1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn kế toán chứng khoán

102 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Môi Giới Chứng Khoán Tại Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Rồng Việt
Tác giả Nguyễn Thị Thoa
Trường học Học viện tài chính
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 488,25 KB

Cấu trúc

  • 1.1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (7)
    • 1.1.1. Khái niệm về công ty chứng khoán (7)
    • 1.1.2. Mô hình tổ chức công ty chứng khoán (8)
    • 1.1.3. Nguyên tắc hoạt động kinh doanh chứng khoán (9)
    • 1.1.4. Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán (13)
    • 1.1.5. Vai trò của công ty chứng khoán (15)
  • 1.2. HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (17)
    • 1.2.1. Khái niệm môi giới chứng khoán (17)
    • 1.2.2. Phân loại nhà môi giới chứng khoán (19)
    • 1.2.3. Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán (21)
    • 1.2.4. Quy trình của hoạt động môi giới chứng khoán (25)
  • 1.3. QUAN ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI (27)
    • 1.3.1. Khái niệm về phát triển của hoạt động môi giới (27)
    • 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động môi giới (28)
    • 1.3.3. Sự cần thiết phát triển hoạt động môi giới của công ty chứng khoán (31)
  • 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN (31)
    • 1.4.1. Nhân tố chủ quan (31)
    • 1.4.2. Các nhân tố khách quan (35)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT (39)
    • 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT (39)
      • 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt (39)
      • 2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt (49)
      • 2.2.2. Thực trạng hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt. … (61)
    • 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT (0)
      • 2.3.1. Đánh giá thực trạng hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt (76)
      • 2.3.2. Những tồn tại trong hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt (86)
    • 2.4. NGUYÊN NHÂN VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT (88)
      • 2.4.1. Nguyên nhân khách quan (88)
      • 2.4.2. Nguyên nhân chủ quan (89)
  • CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT (0)
    • 3.1. Đ ỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN V IỆT N AM VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN R ỒNG V IỆT TRONG GIAI ĐOẠN TỚI (90)
      • 3.1.1. Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2014-2020 (90)
      • 3.1.2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt (93)
    • 3.2. G IẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN R ỒNG V IỆT (93)
      • 3.2.2. Quản lý chặt chẽ doanh thu và nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí môi giới (0)
      • 3.2.3. Xây dựng đội ngũ nhân lực có năng lực chuyên môn cao (95)
      • 3.2.4. Nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ tài chính (96)
      • 3.2.5. Phát triển, nâng cao hệ thống hạ tầng, kỹ thuật, mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch (97)
      • 3.2.6. Xây dựng chiến lược kinh doanh, marketing (98)
      • 3.2.7. Nâng cao năng lực tài chính cho công ty (99)
    • 3.2. KIẾN NGHỊ (99)
      • 3.2.1. Kiến nghị đối với chính phủ và bộ tài chính (99)
      • 3.2.2. Kiến nghị Ủy ban chứng khoán nhà nước (101)
      • 3.2.3. Kiến nghị với nhà đầu tư (102)

Nội dung

CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Khái niệm về công ty chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán, là một bộ phận chủ yếu của thị trường chủ yếu của thị trường tài chính Thị trường chứng khoán có vai trò quan trọng trong việc huy đông vốn và sử dụng vốn của nền kinh tế thị trường

Cùng với sự phát triển không ngừng của thị trường chứng khoán, chức năng và quy mô hoạt động giao dịch của các nhà môi giới tăng lên đòi hỏi sự ra đời của các công ty chứng khoán là tập hợp của các nhà môi giới riêng lẻ.

Công ty chứng khoán là một loại hình định chế trung gian đặc biệt trên thị trường chứng khoán, thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán như ngành nghề kinh doanh chính.

Theo quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán( Ban hành kèm theo quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của bộ trưởng bộ tài chính):

“Công ty chứng khoán là tổ chức có tư các pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán.”

Công ty chứng khoán là một định chế tài chính đặc biệt, công ty chứng khoán có thể là thành viên của một hay nhiều sở giao dịch Nếu không phải thành viên của sở giao dịch công ty chứng khoán cũng có thể hoạt động một cách tự do trên thị trường chứng khoán phi tập trung Ngoài ra, công ty chứng khoán cũng có thể được thành lập dưới dạng công ty thành viên của một ngân hàng hay thuộc các tổng công ty, tập đoàn công nghiệp, tài chính, bảo hiểm,… và được tổ chức theo nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.

Mô hình tổ chức công ty chứng khoán

Hệ thống ngân hàng thương mại và thị trường chứng khoán có mối quan hệ hữu cơ với nhau Hoạt động của các công ty chứng khoán rất đa dạng và phức tạp, Khác hẳn với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại thông thường Vì vậy, vấn đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh của công ty chứng khoán cũng có những điểm khác nhau và vận dụng cho các khối thị trường có mức độ phát triển khác nhau và tận dụng cho các khối thị trường có mức độ phát triển khác nhau (thị trường cổ điển, thị trường mới nổi, thị trường các nước chuyển đổi). Hầu hết các nước trên thế giới đã có xu hướng gắn kết hai lĩnh vực hoạt động này, xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán dựa trên sự phát triển của ngân hàng Trên thế giới hiện nay có ba môi hình tổ chức kinh doanh chứng khoán cơ bản sau:

1.1.2.1 Mô hình công ty đa năng:

Theo mô hình này các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ Mô hình này chia thành hai loại: o Loại đa năng một phần: Các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán phải lập công ty độc lập hoạt động tách rời. o Loại đa năng hoàn toàn: Các ngân hàng được kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bảo hiểm bên cạnh kinh doanh tiền tệ. Ưu điểm của mô hình này là ngân hàng có thể kết hợp với nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt rủi ro cho các hoạt động kinh doanh chung và có khả năng tăng chịu đựng rủi ro cho các hoạt động cho các ngân hàng trước các biến động kinh tế Mặt khác, các ngân hàng sẽ tận dụng được thế mạnh chuyên môn và vốn để kinh doanh chứng khoán.

Tuy vậy, mô hình này cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: không phát triển được thị trường cổ phiếu vì các ngân hàng có xu hướng bảo thủ và thích hoạt động cho vay hơn là bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu Đồng thời, các ngân hàng cũng dễ gây lũng đoạn thị trường và các biến động trên thị trường chứng khoán nếu có, sẽ gây ảnh hưởng mạnh tới hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng do không tách bạch giữa hai hoạt động kinh doanh này.

1.1.2.2 Mô hình công ty chuyên doanh

Mô hình công ty chuyên doanh là mô hình mà công ty chứng khoán hoạt động chuyên doanh chứng khoán đảm nhận, các ngân hàng không được tham gia kinh doanh chứng khoán.

Mô hình này khắc phục được hạn chế của mô hình đa năng giảm rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho các công ty chứng khoán chuyên môn hóa, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán.

Ngày nay với sự phát triển của thị trường chứng khoán, để tận dụng được thế mạnh của lĩnh vực tiền tệ và lĩnh vực chứng khoán, các quốc gia có xu hướng nới lỏng ngăn cách giữa hoạt động tiền tệ và chứng khoán, bằng cách cho phép hình thành mô hình công ty đa năng một phần, các ngân hàng thương mại lập công ty con để chuyên kinh doanh chứng khoán.

Nguyên tắc hoạt động kinh doanh chứng khoán

Do tính đặc thù trong hoạt động nên hầu hết các nước đều đặt ra các nguyên tắc, quy định rất chặt chẽ về tài chính đối với công ty chứng khoán.Công ty chứng khoán phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chí: o Mức vốn hoạt động: vốn của công ty chứng khoán nhiều hay ít phụ thuộc vào tài sản cần tài trợ, loại tài sản này được quyết định bởi loại hình nghiệp vụ mà công ty chứng khoán thực hiện Công ty chứng khoán kinh doanh trong lĩnh vực đặc biệt, có ảnh hưởng đến lợi ích của công chúng đầu tư nên sự tồn tại ổn định, lâu dài của công ty chứng khoán và sức mạnh tài chính của công ty chứng khoán trong môi trường dễ biến động cần phải đảm bảo Vốn pháp định của công ty chứng khoán được quy định cho từng loại hình nghiệp vụ. Công ty chứng khoán càng tham gia nhiều nghiệp vụ thì càng phải có nhiều vốn. Trên cơ sở các yếu tố khác nhau như quy mô thị trường, giao dịch dự kiến, khả năng tài chính của các tổ chức tham gia thị trường chứng khoán có quy định về vốn pháp định của công ty chứng khoán.

Theo điều 18 nghị định 14/2007/NĐ-CP ban hành ngày 19 tháng 1 năm

2007, vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là: o Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam. o Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam. o Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam. o Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam.

Cơ cấu vốn: công ty chứng khoán huy động vốn thông qua việc nhận vốn góp từ các cổ đông (trường hợp công ty cổ phần) hoặc huy động từ bên ngoài,tùy theo quy mô tính chất của nó Công ty chứng khoán là công ty trách nhiệm hữu hạn phải dựa vào vốn của các thành viên, và các khoản vay ngân hàng hoặc các thỏa thuận cho thuê khác.

Theo quy chế tổ chức và hoạt động của các công ty chứng khoán (ban hành kèm theo quyết định số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính): o Cổ phiếu quỹ: công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần được mua lại không quá 10% số cổ phần phổ thông đã bán làm cổ phiếu quỹ. o Vốn khả dụng: công ty chứng khoán phải duy trì tỷ lệ vốn khả dụng trên tổng vốn nợ điều chỉnh tối thiểu bằng 5%. o Hạn mức vay của công ty chứng khoán: tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán không được vượt quá 6 lần, nợ ngắn hạn tối đa bằng tài sản ngắn hạn. o Hạn mức đầu tư vào tài sản cổ định: công ty chứng khoán được mua đầu tư vào tài sản cố định của mình theo nguyên tắc giá trị còn lại của tài sản cố định không được vượt quá 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán. o Hạn chế đầu tư của công ty chứng khoán:

Công ty chứng khoán không được:

- Đầu tư vào cổ phiếu hoặc phần vốn góp của công ty có sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khoán.

- Cùng với người có liên quan đầu tư từ 5% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán khác.

- Đầu tư từ 20% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết.

- Đầu tư từ 15% trở lên tổng sổ cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết.

- Đầu tư hoặc góp vốn từ 15% trở lên tổng số vốn góp của một công ty trách nhiệm hữu hạn.

- Công ty chứng khoán không được sử dụng quá 20% tổng tài sản để đầu tư, mua cổ phần hoặc tham gia góp vốn vào một tổ chức khác.

Công ty chứng khoán được thành lập công ty con không để thực hiện kinh doanh chứng khoán nhưng công ty mẹ và công ty con không được thực hiện cùng một nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.

Các công ty chứng khoán hoạt động phải tuân theo các nguyên tắc đạo đức sau đây:

-Công ty chứng khoán phải hoạt động trên nguyên tắc trung thực, tận tụy, bảo vệ và vì quyền lợi ích hợp pháp của khách hàng, ưu tiên bảo vệ lợi ích của khách hàng trước lợi ích của chính mình.

- Công ty chứng khoán phải có nghĩa vụ bảo mật mọi thông tin của khách hàng và chỉ được tiết lộ khi khách hàng khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

- Công ty chứng khoán phải giữ nguyên tắc giao dịch công bằng, không được sử dụng bất kỳ hành động lừa đảo phi pháp nào, có trách nhiệm thông báo cho khách đầy đủ thông tin khi có những trường hợp có thể xảy ra xung đột lợi ích.

- Công ty chứng khoán không được dùng tiền của khách hàng làm nguồn tài chính để kinh doanh, ngoại trừ trường hợp số tiền đó dùng phục vụ cho giao dịch của khách hàng.

- Công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt tài sản của khách hàng với tài sản của khách hàng với nhau.

- Khi thực hiện nghiệp vụ tư vấn, công ty chứng khoán phải cung cấp thông tin đầy đủ cho khách hàng và phải giải thích rõ ràng về rủi ro mà khách hàng có thể gánh chịu, đồng thời không được khẳng định về lợi ích mà khách hàng có thể thu về từ các khoản đầu tư mà họ tư vấn.

