Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 88 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
88
Dung lượng
2,26 MB
Nội dung
Giáo trình
Cơ sởditruyền
Chương 2
PHÂN TÍCH TÍNH ĐA DẠNG VỀ DITRUYỀN
Phương pháp đo lường khoảng cách của các nhóm trên cơsở nhiều tính trạng khác
nhau được đề xuất (Mahalanobis 1928).
Phương pháp nầy còn được gọi là hiệu số "bình phương" (D
2
- Mahalonobis).
Các bước phân tích bao gồm:
(i) Thu thập số liệu
(ii) Trắc nghiệm mức độ ý nghĩa
(iii) Chuyển đổi các giá trị
(iv) Tính hiệu số D
2
(v) Trắc nghiệm mức độ ý nghĩa của D
2
với phép thử Chi bình phương
(vi) Mức độ đóng góp của các tính trạng vào sự phân nhóm.
(vii) Xếp nhóm các cluster di truyền:
- Phương pháp Tocher
- Canonical graph.
Chương trình phân tích đã có trong cá mô hình thống kê sinh học
Trước tiên, chúng ta thiết lập một ma trận có chứa các giá trị phương sai (variance) và
hợp sai (covariance) giữa các tính trạng có quan hệ với nhau, để tìm ra các phương trình biến
đổi của các biến sốcó tương quan.
Kế đến tính D
2
từng cặp giá trị và phân nhóm di truyền. Tính khoảng cách ditruyền
trong từng nhóm và giữa các nhóm.
Các genotypes ở cùng một nhóm ít khác biệt hơn kiểu gen ở nhóm khác. Hệ số D ở
trong nhóm nhỏ hơn rất nhiều so với hệ số D giữa các nhóm.
Có ba đặc điểm quan trọng trong khi chọn lựa các genotypes là:
- Chọn nhóm có genotype làm bố mẹ.
- Chọn các genotypes ở trong nhóm có khoảng cách di tryuền với các
nhóm khác càng xa càng tốt.
- Chú ý các tính trạng có mức độ đóng góp cao nhất về độ khác biệt về di truyền.
Phải tiếp tục thực thiện việc lai thử nghiệm, mới có kết luận cụ thể về ưu thế lai giữa
hai nhóm có khoảng cách xa, cũng như sự phân ly của các dòng con lai.
2-1. PHƯƠNG SAI & HỢP SAI (variance, covariance)
(Σx)
2
Σx
2
-
n
Var x = (phương sai)
n - 1
Σxy - (ΣxΣy) / n
Cov xy = (hợp sai)
n –1
Phương pháp metroglyph và tính chỉ số điểm đánh giá đã được Anderson đề nghị từ năm
1957. Sau đó, rất nhiều tác giả khác đã phát triển phương pháp này như Ramanujam và
Kumar (1964), Mukherjee và ctv.(1971), Venketrao và ctv. (1973)
2-2. HIỆU SỐ D
2
pD
2
= b
1
d
1
+ b
2
d
2
+ b
3
d
3
+ + bpdp
pD
2
= Wij (mean xi
1
- mean xi
2
) (mean xj
1
- mean xj
2
)
Trong đó Wij là ma trận của các giá trị phương sai và hợp sai của những tính trạng mục tiêu
được sử dụng để phân tích mức độ đa dạng ditruyền
Các bước tính toán được tiến hành theo trình tự sau
1. Phân tích ANOVA và ANCOVA của các tính trạng mục tiêu
2. Tìm phương sai kiểu gen và phương sai kiểu hình, hợp sai kiểu gen và hợp sai kiểu
hình
3. Sắp xếp ma trận của các giá trị phương sai và hợp sai tương ứng theo cột và hàng của
ma trận [G] kiểu gen và [P] kiểu hình. Trong trường hợp chung, chúng ta có thể chỉ
cần sử dụng ma trận [G]. Trường hợp bố trí thí nghiệm không có lập lại, phương sai và
hợp sai được tính theo một dãy số, không có bảng ANOVA và ANCOVA, chúng ta
chỉ có một matrix duy nhất.
