1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(TIỂU LUẬN) nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân vô cơ đến sinh trưởng và năng suất giống đậu tương đt51 vụ hè thu 2017 tại huyện võ nhai, tỉnh thái nguyên

91 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị Phương Oanh

Thái Nguyên, năm 2018

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luâṇ , tôi luônnhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo khoa Nông học, TrườngĐại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng các tập thể, cá nhân và gia đình.

Tôi xin trân trọng cảm ơn: ThS Nguyễn Thị Phương Oanh, ThS Phạm

Thị Thu Huyền , giảng viên khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên, đã hướng dẫn tôi tâṇ tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè những người luônđộng viên giúp đỡ trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu.

Thái Nguyên, ngày … tháng năm 2018

Sinh viên

Nông Văn Quỳnh

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 9

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương ở 4 quốc gia đứng đầu thế giới 10

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam trong những năm gần đây

(2012 - 2016) 17Bảng 2.4 Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên trong những năm gần đây 18Bảng 4.1: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ đến các giai đoạn sinh trưởng của

giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 Bảng 4.2a Ảnh hưởng của các loại phân vô cơ đến chiều cao cây của giống đậu

tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 29Bảng 4.2b Ảnh hưởng của các loại phân vô cơ đến một số đặc điểm hình thái của

giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 31

Bảng 4.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón vô cơ đến chỉ số diện tích lá và khả năng tích

lũy vật chất khô của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017

Bảng 4.4 Ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến khả năng hình thành nốt sần của giống

đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 tại Võ Nhai, Thái Nguyên

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của các loại phân bón vô cơ đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả

năng chống đổ của giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các loại phân vô cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

của giống đậu tương ĐT51 trong thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2017

Trang 5

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương trên thế giới 9

Biểu đồ 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương ở Việt Nam 17

Biểu đồ 2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương ở Thái Nguyên 19Biểu đồ 4.1 NSTT và NSLT của các công thức phân bón thí nghiệm vụ Hè Thu năm

2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 40

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 7

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.4 Ý nghĩa khoa học và ý thực tiễn của đề tài: 3

1.4.1 Ý nghĩa khoa học 3

1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học 4

2.1.1 Nhu cầu dinh dưỡng của đậu tương 4

2.1.2 Vai trò của phân bón đối với cây đậu tương 5

2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới 8

2.2.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới 8

2.3 Kết quả nghiên cứu về bón phân đậu tương trên thế giới và Việt Nam 13

2.3.1 Kết quả nghiên cứu về bón phân đậu tương trên thế giới 13

2.3.2 Kết quả nghiên cứu bón phân cho đậu tương ở Việt Nam 14

2.4 Tình hình sản suất đậu tương ở Việt Nam 16

2.5 Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên 18

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1 Đối tượng nghiên cứu 20

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20

3.3 Quy trình kĩ thuật 20

Trang 8

3.4 Nội dung nghiên cứu 21

3.5 Phương pháp nghiên cứu 21

3.5.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 21

3.6 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 22

3.6.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển 22

3.6.2 Chỉ tiêu sinh lý 22

3.6.3 Các yếu tố cấu thành năng suất 23

3.6.4 Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại 24

3.7 Phương pháp xử lý sô liệu 25

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26

4.1 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ đến thời gian sinh trưởng của giống đậutương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 26

4.1.1 Giai đoạn từ gieo đến mọc 26

4.1.2 Giai đoạn từ gieo đến phân cành 27

4.1.3 Giai đoạn từ gieo đến ra hoa 27

4.1.4 Giai đoạn từ gieo đến chắc xanh 28

4.1.5 Giai đoạn từ gieo đến chín 28

4.2 Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến đặc điểm hình thái của giốngđậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên 29

4.2.1 Chiều cao cây 29

4.5.1 Sâu bệnh hại 37

Trang 9

4.5.2 Khả năng chống đổ 37

4.6 Ảnh hưởng của các loại phân vô cơ đến yếu tố cấu thành năng suất và năngsuất của giống đậu tượng ĐT51 vụ Hè Thu năm 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh TháiNguyên 38

4.6.1 Số quả chắc/cây 39

4.6.2 Số hạt chắc/quả 39

4.6.3 Khối lượng 1000 hạt 39

4.6.4 Năng suất lý thuyết 39

4.6.5 Năng suất thực thu 40

Trang 10

Phần 1MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề

Cây đậu tương, hay đỗ tương, đậu nành (tên khoa học Glycine max(L)), là

cây trồng có mặt ở Việt Nam từ rất lâu đời Sản phẩm của nó cung cấp thực phẩmcho con người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là mặthàng xuất khẩu có giá trị Ngoài ra đậu tương là cây trồng ngắn ngày rất thích hợptrong luân canh, xen canh, gối vụ với nhiều loại cây trồng khác và là cây cải tạo đấtrất tốt (Ngô Thế Dân và các cs, 1999) [4].

Đậu tương là cây trồng có giá trị kinh tế cao, thành phần dinh dưỡng tronghạt khá đầy đủ vầ cân đối: Hàm lượng Protein chiếm 32 - 45%, Lipit chiếm 12 -24%, Gluxit chiếm 16 - 20% và còn chứa hầu hết các axit amin cần thiết cho cơ thểnhư: Lizin, Xystin, Triptophan, Leuxin, Methionin… Với thành phần dinh dưỡngnhư vậy hạt đậu tương có thể thay thế hoàn toàn đạm động vật trong bữa ăn hàngngày của con người.

Bên cạnh đó thân lá đậu tương cũng có nhiều Protein, với hàm lượng khoảng8 - 15%, cao gấp 3 - 5 lần Protein trong rơm rạ và các cây ngũ cốc khác Vì vậy thânlá đậu tương là nguồn thức ăn cho gia súc, gia cầm, là nguồn chất xah cải tạo đất.

Đậu tương có khả năng cố định Nitơ của khí quyển thông qua hoạt động củacác vi khuẩn Rhizobium có trong nốt sần ở rễ Cây đậu tương ăn sâu phân nhánhnhiều làm đất tơi xốp Làm tăng giá trị cải tạo đất của đậu tương.

Đậu tương là cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn ( từ 75 - 150 ngày) lạiđược trồng nhiều vụ trong năm và ở nhiều cùng khác nhau, do vậy cây đậu tương cóthể trồng xen với các cây trồng khác, vừa có thể trồng luân canh cải tạo đất kể cảcây ngày ngắn và cây ngày dài… góp phần nâng cao năng suất cây trồng sau, nângcao hệ số sử dụng đất.