- Công ty chứng khoán không được nhận bất kỳ khoản thù lao nào ngoài các khoản thù lao thông thường cho dịch vụ của mình.

Ngoài các điều khoản trên, pháp luật các nước cũng có các điều khoản chống thao túng thị trường như hạn chế sự hợp tác giữa các công ty chứng khoán, cấm các giao dịch mua bán giả tạo và khớp lệnh với mục đích tạo ra một trạng thái giao dịch tích cực bên ngoài Các công ty chứng khoán không được đưa ra các lời đồn đại, gian lận, xúi giục hoặc dùng các hành vi lừa đảo khác trong giao dịch chứng khoán.

Các hoạt động cơ bản của công ty chứng khoán

1.1.4.1 Nghiệp vụ môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán là hoạt động kinh doanh chứng khoán trong đó công ty chứng khoán đứng ra làm đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua cơ chế giao dịch trên sở giao dịch chứng khoán hoặc thị trường phi tập trung mà chính khách hàng sẽ phải chịu trách nhiệm với kết quả giao dịch đó.

Thông qua hoạt động môi giới, công ty chứng khoán sẽ chuyển đến khách hàng các sản phẩm, dịch vụ tư vấn đầu tư Và trong những trường hợp nhất định, công ty chứng khoán sẽ trở thành người bạn, người chia sẻ những lo âu, căng thẳng, đưa ra những lời động viên kịp thời cho nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư có những quyết định tỉnh táo.

1.1.4.2 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán

Bảo lãnh phát hành chứng khoán là cam kết giữa tổ chức phát hành và tổ chức bảo lãnh phát hành về việc sẽ bán hết hoặc bán một phần chứng khoán dự định phát hành.

Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia giỏi về chứng khoán, am hiểu thị trường và có năng lực tài chính Công ty chứng khoán thường có một mạng lưới bán hành rộng khắp để đảm bảo cho đợt phát hành, rủi ro của đợt phát hành sẽ giảm Cung ứng dịch vụ này cho khách hàng, công ty chứng khoán sẽ được nhận tiền hoa hồng bảo lãnh Tiền hoa hồng bảo lãnh được xác định dựa theo sự thỏa thuận giữa nhà phát hành và nhà bảo lãnh phát hành.

1.1.4.3 Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán

Tư vấn đầu tư chứng khoán là hoạt động phân tích, dự báo các dữ liệu về lĩnh vực chứng khoán, từ đó đưa ra các lời khuyên cho khách hàng Với khả năng chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, họ sẽ đưa ra các dự báo để khách hàng tham khảo, đưa ra quyết định của nhà đầu tư Tùy vào loại hình tư vấn và thông tin nhà tư vấn cung cấp cho khách hàng mà khách hàng có thể phải trả thêm phí dịch vụ.

Vì tư vấn đầu tư là nghiệp vụ kinh doanh “chất xám” nên lượng vốn yêu cầu để duy trì hoạt động không lớn, chủ yếu dùng để làm văn phòng, trả lương nhân viên và các chi phí hành chính khác.

Nghiệp vụ tư vấn ít chịu rủi ro vì quyết định và chịu trách nhiệm chính là khách hàng Tuy nhiên các nhân viên tư vấn phải có trách nhiệm đối với những thông tin mà mình đưa ra để giữa uy tín cho công ty, đồng thời chịu phàn nàn phiền nhiễu từ phía khách hàng đem lại Bên cạnh đó tính chất nhạy cảm của thị trường chứng khoán cùng buộc các nhà tư vấn khi đưa ra thông tin, lời bình luận hay khuyên nhủ khách hàng phải có căn cứ, có khoa học đặc biệt tránh chủ quan, khẳng định trong các phát biểu tư vấn cho khách hàng Điều này sẽ tránh tác động xấu tới thị trường cũng như đến hoạt động của công ty chứng khoán.

1.1.4.4 Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán

Tự doanh chứng khoán là hoạt động mua bán chứng khoán cho chính mình để hưởng lợi nhuận từ việc đầu tư chứng khoán mang lại như chênh lệch giá, cổ

Hoạt động tự doanh công ty phải tự chịu trách nhiệm với quyết định mua bán chứng khoán của mình Hoạt động này thường song hành với hoạt động môi giới Vì vậy, khi thực hiện hai hoạt động này có thể dẫn đến xung đột về lợi ích của khách hàng Để tránh trường hợp này thông thường các thị trường đều có chính sách ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của công ty chứng khoán. Đối với một số thị trường, hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán được gắn liền với hoạt động tạo lập thị trường Các công ty chứng khoán được giao nhiện vụ tự doanh thông qua việc mua bán trên thị trường có vai trò định hướng và điều tiết hoạt động của thị trường, góp phần bình ổn giá cả trên thị trường.

Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán còn thự hiện nhiều hoạt động khác như: lưu ký chứng khoán, tín dụng chứng khoán, quản lý số cổ đông, tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn sáp nhập, hợp nhất, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn niêm yết,…

Vai trò của công ty chứng khoán

1.1.5.1 Vai trò huy động vốn

Công ty chứng khoán là một trong những trung gian tài chính có chức năng huy động vốn Hay nói cách khác công ty chứng khoán có vai trò làm chiếc cầu nối và là kênh dẫn vốn chảy từ một hay một số bộ phận nào đó của nền kinh tế có dư thừa vốn (vốn nhàn rỗi) Các công ty chứng khoán thường đảm nhận vai trò này qua các hoạt động bảo lãnh phát hành và môi giới chứng khoán.

Khi một doanh nghiệp muốn huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán (cổ phiếu hoặc trái phiếu…), không phải tự họ đi bán số chứng khoán mà họ định phát hành Doanh nghiệp không thể làm tốt công việc đó bởi họ không có bộ máy chuyên môn Các nhà chuyên nghiệp mua bán chứng khoán và làm phát hành chứng khoán cho các doanh nghiệp là các công ty chứng khoán Với nghệm vụ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và bộ máy tổ chức thích hợp, công ty chứng khoán thực hiện vai trò trung gian môi giới mua bán, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư và tổ chức phát hành.

1.1.5.2 Vai trò hình thành giá cả chứng khoán

Trên thị trướng cấp, khi thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán cho tổ chức phát hành, công ty chứng khoán thực hiện vai trò hình thành giá cả chứng khoán thông qua việc xác định và tư vấn cho tổ chức phát hành mức giá hợp lý với các chứng khoán trong đợt phát hành Thông thường, mức giá phát hành do các công ty chứng khoán xác định trên cơ sở tiếp xúc, tìm hiểu và thỏa thuận với các nhà đầu tư tiềm năng lớn trong đợt phát hành đó và tư vấn cho tổ chức phát hành.

Trên thị trường thứ cấp, dù là thị trường đấu lệnh hay thị trường đấu giá công ty chứng khoán luôn có vai trò giúp nhà đầu tư đánh giá đúng thực tế và chính xác về giá trị các khoản đầu tư của mình.

Công ty chứng khoán còn có chức năng quan trọng là can thiêp trên thị trường, góp phần điều tiết giá cả chứng khoán Theo quy định của các nước, công ty chứng khoán bắt buộc phải dành ra một tỷ lệ nhất định giao dịch của mình để mua chứng khoán vào khi giá chứng khoán trên thị trường đang giảm và bán ra khi giá chứng khoán cao.

1.1.5.3 Vai trò thực thi tính hoán tệ của chứng khoán

Các nhà đầu tư luôn muốn có khả năng chuyển tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại trong một môi trường đầu tư ổn định Các công ty chứng khoán đảm nhận được chức năng chuyển đổi này, giúp cho nhà đầu tư ít phải chịu thiệt chứng khoán và thị trường chứng khoán phi tập trung, một nhà đầu tư có thể hàng ngày chuyển tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại mà không phải chịu thiệt hại đáng kể đối với giá trị khoản đầu tư của mình (ít nhất thì cũng không chịu thiệt hại do cơ chế giao dịch chứng khoán gây nên) Nói cách khác, có thể có một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến giá trị đầu tư, chẳng hạn như tin đồn về một vấn đề nào đó trong nền kinh tế, nhưng giá trị khoản đầu tư nói chung không giảm đi do cơ chế giao dịch của thị trường.

1.1.5.4 Thực hiện tư vấn đầu tư

Các công ty chứng khoán không chỉ thực hiện mệnh lệnh của khác hàng mà còn tham gia vào nhiều dịch vụ tư vấn khác nhau thông qua việc nghiên cứu thị trường rồi cung cấp các thông tin đó cho các công ty và nhà đầu tư Dịch vụ tư vấn có thể gồm:

-Thu thập thông tin phục vụ cho mục đích của khách hàng.

-Cung cấp thông tin về các khả năng đầu tư khác nhau cũng như triển vọng ngắn hạn và dài hạn của các khoản đầu tư trong tương lai.

-Cung cấp thông tin về chính sách tài chính tiền tệ của chính phủ có liên quan đến các khoản đầu tư mà khách hàng đang cân nhắc.

HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Khái niệm môi giới chứng khoán

Môi giới chứng khoán hoạt động trung gian, trong đó công ty chứng khoán tiến hành giao dịch chứng khoán nhân danh mình đại diện cho khách hàng Hoạt động môi giới là hoạt động chủ yếu của công ty chứng khoán, hoạt động này bao gồm thực hiện lệnh giao dịch mua bán chứng khoán cho khách hàng, thanh toán và quyết toán các giao dịch.

Tại Việt Nam, theo luật chứng khoán 2006: “Môi giới chứng khoán là công việc công ty chứng khoán làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khác hàng”. Để thực hiện hoạt động môi giới đòi hỏi công ty chứng khoán phải có tín nhiệm, phải được khác hàng tin cậy, phải có năng lực, kinh nghiệm nghề nghiệm, phải có khả năng phân tích tài chính các doanh nghiệp để tư vấn cho khách hàng của mình Thực hiện hoạt động này, công ty chứng khoán thu phí dịch vụ môi giới khách hàng Phí môi giới thường được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng giá trị giao dịch.

Hoạt động môi giới gồm: ký kết hợp đồng dịch vụ với khác hàng, mở tài khoản chứng khoán cho khách hàng, nhận các lệnh mua hoặc bán của khách hàng, thanh toán và quyết toán các dịch vụ, cung cấp các giấy chứng nhận chứng khoán.

Nghề môi giới chứng khoán đòi hỏi những phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp cao với chất lượng công việc tốt Kỹ năng của người môi giới thể hiện qua các nội dung sau:

-Kỹ năng truyền đạt thông tin: điểm cơ bản trong hoạt động môi giới là quyền lợi của khách hàng là đầu tiên, sau đó mới là quyền lợi của nhà môi giới.

-Kỹ năng tìm kiếm khách hàng: người môi giới có thể tìm kiếm khách hàng thông qua công ty chứng khoán hoặc qua các tài khoản chuyển nhượng lại, những lời giới thiệu khách hàng, mạng lưới kinh doanh, chiến dịch viết thư, hội thảo, gọi điện làm quen.

-Kỹ năng khai thác thông tin: người môi giới phải hiểu khách hàng, nắm được khả năng tài chính và khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng, qua đó mà phục vụ khách hàng tốt hơn và có chiến lược khách hàng phù hợp.

Trong hoạt động môi giới:

-Quyết định mua, bán chứng khoán là do khách hàng đưa ra và người môi giới phải thực hiện theo lệnh đó.

-Người môi giới (có thể là công ty chứng khoán) đứng tên mình thực hiện các giao dịch theo lệnh của khách hàng.

-Việc hạch toán các giao dịch phải được thực hiện trên các khoản thỏa thuộc sở hữu của khách hàng.

-Người môi giới chỉ được thu phí dịch vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác giao dịch.

