1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Tiểu luận phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần hàng không vietjet

38 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 349,59 KB

Nội dung

KHOA TÀI CHÍNH – ĐẦU TƯ Trí tuệ và Phát triển TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn Nguyễn Hoàng Diệu Linh Nhóm sinh[.]

Trang 1

KHOA TÀI CHÍNH – ĐẦU TƯ

Trí tuệ và Phát triển

TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY

CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET

MÔN: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hoàng Diệu Linh

Nhóm sinh viên thực hiện:

Trang 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÌNH HÌNH VĨ MÔ 3

1 Tình hình vĩ mô thế giới

2 Tình hình vĩ mô Việt Nam

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH HÀNG KHÔNG 5

1 Khái niệm

2 Khái quát chung về ngành hàng không

3 Cơ hội và tiềm năng của ngành hàng không

4 Một số nghề nghiệp của ngành hàng không

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET 7

1 Thông tin khái quát

2 Vài nét sơ lược về công ty

3 Quá trình hình thành và phát triển

4 Cơ cấu tổ chức công ty

5 Tầm nhìn và sứ mệnh

6 Mục tiêu phát triển kinh doanh

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÌNH HÌNH VĨ MÔ

1 Tình hình vĩ mô thế giới

 Năm 2019: Năm 2019, kinh tế thế giới chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất ổn,

đó là sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, cuộc chiến thương mại Mỹ Trung Quốc, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục giảm lãi suất cơ bản, giádầu biến động So với dự báo đầu năm 2019, hầu hết các số liệu của Ngân hàngThế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế(OECD) đều cho thấy tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong năm 2019 giảm,chỉ ở mức 2,9% Tăng trưởng thương mại quốc tế cũng chỉ đạt 2,5%, mức thấpnhất trong vòng 3 năm trở lại đây đồng thời cũng là mức thấp nhất kể từ thời kỳkhủng hoảng tài chính toàn cầu và thấp hơn đáng kể so với mức trung bình 3.83%trong giai đoạn 2010-2018

- Năm 2020: Kinh tế toàn cầu suy giảm trên diện rộng Năm 2020 đã chứng kiến xu

hướng suy giảm mạnh mẽ của hầu hết các nền kinh tế, khu vực kinh tế trên toàncầu Phần lớn các nền kinh tế đều tăng trưởng âm, ngoại trừ Trung Quốc, Ai Cập,Việt Nam Cụ thể, kinh tế trong hai quý đầu năm 2020 phần lớn là tăng trưởng

âm Xu hướng lao dốc mạnh nhất xuất hiện vào tháng 3 và tháng 4 khi các nướcđồng loạt thực hiện biện pháp đóng cửa lần đầu tiên trong nhiều năm trước ảnhhưởng của đại dịch COVID-19 Sau đó, các hoạt động kinh tế trên toàn cầu đã dầnphục hồi trở lại vào tháng 5, tháng 6, giúp cho kinh tế của các nước, khối nước lấylại được đà tăng trưởng dương Đáng chú ý, các nền kinh tế lớn đã đạt tốc độ tăngcao, dao động từ 12 – hơn 30% trong quý III/2020 Tuy nhiên, xu hướng tích cựcnày có phần chững lại, diễn biến không đồng đều giữa các khu vực và nền kinh tếkhi đợt bùng phát dịch lần thứ hai diễn ra mạnh mẽ tại các nước như Mỹ, khu vực

EU, Nhật Bản và một số nước lớn tại khu vực châu Á…Diễn biến của lạm pháttrong năm 2020 tiếp tục ở mức thấp, tại các nền kinh tế phát triển, lạm phát dướingưỡng mục tiêu đặt ra là 2% Đồng đô la suy yếu lần đầu tiên kể từ năm 2018 –giảm hơn 6%, nhiều đồng tiền chủ chốt đã tăng giá mạnh so với đồng USD Vàngtăng giá mạnh nhất trong vòng 2 năm – tăng hơn 20%

 Năm 2021: Kinh tế thế giới bước sang năm 2021 trong một trạng thái “tơi tả” Cú

sốc mà Covid-19 gây ra đã khiến thế giới rơi vào cuộc suy thoái tồi tệ nhất kể từĐại suy thoái 1930, với mức suy giảm của tổng sản phẩm trong nước (GDP) toàncầu trong năm 2020 là 3,1%, theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Tăngtrưởng toàn cầu được cải thiện đáng kể Mãi đến tháng 9 năm nay, tình hình kinh

tế thế giới mới có sự khởi sắc khi triển khai tiêm phòng vắc-xin nhanh chóng, đãgiúp giảm nhanh số ca lây nhiễm tại nhiều quốc gia trên thế giới Theo Ngân hàngThế giới (WB), giá nhiều mặt hàng đã tăng mạnh trong năm 2021 so với năm2020: giá dầu Brent, giá kim loại cơ bản, giá một số mặt hàng nông sản đều tăng.Lạm phát thế giới có xu hướng tăng trong năm 2021 do sự hồi phục của nhu cầusản xuất và tiêu dùng toàn cầu Tại các nước phát triển, lạm phát có xu hướng tăng