Với những đặc điểm trên, cây đậu tương là cây trồng được Nhà nước chútrọng phát triển, không ngừng tăng diện tích và tăng năng suất.Tuy nhiên năng suấtcây đậu tương ở nước ta còn thấp.

Trang 11

Có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất cây đậu tương ở nước ta còn thấpnhư giống, kỹ thuật trồng trọt Để nâng cao năng suất, chất lượng của cây đậu tươngchúng ta phải chọn được giống có năng suất cao, phẩm chất tốt và chế độ thâm canhphù hợp, bón phân cân đối, hợp lý với từng loại đất, từng vùng sinh thái, từng mùavụ.

Võ Nhai thuộc huyện trung du và miền núi phía bắc hiện nay cơ cấu cây trồngđang chuyển dần về các loại cây ăn quả và cây lương thực ngắn ngày trong đó có đậutương Tuy nhiên trong những năm gần đây sản lượng và năng suất đậu tương trên địabàn huyện có xu hướng giảm, nguyên nhân là do chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên thờivụ trồng đậu tương cũng bị ảnh hưởng, nhưng nguyên nhân chính là người dân chỉdùng phương pháp ước lượng lượng phân bón cho diện tích gieo trồng chứ chưa cóphương pháp bón phân khoa học, cộng với đó là tổ hợp phân thích hợp giúp cho cây sửdụng một cách tối đa, giảm chi phí và không để lại dư thừa trong đất.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế, góp phần phát triển cây đậu tương ở

nước ta, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của tổhợp phân vô cơ đến sinh trưởng và năng suất giống đậu tương ĐT51 vụ hè thu2017 tại Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định được lượng phân bón vô cơ thích hợp cho sinhtrưởng và năng suất giống đậu tương ĐT 51 vụ hè thu tại Võ Nhai, Thái Nguyên.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến đặc điểm nông học, sinh học của giống đậu tương ĐT 51.

- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến một số chỉ tiêu sinh lý của giống đậu tương ĐT 51.

- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại vàkhả năng chống đổ của giống đậu tương ĐT 51.

- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón vô cơ đến các yếu tố cấu thành năng suấtvà năng suất của giống đậu tương ĐT 51.

Trang 12

1.4 Ý nghĩa khoa học và ý thực tiễn của đề tài:

Trang 13

Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU2.1 Cơ sở khoa học

2.1.1 Nhu cầu dinh dưỡng của đậu tương

Đậu tương cần đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng, pháttriển bình thường Nếu thiếu hoàn toàn hoặc bất cứ các yếu tố nào đều ảnh hưởngđến sự sinh trưởng và phát triển của cây Để phát huy đầy đủ tác dụng của các loạiphân bón cho đậu tương, cần phải hiểu rõ đặc tính lý hóa và thành phần dinh dưỡngcủa đất, đặc điểm tính chất của các loại phân bón, đặc điểm dinh dưỡng của cây đậutương Đậu tương cảm ứng với muối khoáng hơn các loại cây trồng khác, do đó khibón phân cho đậu tương, không nên rắc tập trung mà nên vãi đều trên bề mặt đểkhông ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt Trong trường hợp đất nghèo dinh dưỡnghoặc lượng phân ít buộc phải bón tập trung thì nên rắc phân cách hàng 8 -13cm, lấpsâu 8 -10cm Không nên rắc phân ngay dưới hàng hạt, rễ sẽ ăn sâu thẳng xuống màkhông phát triển bề rộng Bón phân tập trung gần hạt, làm rễ mầm bị cháy khôngđảm bảo mật độ cây.

Có 16 nguyên tố cần thiết cho sinh trưởng của cây đậu tương Trong đó 3nguyên tố C, H và O là thành phần chủ yếu trong chất khô và được hấp thụ dướidạng CO2, H2O, O2 tự do trong không khí Những nguyên tố cần thiết khác là N, P,K, Ca, Mg, S, Fe, Cu, B, Zn và Cl Bên cạnh đó Co là nguyên tố có ích cho cố địnhN và cũng được coi là nguyên tố cần thiết (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [4].

Các nghiên cứu về sự hấp thu NPK ở các giống đậu tương với tập tính sinhtrưởng vô hạn cho thấy kiểu hấp thụ N, P, K ở trong có cây giống nhau và sự tíchlũy tối đa của nó xảy ra ở giai đoạn chín sinh lý Với các giống đậu tương sinhtrưởng hữu hạn, cho thấy tỷ lệ hấp thụ các chất khoáng N, P, K, Ca và Mg tăng dầnqua các giai đoạn hình thành hạt (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [4].

Để đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt thì đậu tương cần được bón đậy đủphân hữu cơ và các loại phân khoáng khác, vì nó chỉ có thể sinh trưởng và phát triểntốt khi được bón đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết (Phạm Văn Thiều,2006) [11].

Trang 14

Nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của đậu tương, tác giả Nguyễn Tử Xiêmvà Thái Phiên (1999) [14] cho biết: Để tạo ra 1 tấn hạt đậu tương cần cung cấp đầyđủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng đa lượng như N, P, K, Canxi và các yếu tố vilượng như Mn, Zn, Cu,B, Mo Lượng phân bón trong thực tế sản xuất phải tùythuộc vào thời vụ, chân đất, cây trồng vụ trước cụ thể mà bón cho thích hợp (TrầnThị Trường và cs, 2006) [ 13].

Theo tác giả Nguyễn Văn Bộ (2001) [1] thì biện pháp ổn định hàm lượnghữu cơ trong đất là vô cùng quan trọng, vì nó làm cho đất tơi xốp, tăng cường khảnăng giữ ẩm, giữ chất dinh dưỡng và giảm các yếu tố độc hại cho đất Thiết lập hệthống quản lý dinh dưỡng tổng hợp mà trong đó dinh dưỡng từ nguồn cung cấp hữucơ, phân vi sinh, đảm bảo cung cấp đủ về lượng, cân đối về tỷ lệ tại từng thời điểmtheo nhu cầu sinh trưởng của cây nhằm khai thác khả năng của hệ sinh thái.

2.1.2 Vai trò của phân bón đối với cây đậu tương

Năng suất cây trồng không ngừng tăng lên, ngoài vai trò của giống mới còncó tác dụng quyết định của phân bón, giống mới cũng chỉ phát huy được tiềm năngcủa mình cho năng suất cao khi được bón đủ phân và bón phân hợp lý (NguyễnNgọc Nông, 1999) [9].

