1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội, giải pháp xây dựng nền giáo dục thực chất

10 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội, giải pháp xây dựng nền giáo dục thực chất
Tác giả Nguyễn Nguyên Zen, Mai Thị Hồng Quyên, Nguyễn Văn Luân
Trường học Trường Đại học Lao động - Xã hội
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Bài viết
Năm xuất bản 2020
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 244,67 KB

Nội dung

bài viết Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên trường Đại học Lao động - Xã hội, giải pháp xây dựng nền giáo dục thực chất đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên như nội dung bồi dưỡng thực tiễn và thiết thực; bảo đảm các điều kiện hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hay cần sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Trang 1

NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT ThS Nguyễn Nguyên Zen, ThS Mai Thị Hồng Quyên, ThS Nguyễn Văn Luân* 1

Tóm tắt: Nghiệp vụ sư phạm vừa là yêu cầu bắt buộc vừa là tiền đề để nâng cao chất lượng giảng dạy Bài viết cung cấp nội

dung, vai trò và thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định Trường Đại học Lao động - Xã hội luôn chú trọng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ đối với giảng viên nhưng trong hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm vẫn còn tồn tại một số hạn chế như nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên còn chồng chéo, thiếu cập nhật, chưa xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cụ thể Trên cơ sở khảo sát thực trạng, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên như nội dung bồi dưỡng thực tiễn và thiết thực; bảo đảm các điều kiện hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm hay cần sự phối hợp chặt chẽ các lực lượng tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên.

Từ khóa: Bồi dưỡng, nghiệp vụ sư phạm, lao động – Xã hội, giáo dục thực chất.

1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” Hiểu một cách đơn giản thì đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới về quan điểm, mục tiêu, cơ chế, chính sách, phương pháp, cách dạy, cách học… tại tất cả các bậc học, ngành học Xây dựng nền giáo dục thực chất chính là kết quả của việc đổi mới căn bản, toàn diện theo Nghị quyết 29 Đội ngũ giảng viên là cây cầu kết nối giữa tri thức và sinh viên Chính vì thế việc nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giảng viên sẽ giúp chất lượng việc dạy

và học nâng cao đáng kể Để có một nền giáo dục thực chất thì không thể thiếu giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giảng viên tại các cơ

sở đào tạo Từ phân tích trên có thể thấy việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên hết sức quan trọng Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giảng viên chính

là một trong những yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ giảng viên Để đạt được yêu cầu này

* Trường Đại học Lao động - Xã hội.

Trang 2

thì có nhiều vấn đề cấp thiết đặt ra đối với các trường đại học, trong đó có Trường Đại học Lao động - Xã hội về việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên Nhà trường có những đặc điểm riêng như

có ba cơ sở với trụ sở chính tại Hà Nội, cơ sở 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh và cơ sở Sơn Tây, do vậy việc tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho giảng viên còn gặp khó khăn Kết quả khảo sát cho thấy nhiều nội dung về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ở Trường Đại học Lao động - Xã hội với thang điểm đánh giá chưa cao Vậy giải pháp nào có thể giúp nâng cao chất lượng bồi đưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên để chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên là điều kiện giúp xây dựng nền giáo dục thực chất?

2 BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ĐỐI VỚI GIẢNG VIÊN

2.1 Nghiệp vụ sư phạm

Theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngoài yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học thì giảng viên cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm Yêu cầu nghiệp vụ sư phạm đối với giảng viên là nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công giảng dạy và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo được giao đảm nhiệm, có phương pháp dạy học hiệu quả, phù hợp với nội dung môn học, có khả năng tham gia nghiên cứu khoa học và hướng dẫn cho sinh viên nghiên cứu khoa học Nghiệp vụ sư phạm có vai trò quan trọng trong hoạt động chuyên môn của người giảng viên Nghiệp vụ sư phạm hỗ trợ giảng viên thực hiện các nhiệm vụ giáo dục và đào tạo hiệu quả hơn Thực tế đã chứng minh, nhiều khi giảng viên được đào tạo chuyên môn tốt, có trình độ, hiểu biết nội dung lý thuyết của môn học nhưng kết quả hoạt động giảng dạy chưa cao, khó đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đào tạo đã đặt ra Ngược lại, khi giảng viên có trình độ nghiệp vụ sự phạm sẽ tạo cơ

