toán và năng lực cạnh tranh của các CTKT, nhưng thực tế cho thấy việc cạnh tranh bằng giá phí tác động tiêu cực đến chất lượng kiểm toán Do đó, các cấp quản lý cần tuyên truyền đến các CTKT tác động của những yếu tố khác mà tác động tích cực đến năng lực cạnh tranh như chất lượng dịch vụ kiểm toán, giá trị gia tăng từ dịch vụ kiểm toán hay mối quan hệ mang tính chất công việc với DN được kiểm toán Những yếu tố này không chỉ tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, mà còn đảm bảo được chất lượng của công tác kiểm toán BCTC, tạo niềm tin cho các bên liên quan.

Nâng cao trình độ chuyên môn cho các KTV:

Một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ và tạo giá trị gia tăng trong quá trình kiểm toán đó là nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp cho đội ngũ KTV nagng tầm quốc tế Để làm được điều này, các cấp quản lý cần xây dựng các chương trình đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn thường xuyên theo xu hướng hội nhập quốc tế Cụ thể là, cần cập nhật nhanh chóng các chuẩn mực kế toán và kiểm toán quốc tế, từ đó tiến tới giảm thiểu sự trênh lệch về kiến thức với các CTKT trong khu vực và quốc tế Ngoài các chuẩn mực kế toán và kiểm toán, các phương pháp kiểm toán tiên tiến cũng cần được lưu ý Phương pháp kiểm toán hiện đại sẽ mang lại kết quả kiểm toán chính xác hơn Do đó, đây cũng là trách nhiệm của các cấp quản lý trong việc nghiên cứu tìm hiểu các phương pháp kiểm toán mới và hiệu quả; từ đó truyền đạt, huấn luyện và đào tạo cho các CTKT (đặc biệt là cho các CTKT trong nước).

Nâng cao tính độc lập của kiểm toán:

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các CTNY đề cao mối quan hệ công việc nhưng hạn chế mối quan hệ cá nhân với CTKT Đây là tín hiệu tốt đối với thị trường kiểm toán tại Việt Nam, trong việc nâng cao chất lượng của báo cáo kiểm toán và nâng cao năng lực cạnh tranh lành mạnh cho các CTKT thông qua việc DN ý thức được tính độc lập của kiểm toán Do đó, cấp quản lý có thể thông qua luật kiểm toán độc lập hay các văn bản hướng dẫn, hạn chế việc các mối quan hệ công việc trong quá trình kiểm toán trở thành các mối quan hệ thân thiết cá nhân mà sẽ tác động tiêu cực tới thị trường kiểm toán tại Việt Nam.

Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo

Mặc dù nghiên cứu của tác giả có những đóng góp về mặt khoa học lẫn thực tiễn, nghiên cứu này còn có một số hạn chế.

Thứ nhất, nghiên cứu này tập trung vào dịch vụ kiểm toán phổ biến nhất là kiểm toán BCTC, tức là đánh giá sự hài lòng về chất lượng kiểm toán BCTC và sự trung thành của các CTNY đối với dịch vụ kiểm toán BCTC Thứ hai, mẫu nghiên cứu chỉ tập trung vào các công ty niêm yết và số quan sát trong mẫu chỉ bao gồm 124 CTNY.

Do vậy, tác giả đề xuất các nghiên cứu tiếp theo về sự hài lòng và trung thành có thể mở rộng thêm sang các loại hình dịch vụ khách của CTKT như thuế và tư vấn;cũng như có thể mở rộng thêm số quan sát bao gồm cả DN không niêm yết.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

1 Phạm Ngọc Quang, (2009); “Quy trình ban hành chuẩn mực kiểm toán, Bài học kinh nghiệm từ quốc tế”; Tạp chí Kiểm toán, Số 12/2009.

2 Phạm Ngọc Quang, (2009); “Rủi ro từ gói kích cầu lãi suất tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam”; Hội thảo quốc tế về chính sách kích cầu của các nước Châu Á 2009.

3 Phạm Ngọc Quang, (2011); “Kiểm toán BCTC dựa theo phương pháp đánh giá rủi ro”; Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tháng 8/2011.

4 Phạm Ngọc Quang, (2012); “Đánh giá hệ thống KSNB chu trình tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong kiểm toán BCTC”; Tạp chí Kinh tế và

5 Phạm Ngọc Quang, (2013); “Đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC

– So sánh CMKT quốc tế ISA 315 và CMKT Việt Nam VSA 400”; Tạp chí Kinh tế và Dự báo, tháng 6/2013.

6 Phạm Ngọc Quang, (2014); “Phát triển hoạt động công bố thông tin trên

TTCK”; Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 11/2014.

7 Phạm Ngọc Quang, (2015); “Factors affecting listed companies’ satisfaction towards audit firms in Vietnam”; International Conference on Emerging Challenges Managing to Success – ICECH 2015.

8 Phạm Ngọc Quang, (2015); “Kinh nghiệm của Na-uy trong tính GDP xanh và điều chỉnh GDP truyền thống”; Tạp chí Kinh tế và dự báo, tháng 6/2015.

Ngày đăng: 22/12/2022, 13:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w