Phân loại nhà môi giới chứng khoán

1.2.2.1 Môi giới được ủy thác

Hầu hết các thành viên của sở giao dịch là các bên góp vốn hoặc là cổ đông có quyền bỏ phiếu và ủy viên hội đồng quản trị trong một công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán hay còn gọi là “công ty được ủy thác”, được tính và thu của khách hàng theo tỷ lệ nhất định khi cung cấp dịch vụ Người môi giới của công ty thực hiện lệnh cho khách hàng trên sàn giao dịch của Sở giao dịch chứng khoán được gọi là “môi giới thừa hành” hay “ môi giới tại sàn giao dịch”.

Tại mỹ, “Môi giới hai đô-la” là thành viên của Sở giao dịch, là người “Môi giới độc lập”, không thuộc một công ty chứng khoán nào “Môi giới hai đô-la” có thể thuê chỗ trên Sở giao dịch chứng khoán Môi giới này thực hiện lệnh cho tất cả các công ty chứng khoán không có khả năng thực hiện các lệnh của mình hoặc vắng mặt trên sàn giao dịch, người môi giới của công ty chứng khoán có thể chuyển một số lệnh cho người môi giới độc lập Công ty chứng khoán sẽ phải trả cho người môi giới độc lập là hai đô-la cho một giao dịch 100 cổ phiếu mua hoặc bán hộ công ty chứng khoán Vì vậy, người môi giới này được gọi là

“môi giới hai đô-la” Tuy nhiên, hiện nay khoản phí này thường trên hai đô-la.

1.2.2.3 Người giao dịch chứng khoán có đăng ký

Tại Mỹ, một số người mua chỗ trên Sở giao dịch chứng khoán chỉ nhằm mục đích mua bán chứng khoán cho chính họ Những người đó được gọi là

“Người giao dịch chứng khoán có đăng ký” không thuộc một công ty chứng khoán nào Trước đây, nghề chủ yếu của người giao dịch chứng khoán mua bán chứng khoán cho chính họ bằng tiền của mình để kiếm lời Dần dần các nguyên tắc và các quy định đề ra chặt chẽ hơn đã hạn chế nghiêm ngặt các đặc quyền này Ngày nay, người giao dịch chứng khoán hoạt động hỗ trợ cho các nhà môi giới chuyên môn với tư cách là các nhà tạo lập thị trường hoặc hoạt động như

“Người môi giới độc lập”.

Tại Mỹ,mỗi chứng khoán niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán chỉ được buôn bán trên các “quầy” nhất định trên sàn giao dịch Trong mỗi “quầy” giao dịch có một số chuyên gia môi giới Mỗi chuyên gia môi giới được Hội đồng quản trị của Sở giao dịch chứng khoán phân công “Chuyên gia môi giới” thực hiện hai chức năng chủ yếu là thực hiện lệnh giao dịch và tạo lập thị trường. Thường các lệnh giao dịch giao cho “Chuyên gia môi giới” thực hiện là lệnh giới hạn về giá Khi đó, “Chuyên gia môi giới” đóng vai trò như một người môi người môi giới và nhận được các khoán phí thông thường, hoặc tiền hoa hồng cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.

Chức năng thứ hai của “Chuyên gia môi giới” là hỗ trợ duy trì một thị trường ổn định có trật tự đối với các loại cổ phiếu được phân công tạo lập giao dịch.Tường hợp một loại cổ phiếu do môi giới này đảm trách có độ chênh lệch lớn giữa giá mua và giá bán, nghĩa là người mua cổ phiếu trả giá thấp và người bán không chấp nhận mức giá này, “Chuyên gia môi giới” sẽ chào bán hoặc mua cổ phiếu này môi giới” đã thu hẹp chênh lệch giữa giá mua và giá bán cổ phiếu đó Trong trường hợp này “Chuyên gia môi giới” hoạt động với tư cách một nhà giao dịch.

Người môi giới trái phiếu là thành viên của Sở giao dịch chuyên thực hiện mua bán trái phiếu cho các công ty chứng khoán Người môi giới đại diện giao dịch tại sàn luôn bận rộn trong việc thực hiện các lệnh buôn bán cổ phiếu Do đó, các công ty thường chuyển các lệnh mua bán trái phiếu của khách hàng cho người môi giới trái phiếu Người môi giới này sẽ tính phí hoa hồng cho các dịch vụ của mình như “Môi giới hai đô-la” hay “môi giới độc lập”.

Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán

1.2.3.1 Vai trò trung gian huy động vốn, tham gia tạo kênh huy động vốn hiệu quả

Ngân hàng, công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư đều là trung gian tài chính hoạt động trên thị trường tài chính, thị trường chứng khoán nhằm huy động vốn cho nền kinh tế Các tổ chức này giữa vai trò là kênh dẫn vốn từ một bộ phận các tổ chức, cá nhân có vốn dư thừa, tạm thời nhàn rỗi đến bộ phận khác trong nền kinh tế đang thiếu vốn, cần huy động vốn Sự vận động của nguồn vốn thường diễn ra theo nhiều kênh khách nhau, tuy nhiên có hai kênh quan trọng và hiệu quả là thông qua hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán Đặc điểm chung của hệ thống ngân hàng là huy động từ những nguồn vốn tiết kiệm trong nhân dân để cung cấp các nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn và trung hạn cho nền kinh tế Chính vì vậy, yêu cầu cung cấp các nguồn vốn trung và dài hạn được đặt lên vai trò của thị trường chứng khoán.

Với vai trò là tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ tài chính, công ty chứng khoán giúp cho hoạt động của thị trường chứng khoán được thực hiện một cách có hiệu quả và ổn định Để phát huy hết vai trò này, công ty chứng khoán được thực hiện chức năng chủ yếu sau: tạo ra cơ chế huy động vốn bằng cách kết nối người có tiền, nhà đầu tư với những người muốn huy động vốn (tổ chức phát hành) Các công ty chứng khoán thực hiện chức năng này qua hoạt động bảo lãnh phát hành và môi giới chứng khoán, cung cấp cơ chế xác định giá cho các khoản đầu tư, can thiệp vào thị trường, góp phần điều tiết giá chứng khoán, cung cấp cơ chế chuyển các khoản đầu tư thành tiền cho nhà đầu tư, giảm thiểu thiệt hại cho các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư.

Trên thực tế, công ty chứng khoán phải tìm kiếm khác hàng có vốn nhàn rỗi, có nhu cầu đầu tư vào các công cụ trên thị trường tài chính, để thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tổ chức cá nhân và thông qua cơ chế hoạt động của thị trường, công ty chứng khoán, người môi giới giúp biến nguồn vốn ngắn hạn thành vốn dài hạn để cung cấp một cách tương đối ổn định cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất Chính nhờ hệ thống công ty chứng khoán mà các loại cổ phiếu, trái phiếu được lưu thông Qua đó một lượng vốn khổng lồ được đưa vào từ những nguồn vốn nhỏ trong công chúng tập hợp lại.

1.2.3.2 Vai trò giúp giảm chi phí giao dịch

Do lợi thế của chuyên môn hóa được hoạt động trong ngành chứng khoán nên các công ty chứng khoán và nghiệp vụ môi giới giúp giảm thiểu chi phí giao dịch. Nếu nhà đầu tư muốn thực hiện giao dịch trước tiên phải tìm hiểu về các loại chứng khoán trên thị trường phân tích cơ bản phân tích kỹ thuật để tìm ra mã chững khoán thực hiện lệnh Sau đó phải xác định điểm vào điểm ra cho mã chứng khoán Để thực hiện những bước trên nhà đầu tư cần có kiên thức, thời gian và chi phí lớn mà không phải nhà đầu tư nào cũng đáp ứng được Những công ty chứng khoán hoạt động chuyên nghiệp trên quy mô lớn mới có khả năng thực hiện nhờ đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và quy mô vốn lớn Quá trình tìm kiếm đối tác giữa người mua và người bán cũng dễ dàng hơn khi hoạt động môi giới Nghiệp vụ môi giới của công ty giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều chi phí từ việc tìm kiếm sản phầm và đối tác Có thể nói là hoạt động môi giới là người bạn không thể thiếu được cho các nhà đầu tư.

1.2.3.3 Tư vấn đầu tư chứng khoán

Khi thực hiện chức năng môi giới chứng khoán, các công ty chứng khoán và nhân viên môi giới của công ty phải cung cấp cho khác hàng thông tin, loại chứng khoán và cách thức mua bán chứng khoán Hoạt động này đòi hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn mà không yêu cầu nhiều vốn Tính trung thực của cá nhân tư vấn hay công ty tư vấn có tầm quan trọng lớn Dịch vụ tư vấn đầu tư có thể được công ty chứng khoán cung cấp qua các hình thức: khuyến cáo, lập báo cáo, tư vấn trực tiếp hoặc thông qua ấn phẩm về chứng khoán.

Nhờ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán mà khách hàng mới biết được mục tiêu đầu tư và nhu cầu đầu tư riêng mình Thông qua các công ty chứng khoán và nhân viên môi giới, khách hàng được cung cấp đầy đủ các dịch vụ tư vấn khác nhau thông qua việc nghiên cứu sản phẩm để cung cấp cho các tổ chức, cá nhân đầu tư.

1.2.3.4 Phát triển sản phẩm và dịch vụ trên thị trường

Việc thường xuyên tiếp xúc với khách hàng lắng nghe họ về những sản phẩm dịch vụ đã cung cấp, đây là những thông tin hết sức bổ ích cho các công ty. Bởi vì một sản phẩm mới hay dịch vụ mới mà công ty đưa vào triển khai thì sẽ tồn tại nhiều hạn chế, cần hoàn thiện thông qua sự phản hồi của khách hàng thông qua nhân viên môi giới để hoàn thiện hơn Có thể nói hoạt động môi giới chính là nguồn cung cấp những ý tưởng thiết kế những sản phẩm dịch vụ mới theo nhu cầu của khách hàng Kết quả đó xét trong dài hạn cải thiện được tính năng và giúp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của công ty nhờ đó đa dạng hóa được cơ cấu khách hàng, thu hút được ngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội Có thể nói sự phát triển đa dạng hóa sản phẩm nhằm đưa thị trường phát triển đã có một sự đống góp vô cùng to lớn của hoạt động môi giới Đối với thị trường mới nổi, hàng hóa và dịch vụ còn nghèo nàn đơn điệu, nghiệp vụ môi giới thường là nghiệp vụ xuất hiện sớm trên thị trường chứng khoán nhờ những đóng góp của nghiệp vụ môi giới mà thị trường sẽ phát triển nhanh và bền vững hơn.

1.2.3.5 Hoạt động môi giới đã góp một phần vào việc tăng chất lượng và hiệu quả hoạt động của công ty chứng khoán

Sự phát triển của công ty chứng khoán là một tất yếu, cũng giống như tất cả loại hình kinh doanh khác, do vậy để có thể tăng doanh thu cho công ty mình các công ty chứng khoán luôn tìm cách để thu hút được nhiều khác hàng giao dịch tại công ty mình hơn Để làm được điều đó thì tất yếu là phải nhờ đến hoạt động môi giới của công ty Vì thế có thể nói hoạt động môi giới đã góp phần quan trong vào việc tăng doanh thu cho công ty và bên cạnh đó là tạo nên sự phát triển cho cả thị trường nhờ có sự cạnh tranh của các sản phẩm về môi giới.