sở cho giảng viên xử lý mục tiêu, nội dung, sử dụng phương pháp dạy học một cách

có hiệu quả Đồng thời, nghiệp vụ sư phạm là điều kiện để giảng viên xử lý linh hoạt, sáng tạo các tình huống sư phạm phức tạp Nghiệp vụ sư phạm của giảng viên gồm kiến thức lý thuyết như Sinh lý học, Giáo dục học, Tâm lý học lứa tuổi, Tâm lý học

sư phạm, Phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học, Kỹ năng thực hành sư phạm và cả kinh nghiệm sư phạm của người giảng viên

2.2 Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

Theo Trần Khánh Đức (2014) trong cuốn sách Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức, kỹ năng vận dụng kiến thức

để bổ sung kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu so với nhu cầu phát triển của xã hội, thường được công nhận bằng chứng chỉ công nhận kết quả bồi dưỡng Như vậy, việc

Trang 3

bồi dưỡng với mục đích là bổ sung kiến thức, kỹ năng, phương pháp để từ đó nâng cao trình độ trong lĩnh vực chuyên môn qua hình thức học tập, đào tạo nào đó Từ phân tích trên có thể rút ra việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên là quá trình bổ sung những thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng làm việc, cập nhật những cái mới Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hướng tới mục tiêu nâng cao kiến thức và trình độ giảng dạy trong bối cảnh mới

Nội dung hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm: Trên cơ sở của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Nhà trường cần xác định nhiệm vụ bồi dưỡng giảng viên trong đó có bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên hàng năm Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên phải căn cứ trực tiếp vào những tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp

vụ nghề nghiệp được quy định trong văn bản do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên được diễn ra trong quá trình hoạt động của nhà trường Nhà trường phải căn cứ vào thực tiễn chất lượng đội ngũ giảng viên của mình để phân loại đối tượng và có kế hoạch bồi dưỡng cho thích hợp Có những đối tượng được cử đi học tập, bồi dưỡng theo các lớp, các khóa tập trung, có những đối tượng được bồi dưỡng tại chỗ, thông qua tổ chức hoạt động thực tiễn sư phạm, có đối tượng được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm thông qua các hoạt động thực tiễn sư phạm trong và ngoài khoa giáo viên, trong và ngoài khoa nhà trường… Hoạt động bồi dưỡng phải được tổ chức có kế hoạch, với các loại hình tổ chức khác nhau, có kiểm tra, kiểm soát và đánh giá kết quả đạt được theo mục tiêu xác định Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm gồm các hoạt động như: hoạt động chuẩn bị cho bồi dưỡng, hoạt động tiến hành bồi dưỡng, hoạt động đánh giá, sơ tổng kết bồi dưỡng

Đối với giảng viên nội dung hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm gồm hai hoạt động chính Hoạt động bồi dưỡng chính trị, đạo đức nghề nghiệp, kiến thức chính trị xã hội Hoạt động bồi dưỡng các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ; kiến thức tin học, ngoại ngữ; phong cách làm việc Trong bối cảnh đổi mới giáo dục, nội dung bồi dưỡng, tập trung vào những vấn đề phát triển mới về lý luận và thực tiễn của mỗi chuyên môn, chuyên ngành, nghiệp vụ sư phạm, về chuyên môn giảng dạy, kỹ năng

sư phạm Đặc biệt, cần bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên những quy định mới, những văn bản pháp quy về giáo dục, đào tạo mới ban hành

3 THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM DÀNH CHO GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

Năm 2020, Trường Đại học Lao động - Xã hội tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, quán triệt Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT

Trang 4

ngày 08/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019-2020 của ngành Giáo dục Tiếp theo đó là hướng tới thực hiện kế hoạch theo Đề án 89 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 -2031 Đội ngũ công chức, viên chức và người lao động tính đến năm 2020 của trường là 690 người (Trụ sở chính: 421 người; Cơ sở II:

