Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, sau Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI tháng 12/1986, đặc biệt là nghị quyết 12 NQ – TW ngày 3/1/1996 của bộ chính trị khóa7 về tiếp tục đ
Trang 1
TIỂU LUẬN:
Tìm hiểu hoạt động của Công ty Thương mại và Dịch vụ Thanh Xuân và báo cáo về tình hình
chung của Công ty
Trang 2Lời mở đầu
Trải qua 15 năm đổi mới là một chặng đường không dài để phát triển kinh tế đất nước Tuy còn nhiều khó khăn và thách thức, song nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua được khủng hoảng kinh tế – xã hội và bước vào thời kỳ đổi mới - đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới, sau Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI (tháng 12/1986), đặc biệt là nghị quyết 12 NQ – TW ngày 3/1/1996 của
bộ chính trị (khóa7) về tiếp tục đổi mới và hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đến nay, hoạt động thương mại đã được củng cố và phát triển, thị trường trong và ngoài nước được mở rộng Các hoạt động thương mại phong phú, đa dạng đáp ứng nhu cầu cơ bản của sản xuất và đời sống, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng GDP, cân đối cung cầu Trong đó hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều tiến bộ, trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp chú trọng vào đầu tư chiều sâu
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thanh Xuân là một doanh nghiệp Nhà nước đã bước đầu khẳng định được vị trí và vai trò trong nền kinh tế thị trường, thực hiện mục tiêu xây dựng Công ty thành trung tâm thị trường hàng hóa bán buôn, xuất nhập khẩu và dịch vụ theo hướng cởi mở, văn minh, hiện đại, từng bước hội nhập vào thương mại thế giới
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu hoạt động của Công ty em viết báo cáo về tình hình chung của Công ty Nội dung của báo cáo gồm các phần sau:
Trang 3I- Khái quát về sự hình thành và phát triển của Công ty Thương mại và Dịch
vụ Thanh Xuân
1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thanh Xuân thành lập tháng 3 năm
1993, theo luật Công ty và luật Doanh nghiệp tư nhân (tháng 12 năm 1990) Trụ sở giao dịch tại 68 Trần Phú, Hà Đông, Hà Tây
Ngay từ những ngày đầu khi mới được thành lập công ty đã gặp không ít khó khăn do sự chuyển đổ cơ chế và tính cạnh tranh khốc liệt của thị trường Mặt khác, công ty thuộc loại hình doanh nghiệp nhỏ, lại mới thành lập, vốn đầu tư ít, phạm vị kinh doanh hẹp nên khó khăn càng chồng khó khăn Nhưng bằng sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc và tinh thần làm việc hết mình của động ngũ cán bộ công nhân viên, công ty đã dần bắt kịp trình độ phát triển kinh tế của đất nước, từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường Doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng lên, đời sống cán bộ, công nhân viên ngày càng được cải thiện
2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1 Chức năng của công ty
Công ty có chức năng là tổ chức mua bán, xuất nhập khẩu và liên doanh hợp tác đầu tư để khai thác có hiệu quả các nguồn vật tư nguyên liêụ hàng hoá nhằm tìm
kiếm lợi nhuận cho doanh nghiệp và làm giàu cho đất nước
- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh:
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối tất cả các loại hàng hoá tiêu dùng
+ Thực hiện các dịch vụ cung ứng kho tàng, vận chuyển, giao nhận và phân phối hàng hoá
+ Dịch vụ nghiên cứu thị trường, tư vấn kinh doanh và đầu tư
- Các bộ phận và ngành hàng kinh doanh:
+ Bộ phận kinh doanh thực phẩm: Hoa quả tươi, bánh mứt kẹo, rượu bia, sản phẩm bơ sữa, thức ăn nhẹ, đồ uống giải khát, thức ăn trẻ em, đồ hộp , mặt hàng khác
Trang 4+ Bộ phận kinh doanh mỹ phẩm: Bột giặt, mỹ phẩm, dầu gội đầu, đồ dùng trẻ em, xà phòng, chất tẩy rửa
+ Bộ phận kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng khác
+ Bộ phận dịch vụ kho tàng, vận chuyển
2.2 Nhiệm vụ của công ty
- Xây dựng chiến lược phát triển ngành hàng, lập kế hoạch, định hướng phát triển dài hạn, trung hạn, ngắn hạn của công ty
- Tổ chức các hoạt động kinh doanh và đầu tư phát triển theo kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của công ty
- Thực hiện phương án đầu tư chiều sâu các cơ sở kinh doanh của công ty nhằm đem lại hiệu quả kinh tế trong kinh doanh