1.2.3.6 Hoạt động môi giới góp phần hình thành nền văn hóa đầu tư Đầu tư tài chính là một hình thức chủ yếu thông qua hình thức mua chứng khoán, trái phiếu hoặc công cụ tài chính khác Nhà đầu tư tài chính thông thường chỉ nhằm vào mục đích mua và bán chứ ít làm tăng giá trị thực của công ty mà họ đầu tư vào Hoạt động của nhân viên môi giới chứng khoán khi đã thâm nhập sâu rộng vào cộng đồng doanh nghiệp và người đầu tư, là một yếu tố quan trọng hình thành văn hóa đầu tư Xây dưng văn hóa đầu tư mạnh là một phần để có một thị trường tài chính lành mạnh Thông qua hoạt động môi giới thì nhân viên môi giới sẽ tư vấn cho khách hàng cách thức đầu tư chuyên nghiệp và có hiệu quả Thay vì nhà đầu tư đầu tư theo cảm tính thì học sẽ chuyên nghiệp hơn giảm tính rủi ỏ trong đầu tư Do đó việc xây dựng một nét văn hóa đầu tư lành mạnh

Quy trình của hoạt động môi giới chứng khoán

 Mở tài khoản giao dịch chứng khoán

-Khách hàng muốn giao dịch thông qua công ty chứng khoán được yêu cầu mở tài khoản tại công ty đó Công ty hướng dẫn thủ tục mở tài khoản, điền thông tin vào “Hợp đồng mở tài khoản”.công ty chứng khoán có nghĩa vụ phải giải thích nội dung hợp đồng mở tài khoản giao dịch và các thủ tục có liên quan khi thực hiện giao dịch chứng khoán cho khách hàng Tìm hiểu khả năng tài chính, khả năng chụi rủi ro và kỳ vọng lợi nhuận thu được của khách hàng Việc kiểm soát các thông tin khách hàng rất cần thiết do công ty chứng khoán đang kiểm soát tài sản của khách hàng, những sơ suất có thể dẫn đến kiện tụng, bị cơ quan điều hoà thị trường khiển trách, bị mất uy tín Tài khoản giao dịch hiện nay có thể là tài khoản giao dịch, tài khoản ký quỹ hoặc tài khoản tuỳ nghi Sở dĩ phải phân ra các loại tài khoản như vậy vì yêu cầu quản lý với tài khoản là khác nhau.

-Kỹ quỹ: trước khi giao dịch khách hàng phải ký quỹ giao dịch tại công ty chứng khoán theo tỷ lệ quy định trước Ký quỹ được đưa ra đối với người đầu tư tư nhân khi đặt lệnh mua chứng khoán nhằm đảm bảo an toàn trong thanh toán. Mức ký quỹ có thể giao động trong từng thời kỳ.

-Hợp đồng lưu ký và tài khoản lưu ký: để mở tài khoản lưu ký, khách hàng phải ký hợp đồng lưu ký cho khách hàng Mọi tác nghiệp do công ty chứng khoán tự đảm nhiệm.

 Nhận lệnh từ khách hàng

Lệnh giao dịch là chỉ thị của khác hàng cho công ty chứng khoán Sau khi tài khoản được mở khách hàng có thể thực hiện các lệnh mua bán của mình bằng cách gửi lệnh mua bán chứng khoán đến công ty Lệnh giao dịch phải bao gồm đầy đủ các nội dung quy định do khách hàng điền theo mẫu có sẵn của công ty chứng khoán, đó là những điều kiện đảm bảo an toàn cho công ty cũng như tạo điều kiện cho khách hàng yên tâm khi phát lệnh Việc ra lệnh có thể theo hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, telex, fax, hệ thống máy tính điện tử tuỳ thuộc vào sự phát triển của thị trường

Công ty chứng khoán khi nhận lệnh phải kiểm tra tính khả thi của lệnh để đảm bảo rằng các giao dịch được thực hiện sẽ không vi phạm quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Những người đại diện có giấy phép của công ty chứng khoán hoạt động với vai trò trung gian giữa khách hàng với công ty Các công ty chứng khoán có mạng lưới thông tin trực tiếp từ trụ sở chính và các chi nhánh đến Sở giao dịch.

Vì vậy trong các công ty này, các lệnh mua và bán chứng khoán niêm yết được chuyển trực tiếp đến phòng giao dịch của Sở chứng khoán tương ứng.

Với giao dịch trên thị trường thị trường phi tập trung, công ty sẽ tìm đến người tạo thị trường có giá tốt nhất rồi báo giá trở lại cho khách hàng sau khi đã cộng vào giá một phần chi phí giao dịch Nếu được khách hàng chấp nhận, công ty sẽ tiến hành thương lượng với nhà tạo thị trường.

Sau khi nhận được kết quả chuyển đến từ Sở giao dịch chứng khoán, nhà môi giới sẽ báo về cho phòng giao dịch của công ty chứng khoán với nội dung chính: số hiệu nhà môi giới tại sàn, số hiệu lệnh, đã mua bán, mã chứng khoán, số lượng, giá, thời gian Phòng giao dịch chuyển phiếu lệnh có giao dịch tới phòng thanh toán Cuối buổi giao dịch, phòng thanh toán căn cứ vào các kết quả giao dịch lập báo cáo kết quả giao dịch và chuyển kết quả đến trung tâm lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán để tiến hành quá trình thanh toán. Đồng thời sau khi nhận kết quả giao dịch, công ty chứng khoán chuyển cho khách hàng một phiếu xác nhận đã thực hiện xong lệnh Xác nhận này có vai trò như một hoá đơn hẹn ngày thanh toán với khách hàng.

 Thanh toán và hoàn tất giao dịch Đến ngày thanh toán, các thủ tục chuyển tiền và giao nhận chứng khoán phải được hoàn tất Thanh quyết toán với khách hàng là việc thanh toán giá trị giao dịch chứng khoán, lệ phí, phí giao dịch và phụ phí.

QUAN ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI

Khái niệm về phát triển của hoạt động môi giới

Xét trên góc độ kinh tế, phát triển là sự tăng lên về mọi mặt, lớn lên và hoàn thiện hơn Từ đó ta có thể đưa ra khái niện phát triển hoạt động môi giới chứng khoán như sau:

Phát triển hoạt động môi giới là những hoạt động mang lại lợi ích cho thị trường và các chủ thể trên thị trường, hướng đến sự hoàn thiện và phát triển không ngừng của toàn bộ thị trường Từ đó, đem lại lợi ích gián tiếp và trực tiếp cho các công ty chứng khoán Tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty chứng khoán không chỉ ở nghiệp vụ môi giới mà còn các nghiệp vụ khác.

Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của hoạt động môi giới

Để đánh giá sự phát triển của hoạt động môi giới có nhiều chỉ tiêu trong đó có thể chia thành hai chỉ tiêu sau: chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính.

1.3.2.1.1.Doanh thu môi giới và tốc độ tăng doanh thu.

Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng cần quan tâm đế doanh thu thu được Doanh thu do hoạt động môi giới mang lại là chỉ tiêu định lượng không thể thiếu được khi đánh giá sự phát triển của hoạt động môi giới Môi giới là một trong những hoạt động chính của hầu hết các công ty chứng khoán Khi thực hiện lệnh giao dịch hoặc cung cấp các dịch vụ cho khác hàng thì công ty chứng khoán thu phí dịch vụ Phí dịch vụ được tính trên khối lượng giao dịch của nhà đầu tư và thường theo hình thức lũy thoái Đây là nghiệp vụ ít rủi ro và đem lại doanh thu cao cho các công ty chứng khoán Một công ty chứng khoan có doanh thu môi giới cao và tăng trưởng tốt là công ty có hoạt động môi giới phát triển.

Tốc độ tăng doanh thu:

Tốc độ tăng doanh thu 1.3.2.1.2.Chi phí hoạt động môi giới. Đây có thể coi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển hoạt động môi giới của công ty chứng khoán, nó cho nbieets công ty sử dụng nguồn nhân lực có hợp lý hay không Tỷ trọng chi phí của hoạt động môi giới trong doanh thu môi giới càng thấp và có xu hướng giảm xuống là biểu hiện của sự phát triển hoạt động môi giới.

1.3.2.1.3.Lợi nhuận hoạt động môi giới và tốc độ tăng lợi nhuận môi giới.

Lợi nhuận hoạt động môi giới là chỉ tiêu định lượng phản ánh rõ nét cho thấy ngay được sự phát triển của hoạt động môi giới.

Công thức: o Lợi nhuận môi giới = doanh thu môi giới - chi phí môi giới.

Doanh thu môi giới là phí môi giới.

Chi phí môi giới là chi phí công ty phải bỏ ra khi thực hiện nghiệm vụ môi giới. o Tốc độ tăng lợi nhuận1.3.2.1.4 Thị phần môi giới chứng khoán trên thị trường.

Một công ty chứng khoán hoạt động tốt sẽ thu hút được nhiều khách hàng đầu tư Trong môi trường cạnh tranh ngày càng nhiều mà số lượng khách hàng có giới hạn bởi vậy công ty chứng khoán nào thu hút được nhiều khách hơn, chiếm thị phần lớn hơn sẽ chiếm nhiều ưu thế hơn trong cạnh tranh không chỉ trong môi giới mà còn trong các nghiệp vụ khác như nghiệp vụ tư vấn, nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, nghiệp vụ lưu ký Thị phần lớn đồng nghĩa với sự tin tưởng từ khách hàng đối với công ty cao hơn, đồng thời đem lại doanh thu và lợi nhuận thu được từ hoạt động môi giới sẽ cao hơn.

Thị phần môi giới 1.3.2.1.5.Giá trị giao dịch bình quân.

Phí giao dịch được tính dựa trên giá trị giao dịch của công ty, bởi vậy giá trị giao dịch lớn sẽ nâng tổng phí giao dịch, nâng doanh thu từ hoạt động môi giới lên cao hơn.

1.3.2.1.6.Mạng lưới khách hàng, số tài khoản được mở.

Các công ty khoán đều cố gắng để thu hút khách hàng đến mở tài khoản tại công ty mình Số lượng tài khoản của khách hàng tại một công ty chứng khoán là chỉ tiêu quan trọng để xác định hiệu quả hoạt động của một công ty chứng khoán Nó thể hiện quy mô khách hàng, quy mô giao dịch tại công ty và uy tín của công ty trên thị trường.

1.3.2.2 Các chỉ tiêu định tính Đây là nhóm chỉ tiêu rất khó có thể đo lường hóa thành con số cụ thể và thông thường được đánh giá gián tiếp thông qua các chỉ tiêu định lượng.

1.3.2.2.1.Mức độ chuyên nghiệp của nhân viên môi giới.

Mức độ thành công của công ty chứng khoán phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân viên môi giới, do đó xây dựng được một đội ngũ những nhà môi giới chứng khoán chuyên nghiệp là một yếu tố chiến lược trong quá trình hoạt động của các công ty chứng khoán Mức độ chuyên nghiệp của nhân viên môi giới được thể hiện qua các khía cạnh hiệu nắm bắt tâm lý khách hàng, phong cách phục vụ, tác phong làm việc Một nhà môi giới chuyên nghiệp sẽ tạo một tác phong làm việc năng động và khoa học tạo sự thiện cảm với khách hàng.

1.3.2.2.2 Mức độ hoàn thiện quy trình nghiệp vụ.

Quy trình hoạt động môi giới càng đơn giản, ngăn gọn mà vẫn đạt được hiệu suất cao thì quy trình hoạt động đó càng tối ưu Mỗi nhân viên môi giới phải nắm được quy trình để làm hài lòng khách hàng cũng như đảm bảo khoa học nâng cao hiệu quả, giảm thiểu rủi ro.

1.3.2.2.3.Mức độ hài lòng của khách hàng.

Công ty chứng khoán làm hài lòng khách hàng thì nâng cao danh tiếng của mình nhằm thu hút khách hàng mới cũng như giữ được những khách hàng cũ. Nếu công ty thường xuyên không làm hài lòng khách hàng, thường xuyên xảy ra xung đột về lợi ích với khách hàng Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới công ty, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty.

1.3.2.2.4.Sự tin tưởng và trung thành của khách hàng.

Sự tin tưởng của khách hàng là yếu tố hàng đầu của trong hoạt động của công ty chứng khoán Khi lấy được lòng tin của khách hàng thì công ty có thể mở rộng mạng lưới khách hàng thông qua chính khách hàng của mình Khách hàng là một kênh marketing hiệu quả và lâu dài nhất là trong thị trường vẫn còn non trẻ như thị trường chứng khoán Việt Nam và tâm lý bầy đàn cao của ngườiViệt Thì sự giới thiệu truyền bá từ những người thân quen, bạn bè là một nguồn thông tin đáng tin cậy.

Sự cần thiết phát triển hoạt động môi giới của công ty chứng khoán

Từ vai trò quan trọng của hoạt động môi giới chứng khoán cho nhà đầu tư, thị tường chứng khoán và đặc biệt là cho công ty chứng khoán thì mọi công ty chứng khoán đều cần phát triển hoạt đông môi giới.

