Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại khoa Sau Đại học Trường Đạihọc Công đoàn, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo cũng như sựgiúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn t
Trang 1ĐINH THỊ PHƯƠNG THANH
PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ -
Trang 2Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ Kế toán với đề tài: “Phân tích báo
cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà – Hà Nội” là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi và được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS.
Đoàn Thục Quyên Các số liệu, kết quả trong luận văn hoàn toàn trung thực,
có cơ sở và nguồn gốc rõ ràng Những đánh giá, kết luận của luận văn chưatừng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và côngnhận bởi Hội đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kế toán
Tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm về lời cam đoan này./
Tác giả luận văn
Đinh Thị Phương Thanh
Trang 3Trong quá trình học tập, nghiên cứu tại khoa Sau Đại học Trường Đạihọc Công đoàn, được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo cũng như sựgiúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ Quản trị
kinh doanh với đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sông
Đà – Hà Nội”
Để có được thành quả này, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
TS Đoàn Thục Quyên đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ và công nhân viên Công ty
cổ phần Sông Đà – Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thựchiện đề tài này
Kính chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe, công tác tốt, chúcCông ty cổ phần Sông Đà – Hà Nội ngày càng vững mạnh, phát triển
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trang 4Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, sơ đồ
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu 5
7 Kết cấu luận văn 5
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 6
1.1 Báo cáo tài chính và vai trò, ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp 6
1.1.1 Khái niệm và các loại Báo cáo tài chính doanh nghiệp 6
1.1.2 Vai trò của phân tích báo cáo tài chính 10
1.2 Cơ sở dữ liệu phân tích báo cáo tài chính 12
1.2.1 Hệ thống báo cáo tài chính 12
1.2.2 Các tài liệu khác 14
1.3 Quy trình phân tích báo cáo tài chính 16
1.4 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính 17
1.4.1 Phương pháp so sánh 17
1.4.2 Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố 19
1.4.3 Phương pháp phân tích tài chính Dupont 21
1.4.4 Các phương pháp khác 22
Trang 51.5.1 Phân tích cấu trúc tài chính 23
1.5.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh 27
1.5.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 29
1.5.4 Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh 33
1.5.5 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ 38
1.5.6 Phân tích chỉ tiêu tài chính đặc thù của Công ty cổ phần 40
Tiểu kết chương 1 41
Chương 2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ - HÀ NỘI 42
2.1 Khái quát về Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 42
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội42 2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 45
2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lí của Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 47
2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 49
2.2 Phương pháp và quy trình phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 52
2.3 Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 53
2.3.1 Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà – Hà Nội 53
2.3.2 Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh 63
2.3.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 66
2.3.4 Phân tích kết quả và hiệu quả kinh doanh tại Công ty 70
2.3.5 Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty 75
2.3.6 Phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ 83
2.4 Đánh giá thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 85
Trang 62.4.2 Tồn tại 86
2.4.3 Nguyên nhân tồn tại 87
Tiểu kết chương 2 88
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ - HÀ NỘI 89
3.1 Mục tiêu và phương hướng hoạt động Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 89
3.1.1 Mục tiêu 89
3.1.2 Phương hướng 91
3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực tài chính tại Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 93
3.2.1 Nâng cao khả năng thanh toán 93
3.2.2 Nâng cao hiệu quả kinh doanh 97
3.2.3 Quản lý chặt chẽ dòng tiền 101
3.2.4 Nâng cao chất lượng công tác quản lý 104
3.3 Điều kiện thực hiện các giải pháp 105
3.3.1 Điều kiện về phía Nhà nước 105
3.3.2 Điều kiện về phía Công ty cổ phần Sông Đà - Hà Nội 106
Tiểu kết chương 3 108
KẾT LUẬN 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
Trang 7Kinh doanhKết quả kinh doanhLuân chuyển thuầnLưu chuyển tiền tệLợi nhuận sau thuếNguồn vốn
Tài sànVốn lưu động
Trang 8Bảng 2.3: Phân tích hoạt động tài trợ của doanh nghiệp 64
Bảng 2.4: Bảng phân tích tình tình công nợ Công ty cổ phần Sông Đà - Hà
Bảng 2.5: Bảng phân tích khả năng thanh toán Công ty cổ phần Sông Đà - Hà
Bảng 2.6: Bảng phân tích biến động các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh
Bảng 2.10: Phân tích khả năng sinh lời tổng vốn 80
Bảng 2.11 Bảng phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu Công ty cổ phần
Bảng 2.12 Bảng phân tích tình hình lưu chuyển tiền tệ Công ty cổ phần Sông
Sơ đồ
Sơ đồ 1.1 Quá trình lưu chuyển tiền ở một doanh nghiệp 38
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu vàrộng, trong đó có lĩnh vực kế toán Cùng với tiến trình phát triển hệ thống kếtoán Việt Nam, hệ thống báo cáo tài chính cũng không ngừng được đổi mới vàhoàn thiện cho phù hợp với các chuẩn mực chung của kế toán quốc tế, thu hẹp
sự khác nhau giữa kế toán Việt Nam với các chuẩn mực chung của kế toánquốc tế Tuy nhiên, do môi trường kinh tế xã hội luôn luôn biến động nên hệthống báo cáo tài chính không ngừng đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp vớithông lệ và chuẩn mực quốc tế đáp ứng nhu cầu thông tin của người sử dụng.Báo cáo tài chính không chỉ cần thiết cho các nhà quản lý doanh nghiệp (DN)
mà còn là sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cơ quan quản
lý nhà nước, người lao động làm công ăn lương và các đối thủ cạnh tranh.Ngay cả với các công ty cổ phần niêm yết chứng khoán trên sàn giao dịch thì
hệ thống báo cáo tài chính (BCTC) trở thành thông tin tổng hợp mang đầy đủtính chất pháp lý cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp cần quan tâmphân tích Vì vậy, phân tích BCTC là công cụ đắc lực giúp nhà quản trị bêntrong cũng như các đối tượng bên ngoài DN có quan hệ về kinh tế và pháp lývới DN đưa ra các quyết định đúng đắn, phù hợp nhất
Tại Công ty cổ phần (CP) Sông Đà Hà Nội, việc phân tích báo cáo tàichính không chỉ có vai trò quan trọng đối với các nhà quản trị, mà nó còncung cấp thông tin hữu ích cho các nhà cung cấp, nhà cho vay, người laođộng, cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư Phân tích báo cáo tài chínhgiúp các nhà cung cấp tín dụng đánh giá được các rủi ro tài chính để đưa rađược các quyết định tài trợ vốn hợp lý Bên cạnh đó việc xem xét báo cáo tàichính của các đối thủ cạnh tranh giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng tàichính và vị trí của doanh nghiệp trong ngành và đưa ra các hoạch định chiếnlược trong tương lai của doanh nghiệp
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác phân tích BCTC đối với việc
Trang 10phản ánh thực trạng tài chính của các đơn vị và thực trạng tình hình tài chính
của Công ty CP Sông Đà Hà Nội nên đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại
Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho bài
luận văn này Mục đích chính của đề tài này là phân tích báo cáo tài chính tạiCông ty Cổ phấn Sông Đà Hà Nội, tìm ra các nguyên nhân và hạn chế và từ
đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính Giải quyết tốt đềtài góp phần đánh giá đúng hơn thực trạng tình hình tài chính của đơn vị phục
vụ cho nhiều các đối tượng quan tâm khác nhau
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề phân tích BCTC trong các DN nói chung đã có rất nhiều ngườiquan tâm bởi vì trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh công ty nào muốn tồntại và phát triển thì cần có những quyết định đúng đắn Muốn đưa ra các quyếtđịnh đúng đắn, ban lãnh đạo công ty cần hiểu rõ tình hình tài chính của công
ty mình, công tác phân tích tài chính nhờ vậy mà không ngừng phát triển.Các công trình nghiên cứu đã công bố là các luận án, luận văn:
- Luận văn thạc sĩ kinh tế về đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Công
ty cổ phần sản xuất và xuất khẩu bao bì Thăng Long” của Nguyễn Thị Thanh
Tâm năm 2015 đã hệ thống hóa về phân tích BCTC trong các DN Sau đó, mô
tả lại quá trình phân tích BCTC tại Công ty: thảo luận và đánh giá những ưuđiểm, hạn chế trong phân tích BCTC tại các đơn vị nghiên cứu, từ đó đề xuấtmột số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện phân tích BCTC
- Luận văn thạc sĩ kinh tế về đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại công
ty TNHH một thành viên công nghiệp và tàu thủy Sông Hồng” của Lê Minh
Anh năm 2017 đã tập trung hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản
về phân tích tình hình tài chính thông qua BCTC, đề cập sâu đến phương phápcũng như nội dung phân tích tình hình tài chính DN
- Luận văn thạc sĩ kinh tế đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Tổng
Công ty Cổ phần Bia rượu nước giải khát Hà Nội” của Bùi Việt Dung năm
2019 đã hệ thống hóa được các lý luận khoa học về báo cáo tài chính và phân
Trang 11tích BCTC của Tổng Công ty từ đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu trongnăng lực tài chính, đưa ra một số giải pháp giúp khắc phục những hạn chếnhằm mục tiêu nâng cao năng lực tài chính công ty trong thời gian tới.