Trang 4

từ 0,7% (năm 2020) lên 2,8% (năm 2021); tại các nước mới nổi và đang phát triểncũng tăng lần lượt từ 5,1% (năm 2020) lên 5,4% (năm 2021) do giá hàng hóa tăng

Kết luận: Từ 2019 – 2021, ta thấy tình hình vĩ mô thế giới có nhiều biến động rất phức tạp

do tác động của chiến tranh thương mại, đặc biệt là do đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh

mẽ trên toàn thế giới Năm 2019 và 2020 kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng 2021 đã đượccải thiện đáng kể

2 Tình hình vĩ mô Việt Nam

 Năm 2019: Kinh tế Việt Nam năm 2019 tiếp tục đánh dấu 1 năm khởi sắc trong

bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại GDP năm 2019 đạt kếtquả ấn tượng với tốc độ tăng 7,02% (Quý I tăng 6,82%, quý II tăng 6,73%; quý IIItăng 7,48%[3]; quý IV tăng 6,97%), vượt mục tiêu của Quốc hội đề ra từ 6,6%-6,8%, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp được Chính phủ banhành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương và cộng đồng doanhnghiệp cùng nỗ lực thực hiện để đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng Mức tăngtrưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 7,08% của năm 2018 nhưng cao hơn mứctăng của các năm 2011-2017 Chỉ số CPI bình quân cả năm 2019 tăng 2.79%, thấpnhất trong 3 năm qua Và đây cũng là năm thứ 6 liên tiếp tốc độ tăng của chỉ sốCPI thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP Bên cạnh đó, lạm phát cơ bản tháng12/2019 tăng 0,68% so với tháng trước và tăng 2,78% so với cùng kỳ năm trước.Lạm phát cơ bản bình quân năm 2019 tăng 2,01% so với bình quân năm 2018

 Năm 2020: Kinh tế Việt Nam vẫn đạt kết quả tích cực với việc duy trì tăng

trưởng Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn

2011-2020 nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành

công của nước ta với tốc độ tăng 2,9%, thuộc nhóm nước cao nhất thế giới Vốn

đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục giảm so với năm trước cùng với đó là lãisuất huy động và lãi suất cho vay giảm Tỷ giá diễn biến phù hợp với đồng USDtrên thị trường quốc tế Giá vàng trong nước biến động mạnh theo giá vàng quốc

tế Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam về cơ bản bình quân năm 2020 có tăng nhẹ 2.31%

so với bình quân năm 2019 Điều này đã đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới4% Đối với nền kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã điều hành, chỉ đạo đúng đắn và kịpthời để được Việt Nam tăng trưởng tích cực hơn với những chỉ số vĩ mô được đảmbảo

 Năm 2021: Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% so với năm trước do dịch

Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế Dịch Covid-Covid-19 diễnbiến phức tạp từ cuối tháng 4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt độngthương mại và dịch vụ Tăng trưởng âm của một số ngành dịch vụ chiếm tỷ trọnglớn đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế Năm

2021, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịchCOVID-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành lãi suất phù hợp, tạođiều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế

Trang 5

phục hồi Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ổn định; thị trường chứng khoán pháttriển mạnh mẽ với mức vốn hóa thị trường cổ phiếu năm 2021 tăng 45,5% so vớicuối năm 2020 Tính đến ngày 24-12-2021, tổng phương tiện thanh toán tăng8,93% so với cuối năm 2020; huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 8,44%;tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 12,97% Theo Tổng cục Thống kê, chỉ sốgiá tiêu dùng (CPI) tháng 12-2021 giảm 0,18% so với tháng 11-2021 và tăng1,81% so với tháng 12-2020 Bình quân năm 2021, CPI tăng 1,84% so với năm

2020, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 Lạm phát cơ bản 12 tháng tăng 0,81%

=> Kết luận: Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chốngchịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19

Trang 6

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH HÀNG KHÔNG

1 Giới thiệu về ngành của đơn vị

1.1 Khái niệm: Hàng không là lĩnh vực kinh tế vận tải áp dụng kỹ thuật công nghệ cao,

hiện đại với hoạt động mang tính quốc tế cao, gắn liền với an toàn và an ninh, buộcphải hoạt động đồng bộ trong một quy trình chặt chẽ Trong ngành hàng không có rấtnhiều nghề nghiệp đa dạng

1.2 Khái quát chung về ngành hàng không

Theo ước tính mới nhất, lưu lượng hành khách hàng không toàn cầu trong năm 2021

sẽ tương đương 33 - 38% mức ghi nhận vào năm 2019 Dự báo trên thấp hơn con số 51%được đưa ra trước đó IATA lưu ý doanh thu của các hãng hàng không trên toàn cầu ướctính đã thiệt hại khoảng 510 tỷ USD vào năm 2020, trong khi chỉ nhận được 160 tỷ USDviện trợ và các hãng hàng không sẽ tiếp tục cạn kiệt nguồn tiền dự trữ IATA nhận địnhcác hãng sẽ vẫn thiếu tiền mặt hoặc chi tiêu nhiều hơn số tiền họ thu được trong suốt năm

2021, đồng thời cũng điều chỉnh các ước tính về mức “đốt” tiền trong năm 2021 của cáchãng bay từ 48 tỷ USD lên 75 - 95 tỷ USD Mặc dù các hãng đã cắt giảm chi phí và một

số được hưởng lợi từ việc đón khách trên các tuyến nội địa, nhưng lĩnh vực này khó cóthể đạt lợi nhuận trước năm 2022