4. Giải ma trận theo cách trình bày kiểu “pivotal” (kiểu rễ đuôi chuột). Vế bên trái của hệ
thống phương trình là ma trận của các giá trị phương sai, hợp sai. Bên phải là ma trận
đơn vị tương ứng. Thí dụ nếu chúng ta phân tích trên 4 tính trạng mục tiêu, ma trận
đơn vị sẽ là
1 0 0 0 (1)
0 1 0 0 (2)
0 0 1 0 (3)
0 0 0 1 (4)
5. Chuyển đổi giá trị của các biến số. Thí dụ chúng ta có 4 tính trạng mục tiêu, giá trị
chuyển đổi sẽ được tính theo công thức như sau:
X
1
Y
1
=
(σ
2
X
1
)
1/2
trong đó σ
2
X
1
là phương sai của tính trạng 1
aX
1
+ X
2
Y
2
=
(A)
1/2
trong đó a là hệ số kết qủa cột 1 của hệ phương trình (2) trong ma trận đơn vị khi tính tóan.
A là hệ số kết qủa của số đầu tiên bên vế trái khi tính toán, tương ứng với hệ phương trình (2)
bX
1
+ cX
2
+ X
3
Y
3
=
(B)
1/2
trong đó b là hệ số kết qủa của cột 1, c của cột 2 trong hệ phương trình (3), trong ma trận đơn
vị khi tính toán, và B là hệ số kết qủa của số đầu tiên bên vế trái của hệ phương trình (3)
eX
1
+ fX
2
+ gX
3
+ X
4
Y
4
=
(C)
1/2
trong đó e là hệ số kết qủa của cột 1, f của cột 2, g của cột 3 trong hệ phương trình (4), trong
ma trận đơn vị khi tính toán, và C là hệ số kết qủa của số đầu tiên bên vế trái của hệ phương
trình (4)
Như vậy chúng ta sẽ có hệ phương trình chuyển đổi giá trị với các giá trị lệ thuộc lẫn
nhau
6. Lập bảng giá trị mới rồi tính hiệu số bình phương
Var 1
Cova1.2 Cova1.3 Cova1.4
Var 2 Cova2.3 Cova2.4
Var 3 Cova3.4
Var 4
Quần thể Y
1
Y
2
Y
3
Y
4
1
2
D (1-2) hiệu số giữa 1 và 2
D
2
(1-2) hiệu số bình phương giữa 1 và 2 = Σdi
2
Tương tự, chúng ta tính hiệu số bình phương của từng cặp genotypes trong phân tích
đa dạng ditruyền của quần thể. Thí dụ:
D
2
(1-3), D
2
(1-4), D
2
(1-5), D
2
(1-n)
D
2
(2-3), D
2
(2-4) , D
2
(2-n)
D
2
(10-11) , D
2
(10-n)
D
2
([n-1]-n)
2-3. XẾP NHÓM KIỂU GEN VÀO NHỮNG CLUSTER DITRUYỀN KHÁC NHAU
Căn cứ vào giá trị D
2
, người ta tiến hành xếp nhóm theo trình tự như sau:
Phương pháp Tocher:
Xếp nhóm giống theo những cluster khác nhau căn cứ vào giá trị D
2
nhỏ nhất ở hàng
đầu tiên của tất cả các cột (biểu thị từng giống so với giống còn lại) và mức độ sai biệt có ý
nghĩa với giá trị D
2
lớn nhất ở hàng đầu tiên. Chú ý, những giá trị D
2
ở mỗi cột được xếp theo
thứ tự từ thấp đến cao.
Phương pháp Canonical:
Tính toán giá trị tổng bình phương (sum of square), giá trị SS và tổng của các tích
(sum of products), giá trị SP, đối với tất cả giá trị Y (gía trị chuyển đổi). Hình thành ma trận
chứa các giá trị SS và giá trị SP. Đặt tên ma trận này là [A]. Tính [A]
p
, trong đó p là số tính
trạng mục tiêu được sử dụng để phân nhóm. Thí dụ với 4 tính trạng ta sẽ có [A]
4
.