- Luận văn thạc sĩ kinh tế về đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại công
ty TNHH thương mại và dịch vụ Hoàng Hải” của Trịnh Thị Quyên năm 2019
đã phản ánh thực trạng phân tích BCTC tại Công ty và đề ra các giải phápnhằm hoàn thiện phân tích BCTC tại công ty
Cả 4 công trình trình trên đều có những thành công nhất định và đều đã hệthống hóa được các nguyên lý chung về phân tích BCTC, đưa ra đươc chỉ tiêuphân tích
Sau khi nghiên cứu các công trình đã công bố, tác giả nhận thấy chưa có
đề tài nào đi sâu nghiên cứu về phân tích BCTC của Công ty cổ phần Sông Đà
Hà Nội, nên tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty
cổ phần Sông Đà - Hà Nội” nhằm đóng góp nâng cao năng lực tài chính tại
công ty, đồng thời góp phần phong phú thêm cho hệ thống các công trìnhnghiên cứu về phân tích BCTC
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích cơ bản của đề tài là dựa trên những dữ liệu tài chính củaCông ty CP Sông Đà Hà Nội để đánh giá thực trạng tình hình tài chính tạiCông ty CP Sông Đà Hà Nội, chỉ rõ ưu điểm và hạn chế tồn tại về tình hìnhtài chính tại Công ty Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao năng lực tài chính tạiCông ty CP Sông Đà Hà Nội
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
+ Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về phân tích BCTC trong DN
+ Tìm hiểu, đánh giá thực trạng phân tích BCTC tại Công ty CP Sông
Đà Hà Nội
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công ty
CP Sông Đà Hà Nội
Trang 124 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: BCTC của Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt thời gian: số liệu thu thập tại Công ty trong 3 năm 2017 - 2019
+ Về mặt không gian: Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội
5. Phương pháp nghiên cứu Đề
tài sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, nguồn dữ liệu này bao gồm:
+ Các sách, báo, giáo trình, tạp chí, bài giảng để tìm hiểu những vấn đề
lý luận cơ bản phân tích BCTC của DN như: khái niệm, mục tiêu, ý nghĩa vàcác phương pháp phân tích BCTC, nội dung và ý nghĩa của các tiêu chí tàichính
+ Thông qua website của Công ty để tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển, mục tiêu phát triển, tầm nhìn và cơ cấu tổ chức của Công ty
+ Các số liệu, báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh (KD), tình hìnhtài chính của Công ty, các báo cáo phân tích BCTC của công ty được tác giảthu thập từ phòng Tài chính - Kế toán và tính toán số liệu
- Phương pháp phân tích số liệu: sau khi dữ liệu được thu thập, tiến hànhsắp xếp, chọn lọc và phân loại từng nhóm thông tin, loại bỏ những thông tinkhông cần thiết Sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh và thống kê tínhtoán qua số liệu BCTC năm 2017-2019 để xác định xu hướng diễn biến vàquy luật của các số liệu Các chỉ tiêu tài chính của công ty, tăng trưởng hay sụtgiảm và xu hướng biến động thế nào trong tương lai, thay đổi theo quy luậthay đột ngột…Đưa ra phán đoán nhằm xác định bản chất của sự kiện
- Phương pháp trình bày kết quả: kết quả của quá trình phân tích đượctrình bày bằng lời lẽ diễn giải và một số bảng biểu để thấy thực trạng phântích BCTC của Công ty, đồng thời có một số kiến nghị, giải pháp nâng caonăng lực tài chính tại Công ty
Trang 136. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
- Về mặt lý luận: đề tài góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luậnchung về phân tích BCTC trong các DN, là cơ sở nền tảng cho việc phân tíchBCTC DN, làm tài liệu nghiên cứu khoa học giúp các nhà phân tích BCTC
DN một cách khoa học, từ đó đưa ra được các nhận định, đánh giá và kết luận chính xác toàn diện tình hình tài chính của DN cần phân tích
- Về mặt thực tế: đề tài phân tích và đánh giá một cách khách quan nhữngtồn tại của hoạt động phân tích BCTC tại Công ty cổ phần Sông Đà Hà Nội Từ
đó, đề xuất các giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện phân tíchBCTC tại Công ty CP Sông Đà Hà Nội, giúp công ty đánh giá chính xác tìnhhình tài chính tài chính và hướng các quyết định của Ban lãnh đạo công tytheo chiều hướng phù hợp với tình hình tài chính của DN
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn được chiathành 3 chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệpChương 2: Thực trạng phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phầnSông Đà Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính tại Công
ty cổ phần Sông Đà Hà Nội
Trang 14Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP 1.1 Báo cáo tài chính và vai trò, ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm và các loại Báo cáo tài chính doanh nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm
* Khái niệm Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính (BCTC) là những báo cáo tổng hợp về tình hình tàichính, kết quả kinh doanh và dòng tiền trong kỳ của doanh nghiệp Nói cáchkhác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lợi và thựctrạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm Thông qua báocáo tài chính, những người sử dụng thông tin có thể đánh giá, phân tích vàchẩn đoán được thực trạng và an ninh tài chính, nắm bắt được kết quả và hiệuquả hiệu quả kinh doanh hoạt động kinh doanh, tình hình và khả năng thanhtoán, xác định giá trị doanh nghiệp, định rõ tiềm năng cũng như dự báo đượcnhu cầu tài chính cùng những rủi ro trong tương lai mà doanh nghiệp có thểphải đương đầu
Theo khoản 1 Điều 3 luật kế toán năm 2015, Báo cáo tài chính là hệthống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểumẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán
Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp, bao gồm các báo cáo tổng hợp,phản ánh tổng quát bằng các chỉ tiêu giá trị về tình hình tài sản, nguồn hìnhthành tài sản theo kết cấu, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệcủa doanh nghiệp tại một thời điểm, thời kỳ nhất định [5]
Trong quá trình quản lý sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp sử dụnghàng loạt các công cụ quản lý Trong đó, kế toán tài chính đóng trò quan trọngcho việc cung cấp các thông tin kinh tế tài chính phục vụ cho điều hành, quản
lý của chủ doanh nghiệp và các đối tượng khác có liên quan như: cơ quan tài
Trang 15chính, ngân hàng, các nhà đầu tư, chủ nợ, khách nợ, đối tác liên doanh, liênkết và người lao động Mỗi đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính vớinhững mục tiêu khác nhau Song đều có mục đích chung nhất định là nghiêncứu, tìm hiểu thông tin cần thiết, đáng tin cậy phục vụ cho việc ra quyết địnhphù hợp với mục đích của mình.