Hoạt động môi giới là hoạt động quan trọng và có ở hầu hết các công ty chứng khoán với doanh thu ổn định, ít rủi ro vì vậy mà mọi công ty chứng khoán đều cần phải phát triển hoạt động môi giới để tăng doanh thu và giảm rủi ro. Mặt khác, khách hàng là yếu tố có giới hạn, họ đến công ty này sẽ không thể tìm đến công ty khác nữa Do đó, hoạt động môi giới của công ty chứng khoán luôn phải chịu sự cạnh tranh không chỉ của công ty cùng ngành mà còn của công ty ngoài ngành( ngân hàng, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư ).

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

Nhân tố chủ quan

 Chiến lược kinh doanh của công ty

Nghiệp vụ môi giới là nghiệp vụ mang tính công chúng nhất trong các hoạt động của công ty chứng khoán, bởi vậy hoạt động này cũng được coi như bề mặt của công ty Một công ty chứng khoán mà hoạt động môi giới không mạnh thì công ty không tạo được chỗ đứng, danh tiếng và uy tín trên thị trường (trên diện rộng các nhà đầu tư) dù có thu được nhiều lợi nhuận từ các hoạt động khác.Nghiệp vụ môi giới là nghiệp vụ đi đầu, doanh thu môi giới kéo theo doanh thu các nghiệp vụ khác như doanh thu nghiệp vụ tư vấn, nghiệp vụ lưu ký Chính vì vậy, ban lãnh đạo công ty cần có chiến lược phát triển phù hợp với yêu cầu của thị trường như cung cấp dịch vụ giá rẻ hay chất lượng cao, đạo tạo nhân viên tạo tính chuyên nghiệp trong hoạt động môi giới.

Nhân tố con người là nhân tố quyết định tới mọi loại hình công ty nói chung và công ty chứng khoán nói riêng Nhân tố nhân sự có vai trò to lớn trong hoạt động môi giới, những nhà môi giới thành công sẽ đem lại lợi nhuận cao cho công ty Thành công của nhà môi giới cũng là sự thành công của công ty chứng khoán Vì khi nhà môi giới có được lòng tin của khách hàng thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng khác, cũng như thu hút được nhiều tài sản hơn từ khách hàng. Khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ do công ty cung cấp làm doanh thu của công ty tăng lên Vì vậy công ty chứng khoán muốn giành thắng lợi trong cạnh tranh thì họ phải không ngừng đào tạo đội ngũ nhân viên môi giới trở thành các nhà môi giới chuyên nghiệp, có đạo đức, có kỹ năng nghề nghiệp.

Một nhà môi giới cần nhân tố sau: o Thái độ phục vụ khách hàng: nhà môi giới luôn phải tỏ thái độ niềm nở khi phục vụ khách hàng Môi giới có thể phát triển khách hàng thông qua khách hàng của họ hiện tại. o Kiến thức chuyên môn: nhà môi giới cần có kiến thức sâu rộng, ngoài lĩnh vực kinh tế chứng khoán cần biết them nhiều lĩnh vực khác để khi tiếp cận thông tin có thể tổng hợp nhanh và tư vấn kịp thời cho nhà đầu tư Việc am hiểu sâu rộng là một lợi thế của nhà môi giới bởi họ có thể tạo được niềm tin với khách hàng tạo điều kiệm mở rộng mạng lưới khách hàng. o Năng lực và khả năng chuyền đạt: nhà môi giới cũng giống như thầy,người môi giới giỏi ngoài việc kiến thức giỏi cần phải có kỹ năng truyền đạt cho khách hàng một cách gắn gọn, dễ hiểu và các thông tin phải logic, tránh việc truyền đạt lộn xộn khó hiểu cho nhà đầu tư. o Sự phát triển kỹ năng cá nhân và nghiệp vụ: thị trường chứng khoán luôn thay đổi, các nhà môi giới muốn phát triển thì phải không ngừng học hỏi, rèn luyện kỹ năng của mình Khối lượng công việc của nhà môi giới rất nhiều, một lúc đồng thời xử lý nhiều việc khác nhau, mà yêu cầu công việc đòi hỏi phải xử lý nhanh chính xác Do đó, người môi giới phải thường xuyên rèn luyện nâng cao kỹ năng của mình để đáp ứng nhu cầu công việc. o Quan hệ khách hàng: tìm kiếm khách hàng đã khó nhưng việc giữ khách hàng càng khó hơn Quan hệ khách hàng là một nghệ thuật, một người môi giới vừa là một nhà tài chính vừa phải là nhà marketing Để giữ khách hàng, ngoài việc thực hiện tốt các công việc chuyên môn hàng ngày, cần phải thường xuyên phải tiếp xúc với khách hàng, hiểu được khách hàng, đó là những yếu tố giúp mối quan hệ của khách hàng ngày càng bền vững thân thiết.

 Uy tín và Quy mô vốn của công ty

Vốn là điều kiện cần khi một doanh nghiệp muốn kinh doanh Riêng chứng khoán, là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt quy mô vốn của công ty là điều kiện bắt buộc và được quy định trong luật cho từng nghiệp vụ của công ty Một công ty chứng khoán muốn đi vào hoạt động cần bỏ ra nhiều loại chi phí: chi phí máy móc thiết bị về công nghệ thông tin, chi phí đào tạo và duy trì đội ngũ nhân viên giỏi, chi phí nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, … Do đó công ty chứng khoán có quy mô lớn hơn thì sẽ hiệu quả hơn trong các hoạt động.

Ngoài ra, vốn điều lệ lớn cũng tạo được niềm tin lớn hơn trong khách hàng là công ty có thể thực hiện tốt Nhà đầu tư tìm đến công ty có vốn lớn họ cũng kỳ vọng rằng nhu cầu của họ cũng được đáp ứng hiệu quả nhất.

 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh chứng khoán, công ty cần tạo dựng uy tín và niềm tin đối với khách hàng, điều này được thể hiện qua hệ thống cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, hệ thống chi nhánh, sàn giao dịch của công ty tạo cho khách hàng cái nhìn trực quan đầu tiên về quy mô của công ty.

Hệ thống máy tính hiện đại, tương thích với Sở giao dịch sẽ giúp giao dịch được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi hơn Điều này thể hiện ở tốc độ nhận lệnh, xử lí thông tin và mức độ an toàn của hệ thống.

Cơ sở vật chất càng hiện đại thì chất lượng dịch vụ môi giới ngày càng được nâng cao, giảm được chi phí giao dịch.

 Mô hình tổ chức và cách thức quản lý

Mô hình tổ chức và cách thức có ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động môi giới của công ty chứng khoán Mô hình tổ chức phải phù hợp với các hoạt động của công ty, yêu cầu mô hình tổ chức phải đơn giản, gọn nhẹ nhưng phải hiệu quả Việc tách bạch chức năng của các phòng ban vừa tạo tính độc lập, vừa tạo tính chuyên môn hóa trong hoạt động các phòng ban của công ty Ban kiểm soát cũng dễ dàng kiểm soát hoạt động các phòng ban của công ty và dễ dàng quy trách nhiệm cho từng phòng ban khi có sai sót trong từng hoạt động.

 Sự phát triển của các nghiệm vụ khác

Không có hoạt động nào độc lập mà thành công, nó luôn cần sự hỗ trợ từ các hoạt động khác Đối với lĩnh vực chứng khoán cũng vậy, hoạt động môi giới không thể tách rời các hoạt động khác trong công ty Hoạt động marketing,quảng cáo sẽ giúp tăng cường hình ảnh của công ty, làm tăng lượng khách đến cho hoạt động môi giới.

Các nhân tố khách quan

Bên cạnh nhóm nhân tố chủ quan thì sự phát triển hoạt động môi giới của công ty chứng khoán còn chịu tác động của nhóm nhân tố khách quan Bất cứ hoạt động nào cũng không thể tồn tại độc lập mà nó còn phụ thuộc và chịu sự điều tiết của chủ thể khác Nhóm nhân tố khách quan ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động môi giới bao gồm các nhân tố sau:

 Môi trường kinh tế, chính trị

Công ty chứng khoán là một chủ thể hoạt động trong nền kinh tế, do vậy mọi thay đổi và diễn biến xảy ra trong nền kinh tế đều tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán cũng như là hoạt động môi giới chứng khoán.

Nền kinh tế tăng trưởng và ổn định tạo niềm tin cho nhà đầu tư vào thị trường tài chính, khuyến khích nhà đầu tư mở rộng hoạt động đầu tư của mình Các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, lợi nhuận cao hơn làm cho chứng khoán của doanh nghiệp hấp dẫn hơn Một nền kinh tế ổn định thể hiện ở sự ổn định của đồng tiền, của tỷ giá hối đoái, lãi suất vay vốn, tỷ lệ thất nghiệp thấp

Nền chính trị ổn định không chỉ giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước yên tâm đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh mà còn thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào nền kinh tế trong nước, thu hút được một lượng vốn lớn đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái hay chính trị không ổn định sẽ tác động rất lớn tới thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, lạm phát cao sẽ làm cho giá cổ phiếu sụt giảm, lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán không còn hấp dẫn và rủi ro cao hơn.

 Sự phát triển của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán có ảnh hưởng lớn tới chuyên môn, sản phẩm, dịch vụ và khả năng thu lợi nhuận của các chủ thể kinh doanh trên thị trường Khi thị trường chứng khoán phát triển thì các công cụ tài chính, sản phẩm tài chính ngày càng phong phú, đa dạng hấp dẫn nhà đầu tư Giá trị giao dịch lớn, tính thanh khoản cao hơn, làm cho hoạt động môi giới cũng có hiệu quả hơn.

Sự phát triển của thị trường chứng khoán được xem xét ở một số khía cạnh như:

- Cung – cầu trên thị trường: thị trường chứng khoán phát triển khi có nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng và có đông đảo các chủ thể tham gia mua bán.

- Cơ sở hạ tầng: Bao gồm hệ thống thông tin thị trường, hệ thống giao dịch, hệ thống lưu ký, thanh toán bù trừ thị trường phát triển khi có hệ thống cơ sở vật chất tiên tiến và đồng bộ tạo thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch, giảm thiểu rủi ro hệ thống.

- Sự hiểu biết của công chúng về thị trường chứng khoán: Thị trường sẽ thực sự năng động hấp dẫn khi nhà đầu tư có sự hiểu biết về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

- Quản lí Nhà nước về thị trường chứng khoán: Nhằm hạn chế những mặt tiêu cực như gian lận trong giao dịch chứng khoán như đầu cơ, mua bán nội gián, thao túng giá cả Quản lí, giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường chứng khoán để thị trường hoạt động hiệu quả, trung thực, đáng tin cậy làm tăng tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư Hoạt động môi giới cũng được giám sát chặt đảm bảo việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, tránh tình trạng gian lận của các nhà môi giới ảnh hưởng tới lợi ích của khách hàng.

Kinh doanh chứng khoán ảnh hưởng rất lớn tới lợi ích của công chúng, rất dễ lợi dụng kiếm tiền riêng nên luật pháp các nước đều quy định rất chặt chẽ đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Xây dựng một hệ thống văn bản pháp luật đầy đủ và đồng bộ sẽ tạo điều kiện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư, đảm bảo thị trường hoạt động

Hoạt động môi giới tiếp xúc trực tiếp với khách hàng do vậy các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới cần phải chặt chẽ và đầy đủ hơn như các quy định về tỷ lệ phí môi giới, quy định xử phạt vi phạm, quy định trong việc bảo mật thông tin của khách hàng

Bên cạnh sự điều chỉnh của pháp luật, kinh doanh chứng khoán còn chịu sự chi phối của các cơ chế, chính sách của nhà nước, các chính sách trong ngành tài chính Nhà nước cần ban hành cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho hoạt động môi giới góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới.