Sau cùng,
chúng ta phải tính giá trị Z.
2-4. NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ
“Phân tích độ khác biệt ditruyền của các giống lúa nướcsâu được sử dụng làm vật liệu lai “
(Bùi chí Bửu 1987)
Phân tích độ khác biệt hay độ phong phú về ditruyền (divergence analysis) được áp
dụng để phân lập các kiểu gen khác nhau, phục vụ cho việc lai tạo giống có hiệu quả mong
muốn.
Áp dụng phép thử D
2
của Mahalonobis để xếp nhóm các vật liệu khởi đầu theo những
tính trạng ditruyềnsố lượng.
2-4-1. Giống được sử dụng làm vật liệu gồm có:
1) Ba bông 2) Ba thiệt 3) Chùm ruột
4) Cù là 5) Chệt cụt 6) Lem lùn
7) Lúa phi 8) Nàng tây đùm 9) Nàng keo
10) Tất nợ 11) Trắng chùm 12) Trắng lùn
13) Trắng phước 14) Trắng tép 15) Nàng tây lớn
2-4-2. Tính trạng mục tiêu: Chiều cao cây, số bông/m
2
và ngày trổ bông có hệ sốditruyền rất
cao, theo thứ tự (bảng 1)
Năng suất có hệ sốditruyền thấp, ảnh hưởng ngoại cảnh có tác động khá lớn, phương
sai do môi trường (0.27) lớn hơn do kiểu gen.
2-4-3. Phân tích sự đóng góp của các tính trạng có ảnh hưởng đối với độ khác biệt về di
truyền cho thấy: hiệu số khác biệt cao nhất xuất hiện ở tính trạng số bông/m
2
và chiều cao
cây. Tỉ lệ đóng góp của mỗi yếu tố nầy là 38.09%. Ngày trổ bông có tỷ lệ thấp hơn (18.09%)
và năng suất lúa mùa có ảnh hưởng thấp nhất (5.63%). Do đó, đối với lúa nước sâu, lúa nổi,
yếu tố chiều cao cây và số bông/m
2
trong điều kiện ngập sâu có vai trò quan trọng về di
truyền.
5-4. Áp dụng phương pháp xếp nhóm của Tocher và phương pháp phân tích Mahalomobis-
D
2
, có 4 nhóm khác nhau về ditruyền là:
Nhóm I Nhóm II Nhóm III Nhóm IV
Ba bông Lem lùn Ba thiệt Cù là
Chệt cụt Lúa phi Chùm ruột
Nàng tây đùm Trắng chùm
Nàng keo Trắng lùn
Tất nợ Trắng tép
Nàng tây lớn Trắng phước
2-4-4. Khoảng cách ditruyền giữa nhóm và trong nhóm được trình bày ở hinh 12, bảng 20.
Khoảng cách I và III, II và IV, III và IV khá lớn.
Các genotypes ở trong cùng một nhóm ít khác biệt hơn ở kiểu gen ở nhóm khác. Hệ số
D trong nhóm nhỏ hơn rất nhiều so với hệ số D giữa các nhóm.
Người ta thường đề cập đến 3 đặc điểm quan trọng trong khi chọn lựa các genotype là
(Singh và Chaudhary 1985):
Bảng 1: Phương sai và hệ sốditruyền của các tính trạng.
Ngày trổ bông Cao cây Bông/m
2
Năng suất
2
g
σ
276.95 643.39 518.31 0.22
2
e
σ
45.45 36.78 50.06 0.27
2
p
σ
322.40 680.17 638.37 0.49
h
2
0.8590 0.9459 0.9216 0.4489
2
g
σ
= phương sai do kiểu gen
2
e
σ
= phương sai do môi trường
2
p
σ
= phương sai do kiểu hình
h
2
= hệ sốdi truyền
Bảng 2: Giá trị khoảng cách ditruyền "D" trong nhóm và giữa các nhóm.