- Đối với chủ DN báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng quát về tàisản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và triển vọng tài chính của doanh nghiệp.Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu chủ yếu của báo cáo tài chính, doanhnghiệp biết được kết cấu tài sản, nguồn hình thành tài sản, khả năng thanhtoán, khả năng sinh lợi lợi nhuận và diễn biến các dòng tiền, từ đó có phương
án SXKD hợp lý mang lại hiệu quả cao
- Đối với các nhà đầu tư, nhà cho vay, báo cáo tài chính giúp họ nhânbiết khả năng tài chính, tình hình khả năng thanh toán cũng như việc sử dụngnguồn vốn được đầu tư và khả năng thu lợi nhuận để từ đó họ có thể quyếtđịnh đầu tư hay cho vay như thế nào
- Đối với các cổ đông, những người góp vốn, người lao động, báo cáo tàichính giúp họ biết khả năng sinh lợi, tỷ lệ lợi nhuận được chia hoặc phúc lợi
sẽ được hưởng
- Đối với các cơ quan tài chính, ngân hàng, thuế, kiếm toán báo cáo tàichính cung cấp thông tin tổng quát về tình hình tài chính tình hình chấp hànhchế độ thu nộp, kỷ luật tín dụng và tương lai phát triển của doanh nghiệp từ
đó, giúp cho việc kiểm tra hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp trong quátrình hoạt động
Như vậy, có thể nói rằng báo cáo tài chính là một công cụ quan trọng trongquản lý doanh nghiệp, là tài liệu không thể thiếu được trong việc cung cấp thôngtin tài chính phục vụ cho việc ra quyết định hợp lý của các đối tượng
quan tâm
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiện cần phải sử dụng các yếu tố vật tư, lao động, tiền vốn gọi chung là tài sản Các loại tài sản này được hình
Trang 16thành từ nhiều nguồn khác nhau tùy theo đặc điểm hình thức sở hữu củadoanh nghiệp, như từ ngân sách nhà nước, vay các đối tượng, liên doanh, liênkết, đóng góp của các cổ đông Các loại tài sản của DN được vận độngthường xuyên liên tục từ hình thái này sang hình thái khác Để quản lý khốilượng tài sản đó cần phải sử dụng các chỉ tiêu giá trị (tiền tệ là chủ yếu) Dovậy kế toán tài chính sử dụng thước đo tiền tệ để phản ánh vận động và sốhiện có của tài sản trong doanh nghiệp thông qua hệ thống các phương pháp
để lập báo cáo tài chính Như vậy, báo cáo tài chính thể hiện sự tổng hợp theonhững chỉ tiêu giá trị nhất định được quy định phù hợp với yêu cầu quản lýdoanh nghiệp trong từng thời kỳ Trên cơ sở các chỉ tiêu phản ánh ở các báocáo tài chính cụ thể, tùy theo mục đích và yêu cầu quản lý, phân tích báo cáotài chính có nhiệm vụ đánh giá những mặt mạnh, mặt tồn tại trong sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tin cậy cho việc điều hànhsản xuất kinh doanh cũng như cho mục đích quan tâm của mỗi đối tượng
*Khái niệm Phân tích Báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính là việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phântích để xem xét mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, từ đó đánhgiá về tình hình tài chính hiện tại cũng như dự báo về tình hình tài chính trongtương lai của doanh nghiệp Mặc dù hệ thống báo cáo tài chính thể hiện “bứctranh” tổng quát về tình trạng tài chính, kết quả hoạt động và dòng tiền lưuchuyển sau mỗi kỳ hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, nếu chỉ xem xéttừng con số đơn lẻ trên báo cáo tài chính, các đối tượng sử dụng sẽ khó nhìnnhận toàn diện và sâu sắc về “bức tranh” này
Trang 17Việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích hợp lý sẽ giúp các nhàđầu tư tiến hành các phân tích cơ bản, xác định giá trị của cổ phiếu để quyếtđịnh mua hoặc bán cổ phiếu với mức giá hợp lý Phân tích báo cáo tài chínhcũng giúp các nhà cung cấp tín dụng đánh giá rủi ro tín dụng, chấm điểm tíndụng để đưa ra các quyết định tài trợ vốn hợp lý Các nhà quản trị doanhnghiệp không chỉ xem xét báo cáo tài chính của đơn vị mình mà còn xem xétbáo cáo tài chính của đối thủ cạnh tranh, nhằm đánh giá vị trí của đơn vị trongngành và hoawchj định các chiến lược kinh doanh cho đơn vị.
1.1.1.2 Các loại báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Hệ thống báo cáo tài chính ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC do
Bộ tài chính ban hành bao gồm các biểu báo cáo kèm theo tại Phụ lục 2 Thông tưnày Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Báo cáo tài chính,doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự các chỉ tiêu của Báo cáo tài chính theonguyên tắc liên tục trong mỗi phần Theo thời gian lập, báo cáo tài chính baogồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niện độ [4]
Báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanhnghiệp (công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tưnhân …) thuộc các ngành và mọi thành phần kinh tế Bao gồm 4 mẫu biểubáo cáo [4]:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN
Báo cáo tài chính giữa niên độ: chủ yếu được áp dụng cho doanh nghiệpNhà nước, các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Ngoài racác doanh nghiệp khác có thể lập báo cáo tài chính giữa niên độ nhằm đápứng cho nhu cầu quản lý Bao gồm báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ
và báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược:
Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ gồm [4]:
Trang 18- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 01a – DN
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên
độ (dạng đầy đủ):
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ (dạng đầy đủ): Mẫu số B 03a – DN
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc: Mẫu số B 09a – DN
Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược gồm:
- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ (dạng tóm lược):
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên
độ (dạng tóm lược):
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ
(dạng tóm lược)
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc:
1.1.2 Vai trò của phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình sử dụng các công cụ và kỹ thuậtphân tích thích hợp để tiến hành xem xét, đánh giá dữ liệu phản ánh trên cácbáo cáo tài chính cùng các mối quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu trên báocáo tài chính và các dữ liệu liên quan khác nhằm cung cấp thông tin hữu ích,đáp ứng yêu cầu thông tin từ nhiều phía của người sử dụng [9, tr.8]
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuấtkinh doanh Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởngđến tài chính của doanh nghiệp Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều
có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh.Chính vì vậy, phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bảnthân chủ doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài chínhcủa doanh nghiệp
Mẫu số B 01b – DN Mẫu số B 02b – DN
Mẫu số B 03b – DN Mẫu số B 09a – DNMẫu số B 02a – DN
Trang 19trong doanh nghiệp được gọi là phân tích tài chính nội bộ Khác với phân tíchtài chính bên ngoài do nhà phân tích ngoài doanh nghiệp tiến hành Do đóthông tin đầy đủ và hiểu rõ về doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong
Trang 20doanh nghiệp có nhiều lợi thế để có thể phân tích tài chính tốt nhất Vì vậynhà quản trị doanh nghiệp còn phải quan tâm đến nhiều mục tiêu khác nhaunhư tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩmhàng hoá và dịch vụ, hạ chi phí thấp nhất và bảo vệ môi trường Doanh nghiệpchỉ có thể đạt được mục tiêu này khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi và thanhtoán được nợ.