Tổ chức FAO (1989) tổng kết cứ mỗi tấn chất dinh dưỡng sẽ sản xuất được10 tấn ngũ cốc Bón phân cân đối và vừa phải có thể làm tăng chất lượng sản phẩm,thiếu chất dinh dưỡng, bón phân không cân đối hoặc bón quá nhu cầu của cây đềulàm giảm chất lượng nông sản Giữa các bộ phận trong cây thì phân bón làm thayđổi thành phần hóa học của lá, làm thay đổi thành phần hóa học của hạt (NguyễnNgọc Nông, 1999) [19].

Trong việc nghiên cứu phân bón không phải chỉ chú ý đến việc tăng năngsuất mà phải đánh giá chất lượng sản phẩm Biện pháp phân bón đưa ra phải khônggây ô nhiễm môi trường sống (Nguyễn Ngọc Nông 1999) [12].

2.1.2.1 Vai trò của đạm đối với đậu tương

Phân đạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển vànăng suất của đậu tương Nguồn cung cấp đạm cho đậu tương là từ phân bón, đất và

Trang 15

khả năng tự cố định đạm khí trời nhờ vi khuẩn Rhyzobiumjaponicum Mỗi giai đoạnsinh trưởng đậu tương cần lượng đạm khác nhau Đạm được sử dụng dưới các dạngnhư NH4NO3, HNO3, NH4OH và ure Trong đó ure là nguồn đạm tốt nhất, cácnguồn đạm khác có hiệu lực thấp hoặc không ổn định Đậu tương là cây họ đậu cókhả năng cố định đạm từ khí trời để cung cấp cho cây, do vậy thường bón ít phânđạm cho đậu tương Khả năng cố định đạm của vi khuẩn nốt sần phụ thuộc vàonhiều yếu tố Harper (1974) thấy rằng việc cố định N2 và sử dụng nitrate có tầmquan trọng để thu năng suất tối đa, tuy nhiên nếu bón NO3 dư thừa lại có hại vớinăng suất vì lúc đó sự cố định đạm bị ức chế hoàn toàn (Ngô Thế Dân và cs, 1999)[4] Nghiên cứu của Võ Minh Kha (1997) [8] trên đất tương đối nhiều dinh dưỡngbón đạm làm tăng năng suất đậu tương lên 10 - 20%, còn trên đất thiếu dinh dưỡngbón đạm làm tăng năng suất 40 - 50%.

2.1.2.2 Vai trò của lân đối với đậu tương

Cây đậu tương thường hút lân từ phân bón và hút đến tận cuối vụ Tuy nhiênviệc tăng P tổng số hấp thu có thể bị giới hạn do P trong phân được thay bằng P trongđất Lân giữ vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây đậu tương, nó kíchthích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra xung quanh, tạođiều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã Bón lân còn tăng khả năng hìnhthành nốt sần của đậu tương Bón nhiều P nâng cao số lượng và khối lượng nốt sần.Hiệu lực này tùy thuộc vào giống, điều kiện thời tiết và giai đoạn phát triển của cây.Thiếu lân dễ tiêu thường gắn liền với đất chua, hàm lượng Fe, Al, Mn cao Vùng nhiệtđới trồng đậu tương chủ yếu trên đất dốc, đất chua và khô hạn Trên loại đất này độc tốdo đất chua và nhôm là một trong những yếu tố hạn chế cơ bản cho tất cả các cây trồng.Các độc tố này ảnh hưởng sự phát triển của rễ và đặc biệt là khả năng hút lân của cây(Alva và cs, 1987) [20] Bón phân lân cho cây làm giảm tỷ lệ rụng nụ, rụng hoa, tăng tỷlệ hạt chắc và tăng năng suất rõ rệt (Trần Văn Điền, 2001) [6] Theo nghiên cứu củaNguyễn Thị Dần (1996) [3] cho biết trên đất bạc màu Hà Bắc bón lân cho lạc và đậutương đem lại hiệu quả kinh tế cao Lân làm tăng hoạt động cố định đạm của vi khuẩnnốt sần, tùy theo năng suất đậu tương cao hay thấp và thành phần

Trang 16

lân có sẵn ở trong đất để xác định mức bón P cho hợp lý.

2.1.2.3 Vai trò của kali với đậu tương

Kali đóng vai trò sống còn trong sự quang hợp tạo nên đường và chất hữu cơcho cây, bón kali làm tăng tính kháng sâu bệnh, chịu rét Nó còn có tác dụng thúc đẩyquá trình tích lũy vật chất khô vào quả, tăng chất lượng hạt và tăng khả năng chốngchịu của cây trồng trên đồng ruộng Không đủ kali cho nhu cầu của cây làm giảm sựtăng trưởng, năng suất, cây dễ nhiễm sâu bệnh Kali có tầm quan trọng như nhau ở tấtcả các giai đoạn phát triển của cây đậu tương và nó ảnh hưởng lớn đến cân bằng dinhdưỡng của cây Việc hút K có liên quan đến Ca và Mg, hàm lượng Ca và Mg thườnggiảm đi khi bón K Đó là hiệu ứng nghịch do bón Ca làm giảm tích lũy K của cây đậutương Tuy nhiên sự thay đổi này không quá lớn so với sự thay đổi nồng độ dinh dưỡng(Thompson, L.M, 1957) [21] Theo nghiên cứu của Ngô Thế Dân và cs (1999) [6] ở đấtnghèo kali,đất cát đậu tương, phản ứng rõ rệt với phân kali.

2.1.2.4 Vai trò của vôi với đậu tương

Vôi cũng có vai trò quan trọng đối với cây đậu tương Nó có tác dụng khử chua,khử độc cho đất, cung cấp canxi cho cây, tạo môi trường trung tính để vi khuẩn nốt sầnhoạt động Bón vôi cho đất chua để đạt pH khoảng 6 - 6,5 là yếu tố quan trọng để sảnxuất đậu tương có hiệu quả Đất có độ kiềm cao, pH > 7,5 có ảnh hưởng không tốt tớisản xuất đậu tương, nhưng không kinh tế khi ta cố gắng giảm pH đất Trên các đất này,hàm lượng các nguyên tố vi lượng như Fe, Mn, Cu,B, Zn thường giảm Như vậy đốivới loại đất này, nông dân phải chọn các giống có tính chống chịu cao và bón nhiềuphân vi lượng Lượng vôi cần bón từ 300 - 500 kg/ha tùy theo độ chua của đất, có thể ủvôi với phân chuồng để tăng độ phân hủy.Việc sử dụng phân bón để làm gia tăng mộtsố lượng lớn chất dinh dưỡng vào vòng tuần hoàn vật chất trong canh tác Việc sử dụngphân chuồng và các phế thải của trồng trọt, chăn nuôi là sử dụng lặp lại phần chất dinhdưỡng đã tham gia vào thành phần của năng suất cây trồng Sử dụng phân bón đã bổsung một phần chất dinh dưỡng bị cây hút và bù đắp sự mất đi khỏi đất do nhiều quátrình khác nhau, vậy có thể nói phân bón là yếu tố quan trọng làm tăng năng suất câytrồng và độ phì nhiêu của đất Việc sử dụng phân bón hữu cơ là hướng đi đúng, xácđịnh lâu dài cho nền sản xuất nông nghiệp bền vững Kết hợp