Ngành hàng không Việt Nam hiện đang được xem là ngành dịch vụ mũi nhọn của nềnkinh tế nước ta khi mà tần suất sử dụng các chuyến bay của khách hàng ngày càng trở nênphổ biến và dày đặc hơn bao giờ hết Theo như số liệu thống kê gần đây nhất của ngànhhàng không Việt Nam thì mỗi năm sẽ có khoảng 2 tỷ lượt khách hàng trên các chuyến baycủa các hãng hàng không khác nhau, giúp đem lại nguồn thu nhập rất cao cho nền kinh tếViệt Nam, khoảng hơn 200 tỷ đô la mỗi năm Đây được xem là con số vô cùng ấn tượngcủa ngành hàng không Việt Nam

Trong những năm trở lại đây, ngành hàng không Việt Nam cũng có sự phát triển vượtbậc hơn cả cả về chất lượng lẫn số lượng chuyến bay Số liệu thống kê của cục hàngkhông quốc gia thì số lượng chuyến bay trong một ngày tại sân bay Tân Sơn Nhất đã lênđến 900 chuyến bay, tại sân bay Nội Bài thì con số đó rơi vào khoảng gần 800 chuyểnmột ngày Đây chính là một con số đáng kinh ngạc của ngành hàng không Việt Nam tạimột đất nước còn đang phát triển

1.3 Cơ hội và tiềm năng của ngành hàng không

Với tình hình phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì ngành hàng không Việt Nam đang

có nhu cầu mở rộng đường hàng không trong những năm sắp tới để đáp ứng được nhu cầucủa các chuyến bay phục vụ khách hàng

Hiện nay, ngành hàng không Việt Nam đang có những hãng hàng không nổi tiếng lớnnhư Vietjet Air, Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, cùng với nhiều công ty nổitiếng trong lĩnh vực hàng không như công ty bay dịch vụ dầu khí SFC, công ty bay dịch

Trang 7

vụ VASCO, và có rất nhiều hãng hàng không mới sắp ra mắt Ngành hàng không ViệtNam đang phát triển mạnh mẽ với hơn 20 cảng hàng không phân bổ đều tại 3 miền đấtnước, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng

1.4 Một số nghề nghiệp trong ngành hàng không

1) Phi công: Công việc chính của một phi công phải làm chính là kiểm tra kỹ càng lịch

bay, kiểm tra số lượng hành khách, các trang thiết bị động cơ hoạt động tốt Khi máybay cất cánh, phi công sẽ điều khiển máy bay đến đúng điểm đến theo sự chỉ dẫn củatrạm không lưu, đi đúng lịch trình đã vạch ra, đảm bảo an toàn trong suốt chuyến bay.rong quá trình bay, phi công cần phải cung cấp đến hành khách những thông tin về sốhiệu chuyến bay, tình hình thời tiết bên ngoài, lịch trình chuyến bay với các điểmdừng,

2) Huấn luyện viên bay: Khác với phi công, đây là những người hướng dẫn lái máy

bay dân dụng, họ sẽ là người hiểu biết về lý thuyết bay cũng như thực hành bay cùng cácquy tắc hàng không, các điều kiện thời tiết mà chuyến bay được phép hoạt động Nhữngyêu cầu để trở thành một huấn luyện bay về cơ bản cũng giống với phi công nhưng đòihỏi ở họ trách nhiệm cao cả, sự cẩn thận, kiên nhẫn, chín chắn, khả năng tự chủ cao

3) Tiếp viên hàng không: Có thể nói, tiếp viên hàng không được coi là một công việc

rất được nhiều người yêu thích và có đam mê trở thành tiếp viên hàng không Nhiệm vụcủa một tiếp viên hàng không chính là phục vụ hành khách và thành viên phi hành đoàntrên các chuyến bay Khi một chuyến bay bắt đầu thì một tiếp viên hàng không sẽ phảithực hiện kiểm soát vé, xếp chỗ ngồi, kiểm tra hành lý, hướng dẫn chi tiết lối đi lênxuống cho khách hàng, hướng dẫn hành khách những thủ tục cơ bản trên các chuyếnbay, các thiết bị sử dụng nếu xảy ra tình huống nguy cấp Tiếp viên hàng không cũngphải đảm bảo an toàn cho hành khách trong suốt chuyến bay Ngoài ra, tiếp viên hàngkhông cũng sẽ có nhiệm vụ thực hiện việc ăn uống các bữa ăn trên máy bay cho hànhkhách,

4) Nhân viên kiểm soát không lưu: Nhân viên kiểm soát không lưu chính là những

người làm việc tại trạm không lưu của các cảng không hàng, có nhiệm vụ chỉ dẫn đườngbay, cảnh báo và tránh những nguy cơ nguy hiểm, va chạm cho các phi công và phốihợp với các hoạt động cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn nếu chẳng may có tai nạn xảy ra

 Ngoài những vị trí công việc phổ biến như phi công, tiếp viên hàng không thì ngànhhàng không Việt Nam hiện nay cũng có nhiều vị trí công việc khác như: Nhân viên cânbằng trọng tải, nhân viên chăm sóc khách hàng, nhân viên bán vé máy bay;