Như vậy hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp cần có đủ thông tinnhằm thực hiện cân bằng tài chính, nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua
để tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ,rủi ro tài chính của doanh nghiệp Bên cạnh đó định hướng các quyết định củaban giám đốc tài chính, quyết định đầu tư, tài trợ, phân tích lợi tức cổ phần.Đối với các nhà đầu tư: Mối quan tâm của họ chủ yếu vào khả năng hoànvốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn và sự rủi ro Vì thế mà họ cầnthông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh vàcác tiềm năng của doanh nghiệp Các nhà đầu tư còn quan tâm đến việc điềuhành hoạt động công tác quản lý Những điều đó tạo ra sự an toàn và hiệu quảcho các nhà đầu tư
Đối với các nhà cho vay và cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp: Mốiquan tâm của họ hướng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp Qua việc phântích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, họ đặc biệt chú ý tới số lượng tiền vàcác tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh để từ đó có thể so sánh được vàbiết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp
Đối với cơ quan nhà nước như cơ quan Thuế, Tài chính và người làmthuê cho Doanh nghiệp: qua phân tích báo cáo tài chính sẽ cho thấy thực trạng
về tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở đó sẽ tính toán chính xác mức thuế
mà công ty phải nộp, cơ quan Tài chính và cơ quan chủ quản sẽ có biện phápquản lý hiệu quả hơn Bên cạnh các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư người laođộng có nhu cầu thông tin cơ bản giống họ bởi vì nó liên quan đến quyền lợi
và trách nhiệm, đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ
Trang 21Từ những ý nghĩa trên, ta thấy phân tích báo cáo tài chính có vai trò quantrọng đối với mọi nhà quản trị trong nền kinh tế thị trường có quan hệ mậtthiết với nhau Đó là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế,đánh giá điểm mạnh, điểm yếu tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở đó pháthiện ra các nguyên nhân khách quan, chủ quan giúp cho từng nhà quản trị lựcchọn và đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm Do vậy,phân tích báo cáo tài chính là công cụ đắc lực cho các nhà quản trị kinh doanhđạt kết quả và hiệu quả cao nhất.
1.2 Cơ sở dữ liệu phân tích báo cáo tài chính
1.2.1 Hệ thống báo cáo tài chính
1.2.1.1 Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 – DN)
Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quáttoàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanhnghiệp tại một thời điểm nhất định [5]
Nội dung của bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống chỉ tiêu phảnánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản Các chỉ tiêu được phân loại,sắp xếp thành từng loại, mục, và chỉ tiêu cụ thể phù hợp với yêu cầu của côngtác quản lý
Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần “Tài sản” và phần “Nguồnvốn” Các chỉ tiêu phản ánh trong phần “Tài sản” được sắp xếp theo nội dungkinh tế của các loại tài sản của doanh nghiệp, được trình bày theo trình tự tínhthanh khoản của tài sản giảm dần Các chỉ tiêu phản ánh trong phần “Nguồnvốn” được sắp xếp theo từng nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, đượctrình bày theo trình tự tính cấp thiết phải thanh toán hay nghĩa vụ pháp lý vớitừng loại nguồn vôn giảm dần [5]
Từ bảng cân đối kế toán có thể đánh giá khái quát tình hình tài chính,phân tích hình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn vào sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, và hoạt động tài trợ của doanh nghiệp
Trang 221.2.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02 – DN)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanhchính và kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanhnghiệp [5]
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có tác dụng như sau: [5]
- Phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sảnxuất, giá vốn, doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, tình hình chi phí, thunhập của hoạt động khác cũng như kết quả tương ứng của từng hoạt động
- Đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp, có biện pháp khai thác tiềm năng cũng như hạn chế khắc phục những tổn tạitrong tương lai
* Thông tin cung cấp của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trình bày những thông tin vềdoanh thu, chi phí, lợi nhuận (hoặc lỗ) phát sinh từ hoạt động kinh doanhthông thường và hoạt động ngoài hoạt động kinh doanh thông thường củadoanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh, phân ánh chi phí thuế thu nhập doanhnghiệp và lợi nhuận thuần của doanh nghiệp trong kỳ đó
Khi lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp giữa doanhnghiệp và đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc,doanh nghiệp phải loại trừ toàn bộ các khoản doanh thu, thu nhập, chi phíphát sinh từ các giao dịch nội bộ
1.2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03 – DN)
Báo cáo lưu chuyển tiển tệ là một bộ phận hợp thành hệ thống Báo cáotài chính doanh nghiệp, cung cấp thông tin giúp cho người sử dụng đánh giácác thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyên đổi tài sảnthành tiền, khả năng thanh toán và khả năng tạo ra các luồng tiền trong quátrình hoạt động của doanh nghiệp [5]
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để kiểm tra thực trạng lưu chuyển tiềncủa doanh nghiệp, đánh giá các dự đoán trước đây về các luồng tiền; kiểm tra
Trang 23mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và dựđoán khả năng về độ lớn, thời gian và tốc độ lưu chuyển của các luồng tiềntrong tương lai qua đó cung cấp thông tin cho các chủ thể quản lý [5].
* Tác dụng chủ yếu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ là: [5]
- Cung cấp thông tin để đánh giá khả năng tạo ra tiền, các khoản tương đương tiền và nhu đều của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền
- Cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng báo cáo phân tích đánhgiá về thời gian cũng như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tiềntrong doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin về các nguên tiền hình thành từ các hoạt động kinhdoanh, hoạt động đầu tư tài chính để đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động
đó đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Cung cấp thông tin đánh giá khả năng thanh toán và xác định nhu cầu tiền của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động tiếp theo
1.2.1.4 Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09 - DN)
Thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo tổng quát nhằm mục đíchgiải trình, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinhdoanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo, mà chưa đượctrình bày đầy đủ, chi tiết hết trong các báo cáo tài chính khác Thuyết minhbáo cáo tài chính cũng nhằm cung cấp các thông tin bổ sung cần thiết cho việcđánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm được rõ ràng vàchính xác [5]
tố bên trong Các yếu tố bên ngoài bao gồm đặc điểm môi trường kinh doanh
Trang 24(bao gồm cả đặc điểm nền kinh tế và đặc điểm ngành kinh doanh); các chế độ,chính sách của Nhà nước liên quan tới ngành kinh doanh Các yếu tố bêntrong bao gồm chiến lược và kế hoạch kinh doanh; đặc điểm tổ chức quản lý
và tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nguồn tài liệu để thu thậpcác thông tin này rất đa dạng như các báo cáo phân tích nền kinh tế, báo cáophân tích ngành, báo cáo thường niên của doanh nghiệp
Báo cáo phân tích nền kinh tế và báo cáo phân tích ngành thường đượccác công ty chứng khoán thực hiện và công bố trên trang web của mình, do đónhà phân tích dễ dàng tiếp cận được các tài liệu này Tuy nhiên, điều nàykhông có nghĩa là bất kỳ lúc nào truy cập internet nhà phân tích cũng có thểtìm thấy những báo cáo phân tích cập nhật nhất phục vụ cho mục tiêu phântích của mình Trong báo cáo phân tích nền kinh tế, các thông tin về tăngtrưởng kinh tế, lãi suất, tỉ giá và lạm phát được tổng hợp và phân tích khá đầy