Trang 17

giữa phân bón hóa học và phân bón hữu cơ đã bổ trợ cho nhau, vừa tăng năng suấtcây trồng, bảo vệ môi trường, lại tăng được chất lượng nông sản.

2.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới

2.2.1 Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới

Cây đậu tương giữ vai trò quan trọng trong các cây lấy dầu của thế giới, tiếpsau là lạc, hướng dương Trong toàn bộ sản lượng cây lấy dầu của thế giới, sảnlượng cây đậu tương tăng từ 32% năm 1965 tới 50% năm 1980 Ngược lại sảnlượng cây của cây lạc lại giảm từ 18% xuống còn 11% trong cùng thời kỳ (Ngô ThếDân và CS, 1999) [4].

Ngày nay, đậu tương đã và đang được coi là cây trồng quan trọng trên thếgiới Điều này dễ hiểu vì cây đậu tương là cây thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡngcao, có thể chế biến được nhiều loại thực phẩm cho con người và thức ăn chăn nuôi.Có khả năng cải tạo đất trồng Vì vậy diện tích, năng suất vả sản lượng của đậutương liên tục được tăng lên thể hiện qua bảng 1.1.

Về diện tích: Năm 2012 thế giới trồng 105,35 triệu ha thì diện tích trồng đậu

tương thế giới năm 2016 đã tăng lên 121,53 triệu ha, tăng 14,93 triệu ha.

Về năng suất: Năm 2012 năng suất đậu tương thế giới là 22,89 tạ/ha thì năng

suất đậu tương thế giới năm 2016 đã tăng lên 27,55 tạ/ha, tăng 4,66 tạ/ha.

Về sản lượng: Cùng với sự tăng lên về mặt diện tích và năng suất thì sản

lượng đậu tương cũng được tăng lên 1 các nhanh chóng Năm 2012 sản lượng đậutương thế giới là 241,18 triệu tấn thì sản lượng đậu tương thế giới năm 2016 đã tănglên 93,71 triệu tấn.

Trang 18

Bảng 2.1: Tình hình sản xuất đậu tương trên thế giới

Biểu đồ 2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương trên thế giới

Cây đậu tương chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong 8 cây lấy dầu quan trọnghàng của thế giới: Đậu tương, bông, lạc, hướng dương, cải dầu, lanh, dừa và cọ dầu.

Trang 19

Quốc Sản lượng đậu tương của Mỹ tăng từ 60% (1960) đến đỉnh cao là 75%(1969), trong khi đó sản lượng đậu tương của Trung Quốc lại giatm từ 32% xuốngcòn 16% trong cùng thời kỳ.

Năm 1980 - 1983 Mỹ chiếm 63% tổng sản lượng đậu tương Thế giới, Brazil

Trang 20

là nước đứng thứ 2 chiếm 16%, Trung Quốc chiếm 9%, Achentina chiếm 6%, tiếpsau đến Ấn Độ.

Đậu tương được trồng ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên 4 nước sản xuấtđậu tương lớn nhất trên thế giới là Mỹ, Brazil, Argentina, Trung Quốc Chiếmkhoảng 90-95% tổng sản lượng đậu tương thế giới Thể hiện qua bảng 1.2.

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương ở 4 quốc gia đứng đầu thếgiới

(triệu ha)(tạ/ha)(triệu tấn)

Trang 21

(Nguồn: FAOSTAT Browse Data, 2018)[19] Đứng đầu là nước Mỹ với Diện

tích, Năng suất và Sản lượng đạt mức cao nhất,

Trang 22

cụ thể là:

Về diện tích: Năm 2012 diện tích trồng đậu tương là 30,81 triệu ha, đến năm2016 đạt 33,48 triệu ha, tăng 2,67 triệu ha.Diện tích tăng mạnh nhất là năm 2014tăng 2,57 triệu ha so với năm 2013, tuy năm 2015 có chút giảm nhẹ nhưng khôngđáng kể và không ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cùng kỳ.

Về năng suất: Năng suất tăng đều qua các năm mặc dù có chút biển động củadiện tích năm 2015, năm 2012 năng suất đạt 26,86 tạ/ha thì đến năm 2016 tăng lên35,00 tạ/ha tăng 8.14 tạ/ha.

Về sản lượng: Do hàng năm diện tích trồng liên tục tăng lên nên sản lượngcũng tăng lên,trong 4 năm từ 2012 - 2016 tăng 34,41 triệu tấn.

USDA cho biết mùa vụ 2017 sẽ mang về 262,86 tỷ pound, tăng so với tổngsản lượng thu hoạch năm 2016 là 258,42 tỷ pound Năng suất của đậu tương là7.410 pound/ha, tăng so với ước tính tháng 7 của USDA là đạt 7.200 pound/ha.[20].

Hiện nay Mỹ vẫn là nước sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu đậu tương lớn nhấtThế giới Để đạt được lợi nhuận cao, các nhà sản xuất đậu tương của Hoa Kỳ đầu tưmạnh và nghiên cứu mở rộng thị trường tại 70 nước với nhiều chương trình đầu tưnghiên cứu giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng hạt, tạo ra nhiều sảnphẩm mới từ đậu tương.

Đứng thứ 2 về diện tích và sản lượng đậu tương trên Thế giới phải kể đến Brazil Về diện tích: Từ năm 2012 đến năm 2016 có xu hướng tăng dần, năm 2012 là

24,97 triệu ha, đến năm 2016 đạt 33,15 ha, tăng 8,18 triệu ha( 32,75%) so với 2012.Về năng suất: Diện tích trồng Đậu tương tăng đều nhưng năng suất lại biếnđộng qua các năm, cụ thể là năm 2015 năng suất đạt 30,28 tạ/ha tăng 3,93 tạ/ha sovới năm 2012, năm 2016 năng suất giảm còn 29,04 tạ/ha.