2 Môi trường vĩ mô

2.1 Kinh tế

a) Tốc độ tăng trưởng kinh tế

- Là một bộ phận của nền kinh tế nên hoạt động kinh doanh của Công ty luôn gắn liền vớitốc độ tăng trưởng kinh tế

Trang 8

- Ước tính GDP năm 2021 tăng 2,58% (quý I tăng 4,72%; quý II tăng 6,73%; quý III giảm6,02%; quý IV tăng 5,22%) so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tớimọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọngđiểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh

- Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng không nên sự tăng trưởng hoạt độngkinh doanh của Công ty cũng đồng hành với tốc độ tăng trưởng của ngành hàng không ViệtNam Theo công bố của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), VN đứng số 1 trong

25 nước có thị trường hàng không nội địa phục hồi nhanh nhất thế giới Lượng khách nội địatăng đột biến so với năm 2021 khiến các sân bay từ cao điểm dịp lễ 30.4 tới nay luôn đầy ắpkhách, thậm chí quá tải Theo đại diện Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, sản lượng vậnchuyển đang có sự tăng trưởng ngoạn mục nhờ nhu cầu đi du lịch của người dân tăng cao,gần như ngày nào cũng là cao điểm Những ngày cuối tuần, Nội Bài ghi nhận tới 95.000 lượtkhách/ngày với hơn 600 lượt chuyến, cao tương đương với cao điểm hè 2019; nếu chỉ tínhriêng khách nội địa thì tăng tới 30 - 35% so với 2019

- Những biến động trong chỉ số kinh tế vĩ mô có thể sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởngcủa nền kinh tế và ngành hàng không, có thể dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngkinh doanh của Công ty Đại chúng hóa phương thức vận chuyển bằng đường hàng không,thu hút khách hàng từ các phương tiện vận tải khác và không ngừng cải tiến chất lượng dịch

vụ là cách thức VietJet đang thực hiện để duy trì tốc độ tăng trưởng và hạn chế rủi ro này

Tổng giám đốc Hiệp Hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), ông Willie Walsh, chobiết năm 2021 hàng không phục hồi chủ yếu nhờ bay nội địa, đạt mức 72% so với hồi năm

2019, thì dự kiến các đường bay quốc tế sẽ quay trở lại “khá mạnh mẽ” trong năm 2022

b) Lạm phát

Hàng không là một ngành có tầm quan trọng đặc biệt , không chỉ trong phát triển kinh tế

mà còn đối với các vấn đề an ninh, quân sự và chủ quyền quốc Ngành hàng không thếgiới có sự phát triển rất mạnh mẽ, tạo ra rất nhiều việc làm và đóng góp không nhỏ vàoTổng sản phẩm quốc nội toàn cầu Tuy nhiên, ngành hàng không cũng phải đối mặt vớirất nhiều khó khăn, khủng hoảng và một trong số đó chính là lạm phát Hãng hàngkhông tư nhân như Vietjet Air cũng đã bị ảnh hưởng không nhỏ bởi tỷ lệ này Theo đó,tháng 9/2022, lạm phát Việt Nam tăng 3,94% so với cùng kì năm trước Bình quân lạmphát 9 tháng đầu năm ở mức 2,73%

Ảnh hưởng tích cực của lạm phát, khi tốc độ lạm phát tự nhiên, tức là dưới 10% sẽ manglại một số lợi ích cho ngành hàng không:

Kích thích mọi người tiêu dùng, sử dụng các dịch vụ của Vietjet, cũng từ đó đã thúc đẩyviệc cho các công ty khác vay, đầu tư vào các lĩnh vực mới của hàng không Nhờ đó,công ăn việc làm được tạo ra và giảm tình trạng thất nghiệp trong xã hội

Trang 9

Kích thích, tăng các sản phẩm dịch vụ của Vietjet như đặt vé online thông qua app, đại

lý, phòng vé, các dịch vụ chăm sóc khách hàng dẫn đến tổng cầu tăng giúp ngành dịch

vụ phát triển

Ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát

Tình trạng lạm phát tăng cao trên thế giới khiến nhiều đồng tiền bị mất giá, các hãnghàng không khai thác thị trường quốc tế thu tiền vé bằng đồng bản tệ, còn trả các chi phíbằng USD, vô hình trung có thể nói Vietjet bị thiệt hại “song-kép” về tỷ giá

Ta có công thức: “ Lãi suất thực=lãi suất danh nghĩa-tỷ lệ lạm phát” Do đó, khi tỷ lệlạm phát tăng cao nhưng muốn giữ lãi suất thực ổn định và dương thì lãi suất danh nghĩatăng Từ đó, các chi phí của Vietjet sẽ tăng và làm giảm doanh thu của hãng

Lạm phát tăng sẽ khiến chính phủ đánh thuế vào hãng càng nhiều Bởi cùng một số tiền

đó mà chi trả trong quá trình chưa lạm phát thì chi trả với “a” phí nhưng khi xảy ra tìnhtrạng lạm phát cao thì phải trả với “a+n” phí Từ đó dẫn đến tình trạng nợ quốc gia ngàycàng tăng cao