đủ Bên cạnh vấn đề tăng trưởng kinh tế nói chung, tốc độ tăng trưởng kinh tếcủa một số ngành quan trọng cũng được thống kê và dự báo Trong báo cáophân tích ngành, các thông tin tổng quan về ngành, phân tích hiện trạngngành, triển vọng của ngành, thị phần của các doanh nghiệp trong ngành, kế
cả các chỉ số tài chính so sánh giữa các doanh nghiệp trong ngành được phântích khá chi tiết Tất cả những điều này đều tác động tới hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp
Báo cáo thường niên là báo cáo do doanh nghiệp lập, công bố thông tin
về các hoạt động cũng như các kết quả tài chính của doanh nghiệp Tại ViệtNam, theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC ban hành ngày 6 tháng 10 năm
2015, các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán bắt buộc phảilập và công bố báo cáo thường niên chậm nhất sau 20 ngày công bố báo cáotài chính năm đã được kiểm toán Các nội dung cơ bản của Báo cáo thườngniên bao gồm (1) các thông tin chung (mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh
và bộ máu quản lý, định hướng phát triển và các rủi ro); (2) tình hình hoạtđộng trong năm (tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức và nhân sự,
Trang 25tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án, các chỉ số tài chính cốt yếu, cơcấu cổ đông, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu); (3) báo cáo và đánh giá củaban giám đốc (đánh giá về kết quả đạt được và các kế hoạch phát triển trongtương lai); (4) đánh giá của hội đồng quản trị về tình hình hoạt động của công
ty, (5) quản trị công ty và (6) báo cáo tài chính
Ngoài ra còn có các tài liệu nội bộ (sổ sách kế toán, các chiến lược và kếhoạch kinh doanh chi tiết) để có được những đánh giá chi tiết hơn về tình hìnhtài chính của doanh nghiệp trong mối liên hệ với việc thực hiện các mục tiêuchiến lược và các kế hoạch cụ thể của doanh nghiệp
1.3 Quy trình phân tích báo cáo tài chính
Để phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp thực sự phát huy tácdụng trong quá trình ra quyết định, chất lượng cho những người sử dụngthông tin tài chính của doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính phải được tổchức một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm kinh doanh và cơ cấu tổ chức
bộ máy quản lý, bộ máy kế toán trong doanh nghiệp Phân tích báo cáo tàichính thường gồm 5 bước bao gồm: Xác định mục tiêu phân tích, xác định nộidung cần phân tích; thu thập dữ liệu phân tích, Xử lí dữ liệu phân tích và tổnghợp kết quả phân tích
Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích
Đây là công việc quan trọng, quyết định tới chất lượng của báo cáo phântích và tác động tới mức độ hài lòng của các đối tượng sử dụng Việc xácđịnh mục tiêu phân tích phụ thuộc vào mục đích ra quyết định của đối tượng
sử dụng báo cáo tài chính
Bước 2: Xác định nội dung cần phân tích
Nhà phân tích sẽ xác định các nội dung cần phân tích để đạt được cácmục tiêu đó Nếu mục tiêu phân tích là đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụngvốn lưu động thì cần phân tích tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn nói chung,tốc độ luân chuyển từng hạng mục tài sản ngắn hạn quan trọng(hàng tồn kho,
nợ phải thu khách hàng), vốn hoạt động thuần và độ dài của chu kì hoạt động
Trang 26của DN Việc xác định đúng nội dung cần phân tích (không thừa, không thiếu)
sẽ đảm bảo cung cấp những thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng để racác quyết định hợp lí
Bước 3: Thu thập dữ liệu phân tích
Căn cứ từ nội dung cần phân tích, nhà phân tích sẽ tiến hành thu thập dữliệu phân tích Các dữ liệu phân tích có thể ở bên trong hoặc bên ngoài DN, cóthể thu thập được một cách dễ dàng hoặc khó khăn
Không ai có thể chắc chắn rằng nhà phân tích luôn thu thập được đầy đủcác dữ liệu cần thiết sẽ dẫn tới hạn chế của kết quả phân tích
Việc không thu thập được đầy đủ các dữ liệu cần thiết sẽ dẫn tới hạn chếcủa kết quả phân tích Bên cạnh đó, để đảm bảo cho tính hữu ích của dữ liệuthu thập được, nhà phân tích cần kiểm tra tính tin cậy của dữ liệu nhà phântích nên tiếp cận các dữ liệu có nguồn hợp pháp để nâng cao mức độ tin cậycủa dữ liệu
Bước 4: Xử lí dữ liệu phân tích
Sau khi thu thập dữ liệu, các nhà phân tích sẽ sử dụng các phương pháphợp lí để xử lí dữ liệu theo các nội dung phân tích đã xác định Dữ liệu sau khiđược xử lí sẽ là nguồn thông tin hữu ích để nhà phân tích nhận định tổng quátcũng như chi tiết thực trạng vấn đề phân tích, lí giải nguyên nhân cho thựctrạng đó và đề xuất kiến nghị cho các đối tượng sử dụng
Bước 5: Tổng hợp kết quả phân tích
Đây là bước kết thúc quá trình phân tích báo cáo tài chính Trong bước này,nhà phân tích viết báo cáo về kết quả phân tích gửi các đối tượng sử dụng Cáchạn chế cuả kết quả phân tích cũng cần được công bố trong báo cáo
1.4 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
1.4.1 Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh
tế nói chung, phân tích tài chính nói riêng Khi sử dụng phương pháp so sánhcần chú ý những vấn đề sau đây [5, tr.18]:
Trang 27Thứ nhất: Điều kiện so sánh
- Phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng
- Các đại lượng (chỉ tiêu) phải đảm bảo tính so sánh được Đó là sự
thống nhất về nội dung kinh tế, về phương pháp tính toán, thống nhất về thờigian và đơn vị đo lường
Thứ hai, Xác định gốc so sánh Kỳ gốc so sánh tùy thuộc vào mục đích
của phân tích Cụ thể [5, tr.18]:
- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thìgốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàngloạt kỳ trước (năm trước) Lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳtrước, năm nay với năm trước hoặc hàng loạt kỳ trước Để phát hiện tính quyluật về sự biến đổi của mỗi hiện tượng tài chính, phân tích dựa trên nguồn dữliệu của nhiều năm hiện tượng đó và chọn 1 năm điển hình để làm gốc, sosánh các năm còn lại với năm gốc, dựa trên quy luật số lớn để xem xét sự biếnđộng theo thời gian, nếu có tính chu kỳ có nghĩa là quy luật biến động
- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra thì gốc sosánh là trị số kế hoạch, dự toán, định mức của chỉ tiêu phân tích Khi đó, tiếnhành so sánh giữa thực tế với kế hoạch, dự toán, định mức của chỉ tiêu Kếtquả này không chỉ kiểm tra tình hình thực hiện mục tiêu mà còn đánh giáđược chất lượng của công tác dự báo, công tác lập kế hoạch tài chính
- Khi xác định vị trí, thứ hạng của DN thì gốc so sánh được xác định làtrị số của các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trung bình của ngành, các tiêu chuẩn,chuẩn mực xép hạng của tổ chức đánh giá, xếp hạng chuyên nghiệp công bốhay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh
Thứ ba: Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng là so sánh bằng số tuyệt
đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh dọc, so sánh ngang
- So sánh bằng số tuyệt đối để thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉtiêu phân tích (CTPT)
Trang 28- So sánh bằng số tương đối để thấy tốc độ hay tỷ lệ tăng hay giảm baonhiêu % của CTPT Thực tế thường sử dụng số tương đối để nghiên cứu cácchỉ tiêu trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác nhằm đánh giá các quan hệkinh tế của DN thông qua hệ tỷ lệ Để đánh giá tình hình tài chính và hiệu quảhoạt động của DN nếu chỉ so sánh các thông tin có sẵn trong BCTC của DNthì chưa đủ mà cần thông qua phân tích các tỷ số (hệ số) tài chính, các chỉ sốkinh tế Các tỷ số tài hính bao gồm: các tỷ lệ phản ánh khả năng thanh toán,khả năng hoạt động, khả năng sinh lãi, hiệu quả sử dụng tài sản, tốc độ luânchuyển vốn Các chỉ tiêu này cho thấy mối quan hệ giữa các khoản mục khácnhau trong các BCTC Khi so sánh các hệ số hay tỷ số tài chính có thể cho tanhững thông tin hữu dụng hơn.