201 người; Cơ sở Sơn Tây: 68 người) Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và người lao động được chú trọng quan tâm Nhà trường có truyền thống phát triển, có môi trường sư phạm tích cực, đội ngũ cán bộ, giảng viên đoàn kết, gắn bó, mẫu mực trong giảng dạy, nâng cao chuyên môn và luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm

vụ được giao

Để khái quát tình hình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tại Trường Đại học Lao động – Xã hội, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát đối với cán bộ, giảng viên của nhà trường Bảng hỏi được nhóm nghiên cứu tập trung vào ba vấn đề chính là nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, hình thức, phương pháp bồi dưỡng và cuối cùng là kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

3.1 Thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ở Trường Đại học Lao động - Xã hội

3.1.1 Thực trạng nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

Dựa trên các nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ở Trường Đại học Lao động - Xã hội, nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra, khảo sát về vấn đề này, qua xử lý số liệu, nhóm nghiên cứu thu được kết quả bảng 3.1

Bảng 3.1: Thực trạng nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

Mức độ Đáp ứng

SL/%

Bình thường SL/%

Chưa đáp ứng SL/%

1 Bồi dưỡng kiến thức về tâm lý học sư phạm 104/52 86/43 10/5

2 Bồi dưỡng kiến thức về giáo dục học 110/55 75/37,5 15/7,5

3 Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng các phương pháp,

phương tiện dạy học hiện đại

130/65 27/13,5 43/21,5

4 Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giao tiếp sư phạm 97/48,5 83/41,5 20/10

5 Bồi dưỡng phẩm chất nhân cách người giảng viên 127/63,5 38/19 35/17,5

6 Bồi dưỡng năng lực sư phạm của người giảng viên 108/54 51/25,5 41/20,5

7 Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm 113/56,5 58/2 29/14,5

8 Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm 89/44,5 93/46,5 18/9

9 Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuẩn bị và giảng bài trên lớp 122/61 61/30,5 17/8,5

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ nhóm nghiên cứu

Trang 5

Từ kết quả khảo sát cho thấy, các nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ở Trường Đại học Lao động - Xã hội được đánh giá tốt, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn nghề nghiệp sư phạm và nhu cầu hoàn thiện năng lực sư phạm của giảng viên Các nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm mang tính thiết thực cao, nhiều nội dung thể hiện kiến thức kỹ năng nghiệp vụ sư phạm mang tính hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển đã trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng dạy học của giảng viên trong toàn trường Các nội dung được đánh giá cao như: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại đạt 65%; Bồi dưỡng phẩm chất nhân cách người giảng viên đạt 63,5%; Bồi dưỡng kiến thức,

kỹ năng chuẩn bị và giảng bài trên lớp đạt 61% Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá về nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên là chưa đáp ứng được thực tiễn nghề nghiệp và nhu cầu nghề nghiệp sư phạm của giảng viên; một số nội dung còn lặp lại, chưa có tính cập nhật, hiện đại cao; nội dung chưa thực sự chú trọng rèn luyện kỹ năng, còn nặng về lý luận; nội dung bồi dưỡng chưa thực sự toàn diện, thiếu tính mẫu mực sư phạm Các nội dung được cho là còn chưa đáp ứng như: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại chiếm 21,5%; Bồi dưỡng năng lực sư phạm của người giảng viên chiếm 20,5%; Bồi dưỡng phẩm chất nhân cách người giảng viên chiếm 17,5%; Bồi dưỡng kỹ năng

sư phạm chiếm 14,5%

3.1.2 Thực trạng hình thức, phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

Các phương pháp và hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên được thực hiện đã đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên Các phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm được đánh giá cao như: Phương pháp bồi dưỡng giao việc đạt 67,5%; Phân công giáo viên giỏi giúp

đỡ giáo viên mới đạt 61,5%; Phương pháp bồi dưỡng gián tiếp đạt 52%, đây cũng là các phương pháp được thực hiện tương đối phổ biến ở các khoa, bộ môn trong toàn trường Các phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên được cho là chưa đáp ứng với nhu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động bồi dưỡng, quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế, bất cập như: Phương pháp bồi dưỡng trực tiếp chiếm 16,5%; Phương pháp bồi dưỡng gián tiếp chiếm 13,5% Các hình thức bồi dưỡng được cho

là chưa đáp ứng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm như: Bồi dưỡng đón đầu chiếm 24%; Bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn chiếm 18%; Bồi dưỡng theo hình thức tự bồi dưỡng chiếm 16%