Lãi suất

Bên cạnh lạm phát, lãi suất là 1 chỉ số tài chính vô cùng quan trọng mà công ty phải luôntheo dõi và cập nhật hàng ngày nhằm đưa ra các chiến lược đầu tư hợp lý Không phải bất kỳmột doanh nghiệp nào cũng có một lượng vốn đủ lớn để tiến hành tổ chức sản xuất kinhdoanh mà phần lớn đều phải huy động thêm từ các nguồn bên ngoài, trong đó một kênh phổbiến là thông qua vay vốn và chịu lãi suất sử dụng vốn vay

Công ty có chính sách duy trì tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu ở mức thấp nhất trong ngànhhàng không, chỉ khoảng 0,9 lần tính đến cuối năm 2021 Vietjet chủ yếu sử dụng các khoảnvay từ các ngân hàng để thực hiện việc mua thêm các máy bay mới Các đối tác cung cấp tíndụng cho công ty đều là các đối tác lâu năm với công ty vì thế công ty thường xuyên đượchưởng các chính sách ưu đãi về lãi suất

Ngoài ra, ban điều hành của công ty luôn thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyếtđịnh sử dụng các khoản vay từ ngân hàng nên rủi ro lãi suất cũng được công ty kiểm soát vàhạn chế tối đa

Lợi thế:

- Việt Nam nằm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, số lượng dân cư đông nhất, tiềm lựckinh tế mạnh Lợi thế nằm trên trục giao thông thông Đông – Tây và Bắc – Nam, là trục giaothông quan trọng và đông đúc nhất trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng rất lớn hàng không

- Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch lớn: danh lam thắng cảnh, văn hóa lịch sử => Thu hútkhách du lịch trong và ngoài nước Thúc đẩy du lịch phát triển kéo theo các dịch vụ ‘ăntheo’ trong đó có vận tải hàng không Đây chính là cơ hội cho VietJet Hiện hãng đã có cácchuyến bay đều đặn tới Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và Campuchia

Trang 10

- Dân cư tập trung đông đúc tại hai thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng Quy mô pháttriển kinh tế vượt trội kết hợp với mức GDP được cải thiện đây là một tiềm năng rất lớntrong việc phát triển giao thông hàng không cả trong nước và ngoài nước.

Hạn chế:

- Khai thác chưa triệt để các tiềm năng về vị trí địa, chủ yếu là phục vụ điều hành các chuyếnbay quá cảnh, trong khi đó việc tổ chức khai thác lợi thế về khả năng tạo lập các trung tâmtrung chuyển (hub) hành khách, hàng hóa như Singapore, Bangkok… chưa thực hiện được

- Văn hóa và thói quen của người Việt Nam là di chuyển bằng các phương tiện truyền thống,giá rẻ và đưa đón tận nơi, linh hoạt điểm đi và đến Do vậy việc thay đổi thói quen đi lại củangười dân Việt Nam còn nhiều khó khăn chưa kể đến thủ tục mua vé, check-in,lên xuốngmáy bay

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET

1 Thông tin khái quát

 Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG VIETJET

 Tên viết tắt: VIETJET

 Tên thương mại: VIETJET AIR

 Giấy Chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số 0103018458 ngày 23 tháng 7 năm2007

 Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp số 0102325399 ngày 19 tháng 4 năm

2011 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, lần điều chỉnh gần nhất làngày 8 tháng 10 năm 2020

Trang 11

 Giấy Chứng nhận Đăng ký đầu tư số 2357762445 ngày 30 tháng 12 năm 2016 doBan Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh cấp và có giá trị trong

2 Vài nét sơ lược về công ty

Vietjet Air là hãng hàng không đầu tiên tại Việt Nam vận hành theo mô hình hàngkhông thế hệ mới, chi phí thấp và cung cấp đa dạng các dịch vụ cho khách hàng lựa chọn.Hãng không chỉ vận chuyển hàng không mà còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa vàdịch vụ cho khách hàng thông qua các ứng dụng công nghệ thương mại điện tử tiên tiến

Hiện nay Vietjet đang khai thác mạng đường bay phủ khắp các điểm đến tại ViệtNam và hơn 30 điểm đến trong khu vực tới Thái Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar, ĐàiLoan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, khai thác đội tàu bay hiện đại A320

và A321 với độ tuổi bình quân là 3.3 năm

Vietjet là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA)với Chứng nhận An toàn khai thác IOSA Văn hóa An toàn là một phần quan trọng trong vănhoá doanh nghiệp Vietjet, được quán triệt từ lãnh đạo đến mỗi nhân viên trên toàn hệ thống

Trong 7 năm hoạt động khai thác, phục vụ khách hàng Vietjet Air đã được vinh doanhvới 32 giải thưởng trong nước tại Việt Nam và 9 giải thưởng quốc tế lớn

3 Quá trình hình thành và phát triển

2007 - Được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải hàng không số

01/0103018458

2011 - Khai trương chuyến bay thương mại đầu tiên từ Tp Hồ Chí Minh ngày 24/12

2012 - Ra mắt Slogan mới của Vietjet “Bay là thích ngay”

- Mở rộng mạng bay nội địa đến 7 điểm đến mới gồm có: Vinh, Đà Nẵng, NhaTrang, Đà Lạt, Phú Quốc, Hải Phòng

2013 - Triển khai chương trình For Your Smile dành cho quản lý chất lượng dịch vụ

Trang 12

- Ra mắt Công ty cổ phần Vietjet Cargo.