- So sánh dọc (hay còn gọi là kỹ thuật phân tích dọc) là so sánh bằng sốtương đối của từng bộ phận với tổng thể, hoặc bộ phận này với bộ phận kháccủa tổng thể để đánh giá cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của các phần tử trong tổng thể
có từ 2 phần tử hợp thành trở lên
- So sánh ngang (hay còn gọi là kỹ thuật phân tích ngang) là so sánh mỗichỉ tiêu theo thời gian hoặc theo không gian khác nhau có tính tương đồng
1.4.2 Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
Phương pháp loại trừ được dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của từngnhân tố độc lập tới chỉ tiêu nghiên cứu Tức là ta chỉ nghiên cứu mức biếnđộng của nhân tố đang xem xét, còn các nhân tố khác ta không tính đến mứcảnh hưởng của nó Phương pháp loại trừ bao gồm: Phương pháp thay thế liênhoàn và phương pháp số chênh lệch và phương pháp cân đối
- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp thay lần lượt từng
nhân tố từ giá trị ở kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định mức ảnh hưởng củanhân tố đó đến chỉ tiêu nghiên cứu, các nhân tố chưa được thay thế phải giữnguyên ở kỳ gốc Sau đó, so sánh trị số của lần vừa thay thế với lần thay thếtrước đó, chênh lệch tính ra được chính là mức độ ảnh hưởng của nhân tố đếnchỉ tiêu phân tích [5, tr.23]
Trang 29Để áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần đảm bảo điều kiện và trình tự sau [5, tr.23]:
+ Xác định chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu,
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượngnghiên cứu Các nhân tố này phải có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu phản ánhđối tượng nghiên cứu dưới dạng tích số hoặc thương số,
+ Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiêncứu vào một công thức toán học theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tốchất lượng, từ nhân tố chủ yếu đến nhân tố thứ yếu,
+ Thay thế lần lượt giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêunghiên cứu, có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần; nhân tố nào đãthay thế thì giữ nguyên giá trị đã thay thế (kỳ phân tích) cho đến lần thay thếcuối cùng, Sau mỗi lần thay thế trị số của từng nhân tố, phải xác định mức độảnh hưởng của từng nhân tố vừa thay thế đến sự biến động của chỉ tiêu phảnánh đối tượng, (nếu có)
Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố chính là sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc,
- Phương pháp số chênh lệch: Phương pháp số chênh lệch là trường hợp
đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp này được sử dụngkhi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu diễn dưới dạngtích số, các nhân tố được xắp xếp theo thứ tự nhân tố số lượng đến nhân tốchất lượng, từ nhân tố chủ yếu đến nhân tố thứ yếu Muốn xác định mức độảnh hưởng của nhân tố nào, ta lấy chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc củanhân tố đó, nhân với nhân tố đứng đằng trước nó ở kỳ phân tích, nhân vớinhân tố đứng đằng sau ở kỳ gốc [5, tr.27]
- Phương pháp cân đối: Đây là phương pháp được sử dụng để xác định
mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nếu chỉ tiêu phân tích có quan hệ với nhân
tố ảnh hưởng dưới dạng tổng hoặc hiệu Xác định mức độ ảnh hưởng nhân tốnào đó đến đối tượng cụ thể của chỉ tiêu phân tích, bằng phương pháp cân đối
Trang 30người ta xác định chênh lệch giữa giá trị kỳ phân tích với giá trị kỳ gốc củanhân tố ấy Tuy nhiên cần để ý đến quan hệ thuận, nghịch giữa nhân tố ảnhhưởng với chỉ tiêu phân tích [5, tr.27].
1.4.3 Phương pháp phân tích tài chính Dupont
Phương pháp phân tích tài chính Dupont là phương pháp dựa trên mối quan
hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu để biến đổi chỉ tiêu ban đầu thành một chuỗi cácnhân tố có mối quan hệ mật thiết với nhau phục vụ mục đích phân tích
Chẳng hạn, mô hình Dupont vận dụng phân tích tỷ suất sinh lời của tàisản ROA như sau:
Từ mô hình trên cho thấy, để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng tàisản mà doanh nghiệp đang sử dụng thì doanh nghiệp phải nghiên cứu để tăngsức sinh lời của doanh thu và làm cho số vòng của tài sản bình quân nhanh
Để tăng số vòng quay của tài sản (SOA), phải tăng quy mô doanh thuthuần và phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý cơ cấu tài sản Tuy nhiên, tổngdoanh thu thuần và tổng tài sản bình quân thường có quan hệ thuận, tức làtổng tài sản tăng thì tồng doanh thu thuần cũng tăng
Để tăng tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS), cần tăng lợi nhuận sau thuế.Mặt khác, lợi nhuận sau thuế có quan hệ thuận chiều với doanh thu thuần Nhưvậy, doanh thu thuần tăng cũng sẽ làm cho lợi nhuận sau thuế tăng Để tăng quy
mô doanh thu thuần cần giảm các khoản giảm trừ doanh thu, mở rộng thị phần vàthường xuyên nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ (để không giảm giá bán, cóthể tăng giá bán) Tuy nhiên, để tăng lợi nhuận sau thuế
Trang 31đồng thời với biện pháp tăng doanh thu thuần cần tăng cường kiểm soát chiphí trong sản xuất và tiêu thụ, áp dụng các biện pháp hạ giá thành sản phẩm.Phân tích báo cáo tài chính dựa vào mô hình tài chính Dupont có ý nghĩarất lớn đối với quản trị doanh nghiệp Từ phân tích thấy rõ sự ảnh hưởng địnhlượng, định tính của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích Từ đó hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp được phản ánh sâu sắc và toàn diện Đồng thờiphương pháp còn giúp đánh giá đầy đủ và khách quan những nhân tố ảnhhưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó, đề ra được hệ thốngcác biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng cường công tác cải tiến tổ chứcquản lý doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh ởcác kỳ kinh doanh tiếp theo.