Nhóm I II II IV
I 4.21 7.12 9.14 7.23
II 2.95 9.00 12.58
III 0.13 14.91
IV 0.00
Hình 2-1: Khoảng cách ditruyền giữa các nhóm
IV
III
I
II
- Chọn nhóm genotype được dùng làm bố mẹ
- Chọn các genotype ở trong nhóm có khoảng cách ditruyền với nhóm khác càng xa
càng tốt.
- Chú ý tính trạng có mức độ đóng góp cao nhất về độ khác biệt ditruyền (ở đây số
bông/m
2
và chiều cao cây có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất).
Khoảng cách ditruyền giữa nhóm III và IV lớn nhất cho thấy sự khác biệt tối đa về di
truyền. Trong trường hợp như vậy, kết quả lai tạo sẽ thành công để có những phân ly mạnh
mẽ ở các dòng con lai, rất có lợi cho nhà chọn giống để khai thác các biến dị này.
Tuy nhiên các tính trạng quan trọng khác như kháng sâu bệnh, phẩm chất hạt cần
được lưu ý khi chọn vật liệu làm bố mẹ.
Bước kế tiếp nên chọn 1 giống từ mỗi nhóm, tiến hành lai vòng (diallel cross) và phân
tích khả năng phối hợp, kết quả đạt được sẽ cao hơn (Singh và Chaudhary 1985).
Kết quả phân tích độ khác biệt về ditruyền cho thấy: phần lớn các giống được xếp
cùng một nhóm có xuất xứ về địa lý giống nhau. Thí dụ như nhóm I tập hợp các giống lúa nổi
ở vùng 5, trừ hai giống Nàng keo và Tất nợ. Nhóm II tập hợp các giống ở vùng 4. Nhóm III
tập hợp các giống ở vùng 2. Nhóm IV là giống mùa sớm Cù là.
Phương pháp phân tích này chỉ là bước đầu tiên để phân lập các kiểu gen khác nhau.
Phải tiếp tục thực hiện việc lai thử nghiệm, mới có kết luận cụ thể về ưu thế lai giữa hai nhóm
có khoảng cách xa, cũng như sự phân ly mạnh mẽ ở các dòng con lai.
2-5. PHÂN TÍCH NHÓM TRÊN CƠSỞ ĐIỆN DI VÀ BIỂU HIỆN ĐA HÌNH
Với sự phát triển của sinh học phân tử, người ta có xu hướng phân nhóm đa dạng di
truyền ở mức độ phân tử. Như vậy, sự chính xác sẽ cao hơn rất nhiều so với phương pháp
truyền thống dựa trên tính trạng hình thái học.
Người ta khai thác những khả năng phân tích rất nhanh nhạy của máy tính (computer)
với nhiều phần mềm chuyên dùng, trong đó NTSYS là phần mềm tương đối khá phổ biến.
Theo nội dung này, chúng ta cho điểm 1 khi có băng thể hiện, và điểm 0 khi băng không thể
hiện trong điện di.