 Sự cạnh tranh của các công ty khác Đối với hoạt dộng môi giới với đặc thù là hoạt động dịch vụ liên quan đến tài chính, nên sự cạnh tranh lại càng gay gắt hơn Các hoạt động như bảo hiểm, tín dụng, bất động sản và một số hoạt động khác đang cạnh tranh thu hút vốn nhàn rỗi từ khách hàng.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt

2.1.1.1 Giới thiệu sơ lược về công ty:

Tên viết tắt : Vốn điều lệ :

KL CP đang niêm yết :

KL CP đang lưu hành : Trụ sở chính :

Tổ chức tư vấn niêm yết :

CÔNG TY CỒ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT VIET DRAGON SECURITIES CORPORATION VDSC

349,799,870,000 đồng 34,979,987 cp 34,979,987 cp Lầu 3-4-5 Estar Building, 147–149 Võ Văn Tần, Quận 3, TP Hồ Chí Minh

84-(8) 6299 2006 Fax: 84-(8) 6291 7986 vdsc@vdsc.com.vn http://www.vdsc.com.vn/

Công ty Cổ phần Chứng Khoán Rồng Việt

VDS Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam - 2010

- Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam - 2011 -Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam- 2012

 Tư vấn đầu tư chứng khoán

 Các dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tư

Công ty cổ phần chứng khoán RỒNG VIỆT (VDSC) được thành lập theo giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán số 32/UBCK- GPĐKKD do Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp ngày 21/12/2006 và cấp giấy phép điều chỉnh số 32/UBCK – GP ngày 15/08/2007 Từ mức vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng, hiện tại Rồng Việt đã tăng vốn điều lệ lên 349,799 tỷ đồng, trở thành một trong những công ty chứng khoán có năng lực tài chính vững mạnh trên thị trường chứng khoán Việt Nam VDSC chính thức khai trương hoạt động từ ngày 26/04/2007 với mong muốn sẽ đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của thị trường chứng khoán

Trong suốt quá trình hoạt động, công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt đã tạo dựng nên một thương hiệu uy tín trên thị trường: ba năm liền

(2008, 2009&2010) đoạt giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín”. Vào ngày 25/05/2010, Rồng Việt đã chính thức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán là VDSC.

Với định hướng trở thành Ngân Hàng Đầu Tư hàng đầu và tốt nhất Việt Nam, VDSC lấy “Trung thực, chuyên nghiệp, sang tạo và hiệu quả” làm tôn chỉ hoạt động trên nền tảng triết lý kinh doanh “ Sáng tạo không ngừng trước các cơ hội kinh doanh” cam kết sẽ luôn nỗ lực hết mình để cung cấp những cơ hội đầu tư hiệu quả, những sản phẩm dịch vụ với chất lượng tốt nhất cho

Với đội ngũ nhân sự giàu năng lực, tận tâm và chuyên nghiệp, mạng lưới hoạt động rộng khắp, hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, hệ thống sản phẩm dịch vụ đa dạng và hoàn chỉnh, mối quan hệ hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước, Rồng Việt luôn sẵn sàng phục vụ các đối tượng khách hàng bao gồm các nhà đầu tư cá nhân, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính - đầu tư trong và ngoài nước.

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:

Bảng 2.1: Quá trình hình thành phát triển của VDSC.

2006 Thành lập với vốn điều lệ 100 tỷ đồng.

VDSC tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng từ việc phát hành thêm cổ phiếu với tổng mệnh giá phát hành là 200 tỷ đồng.

Khai trương Đại lý nhận lệnh Đà Nẵng, Cần Thơ,

Chi nhánh Hà Nội được thành lập và đi vào hoạt động.

VDSC tăng vốn điều lệ lên 330 tỷ đồng từ việc phát hành thêm cổ phiếu với tổng mệnh giá phát hành là 30 tỷ đồng cho cổ đông chiến lược là Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam.

2008 Khai trương Đại lý nhận lệnh Sài Gòn

2008 Khai trương Đại lý nhận lệnh Bình Dương.

VDSC nhận giải thưởng Cúp vàng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và “Công ty Cổ phần hàng đầu Việt Nam” do Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB), Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Việt Nam (CIC) và Tạp chí Chứng khoán Việt

Nam – Ủy ban chứng khoán phối hợp tổ chức Năm

2009 Tham gia kết nối giao dịch trực tuyến với HOSE

2009 Ra mắt Hệ thống giao dịch trực tuyến eDragon

Trở thành 01 trong 10 công ty đầu tiên đăng ký giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM) tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

Nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và Danh hiệu “Công ty đại chúng tiêu biểu”; nhận giải thưởng Cúp vàng “Công ty Cổ phần hàng đầu Việt Nam” do Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB), Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Việt Nam (CIC) và Tạp chí Chứng khoán Việt Nam – Ủy ban chứng khoán phối hợp tổ chức-

2010 Tham gia kết nối giao dịch trực tuyến với HNX

Khai trương trụ sở chính tại Tòa nhà Viet Dragon,

141 Nguyễn Du, P Bến Thành, Q.1, TP.HCM &

Thành lập chi nhánh Sài Gòn

Niêm yết cổ phiếu VDSC tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thành lập Chi nhánh Nha

Trang & Chi nhánh Đà Nẵng.

2010 Thành lập chi nhánh Cần Thơ

Tăng vốn điều lệ từ 330.000.000.000 đồng lên 349.799.870.000 đồng

Nhận giải thưởng “Thương hiệu chứng khoán uy tín” và Danh hiệu “Công ty đại chúng tiêu biểu”; nhận giải thưởng Cúp vàng “Công ty Cổ phần hàng đầu Việt Nam” do Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB), Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Việt Nam (CIC) và Tạp chí Chứng khoán Việt Nam - Ủy ban chứng khoán phối hợp tổ chức -

Ra mắt hệ thống giao dịch trực tuyến IDragon với các tính năng nổi trội & hiện đại Năm

2011 Thay đổi logo & hệ thống nhận diện thương hiệu

2011 Đạt giải "Báo cáo thường niên tốt nhất 2011"

2011 Chấm dứt hoạt động chi nhánh Sài Gòn

Thay đổi địa điểm trụ sở Chi nhánh Hà Nội

2012 Chấm dứt hoạt động chi nhánh Đà Nẵng

Nhận Quyết định cấp quyền sử dụng dấu hiệu Top

100 sản phẩm cạnh tranh hội nhập WTO 7-

2012 Đạt giải Top 30 "Báo cáo thường niên tốt nhất 2012"

Ra mắt Hệ thống giao dịch trực tuyến iDragon phiên bản 2012 12-

2012 Đứng thứ 6 trong Top 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất trên sàn HSX năm 2012 Năm

2013 Đạt giải Top 30 "Báo cáo thường niên tốt nhất 2013"

Giới thiệu ứng dụng giao dịch trực tuyến tabDragon cho các thiết bị sử dụng hệ điều hành IOS 5.0 trở lên, an toàn và bảo mật, với giao diện trực quan thân thiện và các tính năng dễ sử dụng

2013 Được chứng nhận là 01 trong 29 “Doanh nghiệp niêm yết có quan hệ nhà đầu tư tốt nhất năm 2013” theo kết quả khảo sát của Vietstock

( nguồn: Trang http://www.vdsc.com.vn) 2.1.1.3 Các chi nhánh của công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt

Sơ đồ 2.1: Mạng lưới hoạt động công ty VDSC.

Chi nhánh Cần Thơ08Phan Đình

TP.Nha Trang, Khánh Hòa ĐT: +84.058

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VDSC năm 2013)

2.1.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt

Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt được tổ chức và điều hành theo mô hình công ty cổ phần, tuân thủ theo các quy định của luật Doanh Nghiệp, luật chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan Gồm có đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, hội đồng đầu tư và ban điều hành.

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức của VDSC

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VDSC năm

Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát công ty Quyền và nhiệm vụ của đại hội đồng cổ đông được quy định cụ thể tại Điều lệ Công ty.

Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền đại hội đồng cổ đông quyết định Hội đồng cổ đông có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Giám đốc Quyền và nhiệm vụ của hội động quản trị được quy định cụ thể tại Điều lệ Công ty

Ban Kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và bãi miễn Ban Kiểm soát thực hiện việc giám sát Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc trong việc quản lý điều hành công ty và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Kiểm soát được quy định cụ thể tại Điều lệ Công ty

Tổng Giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm và được sự ủy nhiệm đủ quyền hạn cần thiết để thi hành các quyết định của Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Quyền và nhiệm vụ của Tổng Giám đốc được quy định cụ thể tại Điều lệ Công ty.

Giúp việc cho Tổng Giám đốc có các Phó Tổng Giám đốc

Các Ủy ban/Hội đồng

Là các cơ quan do Hội đồng quản trị quyết định thành lập, thay mặt

Hội đồng quản trị thực hiện các chức năng chuyên môn cụ thể.

Khối Dịch vụ chứng khoán:

Khối Dịch vụ chứng khoán bao gồm: Phòng quản lý giao dịch, Phòng môi giới và Phòng phát triển kinh doanh Trong đó:

- Phòng Môi giới có chức năng quản lý hoạt động môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán và các sản phẩm dịch vụ có liên quan của toàn Công ty; Quản lý hoạt động môi giới, tư vấn đầu tư chứng khoán tại Hội sở; phát triển khách hàng đối với dịch vụ môi giới; tư vấn đầu tư cho khách hàng; thực hiện công tác chăm sóc khách hàng.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT

2.3.1 Đánh giá thực trạng hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt. Đi vào hoạt động hơn 7 năm, công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt đã từng bước đi lên và khảng định vị thế của mình trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong đó có mảng môi giới.

Thị phần môi giới của VDSC luôn thuộc công ty trong top cao trên thị trường trong năm 2010 VDSC giữa vị trí thứ 6 về thị phần môi giới cả nước Tuy nhiên trong những năm sau thì VDSC đã không giữa được vị thế của mình, không còn thuộc top 10 công ty đứng đầu thị trường So với những công ty ra đời cùng thời điểm thì thị phần môi giới của VDSC là con số đáng phục. Đặc biệt là sự tăng lên nhanh chóng thị phần trên sàn Upcom trong những năm gần đây Năm 2013 thị phần sàn UPCOM đạt 5.09% đã có mức tăng mạnh 359%, tuy nhiên do đây là sàn có giá trị giao dịch thấp nên không thể bù đắp cho sự giảm sút thị phần của 2 sàn chính là HSX vàHNX.

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VDSC năm 2013) 2.3.1.2 Doanh thu hoạt động môi giới và tốc độ ra tăng doanh thu môi giới

Doanh thu là tiền đề tạo lợi nhuận cho công ty, vì vậy mà doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự phát triển của công ty Đối với VDSC thì môi giới là một trong những hoạt động mang lại doanh thu chính cho VDSC.

Bảng 2.11: Doanh thu hoạt động môi giới và tỷ trọng doanh thu hoạt động môi giới qua các giai đoạn 2010-2013. ĐVT: triệu đồng

Doanh thu hoạt động môi giới 36.168 16.071 29.436 26.988

Số chênh lệch so với năm trước

Doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán 198.624 161.572 101.681 96.411

Tỷ trọng doanh thu môi giới 18.21% 9.95% 28.95% 27.99%

(Nguồn: báo cáo thường niên của VDSC các năm 2010-2013)

Doanh thu hoạt động môi giới của VDSC qua các năm vừa qua được thể hiện qua bảng số liệu thể hiện ta thấy doanh thu môi giới của VDSC có giới giảm 20.097 triệu đồng từ 36.168 triệu đồng ( năm 2010) xuống còn 16.071 triệu đồng, tương đương giảm 55,57% Mặc dù thị phần năm 2011 tăng nhẹ so với năm 2010, tỷ lệ phí thực thu bình quân vẫn bằng năm trước là 0,18% tuy nhiên do giá trị giao dịch bình quân toàn thị trường sụt giảm mạnh trong năm 2011, chỉ đạt 1.029 tỷ đồng /ngày so với mức 2500 tỷ đồng/ ngày năm 2010 nên doanh thu môi giới bị giảm.