Trang 6

Bảng 3.2: Phương pháp và hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Mức độ Đáp ứng

(SL/%)

Bình thường (SL/%)

Chưa đáp ứng (SL/%)

1 Phương pháp bồi dưỡng trực tiếp 95/47,5 72/36 33/16,5

2 Phương pháp bồi dưỡng gián tiếp 104/52 69/34, 27/13,5

3 Phương pháp bồi dưỡng giao việc 135/67,5 46/23 19/9,5

4 Phân công giáo viên giỏi giúp đỡ giáo viên mới 123/61,5 55/27,5 22/11

5 Bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn 133/66,5 31/15,5 36/18

6 Bồi dưỡng theo chuyên đề 141/70,5 45/22,5 14/7

7 Hình thức tự bồi dưỡng 144/72 24/12 32/16

8 Bồi dưỡng đón đầu 100/50 52/26 48/24

9 Tham gia hội thảo, hội thi, hội giảng 150/75 39/19,5 11/5,5

10 Bồi dưỡng từ xa 103/51,5 68/34 29/14,5

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ nhóm nghiên cứu

Qua trao đổi về sự phù hợp của các phương pháp và hình thức bồi dưỡng nghiệp

vụ sư phạm cho giảng viên, các ý kiến đều nhất trí cho rằng, các hình thức và phương pháp bồi dưỡng hiện tại cơ bản là phù hợp, thiết thực, đi vào kỹ năng cụ thể để bổ sung thêm kiến thức (theo nhu cầu) cho giảng viên, có sự cập nhật, hiện đại các kiến thức nghiệp vụ theo sự phát triển của xã hội; không chú trọng đào tạo lý thuyết mà trên nền tảng lý thuyết, rất chú trọng đến thực hành Một số phương pháp và hình thức bồi dưỡng thực hiện theo hướng đào tạo nghề, thực hành trực tiếp

3.1.3 Thực trạng kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

Thống kê kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên 3 năm gần đây cho thấy, số lượng giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng đều theo các năm, các lớp bồi dưỡng được tổ chức thường xuyên, biên chế mỗi lớp thường 25 học viên Lớp đông học viên tham gia nhất là lớp: Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ thuật dạy học có 25 lớp, có 625 lượt giảng viên tham gia, kết quả tốt nghiệp khá, giỏi chiếm 49,36%, xuất sắc đạt 50,4%; Lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học, có 24 lớp, với 600 lượt giảng viên tham gia, kết quả tốt nghiệp, khá, giỏi chiếm 61,5%, xuất sắc đạt 38,5%

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

1 Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng dạy học

18 450 26158 18942

Trang 7

2 Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giao tiếp, ứng xử sư phạm 7 175 105

60

70 40

3 Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ

4 Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuẩn bị và tiến hành bài giảng 16 400 19,78 80,5322

5 Bồi dưỡng kỹ năng giáo dục sinh viên 13 325 61,2199 38,8126

6 Bồi dưỡng kỹ năng quản lý lớp học 18 450 57,1257 42,9193

7 Bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học 24 600 369

61,5

231 38,5

Nguồn: Tổng hợp báo cáo kế quả Công tác cán bộ của Nhà trường các năm

Nhìn chung, kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ở Trường Đại học Lao động - Xã hội những năm gần đây có chất lượng và kết quả tốt, số giảng viên tham gia theo học đông Qua trao đổi với giảng viên và báo cáo viên các lớp về kết quả bồi dưỡng, các ý kiến nhận xét đều thống nhất với kết quả thu được: học viên có

ý thức, tinh thần học tập tốt Tuy nhiên, số lượng học viên trong một lớp còn đông; cơ

sở vật chất chưa đáp ứng… ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập của học viên