2-5-1. Phân tích ma trận tương đồng, ma trận khoảng cách
(similarity / distance matrix)
Các giá trị tương đồng và khoảng cách là những giá trị ước đoán về mặt số lượng
nhằm mô tả sự gần gủi và khoảng cách ditruyền giữa hai cặp đơn vị mục triêu. Giá trị tương
đồng biến thiên từ 0 đến 1. Khoảng cách giảm khi giá trị tương đồng tăng. Khoảng cách
(distances) còn được dùng với thuật ngữ “dissimilarities”
Sokal và Sneath (1963) mô tả nhiều cách tính toán khoảng cách và mức độ giống nhau
giữa hai đơn vị mục tiêu. Khi giá trị ở dạng nhị phân (binary), nghĩa là 1 (có) và 0 (không có),
chúng ta đưa chúng về bảng hai chiều như sau
Isolate j m = a + d
u = b + c
n = m + u
Trong đó, m là số dữ liệu tương ứng, u là số dữ liệu không tương ứng, u là tổng số
băng ghi nhận được
a b
c d
Isolate i
1 0
1
0
Chỉ số tương ứng giản đơn (simple matching coefficient)
m
S
SM
=
n
Ở đây, người ta gọi “negative matches” khi nào cả hai “isolates” i và j đều không thể
hiện băng, không đếm được
Chỉ số Jaccard (Jaccard’s coefficient)
Khi đo mức độ giống nhau không có tình trạng “negative matches”, người ta áp dụng
công thức sau đây để có chỉ số Jaccard
a
S
j
=
a + u
Chỉ số Dice (Dice’s coefficient)
Một chỉ số khác mô tả mức độ giống nhau bao gồm trường hợp có “negative
matches”, đó là chỉ số Dice
2a
S
b
=
2a + u
Khi đề cập đến thành phần các băng thể hiện trong điện di, chỉ số Dice có thể được
viết lại thành công thức như sau
2a
S
b
=
n
i
+ n
j
Trong đó, n
i
là số băng của “isolate i”, và n
j
là số băng của “isolate j”
Giá trị khoảng cách
Giá trị khoảng cách là độ lệch của những chỉ số biểu thị mức độ giống nhau. Chỉ số
tương đồng S (similarity) biến thiến từ 0 đến 1 có thể được chuyển đổi thành giá trị d
(distance) theo công thức
d = 1 - S
Chúng ta có thể tính toán bằng tay để chuyển đổi chỉ số Dice thành chỉ số khoảng
cách, nhưng với phần mềm chuyên dùng NTSYS, chúng ta sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để có kết
qủa với nhiều cặp đơn vị mục tiêu.
2-5-2. Cách tính bằng tay
Đếm số băng của isolate 1 và isolate 2 với ký hiệu n
1
và n
2
, theo thứ tự
Đếm số băng trùng nhau của isolate 1 và isolate 2, ký hiệu là a
12
Tính chỉ số Dice theo công thức
2 a
12
S
b
=
n
1
+ n
2
Chuyển đổi thành giá trị khoảng cách bằng cách lấy 1 trừ đi S
D
d
D
= 1 -S
D
Lập lại qui trình nói trên với những cặp isolate còn lại, thí dụ 1 và 3, 1 và 4, 2 và 3, 2 và 4,
v.v
2-5-3. Xếp nhóm bằng phương pháp UPGMA
Phân tích nhóm (cluster analysis) thực sự là phương pháp sắp xếp các giống thành
những cụm nhóm khác nhau trên cơsở mức độ giống nhau theo qui ước (người ta còn gọi với
thuật ngữ agglomerative clustering). Nó được thực hiện theo qui trình tiêu chuẩn, nên người
ta còn gọi đó là “greedy algorithm”. Qui trình theo cácbướctiến hành như sau:
• Tìm các cặp (i, j) có giá trị khoảng cách nhỏ nhất (hoặc giống nhau nhất)
• Nhập các cặp này lại thành một nhóm (cluster)
• Tạo ra nhóm lớn hơn tương ứng với nhóm mới sao cho các cặp (i, j) mới tương thích
với giá trị mức độ giống nhau
• Lập lại qui trình
Một trong những phương pháp đơn giản nhất là phương pháp tính khoảng cách trung
bình với giá trị số đại số UPGMA (được viết tắt từ chữ unweighted pair-group method with