Năm 2012 doanh thu hoạt động môi giới tăng lên 13.365 triệu đồng đạt 29.436 triệu đồng vượt 4,7% kế hoạch đặt ra đầu năm 2012 và tăng 83,2% so với năm 2011 Nguyên nhân do thị trường năm 2012 có sự hồi phục và khởi sắc mạnh mẽ trong 5 tháng đầu năm 2012, thị trường sôi động hơn, do đó giá trị giao dịch lớn hơn Giữa năm là giai đoạn điều chỉnh và giảm điểm nhưng cuối năm 2012 thị trường phục hồi khá, nền kinh tế ổn định hơn và có dấu hiệu cải thiện

Năm 2013 tổng doanh thu môi giới chứng khoán của Rồng Việt đạt 26.988 triệu đồng, chỉ tương đương 87,34% so với kế hoạch đề ra từ đầu năm

2013 (30 tỷ đồng) và bằng 87,59% so với thực hiện của cả năm 2012 Hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài trong năm vừa qua trên thị trường khá sôi động, chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong cải thiện thanh khoản thị trường, tuy nhiên đây lại chưa phải là ưu thế của Rồng

Việt trong giai đoạn vừa qua.

Kế hoạch tăng vốn theo kế hoạch trong năm 2013 chưa thực hiện được nên nguồn lực tài chính của Rồng Việt còn hạn chế, chưa tạo được nhiều lợi thế trong việc đẩy mạnh mảng dịch vụ tài trợ giao dịch và thu hút thêm nhà đầu tư.

 So sánh với doanh thu hoạt động môi giới của một vài công ty chứng khoán khác. hòa bình(HBS), công ty chứng khoán Xuân Thành(VIX), công ty chứng khoán châu Á-Thái Bình Dương(APS) do co mức vốn điều lệ từ 300 tỷ đến 400 tỷ đồng gần với mức vốn điều lệ của VDS(349,8 tỷ đồng) và thời gian đi vào hoạt động từ năm 2009-2010 nên có thể coi cùng điểm suất phát.

Bảng 2.12: Doanh thu hoạt động môi giới VDS, APS, HBS, VIX. Đơn vị: triệu đồng Doanh thu hoạt động môi giới 2010 2011 2012 2013

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VDSC, APS, HBS, VIX các năm 2010-2013)

Biểu đồ 2.6: Doanh thu hoạt động môi giới của một số công ty chứng khoán.

1558 1593 590 doanh thu hoạt động môi giới

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VDSC, APS, HBS, VIX các năm 2010-2013) đọng môi giới của VDSC thấp hơn HBS và APS Năm 2011 doanh thu môi giới của các công ty đều giảm do sự đi xuống của thị trường nhưng doanh thu môi giới của VDSC đã lớn hơn doanh thu môi giới của APS.Năm 2012 trong khi doanh thu của các công ty trên đều giảm hoặc tăng không đáng kể thì VDSC lại có sự tăng mạnh mẽ về doanh thu và vươn lên dẫn đầu.

Năm 2013 doanh thu môi giới của VDSC có bị giảm so với năm trước nhưng vẫn ở mức cao so với các công ty còn lại.

2.3.1.3 Chi phí hoạt động môi giới

Chi phí là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận Trong nền kinh tế hàng hóa, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến chi phí sản xuất Việc giảm chi phí sản xuất đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận. Để có được doanh thu hoạt động môi giới như trên công ty đã phải bỏ ra chi phí tương ứng Chi phí hoạt động môi giới của công ty có thể tăng hàng năm nhưng phải đi kèm với sự tăng doanh thu môi giới.

Bảng 2.13: Chí phí hoạt động môi giới của VDSC. Đơn vị: triệu đồng.

. 7 5 7 chi phí môi giới/ tổng chi phí

Chi phí môi giới/doanh thu môi giới

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VDSC các năm 2010-2013).

Biểu đồ 2.7: chi phí hoạt động môi giới của VDSC qua các năm.

(Nguồn: Báo cáo thường niên của VDSC các năm 2010-2013).

Qua bảng số liệu trên ta thấy chi phí hoạt động môi giới của VDSC có sự biến động qua các năm Tỷ trọng chi phí môi giới trong tổng chi phí của VDSC cũng có sự biến động không đồng đều có xu hướng tăng Phần trăm chi phí môi giới trên doanh thu môi giới tăng dần từ 2010-2012 và năm

2013 có giảm tuy nhiên vẫn ở mức cao (> 20%).

Năm 2011 cùng với sự đi xuống của thị trường nên VDSC cắt giảm chi phí kinh doanh trong đó có chi phí môi giới Doanh thu môi giới giảm tuy nhiên nhờ cắt giảm chi phí môi giới kịp thời nền tỷ lệ chi phí môi giới trên doanh thu môi giới không thay đổi đáng kể Tỷ lệ chi phí môi giới trên tổng chi phí tăng mạnh do cả hai loại chi phí đều giảm tuy nhiên tổng chi phí lại giảm mạnh hơn chi phí hoạt động môi giới.

Năm 2012 với mong muốn thúc đẩy hoạt động kinh doanh VDSC đã bỏ ra nhiều chi phí hơn cho hoạt động Tổng chi phí tăng nhanh có sự góp phần của chi phí môi giới tăng, tuy nhiên tổng chi phí tăng nhanh hơn chi phí môi giới lên tỷ lệ chi phí môi giới trên tổng chi phí giảm mạnh xuống còn 8,47% Hoạt động môi giới được đầu tư thúc đẩy doanh thu môi giới tăng đạt 29.435 triệu đông Mức tăng của doanh thu môi giới nhỏ hơn mức tăng lên.

Năm 2013 công ty thực hiện cắt giảm tối đa chi phí để tăng lợi nhuận. tổng chi phí giảm xuống còn 57.757 triệu đồng, chi phí môi giới giảm xuống 5.658 triệu đồng, tỷ lệ chi phí môi giới trên tổng chi phí tăng nhẹ. Doanh thu môi giới bị giảm so với năm 2012 chỉ đạt 26.988 triệu đồng, tuy nhiên do chi phí môi giới giảm mạnh lên tỷ lệ chi phí môi giới trên doanh thu môi giới giảm nhẹ.

2.3.1.4 Lợi nhuận hoạt động môi giới và tốc độ gia tăng lợi nhuận

Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất Lợi nhuận hoạt động môi giới là chênh lệch hiệu số của doanh thu môi giới và chi phí môi giới.

NGUYÊN NHÂN VÀ HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT.

Môi trường tài chính còn thô sơ Điều này thể hiện qua các kênh huy động vốn vẫn chịu sự tác động của hành chính nhà nước thay vì vận động theo thị trường Môi trường cho sự phát triển của thị trương chứng khoán chưa hoàn thiện và còn nhiều bất cập Thị trường chứng khoán Việt Nam mới hình thành còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ Tuy rằng Ủy ban chứng khoán nhà nước và Bộ tài chính đã có nhiều cố gắng để hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng các bộ luật, nghi định, thông tư để điều chỉnh các hoạt động trên thị trương chứng khoán. Tuy nhiên tất cả các nổ lực trên không thể hoàn thiện thị trường chứng khoán trong thời gian ngắn

Hệ thống pháp luật việt Nam còn nhiều yếu tố chồng chéo, quy trình, thủ tục rườm rà, phức tạp, nhiều yếu tố không đồng bộ và còn nhiều kẽ hở trong luật pháp nên dễ dẫn tới tình trạng lách luật nhằm mục đích cá nhân.

Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thể đáp ứng hết các đòi hỏi của khách hàng, chưa bắt kịp với sự phát triển của thị trường chứng khoán thế giới.Sự bất cập ở môi trường pháp lý đã ảnh hưởng nhà đầu tư chuyên nghiệp Chưa có sự chuyên nghiệp trong đầu tư

Thị trường chứng khoán Việt Nam còn rất non trẻ nên tham gia trên thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu là các nhà đầu tư cá nhân Các nhà đầu tư là các ngân hàng, các quỹ đầu tư Các công ty bảo hiểm, các công ty chứng khoán chiếm tỷ trọng rất ít Các nhà đầu tư cá nhân thường dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đông, kiến thức về chứng khoán nói riêng và kinh tế nói chung là rất hạn chế Họ cũng không có sự chuyên nghiệp khi sử dụng các dịch vụ môi giới của công ty Do vậy cũng ảnh hưởng tới việc phát huy những năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán.

Quy mô thị trường chứng khoán còn nhỏ bé, không ổn định so với tiềm năng và các nước trong khu vực Thị trường chứng khoán Việt Nam còn nhiều biến động sẽ ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các công ty chứng khoán.

Áp lực cạnh tranh của các công ty ngoài ngành như ngân hàng, công ty tài chính cũng như trong ngành của các công ty chứng khoán.

Nguồn nhân lực có trình độ cao nhưng còn thiếu kinh nghiệm các công ty chứng khoán hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ với những sản phẩm dịch vụ cao cấp của thị trường đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và lắm vững nghiệp vụ VDSC có thế mạnh là nguồn nhân lực trẻ, trình độ cao tuy nhiên lại thiếu kinh nghiệm kinh doanh Vì vậy, trong thời gian tới công ty nên đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ nhân viên về kinh nghiệm chuyên môn và kỹ năng mềm.

 Hệ thống phòng ban của VDSC được thành lập khá đầy đủ tuy nhiên chưa có được sự phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ nhau trong các nghiệp vụ.

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT

Đ ỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN V IỆT N AM VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN R ỒNG V IỆT TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

cổ phần chứng khoán Rồng Việt trong giai đoạn tới

3.1.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2014-2020 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn tới đã được Ủy ban chứng khoán Nhà nước xây dựng và trình lên Bộ tài chính,Thủ tướng chính phủ phê duyệt nhằm định hướng phát triển thị trường chứng khoán theo một quỹ đạo an toàn và bền vững hơn.

Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam phù hợp với phát triển nền kinh tế-xã hội đất nước Hình thành một hệ thống thị trường chứng khoán đồng bộ và thống nhất trong tổng thể thị trường tài chính của đất nước.

Phát triển, mở rộng thị trường chứng khoán có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do đồng thời đặc biệt coi trọng vấn đề chất lượng và sự an toàn của thị trường, từng bước tiếp cận với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Phát triển thị trường chứng khoán theo hướng gắn kết với việc cải cách, sắp xếp khu vực doanh nghiệp Nhà nước, tạo động lực cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế cả về năng lực tài chính và quản trị doanh nghiệp.

Nhà nước thực hiện quản lý bằng công cụ pháp luật, có các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để thị trường chứng khoán phát triển ổn định bền vững, phát huy vai trò của tổ chức tự quản, hiệp hội nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và khuyến khích các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán.

 Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc, cấu trúc hoàn chỉnh với nhiều cấp độ, đồng bộ về các yếu tố cung- cầu, tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, nghiệp vụ,, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế.

 Bảo đảm tính công khai, minh bạch, các tiêu chuẩn và thông lệ quản trị công ty, tăng cường năng lực quản trị, giám sát và cưỡng chế thực thi bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và lòng tin của thị trường.

 Chủ động hội nhập thị trường quốc tế, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế.

 Tăng quy mô, độ sâu và tính thanh khoản của thị trường chứng khoán

 Phấn đấu đưa tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu vào năm 2020 đạt 70% GDP, đưa thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động và phân bổ vốn quan trọng cho phát triển kinh tế.

 Đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển hệ thống nhà đầu tư tổ chức, khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài dài hạn, đào tạo nhà đầu tư cá nhân.

 Tăng tính hiệu quả của thị trường chứng khoán.

 Tái cấu trúc mô hình tổ chức thị trường chứng khoán theo hướng cả nước chỉ có một Sở giao dịch và từng bước cổ phần hóa Sở giao dịch chứng khoán để đảm bảo sự thống nhất cao năng lực quản trị và thu hút vốn từ các thành viên thị trường.

 Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa phương thức giao dịch và sản phảm nghiệp vụ cảu Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán, từng bước kết nối các Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký chứng khoán trong khu vực Asean.

 Nâng cao sức cạnh tranh của các định chế tài chính trung gian trên thị trường và các tổ chức phụ trợ trên cơ sở sắp xếp lại các công ty chứng khoán, từng bước tăng quy mô, tiềm lực tài chính của công ty chứng khoán, đa dạng hóa các nghiệm vụ theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, mở của thị trường cho các trung gian tài chính nước ngoài phù hợp với lộ trình cam kết và mức độ cạnh tranh đối với các tổ chức trong nước.