- Ra mắt Công ty cổ phần ThaiVietjet

- Khai trương mới 5 đường bay nội địa và 2 điểm đến mới gồm Thanh Hoá,Cần Thơ

- Khai trương 3 đường bay quốc tế mới tới Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan

2015 - Khai trương Trung tâm Đào tạo

- Nhận chứng nhận An toàn Khai thác IOSA bởi Hiệp hội Vận tải

- Hàng không Quốc tế (IATA)

- Khai trương mới 9 đường bay nội địa và 3 điểm đến mới gồm Đồng Hới, ChuLai, Pleiku

- Khai trương mới 2 đường bay quốc tế và 1 điểm đến mới tại Yagoon(Myanmar)

2016 - Ký thoả thuận hợp tác xây dựng Trung tâm huấn luyện hàng không với

Airbus

- Ký kết đặt hàng bổ sung 20 tàu bay thế hệ mới A321 động cơ CEO và NEOvới Airbus

- Chính thức trở thành thành viên Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA)

- Khai trương mới 9 đường bay nội địa và 2 điểm đến mới tại Cần Thơ và Huế

- Khai trương mới các đường bay quốc tế đến điểm đến mới tại Trung Quốc,Đài Loan, Hàn Quốc và Malaysia

2017 - Niêm yết công ty trên Sở Giao dịch Chứng khốn Tp Hồ Chí Minh

- Khai trương động thổ dự án Học viện Hàng không Vietjet

- Tham gia Hội nghị cấp cao APEC tại Đà Nẵng

- Khai trương đường bay mới nâng tổng đường bay nội địa lên 38 đường bay

- Khai trương mới mạng bay quốc tế tới nhiều điểm đến tại Thái Lan, TrungQuốc, Cambodia, Đài Loan, Hàn Quốc, Myanmar nâng tổng đường bay quốc

tế lên 44 đường bay

2018 - Mở đường bay đi Tokyo và Osaka – Nhật Bản

- Ký biên bản ghi nhớ cho dịch vụ hỗ trợ bảo dưỡng động cơ dài hạn với CFMInternational Ký thỏa thuận trị giá 7,3 tỷ đô-la với Safran – CFM, GECAS tạiPháp

- Ký thỏa thuận mở đường bay trực tiếp kết nối Việt Nam và Úc tại Sydney, Úc

2019 - Mở thêm đường bay từ Việt Nam – Nhật Bản

- Đạt mốc 100 triệu lượt khách trong nước và quốc tế

- Đạt tổng cộng 139 đường bay bao gồm 44 đường bay nội địa và 95 đườngbay quốc tế

- Đội tàu bay được nâng lên 78 tàu và tuổi trung bình 3,2 tuổi

- Ký thỏa thuận mua 20 tàu bay thế hệ mới A321XLR với Airbus

- Trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản –Keidanren

4 Cơ cấu tổ chức công ty

Trang 13

Bà Nguyễn Thị Phương ThảoÔng Đinh Việt Phương

Ông Michael Hickey

Bà Hồ Ngọc Yến Phương

Ông Tô Việt ThắngÔng Nguyễn Thanh Sơn

Chủ tịchPhó chủ tịch thường trựcPhó chủ tịch – Thành viên độclập

Thành viênThành viênThành viênThành viênThành viên độc lậpTổng Giám đốcPhó Tổng Giám đốc Thường trựckiêm Giám đốc Điều Hành

Phó Tổng Giám đốc Khai thácPhó Tổng Giám đốc kiêm Giámđốc Tài Chính

Phó Tổng Giám ĐốcPhó Tổng Giám đốc Thương mạiBan Quản lý cấp

cao Ông Lương Thế PhúcBà Nguyễn Thị Thúy Bình

Ông Nguyễn Đức ThịnhÔng Đỗ Xuân QuangÔng Nguyễn Thái TrungÔng Chu Việt Cường

Phó Tổng Giám ĐốcPhó Tổng Giám ĐốcPhó Tổng Giám ĐốcPhó Tổng Giám ĐốcPhó Tổng Giám ĐốcPhó Tổng Giám Đốc

Ủy Ban kiếm

toán Ông Donal Joshep EoylanÔng Lưu Đức Khánh

Ông Nguyễn Thanh Hùng

Chủ tịchThành viênThành viên

5 Tầm nhìn và sứ mệnh

5.1 Tầm nhìn

Trở thành tập đồn hàng không đa quốc gia, có mạng bay rộng khắp khu vực và thếgiới, phát triển không chỉ dịch vụ hàng không mà còn cung cấp hàng tiêu dùng trên nềntảng thương mại điện tử, là thương hiệu được khách hàng yêu thích và tin dùng

5.2 Sứ mệnh

- Khai thác và phát triển mạng đường bay rộng khắp trong nước, khu vực và quốc tế

- Mang đến sự đột phá trong dịch vụ hàng không

- Làm cho dịch vụ hàng không trở thành phương tiện di chuyển phổ biến ở Việt Nam

và quốc

- Mang lại niềm vui, sự hài lòng cho khách hàng bằng dịch vụ vượt trội, sang trọng vànhững nụ cười thân thiện