arithmetic mean)
Cách tính bằng tay
• Tìm giá trị khoảng cách nhỏ nhất trong ma trận khoảng cách
• Xếp nhóm 2 isolate này lại với nhau, theo giá trị khoảng cách cụ thể, ghi giữa hai điểm
• Xây dựng ma trận khoảng cách mới phối hợp giữa hai isolate gần nhất trong một
nhóm riêng. Khoảng cách giữa hai nhóm mới này và một isolate khác sẽ được ghi
nhận với giá trị khoảng cách trung bình của isolate mới với những isolate trong cluster
• Lập lại qui trình cho đến hết
Thí dụ: ma trận khoảng cách có 5 isolate
Isolate 1 2 3 4
2 d
12
3 d
13
d
23
4 d
14
d
24
d
34
5 d
15
d
25
d
35
d
45
Trong đó, d
ij
là khoảng cách giữa isolate i và isolate j
Thí dụ khoảng khoảng giữa isolate 3 và 4 (d
34
) là ngắn nhất. Hai isolate này được xếp vào một
nhóm với khoảng cách điểm nhánh là (d
34
/2)
d
34
/ 2
d
34
/ 2
Ma trận khoảng cách mới trên cơsở nhóm (3, 4) và những isolate khác
Isolate 1 2 (3, 4)
2 d
12
(3, 4) d
1(3,4)
d
2(3, 4)
5 d
15
d
25
d
5(3, 4)
3
4
d
13
+ d
14
d
1(3,4)
=
2
d
23
+ d
34
d
2(3,4)
=
2
d
35
+ d
45
d
5(3,4)
=
2
Trong ma trận mới, tìm giá trị khoảng cách nhỏ nhất. Thí dụ ở đây là d
12
, như vậy có nhóm (1,
2) được hình thành
d
12
/ 2
d
12
/ 2
Như vậy, có thêm một ma trận khoảng cách mới
Isolate (1, 2) (3, 4)
(3, 4) d
(12)(34)
5 d
(12)5
d
(34)5
d
5(12)
được tính toán giống như trên, trong khi đó d
(12)(34)
được
tính toán bằng cách lấy trung
bình của d
1(34)
và d
2(34)
:
d
1(34)
+ d
2(34)
d
(12)(34)
=
2
Trong khi đọc giá trị khoảng cách của ma trận mới, thí dụ chúng ta ghi nhận d
(12)(34)
có
khoảng cách ngắn nhất. Điều này có nghĩa là hai nhóm (1, 2) và (3, 4) nằm cùng trong nhóm
((1, 2), (3, 4)) với khoảng cách :
d
(12)(34)
2
d
(12)(34)
/ 2
Ma trận mới được tính toán bằng cách lấy trung bình của d
5(12)
và d
5(34)
.
Isolate ((1, 2), (3, 4))
5 d
5((1, 2), (3, 4))
Giá trị khoảng cách
d
5((1, 2), (3, 4))
= [ d
5(12)
+ d
5(34)
] / 2
1
2
d
12
/ 2
d
12
/ 2
d
34
/ 2
d
34
/ 2
1
2
3
4
[...]... (continuously variable), nó không thư ng xuyên như trong trư ng h p tính tr ng có tính bi n thiên không liên t c (discontinuously variable) Do ó c hai b m thư ng tham gia m t cách cân i vào kí u gen c a con lai v phương di n di truy n do nhân (nuclear heredity) và m t cách không cân i v phương di n di truy n v i ki u cách khác (như t bào ch t) Tính ch t c a gen có ngu n g c phân ly và s liên k t nhân (nuclear... trong excel, r i óng l i Chúng ta m chương trình NTSYS, nh p chu t vào “similarity”, xong nh p “interval data” Khung chương trình s h i tên file “Input” Nh p chu t hai l n (double click) và ch n tên file v a nh p s li u trong Excel Thanh i u khi n “distance” ư c nh p chu t tìm phương án, thí d ta ch n “DIST” tính kho ng cách gi a các nhóm, nh n chu t Khung chương trình s h i tên “Output” Nh p chu t hai... BI N D GEN S bi n d liên t c có ư c là do nh ng y u t có tính di truy n cũng như y u t có tính không di truy n S biên d có tính di truy n ph n l n do tính ch t c a gen trong nhân S tương tác không alen trong bi n di liên t c thư ng có quan h mô t t ng quát ó là hi n tư ng epistasis n m t nhóm, theo Không nên nh m l n thu t ng này trong di truy n Mendel trư c ây n u tính tr ng F2 ư c phân