Về sản lượng: Có sự chênh lệch đáng kể từ năm 2012 đến năm 2016, sảnlượng tăng 30,45 triệu tấn, sự chênh lệch này do diện tích trồng không ngừng tăng,sản lượng cũng nhảy vọt tăng 15,88 triệu tấn trong hai năm 2012 và 2013.

Quốc gia đứng thứ 3 về sản xuất đậu tương sau Mỹ, Brazil là Argentina Tại

Trang 23

quốc gia này đậu tương thường được trồng luân canh với lúa mì Chính phủ nướcnày đã có chính sách hỗ trợ cho việc phát triển cây đậu tương do đó mà cây đậutương phát triển khá mạnh đưa nước này lên xếp thứ 3 về sản xuất đậu tương trênthế giới Từ năm 1961 - 1962 chính phủ đã có chính sách hỗ trợ cho việc phát triểncây đậu tương, nên cây đậu tương phát triển khá mạnh.

Diện tích đậu tương có sự biến động nhẹ qua các năm từ năm 2013 đến năm2015 và sau đó tăng dần trở lại vào năm 2016 đạt 19,50 triệu ha Tuy có sự biếnđộng về diện tích nhưng sản lượng tăng khá đều từ năm 2012 đến năm 2015, sau đótụt giảm vào năm 2016, năng suất năm 2015 tăng 8,94 tạ/ha.

Sản lượng đậu tương của Argentina tăng khá nhanh từ năm 2012 đạt 40,10triệu tấn đến năm 2015 đạt 61,39 triệu tấn, tăng 21,29 triệu tấn Năm 2016 tụt giảmcòn 58,79 triệu tấn.

Tại Châu Á, Trung Quốc đứng đầu Châu Á và đứng thứ 4 thế giới về sản xuấtđậu tương Tuy nhiên trong những năm gần đây tình hình sản suất của Trung Quốc cóchút tụt giảm cả về diện tích, năng suất và sản lượng Năm 2012 diện tích trồng là 7,17triệu ha nhưng đến năm 2016 chỉ còn 6,64 triệu ha, giảm 0,53 triệu ha Năng suất caonhất là năm 2012 đạt 18,14 tạ/ha, hai năm sau giảm nhẹ và tăng trở lại cho đến năm2016 đạt 18,01 tạ/ha Cùng với sự tụt giảm của diện tích và năng suất thì sản lượngcũng kéo theo, sản lượng giảm 1,05 triệu tấn từ năm 2012 đến năm 2016.

Xu hướng chung của Thế giới hiện nay là sử dụng dầu thực vật thay cho mỡđộng vật, do vậy mà cây đậu tương được trồng ở hầu hết các nước trên Thế giới.Trong tương lai cây đậu tương sẽ ngày càng được phát triển cả về diện tích, năngsuất, sản lượng và chất lượng.

Ngoài 4 nước nói trên thì Pháp, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản cũng là những nướcsản xuất đậu tương lâu đời.

Trang 24

2.3 Kết quả nghiên cứu về bón phân đậu tương trên thế giới và Việt Nam

2.3.1 Kết quả nghiên cứu về bón phân đậu tương trên thế giới

Nhận thức được vai trò quan trọng của phân bón đối với cây trồng nói chungvà cây đậu tương nói riêng Các nhà khoa học trên thế giới đã có nhiều kết quảnghiên cứu về bón phân cho đậu tương Với thí nghiệm trong chậu DeMooy và Pesek(1966) kết luận rằng P, K đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triểncủa nốt sần ở đậu tương Nốt sần hình thành tối đa ở mức P bón 400 - 500 mg/kg vàK ở lượng 600 - 800 mg/kg (Ngô Thế Dân và cộng sự, 1999) [4].

Năm 1969 Thompson và Robertson nhận thấy phản ứng của đậu tương vớiphân dư thừa là 1 đường cong dạng phương trình bậc 2 Năng suất cao nhất nếu nămtrước bón 1100 kg/ha phân ở tỷ lệ 15:44:12 (N:P:K), không tăng nếu bón 220 kg/havà giảm nếu bón 1400 kg/ha Fink và cộng sự (1974) tuyên bố năng suất đậu tươngtăng nếu năm trước bón 336 kg N/ha và 155 kg P/ha Boswell và Anderson (1976)cho thấy phản ứng của năng suất đối với lượng P và K dư thừa của năm trước ổnđịnh hơn là phản ứng đối với P và K bón trong năm đó (Ngô Thế Dân và cộng sự,1999) [4].

Henderson và Kampratha (1970) với các giống đậu tương sinh trưởng hữuhạn cho thấy tỷ lệ hấp thu các chất khoáng N, P, K, Ca và Mg tăng dần qua các giaiđoạn hình thành hạt Tỷ lệ hấp thu tối đa tương ứng của chúng là: 7,7: 0,41: 0,46:2,4 và0,77 kg/ha Năm 1971 với nghiên cứu sự hấp phụ NPK ở các giống đậu tươngvới tập tính sinh trưởng vô hạn, Hanway và Weber cho thấy kiểu hấp phụ N, P và Kở trong cây giống nhau và sự tích lũy tối đa của nó ở giai đoạn chín sinh lý (NgôThế Dân và cs, 1999) [4].

Nhiều nghiên cứu cho thấy bón đạm trước khi gieo có ảnh hưởng xấu đếnquá trình cố định đạm Năm 1971 Beard và Hoover cho thấy nốt sần trên cây đậu cótỷ lệ nghịch với tỷ lệ phân đạm ở lúc gieo, nếu phân đạm bón 56 kg/ha, số nốt sầntrên cây bị giảm, nhưng nếu bón 112 kg/ha ở giai đoạn ra hoa, số nốt sần không bịảnh hưởng (Ngô Thế Dân và cs, 1999) [4].

Trang 25

Do vậy cùng với việc lai tạo, chọn lọc và sử dụng biện pháp sinh học để tạora những giống mới có tiềm năng cho năng suất cao thích hợp với từng vùng sinhthái đồng thời nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật phù hợp cho từng giống, từng mùavụ để cây đậu tương đạt năng suất cao nhất.