Trang 14

6 Mục tiêu phát triển kinh doanh

- Mở rộng và phát triển vững chắc mạng bay nội địa và quốc tế Củng cố vị thế hãng vậntải nội địa hàng đầu và tăng cường khai thác các đường bay quốc tế hiệu quả

- Tăng cường thương hiệu Vietjet Air Tiếp tục phát triển nhóm khách hàng trung thành vàtăng cường hiệu quả hoạt động tài chính

- Hòan thiện hệ thống vận hành, quy trình khai thác Ứng dụng các phần mềm quản lý tiêntiến trong vận hành và khai thác

- Tập trung vào quản lý chi phí, hiệu quả hoạt động Duy trì vị thế dẫn đầu về chi phí trênmỗi đơn vị ASK và hiệu quả hoạt động tốt nhất trong ngành

- Duy trì tiêu chuẩn cao về chất lượng, an toàn và an ninh Cam kết với các tiêu chuẩn cao

về chất lượng, an toàn và an ninh

- Tối ưu hóa vận hành khai thác Tối ưu hóa chi phí và hiệu quả kinh doanh

- Đa dạng hoá các nguồn vốn tài trợ Đa dạng hoá các phương án tài trợ vốn

- Tập trung nguồn nhân lực Xây dựng môi trường làm việc quốc tế và chuyên nghiệp, vàkhuyến khích sự sáng tạo và niềm đam mê từ nhân

Trang 15

4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY

I Tình hình biến động cơ cấu tài sản – nguồn vốn

Bảng cân đối kế toán

Trang 16

Phân tích bảng cân đối kế toán

 Tài sản ngắn hạn: Nhìn chung, Có thể thấy rằng trong cơ cấu tài sản của công ty thìtài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm, cụ thể:

Năm 2019 tài sản ngắn hạn đạt 24.459 tỷ đồng, năm 2020 là 25.382 tỷ đồng tăng 923

tỷ đồng tương ứng tăng 3.77%; năm 2021 tài sản ngắn hạn là 26.866 tỷ đồng tăng 1.484 tỷđồng tương ứng tăng 5.85% so với năm 2020 Tiền và các khoản tương đương tiền giảmmạnh qua các năm Năm 2020 giảm 2.438 tỷ đồng tức giảm 45,45% so với năm 2019 Năm

2021 giảm 1.058 tỷ đồng tức giảm 36.16% so với năm 2020

Các khoản phải thu ngắn hạn thì tăng 24.71% tức tăng 4.140 tỷ đồng vào năm 2020

và tiếp tục tăng thêm 2.365 tỷ tức 11,32% vào năm 2021 Điều này cho thấy các khoản phảithu ngắn hạn tăng do phải thu khách hàng tăng Bên cạnh đó, ta có thể thấy, DN có nợ xấu

và số nợ xấu biến động tăng Việc cần làm là phân tích, đánh giá, lựa chọn khách hàng cấptín dụng và tăng cường công tác thu hồi nợ khi đến hạn và quá hạn

Ngoài ra, việc đầu tư tài chính ngắn hạn của Công ty có chiều hướng giảm mạnh từ1.145 tỷ đồng xuống còn 604 tỷ đồng tức giảm 47,25%, điều này cho thấy, trước sự ảnhhưởng của dịch Covid 19 Công ty đã giảm các khoản đầu tư ngắn hạn với tính thanh khoảncao để tránh rủi ro với tình hình kinh tế lúc bấy giờ

 Tài sản dài hạn nhìn chung có sự chuyển dịch nhẹ qua các năm, cụ thể:

Năm 2019 tài sản dài hạn đạt 24.400 tỷ đồng, năm 2020 đạt 19,814 tỷ đồng và năm

2021 là 24.786 tỷ đồng Ta có thể thấy năm 2020 là một năm biến động của nền kinh tế VNcũng như thế giới, Vietjet cũng là 1 trong những ngành chịu nhiều ảnh hưởng nhất nên mọichỉ tiêu trong tài sản dài hạn đều có xu hướng giảm trong năm 2020 và dần khôi phục trongnăm 2021 Các khoản phải thu dài hạn vẫn có chuyển dịch nhỏ như: năm 2019 là 14.970 tỷđồng, năm 2020 12.970 tỷ đồng tức giảm 13.36%, tuy nhiên năm 2021 lại tăng lên 16.889 tỷtức tăng 30.22% Điều này thể hiện Công ty còn nhiều các khoản nợ khó đòi với rủi ro thu

nợ cao Việc Công ty cần làm là lập dự phòng nợ khó đòi

 Nợ phải trả:

Năm 2020 so với năm 2019 giảm 3.737 tỷ đồng đồng, tỉ lệ giảm 11.01% chủ yếu là

do nợ dài hạn giảm xuống Năm 2020 là 19.834 tỷ đồng tăng 664 tỷ đồng so với năm trước