 Tăng cường nămg lực quản lý, giám sát, tanh tra và cưỡng chế thực thi của các cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở cho phép Ủy ban chứng khoánNhà nước có đủ quyền lực để thực thi tốt các chức năng quản lý, giám sat, thanh tra, cưỡng chế.

 Tham gia các chương trình liên kết thị trường khu vực Asean và thế giới theo lộ trình phát triển đáp ứng yêu cầu về an ninh tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh, khả năng hạn chế rủi ro, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển và thế giới Tham gia hợp tác quốc tế đa phương giữa Ủy ban chứng khoán nhà nước trong khuôn khổ bản ghi nhớ đa phương của tổ chức quốc tế của Ủy ban chứng khoán( IOSCO).

3.1.2 Định hướng phát triển của công ty cổ phần chứng

G IẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN R ỒNG V IỆT

Tập trung vào hai nhiệm vụ trọng tâm là củng cố và phát triển Hoạt động kinh doanh chính của Rồng Việt dựa vào 3 trụ cột chính: Môi giới – Ngân hàng Đầu tư – Đầu tư tài chính Mục tiêu đến năm 2016, Rồng Việt phấn đấu trở thành công ty chứng khoán trong nhóm 10 công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam về quy mô vốn, thị phần, lợi nhuận Phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm 25-30% Các mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu như sau:

- Về năng lực tài chính: Năm 2014, tiếp tục tìm các phương án huy động thêm khoảng 100-200 tỷ đồng thông qua việc phát hành thêm cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư chiến lược

- Về lợi nhuận:Phấn đấu đến hết năm 2015 sẽ hết lỗ lũy kế và đưa vốn chủ sở hữu bằng vốn điều lệ Từ 2016, phấn đấu đạt mức lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ ở mức 15-18%.

- Về chỉ tiêu an toàn tài chính: luôn duy trì tỉ lệ an toàn vốn khả dụng ở mức trên 180%.

- Về mạng lưới hoạt động: Trong năm 2014, tiếp tục củng cố và tăng cường hiệu quả hoạt động của các chi nhánh hiện có Từ năm 2015 trở đi, căn cứ vào tình hình thị trường chứng khoán để quyết định về việc mở thêm chi nhánh.

- Về nghiệp vụ môi giới và ngân hàng đầu tư: phấn đấu nằm trong nhóm 10 công ty chứng khoán dẫn đầu về thị phần môi giới sàn HSX.

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt. khoản tại công ty

Hiện tại khách hàng tại VDSC đa số là các nhà đầu tư nhỏ lẻ với nguồn vốn ít, chiến lược đầu tư không rõ ràng nên dù có số lượng tài khoản được mở đến gần 60 nghìn tài khoản nhưng giá trị giao dịch chưa cao Để nâng cao doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động môi giới VDSC xem xét khả năng mở rộng dịch vụ chăm sóc khách hàng dựa trên một số lợi thế hiện có của Công ty.

Cung cấp cho khách hàng những nhận định, báo cáo phân tích đánh giá cập nhật diễn biến của thị trường có giá trị cao giúp nhà đầu tư có những quyết định đúng đắn và chính xác.

Trong một môi trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay, các mức phí của Công ty phải đuợc áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp trên cơ sở cân đối chi phí lợi nhuận, thị phần và các mục tiêu khác mà công ty theo đuổi. Mức phí đưa ra phải phù hợp với từng đối tuợng khách hàng, từng loại dịch vụ và từng điều kiện cụ thể để vừa duy trì đuợc mối quan hệ lâu dài với khách hàng, vừa thu hút được khách hàng mới.

Công ty cần tận dụng những mối quan hệ với khách hàng, tạo dựng và thắt chặt hơn nữa lòng tin của khách hàng để từ đó khai thác thêm nhiều hơn nữa các mối quan hệ với các khách hàng khác.

Khách hàng tổ chức và khách hàng nước ngoài có vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên hình ảnh chuyên nghiệp và uy tín của công ty.VDSC nên chú trọng phát triển khách hàng tổ chức và khách hàng nước ngoài Đây là những đối tượng mà VDSC cần phải khai thác để có thể cạnh tranh với các công ty chứng khoán khác trên thị trường. sử dụng chi phí môi giới

Thu và chi là các khoản tiền lớn đối với công ty chứng khoán, do đó công ty cần có kế hoạch quản lý chặt chẽ để luôn luôn đảm bảo nguồn chi sẵn sàng Công ty cần xây dựng các quy trình quản lý doanh thu và chi phí cho nghiệp vụ môi giới Công ty phải lập định mức chi phí, cụ thể là định mức các khoản chi phí theo những tiêu chuẩn gắn với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở phân tích hoạt động môi giới VDSC phải nghiên cứu các dữ liệu trước đây, đưa ra một sự so sánh chuẩn cũng như căn cứ vào diễn biến giá cả thị trường và chiến lược phát triển của công ty, chủ động hơn trong việc xử lý thông tin chi phí, các chi phí phải được phân bổ thành từng loại Các chi phí trích từ khấu hao các tài sản cố định và các công cụ, dụng cụ cần được xác định theo tỷ lệ phù hợp với doanh thu của mỗi kỳ kế toán để tránh tình trạng những năm lỗ quá nhiều liên tiếp nhau xong lại có những năm lãi quá cao.

Như ta biết, chi phí cho hoạt động môi giới trong năm 2012 tăng mạnh so với năm trước nhưng doanh thu mang lại chưa tương xứng Do đó VDSC cần có các biện pháp kiểm soát chi phí, phân bổ chi phí một cách hiệu quả hơn, tránh sự lãng phí không cần thiết.

Các biện pháp để sử dụng hiệu quả chi phí đó có thể bao gồm việc chi trả lương theo doanh số môi giới thực tế của nhân viên, áp dụng các hình thức cộng tác viên với công ty thay vì hình thức nhân viên chính thức Đây đang là biện pháp được nhiều công ty áp dụng Ngoài ra việc mở thêm chi nhánh hay đại lí mới cần được cân nhắc kỹ càng, vì việc mở thêm chi nhánh mới mất rất nhiều chi phí về thuê địa điểm, nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật

3.2.3 Xây dựng đội ngũ nhân lực có năng lực chuyên môn cao

Nguồn nhân lực có chất lượng là yếu tố quyết định đến chất lượng hoạt động môi giới Nhân viên môi giới là hình ảnh của công ty, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng do vậy công ty cần phải xây dựng cho mình đội năng, đạo đức nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm, đam mê công việc. Với nguồn nhân lực hiện tại, công ty cần có phương án đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cho từng cá nhân, đào tạo nhân lực có năng lực chuyên sâu, am hiểu thị trường Nhân viên được đào tạo kiến thức thông qua các hình thức như: Các khóa học tại các trung tâm, viện nghiên cứu, các khóa học của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, những chương trình đào tạo và tự đào tạo công việc trong các khối tự thiết kế để truyền đạt kinh nghiệm, thúc đầy tinh thần hợp tác và tinh thần làm việc nhóm.

Thu hút nhân tài: VDSC cần có các chính sách nhằm thu hút, tuyển dụng được những nhân viên mới có trình độ, có năng lực và kinh nghiệm làm việc Ngoài ra VDSC có thể áp dụng hình thức cộng tác viên, cộng tác viên thường làm ở các lĩnh vực khác như ngân hàng, doanh nghiệp có nhiều mối quan hệ nên thông qua những cộng tác viên này để quảng bá hình ảnh, tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho công ty.

Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tạo sự gắn bó giữa các thành viên trong công ty Xây dựng môi trường làm việc có cơ hội thăng tiến, thúc đẩy phát huy năng lực cá nhân và năng lực của toàn tập thể Có các chính sách đãi ngộ, khích lệ hợp lí đối với các cá nhân, tập thể có thành tích nổi bật và đẩy mạnh các phong trào công đoàn, tập thể.

3.2.4 Nâng cao chất lượng các dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ tài chính

KIẾN NGHỊ

3.2.1 Kiến nghị đối với chính phủ và bộ tài chính

Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lí cho thị trường: thị trường chứng khoán Việt Nam mới đi vào hoạt động, do đó còn chưa hoàn thiện và hành các văn bản pháp luật hướng dẫn hoạt động cho thị trường một cách cụ thể, đảm bảo được thị trường hoạt động một cách minh bạch, ngăn chặn các hành vi gian lận, lũng đoạn thị trường ảnh hưởng tới lợi ích của nhà đầu tư.

Chính phủ và Bộ Tài chính cần có các chính sách kinh tế vĩ mô đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả hơn, qua đó tác động tích cực lên thị trường, tạo niềm tin cho nhà đầu tư cũng như thu hút được dòng tiền vào thị trường chứng khoán Một số chính sách tích cực của Chính phủ trong năm vừa qua như việc hạ lãi suất thị trường Trong năm 2013, ngân hàng nhà nước giảm 2%/năm các mức lãi suất điều hành; giảm 3%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng Việt Nam đồng đối với các lĩnh vực ưu tiên; giảm 1%/năm lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi bằng Việt Nam đồng, từ cuối tháng 6 cho phép các tổ chức tín dụng tự ấn định lãi suất tiền gửi Việt Nam đồng có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên Với các giải pháp trên kết hợp với điều hành linh hoạt cung ứng tiền, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm 2-5%/năm (trở về mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006) nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát và ổn định thị trường tiền tệ, biện pháp hỗ trợ thị trường bất động sản, tỷ lệ lạm phát thấp đã tác động tích cực lên thị trường.

Cung cấp thêm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường

Khi thị trường chứng khoán mới hoạt động, tính chuyên nghiệp của nhà đầu tư chưa cao, do đó số lượng hàng hóa dịch vụ cung cấp trên thị trường còn đơn giản Tuy nhiên khi thị trường chứng khoán đã phát triển hơn thì nhu cầu của nhà đầu tư cũng cao hơn, sản phẩm dịch vụ cung cấp trên thị trường tất yếu cũng cần phải đa dạng, phong phú hơn Do vậy kiến nghị Chính phủ và Bộ Tài chính cho triển khai một số dịch vụ mới, đảm nước ngoài nắm 100% vốn tại thị trường chứng khoán Đây là những chính sản phầm dịch vụ đáp ứng được nhu cầu nhà đầu tư cũng như luật hóa một số nghiệp vụ đã được thực hiện trước đó.

3.2.2 Kiến nghị Ủy ban chứng khoán nhà nước. Ủy ban chứng khoán nhà nước xem xét sự hợp lí của luật, pháp lệnh và các văn bản pháp luật khác ở các ngành và lĩnh vực liên quan để kiến nghị Quốc hội sửa đổi, bổ sung nhằm tạo ra một hệ thống pháp luật hoàn thiện, tránh được lỗ hổng cũng như sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật, tạo cơ sở pháp lí cho sự hoạt động và phát triển của thị trường chứng khoán.

Thực hiện giám sát, quản lí thị trường một cách khoa học, đảm bảo thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả Ủy ban chứng khoán nhà nước cần xây dựng một hệ thống quản lí, giám sát thị trường một cách chặt chẽ, khoa học, thường xuyên và liên tục nhằm giải quyết được các vấn đề phát sinh cũng như nắm rõ tình hình hoạt động của các chủ thể trên thị trường. Hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam thường chịu ảnh hưởng của tâm lí đám đông, do đó có nhiều hiện tượng gian lận, lũng đoạn thị trường gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư Ủy ban chứng khoán nhà nước cần có các hình thức kỷ luật, xử phạt đối với các đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định về giao dịch, công bố thông tin, giao dịch nội gián, thao túng thị trường đảm bảo sự minh bạch cho thị trường. Ủy ban chứng khoán nhà nước cần tăng cường phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán đến công chúng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền hình, internet để có thể hình thành văn hóa đầu tư cho công chúng Ngoài ra Ủy ban chứng khoán nhà nước tổ

Ngày đăng: 13/12/2022, 08:45

w