- Kinh doanh theo ngành nghề đã đăng kí, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp Thực hiện những nhiệm vụ mà Nhà nước giao
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm mới
- Đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện đầy đủ các chế độ, Chính sách của Nhà nước đối với công nhân viên chức
3 Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành của công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý điều hành của Công ty TNHH Thương mại và Dịch
vụ Thanh Xuân được tổ chức theo luật Doanh nghiệp Nhà nước và điều lệ công ty
do Bộ thương mại phê duyệt
Hiện nay, công ty có bộ máy quản lý điều hành gồm: 1Tổng giám đốc, 2 Giám đốc, Phòng kinh doanh, Phòng kế toán, Thủ quỹ, Thủ kho, và các đơn vị kinh doanh bán buôn và bán lẻ
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý điều hành của Công ty TNHH Thương mại
và Dịch vụ Thanh Xuân theo mô hình trực tuyến - chức năng- Cơ cấu quản trị này đang được áp dụng phổ biến hiện nay
Trang 5Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thanh Xuân
Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy:
- Tổng giám đốc thực hiện chức năng quản lý, giám sát, hoạch định chiến lược và điều hành chung mọi hoạt động của công ty
- Giám đốc kinh doanh: trực tiếp điều hành hoạt động của phòng kinh doanh
và có trách nhiệm báo cáo tình hình kinh doanh của toàn công ty cho Tổng giám đốc để từ đó có thể đề ra được chiến lược và phương thức kinh doanh phù hợp với biến động của thị trường
- Giám đốc tổ chức trực tiếp chỉ đạo phòng kế toán và đảm nhiệm chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc tổ chức quản lý, đổi mới doanh nghiệp, sắp xếp tổ chức lao động hợp lý, chính sách tuyển dụng, phân công lao
p.kế toán
Tổng Giám Đốc
Gd Tổ chức Gđ.kinh doanh
p.kinh doanh
Trang 6động, phân công công việc phù hợp với khả năng, trình độ chuyên môn của từng người để có được hiệu suất công việc cao nhất
- Phòng kinh doanh tham mưu giúp việc cho giám đốc kinh doanh trong các lĩnh vực nghiên cứu thị trường, giá cả hàng hoá dịch vụ, khả năng tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu nguồn hàng Ngoài ra, phòng còn có thể trực tiếp ký kết các hợp đồng mua bán hàng hoá dịch vụ
- Phòng kế toán có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng và các cơ quan thuế Ngoài những chức năng trên phòng còn có chức năng thống kê, hạch toán phân tích lỗ lãi của các đơn vị từ đó phản ánh lại với lãnh đạo doanh nghiệp để có kế hoạch cho các chu kỳ kinh doanh tiếp theo
- Các đơn vị bán buôn trực tiếp giao hàng cho các đại lý bán buôn cấp dưới
và các đại lý bán lẻ trong cả nước để tiếp tục thực hiện quá trình lưu thông hàng hoá
- Các đơn vị bán lẻ trực tiếp bán cho người tiêu dùng, thực hiện đầy đủ quy luật giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá, dịch vụ Thông qua hoạt động bán lẻ công ty có thể nắm bắt nhu cầu thực sự, mức độ thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó có kế hoạch phù hợp với những biến động của thị trường
- Thủ quỹ có chức năng quản lý lượng tiền trong kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện việc thu, chi theo chỉ đạo của Ban giám đốc
- Thủ kho có nhiệm vụ quản lý khối lượng hàng hoá xuất nhập kho, có kế hoạch bảo quản, chống hao hụt, đảm bảo giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty tương đối gọn nhẹ, có sự phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của từng cán bộ, nhân viên, từng bộ phận dưới sự chỉ đạo cao nhất của Tổng giám đốc Do có một cơ cấu quản lý gọn nhẹ nên công ty đã giảm bớt những khoản chi phí không cần thiết trong việc điều hành
và quản lý bộ máy của công ty
4 Các nguồn lực của công ty
4.1 Vốn của công ty
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thanh Xuân là một doanh nghiệp tư
Trang 7nhân do đó nguồn vốn chủ yếu của công ty là vốn chủ sở hữu và một phần là vốn vay của các tổ chức tín dụng
Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn của công ty
sự của một doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường, là chú trọng vào việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng kinh doanh
4.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò rất quan trọng, nó là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành kinh doanh Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thanh Xuân là một công ty chính là một doanh nghiệp tư nhân nên lượng vốn đầu tư vào cơ sở vật chất, kỹ thuật chưa được nhiều