1.4.4 Các phương pháp khác
Phương pháp hồi quy: Là phương pháp sử dụng số liệu của quá khứ,
những dữ liệu đã diễn ra theo thời gian hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm đểthiết lập (quy tụ lại) mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện có liên quan.Thuật ngữ toán gọi là sự nghiên cứu mức độ tác động của một hay nhiều biếnđộc lập (biến giải thích) đến một biến số gọi là biến phụ thuộc (biến kết quả).Mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạng phương trình gọi là phương trìnhhôi quy Dựa vào phương trình hổi quy người ta có thể giải thích kết quả diễn
ra, ước tính và dự báo những sự kiện xảy ra trong tương lai Phân tích báo cáotài chính có thể sử dụng phương pháp hồi quy đơn, phương pháp hồi quy bội
để đánh giá và dự báo kết quả tài chính trong doanh nghiệp
Phương pháp quy hoạch tuyến tính: Là phương pháp sử dụng bài toán
quy hoạch để tìm phương án tối ưu cho các quyết định kinh tế
Phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng: Là phương pháp thiết lập
mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện kinh tế, sau đó sử dụng mô hìnhkinh tế lượng để dự báo kết quả kinh tế trong tương lai
Trang 321.5 Nội dung phân tích Báo cáo tài chính
1.5.1 Phân tích cấu trúc tài chính
1.5.1.1 Phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn
Công việc tạo lập, tìm kiếm và tổ chức huy động vốn để tiến hành kinh
doanh là trách nhiệm của các nhà quản trị trong doanh nghiệp.Vốn trong
doanh nghiệp có thể được huy động từ hai nguồn chính: NV chủ sở hữu và nợ
phải trả
Từ phân tích cơ cấu NV, các nhà quản lý nắm được cơ cấu huy động vốn,
trách nhiệm của DN đối với các bên liên quan (người cho vay, nhà cung cấp,
người lao động, ); nắm được số tài sản được tài trợ bằng các nguồn vốn
khau nhau và mức độ độc lập tài chính cùng xu hướng biến động của cơ cấu
NV huy động
Việc phân tích cơ cấu NV được tiến hành so sánh các chỉ tiêu phần nguồn
vốn của Bảng cân đối kế toán để đánh giá sự biến động quy mô nguồn vốn; và so
sánh tỷ trọng từng nguồn vốn để đánh giá sự biến động cơ cấu nguồn vốn
Tỷ trọng của từng bộ phận NV chiếm trong tổng số NV được xác định
như sau:
Tỷ trọng của từng
Bằng việc xem xét sự biến động quy mô và cơ cấu nguồn vốn các nhà
quản lý sẽ thấy được những đặc trưng trong cơ cấu huy động vốn của DN, xác
định được tính hợp lý và an toàn của việc huy động vốn Từ đó nhà quản lý
đánh giá được năng lực tài chính và mức độ độc lập tài chính của DN Nếu
NV chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số NV, DN có mức độ độc lập
tài chính cao và ngược lại
Từ phân tích cơ cấu và sự biến động NV, các nhà phân tích sẽ nắm được
trị số và sự biến động của các chỉ tiêu:
- Hệ số tự tài trợ (tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn), hệ số
này càng cao, mức độ độc lập tài chính càng tốt và ngược lại
Trang 33- Hệ số nợ (tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn) Hệ số này càng cao,mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại.Nguồn vốn của doanh nghiệp có thể phân chia thành:
Nhóm Nợ phải trả: Bao gồm nguồn vay nợ và nguồn chiếm dụng
Nhóm Vốn chủ sở hữu: Bao gồm Nguồn vốn đầu tư từ chủ sở hữu và
nguồn được bổ sung từ hoạt động kinh doanh
Khi đi phân tích cần xem kỹ sự biến động của từng nguồn:
+ Vay nợ (nếu tăng thì mức độ phụ thuộc bên ngoài tăng dẫn đến rủi ro tăng)
Trong đó vốn vay phải trả lãi có tính chất đó là tăng sự phụ thuộc, tăng chiphí sử dụng vốn, có thể huy động được nguồn ngắn hoặc nguồn dài, quy mô
có thể lớn hoặc nhỏ Vì vậy nguồn vốn vay này tăng lên trong điều kiện: huyđộng vốn để kinh doanh và kinh doanh phải có lãi dẫn đến khả năng tạo ra lợinhuận sẽ cao hơn chi phí sử dụng vốn vay Tuy nhiên chỉ sử dụng khi hệ số nợchưa cao
Đối với nguồn vốn đi chiếm dụng thì có tính chất là tăng sự phụ thuộc,không mất chi phí sử dụng vốn, có thể là nguồn ngắn hoặc nguồn dài nhưngquy mô nhỏ Nguồn vốn này tăng hợp lý khi áp lực trả tiền vay (lãi) nên kinhdoanh phải có lãi, không phụ thuộc vào bên ngoài nếu hệ số nợ cao
Vốn đầu tư của chủ sở hữu có tính chất: tăng tính độc lập, an toàn tàichính; áp lực về chi phí sử dụng vốn ít; thời gian sử dụng vốn lâu (nguồn dàihạn); quy mô lớn
Nguồn vốn này tăng lên hợp lý khi hệ số nợ cao để cân bằng lại tínhđộc lập hay hoạt động kinh doanh không tốt (khả năng sinh lời của tài sản <chi phí sử dụng vốn)
Vốn bổ sung từ kết quả kinh doanh có tính chất: an toàn, tăng tính độc lập;không mất chi phí sử dụng vốn; là nguồn vốn dài hạn; quy mô không lớn vì bịgiới hạn bởi kết quả kinh doanh Nguồn vốn này tăng lúc nào cũng hợp lý
Trang 34Để đánh giá chính xác tính hợp lý và mức độ an toàn tài chính của DN, cácnhà phân tích cần liên hệ với chính sách huy động vốn và chính sách đầu tư trongtừng thời kỳ của DN và nguyên nhân dẫn đến sự biến động của từng loại NV.Mặt khác, cũng cần liên hệ trị số của các chỉ tiêu trên với trị số trung bình ngànhhoặc với các DN khác tương đương DN cần phải có các giải pháp thích hợp đểxây dựng và duy trì cơ cầu nguồn vốn hợp lý Cơ cấu nguồn vốn được xem là tối
ưu là cơ cấu NV với mục tiêu tối thiểu hoá chi phí sử dụng vốn
1.5.1.2 Phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản
Từ việc phân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản lý sẽ nắm được tình hìnhđầu tư (sử dụng) số vốn đã huy động, biết được mức độ sử dụng vốn đã phùhợp với lĩnh vực kinh doanh và mục đích kinh doanh của doanh nghiệp chưa.Phân tích cơ cấu TS của DN được thực hiện bằng cách tính ra và so sánhtình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc hoặc giữa các kỳ với nhau
về tỷ trọng của từng bộ phận TS chiếm trong tổng số TS Tỷ trọng của từng bộphận TS chiếm trong tổng số TS được xác định như sau:
Qua tính toán tỷ trọng của từng TS chiếm trong tổng số TS để thấy được
sự phù hợp của cơ cấu TS với ngành nghề KD Thông thường các DN sảnxuất có cơ cấu tài sản dài hạn cao hơn tài sản ngắn hạn, cơ cấu tài sản cố địnhcao hơn hàng tồn kho DN thương mại thường có cơ cấu TS ngắn hạn cao hơn
TS dài hạn cơ cấu hàng tồn kho cao hơn các TS ngắn hạn khác
Các điểm lưu ý khi phân tích cơ cấu và sự biến động của TS như sau [5, tr.174]:
Tiền và các khoản tương đương tiền
Sự biến động của tiền và các khoản tương đương tiền (tiền mặt tại quỹ,tiền gửi ngân hang, tiền đang chuyển, các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạnthu hổi dưới 3 tháng) ảnh hưởng đến khả năng ứng phó của doanh nghiệp vớicác khoản nợ đến hạn
Trang 35Đồng thời căn cứ vào nhu cầu thực tế về tiền của doanh nghiệp trongtừng giai đoạn để nhận xét Khoản mục này có thể tăng (hoặc giảm) khôngphải do ứ đọng (hay thiếu tiền) mà có thể do doanh nghiệp đang có kế hoạchtập trung tiền để chuẩn bị đầu tư mua sắm vật tư, tài sản hay do doanhnghiệp vừa đầu tư vào một số lĩnh vực kinh doanh
Đầu tư tài chính: Khi xem xét khoản đầu tư, cần liên hệ với chính sách
đầu tư của doanh nghiệp cũng như môi trường đầu tư trong từng thời kỳ đểđánh giá những tác động đến tỷ trọng đầu tư thực tế của doanh nghiệp
Các khoản phải thu: Phải thu của doanh nghiệp có nhiều loại, trong đó
chủ yếu là các khoản phải thu người mua và tiền đặt trước cho người bán.Khoản phải thu này tăng hay giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau Khi xemxét nội dung này cần liên hệ với phương thức tiêu thụ: bán buôn, bán lẻ; vớichính sách tín dụng bán hàng: tín dụng ngắn hạn, tín dụng dài hạn; với chínhsách thanh toán tiền hàng (chiết khấu thanh toán), với khả năng quản lý nợcũng như năng lực tài chính của khách hàng để nhận xét
Hàng tồn kho: Khi xem xét tỷ trọng hàng tồn kho chiếm trong tổng số
tài sản, cần liên hệ với ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp,với chính sách dự trữ, với tính thời vụ của kinh doanh và với chu kỳ sống củasản phẩm, hàng hóa Một doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho dự trữ hợp lý
sẽ bảo đảm cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục, không bị giánđoạn, không gia tăng chi phí tồn kho gây ứ đọng vốn Lượng dự trữ hợp lýphụ thuộc vào nhiều nhân tố như qui mô sản xuất, tiêu thụ, mức độ chuyênmôn hóa, hệ thống cung cấp, tình hình tài chính của doanh nghiệp, tính thời
vụ, định mức tiêu hao vật tư, tính tự nhiên của vật tư, hàng hoá Một doanhnghiệp có hệ thống cung cấp tốt sẽ giảm được lượng hàng tồn kho mà khôngảnh hưởng đến tính liên tục của quá trình kinh doanh [5, tr.175]
Tài sản cố định: Tỷ trọng tài sản cố định chiếm trong tổng số TS phụ
thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực KD, chính sách đầu tư, chu kỳ KD và vàophương pháp khấu hao DN áp dụng Tỷ trọng trên thường cao đối với các
Trang 36ngành có hàm lượng kỹ thuật cao như công nghiệp thăm dò khai thác (90%),ngành luyện kim (70%), Đối với các DN có chính sách đầu tư mới, tronggiai đoạn mới đầu tư, tỷ trọng này thường cao do lượng vốn đầu tư lớn vàmức khấu hao chưa nhiều Tỷ trọng của TS cố định chiếm trong tổng số TSđược xác định bằng giá trị còn lại của tài sản cố định nên phương pháp khấuhao mà doanh nghiệp vận dụng có ảnh hưởng đáng kể do mỗi phương phápkhấu hao khác nhau thì có mức khấu hao khác nhau [5, tr.175].