Tóm lại để cây đậu tương sinh trưởng và phát triển tốt chúng ta không chỉcần có những giống tốt, chất lượng cao, có khả năng chống chịu mà còn phải cungcấp đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là N, P, K Nếu không cung cấp đầy đủ đạm, lân,kali thì năng suất sẽ bị ảnh hưởng, cần chú ý bón thêm các nguyên tố vi lượng để hỗtrợ trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

2.3.2 Kết quả nghiên cứu bón phân cho đậu tương ở Việt Nam

Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện khá phổbiến, thường mang lại hiệu quả lớn nhưng cũng chiếm phần khá cao trong sản xuấtnông nghiệp Cây trồng có yêu cầu với các chất dinh dưỡng ở những lượng và tỷ lệnhất định, nếu thiếu một chất dinh dưỡng nào đó cây sinh trưởng phát triển kém,ngay cả khi các chất dinh dưỡng khác dư thừa Do đó cần bón hợp lý để đạt năngsuất và hiệu quả kinh tế cao.

Bón phân có những tác dụng:- Cải tiến và ổn định kết cấu đất.

- Cung cấp nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho đất Việc cung cấp toàn diện cácnguyên tố vi lượng các vitamin từ hữu cơ có tác dụng trong việc gia tăng phẩm chất nôngsản.

- Tăng cường hoạt động của các vi sinh vật trong đất giúp tăng “sức khỏe”của đất vì các vi sinh vật đất giúp tăng quá trình chuyển hóa, tuần hoàn chất dinh dươngtrong đất, sự cố định đạm, sự phân hủy tồn dư chất bảo vệ thực vật Cùng với việc nghiêncứu chọn tạo ra các giống đậu tương mới cho năng suất cao phù hợp với điều kiện sinhthái mỗi vùng Các nhà khoa học nông nghiệp nước ta đã có những nghiên cứu về bónphân cho đậu tương nhằm phát huy tiềm năng của giống.

Theo Lê Đỗ Hoàng và cộng sự, (1977) [7] căn cứ vào quy trình sản xuất đậutương lượng phân bón cho 1 ha như sau: Phân chuồng 5 tấn, supe phốt phát 200 - 300

Trang 26

kg, amon sunphat 50 - 100 kg, kalisunphat 100 - 150 kg, vôi 300 - 500 kg Để đạtđược năng suất cao, phẩm chất tốt thì đậu tương cần được bón đầy đủ phân hữu cơvà các lại phân bón khác, vì nó chỉ có thể sinh trưởng và phát triển tốt khi được bónđầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết (Phạm Văn Thiều, 2006) [11].

Nghiên cứu của Võ Minh Kha (1997)[8] ở Việt Nam cho biết trên đất đồichua, hàm lượng sắt nhôm cao bón phân lân và đạm có tác dụng nâng cao năng suấtrõ rệt, trên đất nhiều dinh dưỡng bón đạm làm tăng năng suất đậu tương lên 10 -20%, còn trên đất thiếu dinh dưỡng bón đạm làm tăng năng suất 40 - 50%.

Theo tác giả Luân Thị Đẹp và cs (1999) [5] khi nghiên cứu về ảnh hưởng củaliều lượng và thời kỳ bón đạm đến khả năng cố định đạm và năng suất của đậu tươngtại Thái Nguyên cho thấy: bón đạm cho giai đoạn 4 - 5 lá kép với lượng đạm từ 20 - 50kg N/ha sẽ làm tăng sự phát triển của rễ cũng như tăng lượng nốt sần Nghiên cứu củatác giả Trần Danh Thìn (2001) [12] cho biết: Để việc bón đạm thực sự có hiệu quả caocần bón kết hợp giữa các loại phân khoáng khác như lân, kali và các phân vi lượngkhác Phân đạm đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển và năngsuất đậu tương Nguồn cung cấp đạm cho đậu tương là từ phân bón, đất và khả năng tựcố định đạm khí trời nhờ vi khuẩn Rhyzobium japonicum Thời kỳ đầu sinh trưởng (từmọc đến 3 lá) cây lấy đạm chủ yếu từ nguồn đạm trong đất thông qua sự hấp thu của bộrễ Sự cố định đạm bắt đầu có ý nghĩa từ khi cây có 4 - 5 lá trở đi.

Lân là thành phần cơ bản đối với việc chuyển giao năng lượng trong tế bàosống nhờ liên kết cao năng ATP Liên kết cao năng ATP chỉ huy cơ chế các hoạtđộng sống của tế bào Cây đậu tương thường hút lân từ phân bón và hút đến tận cuốivụ Tuy nhiên việc tăng lân tổng số hấp thu có thể bị giới hạn do lân trong phânđược thay thế bằng lân trong đất Bón lân còn tăng khả năng hình thành nốt sần củađậu tương Bón nhiều lân nâng cao số lượng và khối lượng nốt sần Hiệu lực này tùythuộc vào giống, điều kiện thời tiết và giai đoạn phát triển của đậu tương.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Dần (1996) [3] cho biết trên đất bạc màu Hà Bắcbón lân cho lạc và đậu tương đem lại hiệu quả kinh tế cao Lân làm tăng hoạt động cốđịnh đạm của vi khuẩn nốt sần Tùy theo năng suất đậu tương cao hay thấp và

Trang 27

thành phần cơ giới có sẵn trong đất để xác định mức bón phân cho hợp lý.

Nghiên cứu của Nguyễn Tử Xiêm và Thái Phiên (1998) [14] cho biết hiệuquả của việc sử dụng các loại phân N, P, K cho cây trồng trên đất đồi chua được xácđịnh là P cho hiệu quả N, P, K cho cây trồng trên đất đồi chua được xác định là lâncho hiệu quả cao nhất, sau đó đến đạm và thấp nhất là kali Tác giả cũng cho rằnglân là một trong những yếu tố hạn chế lớn nhất đến năng suất của tất cả các câytrồng cạn như sắn, lạc, đậu tương, lúa cạn Kali đóng vai trò sống còn trong sựquang hợp tạo nên đường và chất hữu cơ cho cây Tính di động cao của kali chophép nó di chuyển nhanh từ tế bào này sang tế bào khác, hoặc từ mô thực vật giàhơn tới mô mới còn đang phát triển và các cơ quan dự trữ Không đủ kali cho nhucầu của cây làm giảm sự tăng trưởng, năng suất, cây dễ nhiễm sâu bệnh Bộ rễ củacây đậu tương có khả năng hút kali khá đủ cho nó từ các khoáng chất chứa kalitrong đất Khi kali trao đổi giảm đi và nồng độ kali trong đất xuống thấp, thì kali lạiđược hòa tan từ dự trữ ít hòa tan trong đất Kali tới rễ đậu tương bằng con đườngkhuyếch tán trao đổi từ các phân tử đất đi vào dung dịch đất Hiệu lực của kalithường liên quan tới lân Năng suất đậu tương tăng khi bón kali và lân riêng biệtnhưng năng suất cao nhất khi bón kết hợp kali và lân Theo Vũ Đình Chính (1998)[2], trên đất dốc bạc màu nghèo dinh dưỡng, bón phân cho đậu tương với mức 90 kgP2O5/ha trên nền phân 40 kg N/ha đã làm tăng lượng nốt sần, số quả chắc, năng suấthạt Tác giả cho biết tổ hợp phân không thích hợp nhất cho giống đậu tương xanhtrong điều kiện vụ Hè tại Hà Bắc là: 20 kgN + 90 kgP2O5+ 90 kgK2O Nghiên cứucủa Đỗ Thị Xô và cs (1996) [15] cho rằng: về phân bón cho đậu tương trong cơ cấu2 lúa 1 đậu tương Hè trên đất bạc màu vùng Hà Bắc cho biết công thức phân bóncho hiệu quả kinh tế cao là 8 tấn phân chuồng + 40 kg N + 60 kg P2O5+ 40 kg K2O.