Trụ sở chính của công ty đặt tại 68 Trần Phú, Hà Đông, HàTây Đây là một địa điểm lý tưởng, khi được đầu tư thoả đáng nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển, tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty
Trang 84.3 Nguồn nhân lực
Lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty Công ty không thể kinh doanh hiệu quả nếu đội ngũ lao động trong công ty không được đào tạo, bố trí hợp lý và phù hợp với chức năng vị trí kinh doanh Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thanh Xuân là một doanh nghiệp có quy mô vừa với 200 lao động làm việc trong các lĩnh vực khác nhau và được bố trí sắp xếp hợp lý, đồng thời với việc tinh giản bộ máy quản lý là việc đào tạo và phát triển cán bộ quản lý, nâng cao trình độ nghiệp vụ
Năm 2000 công ty sử dụng 200 lao động, trong đó 67 người có trình độ đại học chiếm 33,5%, 52 người có trình độ trung cấp chiếm 26%, 32 người có trình độ
sơ cấp chiếm 16%, còn lại là chưa qua đào tạo
II - Thực trạng về hoạt động kinh doanh của công ty thời kỳ 1998 - 2000
1 Đặc điểm tình hình kinh doanh của công ty
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Thanh Xuân là một công ty kinh doanh thương mại nên đặc điểm kinh doanh của công ty là kinh doanh tổng hợp các mặt hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nước và xuất khẩu
1.1 Mặt hàng kinh doanh
Sản phẩm của công ty gồm nhiều loại khác nhau như: như bột giặt, mỹ phẩm, hoa quả tươi, các dịch vụ kho tàng và vận chuyển Các mặt hàng kinh doanh là những hàng hoá có chất lượng cao có uy tín trên thị trường và phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng
Tuy công ty kinh doanh rất nhiều mặt hàng nhưng ta có thể chia ra các nhóm hàng kinh doanh chính:
- Nhóm hàng thực phẩm gồm: hoa quả tươi, bánh mứt kẹo, rượu bia, sản phẩm bơ sữa, thức ăn nhẹ, đồ uống giải khát, thức ăn trẻ em, đồ hộp
- Nhóm hàng hoá mỹ phẩm gồm: bột giặt, mỹ phẩm, dầu gội đầu, đồ dùng trẻ
em, xà phòng, chất tẩy rửa
- Các mặt hàng tiêu dùng khác
- Kinh doanh dịch vụ kho tàng và vận chuyển
Trang 9Đây là những mặt hàng kinh doanh chính của công ty nó bộ phận chủ yếu đem lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ cơ cấu doanh thu của các nhóm hàng hoá trên ở phần tiếp theo
1.2 Thực trạng về tổ chức nguồn hàng của công ty
Tổ chức nguồn hàng là khâu quan trọng và là tiền đề để thực hiện doanh số bán
ra của công ty Hàng hoá cung ứng cho công ty có nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn có mặt hàng, khối lượng, chất lượng và giá cả khác nhau Vì vậy công ty phải chú trọng nghiên cứu nguồn hàng và lựa chọn người cung ứng, phải tìm được nguồn cung ứng ổn định, có uy tín trên thị trường, chất lượng tốt, mẫu mã phong phú và giá cả hợp lý Sau đây là tình hình tổ chức nguồn hàng của công ty trong thời gian qua:
- Trên cơ sở đánh giá thị trường, nắm bắt nhu cầu để lựa chọn mặt hàng đầu
tư theo hình thức như: ký kết hợp đồng mua hàng hoá theo thời vụ, có kế hoạch nhập khẩu những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được, những mặt hàng trong nước sản xuất được nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu, nhằm mục đích tạo khả năng cạnh tranh và chi phối thị trường
- Kiên trì bám sát các cơ sở, các nhà sản xuất lớn có hàng uy tín trên thị trường, xây dựng mối quan hệ tốt, lâu dài với các nhà cung cấp
- Củng cố mặt hàng truyền thống của công ty và chú trọng khai thác, phát triển các mặt hàng mới, hàng thay thế có chất lượng tốt hơn nhằm đa dạng hoá sản phẩm
- Tổ chức khai thác nguồn hàng dưới nhiều hình thức nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh như: bao tiêu phần lớn sản phẩm của các nhà sản suất, ứng trước vốn lấy hàng khi vào thời vụ tiêu thụ, đặt hàng theo nhu cầu, nhận đại lý hoặc mua trả chậm để tránh căng thẳng về vốn, tạo đủ lực lượng hàng hoá để tổ chức bán ra có hiệu quả cao
- Công ty không ngừng củng cố và hoàn thiện hơn mối quan hệ với các nhà sản xuất, các đơn vị xuất nhập khẩu và các bạn hàng khác trong và ngoài nước
- Chủ động kí kết hợp đồng ngay từ đầu năm để các nhà sản xuất bố trí kế hoạch kịp thời
Trang 10- Quá trình giao nhận hàng hoá kịp thời và luôn thanh toán sòng phẳng, một
số mặt hàng phục vụ nhu cầu lễ tết công ty đã ứng tiền trước để giữ hàng, giữ giá