ly theo t... trong di truy n Mendel, và ý nghĩa c a nó ã ư c phát tri n thành khái ni m khác h n trong các chương trìnhdi truy n s lư ng sau n y 3-2 BI N D BÀO CH T: S tham gia c a bào ch t i v i di truy n m t tính tr ng ã ư c ghi nh n Áp d ng phương pháp lai o phân tích nh hư ng c a dòng m hay nói úng hơn là nh hư ng c a t bào ch t - nh hư ng c a môi trư ng i v i nhân d c Có nh ng bi n d bào ch t có th di truy... n tư ng a d ng di truy n, trong ó a d ng di truy n tưong thích v i qu n th c n giao hơn Phương sai c a nh ng tính tr ng o m ư c trên cơ s trung bình gi a các loci, c n phân ra các m c khácnhau v s bi n thiên t i nh ng loci này, và chúng cũng c n ư c k t h p theo m c bi n d nh ng loci khác nhau (Weir 1996) 2-5-4 Phân tích thông qua chương trình NTSYS-pc trên computer NTSYS-pc là chương trình ph n m m... 110 658 Lý thuy t S cây S cây kháng nhi m 4-3 PHÂN TÍCH DIALLEL TRONG DI TRUY N S T l phân ly χ2 o ôn p LƯ NG 4-3-1 NH HƯ NG C A MÔI TRƯ NG Trong lai t o gi ng ki u hình ư c th hi n ra bên ngoài b ng nh ng bi u hi n c th và ki u gen gi i thích cơ s các lý thuy t v di truy n thông qua k t qu lai phân tích M t khác gi i thích các hi n tư ng c a di truy n s lư ng, ngư i ta ph i s d ng tính a gen và y... lu n cu Hayman v tính ch t phân tán (dispersion) cu các gen trong b m do vi c l y m u ng u nhiên v i s m u quá h n ch S tương tác gi a các gen trong b m t o ra nhi u khó khăn trong khi di n gi i các k t qu phân tích th ng kê di truy n Các tác gi n y cho r ng chúng ta ph i ti p t c theo dõi các v t li u trong quá trình c n giao không ch n l c (non-selective inbreeding) V i phương pháp phân tích kh năng... n file name nơi mà chúng ta mu n lưu gi thư m c UPGMA Chương trình ho t ng thông qua m t “tree matrix” 4 n F2 ch y chương trình n ESC hai l n tr l i “main program” cây In gi n 1 2 ưa v Name of tree matrix Lúc b y gi chúng ta có th thay i tên file n u c n n F2, chương trình s v gi n gi ng như cây gia h , bi u th các cluster và kho ng cách di truy n n Alt-P in cây gia h 3 N u chúng ta mu n i u ch nh,... hi n b i s Quan sát con lai c n giao (inbred), các dòng th c s ư c lai r i, c hai b m và F1 s cho th y s bi n d gi ng như các y u t không di truy n Nhưng s phân ly có tính di truy n ki u nhân s x y ra F2 và các bi n d di truy n s g n thêm vào trên nh ng y u t không di truy n y Do ó F2 tr nên bi n ng so v i b m và F1 T n s phân b c a F2 s r ng hơn và ph n trăm t n su t c a trung bình s nh hơn, phân b... chúng ta di chuy n n Coefficient entry, m t li t kê k t q a phân tích s cho chúng ta các h s c n thi t Tr l i DICE và ch n b ng cách dùng phím mũi tên di chuy n lên, xu ng, ph i, trái B m Enter ch n l nh 4 T i c a s Name lưu gi matrix output matrix, chúng ta n l nh enter vào “filename” c n thi t, 5 Câu l nh h i chúng ta hi n trên màn hình: “By rows or cols? Nh n phím vào l nh ROW 6 n F2 ch y chương trình .
Giáo trình
Cơ sở di truyền
Chương 2
PHÂN TÍCH TÍNH ĐA DẠNG VỀ DI TRUYỀN
Phương pháp đo lường khoảng cách của các nhóm trên cơ sở nhiều.
tượng đa dạng di truyền, trong đó đa dạng di truyền tưong thích với quần thể cận giao hơn.
Phương sai của những tính trạng đo đếm được trên cơ sở trung bình