đó, năm 2021 giảm xuống còn 15.522 tỷ đồng tương đương 21.74% Nợ dài hạn giảm 4.401

tỷ đồng, tỉ lệ giảm 29.76% đây cũng là chỉ tiêu có trị số lớn nhất Năm 2021 tăng 4.580 tỷđồng tương đương 15.16% so với năm 2020 Điều này cho thấy khả năng chiếm dụng tài sản

và tài chính của Công ty Đồng thời cho thấy vị thế và uy tín lớn của công ty trên thị trường,với đối tác, khách hàng Sự gia tăng nợ dài hạn của doanh nghiệp so với cùng kỳ, cho thấycông ty đang huy động nguồn vốn để mở rộng đầu tư, tăng quy mô sản xuất kinh doanh.Tăng các khoản nợ dài hạn cho thấy cơ hội phát triển về lâu dài của doanh nghiệp trongtương lai

 Vốn chủ sở hữu: có xu hướng tăng tương đối đều giữa các năm, cụ thể:

Năm 2019 là 14.903 tỷ đồng sang năm 2020 tăng nhẹ 75 tỷ đồng tương đương 0.5%.Đến năm 2021 là 16.854 tỷ đồng tăng 1.876 tỷ đồng tức 12.53% Vốn chủ sở hữu tăng đồngnghĩa với số lượng vốn góp tăng Điều này phản ánh tốc độ phát triển, thu lợi của doanh

Trang 17

nghiệp Nguồn vốn được bổ sung từ lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp Hoặc cũng cóthể là quỹ vốn của chủ sở hữu Khi vốn chủ sở hữu tăng, giá cổ phiếu phát hành sẽ có xuhướng tăng cao hơn so với mệnh giá.

Trang 18

Chỉ tiêu Mã số Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 So sánh năm 2019-2020 So sánh năm

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 50,603 18,220 12,875 -32,383 -63.99 -5,345

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch

8 Phần lãi/lỗ trong công ty liên doanh, liên kết -92 -18 -42 74 -80.43 -24

11 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 3,846 -2,018 172 -5,864 -152.47 2,190

14 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 721 1,774 8 1,053 146.05 -1,766

15 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 4,567 -244 180 -4,811 -105.34 424

18 Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51-52) 60 3,805 70 79 -3,735 -98.16

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Trang 19

Phân tích doanh thu:

Doanh thu của công ty giảm mạnh qua 3 năm Năm 2019 doanh thu đạt 50.603 tỷđồng, năm 2020 là 18.220 tỷ đồng giảm 32.383 tỷ đồng tương ứng giảm 63.99%; năm 2021doanh thu là 12.875 tỷ đồng giảm 5.345 tỷ đồng tương ứng giảm 29.34% so với năm 2020

Doanh thu giảm vào năm 2020 do công ty suy giảm tình hình kinh doanh trong năm

2018, tình hình cạnh tranh gay gắt trên thị trường và cắt chi tiêu về quảng cáo, chương trìnhkhuyến mãi đã ảnh hưởng đến doanh số năm 2018, tuy nhiên tình hình đã cải thiện hơn vàonăm 2019, công ty đã rút ra được một số kinh nghiệm ở năm trước, đã triển khai khai thácthị trường mới và tung các chương trình khuyến mãi nhằm lôi kéo khách hàng về lại phíamình sang năm 2021 mặc dù tình hình dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát nhưng ngànhhàng không nói chung và Vietjet nói riêng vẫn gặp rất nhiều khó khăn

Phân tích chi phí:

Giá vốn hàng bán trong năm 2020 giảm hơn 25.348 tỷ đồng tương ứng với tốc độgiảm là 56.35% so với năm 2019 và năm 2021 tiếp tục giảm 4.718 tỷ đồng tương đương24.03% Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, nền kinh tế không ổnđịnh nên số lượng hàng hóa tiêu thụ ít hơn dẫn đến sự giảm của giá vốn hàng bán

Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm qua các năm, năm 2020 là 375 tỷ đồng tươngđương giảm 13.99% so với năm 2019 và tiếp tục giảm xuống 9% tức 366 tỷ đồng vào năm2021

Phân tích lợi nhuận:

 Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Tình hình lợi nhuận của công ty có chuyển biến không tốt, năm 2020 giảm so vớinăm 2019 một lượng lớn là 5.864 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 152.47% Có thể thấynăm 2020 là một năm quá khó khăn đối với Công ty Năm 2021, đã có dấu hiệu khởi sắchơn khi lợi nhuận của công ty đạt 172 tỷ đồng tức tăng 108.52% so với năm 2020 Chứng tỏtrong năm 2021, công ty đã có chính sách bán hàng tốt, kinh doanh thuận lợi nên lợi nhuận

đã tăng dần trở lại Tuy con số chưa cao nhưng ta vẫn có thể thấy đó là một tín hiệu tốt về sựtrở lại của 1 trong những hãng hàng không lớn nhất Việt Nam

 Lợi nhuận sau thuế thu nhập

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2020 là 70 tỷ đồng, giảm

so với năm 2019 là 3.735 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 98.16% Lợi nhuận sau thuếthu nhập doanh nghiệp của công ty năm 2021 tăng nhẹ so với năm 2020 là 9 tỷ đồng, tươngứng với tỷ lệ tăng là 12.86% Nguyên nhân chủ yếu là do công ty có chính sách kinh doanhtốt để phục hồi sau đại dịch Covid, doanh thu đã có những chuyển biến tích cực hơn qua cácnăm dẫn theo lợi nhuận tăng theo

Ngày đăng: 01/02/2023, 08:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w