3.2 Tồn tại trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

Nội dung, chương trình bồi dưỡng chưa thật phong phú, chậm đổi mới, phương pháp giảng dạy của giảng viên, báo cáo viên ở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm còn đơn giản, chưa đề cao vai trò tự bồi dưỡng Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên còn chồng chéo, thiếu cập nhật, chưa xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong tổng thể hoạt động giáo dục, đào tạo của Nhà trường

Cơ chế phối hợp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên giữa các lực lượng có liên quan còn chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ; cơ sở vật chất và các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng còn hạn chế, đặc biệt là các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho rèn luyện các kỹ năng sư phạm, kỹ năng chuẩn bị và tiến hành bài giảng tích cực, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực còn khó khăn

4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM ĐỂ XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC THỰC CHẤT

Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ở Trường Đại học Lao động - Xã hội bị chi phối bởi nhiều yếu tố, điều kiện chủ quan và khách quan khác nhau; do vậy, việc bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên của Nhà

Trang 8

trường phải đảm bảo có hệ thống, đồng thời cần kế thừa những hình thức, biện pháp bồi dưỡng đã có hiệu quả Từ những hạn chế được rút ra phần trên, nhóm nghiên cứu xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm

Thứ nhất, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ở trường Đại học Lao động - Xã hội đảm bảo gắn với thực tiễn và thiết thực Căn cứ tình hình thực tiễn của Nhà trường về mọi mặt cũng như những trình độ, năng lực về nghiệp vụ sư phạm hiện

có của giảng viên để đề xuất và thực thi các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên, tạo sự chuyển biến, tiến bộ nhất định về tay nghề

sư phạm của mỗi giảng viên sau khi được bồi dưỡng Trong quá trình tiến hành kế hoạch, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên cần tính toán kỹ các yếu tố bảo đảm như thời gian, tài liệu, vật chất, kinh phí hợp lý, tiết kiệm; hoàn thành

kế hoạch bồi dưỡng, đạt được mục tiêu, chất lượng của đợt bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên Hiệu quả của bồi dưỡng là các giảng viên có tiến bộ thật sự về kiến thức sư phạm, kiến thức chuyên môn giảng dạy, phương pháp sư phạm; qua đó tiến hành các nhiệm vụ dạy học được giao tốt hơn, tự tin hơn

Thứ hai, kế hoạch hóa nội dung, chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ở Nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học ở bậc đại học Nhà trường cần làm tốt công tác kiểm tra rà soát nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên hàng năm Đồng thời, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên dài hạn, có tầm nhìn chiến lược, khả thi cao và động viên, khuyến khích,

bố trí nhân sự hợp lý để dành thời gian cho các giảng viên có thời gian tham gia bồi dưỡng, học tập Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ở các khoa

và tổ bộ môn phải xác định rõ phạm vi nội dung bồi dưỡng, quy trình tiến hành bồi dưỡng và không trùng lặp với nội dung bồi dưỡng giảng viên của Nhà trường Có chế

độ khen thưởng kịp thời thỏa đáng với những người có thành tích trong nghiên cứu khoa học, khuyến khích giảng viên tham gia tích cực hoạt động này để nâng cao trình

độ chuyên môn

Thứ ba, bảo đảm các điều kiện hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên Nhà trường cần tăng cường trang bị các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại tạo điều kiện cho giảng viên giảng dạy có chất lượng tốt, học viên hứng thú tham gia học tập Tăng cường nguồn kinh phí nhất định để mua các tài liệu cần thiết về nghiệp

vụ sư phạm, tài liệu về chuyên ngành giảng dạy để cho các giảng viên tham khảo, tự nghiên cứu

Thứ tư, tổ chức hoạt động tự học, tự bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của giảng viên Các khoa giáo viên, bộ môn cần tăng cường đổi mới sinh hoạt chuyên môn,

Trang 9

qua đó để bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên một cách có hiệu quả Lấy

bộ môn là đơn vị trực tiếp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên nôn, nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên Giảng viên cần xây dựng kế hoạch tự học, tự nghiên cứu của

cá nhân và quyết tâm thực hiện kế hoạch Xây dựng động cơ, thái độ tự học tập đúng đắn, tự giác