và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đơn vị xuất kinh doanh
- Không mua hàng chậm luân chuyển, hàng kém phẩm chất Hàng mua về
phải đảm bảo bán được ngay, không để tồn kho gây ứ đọng
1.3 Tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty thời kỳ 1998 - 2000
Bán hàng là giai đoạn cuối cùng của hoạt động kinh doanh, có bán được hàng mới có doanh thu và lợi nhuận Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của bán hàng công ty đã không ngừng củng cố, xây dựng các biện pháp bán hàng phù hợp với sự thay đổi chung của nền kinh tế và nhu cầu thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng
Trong vòng ba năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng công ty cũng
đã đưa ra nhiều giải pháp thích hợp, quay vòng vốn nhanh, không ngừng củng cố, thiết lập mối quan hệ với bạn hàng, giữ chữ tín trong kinh doanh Mối quan hệ đó được thể hiện:
- Bán giữ giá đối với những khách hàng đã trả tiền trước
- Quản lý và và sử dụng mọi nguồn vốn, chủ động lập kế hoạch vay vốn tại ngân hàng và tìm nhiều biện pháp trả tiền khế ước vay ngân hàng đúng hạn
- Việc thực hiện văn minh thương nghiệp cũng có nhiều chuyển biến tốt, giữ được chữ tín với bạn hàng nên có nhiều khách hàng đến với công ty như thương nghiệp các tỉnh, các huyện, các cơ quan đơn vị và các nhà buôn lớn nhỏ khác
- Điều quyết định thành công trong kinh doanh là nắm bắt được thông tin nhanh nhạy, chính xác, đi sâu vào tìm hiểu nhu cầu nguyên liệu, phụ liệu của các nhà sản xuất và các đối tượng tiêu thụ hàng hoá để không ngừng mở rộng thị trường, tăng thêm ngành hàng, mặt hàng kinh doanh Lượng hàng bán ra đã bình
ổn giá cả thị trường, không để những cơn sốt về hàng hoá do nguyên nhân thiếu hàng Những mặt hàng công ty kinh doanh luôn có mặt trên thị trường Ngoài những mặt hàng chính công ty còn đẩy mạnh kinh doanh những mặt hàng có giá trị như: mỹ phẩm cao cấp, rau quả nhập khẩu, quần áo may sẵn đưa doanh số của công ty ngày càng cao hơn
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tiêu thụ của công ty vẫn còn nhiều nhược điểm và tồn tại:
Trang 11- Chưa chú trọng đầu tư phát triển thị trường toàn diện, hệ thống kênh tiêu thụ chưa đủ mạnh, năng lực cạnh tranh còn hạn chế, mạng lưới bán hàng còn bị động, lệ thuộc vào cơ sở
- Phần lớn các đơn vị và cán bộ nghiệp vụ chưa mở rộng được thị trường, chủ yếu còn theo đường mòn, sẵn có quen thuộc nhỏ , lẻ và không ổn định lâu dài
- Công tác xuất nhập khẩu trực tiếp diễn ra còn chậm, còn thiếu người, thiếu kiến thức và kinh nghiệm Một số mặt hàng nhập khẩu tiêu thụ chậm, giá liên tục
hạ có phần do yếu tố khách quan, nhưng nghiêm túc đánh giá lại thì do cán bộ chưa nhạy cảm, chưa đánh giá đúng thị trường
- Công tác kinh doanh chuyên sâu chưa đầu tư đúng mức vào những ngành hàng, mặt hàng mang tính định hướng phát triển lâu dài của công ty
- Hàng cao cấp chuyên ngành chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường như hàng mỹ phẩm cao cấp, đồ uống bằng thuỷ tinh pha lê, đồng hồ các loại
2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Những năm gần đây do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực làm cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nước ta giảm sút mạnh dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại
Năm 1999, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực tuy đã chấm dứt song vẫn tiếp tục tác động đến nền kinh tế nước ta Thị trường hàng tiêu dùng vẫn trong tình trạng cung lớn hơn cầu, việc tiêu thụ các mặt hàng tồn kho gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng khi thực hiện hai luật thuế mới là thuế VAT và thuế Thu nhập doanh nghiệp, mức thuế VAT cao hơn thuế doanh thu trong khi đó giá không tăng
đã làm giảm hiệu quả kinh doanh Mặt khác, năm 1999 mùa mưa đến sớm, thiên tai bão lụt liên tiếp xảy ra tại khu vực miền Trung đã làm giảm sức mua nhất là vào quý IV của năm
Bước sang năm 2000, trước những khó khăn nảy sinh Nhà nước đã đưa ra nhiều giải pháp phù hợp với tình hình thực tế như : tiếp tục thực hiện chính sách
hỗ trợ sản xuất trong nước, đẩy mạnh các biện pháp kích cầu tiêu dùng, điều chỉnh thuế suất thuế VAT đối với một số mặt hàng Những biện pháp trên đã tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty theo chiều hướng tích cực làm cho doanh thu tăng lên một cách đáng kể trong năm 2000 ( xem bảng 2)