1.5.2 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Phân tích hình hình đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh hay còn gọi
là hoạt động tài trợ của DN là việc xem xét các mối quan hệ: tài sản và nguồnvốn; qua đó đánh giá sự an toàn, ổn định về mặt tài chính của doanh nghiệp.Nguyên tắc cơ bản để đảm bảo cân bằng tài chính là: “tài sản được tài trợtrong một thời gian không thấp hơn thời gian chuyển hoá tài sản ấy” Nhưvậy, khi tính đến độ an toàn, ổn định trong việc tài trợ, nguyên tắc cân bằngtài chính đòi hỏi: tài sản dài hạn chỉ được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn; tàisản ngắn hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn
Ta có cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức:
Tài sản
ngắn hạn
Hay:
Tài sảnngắn hạnPhân tích tình hình tài trợ thực chất là xem xét mối quan hệ giữa nguồnvốn dài hạn (bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và vay dài hạn) với tài sản dàihạn hay tài sản ngắn hạn với nguồn vốn ngắn hạn Vốn lưu chuyển là số vốntối thiểu của DN nhằm duy trì hoạt động KD bình thường của DN Với số vốnlưu chuyển, DN có khả năng bảo đảm chi trả các khoản chi tiêu mang tínhchất thường xuyên mà không cần vay mượn hay chiếm dụng bất kỳ mộtkhoản nào khác
Trang 37Vốn lưu chuyển = Tài sản ngắn hạn - Nguồn vốn ngắn hạn
an an toàn vì nó cho phép DN đương đầu được với những rủi ro có thể xảy xanhư việc phá sản của khách hàng lớn, việc cắt giảm tín dụng của các nhà cungcấp kể cả việc thua lỗ nhất thời…
Trường hợp vốn lưu chuyển <= 0: Trường hợp này có nghĩa DN không
có vốn hoạt động thuần Theo đó, DN đã dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn
để tài trợ cho tài sản dài hạn Khi vốn hoạt đồng thuần =0, nguồn vốn dài hạnbằng tài sản dài hạn điều đó có nghĩa nguồn vốn dài hạn của DN vừa đủ để tàitrợ cho tài sản dài hạn, cân bằng tài chính trong trường hợp này vẫn đạt đượcsong tính ổn định chưa cao Trong trường hợp này DN cần liên tục phải đảo
nợ và sử dụng các biện pháp như thu hẹp quy mô tài sản cố định, thu hồi đầu
tư đầu tư tài chính dài hạn, tăng vay dài hạn hay sử dụng các công cụ tài chínhdài dạn…
Tuy nhiên VLC bao nhiêu thì đủ, muốn trả lời được câu hỏi này chúng
ta phải có cơ sở để đánh giá đó chính là đảm bảo tài trợ đủ cho HTK và cáckhoản phải thu ngắn hạn Xét nguồn vốn ngắn hạn gồm vay và nợ ngắn hạn,phải trả người bán, phải trả người lao động, … thì phải trả người lao động vàphải trả người bán là những khoản chiếm dụng thì khoản chiếm dụng là khoản
mà luôn tồn tại nên xét tính chất nó là nguồn dài cho nên khoản để tài trợđược bớt cho các khoản chiếm dụng gọi là nhu cầu vốn lưu chuyển
Như vậy ta có chỉ tiêu phân tích thứ 2 là:
Nhu cầu vốn lưu chuyển = Hàng tồn kho + Phải thu ngắn hạn – Cáckhoản phải trả ngắn hạn
Trang 38Trong đó: Các khoản phải trả ngắn hạn = Nguồn vốn ngắn hạn – Vay và
nợ ngắn hạn
Xem xét mối quan hệ giữa vốn lưu chuyển và nhu cầu vốn lưu chuyểnbằng cách sử dụng phương pháp so sánh chỉ tiêu Vốn lưu chuyển và Nhu cầuvốn lưu chuyển ở thời điểm cuối kỳ so với đầu kỳ để đánh giá về việc thựchiện nguyên tắc cân bằng tài chính cũng như mức độ an toàn hoặc rủi ro tronghoạt động tài trợ của doanh nghiệp
1.5.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
1.5.3.1 Phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp
Phân tích tình hình công nợ để đánh giá vốn của DN bị chiếm dụng nhưthế nào? DN đã đi chiếm dụng vốn ra sao? Trong KD việc bị chiếm dụng vốn và
đi chiếm dụng vốn là điều bình thường bởi vì trong kinh doanh luôn xảy ra mốiquan hệ kinh tế nảy sinh giữa DN nàỳ với DN khác, giữa DN với Nhà nước,khách hàng, công nhân viên của DN…Nhưng các khoản công nợ này nếu chưađến hạn thanh toán là hoàn toàn bình thường Điều mà các nhà quản lý quan tâm
đó là những khoản nợ dây dưa, khó đòi, các khoản phải thu không có khả năngthu hồi, các khoản phải trả không có nguồn để thanh toán Để nhận biết điều đócần phân tích tình hình công nợ để có biện pháp điều chỉnh kịp thời Trong thực
tế nếu các khoản công nợ phải thu lớn hơn các khoản công nợ phải trả thì DN đó
đã bị chiếm dụng vốn nhiều hơn làm tang nhu cầu cần tài trợ, nếu các khoảncông nợ phải thu nhỏ hơn khoản công nợ phải trả thì DN đó đã đi chiếm dụngvốn làm giảm nhu cầu cần taì trợ Các nhà quản lý DN luôn quan tâm đến cáckhoản công nợ đén hạn, sắp đến hạn phải trả để chuẩn bị những nguồn thanhtoán những khoản nợ này khi đến hạn
Chỉ tiêu phân tích: Bao gồm 3 nhóm chỉ tiêu
- Nhóm 1: Các chỉ tiêu phản ánh quy mô công nợ phải thu (bị chiếm dụng) và công nợ phải trả (đi chiếm dụng)
+ Các khoản phải thu
Trang 39+ Các khoản phải trả (chỉ tính các khoản chiếm dụng, không tính các khoản vay)
- Nhóm 2: Hệ số các khoản phải thu và các khoản phải trả
Doanh thu thuần
hạn bình quân [5, tr.249]
Hệ số vòng thu hồi nợ hay số vòng quay các khoản phải thu hay hệ sốthu hồi các khoản phải thu cho biết trong kỳ các khoản phải thu ngắn hạn bìnhquân của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng
Thời hạn thu nợ=
[5, tr.249]
Chỉ tiêu cho biết trung bình sau bao nhiêu ngày thì doanh nghiệp thu hồiđược nợ Số vòng thu nợ và thời gian thu nợ phản ánh tốc độ luân chuyển cáckhoản phải thu ngắn hạn qua đó đánh giá về thời gian thu nợ, xác suất thu