2.4 Tình hình sản suất đậu tương ở Việt Nam

Ở Việt Nam, cây đậu tương đã được phát triển từ rất sớm và đến nay nó chiếmmột vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp Đậu tương là cây trồng có giá trị dinh dưỡngcao, đầy đủ và cân đối nên nó được sử dụng ngày càng nhiều trong bữa ăn hàng ngày củacon người: Đậu phụ, sữa đậu lành, tương… Ngoài ra đậu tương còn được sử dụng làmnguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu Đặc biệt, cây

Trang 28

đậu tương thích ứng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, có hiệu quả kinh tế khá caotrên các loại đất bạc màu, khô hạn của đồi núi Việt Nam nên nó chiếm một vị tríquan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Năm 1939, diện tích đậu tương cả nước chỉ đạt 30.000 ha, năng suất 4,1 tạ/hađược phân bố chủ yếu ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang Đến năm 1994, diện tíchđạt 132 nghìn ha, năng suất 9,4 tạ/ha Trong những năm gần đây diện tích, năngsuất, sản lượng đậu tương của Việt Nam tăng cao, thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.3: Tình hình sản xuất đậu tương của Việt Nam trong những năm gầnđây (2012 - 2016)

13.50

Trang 29

Diện tích (ha)Sản lượng (tấn)Năng suất (tạ/ha)

Biểu đồ 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương ở Việt Nam

Về diện tích: Năm 2012 diện tích đậu tương Việt Nam là 119,61 nghìn ha thì

Trang 30

đến năm 2016 diện tích đậu tương là 99,57 nghìn ha, giảm 16,74% về diện tích trồng đậu tương so với năm 2012.

Về năng suất: Năm 2012 năng suất đậu tương Việt Nam là 14,52 tạ/ha thì

đến năm 2016 năng suất đậu tương là 16,31 tạ/ha tăng 1,80 tạ/ha.

Về sản lượng:Sản lượng giảm 27,33 nghìn tấn từ năm 2012 đến năm 2015 và

tăng trở lại vào năm 2016 đạt 160,96 nghìn tấn.

Nguyên nhân dẫn đến việc giảm năng suất cũng như diện tích trồng đậu tương của Việt Nam:

◦ Do kỹ thuật canh tác, thâm canh, xen canh của người dân còn thấp và lạc hậu.

◦ Chưa hình thành được các vùng sản xuất đậu tương, chưa xác định được giống thích hợp với từng vùng sinh thái.

◦ Chưa có công thức bón phân hợp lý và cân đối để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

2.5 Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi Đống Bắc, có tổng diện tích đất tự nhiên là650.288 ha Trong đó đất đồi núi là 520.000 ha chiếm 80% tổng diện tích đất tựnhiên Tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng để trồng các loại cây công nghiệpngắn ngày Đặc biệt là cây đậu tương, một cây trồng phù hợp với việc luân canh,xen canh lại có tác dụng cải tạo đất rất tốt Tuy nhiên diện tích trồng đậu tương ởThái Nguyên còn rất thấp.

Bảng 2.4 Tình hình sản xuất đậu tương ở Thái Nguyên trongnhững năm gần đây

Trang 31

Diện tích (Nghìn ha)Sản lượng (Nghìn tấn)(tạ/ha)

Biểu đồ 2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng đậu tương ở Thái Nguyên

Về diện tích: Năm 2012 diện tích đậu tương Thái Nguyên là 119,6 nghìn ha

thì đến năm 2016 diện tích đậu tương là 94,0 nghìn ha, giảm 21,4% về diện tíchtrồng đậu tương so với năm 2012.

Về năng suất: Năng suất đậu tương của thái nguyên có sự biến động liên tục

từ năm 2012 đến năm 2015 và sau đó tăng trở lại vào năm 2016, tuy diện tích năm2016 giảm mạnh nhưng năng suất vẫn đạt 15,7 tạ/ha.

Về sản lượng: Do diện tích và sản lượng giảm đáng kể nên sản lượng đậu

tương của Thái Nguyên cũng giảm mạnh Năm 2012 sản lượng đậu tương TháiNguyên là 173,5 nghìn tấn thì đến năm 2016 sản lượng đậu tương là 147,5 nghìntấn, giảm 14,98% sản lượng so với năm 2012.

Nhìn chung diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Thái Nguyên vẫncòn thấp Do vậy, muốn đưa diện tích và năng suất tăng cao ngoài việc xác định bộgiống đậu tương có khả năng sinh trưởng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái củatỉnh còn cần phải nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng đậu tương thích hợp, đặc

Trang 32

thâm canh đậu tương nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh đem lạihiệu quả kinh tế cao, cải tạo đất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân.

Trang 33

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu : Giống đậu tương ĐT51 do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển đậu đỗ (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) chọn tạo.

Vật liệu nghiên cứu :

Phân nền:1000kg/ha Phân hữu cơ vi sinh sông gianh

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm: tại xóm Cây Hồng, xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên

Thời gian: Từ ngày 20/07/2017 đến ngày 15/11/2017

3.3 Quy trình kĩ thuật

 Thời vụ: Vụ hè thu năm 2017

 Làm đất: đất được cầy bừa kĩ, làm sạch cỏ, chia khối lên luống và rạch hàng

+ Xới phá váng tạo điều kiện cho đất tơi xốp khi cây 1 -2 lá thật.