Thứ năm, chỉ đạo đổi mới đánh giá kết quả và giám sát hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên Nhà trường, cơ quan quản lý bồi dưỡng cần tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi đợt bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên cả mặt ưu điểm và hạn chế để mỗi bộ phận có trách nhiệm thực hiện tốt hơn Sử dụng kết quả đánh giá thành tích tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm của giảng viên trong đánh giá thành tích hoạt động chuyên môn và trong thi đua năm học để phát huy vai trò của bồi dưỡng

Thứ sáu, quản lý hoạt động của các chủ thể và phối hợp chặt chẽ các lực lượng tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên Nhà trường cần có chiến lược quy hoạch, phát triển đội ngũ giảng viên, có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng giảng viên một cách khoa học làm căn cứ để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ

sư phạm cho giảng viên của Nhà trường phải xây dựng được cơ chế quản lý nhân sự thống nhất, trong đó có cơ chế quản lý; xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá chuẩn chất lượng, chuẩn nghiệp vụ sư phạm của đội ngũ giảng viên

5 KẾT LUẬN

Trong quá trình phát triển của Nhà trường, muốn nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng công tác chuyên môn đòi hỏi phải nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên Dựa trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một

số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên ở Trường Đại học Lao động - Xã hội Mỗi đề xuất đều hướng tới nâng cao và phát triển hơn nữa chất lượng đào tạo của Nhà trường Để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo Nghị quyết 29 không phải là một việc đơn giản trong thời gian ngắn Nhưng với một số đề xuất trên, nhóm nghiên cứu hy vọng chất lượng bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm tăng lên từ đó là tiền đề để thực hiện

“Nền giáo dục thực chất” theo tinh thần Nghị quyết 29 và định hướng từ Bộ Giáo dục và Đào tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết 29-NQ/TW Đại hội Trung ương 8 khóa XI,

Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, Hà Nội.

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt

Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

Trang 10

3 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2001), (2012), Chiến lược phát triển giáo dục

2011-2020 Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

4 Đại học Lao động - Xã hội (2015), Nghị quyết của Đảng ủy Trường lần thứ XXIV (2015-2020),

Trường Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội.

5 Đại học Lao động – Xã hội (2017), Báo cáo tự đánh giá Trường Đại học Lao động – Xã hội,

Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội.

6 Đại học Lao động – Xã hội (2019), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và

phương hướng nhiệm vụ năm 2020, Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội.

7 Đại học Lao động – Xã hội (2020), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2020 và

phương hướng nhiệm vụ năm 2021, Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội.

8 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật Giáo dục năm 2005, được sửa đổi, bổ sung

năm 2009, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9 Trần Khánh Đức (2014), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI, NXB Giáo

dục, Hà Nội

Ngày đăng: 08/12/2022, 16:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2001), (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020. Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển giáo dục 2011-"2020. Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ "tướng Chính phủ
Tác giả: Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2001)
Năm: 2012
4. Đại học Lao động - Xã hội (2015), Nghị quyết của Đảng ủy Trường lần thứ XXIV (2015-2020), Trường Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết của Đảng ủy Trường lần thứ XXIV (2015-2020)
Tác giả: Đại học Lao động - Xã hội
Năm: 2015
5. Đại học Lao động – Xã hội (2017), Báo cáo tự đánh giá Trường Đại học Lao động – Xã hội, Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tự đánh giá Trường Đại học Lao động – Xã hội, "Đại học Lao động – Xã hội
Tác giả: Đại học Lao động – Xã hội
Năm: 2017
6. Đại học Lao động – Xã hội (2019), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và phương hướng nhiệm vụ năm 2020, Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2019 và "phương hướng nhiệm vụ năm 2020
Tác giả: Đại học Lao động – Xã hội
Năm: 2019
7. Đại học Lao động – Xã hội (2020), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2020 và phương hướng nhiệm vụ năm 2021, Đại học Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2020 và "phương hướng nhiệm vụ năm 2021
Tác giả: Đại học Lao động – Xã hội
Năm: 2020
8. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật Giáo dục năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục năm 2005, được sửa đổi, bổ sung "năm 2009
Tác giả: Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2010
9. Trần Khánh Đức (2014), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2014

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w