+ Cây có 3- 5 lá thật thì tiến hành bón thúc nốt lượng phân kết hợp vun gốc.+ Tưới tiêu nước: Trong quá trình sinh trưởng của cây nếu không có mưa cầnphải tưới nước vào những giai đoạn cần thiết như trước giai đoạn ra hoa và phát triển hạt.+ Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi sâu bệnh, tiến hành phòng trừ khi cần thiết.

Trang 34

3.4 Nội dung nghiên cứu

- Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến các chỉ tiêu nông sinh học giống đậu tương ĐT51 vụ Hè thu năm 2017 tại Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.- Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến mức độ nhiễm sâu bệnh giống đậu tương ĐT51 vụ Hè thu năm 2017 tại Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

- Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân vô cơ đến năng suất và các yếu tố cấuthành năng suất giống đậu tương ĐT51 vụ Hè thu năm 2017 tại Huyện Võ Nhai, tỉnhThái Nguyên.

3.5 Phương pháp nghiên cứu

(Nền :1000kg/ha phân hữu cơ vi sinh sông gianh)

Trang 35

3.6 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi tuân theo quy chuẩn kỹ thuậtquốc gia QCVN 01-58 : 2011/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sửdụng của giống đậu tương.

3.6.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển

- Ngày mọc: khoảng 50% số cây/ô mọc 2 lá mầm xòa ngang trên mặt đất.

- Ngày phân cành: Tính khi có 50% số cây trong ô thí nghiệm ra cành đầu tiên dài > 2 cm.

- Ngày ra hoa: Tính khi 50% số cây trong ô thí nghiệm có hoa đầu tiên.

- Ngày chắc xanh: Tính khi có 50% số cây trên ô có quả đã vào chắc.

- Ngày chín: Tính khi 90% số quả trên ô đã chín, khi mà vỏ quả chuyển sang màu nâu hoặc đen.

- Chiều cao cây (cm): Đo từ vết 2 lá mầm đến đỉnh sinh trưởng của thân chính lúc thu hoạch, đo 10 cây mẫu/ô rồi tính trung bình.

- Đường kính thân (cm): Đo ở giữa đốt đầu tiên trên thân chính lúc thu hoạchcủa 10 cây mẫu.

- Số cành cấp 1 (cành): Đếm số cành mọc ra từ thân chính, đếm 10 cây mẫu/ôrồi tính trung bình.

PA: Khối lượng 1 dm2 lá (g)

PB: Khối lượng toàn bộ lá của 3 cây (g)

- Khả năng tích lúy vật chất khô: Được xác định ở 2 giai đoạn: Thời kì hoa rộvà thời kì quả chắc.

Trang 36

KNTLVCK =

Tỷ lệ chất khô =

x 100%PT

3.6.3 Các yếu tố cấu thành năng suất

- Số cây thu hoạch/ô: đếm số cây thực tế/ ô khi thu hoạch.- Số quả/cây: đếm số quả trên mỗi cây rồi tính trung bình.

- Số quả chắc/cây: đếm sô quả chắc trên mỗi cây rồi tính trung bình.- Số quả 1 hạt/cây: đếm số quả 1 hạt trên mỗi cây rồi tính trung bình.- Số quả 2 hạt/cây: đếm số quả 1 hạt trên mỗi cây rồi tính trung bình.- Số quả 3 hạt/cây: đếm số quả 1 hạt trên mỗi cây rồi tính trung bình.- Xác định số hạt chắc/quả theo công thức:

- Năng suât (kg/ô): thu riêng từng ô của mỗi lần nhắc lại của các công thức, đập lấy hạt, phơi khô, làm sạch, cân khối lượng của từng ô rồi tính trung bình (NSTT).

- Khối lượng (1000 hạt): sau khi hạt được làm sạch, mỗi công thức đếm 3mẫu, mỗi mẫu 1000 hạt để riêng rồi cân từng mẫu một được khối lượng M1, M2 và M3 rồitính trung bình

Số quả chắc/cây x số hạt chắc/quả x M1000 hạt x mật độ

10.000

Trang 37

- Năng suất thực thu (tạ/ha)(NSTT): từ năng suất/ô, cộng những cây đã nhổ để theo dõi các chỉ tiêu Ta tính được NSTT quy ra tạ/ha.

3.6.4 Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại

- Sâu cuốn lá (Lamprosema Indicata Fabr): Điều tra ít nhất 10 cây đại diện

theo phương pháp 5 điểm chéo gócSơ đồ điều tra

Số lá bị cuốn

Tổng số lá điều tra

- Sâu đục quả (Eitiella Zinekenella Treitschehe): Điều tra ít nhất 10 cây

đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo gócSơ đồ điều tra

Số quả bị hại

Tổng số quả điều tra

- Bệnh gỉ sắt (Phakopspora sojae): Được đánh giá theo QCVN 01:58/2011/BNNPTNT)

Trang 38

-Khả năng chống đổ: Đánh giá theo thang điểm từ (1 - 5).

 Điểm 1 : Không đổ(Hầu hết các cây đều đứng thẳng)

 Điểm 2 : Nhẹ(<25% số cây bị đổ rạp)

 Điểm 3 : Trung bình (25%-50% số cây bị đổ rạp, các cây khác nghiêng ≥45%)

 Điểm 4 : Nặng (51-75% số cây bị đổ rạp)

 Điểm 5 : Rất nặng(>75% số cây bị đổ rạp)Theo dõi trước khi thu hoạch

3.7 Phương pháp xử lý sô liệu

- Số liệu thô được tính toán và xử lý trên Excel và IRRISTAT 5.0

Trang 39

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ đến thời gian sinh trưởng của giốngđậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017 tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Sinh trưởng và phát triển của cây là tất cả những biểu hiện do kết quả tổng hợp của các chức năng sinh lý như: trao đổi nước, quang hợp, hô hấp

Cây đậu tương cũng như cây trồng khác quá trình sinh trưởng đều trải qua 2giai đoạn: giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng sinh thực Mỗigiai đoạn sinh trưởng đều bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và kĩ thuật chămsóc Kết quả theo dõi ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón vô cơ đến các giaiđoạn sinh trưởng của giống đậu tương ĐT51 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón vô cơ đến các giai đoạn sinh trưởngcủa giống đậu tương ĐT51 vụ Hè Thu 2017

4.1.1 Giai đoạn từ gieo đến mọc

Thời gian từ gieo đến nảy mầm của cây đậu tương được tính từ khi gieo hạtđến khi hạt hút nước, trương lên, mầm phôi sinh trưởng sau đó mọc mầm lên khỏi

Ngày đăng: 12/12/2022, 06:58

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w